intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình - Ngư loại II (Giáp xác &Nhuyễn thể)-p1-chuong 3

Chia sẻ: Vu Dinh Hiep | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

282
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CHƯƠNG III - ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA I- PHÂN BỐ ĐỊA LÝ CỦA MỘT SỐ LOÀI TÔM KINH TẾ QUAN TRỌNG TRÊN THẾ GIỚI. I.1. PHÂN BỐ TRÊN THẾ GIỚI. Giống Penaeus xuất hiện ở các thủy vực vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới, phân bố từ 40o vĩ độ Bắc đến 40o vĩ độ Nam. Đã có nhiều công trình nghiên cứu vùng phân bố và tập tính sống của các loài tôm kinh tế thuộc họ Penaeidae, đa phần chúng thuộc vùng phân bố Ấn độ- Tây Thái bình Dương (Indo-West...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình - Ngư loại II (Giáp xác &Nhuyễn thể)-p1-chuong 3

  1. CHƯƠNG III - ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA I- PHÂN BỐ ĐỊA LÝ CỦA MỘT SỐ LOÀI TÔM KINH TẾ QUAN TRỌNG TRÊN THẾ GIỚI. I.1. PHÂN BỐ TRÊN THẾ GIỚI. Giống Penaeus xuất hiện ở các thủy vực vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới, phân bố từ 40o vĩ độ Bắc đến 40o vĩ độ Nam. Đã có nhiều công trình nghiên cứu vùng phân bố và tập tính sống của các loài tôm kinh tế thuộc họ Penaeidae, đa phần chúng thuộc vùng phân bố Ấn độ- Tây Thái bình Dương (Indo-West Pacific). Tôm trưởng thành của đa số các loài được tìm thấy dưới 180 m và có tập tính sống ở biển khơi, trong khi tôm giống thường xuất hiện ở vùng ven bờ. Tôm Penaeid có tập tính sống riêng biệt tùy thuộc môi trường chúng phân bố. Thí dụ loài tôm Fennepenaeus merguiensis sống điển hình ở nền đáy bùn, mềm và độ đục cao (Munro, 1975). Theo Wen-Young-Tseng, 1987 thì các loài tôm có giá trị kinh tế quan trọng nằm trong nhóm tôm biển Penaeidea thuộc bộ phụ Dendrobranchiata. Có khoảng trên 1000 loài thuộc bộ phụ Dendrobranchiata, bao gồm tôm Penaeid, Euphausiacea và Sergestidae (Barnes, 1974). Euphausiacea và Sergestidae có quan hệ chặt chẽ và cả hai đều không có giá trị kinh tế, cơ thể chúng có kích thước nhỏ, trong khi tôm Penaeid có kích thước lớn hơn. Họ tôm Penaeidae là họ tôm được biết đến nhiều trong số các loài tôm thuộc liên họ Penaeoidea thuộc bộ Decapoda (bộ phụ Dendrobranchiata). Có 206 loài đã được biết thuộc 26 giống, phân bố ưu thế ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới (http://www.itis.org). Khoảng 80% các loài này thường sống ở các thủy vực sâu dưới 100m; số còn lại thường sống ở thủy vực sâu hơn (10 loài thuộc giống Metapenaeopsis và phần lớn các loài tôm thuộc giống Parapenaeus, tất cả các loài thuộc giống Penaeopsis) hoặc sống trôi nổi (tất cả loài thuộc giống Funchalia và giống Pelagopenaeus). Rất nhiều loài sống ở vực sâu và loài sống trôi nổi thì dường như có phân bố rộng rãi. Thí dụ như Funchalia villosa và Funchalia woodwardi, được ghi nhận là có xuất hiện ở Thái bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn độ Dương. Các ghi nhận về phân bố của một số loài tôm sống trôi nổi còn ít chưa đủ để thảo luận về mặt địa động vật học, và hầu như các nghiên cứu phần lớn tìm hiểu về các loài tôm Penaeid sống ở thủy vực nông. Đa phần các loài tôm Penaeidae sống ở thủy vực nông đã được khảo sát từ lâu, nhóm này có giai đoạn ấu trùng sống trôi nổi khoảng 2- 3 tuần, giai đoạn Juvenile vào sống gần bờ hoặc ở vùng cửa sông. Hầu hết các loài thích nền đáy mềm, thay đổi từ chất bùn sang cát, một số khoảng 25% (chủ yếu là các loài thuộc giống Metapenaeopsis, Heteropenaeus, Trachypenaeopsis) thích sống ở nền đáy cứng hơn như san hô ngầm, có một số loài hội sinh với san hô (Metapenaeopsis commensalis). Cả hai yếu tố vô sinh và hữu sinh đều có ảnh hưởng đến sự phân bố của giáp xác biển cũng như tôm họ Penaeidae, chúng là đối tượng đáng kể cho các nhóm địch hại ở một số Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009. 29 Chương III- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA
  2. vùng khi mật độ quần thể cao và có sự tương tác giữa các loài khá quan trọng (Dall et al., 1990). Tuy vậy, các nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân tố hữu sinh ít được thực hiện, trong khi các nhân tố môi trường vật lý được chú ý nhiều trong việc xác định sự phân bố của nhóm tôm Penaeid. Trong vòng đời của chúng, có 4 nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phân bố của tôm Penaeid : Bảng 3.1: Thống kê thành phần giống loài tôm thuộc họ Penaeidae phân bố trên thế giới (Theo http://www.itis.gov, tháng 02/2009) T Giống Số loài Ghi chú T 1 Artemesia Bate, 1888 01 2 Atypopenaeus Alcock, 1905 05 3 Farfantepenaeus Burukovsky, 1997 08 4 Fenneropenaeus Pérez Farfante, 1969 05 5 Funchalia J. Y. Johnson, 1868 05 6 Heteropenaeus De Man, 1896 01 7 Litopenaeus Pérez Farfante, 1969 05 8 Macropetasma Stebbing, 1914 01 9 Marsupenaeus Tirmizi, 1971 01 10 Megokris Pérez Farfante and Kensley, 1997 04 11 Melicertus Rafinesque-Schmaltz, 1814 07 12 Metapenaeopsis Bouvier, 1905 72 13 Metapenaeus Wood-Mason, 1891 26 14 Miyadiella Kubo, 1949 02 15 Parapenaeopsis Alcock, 1901 19 16 Parapenaeus Smith, 1885 13 17 Pelagopenaeus Pérez Farfante and Kensley, 1997 01 18 Penaeopsis Bate, 1881 06 19 Penaeus Fabricius, 1798 03 20 Protrachypene Burkenroad, 1934 01 21 Rimapenaeus Pérez Farfante and Kensley, 1997 06 22 Tanypenaeus Pérez Farfante, 1972 01 23 Trachypenaeopsis Burkenroad, 1934 03 24 Trachypenaeus Alcock, 1901 01 25 Trachysalambria Burkenroad, 1934 08 26 Xiphopenaeus Smith, 1869 01 206 loài Tuy vậy, các nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân tố hữu sinh ít được thực hiện, trong khi các nhân tố môi trường vật lý được chú ý nhiều trong việc xác định sự phân bố của nhóm tôm Penaeid. Trong vòng đời của chúng, có 4 nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phân bố của tôm Penaeid : Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009. 30 Chương III- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA
  3. + Nhiệt độ : Vì là loài hẹp nhiệt ở vùng nhiệt đới, chúng phân bố giới hạn ở các thủy vực nước ấm trên thế giới. Ở vùng vĩ độ thấp, gió lạnh từ lụa địa mang về làm lạnh các vực nước ven bờ , hoặc gây ra hiện tượng nước trồi (Upwelling) và như thế sẽ tạo những rào cản đối với sự phân bố của tôm, dòng hải lưu lạnh từ vĩ độ cao có thể có ảnh hưởng tương tự. Trái lại, dòng hải lưu ấm có thể nới rộng phạm vi phân bố theo vĩ độ của tôm Penaeid dọc theo bờ biển. + Ảnh hưởng của dòng chảy đại dương : Đời sống của ấu trùng trôi nổi làm cho hầu hết các loài có khả năng thích nghi với tác động của dòng chảy theo chiều không thuận lợi, có thể phân bố theo lên vùng vĩ độ cao hoặc từ vùng trong bờ ra ngoài khơi. + Vực sâu đại dương : Vực sâu ở biển tạo thành rào cản đối với những loài thích sống ở thủy vực nông, đặc biệt là chúng thích nghi với vùng ven bờ hoặc khi tiếp xúc với dòng chảy thuận lợi. + Địa hình ven biển : từ lâu hầu hết các loài tôm sống ở thủy vực nông, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của Juvenile, không có môi trường sống phù hợp ven bờ sẽ tạo ra rào cản đối với chúng. Vì thế ở vùng duyên hải có nồng độ muối cao, hoặc ở vùng bờ biển có rất nhiều đá và vực sâu gần bờ có thể làm hạn chế sự phân bố của một số loài tôm. Tôm Penaeid phân bố rộng khắp thế giới, nhưng yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố của chúng theo vùng vĩ độ. Hầu hết các loài sống trong vùng đẳng nhiệt tối thiểu 20oC vào mùa đông (hình 3.1). Giữa vùng đẳng nhiệt 20oC và 15oC, số loài giảm đi 30% so với số loài sống ở vùng đẳng nhiệt 20oC. Ở các vùng lạnh hơn này, sự sinh trưởng và hoạt động sống của hầu hết các loài là tối thiểu trong mùa đông, nhưng nhiệt độ vào mùa hè thì thường khá cao giúp chúng tăng trưởng giống như các loài tôm sống ở vùng nhiệt đới. Chỉ có hai loài hiện diện phong phú ở bên ngoài đường đẳng nhiệt 15oC : Penaeus chinensis ở Pohai và Hoàng Hải, Artemesia longinaris ở phía đông nam của Nam Mỹ. Cả hai loài đều thích nghi tồn tại ở nhiệt độ hạ thấp khoảng còn 6oC, nhưng loài Fenneropenaeus chinensis có khả năng thích ứng với môi trường mùa đông khắc nghiệt. Nó di cư xuống thủy vực sâu hơn trong vùng biển Hoàng hải vào mùa đông về và trở lại khi mùa xuân ấm áp và nhiệt độ ở mùa hè là 25oC (Chang Cheng, 1984). I.2. PHÂN BỐ THEO VÙNG. Ekman (1953) chia ra khu hệ động vật biển ở thủy vực nông, ấm trên thế giới thành các khu hệ: Âún đô-Tây Thái Bình Dương, Đông Thái Bình dương, Tây và Đông Đại tây dương. Sự phân chia này được Briggs (1974) và Abele (1982) thống nhất và áp dụng cho việc phân loại các nhóm giáp xác khác nhau. Đại Tây Dương được tách biệt từ các đại dương khác bởi châu Mỹ và lục địa Âu-Phi (Afro-European), và vực sâu đại dương tách Đại tây dương thành khu hệ động vật phía đông và khu hệ động vật phía tây. Khu hệ động vật Đông Thái Bình Dương được tách ra từ phần còn lại của Thái Bình Dương bởi sự kéo dài của vực nước sâu và rất ít đảo. Sự di chuyển của ấu trùng sống trôi nổi ở thủy vực nước ấm về phía Đông bị ngăn cản bởi dòng chảy xích đạo từ phía Tây. Chỉ có các loài có giai đoạn ấu trùng phát triển đặc Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009. 31 Chương III- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA
  4. biệt dài được mang về phía Đông từ trung tâm Thái Bình Dương (Scheltema, 1988). Tuy nhiên Hình 3.1 :Vị trí đường đẳng nhiệt tối thiểu 20oC và 15oC của bề mặt nước biển vào mùa đông. ( Theo W.Dall, 1990 ). khu hệ động vật của khu vực Đông Tái Bình dương không có quan hệ họ hàng với khu hệ động vật của vùng trung tâm Đại tây dương vì sự tách biệt cuối cùng của hai đại dương này đã không xảy ra cho đến khi đầu kỷ Pleistocene (Ekman, 1953). Phần còn lại của Thái bình Dương thì không có tách biệt về mặt địa động vật học với vùng Ấn Độ Dương và cả hai thường được xếp chung cùng khu hệ gọi là vùng Ấn độ-Tây Thái Bình dương. Springer (1982), từ việc nghiên cứu cá ở các thủy vực nước nông đã đề nghị rằng vùng lòng chảo ở Thái Bình Dương được ghi nhận là một vùng riêng biệt, vùng này không có sự hiện diện của San hô và Gai bì (Ekman, 1953), ngay cả không có sự hiện diện của nhóm tôm họ Penaeidae (Dall et al.,1990). Mặc dù số giống tôm thuộc Penaeid ở khu vực Ấn độ-Tây Thái bình Dương và vùng Tây Đại Tây Dương thì giống nhau nhưng có sự khác biệt lớn về số loài. Ngoại trừ giống Funchalia và Pelagopenaeus, vùng Ấn độ-Tây Thái Bình Dương có 73% các loài đã biết, so với 12% ở vùng tây Đại Tây Dương. Abele (1982) đã tìm ra tỉ lệ tương tự đối với các nhóm giáp xác Decapoda khác (Portunidae, Parthenopidae, Sesarma spp và Alpheus spp). Ông cũng ghi nhận rằng tỉ lệ này do số lượng lớn của các loài cùng giống ở vùng Ấn độ-Tây Thái Bình Dương. Abele (1982) đưa ra một vài giả thuyết để giải thích điều này. Trên qui mô nhỏ có một sự tương quan thuận giữa tính phức tạp của môi trường (bãi cát, cát bùn, rừng ngập mặn, bãi San hô và bãi đá) và sự đa dạng của các loài giáp xác, nhưng điều này dường như chưa được công nhận đối với các vùng địa động vật. Điều này thì cũng không giống khi áp dụng cho các loài tôm thuộc họ Penaeidae, là nhóm sống ở môi trường giống nhau ở các vùng theo vĩ độ và kinh độ. Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009. 32 Chương III- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA
  5. Briggs (1974) đề nghị cho rằng số lượng loài của động vật biển ở thủy vực nông thì có liên quan trực tiếp với vùng thềm lục địa. Abele (1982) đã tính được sự tương quan thuận tuyến tính giữa vùng thềm lục địa và số loài giáp xác biển ở các thủy ấm và nông trong bốn vùng chính. Ông cũng ghi nhận rằng có sự tương quan thuận giữa chu vi đảo Caribê và số loài tôm biển. Chiều dài bờ biển có thể là lý do giải thích cho sự gia tăng đa dạng thành phần loài ở khu vực Ấn độ-Tây Thái Bình Dương, vì các nhân tố có khuynh hướng cô lập quần thể tôm Penaeid có quan hệ với đường bờ biển. I.3. CÁC VÙNG PHỤ PHÂN BỐ. Sự phân bố giữa các giống và trong cùng giống của họ tôm Penaeidae có sự khác biệt đáng kể về mặt phân bố địa lý (Dall et al, 1990). Giống cổ nhất là Penaeus, với một vài ngoại trừ, đa phần loài có sự phân bố rộng rãi gồm : Marsupenaeus japonicus, Melicerus latisulcatus, Penaeus marginatus, Penaeus monodon và Penaeus semisulcatus được ghi nhận xuất hiện hầu hết ở các thủy vực nước ấm thuộc vùng Ấn độ-Tây Thái Bình Dương. Ở vùng Đông Thái Bình Dương, tất cả các loài thuộc giống Penaeus được phát hiện ở cả hai vùng phụ (vùng phụ Panama và vùng phụ Mexique), trong khi ở bờ Tây Đại Tây Dương, chúng hiện diện ít nhất ở hai vùng phụ, với loài Penaeus notialis xuất hiện ở cả hai bờ Đại Tây dương. Các giống tôm Parapenaeus và Penaeopsis sống ở vực sâu cũng có đặc tính phân bố rộng, nhưng thường thì kém hơn giống Penaeus. Các giống còn lại hầu hết có phân bố hẹp, khoảng 50% các loài tôm Penaeid là loài đặc hữu ở một hoặc hai vùng phụ (Một số loài Metapenaeopsis mogiensis và Metapenaeopsis hilarula, có thể là những loài phức tạp, A.Crosnier, person.Comm.) I.3.1. VÙNG PHỤ ẤN ĐÔ-TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG (Hình 3.2) + Vùng phụ Ấn độ-Mã Lai. Vùng này được xác định ở phía Nam, từ vùng biển ngoài khơi của Nam Indonesia, kéo dài qua biển Timor, đến bờ Tây của quần đảo Aru, đến gần bờ biển Tây Irian. Ở bờ Đông, nơi đây là các vực sâu đại dương và có dòng hải lưu xích đạo chảy về phía tây tạo nên các rào chắn chính, trong khi ở phía bắc nhiệt độ nước giảm . Bảng3.2 : Tổng số loài và loài đặc hữu ở vùng phụ trong vùng Ấn độ-Tây Thái Bình Dương (Theo W.Dall, 1990). Số loài Vùng phụ Tổng số Ghi chú Đặc hữu loài Ấn độ-Mã Lai 84 22 Úc châu nhiệt đới 52 13 Sino-Nhật bản 36 10 Biển Ả rập 38 3 Đông Phi châu 20 2 Nam Phi châu 15 1 Tây Nam Úc châu 8 2 Đông nam Úc châu 8 3 Biển Thái bình Dương 20 2 Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009. 33 Chương III- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA
  6. Hình 3.2 : Các vùng phụ trong khu vực Ấn độ-Tây Thái bình dương (W.Dall,1990) 1/ Vùng phụ Ấn độ-Mã lai 2/ Vùng phụ Úc châu nhiệt đới. 3/ Vùng phụ Sino-Japanese 4/ Vùng phụ biển Ả rập. 5/ Vùng phụ Đông Phi châu 6./ Vùng phụ Nam Phi Châu. 7/ Vùng phụ Tây Nam Úïc châu 8/ Vùng phụ Đông Nam Úc châu. 9/ Vùng phụ biển khơi Thái Bình Dương, dấu mũi tên, là phần kéo dài của vùng phụ Mã lai-Indonesia. Không có rào chắn rõ ràng ở bờ Tây vì nơi đây là các vực nước nông ven bờ của eo Malacca và có dòng chảy liên tục thông qua Vịnh Bengal. Tuy nhiên sự đa dạng của tôm Penaeid giảm từ Malaysia đến Vịnh Bengal (Dall et al.,), cũng như ở các khu hệ khác (Ekman, 1953). Dall et al. cho rằng dòng hải lưu không phù hợp đối với tôm, hơn nữa do khí hậu gió mùa mạnh mẽ của vùng Ấn độ có thể làm hạn chế sự di chuyển của tôm Penaeid về phía Tây. Ở cực Nam của vùng Ấn độ được chọn là ranh giới phía Tây của vùng phụ Indo- Malaysia. + Vùng phụ Úc châu nhiệt đới. Vùng phụ này kéo dài từ bờ biển nam New Guinea đến đường đẳng nhiệt 20oC ở bờ đông và bờ tây của vùng biển Úc châu. Ý nghĩa của các rào cản đến vùng Đông Bắc và Tây Bắc sẽ được thảo luận chi tiết ở phần dưới. Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009. 34 Chương III- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA
  7. + Vùng phụ Sino-Nhật bản. Ranh giới ở phía Nam vùng này được xác định bởi đường đẳng nhiệt 20oC vào mùa đông. Sự đa dạng của khu hệ động vật Vịnh bắc bộ và Nam Trung hoa có chiều hướng giảm rõ theo hướng lên phía bắc do ảnh hưởng khí hậu lạnh của lục địa, nhưng dòng hải lưu xích đạo chạy ở ngoài khơi đến vùng Đông bắc, có nhiệt độ thấp ở vùng biển Nhật bản đã tạo cho vùng này một khu hệ tôm Penaeid rộng lớn và riêng biệt. + Vùng phụ Biển Ả Rập. Vùng phụ này kéo dài từ cực Nam Ấn độ đến Mũi Guardafui ngay lối vào Hồng hải, có đường bờ biển kéo dài và khô cằn; nồng độ muối quá cao ở thủy vực ven bờ và gió lạnh lục địa mùa đông đã tạo ra các rào cản đối với các loài có khả năng thích nghi kém. Biển đỏ thường được xem như một vùng phụ riêng do khu hệ tôm riêng biệt của nó (Ekman, 1953; Bring, 1974), nhưng khu hệ tôm Penaeid chỉ có khác biệt là ít loài hơn và đôi khi được xem là một bộ phận của vùng phụ này. + Vùng phụ Đông phi châu. Kéo dài từ mũi Guardafui đến Durban. Briggs (1974) xem vùng bờ biền từ Vịnh Iran đến vùng cực nam Phi châu như là một vùng phụ, vùng biển đông Phi châu có sự đa dạng về quần thể tôm Penaeid hơn là vùng biển Ả rập (Crosnier, 1965).Cả hai đường ranh giới ở phía bắc và phía nam được xác định rõ, nhưng sự đa dạng thành phần loài tôm giảm ở các vùng vĩ độ phía Nam Madagascar. + Vùng phụ Nam Phi châu. Vùng này có thể là bộ phận của vùng đông Phi châu, ngoại trừ sự xuất hiện của loài Macropetasma africanus ở Durban. Loài Macropetasma africanus trở nên phổ biến ở vùng bờ biển phía nam, đó là bờ tây vịnh Algoa, nơi đây hiếm có các loài khác trong nhóm Penaeid, và là loài độc nhất trong vùng này, nó phân bố kéo dài về phía bắc dọc theo bờ biển Tây của vùng Nam Phi châu từ Cape Town đến Swakopmund, ở các thủy vực lạnh có nguồn gốc từ dòng hải lưu Benguela. + Vùng phụ Tây Nam Úc châu. Giới hạn bởi đường đẳng nhiệt 20oC ở phía bắc, kéo dài đến phía nam Australia do ảnh hưởng của dòng hải lưu ấm Leeuwin chảy về phía Nam. Vùng phụ này có hai loài đặc hữu : Metapenaeopsis fusca và Metapenaeopsis lindae. + Vùng phụ Đông Nam Úc châu. Vùng phụ này được xác định bởi đường đẳng nhiệt 20oC và 15oC ở phía Bắc và phía Nam. Có 3 loài đặc hữu : Penaeus plebejus, Metapenaeus bennettae và Metapenaeus macleayi, hai loài đầu có nguồn gốc từ các loài có phân bố rộng. + Vùng phụ Biển khơi Thái bình dương (Pacific Oceanic). Quần thể tôm Penaeid ở vùng này được xem như là sự kéo dài của khu hệ tôm vùng Âún độ- Tây Thái bình dương; và đôi khi người ta vẫn còn nghi ngờ về thành phần tôm Penaeid ở vùng phụ này là có thật hay không (được chỉ rõ bởi dấu hỏi ở trong hình 3.2). Hai loài đặc Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009. 35 Chương III- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA
  8. hữu được phát hiện: Metapenaeopsis tarawensis và Metapenaeopsis commensalis, cả hai đều sống ở đảo san hô ngầm và loài Metapenaeopsis commensalis sống hội sinh với san hô, là loài phân bố rộng. * VÙNG PHỤ TÂY- ĐẠI TÂY DƯƠNG: (Hình 3.3, bảng 3.3) Vùng phụ này kéo dài từ Martha’s Vineyard , từ 43o Bắc đến Puerto de Rawson, 43o Nam. Vùng phụ này bao gồm : Hình 3.3 : Các vùng phụ của Tây Đại tây Dương, Đông Đại Tây Dương và Đông Thái bình dương. ( Theo W.Dall, 1990). + Tây Đại Tây Dương : 1: Vùng phụ Caribê ; 2 : Đông Brasil ; 3 : Vịnh Mexico ; 4: đông USA (Carolinean ); 5 : Đông Nam- Nam Mỹ Châu. + Đông Đại Tây Dương : 6 : Đông Đại Tây Dương ; 7 : Địa Trung Hải. + Đông Thái Bình Dương : 8 : Panama ; 9 : Mexique. + Vùng phụ Caribê. Vùng phụ này kéo dài từ Đông Nam Florida, qua Caribê đến Sao Luis, Brasil, nhưng dừng lại ở lối vào vịnh Mexico. Về mặt địa hình thì vùng này tương tự như vùng phụ Ấn độ-Mã lai của khu vực Thái Bình dương. Vùng phụ này có thành phần loài đa dạng nhất (16 loài) trong vùng Đại Tây Dương, có 3 loài đặc hữu : Tanypenaeus caribeus, Trachypenaeopsis mobilispinis, Trachypenaeus similis. Ở ranh giới phía Đông thành phần loài có giảm do dòng chảy mạnh về phía Tây cộng thêm khí hậu gió mùa ở vùng Đông Brasil. + Vùng phụ Đông Brasil ( Sao Luis đến Cabo Frio ). Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009. 36 Chương III- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA
  9. Đường ranh giới phía Nam ở Cabo Frio tạo ra do dòng hải lưu lạnh ven bờ chạy về phía bắc gặp dòng hải lưu ấm Brasilian và đổi hướng chảy ra ngoài khơi. Không có loài đặc hữu, nhưng thành phần loài ở đây khác rõ so với thành phần loài ở vùng biển Caribê. + Vùng phụ vịnh Mexico. Vùng này có các loài Penaeus aztecus, Penaeus duorarum và Penaeus setiferus phong phú ở vịnh Mexico nhưng không phân bố về phía Đông đến vùng phụ cận của Caribê. Vì thế ở phía Bắc của vịnh do nhiệt độ thấp vào mùa đông đã hạn chế sự đa dạng thành phần loài (7 loài ở vùng này so với 16 loài trong vùng Caribê ). + Vùng phụ đông Hoa kỳ (Carolinean) (Martha’s Vineyard đến Nam Florida). Mũi Hatteras(Cape Hatteras) là giới hạn ở phía Bắc của sự phân bố thành phần loài tôm Penaeid nhưng có ghi nhận là loài Penaeus aztecus phân bố cách xa Martha’s Vineyard về phía Bắc. + Vùng phụ Đông Nam-Nam Mỹ châu : (Từ Cabo Frio, Brasil đến Puerto de Rawson, Argentina). Có các loài đặc hữu như : Penaeus paulensis và Artemesia longinaris trong vùng này, thủy vực ở đây được biết là khá lạnh. * VÙNG PHỤ ĐÔNG ĐẠI TÂY DƯƠNG: Số liệu minh họa cho vùng phụ này được trình bày ở hình 3.3, bảng 3. Vùng phụ Đông Đại Tây Dương bao gồm Địa trung hải, thường được xem như là một vùng địa lý riêng biệt. Như vậy có ít nhất năm loài thuộc vùng Âún độ-Tây Thái bình Dương ( Penaeus japonicus, Penaeus semisulcatus, Metapenaeus monoceros, Metapenaeus stebbingi, Trachypenaeus curvirostris ) di cư thông qua kinh đào Suez từ biển Đỏ (Gab-Alla et al., 1990). Ở vùng Đại Tây Dương, tôm Penaeid thường có sự phân bố kéo dài về phía Bắc đến vĩ độ 40o bắc ở Bồ đào Nha, nhưng ở phía Nam dòng hải lưu Benguela làm giới hạn sự phân bố đến khoảng 16o vĩ độ Nam ở Angola. Như vậy vùng này có thể chia ra các vùng phụ như : + Vùng phụ đông Đại Tây Dương : (Lisbon, Portugal, vĩ độ 40o Bắc đến Porto Alexandre, Angola, ở vĩ độ 16 o Nam). + Vùng phụ Địa Trung Hải. Vùng phụ này chỉ có 2 loài trong số 6 loài tìm thấy ở đông Đại Tây Dương, không kể số loài di cư từ Lessepsian. Bảng 3.3 : Tổng số loài tôm và loài đặc hữu trong vùng phụ tây Đại Tây Dương, Đông Đại Tây Dương và Đông Thái Bình Dương. ( Theo W.Dall, 1990 ). Ghi chú Vùng phụ Tổng số loài Số loài đặc hữu 16 3 Caribê Đông Brasil 11 0 Vịnh Mexico 7 0 Đông Mỹ châu ( Carolinean ) 7 0 Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009. 37 Chương III- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA
  10. Đông Nam- Nam Mỹ 4 2 Đông Đại Tây Dương 6 2 Địa Trung Hải 2 0 Panama 12 5 Mexico 11 3 I.3.2. VÙNG PHỤ ĐÔNG THÁI BÌNH DƯƠNG: ( Hình 3.2) Vùng này bị giới hạn theo vĩ độ ở cả hai phía Bắc và Nam do dòng hải lưu lạnh chảy về hướng xích đạo; thềm lục địa phần lớn là hẹp và tương đối có ít đảo để che chắn cho các quần thể Penaeid sinh sống. Thành phần loài tôm Penaeid thay đổi đáng kể trong vùng El Salvador, nơi đây được xem như là vùng ở giữa ranh giới phía Bắc và phía Nam của vùng phụ này. Có các vùng phụ như : + Vùng phụ Panama. Từ El Salvador đến Punta Aguja, Peru. Chỉ có giống Protrachypene, Parapenaeopsis balli (giống Parapenaeopsis chỉ có ở Tây bán cầu) và ba loài thuộc giống Trachypenaeus đã được xác định. + Vùng phụ Mexique : Giới hạn từ Vịnh San Francisco (giới hạn phía Bắc) đến El Salvador. Nơi đây sự đa dạng của tôm Penaeid thấp hơn so với ở vùng Panama. Có ba loài đặc hữu là Metapenaeopsis beebei , Metapenaeospsis kishinouyei và Trachypenaeus brevisuturae. I.4. CÁC RÀO CHẮN SỰ PHÂN BỐ CỦA TÔM TRONG TỰ NHIÊN. Nhiệt độ thấp, và điều kiện vĩ độ như đã được đề cập là một trong những rào cản đối với sự phân bố của tôm Penaeid trong tự nhiên. Các rào cản này có thể thay đổi bởi dòng hải lưu ấm chảy cách xa vùng xích đạo, hoặc dòng hải lưu lạnh chảy về xích đạo. Như thế đường ranh giới phía Bắc của Nam Phi, Tây Nam và Đông Nam Úïc châu và ranh giới phía Nam của vùng phụ Sino-Nhật bản được xác định bởi đường đẳng nhiệt 20oC vào mùa đông, vượt xa ngoài vùng nhiệt đới (Hình 3.1). Qua khỏi đường đẳng nhiệt 20oC, có sự giảm đáng kể về mặt thành phần loài, với sự xuất hiện của một hoặc nhiều loài đặc hữu (bảng 3.2). Ở vùng Đông Đại Tây Dương và Đông Thái Bình Dương nơi đây có dòng hải lưu lạnh chảy về hướng xích đạo, phần kéo dài theo hướng Bắc-Nam của vùng phụ này nhỏ hơn so với vùng Tây Đại Tây Dương và Ấn độ-Tây Thái Bình Dương. Hơn nữa, sự nghèo nàn về thành phần loài ở vùng đông Đại Tây Dương không cho phép xác định khả năng của vùng phụ giữa Portugal và Cape Verde ở vùng cực tây Phi châu. Ở vùng nhiệt đới, các yếu tố giới hạn ít rõ ràng : dòng hải lưu, vực sâu, địa hình ven biển, dường như có ảnh hưởng đến hầu hết sự phân bố không liên tục của tôm Penaeid. Các thí dụ về rào cản ở vùng phụ Úc châu nhiệt đới, vùng này tiếp cận với vùng phụ Ấn độ-Mã lai. Khu hệ tôm Penaeid ở vùng Âún độ-Mã lai có sự giảm về thành phần loài dọc theo bờ biển Bắc của New Guinea theo hướng từ Tây sang Đông. Ở vùng Đông New Guinea và đảo Solomon, chỉ có 17 loài, trong đó có 4 loài sống ở vực sâu, và chúng xuất hiện phổ biến đến vùng phụ Âún độ-Mã lai, vùng này có 84 loài. Có 13 loài sống ở thủy vực cạn và phân bố rộng: 7 loài thuộc giống Penaeus, 4 loài thuộc giống Metapenaeus, Heteropenaeus Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009. 38 Chương III- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA
  11. longimanus và Trachypenaeopsis richtersii. Bờ biển Đông Nam của vùng New Guinea thì giống về địa hình so với vùng bờ biển phía Bắc, nhưng nó có dòng hải lưu chạy dọc bờ biển về phía Đông (CSIRO, unpublic) làm ngăn cản sự di cư của tôm Penaeid về phía Tây (như là loài Metapenaeus affinis và Metapenaeus anchistus) từ vùng cực Đông của New Guinea về hướng nhiệt đới Úc châu. Hình 3.4: Đặc điểm địa hình và sự tách biệt của vùng nhiệt đới Úc Châu ra khỏi vùng phụ Ấn độ-Mã Lai.Các mũi tên chỉ dòng chảy tầng mặt (W.Dall,1990). Về phía Tây Bắc của Úc châu, rãnh Java kéo dài dọc theo phía Nam của Indonesia, theo phía đông, vượt qua đảo Sumba, đến Đông Bắc ở Timor Trough, tiếp theo là vịnh Aru, chạy đến gần bờ ở eo biển New Guinea (hình 3.4). Nơi đây thềm lục địa rất hẹp, có sự di cư của tôm Penaeid dọc theo bờ biển vào sinh sốngû. Vịnh Banda và vịnh Aru được cung cấp vật chất dinh dưỡng do dòng chảy ở phía Nam từ biển Thái Bình Dương và thủy vực này sau đó chảy về hướng Tây Nam thông qua Rãnh Timor (Van Aken et al., 1988 ; Postma và Mook, 1988). Như thế dòng chảy sẽ qua các thủy vực trung gian và vào vùng Ấn Độ Dương. Hơn nữa, từ tháng tư đến tháng mười gió mùa Đông Nam sản sinh ra các dòng chảy cạn ven bờ và gây ra hiện tượng nước trồi và nhiệt độ nước thấp (Fleminger, 1986). Dòng nước lạnh này sau đó tiếp xúc dòng chảy ở tầng mặt theo về hướng tây bắc, mang theo đủ loại ấu trùng Penaeid đi xa khỏi vùng nước ven bờ của Nam New Guinea và Australia. Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009. 39 Chương III- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA
  12. Ở vùng này ảnh hưởng của gió mùa vào tháng mười đến tháng ba lên sự chuyển động của thủy vực cạn dường như không có tài liệu ghi nhận. Ở các thủy vực ngoài khơi gió có khuynh hướng theo chiều Tây Bắc trong thời kỳ này, và do đó có thể làm tăng sự di cư của ấu trùng tôm Penaeid về phía Úïc châu. Sự phân bố không liên tục của khu hệ động vật giữa vùng phụ Ấn độ-Mã Lai và vùng nhiệt đới châu Úc cho thấy có một số rào cản xảy ra quanh năm. Vùng cực Tây của New Guinea có địa hình phức tạp, nhiều núi phân bố có độ cao từ 1.000 m đến 4.000 m. Gió có nguồn gốc từ phía Bắc-Tây Bắc và thổi ngang qua eo biển New Guinea (ở độ cao khoảng 1.000 m) và bị đổi hướng do nhiều ngọn núi chắn ở phía Đông, tạo nên gió Nam địa phương hoặc tạo thành gió Tây Nam thổi qua vùng biển phía Nam. Như thế gió lạnh có thể gây ra hiện tượng nước trồi ven bờ. Vì thế Fleminger (1986) cho rằng trong thời kỳ băng hà Pleistocene, nhiệt độ nước ở vùng này có thể lạnh không thường xuyên ở vùng nhiệt đới, do gió lạnh thịnh hành và do có hiện tượng nước trồi; sự lạnh giá có thể tạo nên một rào cản cho các loài hẹp nhiệt ở vùng nhiệt đới. Dall et al., (1990) cho rằng trong thời kỳ cực độ của băng hà kỷ đệ tứ, mực nước biển hạ thấp và xảy ra ở hầu hết ở vùng biển giữa New Guinea và Australia, trở thành những vùng đất khô. Bờ biển có dốc đứng và thật sự không có thủy vực cạn nối liền giữa hai vùng phụ này và chắc chắn đã làm hạn chế sự di cư của tôm Penaeid sống ở các thủy vực nông trong thời kỳ cuối kỷ băng hà. Sự di cư của tôm Penaeid từ Indonesia về phía bắc Úc châu bị hạn chế từ kỷ Pleistocene. Vùng bờ biển Tây Bắc Úc châu thì khô cằn, có nồng độ muối cao ở thủy vực ven bờ và như thế không phù hợp cho tôm Penaeid sinh sống. Có 36 loài tôm sống trong thủy vực cạn ở vùng Bắc và Đông Bắc Úc châu, và chỉ có 18 loài xuất hiện ở xa vùng lục địa về phía Tây Bắc. II. ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN LOÀI TÔM BIỂN HỌ PENAEIDAE PHÂN BỐ Ở VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Số liệu khảo sát về thành phần lòai tôm biển họ Penaeidae ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long được Nguyễn Văn Thường và công tác viên khảo sát từ những năm 1985 đến năm 1995. Bảng 3.4: Danh sách thành phần loài tôm họ Penaeidae phân bố ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu long. (Nguyễn Văn Thường & ctv, 1997). TT Thành phần giống loài Tên địa phương Ghi chú I - MARSUPENAEUS 1 Marsupenaeus japonicus Tôm He Nhật II- MELICERTUS 2 Melicertus latisulcatus Tôm Nylon III-FENNEROPENAEUS 3 Fenneropenaeus indicus Tôm Thẻ đỏ đuôi 4 Fenneropenaeus merguiensis Tôm bạc gân IV- PENAEUS 5 Penaeus monodon Tôm Sú 6 Penaeus semisulcatus Tôm Rằn V- METAPENAEUS Metapenaeus ensis 7 Tôm Đất, rảo. Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009. 40 Chương III- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA
  13. Metapenaeus affinis 8 Tôm Chì Metapenaeus tenuipes 9 Tép bạc Metapenaeus lysianassa 10 Tép bạc Metapenaeus brevicornis 11 Tôm bạc nghệ VI- PARAPENAEOPSIS Parapenaeopsis cornuta 12 Tôm Chì Parapenaeopsis cultrirostris 13 Tôm Sắt Parapenaeopsis gracillima 14 Tôm Giang Parapenaeopsis hardwickii 15 Tôm Chì Parapenaeopsis hungerfordi 16 Tôm gậy tre Parapenaeopsis tenella 17 Tôm Sắt láng VII- TRACHYPENAEUS 18 Trachypenaeus curvirostris Tôm gậy đá 19 T. pescadoreensis Tôm đanh vòng 20 T. malaianus Tôm đanh Mãlai VIII- METAPENAEOPSIS Metapenaeopsis barabata 21 Tôm vỏ lông Metapenaeospsis lamellata 22 Tôm Gậy đá Metapenaeopsis mogiensis 23 Tôm Vân đỏ Metapenaeopsis palmensis 24 Tôm vỏ U rộng Metapenaeopsis stridulans 25 Tôm Gõ * Nhận xét : - Trong số 25 loài đã phát hiện thì đa phần có giá trị kinh tế, quan trọng đối với nghề nuôi và khai thác ven biển. Các loài quan trọng đối với nghề nuôi : Penaeus monodon (tôm Sú), Fenneropenaeus indicus (Thẻ đỏ đuôi), Fenneropenaeus merguiensis (Thẻ đuôi xanh, Bạc Gân), Melicertus latisulcatus (Tôm Nylon), Metapenaeus ensis (Tôm Đất), Metapenaeus tenuipes (Tép bạc) - Số loài tôm thuộc họ Penaeidae phát hiện ở khu vực Tây Nam Bộ còn ít so với thành phần loài thu được so với ở các khu vực lân cận. Điều này có thể là do phương tiện thu mẫu ven bờ và địa bàn khảo sát hẹp nên có hạn chế kết quả về mặt thành phần loài. - So với thành phần giống loài tôm họ Penaeidae thu được ở bờ Tây Vịnh Thái Lan thì số loài tôm thu được còn khá ít. Điều này do địa bàn thu mẫu ở bờ Tây Vịnh Thái Lan kéo dài và mở rộng theo vực sâu ra khơi nên số lượng loài thu được khá nhiều. Ngoài ra thành phần loài tôm họ Penaeidae ở khu vực Malaysia & Singapore rất phong phú và có nhiều loài chung so với khu vực vùng biển Tây Nam Bộ, nếu xét tính chất khu hệ thì ta có thể xem chúng có nguồn gốc chung thuộc khu hệ phụ Ấn độ-Mã Lai nằm trong khu hệ Ấn độ-Tây Thái Bình Dương. III. MÔ TẢ THÀNH PHẦN LOÀI TÔM PENAEIDAE THU ĐƯỢC Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. ♦ KHÓA PHÂN LOẠI ĐẾN GIỐNG CỦA TÔM HỌ PENAEIDAE : ............... 1- Vỏ nhẵn , gờ và rãnh trên Carapace rõ ràng ............................................2 Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009. 41 Chương III- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA
  14. Võ xù xì, gờ và rãnh trên Carapace không rõ ràng ... ..................................4 2- Mặt dưới chủy có răng ........................................... ......... ..................Penaeus Mặt dưới chủy không có răng ................ . .....................................................3 3- Có nhánh ngoài ở chân ngực V, carapace có đường khớp dọc ........................................................... ................................Parapenaeopsis Không có nhánh ngoài ở chân ngực V, Carapace không có đường khớp dọc. ......................................................... . ...................................... Metapenaeus 4- Petasma bất đối xứng ......................... .................................. Metapenaeopsis Petasma đối xứng ...................... ..... ......................................Trachypenaeus III.1. GIỐNG PENAEUS FABRICIUS, 1798. Penaeus Fabricius, 1798 ; Bate, 1888; Rathbun , 1902 ; de Man , 1911; Ball, 1914; Burkenroad , 1934 ; Kubo, 1949 ; Dall, 1957 ; Hall , 1962. - Đa phần các loài tôm có giá trị kinh tế đều thuộc giống Penaeus . - Phân bố trong các thủy vực giới hạn từ 40 vĩ độ bắc đến 40 vĩ độ nam, thường xuất hiện ở vùng ven biển nước lợ, cửa sông. - Cạnh trên và dưới chủy đều có răng. Carapace có nhiều gờ , rãnh. * KHÓA PHÂN LỌAI ĐẾN LOÀI CỦA GIỐNG PENAEUS 1 ( a) Gờ bên chủy đầu không đạt đến giữa vỏ đầu ngực, không có gờ trán- dạ Dày ......................... ........................................................................................................6 1 (b) Gờ bên chủy đầu đến hoặc gần mép sau vỏ đầu ngực , gờ trán-dạ dày trán phát triển ............................ ............................................................................................2 2 ( a) Mép đốt đuôi có 3 đôi gai............. …....................................................................3 2 ( b) Mép đốt đuôi không có gai .................................................................................... ....................................................... Penaeus (Merlicertus) canalicutus (Olivier, 1811). 3 ( a) Gờ sau chủy đầu có rãnh ................ ................................................................4 3 ( b) Gờ sau chủy đầu không có rãnh .....................Penaeus (Merlicertus) marginatus Randall, 1840. 4 ( a) Rãnh giữa gờ sau chủy đầu bằng khoảng 1/2 độ dài vỏ đầu ngực, chân bò 1 có một gai đôtú ngồi (Ischial spine) .....................Penaeus (Merlicertus) longistylus Kubo, 1940. 4 ( b) Rãnh giữa gờ sau chủy đầu kéo dài đến gần mép sau vỏ đầu ngực, chân bò 1 không có gai đốt ngồi (Ischial spine)............................................................................................ .5 5 ( a) Rãnh bên chủy hơi hẹp hơn gờ sau chủy đầu ; cơ quan sinh dục cái (Thelycum) có đỉnh phiến trước tròn ..........................Penaeus (Merlicertus) longistylus Kubo, 1940. 5 ( b) Rãnh bên chủy đầu và gờ sau chủy đầu rộng bằng nhau, cơ quan sinh dục cái ( Thelycum ) có đỉnh phước trước phân chạc .................................................................... ................................................... Penaeus (Merlicertus) latisulcatus Kishinouye, 1896. 6 ( a) Rãnh bên chủy đầu tương đối sâu,kéo dài đến phía dưới hoặc phía sau gai trên dạ dày, gờ gan rõ rệt, không có gờ trán dạ dày ...................................................... 7 6 ( b) Rãnh bên chủy đầu nông, càng về sau càng nông, đến phía dưới gai trên dạ dày là hết, không có gờ gan và gờ trán-dạ dày ................................................................................ 8 7 ( a) Gờ sau chủy đầu khá cao , gờ gan kéo dài về phía trước và lệch về phía dưới gai (khoảng 20o), gờ mắt dạ dày khá dài (đến 2/3 phía sau), râu xúc giác 1 ngắn hơn râu xúc Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009. 42 Chương III- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA
  15. giác 2, chân bò 3 vượt quá phần giữa phiến vảy, chân bò 5 có nhánh ngoài .................. ............................................................ Penaeus (Penaeus) semisulcatus de Haan,1850. 7 ( b) Gờ sau chủy đầu thấp , kéo dài đến dưới gai trên dạ dày, gờ gan nằm ngang gờ mắt dạ dày ngắn( đến 1/2 phía sau ), nhánh râu xúc giác dài hơn cuống, chân bò 3 vượt quá đỉnh phiến vảy, chân bò 5 không có nhánh ngoài .................................................................. ............................................................... Penaeus (Penaeus) monodon Fabricius, 1798. 8 ( a) Gờ sau chủy đầu kéo đến khoảng giữa vỏ đầu ngực, chủy đầu phẳng, nhánh râu trên xúc giác 1 dài hơn vỏ đầu ngực (khoảng 1.1/3 lần), nhánh trong hàm nhỏ 1 (maxillula) có 3 đốt ............................................ Penaeus (Fenneropenaeus) chinensis Osbeck, 1765. 8 ( b) Gờ sau chủy đầu kéo dài tới gần cuối vỏ đầu ngực, mặt lưng phần gốc chủy hơi nhô cao, nhánh râu trên xúc giác 1 dài bằng hay ngắn hơn vỏ đầu ngực, nhánh trong hàm nhỏ 1 có hai đốt ............................................9 9 ( a) Gờ dạ dày mắt chiếm 2/3 độ dài khoảng cách giữa gai gan và gốc mắt, đốt ngón (Dactylus) chân hàm 3 con đực trưởng thành bằng 0,85 - 1,0 lần độ dài đốt bàn (Propodus), mặt lưng phần gốc chủy đầu hơi cao...... ......... Penaeus (Fenneropenaeus) indicus H.Milne-Edward, 1873. 9 ( b) Gờ dạ dày mắt không có hoặc chiếm gần một nửa khoảng cách giữa gai gan và mắt …………………………….................................................10 10 ( a) Mặt lưng phần gốc chủy đầu rất cao ( giống hình tam giác ), đốt ngón chân hàm 3 con đực trưởng thành bằng 1/2 đốt bàn................................ ..................... Penaeus (Fenneropenaeus) merguiensis de Man, 1888. 10 ( b) Mặt lưng phần gốc chủy đầu hơi cao , đốt ngón chân hàm 3 con đực trưởng thành bằng 1,5 - 2,7 lần đốt bàn ....................................... ............ Penaeus (Fenneropenaeus) penicillatus Alcock , 1905. MÔ TẢ VÀ ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG MỘT SỐ LOÀI TÔM KINH TẾ THUỘC GIỐNG PENAEUS Ở ĐBSCL. Loài 1 : Fenneropenaeus indicus (H. Milne. Edwards, 1837)- Thẻ đõ đuôi. + Tên theo F.A.O: Indian white prawn + Synonym : -Penaeus indicus H.Milne.Edwards,1837; Dana,1852 ; Heller, 1865 ; Miers, 1878 ; Lanchester, 1900; Alcock, 1906; Yu, 1935; Blanco, 1937; Kubo, 1949; Barnard, 1950; Starobogatov, 1972. -Palaemon longicornis Olivier, 1825 -Penaeus indicus longirostris De Man, 1892 -Penaeus indicus Schmitt, 1926; Boone, 1935 - Penaeus (Fenneropenaeus) indicus Holthuis, 1980. + Tên địa phương : Thẻ đỏ đuôi, Thẻ trắng Ấn độ. + Mô tả : 7-8 - CR = ------ 4-5 Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009. 43 Chương III- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA
  16. - Chủy dạng sigma vượt quá mắt, ngọn chủy thấp. Rãnh bên chủy không kéo dài đến gai thượng vị. - Sóng gan và sóng vùng vị trán không có. Sóng vùng vị hốc mắt rõ ràng chiếm từ 2/3 phiá sau khoảng cách giữa gai gan và bờ sau hốc mắt. - Ở con đực trưởng thành có đốt Dactylus ở chân hàm III có dạng bình thường, chiều dài Dactylus bằng 0,85 - 1 lần chiều dài đốt Propodus. - Chân ngực III vượt quá vảy râu một đoạn ít nhất bằng đốt Propodus. - Đường sóng lưng có từ đốt bụng thứ IV-VI. - Màu sắc : Cơ thể màu trắng hơi trong, điểm những chấm sắc tố xanh, đen, lục nhạt. Chân đuôi (Telson) có màu lục nhạt, rìa chân đuôi viền những lông tơ màu đỏ tía. Có sắc tố xanh ở rìa chân hàm (maxilliped) và chân bụng. Chân ngực có màu đỏ hồng. + Môi trường sống : Độ sâu từ 2-90 m hay hơn, chất đáy bùn, cát. Juvenile sống ở vùng cửa sông, vực nước cạn giống như loài Penaeus merguiensis, là loài có số lượng phong phú ở khu vực gần bờ đông, Tây Nam bộ và Nam Trung bộ. + Kích thước : Con đực 180 mm, con cái 220 mm . + Phân bố : * Trên thế giới : Ấn độ-Tây Thái bình dương: Đông và đông nam châu phi tới Nam Trung quốc, qua Malaysia và Indonesia đến New Guinea, bắc Úc và Việt Nam. * Trong nước: Phân bố chủ yếu ở Nam bộ : sông Cửa lớn, Ông Trang, Bảy Háp, sông ông Đốc, Khánh Hội, Kim Qui, Xẻo Nhào, Hòn Chông và Hà Tiên. Loài 2: Fenneropenaeus merguiensis (De Man, 1888)– Thẻ đuôi xanh, Tôm bạc gân + Tên theo F.A.O : Banana prawn + Synonym : - Penaeus merguiensis de Man, 1888; Kubo, 1949; Barnard,1950; Dall,1957; Hall,1956,1962; Nguyen Van Chung, 1971; Starobogatov, 1972. - Penaeus indicus Bate, 1888; De Man, 1892; Hederson, 1893 - Penaeus indicus merguiensis De Man, 1882; Alcock, 1905; Rathbun, 1908 . - Penaeus (Fenneropenaeus) merguiensis Holthuis, 1980 ; Nguyen Van Chung, 1995. + Tên địa phương : Tôm Bạc Thẻ, tôm He mùa, Bạc gân. + Mô tả : 7-8 - CR = ------ 4-5 - Chủy thằng, dài bằng 0,8-0,9 lần chiều dài Carapace, ngọn chủy vượt khỏi cuống râu a1. Gốc chủy nhô cao dạng tam giác. - Rãnh bên chủy cạn, dừng lại trước gai thượng vị. Gờ dạ dày-trán và gờ gan không có. Gờ dạ dày- hốc mắt không có hoặc khó xác định. Gai dạ dày tách riêng nằm ở 1/3 phía trước Carapace. - Ở con đực trưởng thành đốt Dactylus của chân hàm III chẻ đôi, chiều dài Dactylus bằng 0,5 - 0,6 lần chiều dài đốt Propodus. - Chân ngực III vượt qua vảy râu một đoạn ít nhất bằng chiều dài đốt Dactylus. Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009. 44 Chương III- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA
  17. - Màu sắc : Cơ thể có màu trắng trong, hơi hồng, có những chấm sắc tố lốm đốm màu nâu và lục đỏ xen kẻ. Telson màu hồng nhạt. Rìa chân bụng, chân ngực và Telson có lông tơ màu đỏ tía, vàng xanh hay lục sậm. + Môi trường sống: Sống ở biển và vùng cửa sông, độ sâu từ 10 - 45 m, đáy bùn. Giai đoạn Postlarva (hậu ấu trùng) và Juvenile (tôm giống) vào vùng cửa sông, thủy vực cạn. Giai đoạn Adult (trưởng thành) sống ở biển khơi. Đây là loài có giá trị kinh tế và xuất khẩu quan trọng ở Bắc bộ, biển miền Trung và vùng gần bờ đông và Tây Nam bộ. + Kích thước: dài tối đa 209 mm, thường gặp 124 - 183 mm. + Phân bố : * Trên thế giới: Ấn độ-Tây Thái bình dương: Từ vịnh Perse đến Thái Lan, Hồng kông, Philippines, Indonesia, New Guinea, Ecot, Tây Bắc và Đông Úc và Việt nam. * Trong nước : Vịnh Bắc bộ, ven biển miền Trung và Nam bộ. + Nhận xét : Loài này dễ nhầm với loài Penaeus indicus, nhưng thông thường có thể nhận biết bởi 3 điểm khác biệt sau : - Gốc chủy nhô cao dạng tam giác ở Penaeus merguiensis. - Sự hiện diện của gờ dạ dày-hốc mắt (gastro-orbital) rõ ràng ở Fenneropenaeus indicus. - Con đực trưởng thành ở loài Fenneropenaeus merguiensis có đốt Dactylus ở chân hàm III chẻ hai. Loài 3 : Marsupenaeus japonicus (Bate, 1888) – Tôm He Nhật bản + Tên theo F.A.O : Kuruma prawn. + Synonym : - Penaeus canaliculatus japonicus Bate, 1888 ; Alcock, 1905. - Penaeus japonicus Nobili,1906; De Man,1911; Balss,1914; Barnard,1926 ; Yokoya,1930; Monod,1930; Yu,1935; Kubo,1949; Hall,1956,1962 ; Nguyen Van Chung, 1971; Starobogatov, 1972. - Penaeus ( Marsupenaeus) japonicus Holthuis,1980. +Tên địa phương : Tôm He Nhật bản. + Mô tả : 9-10 - CR= -------- 1 - Chủy thẳng, vượt qua cuống râu I, có 4 răng trên sóng sau chủy. - Gờ gan và gờ dạ dày-trán phát triển. Rãnh bên chủy sâu và rộng, kéo dài đến gần hết bờ sau của Carapace. - Gờ sau chủy rộng hơn rãnh bên chủy và có rãnh giữa rõ, hợp cùng rãnh bên chủy tạo thành 3 rãnh chay song song. - Màu sắc : Cơ thể có màu sặc sỡ, có những vân sắc tố màu nâu đen. Vảy râu có màu xanh, phần rìa có màu trắng nhạt. Phụ bộ ngực và phụ bộ bụng đôi khi có màu vàng. Phần giữa chân đuôi có màu nâu sậm, điểm những sắc tố màu vàng sáng, rìa chân đuôi có màu xanh viền đỏ. + Môi trường sống : Độ sâu từ 0-90 m, nền đáy cát bùn hoặc cát. Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009. 45 Chương III- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA
  18. + Nhận xét : Là đối tượng kinh tế quan trọng. Tập trung giao vĩ và đẻ trứng từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 - 3 năm sau. Đây là loài tôm ưa độ mặn cao, chúng chỉ thích nghi với những nơi có đáy cát bùn hoặc cát mịn, cũng là nơi có độ trong và độ mặn cao. Giai đoạn tôm con, chúng tập trung nhiều ở các bãi cát bùn, hoặc cát mịn ven biển . + Kích thước : Con đực dài 156 mm, con cái 180 mm . + Phân bố : * Trên thế giới : Ấn độ-Tây Thái bình dương : Hồng hải, Đông và Đông Nam châu Phi đến Triều tiên, Nhật bản và Mã lai, Fiji, Đông Đại Tây Dương và Việt Nam. * Trong nước: Vịnh Bắc bộ, ven biển miền Trung ; Vùng biển đông và Tây Nam bộ. Loài 4 : Melicertus latisulcatus (Kishinouye, 1896) – Tôm Nylon + Tên theo F.A.O : Western king prawn + Synonym : - Penaeus latisulcatus Kishinouye Bate, 1896 ; Parisi, 1919; Rathbun, 1902 ; de Man,1911; Yoshida,1941; Kubo,1949, Starobogatov, 1972. - Penaeus (Melicertus) latisulcatus Holthuis, 1980 ; Nguyen Van Chung, 1995. + Tên địa phương : Tôm Gân, tôm ny lông. + Mô tả : 9 - 10 - CR= ------- 1 - Chủy có 9 -10 răng ở cạnh trên và 1 răng dưới chủy. Thường có 4 răng sau hốc mắt. Chủy có dạng giống như ở loài Marsupenaeus japonicus, khác ở chỗ rãnh bên rộng bằng gờ sau chủy và rõ ràng ở nữa phần sau của Carapace. - Màu sắc : Cơ thể có màu vàng sáng, xanh nhạt đến xanh nâu. Vòng vỏ ở phần bụng có những dãi sắc tố ngắn màu nâu đen, rõ. Chủy, gờ sau chủy, mép ngoài của vảy râu và gờ lưng ở phần bụng có màu nâu đậm. Ba đôi chân ngực cuối có màu xanh dương nhạt. Ở phần sau của chân đuôi và ở rìa chân đuôi có màu đỏ. Về mặt hình thái thì loài Melicertus latisulcatus giống như ở loài Marsupenaeus japonicus. Tuy nhiên về màu sắc sống của 2 loài này rất khác nhau. + Môi trường sống : Độ sâu từ 0-80 m, nền đáy bùn cát, sỏi đá. + Kích thước : dài tối đa 165 mm ( đực), 210 mm (cái) . + Phân bố : * Trên thế giới: Ấn Độ-Tây Thái bình Dương: từ Hồng hải, Đông Nam châu Phi tới Triều Tiên, Nhật bản, Mã Lai, Úc và Việt Nam. * Trong nước : Vịnh Bắc bộ, ven biển miền Trung và Nam bộ Vùng biển Tây Nam bộ : Ngư trường Nam du. Loài 5 : Penaeus monodon Fabricius, 1798. + Tên theo F.A.O : Giant tiger prawn. Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009. 46 Chương III- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA
  19. + Synonyms : - Penaeus monodon Fabricius, 1798; Latreille, 1803; H.Milne Edwards, 1837; Bate, 1881; Miers, 1884; Kubo, 1949; Dall, 1957; Hall, 1962. - Penaeus carinatus Dana, 1852; Kemp, 1918. - Penaeus tahitensis Heller, 1862 - Penaeus semisulcatus exsulcatus Hilgeldorf, 1879. - Penaeus coeruleus Stebbing, 1905. - Penaeus bubulus Kubo, 1949 - Penaeus monodon monodon Burkenroad, 1959 - Penaeus (Penaeus) monodon Holthuis, 1980; Nguyen Van Chung, 1995. + Tên địa phương : Tôm Sú , tôm Rong. + Mô tả : 6-8 - CR = ------- 2-3 - Chủy kéo dài đến rìa của cuống râu I, gờ sau chủy có 3 răng và kéo dài đến hết bờ sau của Carapace. - Carapce có gai râu và gai gan, nhưng không có gai hốc mắt. - Rãnh bên chủy sâu, dừng ở trước hoặc ngay gai thượng vị. Sợi râu trên và dưới của râu I dài gần bằng nhau và dài bằng cuống râu. - Gờ gan thẳng, song song với mặt lưng của Carapace. Không có gờ dạ dày-trán. Gờ dạ dày-hốc mắt chiếm 1/2 khoảng cách giữa gai gan và bờ sau hốc mắt. - Chân ngực V không có nhánh ngoài. Gờ lưng hiện diện từ cuối đốt bụng IV đến cuối đốt bụng VI. - Màu sắc : Cơ thể màu xanh đậm, có những vân sắc tố trắng đen ở các đốt bụng. Phần còn lại của thân biến đổi từ màu nâu sang màu xanh hoặc đỏ. Rìa chân hàm III và chân bụng có màu tím nâu, hoặc ít đỏí. Phân nữa chân đuôi có màu đỏ, xanh và nâu đen. Rìa của chân đuôi có lông tơ màu đỏ tía. + Môi trường sống : Phân bố ở độ sâu từ 0-162 m, đáy cát bùn hay bùn hoặc cát, thích hợp nhất ở thủy vực có độ trong cao. Giai đoạn Juvenile sống ở vùng cửa sông nước cạn. Con trưởng thành sống ở mức nước sâu hơn. Bãi đẻ ở thủy vực có độ sâu từ 30-40 m hay sâu hơn. Đây là loài tôm có kích thước lớn nhất của họ Penaeidae. Nhóm này ưa sống nơi có đáy bùn, bùn cát, độ trong và độ mặn cao và ổn định. Tuy nhiên khả năng thích ứng độ mặn rộng ngay cả trong thời kỳ trưởng thành do đó rất thuận lợi cho nghề nuôi loài tôm này trong các ao đầm nước mặn lợ ven biển. Tôm Sú đẻ trứng chủ yếu vào tháng 11-4 hàng năm. Ở vùng biển Tây Nam Bộ, nguồn giống tôm Sú xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, phân bố rải rác ở vùng ven biển Kiên giang. Ngoài ra khu vực vùng ven biển huyện An Biên- Kiên Giang có xuất hiện nguồn giống tôm Sú khá nhiều vào tháng 4. Từ tháng 4 đến tháng 10, nguồn giống ít xuất hiện . + Kích thước : dài tối đa 270 mm, thường gặp 122 - 232 mm. + Phân bố : Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009. 47 Chương III- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA
  20. * Trên thế giới: Ấn độ-Tây Thái Bình Dương: Từ Đông và Đông Nam châu Phi, Pakistan đến Nhật bản, Malay Archipelago, Indonesia, New Guinea, Bắc Úc, Philippines, Đài Loan và Việt Nam * Trong nước : Vịnh Bắc bộ, ven biển miền Trung và Nam Bộ; Vùng biển Tây Nam bộ: Ông Trang, Bảy Háp , sông Ông Đốc và Khánh hội, Kim qui, Hòn Chông, Hà Tiên. Loài 6 : Penaeus semisulcatus De Haan, 1844 – Tôm Rằn + Tên theo F.A.O : Green tiger prawn. + Synonyms : - Penaeus semisulcatus de Haan,1850; de Man, 1911; Barnard, 1950, Racek, 1955; Dall, 1957; Hall, 1962 ; de Bruin, 1965 ; Nguyen Van Chung , 1971; Starobogatov , 1972. - Penaeus ashiaka Kishinouye, 1900. - Penaeus semisulcatus pausidentatus Parisi, 1919. - Penaeus monodon manillensis Villaluz; Arriola, 1938. - Penaeeus (Penaeus) semisulcatus Holthuis, 1980; Nguyen Van Chung, 1995. + Tên địa phương : Tôm Vằn, tôm Rằn. + Mô tả : 6-8 - CR = ------- 2-3 - Nhánh râu a1 ngắn hơn cuống râu. Nhánh trên của râu a1 dài hơn nhánh dưới. - Rãnh bên chủy cạn nhưng rõ, kéo dài đến hoặc vượt qua gai dạ dày. - Gờ gan lớn kéo dài đến phía sau gai gan, nghiêng một góc 30o so với cạnh lưng của Carapace. Không có gờ dạ dày-trán. - Chân ngực V có nhánh ngoài (exopod) phát triển. - Màu sắc : Cơ thể có vân màu sắc giống như Penaeus monodon, nhưng màu từ nâu sang nâu đỏ. Sợi râu II có những đốm sắc tô màu trắng, đỏ xen kẻ. Phụ bộ ngực và chân bụng có màu đỏ, xen kẻ điểm những chấm sắc tố màu trắng. Ngọn của chân ngực có màu đỏ. Phân nữa chân đuôi phía ngoài có màu đỏ và nâu đen. + Nhận xét : Loài Penaeus semisulcatus phân biệt dễ dàng với loài Penaeus monodon nhờ vào các đặc điểm khác biệt chính : - Sóng gan của tôm Penaeus semisulcatus nghiêng một góc 30o so với cạnh lưng của Carapace. - Loài Penaeus semisulcatus có nhánh ngoài ở chân ngực V. - Về màu sắc thì ở chân ngực và chân bụng của Penaeus semisulcatus có điểm sắc tố màu trắng, còn ở loài Penaeus monodon luôn có màu vàng xanh. + Môi trường sống : Giai đoạn trưởng thành sống ở vùng ven biển, có khả năng phân bố ở độ sâu từ 2-130 m, chất đáy cát, bùn. Chúng phân bố chủ yếu ở nơi có độ trong, độ mặn cao và ổn định, đặc biệt là khu vực vịnh bái Tử Long, ven biển miền Trung và quần đảo An thới (Kiên Giang), chúng sống xa các cửa sông. Tôm Rằn đẻ trứng từ tháng 9-2 và 5-7, đẻ rộ vào tháng 11- 1. Chúng đẻ trứng ở khu vực có độ sâu 15 - 30m, chủ yếu là 20 - 25 m. + Kích thước : Con đực dài 180 mm, con cái 220 mm . Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009. 48 Chương III- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM PENAEIDEA
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2