intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Nguyên lí chi tiết máy (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Nguyên lí chi tiết máy (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên trình bày nguyên lý tạo thành chuyển động trong các cơ cấu máy; có kỹ năng tính tỉ số truyền và các đại lượng biến đổi chuyển động; nhận biết chức năng của một số chi tiết máy quan trọng;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Nguyên lí chi tiết máy (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN -------------------------------------------------- GIÁO TRÌNH MH 10: NGUYÊN LÝ CHI TIẾT MÁY NGHỀ: CƠ ĐIỆN TỬ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ..... tháng.... năm 2019 của Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận) Ninh Thuận, năm 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. GIỚI THIỆU Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và nghề hàn ở Việt Nam nói riêng đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ cả về số lƣợng và chất lƣợng đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Thực hiện luật dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006 và theo quyết định số 37/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 04 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ lao động – Thƣơng binh và xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề đào tạo trình độ Trung cấp nghề, trình độ Cao đẳng nghề. Việc biên soạn giáo trình hàn nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của đội ngũ giáo viên cũng nhƣ học tập của học sinh nghề hàn tạo sự thống nhất trong quá trình đào tạo nghề hàn, đáp ứng nhu cầu thực tế sản xuất của các doanh nghiệp, của mọi thành phần kinh tế là vấn đề cấp thiết cần thực hiện. Xuất phát từ những nhu cầu đào tạo và thực tế sản xuất, Trƣờng đã tiến hành biên soạn giáo trình nghề Hàn gồm: 6 tập giáo trình của các môn học kỹ thuật cơ sở; 16 tập giáo trình của các mô đun chuyên môn nghề Hàn. Nội dung biên soạn theo hình thức tích hợp giữa lý thuyết và thực hành với những kiến thức, kỹ năng nghề đƣợc bố trí kết hợp khoa học nhằm đảm bảo tốt nhất mục tiêu đề ra của từng môn học, mô đun. Trong quá trình biên soạn tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu liên quan cũng nhƣ tiếp xúc trao đổi với nhiều chuyên gia đào tạo nghề Hàn, các công nhân bậc cao tại các cơ sở sản xuất, đồng thời áp dụng những tiêu chuẩn của Hiệp hội hàn quốc tế và tiêu chuẩn quốc tế ISO cố gắng đƣa những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất, phù hợp với thực tế sản xuất, đặc biệt dễ nhớ, dễ hiểu không ngoài mục đích nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất hiện nay. Trong quá trình biên soạn giáo trình, mặc dù đã có nhiều cố gắng của tác giả, xong không thể tránh khỏi những thiết sót, hạn chế. Đồng thời để giáo trình ngày càng hoàn thiện, phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy và học tập, Nhà trƣờng mong nhận đƣợc những góp ý của bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Ninh Thuận, ngày….. tháng.... năm 2019 Tham gia biên soạn 1.Chủ biên : Nguyễn Thanh Bích 2. Thành viên: Trần Thanh Sơn
  4. MỤC LỤC MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ CHI TIẾT MÁY ........................................................... 6 I. VỊ TRÍ, Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA MÔ ĐUN: ................................................... 6 II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: ............................................................................... 6 BÀI 1 : NHỮNG KHI IỆM CƠ BẢN ....................................................................... 7 Giới thiệu: .................................................................................................................. 7 Nội dung: ................................................................................................................... 7 1. Cơ cấu.................................................................................................................. 7 2. Tiết máy............................................................................................................... 7 3. Khâu .................................................................................................................... 7 4. Khớp .................................................................................................................... 8 5. Lƣợc đồ động....................................................................................................... 10 BÀI 2 : BẬC TỰ DO CỦA CƠ CẤU ..................................................................... 12 Giới thiệu: ................................................................................................................ 12 Nội dung: ................................................................................................................. 12 1. Định nghĩa ......................................................................................................... 12 2. Công thức tính bậc tự do của cơ cấu ................................................................. 12 3. Ràng buộc trực tiếp - Ràng buộc gián tiếp........................................................ 13 4. Ràng buộc thừa - Bậc tự do thừa ...................................................................... 14 5. Ý nghĩa của bậc tự do, khâu dẫn và khâu bị dẫn .............................................. 16 BÀI 3 : XẾP HẠNG CƠ CẤU ................................................................................ 18 Giới thiệu: ................................................................................................................ 18 Nội dung: ................................................................................................................. 18 1. Nhóm tĩnh định (t-xua) ........................................................................................ 18 2. Nguyên tắc tách nhóm ......................................................................................... 19 3. Xếp loại cơ cấu .................................................................................................... 19 BÀI 4: PHÂN TÍCH ĐỘNG HỌC CƠ CẤU HẠNG II ......................................... 22 1. Nội dung và ý nghĩa của nghiên cứu động học ................................................. 22 2. Bài toán xác định vị trí của cơ cấu .................................................................... 22 3. Xác định vận tốc, gia tốc (bằng phƣơng pháp vẽ) ............................................ 24
  5. BÀI 5 : CÁC CƠ CẤU TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG ............................................ 27 Giới thiệu:................................................................................................................ 27 Nội dung: ................................................................................................................. 27 1. Cơ cấu động đai ................................................................................................... 27 2. Cơ cấu bánh răng ................................................................................................. 30 3. Cơ cấu trục vít- bánh vít ...................................................................................... 31 4.cơ cấu xích............................................................................................................ 32 BÀI 6: CÁC MỐI GHÉP ........................................................................................ 34 Giới thiệu:................................................................................................................ 34 Nội dung: ................................................................................................................. 34 I. Mối ghép tháo lắp đƣợc .................................................................................... 34 1. Ghép bằng then.................................................................................................... 34 2. Ghép bằng then hoa ............................................................................................. 37 3. Ghép bằng chốt ................................................................................................. 38 4. Mối ghép ren ..................................................................................................... 39 II. Mối ghép không tháo lắp đƣợc ........................................................................ 40 1. Mối ghép đinh tán. ............................................................................................ 40 2. Mối ghép hàn. ................................................................................................... 43
  6. MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ CHI TIẾT MÁY Mã số MH: MH11 I. VỊ TRÍ, Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Là môn học kỹ thuật cơ sở. Môn học đƣợc bố trí học ngay sau khi học môn Cơ học ứng dụng. Là môn học bắt buộc trong chƣơng trình đào tạo nghề Cơ điện tử. - Ý nghĩa, vai trò mô đun: Là mô đun có vai trò rất quan trọng trong chƣơng trình đào tạo nghề CƠ ĐIỆN TỬ , ngƣời học đƣợc trang bị những kiến thức, phƣơng pháp tính toán cơ cấu và hiểu biết cơ bản về các mối lắp ghép các chi tiết cơ khi cơ bản. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: Kiến thức: - Trình bày nguyên lý tạo thành chuyển động trong các cơ cấu máy. Kỹ năng: - Tính tỉ số truyền và các đại lƣợng biến đổi chuyển động. - Nhận biết chức năng của một số chi tiết máy quan trọng Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Chủ động và sáng tạo trong học tập. III. NỘI DUNG MÔN HỌC Thời gian Số Tên chƣơng, mục Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra 1 Những khái niệm cơ bản 4 4 0 0 2 Bậc tự do của cơ cấu 4 4 0 0 3 Xếp hạng cơ cấu 4 3 0 1 4 Phân tích động học cơ cấu hạng II 6 6 0 0 5 Các cơ cấu truyền chuyển động 6 6 0 0 6 Các mối ghép 6 5 0 1 Tổng cộng 30 28 0 2
  7. BÀI 1 : NHỮNG KHI IỆM CƠ BẢN Mã số bài : MH 10.1 Giới thiệu: Trang bị cho ngƣời học những kiến thức cơ bản về cấu trúc cơ cấu, động học, lực học, động lực học cơ cấu phẳng; chuyển động thực của máy; các cơ cấu thông dụng; các nguyên tắc tính toán thiết kế chi tiết máy; các bộ truyền động cơ khí; các tiết máy đỡ và ghép nhằm trang bị cho ngƣời học nắm đƣợc cơ bản về kết cấu máy, kết cấu hệ truyền động thuận tiện cho việc nghiên cứu chuyên môn sau này. Nội dung: 1. Cơ cấu - Định nghĩa: Cơ cấu là những thành phần cơ bản của máy có chuyển động xác định. Đó là những hệ thống cơ học dùng để biến đổi chuyển động của 1 hay 1 số vật thể thành chuyển động cần thiết của các vật thể khác. - Nhiệm vụ cuả cơ cấu là thực hiện các quá trình kỹ thuật nhờ chuyển động của các phần tử của nó - Các phần tử cuả cơ cấu: các khâu và khớp động. 2. Tiết máy Một bộ phận không thể tháo rời nhỏ hơn đƣợc nữa của cơ cấu hay của máy đƣợc gọi là chi tiết máy, gọi tắt là tiết máy. Ví dụ: bu lông, đai ốc, trục, bánh răng... 3. Khâu Một hay một số tiết máy liên kết cứng với nhau tạo thành một bộ phận có chuyển động tƣơng đối so với bộ phận khác trong cơ cấu hay máy đƣợc gọi là khâu. Hình 1-1. Thanh truyền.
  8. Ví dụ thanh truyền (H.1-1) bao gồm nhiều tiết máy nối cứng với nhau, tất cả các tiết máy không có chuyển động tƣơng đối với nhau khi thanh truyền chuyển động. Thanh truyền đƣợc coi là 1 khâu. Môn học nguyên lý máy chỉ xét đến khâu và coi khâu nhƣ là thành phần cơ bản trong cơ cấu và máy, đồng thời khâu đƣợc xem nhƣ là vật rắn tuyệt đối 4. Khớp Mối nối động giữa hai khâu liền nhau để hạn chế một phần chuyển động tƣơng đối giữa chúng đƣợc gọi là khớp động (gọi tắt là khớp). Toàn bộ chỗ tiếp xúc giữa hai khâu trong khớp động đƣợc gọi là thành phần khớp động. Thông số xác định vị trí tƣơng đối giữa các thành phần khớp động trên cùng một khâu gọi l kích thƣớc động, nĩ ảnh hƣởng đến các thông số động học, động lực học cơ cấu. Khớp động đƣợc phân loại theo nhiều cách : a. Phân loại theo số bậc tự do bị hạn chế (hay số ràng buộc) Nếu để rời 2 khâu trong không gian, sẽ có 6 khả năng chuyển động tƣơng đối độc lập với nhau bao gồm: 3 khả năng chuyển động tịnh tiến theo 3 trục; ký hiệu Tx, Ty, Tz và 3 chuyển động quay quanh 3 trục; ký hiệu Qx, Qy, Qx (H.1-2). Mỗi khả năng chuyển động nhƣ vậy đƣợc gọi là một bậc tự do. Nói cách khác, hai khâu để rời trong không gian có 6 bậc tự do tƣơng đối với nhau. Hình 1-2: Cc bậc tự do Nếu cho hai khâu tiếp xúc với nhau, tạo thành khớp động thì giữa chúng xuất hiện những ràng buộc về mặt hình học hạn chế bớt bậc tự do tƣơng đối của nhau. Nhƣ vậy khớp làm giảm đi số bậc tự do của khâu. Số bậc tự do bị khớp hạn chế bớt đƣợc gọi là số ràng buộc. Khớp có k ràng buộc đƣợc gọi là khớp loại k (0 < k < 6; bảng 1). Ví dụ: khớp ràng buộc 1 bậc tự do giữa 2 khâu, số bậc tự còn lại là 5, khớp đƣợc gọi là khớp loại 1. Ch ý: Trong mặt phẳng chỉ cĩ khớp loại 4 v khớp loại 5. b. Phân loại theo tính chất tiếp xúc - Khớp loại cao: khi các phần tử khớp động là đƣờng hay điểm. Ví dụ khớp bánh ma sát, bánh răng, cơ cấu cam...
  9. - Khớp loại thấp: khi các phần tử khớp động là các mặt. Ví dụ khớp quay (bản lề), khớp tịnh tiến, khớp cầu... c. Phân loại theo tính chất của chuyển động tương đối giữa các khâu: khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp phẳng và khớp không gian. Khớp phẳng dng để nối động cc khu trong cng một mặt phẳng hay trn những mặt phẳng song song nhau, khớp khơng gian nối động cc khu nằm trn những mặt phẳng khơng song song nhau.
  10. 5. Lƣợc đồ động a. Lược đồ của khâu Để thuận tiện trong quá trình giải quyết bài toán nguyên lý máy, các khâu đƣợc biểu diễn bằng các sơ đồ đơn giản gọi là lƣợc đồ của khâu. Lƣợc đồ khâu phải thể hiện đầy đủ thành phần khớp động và các kích thƣớc ảnh hƣởng đến tính chất động học của cơ cấu. Kích thƣớc này đƣợc gọi là kích thƣớc động. Thông thƣờng, kích thƣớc động là kích thƣớc giữa tâm các thành phần khớp động trên khâu. Ví dụ: Hình 1-3: Lược đồ động b. Lược đồ động của khớp Cũng nhƣ khâu, để thuận tiện trong quá trình nghiên cứu cơ cấu và máy, các khớp động đƣợc biểu diễn bằng các hình vẽ qui ƣớc gọi là lƣợc đồ động của khớp (gọi tắt là lƣợc đồ). Các loại khớp động và lƣợc đồ trình bày trong bảng 1. 1.6. Chuỗi động và cơ cấu a. Chuỗi động Chuỗi động là tập hợp các khâu liên kết với nhau bằng các khớp động trong 1 hệ thống. Chuỗi động có thể đƣợc chia thành chuỗi động phẳng, chuỗi động không gian; đồng thời là chuỗi động kín hoặc chuỗi động hở. Chuỗi động phẳng là chuỗi động trong đó các khâu chuyển động trong một mặt phẳng hoặc nhiều mặt phẳng song song với nhau. Chuỗi động không gian là chuỗi động trong đó các khâu chuyển động trong những mặt phẳng không song song với nhau.
  11. Hình 1-4. Chuỗi động phẳng Hình 1-5. Chuỗi động khơng gian Chuỗi động kín là chuỗi động trong đó các khâu tạo thành một hay nhiều chu vi khép kín, muốn thế mỗi khâu phải tham gia ít nhất 2 khớp động. Chuỗi động hở: là chuỗi động trong đó các khâu không tạo thành chu vi khép kín, nhƣ vậy trong chuỗi động có những khâu chỉ tham gia 1 khớp động. KẾT QUẢ HỌC TẬP Kết quả thực Kết qủa Tiêu chí đánh giá Hệ số hiện học tập Kiến thức 0,3 Kỹ năng 0.4 Thái độ 0,3 Cộng: Câu hỏi lý thuyết bài 1 Kiến thức: Câu 1: định nghĩa về cơ cấu, khớp, chi tiết? Câu 2: Trình bày các bậc tự do trong không gian?
  12. BÀI 2 : BẬC TỰ DO CỦA CƠ CẤU Mã số bài : MH 10.2 Giới thiệu: Trang bị cho ngƣời học những kiến thức cơ bản về cấu trúc cơ cấu, động học, lực học, động lực học cơ cấu phẳng; chuyển động thực của máy; các cơ cấu thông dụng; các nguyên tắc tính toán thiết kế chi tiết máy; các bộ truyền động cơ khí; các tiết máy đỡ và ghép nhằm trang bị cho ngƣời học nắm đƣợc cơ bản về kết cấu máy, kết cấu hệ truyền động thuận tiện cho việc nghiên cứu chuyên môn sau này. Nội dung: 1. Định nghĩa Bậc tự do của cơ cấu là số thông số độc lập cần thiết để xác định vị trí của cơ cấu. Đồng thời bậc tự do cũng chính là số khả năng chuyển động độc lập của cơ cấu đó. 2. Công thức tính bậc tự do của cơ cấu Bậc tự do thể hiện cho khả năng chuyển động của cơ cấu, nó phụ thuộc vào số khâu, khớp và loại khớp. Gọi W0 là số bậc tự do tƣơng đối của tất cả các khâu trong cơ cấu để rời so với giá, gọi R là tổng số ràng buộc trong cơ cấu, thì bậc tự do W của cơ cấu đƣợc tính W = W0 - R (1-1) Xác định W0: trƣờng hợp tổng quát, một khâu để rời trong không gian có 6 bậc tự do tƣơng đối so với giá, nên nếu cơ cấu có n khâu thì số bậc tự do tƣơng đối sẽ là W0 = 6n (1-2) Xác định R: Mỗi khớp động sẽ hạn chế một số bậc tự do bằng đúng số ràng buộc của khớp đó. Nếu gọi pi là số khớp loại i trong cơ cấu thì tổng số ràng buộc sẽ là 5 R = ∑i.pi = 5p5 + 4p4 + 3p3 + 2p2 +1p1 (1-3) i=1
  13. Thay (1-2) và 1-3) vào (1-1) ta có : W = 6n – (5p5 + 4p4 + 3p3 + 2p2 +1p1) (1-4) Đối với cơ cấu phẳng - Một khâu có nhiều nhất 3 bậc tự do so với giá. Nên tổng số bậc tự do của n khâu sẽ là W0 = 3n Một khớp có nhiều nhất là 2 ràng buộc, nói cách khác cơ cấu phẳng chỉ chứa khớp loại 4 và loại 5. Mỗi khớp loại 4 trong cơ cấu phẳng chỉ có thêm 1 ràng buộc nên số ràng buộc của p4 khớp loại 4 là 1xp4. Mỗi khớp loại 5 trong mặt phẳng có thêm 2 ràng buộc nên số ràng buộc của p5 khớp loại 5 là 2xp5. Nên tổng số ràng buộc trong cơ cấu phẳng R = 2p5 + p4 Ỳ W = 3n - (2p5 + p4) (1-5) 3. Ràng buộc trực tiếp - Ràng buộc gián tiếp Ràng buộc giữa hai khâu do khớp nối trực tiếp giữa chúng gọi là ràng buộc trực tiếp. Sự ràng buộc giữa hai khâu không phải do tác dụng trực tiếp của khớp nối hai khâu đó gọi là ràng buộc gián tiếp. Xét ví dụ trên H.1-8 a) b)
  14. Hình 1-8. Cơ cấu có ràng buộc gián tiếp Sự ràng buộc giữa khâu 1 và 2, giữa 2 và 3, giữa 1 và 4 trên H.1-8a là ràng buộc trực tiếp. Khâu 3 và khâu 4 chƣa nối với nhau nhƣng do tác dụng của các khớp A, B, C nên khâu 3 đã xuất hiện 3 ràng buộc: Qx , Qy và Tz đƣợc gọi là ràng buộc gián tiếp. Nếu nối khâu 3 với khâu 4 bằng khớp D (H.1-8b), khớp D có 5 ràng buộc trực tiếp: Tx, Ty, Tz, Qx, Qy. Tuy nhiên trong đó có 3 ràng buộc Qx, Qy, Tz đã có khi chƣa xuất hiện khớp D. Ba ràng buộc này đƣợc gọi là ràng buộc trùng. Chú ý: ràng buộc trùng chỉ xuất hiện ở khớp nối các khâu đã có ràng buộc gián tiếp tức là chỉ có ở khớp khép kín của chuỗi động. Nói cách khác, ràng buộc trùng chỉ có ở chuỗi động kín. Khi cơ cấu tồn tại rng buộc gin tiếp thì số rng buộc của cơ cấu đƣợc tính 5 R = ∑i.pi - R0 (1-6) i=1 4. Ràng buộc thừa - Bậc tự do thừa Ràng buộc thừa là những ràng buộc xuất hiện trong cơ cấu mà nếu bỏ chúng đi thì qui luật chuyển động của cơ cấu không thay đổi. Xét cơ cấu trên H.1-9. Hình 1-9. Cơ cấu có ràng buộc thừa Nếu bỏ đi một trong 3 khâu 1, 2, 3 và khớp kèm theo thì chuyển động của cơ cấu không thay đổi. Nghĩa là về phƣơng diện chuyển động thì việc thêm khâu 2 hoặc 3 là thừa. Việc thêm khâu khâu 2 hoặc 3 làm cho bậc tự do tăng lên:
  15. 3n - 2p5 = 3x1 - 2x2 = -1 Nói cách khác là tăng thêm 1 ràng buộc. Ràng buộc này chính là ràng buộc thừa. Nhƣ vậy khi tính số ràng buôc của cơ cấu chúng ta không tính đến ràng buộc thừa. Nếu gọi số ràng buộc thừa là r, thì số ràng buộc của cơ cấu là 5 R = ∑i.pi - R0 - r (1-7) =1 Bậc tự do thừa là những bậc tự do của các khâu trong cơ cấu mà nếu bỏ chúng đi thì qui luật chuyển động của cơ cấu không thay đổi. Xét cơ cấu cam trên H.1-10 Hình 1-10. Cơ cấu có bậc tự do thừa Chuyển động của con lăn 2 không ảnh hƣởng đến chuyển động của cơ cấu. Bậc tự do này (con lăn 2 quay) gọi là bậc tự do thừa. Khi tính bậc tự do của cơ cấu không tính đến bậc tự do thừa này. Gọi s là bậc tự do thừa thì công thức tính bậc tự do của cơ cấu W = W0 - R - s 2.5. Công thức tổng quát - Cơ cấu không gian : W = 6n - (5p5 + 4p4 + 3p3 + 2p2 + 1p1 - R0 - r) - s (1-8) - Cơ cấu phẳng W = 3n - (2p5 + p4 - r) - s (1-9)
  16. 5. Ý nghĩa của bậc tự do, khâu dẫn và khâu bị dẫn Để thấy rõ ý nghĩa bậc tự do, so sánh 2 cơ cấu trên H.1-11 Cơ cấu 4 khâu trên H.1-11a có 1 bậc tự do nên chỉ cần 1 thông số độc lập (góc ϕ) thì vị trí cơ cấu hoàn toàn xác định, đồng thời cơ cấu chỉ có 1 khả năng chuyển động độc lập, giả sử là chuyển động của khâu 1 quay quanh A, nếu dừng chuyển động này thì cơ cấu cũng sẽ dừng lại, không còn chuyển động nào nữa. Nếu cho trƣớc qui luật chuyển động của ϕ theo thời gian, thì qui luật chuyển động của cơ cấu hoàn toàn xác định. Có nghĩa là nếu biết trƣớc qui luật chuyển động của một khâu bất kỳ thì qui luật của toàn cơ cấu hoàn toàn xác định. Với cơ cấu 5 khâu trên H.1-11b có 2 bậc tự do nên nếu chỉ biết một thông số độc lập (giả sử ϕ) thì chƣa đủ để xác định vị trí của toàn bộ cơ cấu. Muốn xác định hoàn toàn vị trí cơ cấu cần phải biết thêm một thông số độc lập nữa (giả sử là ). Đồng thời, về chuyển động, cơ cấu này có hai khả năng chuyển động động lập nên nếu chỉ dừng một chuyển động (giả sử dừng khâu 1) thì cơ cấu 4 khâu còn lại (BCDE) vẫn chuyển động đƣợc. Nếu dừng thêm một chuyển động nữa (giả sử dừng khâu 4) thì cơ cấu mới cố định. Cần phải biết trƣớc 2 qui luật chuyển động (giả sử của ϕ và ) thì qui luật chuyển động của cơ cấu hoàn toàn xác định. Qua phân tích hai cơ cấu chúng ta thấy: để cơ cấu chuyển động xác định, số qui luật chuyển động độc lập cần biết trƣớc phải bằng số bậc tự do của cơ cấu. Khâu có qui luật chuyển động biết trƣớc đƣợc gọi là khâu dẫn. Các khâu động còn lại đƣợc gọi là khâu bị dẫn.
  17. Thông thƣờng khâu dẫn là khâu nối với giá bằng một khớp quay loại 5; mỗi khâu dẫn chỉ ứng với một qui luật chuyển động cho trƣớc. Vì vậy, để cơ cấu có chuyển động xác định, số khâu dẫn phải bằng số bậc tự do KẾT QUẢ HỌC TẬP Kết quả thực Kết qủa Tiêu chí đánh giá Hệ số hiện học tập Kiến thức 0,3 Kỹ năng 0.4 Thái độ 0,3 Cộng: Câu hỏi lý thuyết bài 2 Kiến thức: Câu 1: định nghĩa về cơ cấu, khớp, chi tiết? Câu 2: Trình bày các bậc tự do trong không gian?
  18. BÀI 3 : XẾP HẠNG CƠ CẤU Mã số bài : MH 10.3 Giới thiệu: Trang bị cho ngƣời học những kiến thức cơ bản về cấu trúc cơ cấu, động học, lực học, động lực học cơ cấu phẳng; chuyển động thực của máy; các cơ cấu thông dụng; các nguyên tắc tính toán thiết kế chi tiết máy; các bộ truyền động cơ khí; các tiết máy đỡ và ghép nhằm trang bị cho ngƣời học nắm đƣợc cơ bản về kết cấu máy, kết cấu hệ truyền động thuận tiện cho việc nghiên cứu chuyên môn sau này. Nội dung: 1. Nhóm tĩnh định (t-xua) Phân tích cấu tạo của cơ cấu ta sẽ tìm đƣợc những đặc điểm cấu tạo làm cơ sở xác định phƣơng pháp và trình tự nghiên cứu cơ cấu. Theo phƣơng pháp phân tích cấu tạo cơ cấu của Át-xua: nếu một cơ cấu có W bậc tự do thì bao gồm W khâu dẫn và những nhóm có bậc tự do bằng không. Nói cách khác, các khâu trong một cơ cấu đƣợc chia làm 2 loại: Loại thứ nhất là khâu dẫn có qui luật chuyển động biết trƣớc, số khu loại ny bằng số bậc tự do của cơ cấu. Loại thứ hai là các khâu bị dẫn tập hợp thành những nhóm tĩnh định có bậc tự do bằng không, còn gọi là nhóm Át-xua. Xét cơ cấu phẳng chỉ chứa toàn những khớp thấp gồm n khâu và p5 khớp loại 5, một nhóm Át-xua phải thỏa mãn điều kiện của nhóm: Wnhóm = 3n - 2p5 = 0 Vì số khâu và khớp phải là số nguyên nên các nhóm đƣợc phân loại nhƣ sau n=2 Ỳ p5 = 3 Ỳ nhóm 2 khâu 3 khớp n=4 Ỳ p5 = 6 Ỳ nhóm 4 khâu 6 khớp n=6 Ỳ p5 = 9 Ỳ nhóm 6 khâu 9 khớp * Qui ƣớc : Nhóm 2 khâu 3 khớp gọi là nhóm loại 2 (H.1-12a, b, c, d, e) Nhom 4 khâu 6 khớp gọi là nhóm loại 3 (H.1-12f, g) Nhóm 6 khâu 9 khớp gọi là nhóm loại 4 (H.1-12h)
  19. ....................................................... a) b) c) d) e) f) g) h) Hình 1-12: Nhĩm t-xua 2. Nguyên tắc tách nhóm Khi tách nhóm phải biết trƣớc khâu dẫn. Khâu dẫn và giá không thuộc các nhóm. Số khâu và khớp phải thoả mãn điều kiện bậc tự do của nhóm. Khớp bị tách thì xem là ở nhóm vừa tách. Sau khi tách nhóm ra khỏi cơ cấu, phần còn lại phải là cơ cấu hoàn chỉnh hoặc là còn lại khâu dẫn nối với giá. Nhƣ vậy, việc tách nhóm phải tiến hành từ xa khâu dẫn đến gần khâu dẫn. Phải tách nhóm đơn giản trƣớc, nếu không đƣợc thì mới tách nhóm phức tạp hơn (loại cao hơn). 3. Xếp loại cơ cấu Khâu dẫn gọi là cơ cấu loại 1 Cơ cấu chỉ chứa 1 nhóm Át-xua thì loại của cơ cấu là loại của nhóm Át-xua đó. Cơ cấu chứa nhiều nhóm Át-xua thì loại của cơ cấu là loại của nhóm Át-xua có loại cao nhất.
  20. * Các ví dụ: Cơ cấu 4 khâu bản lề trên H.1-11a: bao gồm giá, một khâu dẫn 1 và một nhóm Át-xua 2 khâu 3 khớp. Cơ cấu thuộc loại 2. Cơ cấu 5 khâu trên H.1-11b: bao gồm một giá, 2 khâu dẫn (1 và 4) và một nhóm Át-xua 2 khâu 3 khớp. Cơ cấu thuộc loại 2. Cơ cấu bơm oxy trên H.1-13: bao gồm một giá, 1 khâu dẫn (1) và một nhóm Át-xua 4 khâu 6 khớp. Cơ cấu thuộc loại 3. \ Hình 1-13: Cơ cấu có nhóm loại 3 Cơ cấu my bo ngang trên hình 1-14: bao gồm một giá, 1 khâu dẫn (1) và một nhóm Át- xua 4 khâu 6 khớp. Cơ cấu thuộc loại 3.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2