intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Nhân giống tràm - MĐ01: Nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:161

85
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình mô đun: Nhân giống tràm là mô đun đầu tiên trong 04 mô đun của chương trình dạy nghề “Nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn” nhằm trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong việc lựa chọn giống, nhân giống để trồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Nhân giống tràm - MĐ01: Nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NHÂN GIỐNG TRÀM MÃ SỐ: MĐ01 NGHỀ: NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG TRÀM TRÊN VÙNG ĐẤT NGẬP PHÈN Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Ở Việt Nam, rừng tràm đã hình thành, tồn tại và phát triển trên những diện tích tập trung lớn ở ĐBSCL gồm các vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Bán Đảo Cà Mau và một phần diện tích vùng Tây sông Hậu, hàng năm cung cấp khoảng hàng trăm ngàn m3 gỗ. Rừng tràm là nơi cung cấp nguồn thu nhập chính cho người dân địa phương bao gồm gỗ xây dựng, làm cừ, củi, dây choại, bột giấy, tinh dầu, than, mật ong,... Rừng tràm đã gắn bó với cuộc sống của người dân trong vùng, che chở và nuôi sống họ từng ngày. Rừng tràm còn mang lại ý nghĩa và những giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử và nhân văn của một vùng đồng bằng từ thưở cha ông đến khai hoang lập nghiệp ở nơi đây. Trước năm 1995 người dân trồng tràm chủ yếu bằng phương pháp truyền thống: sạ thẳng hạt tràm xuống đất trồng, nhưng cách làm này không mang lại lợi ích kinh tế cho người dân vì năng suất cây tràm rất thấp. Nhưng từ năm 1995 trở lại đây người dân đã biết trồng rừng bằng cây con, đã mang đến cho họ nguồn kinh tế đáng kể từ rừng tràm. Vì thế việc nhân giống tràm trên vùng đất ngập phèn ra đời nhằm giúp bà con nông dân vùng ĐBSCL có được kỹ thuật tạo giống cây con chất lượng, mang lại thành công trong công tác trồng rừng. Giáo trình được xây dựng và phát triển theo các bước: phân tích nghề, phân tích công việc và xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề theo mô đun. Giáo trình mô đun: Nhân giống tràm là mô đun đầu tiên trong 04 mô đun của chương trình dạy nghề “Nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn” nhằm trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong việc lựa chọn giống, nhân giống để trồng. Giáo trình mô đun gồm 05 bài: Bài 1: Giới thiệu chung về một số loại tràm; Bài 2: Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống; Bài 3:Thiết kế vườn ươm; Bài 4: Sản xuất cây con túi bầu; Bài 5: Sản xuất cây con rễ trần. Trong quá trình biên soạn giáo trình mô đun chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, nhà quản lý và các bạn đọc để hiệu chỉnh và hoàn thiện giáo trình phục vụ sự nghiệp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn ở nước ta. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS. Nguyễn Thái Hiền 2. ThS. Trần Đức Thưởng 3. ThS. Lê Thanh Quang
  4. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .................................................................................2 MÃ TÀI LIỆU ......................................................................................................2 MỤC LỤC ............................................................................................................4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT ...............................100 MÔ ĐUN NHÂN GIỐNG TRÀM .................................................................. 111 Bài 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MỘT SỐ LOẠI TRÀM ..................................... 11 1. Tràm cừ ....................................................................................................... 11 1.1 Xuất xứ ..................................................................................................... 13 1.2 Đặc điểm hình thái ................................................................................... 15 1.3 Phân bố tự nhiên ........................................................................................ 19 1.4 Điều kiện khí hậu ..................................................................................... 19 1.5 Điều kiện đất đai và địa lý tự nhiên .......................................................... 19 1.6 Công dụng của cây tràm cừ ...................................................................... 19 1.6.1 Gỗ .......................................................................................................... 19 1.6.2 Vỏ .......................................................................................................... 20 1.6.3 Lá ............................................................................................................ 20 1.6.4 Than tràm ............................................................................................... 20 2. Tràm Úc (tràm lá dài) .................................................................................. 26 2.1 Xuất xứ ...................................................................................................... 26 2.2 Đặc điểm hình thái ................................................................................... 27 2.3 Phân bố tự nhiên ........................................................................................ 30 2.4 Điều kiện khí hậu ...................................................................................... 30 2.5 Điều kiện đất đai và địa lý tự nhiên .......................................................... 30 2.6 Công dụng của tràm lá dài ........................................................................ 31 2.6.1 Gỗ ........................................................................................................... 31 2.6.2 Vỏ ........................................................................................................... 31 2.6.3 Lá ............................................................................................................ 31 2.6.4 Than tràm ............................................................................................... 31 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ...................................................................... 32
  5. 5 C. Ghi nhớ .......................................................................................................... 35 Bài 2 THU HÁI, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN HẠT GIỐNG ................................... 36 A.Nội dung ......................................................................................................... 36 1. Tầm quan trọng của hạt giống ........................................................................ 36 2. Thu hái quả giống ........................................................................................... 36 2.1 Chọn cây lấy giống....................................................................................... 36 2.2 Thu hái quả giống ........................................................................................ 39 2.2.1 Chuẩn bị dụng cụ thu hái .......................................................................... 39 2.2.2 Xác định thời gian thu quả ........................................................................ 41 2.2.3 Nhận biết độ chín quả .............................................................................. 41 2.2.4 Hái quả ..................................................................................................... 43 2.2.5 Thu gom quả.............................................................................................. 44 3. Phơi quả lấy hạt .............................................................................................. 45 3.1 Ủ quả ............................................................................................................ 45 3.2 Phơi quả ........................................................................................................ 45 4. Phân loại và làm sạch hạt ............................................................................... 47 5. Làm khô hạt giống.......................................................................................... 49 6. Đóng gói hạt giống ......................................................................................... 50 7. Bảo quản hạt giống ......................................................................................... 52 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ......................................................................... 52 C. Ghi nhớ .......................................................................................................... 56 Bài 3. THIẾT KẾ VƯỜN ƯƠM ........................................................................ 57 A. Nội dung ........................................................................................................ 57 1. Khái niệm về vườn ươm................................................................................. 57 2. Phân loại vườn ươm ....................................................................................... 57 2.1 Theo tính chất sản xuất................................................................................. 57 2.1.1 Theo thời gian sử dụng.............................................................................. 57 2.1.2 Theo loài cây ............................................................................................ 58 2.1.3 Theo quy mô.............................................................................................. 58 2.2 Theo cách thức sản xuất ............................................................................... 58 3. Thiết kế vườn ươm ......................................................................................... 59 3.1 Lựa chọn địa điểm đặt vườn ươm ................................................................ 59
  6. 6 3.1.1 Vị trí đặt vườn ươm ................................................................................... 59 3.1.2 Yếu tố đất đai ............................................................................................ 60 3.1.3 Yếu tố nguồn nước .................................................................................... 60 3.1.4 Nguồn cung cấp điện ................................................................................. 60 3.2 Thiết kế các công trình trong vườn ươm ...................................................... 61 3.2.1 Nhà kho, đóng bầu .................................................................................... 61 3.2.2 Luống sản xuất cây con ............................................................................. 62 3.2.3 Giàn che nắng ............................................................................................ 65 3.2.4 Đường đi lại trong vườn ươm ................................................................... 66 3.2.5 Hệ thống tưới tiêu...................................................................................... 67 3.2.6 Khu ươm nuôi cây ..................................................................................... 71 3.2.7 Hàng rào và cổng ra vào............................................................................ 72 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ......................................................................... 73 C. Ghi nhớ .......................................................................................................... 76 Bài 4 SẢN XUẤT CÂY CON TÚI BẦU ......................................................... 77 A. Nội dung ........................................................................................................ 77 1. Ưu điểm và nhược điểm sản xuất cây con trong túi bầu ................................ 77 1.1 Ưu điểm ........................................................................................................ 77 1.2 Nhược điểm .................................................................................................. 78 2. Chuẩn bị đất .................................................................................................. 78 2.1 Tạo luống gieo ươm ..................................................................................... 78 2.1.1 Làm đất ...................................................................................................... 78 2.1.2 Tạo luống gieo ươm .................................................................................. 78 2.1.2.1 Khái niệm về luống nổi có gờ ................................................................ 78 2.1.2.2 Trình tự các bước lên luống nổi có gờ ................................................... 79 2.2 Tạo giá thể luống gieo hạt ............................................................................ 82 3. Đóng bầu ....................................................................................................... 84 3.1 Chọn túi bầu/ vỏ bầu .................................................................................... 84 3.2 Xác định tỉ lệ thành phần hỗn hợp ruột bầu ................................................. 85 3.2.1 Thành phần hỗn hợp ruột bầu ................................................................... 85 3.2.2 Tính toán thành phần hỗn hợp ruột bầu .................................................... 85
  7. 7 3.2.3 Trộn hỗn hợp ruột bầu ............................................................................... 86 3.3 Đóng bầu ...................................................................................................... 87 3.4 Tạo má luống ................................................................................................ 89 4. Gieo hạt .......................................................................................................... 90 4.1 Kiểm tra hạt giống ........................................................................................ 90 4.2 Gieo hạt ........................................................................................................ 92 5. Cấy cây ........................................................................................................... 96 5.1 Chọn cây cấy ................................................................................................ 96 5.2 Bứng cây mạ ................................................................................................. 97 5.3 Cấy cây vào bầu ........................................................................................... 98 5.4 Tưới nước và che phủ................................................................................... 99 6. Chăm sóc cây tràm con ở vườn ươm ........................................................... 101 6.1 Tưới nước ................................................................................................... 101 6.2 Che nắng, mưa, gió .................................................................................... 102 6.3 Nhổ cỏ, phá ván .......................................................................................... 103 6.4 Bón thúc phân............................................................................................. 105 6.5 Phòng trừ sâu bệnh hại ............................................................................... 107 6.6 Đảo bầu....................................................................................................... 111 6.7 Hãm cây...................................................................................................... 112 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ....................................................................... 112 C. Ghi nhớ ........................................................................................................ 119 Bài 5 SẢN XUẤT CÂY CON RỄ TRẦN ....................................................... 120 A. Nội dung ...................................................................................................... 120 1. Ưu, nhược điểm của gieo ươm rễ trần ......................................................... 120 1.1 Ưu điểm ...................................................................................................... 120 1.2 Nhược điểm ................................................................................................ 120 2. Chuẩn bị đất ................................................................................................. 121 2.1 Chọn địa điểm gieo ươm ............................................................................ 121 2.2 Lên luống/ liếp gieo ươm .......................................................................... 122 2.3 Làm đất ruộng gieo .................................................................................... 126 2.3.1 Dọn thực bì kết hợp cày đất .................................................................... 127
  8. 8 2.3.2 San phẳng ruộng gieo .............................................................................. 128 2.3.3 Làm bờ bao ruộng gieo ........................................................................... 129 3. Bón phân lót ................................................................................................. 130 4. Gieo hạt ........................................................................................................ 131 4.1 Sạ (gieo) nước ............................................................................................ 131 4.1.1 Chọn thời điểm sạ hạt.............................................................................. 131 4.1.2 Xử lý hạt giống ........................................................................................ 131 4.1.3 Trộn hạt ................................................................................................... 134 4.1.4 Sạ (gieo) hạt nước ................................................................................... 134 4.2 Sạ (gieo) khô .............................................................................................. 135 4.2.1 Chọn thời điểm sạ hạt.............................................................................. 135 4.2.2 Xử lý hạt giống ........................................................................................ 135 4.2.3 Trộn hạt ................................................................................................... 136 4.2.4 Sạ (gieo) hạt ............................................................................................ 137 4.3 Tưới nước và che phủ hạt ........................................................................... 138 5. Chăm sóc cây ươm rễ trần ............................................................................ 139 5.1 Nhổ cỏ ........................................................................................................ 139 5.2 Bón thúc phân............................................................................................. 139 5.3 Tỉa thưa, dặm cây ....................................................................................... 139 5.4 Phòng trừ sâu bệnh hại ............................................................................... 140 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ....................................................................... 142 C. Ghi nhớ ........................................................................................................ 148 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ......................................................... 149 I. Vị trí, tính chất của mô đun .......................................................................... 149 II. Mục tiêu ....................................................................................................... 149 III. Nội dung chính của mô đun ....................................................................... 150 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành .............................................. 150 1.Nguồn lực cần thiết ....................................................................................... 150 2.Cách tổ chức thực hiện .................................................................................. 151 3. Thời gian: 110 giờ ........................................................................................ 152 4. Tiêu chuẩn sản phẩm .................................................................................... 152
  9. 9 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ........................................................... 153 5.1 Đánh giá bài thực hành 1.1.1..................................................................... 153 5.2 Đánh giá bài thực hành 1.1.2...................................................................... 153 5.3 Đánh giá bài thực hành 1.2.1...................................................................... 153 5.4 Đánh giá bài thực hành 1.2.2...................................................................... 153 5.5 Đánh giá bài thực hành 1.2.3...................................................................... 154 5.6 Bài tập thực hành số 1.3.1 .......................................................................... 154 5.7 Bài tập thực hành số 1.3.2 .......................................................................... 155 5.8 Bài tập thực hành số 1.3.3 .......................................................................... 155 5.9 Bài tập thực hành số 1.4.1 .......................................................................... 155 5.10 Bài tập thực hành số 1.4.2 ........................................................................ 156 5.11 Bài thực hành số 1.4.3 .............................................................................. 156 5.12 Bài thực hành số 1.4.4 .............................................................................. 157 5.13 Bài thực hành số 1.4.5 .............................................................................. 157 5.13 Bài thực hành số 1.5.1 .............................................................................. 158 5.14 Bài thực tập số 1.5.2 ................................................................................. 158 5.15 Bài thực hành số 1.5.3 .............................................................................. 159 5.16 Bài thực hành số 1.5.4 .............................................................................. 159 5.17 Bài thực hành số 1.5.5 ............................................................................. 160 VI. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ................................................ 160 6.1- Các câu hỏi bài 1 ....................................................................................... 160 6.2- Các câu hỏi bài 2 ....................................................................................... 161 6.3- Các câu hỏi bài 3 ....................................................................................... 161 6.4- Các câu hỏi bài 4 ....................................................................................... 163 6.5- Các câu hỏi bài 5 ....................................................................................... 163 VII. Tài liệu tham khảo ................................................................................... 164
  10. 10 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT MĐ: Mô đun LT: lý thuyết TH: thực hành KT: kiểm tra ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu long Melaleuca Cajuputi: Tràm bản địa, tràm cừ, tràm ta Melaleuca leucadendra: Tràm lá dài
  11. 11 MÔ ĐUN NHÂN GIỐNG TRÀM Mã mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun Mô đun: “Nhân giống tràm” là mô đun đầu tiên trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn trong chương trình dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. Mô đun này có thời gian học tập là 150 giờ, trong đó có 28 giờ lý thuyết, 110 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm của hai loài tràm được trồng phổ biến trên vùng ngập phèn ở nước ta; kỹ năng chọn cây giống, nhân giống, chăm sóc cây ươm tạo ra cây giống đạt chất lượng. Nội dung của mô đun được bố trí tích hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo. Mô đun 01 có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng các mô đun trong chương trình nghề Nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). Bài 1. Giới thiệu chung về một số loại tràm Mã bài: MĐ 01-01 Mục tiêu - Liệt kê được tên một số loài tràm trên vùng đất ngập phèn tại Việt Nam; - Mô tả được đặc điểm hình thái của tràm cừ, tràm lá dài; - Phân biệt được 02 loài tràm trên vùng đất ngập phèn thường gặp ở Việt Nam. A. Nội dung Tràm là tên Việt Nam dùng để gọi chung các loài trong chi thực vật Melaleuca thuộc họ Sim (Myrtaceae). Trong cuốn sách “Các loài cây rừng của Úc” được sửa chữa và tái bản năm 1984 các tác giả cho biết chi Tràm gồm khoảng 150 loài; song hiện nay với các kết quả nghiên cứu khảo sát thêm được các loài mới đồng thời sử dụng các phương pháp hiện đại để giám định lại các biến dị cấp loài, người ta đó thống kê được chi thực vật này có tới hơn 250 loài khác nhau (Hoàng Chương, 2004). Có thể xem Tràm như những loài thực vật đặc hữu của Úc vì trên 90% các loài trong chi thực vật này có vùng phân bố tự nhiên ở đây và chỉ có khoảng hơn 10 loài Tràm có vùng phân bố vươn ra ngoài lãnh thổ nước này. Các loài Tràm mọc tự nhiên trên nhiều kiểu lập địa khác nhau. Đa phần các loài Tràm ưa mọc ở những nơi ẩm ướt, hàng năm có một mùa ngập nước dọc theo bờ các con suối hay trên các vùng đầm lầy; tập trung ở vùng Bắc và Đông Bắc nước Úc.
  12. 12 Tại Việt Nam, có một loài bản địa thuộc chi Melaleuca là Melaleuca cajuputi hay còn gọi là tràm cừ, tràm nước, tràm ta và cũng có rất nhiều loài tràm thuộc chi Melaleuca được du nhập từ Úc như: Melaleuca alternifolia (tràm trà), Melaleuca leucadendra (tràm lá dài), Melaleuca viridiflora, Melaleuca quinquenervia…. Nhưng đặc biệt những loài tràm chịu được điều kiện nhiễm phèn, ngập sâu trong nước từ 30 – 60cm, từ 3 đến 6 tháng trong năm, chỉ phân bố tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông cửu long. Hiện nay, cũng chỉ có hai loài đang được trồng phổ biến tại ĐBSCL trên vùng đất ngập phèn là tràm bản địa Melaleuca cajuputi (hay tràm cừ, tràm nước, tràm ta) và tràm Úc Melaleuca leucadendra (tràm lá dài). Vì thế trong giáo trình này chúng tôi cũng chỉ đề cặp đến 02 loài là tràm 1 bản địa (tràm cừ) và tràm Úc (tràm lá dài). 1. Tràm cừ 1.1 Xuất xứ Vào giữa thế kỹ XVIII (1744 – 1755), cây Tràm được nói đến lần đầu tiên trong tác phẩm “HEBARIUM AMBOINENSE” của Georges Everhard Rumph. Năm 1754, cây Tràm cừ tên là Myrtus leucadendra L. in Stickman và đến năm 1767, Linné đặt ra chi Melaleuca với một loài duy nhất là Melaleuca leucadendron L. Đến năm 1790 cây Tràm được tìm thấy ở Việt Nam bởi ông Jean Loureiro (Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn, 1972). Về mặt phân loại học, trong hầu hết các tài liệu khoa học xuất bản ở nước ta trước năm 1993 đều định danh khoa học cây Tràm mọc tự nhiên ở ta là Melaleuca leucadendron. Thực ra Melaleuca leucadendron là một nhóm các loài Tràm có hình thái bên ngoài giống nhau và có quan hệ di truyền gần gũi với nhau mà cây Tràm của Việt Nam từ năm 1993 đó được định danh lại là Melaleuca cajuputi, là một loài thuộc nhóm này (Hoàng Chương, 2004). Cũng theo Hoàng Chương (2004), Melaleuca cajuputi là loài Tràm bản địa duy nhất của nước ta và là loài có vùng phân bố tự nhiên rộng nhất của chi Tràm. Theo các tài liệu khoa học mới được công bố gần đây thì loài Tràm cừ thể gặp trên nhiều loại đất khác nhau ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, miền Nam Trung Quốc (đảo Hải Nam, Hồng Kông), Malaisia, Tây nam Papua New Ghine, miền duyên hải Bắc nước Úc, Ghinê và Nigiêria ở châu Phi và Brasil ở Nam Mỹ. Vùng phân bố tự nhiên của Tràm tập trung nhất là từ 180 vĩ Nam đến 1200 vĩ Bắc. Về mặt phân loại học loài Tràm Melaleuca cajuputi có 3 loài phụ là: - Melaleuca cajuputi subsp. cajuputi Powell, phân bố ở Indonesia, Australia; 1 Tràm trồng được trên vùng đất ngập phèn tại các tình ĐBSCL chỉ có 02 loài là: Tràm bản địa Melaleuca cajuputi (tràm cừ, tràm ta, tràm nước) và Tràm Úc Melaleuca leucadendra (tràm lá dài)
  13. 13 - Melaleuca cajuputi subsp. cumingiana Barlow, phân bố ở Myanma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam; - Melaleuca cajuputi subsp. Platyphylla Barlow, phân bố ở Papua New Ghine, Australia và là giống Tràm bản địa chính mọc nhiều ở Indonesia. Ở nước ta, tràm bản địa có tên la tinh là Melaleuca cajutupi, hiện có 2 dạng: - Tràm đồi (còn gọi là ‘’tràm gió’’) – cây bụi nhỏ, cao 0,5 – 2,5(-7)m, phân bố chủ yếu ở các đồi núi thấp, vùng nội địa hay ven biển, trên các loại đất đai cằn cỗi. - Tràm cừ cây gỗ, cao 10 – 20m, mọc trên đất phèn ngập nước, chủ yếu ở tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông cửu long. Vì vậy, Tràm bản địa trong tài liệu chúng ta đề cập là tràm cừ2. Xuất xứ tràm cừ được khuyến cáo sử dụng để trồng gồm: - Vĩnh Hưng – Long An (mã số 7V07) - Mộc Hóa – Long An (mã số 7V01) - Tịnh Biên – An Giang (mã số 7V05). Hình 1.1.1: Cây tràm cừ 2 Tên ở miền Nam quen gọi tràm bản địa là “Tràm cừ” do người ta trồng chủ yếu khai thác cừ, thực ra về mặt khoa học chưa thật thích hợp lắm bởi ngoài dạng Tràm có thân cao sản xuất cừ, ở nước ta còn có dạng Tràm thân thấp như cây bụi thường được cắt lá chưng cất tinh dầu và gọi là “Tràm gió”. Cả hai dạng này đều thuộc loài Melaleuca cajuputi, song chúng có phải là hai biến chủng có cơ sở biến dị di truyền hay chỉ là các thường biến do cách lấy giống và cách trồng thì đến nay vẫn chưa được chứng minh (Hoàng Chương, 2004).
  14. 14 Hình 1.1.2: Rừng tràm cừ 1.2 Đặc điểm hình thái Cây gỗ nhỏ hay trung bình, thường xanh, cao 10 – 15m (đôi khi tới 20 – 25m), và đường kính có thể đạt 50 – 60cm. Thân thường không thẳng, hơi vặn; vỏ ngoài mỏng, xốp, màu trắng xám, thường bong thành nhiều lớp. Hệ rễ phát triển mạnh, thường tập trung ở lớp đất 60 – 70cm chiếm 92 %, càng xuống sâu thì mức độ phèn càng nặng. Rễ tràm không vượt quá 75cm, xuống sâu hơn thì do ảnh hưởng của độ phèn mà rễ không phát triển được, còn ở tầng 20 – 40cm rễ tràm không có mặt có lẽ do mùa khô, đất quá khô hạn gây nên.Trong rừng tự nhiên trên đất than bùn chiều sâu bộ rễ có phạm vi hoạt động rộng hơn từ 42 – 82cm. Lá đơn, mọc cách; phiến lá hình mác hay hình trái xoan hẹp, thường không cân đối, kích thước 4 – 8 (-10) x 1 - 2,0 (-2,5)cm; đầu nhọn hoặc tù, gốc tròn hoặc hơi hình nêm, dày, lúc non có lông mềm màu trắng bạc, sau nhẵn, màu xanh lục; gân chính 5 (đôi khi 6 hoặc 7), hình cung; cuống lá ngắn, khi lá còn non có lông mịn, rất thơm. Cụm hoa bông mọc ở đầu cành hay nách lá. Hoa nhỏ, màu trắng, hoặc trắng kem; đài hợp ở gốc thành ống hình trụ hay hình trứng, 5 thuỳ đài rất ngắn; cánh tràng 5, có móng rất ngắn (các thuỳ đài và cánh tràng đều sớm rụng); nhị nhiều, hợp thành 5 bó, xếp đối diện với thuỳ đài; đĩa mật chia thuỳ, có lông mềm; bầu ẩn trong ống đài, 3 ô.
  15. 15 Quả nang gần hình chén hoặc hình bán cầu hoặc hình cầu, kích thước 3 – 3,5mm x 3,5 – 4mm, khi chín nứt thành 3 mảnh. Hạt hình nêm hoặc hình trứng, màu nâu sậm. Sau khi hoa nở, tạo quả; trục cụm hoa tiếp tục sinh trưởng, phát triển tạo thành từng đoạn mang hoa quả và mang lá xen kẽ nhau. Hình 1.1.3 Thân tràm cừ Hình 1.1.4: Lá tràm cừ
  16. 16 Hình 1.1.5: Hoa tràm cừ Hình 1.1.6: Quả tràm cừ
  17. 17 Hình 1.1.7 Hạt tràm cừ Hình 1.1.8: Hệ rễ cây tràm cừ
  18. 18 1.3 Phân bố tự nhiên Thường xuất hiện ở phía Bắc của Queenlasland, Northern Territory và miền Bắc của Western Australia. Những giống này chỉ xuất hiện ở vùng phía nam của Đông nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái lan, Việt Nam và Papua New Guinea. Phân bố của M. cajuputi ở vĩ độ 120 Bắc – 180 nam (Úc) và từ 9 - 100 Bắc đến 105 - 1060 Đông (Việt Nam) gồm các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Về cao độ, thường tập trung ở những nơi gần mực nước biển 200m ở Úc và từ 0,6 – 2m ở Việt Nam. Ở Việt Nam vùng phân bố tự nhiên của Tràm xa nhất về phía Bắc là tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây Tràm mọc rải rác hoặc tập trung thành những đám nhỏ trên các bãi đất trũng quanh các hồ nước nằm xen giữa những quả đồi đất thấp. Cách vùng phân bố cực Bắc hơn 3o vĩ về phía Nam mãi tận Nghệ An mới lại gặp Tràm mọc tự nhiên và kể từ đây suốt dọc miền duyên hải Trung Trung bộ kéo dài tới tận Cà Mau qua Kiên Giang và An Giang đều gặp cây hoặc mọc rải rác hoặc thành những quần thụ nhỏ hoặc trung bình trên nhiều loại đất khác nhau (Hoàng Chương, 2004). 1.4 Điều kiện khí hậu Tràm cừ mọc ở vùng khí hậu nóng ẩm hay bán nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình tối đa của tháng nóng nhất là 31 – 330C, nhiệt độ trung bình tối thiểu của tháng lạnh nhất là 17 – 220C. Tràm mọc trong khu vực không có sương giá. Lượng mưa trung bình trong năm từ 2013 – 2360mm. Mùa mưa kéo dài trong 3 tháng, chủ yếu tập trung vào mùa hè, số ngày mưa trong năm từ 132 – 165 ngày. 1.5 Điều kiện đất đai và địa lý tự nhiên Rừng tràm thường mọc tập trung dọc theo các lạch hay trên những vùng đồng bằng thấp ở ven biển, bưng lầy. Ở Northern Territory, Tràm mọc trên đất đen có cấu trúc nặng, loại đất này thường bị ngập lũ từ 6 tháng trở lên trong năm. Ở Malaysia, Indonesia nó được tìm thấy ở địa hình hơi cao trên những loại đất đá khô, kém màu mỡ. Ở phía nam Irian Jaya và Papua New Guinea loài này thường xuất hiện ở những vùng ngập lũ theo mùa, nhưng phát triển tốt hơn trên địa hình hơi cao và khả năng thoát nước tốt. Ở Việt Nam, loài này phân bố ở đồng bằng thấp trên loại đất than bùn, đất sét, đất chua mặn hình thành từ trầm tích phù sa sông, biển. 1.6 Công dụng của cây tràm cừ 1.6.1 Gỗ Gỗ Tràm có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu là các sản phẩm gia dụng đơn giản. Phổ biến nhất là làm cừ gia cố móng trong các công trình xây dựng qui mô nhỏ. Gỗ Tràm nếu xẽ ván mà không được xử lý cẩn thận sẽ bị cong vênh khi khô và không giữ được lâu khi phơi ra ánh sáng nên rất ít được sử dụng để làm ván trong xây dựng, chủ yếu làm khung sườn nhà đơn
  19. 19 giản ở nông thôn, làm củi hoặc hầm than (Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn, 1972). Gỗ Tràm có khối lượng riêng ở mức trung bình, ở độ ẩm khô kiệt trị số này là 685 đến 690 kg/m3; lực chịu nén dọc thớ trung bình khá (1750 kg/cm2) nhưng do thớ gỗ thường có cấu trúc vặn xoắn và hệ số co rút cao nên ván xẻ bị cong vênh và nứt nẻ không thích hợp làm gỗ xẻ. Giá trị sử dụng phổ biến nhất của Tràm như tên gọi của nó hiện nay là làm cừ để gia cố nền móng và làm giàn giáo khi xây cất nhà cửa. Theo các thông tin của các nước trong khu vực có rừng Tràm thì gỗ của loài cây này chịu nước tốt, không bị mối mọt nên còn được dùng trong công nghệ đóng tàu thuyền (Hoàng Chương, 2004). 1.6.2 Vỏ Vỏ Tràm có cấu tạo từng lớp mỏng với tích tụ chất oxalate và carbonate vôi giữa các lớp nên tạo khả năng cách nhiệt tốt nên ở Australia người ta dùng vỏ Tràm để làm vật liệu cách nhiệt (Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn, 1972). 1.6.3 Lá Theo số liệu phân tích của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật thì trong lá tươi dạng Tràm cừ chứa trung bình 0.5 – 0.8% tinh dầu và hàm lượng 1.8- cineol trong loại tinh dầu này đạt 46.9 – 72.0%, các hợp chất còn lại đáng quan tâm là alpha-pinen, limonen, pcymen, linalool và alpha-terpineol (Hoàng Chương, 2004). Dầu Tràm ở thể lỏng, trong, màu xanh lục nhạt, thơm nhưng hơi chua; trọng lượng riêng là 0.926. Dầu Tràm có chất Cajeputol có tính sát trùng nên được sử dụng làm thuốc trị bệnh đường hô hấp không những được sử dụng trong việc làm thuốc sát trùng mà còn được sử dụng trong công nghệ chế tạo dầu thơm. (Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn, 1972) 1.6.4 Than tràm - Chất đốt: đây là cách sử dụng truyền thống. - Cải tạo đất: + Than có tính kiềm nên có tác dụng trung hòa đất phèn; + Than có khả năng chứa một lượng nước và không khí thích hợp nên khi trộn than với đất theo một hàm lượng thích hợp có thể cải thiện được khả năng thông khí và thoát nước của đất; + Trên bề mặt than có rất nhiều lỗ nhỏ mắt thường không nhìn thấy được, đó là nơi cư trú của các vi sinh vật trong đất. Các vi sinh này sẽ phân giải các chất hữu cơ có trong đất để cây có thể hấp thụ được. Nghiền than thành bột nhỏ, bón cho đất hiệu quả sẽ cao hơn. - Cải tạo nước: trên bề mặt than có rất nhiều lỗ nhỏ mắt thường không nhìn thấy được có thể giữ được nhiều loại vật chất trong đó vì thế nó có khả năng làm sạch các chất độc hại và mùi khó chịu trong nước.
  20. 20 Hơn nữa trong than ngoài cacbon còn có nhiều khoáng chất khác, các chất này hòa tan trong nước sẽ tạo ra một loại nước uống ngon hơn. Để cải tạo nước theo cách này cần sử dụng loại than cứng không vỡ. - Khử mùi: than có khả năng thu giữ nhiều chất nên có tác dụng hút mùi. Như khi cho than vào tủ lạnh có thể khử được mùi của thịt, cá hoặc nếu cho vào trong giày than sẽ hút hơi nước và khử mùi mồ hôi. - Giữ tươi hoa quả: khi hoa quả chín chúng sẽ sản sinh ra khí etilen, than sẽ thu giữ khí này và làm chậm quá trình chín và rất hiệu quả với táo, lê, chuối. - Điều chỉnh độ ẩm và hơi nước: nếu cho lẫn than vào trong ruột gối chúng sẽ hút hết mồ hôi và khử mùi. (Nguyễn Mạnh Hùng, 2006) Ngoài ra, do rừng Tràm có nhiều chất hữu cơ trong đất, có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí trong đất, nên chính là môi trường thuận lợi cho các loài Tảo, Phù du và động vật nhuyễn thể phát triển, chính chúng là thức ăn cho nhiều loài cá. Do đó, ngoài tài nguyên về gỗ Tràm, rừng Tràm còn là nơi sinh sản và phát triển rất nhiều loài cá nước ngọt như cá rô, cá lóc, cá sặc. Làm đai rừng phòng hộ chắn gió, cát, điều tiết dòng chảy giảm bớt thiên tai, bảo vệ cho sản xuất nông nghiệp, cây bóng mát, cây cảnh, du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường. Hình 1.1.9: Hàng rào bằng cừ tràm vừa có tác dụng chắn và phá sóng giữ bùn đất tạo bãi bồi khôi phục rừng phòng hộ ngập mặn ven biển
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2