intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình nhập môn Công nghệ kỹ thuật ô tô

Chia sẻ: Nguyễn Quân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

135
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) "Giáo trình nhập môn Công nghệ kỹ thuật ô tô" được biên soạn gồm 4 chương với các nội dung giới thiệu về chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ô tô; kiến thức tổng quát về ô tô; cấu tạo tổng quát ô tô; xu hướng phát triền ngành công nghiệp ô tô.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình nhập môn Công nghệ kỹ thuật ô tô

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ XUÂN NGUYỄN QUÂN GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ (Lưu hành nội bộ) Dùng cho hệ đào tạo: Đại học Ngành: Công nghệ kỹ thuật Ô tô Huế, tháng 6 năm 2021
  2. Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô LỜI NÓI ĐẦU Học phần Nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô được thiết kế để giúp sinh viên năm thứ nhất làm quen với môi trường mới; trang bị cho sinh viên về định hướng nghề nghiệp, các kỹ năng mềm cũng như nền tảng đạo đức nghề nghiệp. Giáo trình sẽ cung cấp cho sinh viên những nội dung chính sau đây: - Trang bị các kiến thức cơ bản liên quan đến ngành công nghệ kỹ thuật ô tô, kiến thức tổng quan về ô tô; - Hiểu biết về đạo đức nghề nghiệp, đạo đức học tập, đạo đức khoa học; - Trang bị các kỹ năng về tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin và số liệu. Các kỹ năng mềm cần thiết: cách thức thuyết trình, viết và trình bày văn bản; kỹ năng học tập tích cực, làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, một số thuật ngữ Anh văn chuyên ngành căn bản …; - Định hướng nghề nghiệp, giúp cho sinh viên hiểu biết về công việc sẽ làm sau khi tốt nghiệp nhằm nâng cao lòng yêu nghề và tinh thần học tập tích cực. Sinh viên sử dụng giáo trình này để tự học chuẩn bị bài trước khi lên lớp và ôn tập nội dung cốt lõi theo ngân hàng câu hỏi thi kết thúc học phần. 1 Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
  3. Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................1 BẢNG VIẾT TẮT ...........................................................................................................4 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ .............................................................................................. 5 1.1. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT: ..........................................................................5 1.2.VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN: ............................................................................................... 7 1.3. GIỚI THIỆU CÁC CHUẨN ĐẦU RA CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ: ...........................................................................................................10 1.3.1. Chuẩn đầu ra của Trường Đại học Phú Xuân: ..............................................10 1.3.2. Chuẩn đầu ra của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM: .................11 1.3.3. Chuẩn đầu ra của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên: ...................................................................................................................12 1.3.4. Chuẩn đầu ra của Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng:...............13 1.4. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ: ....................................................................................................14 1.4.1. Chương trình khung của Trường Đại học Phú Xuân: ..................................14 1.4.2. Chương trình khung của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng: ..........14 1.4.3. Chương trình khung của Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam: ..................19 1.5. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ: ...........................................................................................................21 1.6. VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ CÁC NHIỆM VỤ CỦA KỸ SƯ Ô TÔ: ........................23 1.6.1. Làm công việc thiết kế:.................................................................................23 1.6.2. Làm công việc phân tích: ..............................................................................23 1.6.3. Làm công việc quản lý chuyên ngành: .........................................................23 1.7. KỸ THUẬT VÀ VAI TRÒ CỦA KỸ THUẬT TRONG XÃ HỘI: ...................24 1.8. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN Ô TÔ: .........................................................................27 CHƯƠNG 2. KIẾN THỨC TỔNG QUÁT VỀ Ô TÔ ..................................................32 2.1. PHÂN LOẠI Ô TÔ THEO NGUỒN ĐỘNG LỰC: ...........................................32 2.1.1. Động cơ xăng: ............................................................................................... 32 2.1.2. Động cơ dầu Diesel: .....................................................................................33 2.1.3. Động cơ điện:................................................................................................ 33 2.1.4. Động cơ lai (hybrid): ....................................................................................34 2.1.5. Động cơ pin nhiên liệu (Fuel Cell): .............................................................. 36 2.2. PHÂN LOẠI Ô TÔ THEO KIỂU DÁNG: .........................................................37 2.2.1. Kiểu Sedan: ...................................................................................................37 2.2.2. Kiểu Hatchback: ...........................................................................................37 2.2.3. Kiểu SUV (Sport Utility Vehicle - Xe thể thao đa dụng):............................ 38 2.2.4. Kiểu Crossover (hoặc CUV - Crossover utilities vehicle): ..........................38 2.2.5. Kiểu Minivan hoặc MPV (Multi-Purpose Vehicle - Xe đa dụng): ..............39 2.2.6. Kiểu Coupe: ..................................................................................................39 2.2.7. Kiểu bán tải (Pick-up):..................................................................................40 2.2.8. Kiểu Convertible:..........................................................................................40 2.2.9. Kiểu Limousine: ...........................................................................................41 2.2.10. Kiểu Van: ....................................................................................................42 2.2.11. Kiểu xe tải (Truck): ....................................................................................42 2 Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
  4. Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô 2.3. PHÂN LOẠI Ô TÔ THEO KIỂU TRUYỀN ĐỘNG: ........................................43 2.3.1. Kiểu cầu trước chủ động: ..............................................................................43 2.3.2. Kiểu cầu sau chủ động: .................................................................................44 2.3.3. Kiểu hai cầu chủ động hoặc 4WD (4 Wheel Driver): ..................................44 2.3.4. Kiểu truyền động xe lai (hybrid): .................................................................45 2.4. CÁC THÔNG SỐ CHÍNH CỦA Ô TÔ: ............................................................. 45 2.2.1. Dung tích xi lanh của động cơ: .....................................................................45 2.2.2. Số lượng xi lanh của động cơ: ......................................................................46 2.2.3. Mô men cực đại của động cơ: .......................................................................47 2.2.4. Công suất cực đại của động cơ: ....................................................................47 2.2.5. Các thông số về hình dáng của ô tô: ............................................................. 47 2.5. GIỚI THIỆU CÁC CÔNG TY Ô TÔ NỔI TIẾNG: ...........................................48 2.5.1. Toyota: ..........................................................................................................48 2.5.2. Hyundai:........................................................................................................50 2.5.3. VinFast: .........................................................................................................53 2.5.4. Tổng hợp thông tin chung về các hãng ô tô trên thế giới: ............................ 55 2.6. GIỚI THIỆU NHÀ MÁY KỸ THUẬT SỐ (DIGITAL FACTORY): ...............57 2.7. AN TOÀN LAO ĐỘNG: ....................................................................................60 2.7.1. Vai trò của an toàn lao động trong sản xuất: ................................................60 2.7.2. An toàn lao động trong xưởng sửa chữa ô tô: ..............................................63 CHƯƠNG 3. CẤU TẠO TỔNG QUÁT Ô TÔ............................................................ 68 3.1. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ: ...................................................68 3.1.1. Động cơ truyền thống sử dụng trên ô tô: .....................................................68 3.1.2. Các hệ thống cơ bản trên động cơ ô tô: ........................................................70 3.1.3. Các chi tiết của động cơ:...............................................................................75 3.1.4. Các thông số cơ bản của động cơ: ................................................................ 78 3.2. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ Ô TÔ: ............................................................ 79 3.2.1. Kiến thức tổng quan về hộp số: ....................................................................79 3.2.2. Kiến thức tổng quan về cầu xe: ....................................................................81 3.2.3. Kiến thức tổng quan về phanh: .....................................................................81 3.2.4. Kiến thức tổng quan về lái và treo: ............................................................... 83 3.3. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ: ...................85 3.4. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE: ...................87 3.4.1. Các bộ phận truyền dẫn và bảo vệ: ............................................................... 87 3.4.2. Hệ thống chiếu sáng: ....................................................................................89 3.4.3. Hệ thống chỉ báo (táp lô): .............................................................................90 3.4.4. Gạt nước và rửa kính: ...................................................................................90 3.4.5. Hệ thống điều hoà không khí: .......................................................................91 3.4.6. Hệ thống mã khoá động cơ: ..........................................................................92 3.4.7. Hệ thống túi khí: ...........................................................................................93 CHƯƠNG 4. XU HƯỚNG PHÁT TRIỀN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ .............94 4.1. NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ CỦA THẾ GIỚI: ...........................................94 4.2. NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ CỦA VIỆT NAM: .........................................96 4.3. NGÀNH CÔNG NGHIỆP XE MÁY CỦA VIỆT NAM..................................102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................103 3 Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
  5. Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô BẢNG VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung Engineering Council for Professional Development - Hội đồng kỹ sư ECPD phát triển chuyên nghiệp. Accreditation Board for Engineering and Technology - Tổ chức phi ABET chính phủ chuyên về đánh giá tiêu chuẩn của một số chương trình giáo dục như "khoa học ứng dụng, máy tính, kỹ sư, công nghệ". TCN Trước Công nguyên (các năm trước mốc thứ tự 0 của năm dương lịch). GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc dân. Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh. GDANQP Giáo dục an ninh quốc phòng. OJT On the job training - Đào tạo thông qua công việc thực tế. TC, HK, HT Tín chỉ, Học kỳ, Hệ thống. TT, TH, TN Thực tập, Thực hành, Thí nghiệm. VIP Very Important Person - Người rất quan trọng. R&D Research and Development - Nghiên cứu và Phát triển. 4 Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
  6. Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ 1.1. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT: Kỹ thuật (tiếng Anh: engineering), có khi còn gọi là ngành kỹ sư, là việc ứng dụng kiến thức khoa học để mang lại giá trị thực tiễn như việc thiết kế, chế tạo, vận hành những công trình, máy móc, quy trình, và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất. Ngành kỹ thuật vô cùng rộng, nó bao gồm một loạt các lĩnh vực kỹ thuật đặc thù hơn, mỗi lĩnh vực nhấn mạnh đến những lĩnh vực công nghệ và những kiểu ứng dụng riêng. Những người hành nghề kỹ thuật được gọi là kỹ sư. Tổ chức ECPD (tiền thân của tổ chức ABET) của các kỹ sư Hoa Kỳ định nghĩa "kỹ thuật" là việc ứng dụng một cách sáng tạo những nguyên lý khoa học vào việc thiết kế hay phát triển các cấu trúc, máy móc, công cụ, hay quy trình chế tạo, hay những công trình sử dụng chúng một cách riêng lẻ hay kết hợp với nhau; hay vào việc xây dựng hay vận hành những đối tượng vừa kể với sự ý thức đầy đủ về thiết kế của chúng; hay để dự báo đặc tính hoạt động của chúng khi được vận hành trong những điều kiện nhất định; tất cả những việc này đều hướng đến một tính năng mong muốn, tính kinh tế khi vận hành, và sự an toàn đối với con người và của cải. Trong tiếng Việt, các từ "khoa học", "kỹ thuật", và "công nghệ" đôi khi được dùng với nghĩa tương tự nhau hay được ghép lại với nhau (chẳng hạn "khoa học kỹ thuật", "kỹ thuật công nghệ"). Tuy vậy, kỹ thuật khác với khoa học và công nghệ. Khoa học là hệ thống kiến thức về những định luật, cấu trúc, và cách vận hành của thế giới tự nhiên, được đúc kết thông qua việc quan sát, mô tả, đo đạc, thực nghiệm, phát triển lý thuyết bằng các phương pháp khoa học. Công nghệ là sự ứng dụng những phát minh khoa học vào những mục tiêu hoặc sản phẩm thực tiễn và cụ thể phục vụ đời sống con người, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp hoặc thương mại. Xe kéo tay được phát minh từ thế kỷ thứ 3 Máy hơi nước được phát minh năm 1784 Hình 1-1: Những phát minh điển hình về kỹ thuật Ngành kỹ thuật đã tồn tại từ thời cổ đại, khi nhân loại nghĩ ra những phát minh đầu tiên như cái nêm, đòn bẩy, bánh xe, ròng rọc. Thuật ngữ "kỹ thuật" (engineering) và "kỹ sư" (engineer) có nguồn gốc từ thế kỷ 14, từ thuật ngữ engineer nhằm nói về "những người chế tạo vũ khí quân sự", còn engine được dùng để nói về các thiết bị dùng làm vũ khí công thành như máy bắn đá, máy lăng đá. 5 Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
  7. Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô Sau đó, khi việc thiết kế công trình dân sự, như nhà ở hoặc cầu, dần phát triển trở thành một ngành kỹ thuật, thuật ngữ "kỹ thuật xây dựng dân dụng" (civil engineering) bắt đầu chính thức được dùng để phân biệt những kỹ sư có chuyên môn về công trình phi quân sự và những kỹ sư về quân sự. Các loại máy cơ đơn giản được nghiên cứu và đề cập đến đầu tiên bởi nhà khoa học người Hy Lạp, Archimedes vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, khi ông viết hai tác phẩm "Về sự cân bằng của các hành tinh" (On the Equilibrium of Planes) và "Về các vật thể nổi" (On Floating Bodies). Tuy nhiên, việc phát minh ra các loại máy cơ đơn giản đã có từ rất lâu trước đó. Cái nêm và đòn bẩy được biết đến từ thời Đồ Đá. Bánh xe cùng với hệ cơ học "trục và bánh xe" được phát minh ở vùng Lưỡng Hà (Iraq ngày nay) vào khoảng thiên niên kỷ thứ 5 TCN. Đòn bẩy chính thức được ứng dụng làm công cụ lần đầu tiên vào khoảng 5.000 năm trước ở vùng Cận Đông, khi đó được người Ai Cập cổ đại sử dụng để làm cân và di chuyển những vật nặng. Đòn bẩy còn được ứng dụng làm cần kéo nước, loại cần cẩu đầu tiên của nhân loại ở vùng Lưỡng Hà vào khoảng 3.000 năm TCN và ở Ai Cập khoảng 2.000 năm TCN. Bằng chứng sớm nhất về việc sử dụng ròng rọc được tìm thấy ở vùng Lưỡng Hà từ khoảng 2.000 năm TCN và ở Ai Cập cổ đại vào thời Vương triều thứ Mười Hai, giai đoạn từ 1991-1802 TCN. Thời kỳ hiện đại, Động cơ hơi nước ra đời đã sử dụng than cốc để thay thế cho than củi trong quá trình luyện gang thép, giúp giảm giá thành vật liệu và cung cấp nhiều loại vật liệu mới dùng cho việc xây dựng cầu, sau đó sắt rèn được thay thế bởi ít gãy giòn hơn. Lĩnh vực cơ học cổ điển, hay còn gọi là cơ học Newton, được xem là nền tảng của những ngành kỹ thuật hiện đại. Nhờ vào sự phát triển mạnh khi công việc kỹ sư dần trở thành những nghề nghiệp có chuyên môn cao vào thế kỷ 18, thuật ngữ "kỹ thuật" được dùng cho những lĩnh vực có ứng dụng đến toán học và khoa học. Tương tự, những lĩnh vực thuộc nhóm ngành kỹ nghệ cơ học thời Trung cổ (mechanic arts) như nông nghiệp, quân sự, xây dựng, luyện kim . . ., dần được tập hợp chung thành nhóm các ngành "kỹ thuật". Kỹ thuật là một ngành rộng và thường được chia thành nhiều ngành con. Những ngành này liên quan đến những lĩnh vực công việc kỹ thuật khác nhau. Mặc dù ban đầu người kỹ sư có thể được đào tạo trong một ngành cụ thể, nhưng trong suốt sự nghiệp của mình người này có thể làm việc liên quan đến nhiều ngành và trong những lĩnh vực công việc khác nhau. Kỹ thuật thường được xem là có bốn ngành chính: kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, kỹ thuật hóa học và kỹ thuật xây dựng. Kỹ thuật cơ khí là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, và chế tạo những hệ thống cơ học dựa trên những hiểu biết về những lĩnh vực cơ bản như động học, tĩnh học, nhiệt động lực học, cơ học lưu chất, truyền nhiệt, và cơ tính vật liệu. Kỹ thuật cơ khí có bốn phân nhánh quan trọng: thiết bị máy móc dùng để sản xuất hàng hóa, sản xuất năng lượng, thiết bị quân sự, và kiểm soát môi trường. Những ứng dụng của kỹ thuật cơ khí bao gồm hệ thống cung cấp điện và năng lượng, sản phẩm hàng không và không gian, hệ thống vũ khí, phương tiện vận tải, động cơ đốt trong, tàu điện, chuỗi động (kinematic chain), công nghệ chân không, thiết bị cách ly rung động, robot, tuabin, thiết bị âm thanh, hệ thống sản xuất công nghiệp, kỹ thuật nhiệt, và cơ điện tử. 6 Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
  8. Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô Kỹ thuật điện là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, và chế tạo những hệ thống điện và điện tử. Những lĩnh vực chuyên ngành của kỹ thuật điện bao gồm: hệ thống năng lượng (như hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện), kỹ thuật điện tử (mạch điện tử và các linh kiện như điện trở, tụ điện, diode bán dẫn, transistor), kỹ thuật điều khiển, tự động hóa (như bộ xử lý tín hiệu số DSP, vi điều khiển, PLC, dụng cụ đo), vi mạch điện tử (như vi mạch tích hợp, công nghệ vi chế tạo, công nghệ micro, công nghệ nano), hệ thống viễn thông (như cáp đồng trục, cáp quang), hệ thống máy tính (như máy tính cá nhân hay hệ thống điều khiển trung tâm). Thông thường, hai phân ngành kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính được tách riêng thành hai lĩnh vực độc lập với kỹ thuật điện. Kỹ thuật hóa học là lĩnh vực thực hiện sự biến đổi vật chất dựa trên những nguyên lý cơ bản về hóa học, vật lý, và toán học. Những khái niệm đặc trưng của ngành kỹ thuật hóa học bao gồm: tính toán, thiết kế và vận hành nhà máy, thiết kế quá trình hóa học (như sấy, lọc, trích ly, bay hơi) và hiện tượng vận chuyển (như truyền khối, truyền nhiệt, cơ lưu chất). Những kỹ sư hóa học tham gia nghiên cứu, thiết kế và vận hành những quá trình hóa học ở quy mô công nghiệp như sản xuất hóa chất cơ bản, lọc hóa dầu, dược phẩm, polyme (như nhựa, sợi tổng hợp), giấy, năng lượng hạt nhân, luyện kim, nhiên liệu . . . Kỹ thuật xây dựng là lĩnh vực thiết kế, xây dựng, và bảo trì những công trình công cộng, tư nhân, như hạ tầng cơ sở (sân bay, cảng, đường bộ, đường sắt, hệ thống cấp nước và hệ thống xử lý nước, v.v . . .), cầu, đập nước, và các tòa nhà. Kỹ thuật xây dựng được chia thành nhiều chuyên ngành như kỹ thuật kết cấu, kỹ thuật môi trường, kỹ thuật khảo sát xây dựng. Về mặt lịch sử, ngành kỹ thuật xây dựng được tách ra từ ngành kỹ thuật quân sự. Kỹ thuật liên ngành là những lĩnh vực ứng dụng nhiều chuyên ngành kỹ thuật cơ bản khác nhau. Trong quá khứ, ngành kỹ thuật hàng hải và kỹ thuật khai khoáng từng là những phân ngành kỹ thuật chính. Những lĩnh vực kỹ thuật liên ngành khác bao gồm: Kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật ăn mòn, kỹ thuật điều khiển tự động, kỹ thuật không gian, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật thông tin, kỹ thuật dầu khí, kỹ thuật môi trường, kỹ thuật hệ thống, kỹ thuật thu âm, kỹ thuật kiến trúc, kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật hệ sinh học, kỹ thuật sinh học dược, kỹ thuật địa chất, kỹ thuật dệt, kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật vật liệu và kỹ thuật hạt nhân. Những chuyên ngành kỹ thuật này thuộc 36 viện thành viên thuộc Hội đồng Kỹ thuật Anh quốc. 1.2.VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN: Ngành giao thông vận tải nói chung và xe ô tô nói riêng là công cụ cung cấp dịch vụ để di chuyển người hoặc hàng hóa, cũng như cơ sở hạ tầng giao thông. Về mặt kỹ thuật, giao thông vận tải là một nhóm nhỏ của ngành công nghiệp, bao gồm vận tải hàng không, hàng hải, đường bộ, đường sắt và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Đặc điểm của ngành giao thông vận tải: - Hiệu suất của các công ty trong ngành vận tải rất nhạy cảm với sự biến động thu nhập của công ty và giá dịch vụ vận tải. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến thu nhập 7 Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
  9. Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô của công ty bao gồm chi phí nhiên liệu, chi phí lao động, nhu cầu dịch vụ, sự kiện địa chính trị và qui định của chính phủ. - Nhiều trong số các yếu tố trên được kết nối với nhau. Ví dụ: nếu chính phủ thông qua các qui định khiến việc kiếm bằng lái xe thương mại trở nên khó khăn hơn, thì điều này sẽ làm giảm việc cung cấp tài xế, tăng chi phí thuê lái xe. - Giá dầu là một yếu tố chính trong lĩnh vực vận chuyển, vì giá hàng hóa nói chung bị ảnh hưởng bởi chi phí vận chuyển. Giá xăng và nhiên liệu tăng sẽ làm tăng chi phí cho một công ty vận tải, ăn vào lợi nhuận và có khả năng làm giảm giá cổ phiếu của công ty đó. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của người tiêu dùng ngày càng gia tăng trên toàn thế giới theo xu hướng toàn cầu hóa và sự giàu có. Trong thập niên qua, hàng ngàn sản phẩm đã được sản xuất và hiện đang được bán và phân phối cho người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu của thị trường được mở rộng nhưng cũng đầy thách thức và việc tăng nhanh những sản phẩm và dịch vụ mới, nhiều hãng kinh doanh đã tăng quy mô và mức độ phức hợp của hãng mình. Vận hành nhiều nhà máy đang thay cho việc chỉ vận hành một nhà máy. Việc phân phối sản phẩm từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu dùng đang trở thành một yếu tố cấu thành quan trọng trong tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của nhiều quốc gia công nghiệp. Ví dụ ở Mỹ, 9,9% GDP là do ngành công nghiệp vận chuyển (logistics) đóng góp. Đầu tư cho phương tiện vận tải và phân phối, không kể các nguồn công cộng, ước tính hàng trăm tỷ USD. Công nghiệp vận tải nói chung và vai trò của chiếc ô tô nói riêng đã hỗ trợ cho nhiều hoạt động và chuỗi giao dịch kinh tế. Nếu hàng hóa không được vận chuyển và phân phối đúng địa điểm hoặc hàng không ở trong tình trạng tốt thì không thể bán được hàng và như vậy toàn bộ hoạt động kinh tế trong chuỗi cung ứng sẽ bị ảnh hưởng. Là một mắc xích trong chuổi cung ứng toàn cầu, năng lực vận chuyển hàng hóa của ô tô góp phần chuyên môn hóa năng lực sản xuất những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của từng vùng miền khác nhau trên toàn thế giới, sau đó phân phối đến tay người tiêu dùng ở bất kỳ điểm điểm nào trên trái đất. Ngoài ra với vai trò vận chuyển hành khách, ô tô còn giúp nâng cao đời sống tinh thần và đảm bảo sức khỏe của con người. Ô tô được sáng chế năm 1885 Ô tô được sản xuất năm 1927 Hình 1-2: Những chiếc xe ô tô điển hình trong quá khứ Ô tô cũng chính là một sản phẩm phục vụ người tiêu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên toàn cầu. Ô tô không chỉ đơn thuần là một công cụ cơ khí được 8 Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
  10. Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô hoàn thiện. Kể từ những năm 1920 gần như tất cả ô tô đã được sản xuất hàng loạt để đáp ứng nhu cầu thị trường. Do vậy các dự án tiếp thị và sản xuất đáp ứng thị trường thường thống lĩnh việc thiết kế xe hơi. Các hãng sản xuất ô tô đã đưa ra ý tưởng nhiều kiểu xe được sản xuất bởi một hãng để người mua có thể có nhiều lựa chọn theo nhu cầu sử dụng, thị hiếu và năng lực tài chính của mình. Những kiểu khác nhau này dùng chung một số linh kiện do vậy số lượng sản xuất nhiều sẽ làm giảm giá thành cho từng mệnh giá khác nhau. Ví dụ, vào năm 1950, Chevrolet dùng chung phần trước xe, mái xe và của sổ với Pontiac. LaSalle của những năm 1930, bán ra bởi Cadillac, sử dụng những linh kiện cơ khí rẻ hơn được sản xuất bởi phân xưởng của Oldsmobile. Việt Nam là quốc gia có trên 96 triệu dân, kinh tế phát triển, đời sống ngày càng nâng cao do đó nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng nhiều, đủ để các doanh nghiệp ô tô đầu tư sản xuất với quy mô lớn. Tuy nhiên, hiện nay dung lượng thị trường trong nước chưa phát triển so với tiềm năng, do ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chưa đủ các điều kiện về thị trường cũng như các yếu tố khác để phát triển như các quốc gia trong khu vực. Hiện nay, Việt Nam chỉ có hơn 350 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 680.000 xe/năm. Trong số 350 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, có hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô . . . với sản lượng sản xuất lắp ráp trong nước đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ ngồi trong nước. Theo tổng hợp số liệu ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam tại thời điểm năm 2020, tỷ lệ giá trị sản xuất đối với ô tô đến 9 chỗ ngồi là 30-40% và dự kiến đạt khoảng 40-45% vào năm 2025; tương tự ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên đạt 35-45% và 50-60% vào năm 2025; Đối với ô tô tải, tỷ lệ này phải đạt 30- 40% và 45-55% năm 2025. Nhưng sau gần 20 năm phát triển, tính đến năm 2020, tỷ lệ nội địa hóa của xe ô tô sản xuất tại Việt Nam còn rất thấp, đa số chưa đạt mục tiêu đề ra và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của các nước trong khu vực. Cụ thể, xe tải dưới 7 tấn đạt tỷ lệ nội địa hóa trung bình trên 20%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đạt tỷ lệ 45- 55%. Riêng đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi, tỷ lệ nội địa hóa bình quân mới đạt 7-10% (trừ dòng xe Innova của Toyota đạt 37% và các dòng xe Lux của hãng VinFast đạt trên 40%). Ngoài ra, các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa … và chưa làm chủ được các các công nghệ cốt lõi như: động cơ, hệ thống điều khiển, truyền động, . . . (trừ hãng xe VinFast). Về hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước tuy đạt được những kết quả nhất định song vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, phần lớn mới chỉ ở mức độ lắp ráp đơn giản; chưa tạo được sự hợp tác liên kết và chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và sản xuất phụ tùng, linh kiện; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn. Để làm ra được một chiếc ô tô phải cần từ 30.000 - 40.000 chi tiết, linh kiện khác nhau. Vì vậy, ngành công nghiệp ô tô cần sự hợp tác của rất nhiều ngành công nghiệp khác như: ngành cơ khí chế tạo, ngành điện tử, ngành công nghiệp hoá chất… Song việc liên kết giữa các ngành sản xuất còn lỏng lẻo, chưa có sự kết hợp chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao. Đến nay chỉ có số ít nhà cung cấp trong nước có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. So với Thái Lan, quốc gia này có gần 700 nhà cung cấp cấp 1 thì Việt Nam chỉ có chưa đến 100 nhà cung cấp. Thái Lan có khoảng 1.700 nhà cung cấp cấp 2 và 3 thì Việt Nam chỉ có chưa đến 150 nhà cung cấp. 9 Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
  11. Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô, chính phủ cần sớm có các chính sách thúc đẩy thị trường ô tô tăng trưởng ổn định và dài hạn. Ngoài các yếu tố về chính sách là thuế ưu đãi để tạo ra sức cạnh tranh cho ngành sản xuất ô tô trong nước; cần có cơ chế tổng thể kiểm tra, giám sát, định hướng hoạt động của các liên doanh theo đúng cam kết, phát triển nội địa hoá theo đúng tiến độ quy định, hạn chế những liên doanh chỉ khai thác thị trường, lợi dụng các chính sách ưu đãi ban đầu; cần xây dựng danh mục các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô, từ đó, giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các công ty có sự nhìn nhận rõ ràng về công nghiệp hỗ trợ ô tô. Bên cạnh đó, việc xây dựng danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ bao gồm cả việc đánh giá mức độ công nghệ, hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm là cần thiết, để từ đó có thể định vị Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu đối với quá trình sản xuất ô tô. 1.3. GIỚI THIỆU CÁC CHUẨN ĐẦU RA CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ: 1.3.1. Chuẩn đầu ra của Trường Đại học Phú Xuân: Sau khi học xong chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tại trường Đại học Phú Xuân, sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp "Cử nhân ngành Kỹ thuật Ô tô". Cụ thể chuẩn đầu ra như sau: 1.3.1.1. Kiến thức: - Có hiểu biết về nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; có sức khoẻ tốt, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; - Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên để tiếp thu tốt các kiến thức cơ sở và chuyên ngành cũng như có khả năng học tập ở trình độ cao hơn; - Biết và có thể sử dụng ngoại ngữ tiếng Anh trong công việc; - Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học thông dụng; - Có kiến thức chuyên sâu về ô tô, về quản lý kinh doanh dịch vụ ngành ô tô. 1.3.1.2. Kỹ năng: - Có khả năng chẩn đoán và sửa chữa mọi hư hỏng trên ô tô; biết thiết kế cải tạo các chi tiết hoặc các cụm chi tiết của ô tô thông dụng; - Có khả năng quản lý và kinh doanh dịch vụ liên quan ngành công nghệ kỹ thuật ô tô; - Có kỹ năng sử dụng, vận hành các thiết bị kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng ô tô; - Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học ứng dụng trong lĩnh vực ô tô; - Kỹ năng cộng tác trong các nhóm đa ngành; - Kỹ năng nhận biết, xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật; - Kỹ năng giao tiếp kỹ thuật. 1.3.1.3. Thái độ: - Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; 10 Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
  12. Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô - Có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo. 1.3.1.4. Vị trí và khả năng công tác: - Nhân viên kỹ thuật vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, máy động lực tại các nhà máy sản xuất, cơ sở sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng ô tô; - Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô; - Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô; Ngoài ra, "Cử nhân ngành Kỹ thuật Ô tô" có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, trường học, trung tâm, viện nghiên cứu về công nghệ kỹ thuật ô tô sau khi được bồi dưỡng thêm các nghiệp vụ hỗ trợ liên quan. 1.3.2. Chuẩn đầu ra của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM: 1.3.2.1. Những kiến thức cần đạt được khi tốt nghiệp: - Các kiến thức về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối Cách mạng của đảng Cộng Sản Việt Nam, Tư tưởng HCM, CNXH khoa học, kinh tế chính trị, môi trường, tiếng Việt, ngọai ngữ. - Các kiến thức về lĩnh vực khoa học tự nhiên như Tóan cao cấp, Lý, Hóa. - Có kiến thức về cơ sở ngành tốt. - Có kiến thức chuyên ngành tốt và phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trong lĩnh vực Cơ khí động lực. 1.3.2.2. Những kỹ năng cần đạt khi tốt nghiệp: - Các kỹ năng về giao tiếp: khả năng trình bày vấn đề trước đám đông, khả năng viết báo cáo kỹ thuật. - Kỹ năng về ngọai ngữ: kỹ năng giao tiếp cơ bản, đọc thành thạo và hiểu các tài liệu kỹ thuật tiếng Anh chuyên ngành Cơ khí động lực. - Các kỹ năng về máy tính (thành thạo các phần mềm kỹ thuật liên quan đến ô tô hoăc máy động lực, phần mềm thiết kế, vi tính văn phòng…). - Kỹ năng thiết kế và đề ra các giải pháp công nghệ. - Các kỹ năng về quản lý và kinh doanh dịch vụ liên quan ngành Cơ khí động lực: Bảo dưỡng sửa chữa ô tô hoăc máy động lực, lắp ráp ô tô hoăc máy động lực, đăng kiểm, mua bán xe và phụ tùng … - Kỹ năng về thử nghiệm, chẩn đoán, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và cải tiến các hệ thống của ô tô hoăc máy động lực và các lĩnh vực liên quan. - Kỹ năng lái xe cơ bản. - Kỹ năng quản lý và hoạt động nhóm. - Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề. - Kỹ năng tự đào tạo và tổ chức đào tạo. - Kỹ năng nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu và tư duy kỹ thuật. 1.3.2.3. Về đạo đức nghề nghiệp: 11 Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
  13. Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô - Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt. - Nhận thức được tầm quan trọng của ngành Cơ khí động lực. Có lòng tự hào nghề và yêu nghề. - Có tác phong công nghiệp. 1.3.2.4. Vị trí và khả năng công tác: - Các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô hoăc máy động lực. - Các cơ sở sửa chữa ô tô hoặc máy động lực. - Các trạm đăng kiểm ô tô hoặc máy động lực. - Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ô tô, máy động lực. - Các đơn vị hành chánh quản lý về kỹ thuật ô tô hoặc máy động lực. - Các trường học hoặc cơ sở dạy nghề. - Các cơ sở kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng . . . - Có khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: có khả năng học đại học văn bằng hai hoặc tiếp tục học ở trình độ sau đại học. 1.3.3. Chuẩn đầu ra của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên: 1.3.2.1. Kiến thức: - Có hiểu biết về nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; có sức khoẻ tốt, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; - Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên để tiếp thu tốt các kiến thức cơ sở và chuyên ngành cũng như có khả năng học tập ở trình độ cao hơn; - Biết và có thể sử dụng ngoại ngữ trong công việc như Anh, Pháp, Nga, Trung. - Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học và tin học ứng dụng trong thiết kế như CAD, CAE. - Có kiến thức sâu về ô tô và máy động lực; về quản lý, sử dụng, kinh doanh dịch vụ, kiểm định ô tô và máy động lực. 1.3.2.2. Kỹ năng: - Biết thiết kế cải tạo, thiết kế mới các chi tiết, các cụm chi tiết của ô tô đạt tiêu chuẩn; - Có khả năng quản lý và kinh doanh dịch vụ liên quan ngành công nghệ kỹ thuật ô tô; - Có kỹ năng sử dụng, vận hành, thử nghiệm, chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa cũng như nghiên cứu, cải tiến các hệ thống của ô tô và máy động lực để nâng cao hiệu quả sử dụng; - Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học ứng dụng trong lĩnh vực ô tô và máy động lực; - Kỹ năng cộng tác trong các nhóm đa ngành; 12 Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
  14. Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô - Kỹ năng nhận biết, xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật; - Kỹ năng giao tiếp kỹ thuật. 1.3.2.3. Thái độ: - Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; - Có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo. 1.3.2.4. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp: Là kỹ sư trực tiếp làm kỹ thuật hoặc quản lý tại: - Các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp ô tô và máy động lực. Các cơ sở khai thác, sửa chữa ô tô, máy động lực. Các doanh nghiệp kinh doanh, vận tải ô tô, máy động lực, phụ tùng, . . . đặc biệt là các Công ty liên doanh ô tô như Toyota, Honda, Ford, Nissan,… - Các trạm đăng kiểm ô tô, máy động lực; - Các cơ sở xản xuất và phục vụ liên quan đến ngành ô tô, máy động lực trong các lĩnh vực An ninh, Quốc phòng và một số lĩnh vực khác; - Làm việc tại các cơ sở đào tạo có chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô cũng như các chuyên ngành liên quan, như các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp; Các Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ô tô, máy động lực. 1.3.2.5. Trình độ ngoại ngữ và tin học: - Có trình độ tiếng Anh tương đương 400 điểm TOEIC. Sử dụng được các ngoại ngữ khác như Tiếng Nhật, Nga, Trung,….; - Có trình độ tinh học tương đương trình độ B. Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng như CAD, CAE, Matlab. 1.3.2.6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: - Có khả năng tự học tập, nghiên cứu và tiếp thu nhanh các công nghệ mới. - Có khả năng tiếp tục học tập nghiên cứu ở trình độ sau đại học. 1.3.4. Chuẩn đầu ra của Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng: Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Kỹ thuật ô tô của trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo khung trình độ quốc gia Việt Nam: - Có khả năng vận dụng được kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để có được nhận thức và hành động đúng trong cuộc sống, trong học tập và nghiên cứu. - Có kiến thức cơ sở kỹ thuật và cơ sở ngành đáp ứng yêu cầu tiếp cận và nghiên cứu ngành kỹ thuật ô tô. - Có kiến thức toàn diện về ngành kỹ thuật ô tô để thực hành phân tích, đánh giá và nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật ô tô. - Có kỹ năng vận dụng kiến thức ngành để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong thực tiễn sản xuất thuộc lĩnh vực kỹ thuật ô tô. 13 Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
  15. Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô - Có khả năng quản lý, có khả năng tư duy phản biện, tư duy khởi nghiệp, ứng xử chuyên nghiệp để giải quyết vấn đề kỹ thuật ô tô; có đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp đối với ngành. - Có khả năng giao tiếp và làm việc theo nhóm hiệu quả trong môi trường đa ngành, đa văn hóa. - Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo quy định hiện hành); có trình độ tiếng Anh tối thiểu TOEIC 450 hoặc tương đương. - Có năng lực tư duy thiết kế sáng tạo, nghiên cứu và phát triển sản phẩm thuộc lĩnh vực kỹ thuật ô tô phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp, xã hội trong xu hướng toàn cầu hóa. 1.4. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ: 1.4.1. Chương trình khung của Trường Đại học Phú Xuân: TT MÔ TẢ THỜI GIAN GHI CHÚ 0 Học kỳ quân đội - GDANQP 3-4 tuần 1 Nhập môn nghề nghiệp và cơ sở chuyên ngành 16 tuần 2 Tri thức cơ sở và kỹ năng nghề nghiệp 48 tuần 3 Hoàn thiện và định hướng chuyên sâu 48 tuần 4 Học trong môi trường doanh nghiệp (OJT) 16 tuần 5 Đồ án/ khóa luận tốt nghiệp 16 tuần Tổng thời gian đào tạo 3 năm 9HK (3HK/năm) Ghi chú: Nội dung chi tiết xem ở "Sổ tay sinh viên" của nhà trường. 1.4.2. Chương trình khung của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng: Số tín chỉ (TC) Mã học TT Tên học phần LT- TH- Th. Số TC phần BT TN tập I. Kiến thức Giáo dục Đại cương: 1. Các học phần bắt buộc: 1 5209001 Đường lối CM của ĐCSVN 3 0 0 3 14 Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
  16. Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô 2 5319002 Giải tích I 3 0 0 3 3 5319003 Giải tích II 2 0 0 2 4 5505042 Kỹ thuật lập trình C 2 0 0 2 5 5413002 Ngoại Ngữ I 3 0 0 3 6 5413003 Ngoại Ngữ II 2 0 0 2 7 5413004 Ngoại ngữ III 2 0 0 2 8 5209002 NLCB của CNMLN I 2 0 0 2 9 5209003 NLCB của CNMLN II 3 0 0 3 10 5211005 Pháp luật đại cương 2 0 0 2 11 5319004 Phương pháp tính 2 0 0 2 12 5209004 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 0 0 2 13 5305002 Vật lý Cơ - Nhiệt 2 0 0 2 14 5305004 Vật Lý Điện - Từ 2 0 0 2 15 5319005 Xác suất Thống kê 2 0 0 2 Tổng số tín chỉ phải tích lũy bắt buộc HP đại cương 34 2. Các học phần tự chọn 1: 1 5319001 Đại số tuyến tính 2 0 0 2 2 5507015 Hóa đại cương 2 0 0 2 3 5505097 Tin học đại cương 2 0 0 2 4 5305001 Vật Lý Cơ - Điện 2 0 0 2 5 5305003 Vật lý Cơ - Quang 2 0 0 2 6 5305005 Vật Lý Quang - Nguyên tử 2 0 0 2 Tổng số tín chỉ tích lũy tự chọn 1 HP đại cương 4 3. Các học phần tự chọn 2: 1 5413001 Ngoại Ngữ cơ bản 3 0 0 3 2 5413005 Ngoại Ngữ IV 2 0 0 2 15 Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
  17. Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô 3 5413006 Ngoại Ngữ V 2 0 0 2 4 5505080 TH Tin học đại cương 0 1 0 1 5 5505082 TH Tin học văn phòng 0 1 0 1 6 5505098 Tin học văn phòng 2 0 0 2 Tổng số tín chỉ phải tích lũy học phần giáo dục đại cương 38 Các học phần tích lũy Chứng chỉ thể chất và Chứng chỉ quốc phòng: 1 5502001 Giáo dục quốc phòng 0 0 4 4 2 5013001 Giáo dục thể chất I 0 1 0 1 3 5013002 Giáo dục thể chất II 0 1 0 1 4 5013003 Giáo dục thể chất III 0 1 0 1 5 5013004 Giáo dục thể chất IV 0 1 0 1 Các học phần kiến thức kỹ năng mềm, bắt buộc tích lũy 3 tín chỉ: 1 5504113 Dự án khởi nghiệp ĐL 0 0 1 1 2 5507014 Giáo dục Môi trường 1 0 0 1 3 5502002 Khởi nghiệp - việc làm 1 0 0 1 4 5502003 Kỹ năng giao tiếp 1 0 0 1 5 5502004 Kỹ năng làm việc nhóm 1 0 0 1 6 5502008 Kỹ năng lãnh đạo 1 0 0 1 7 5502005 Phát triển dự án 2 0 0 2 8 5502006 Phương pháp học tập NCKH 2 0 0 2 II. Kiến thức Giáo dục Chuyên nghiệp: 1. Các học phần cơ sở bắt buộc: 1 5504004 Chi tiết máy 2 0 0 2 2 5504008 Cơ học lý thuyết 3 0 0 3 3 5504022 Dung sai đo lường 2 0 0 2 4 5504026 Hình họa - Vẽ kỹ thuật 3 0 0 3 16 Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
  18. Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô 5 5505039 Kỹ thuật điện-điên tử 2 0 0 2 6 5504031 Kỹ Thuật Nhiệt 2 0 0 2 7 5504037 Nguyên lý máy 2 0 0 2 8 5504040 Sức bền vật liệu 3 0 0 3 9 5505070 TH Kỹ thuật lập trình C 0 1 0 1 10 5504043 TH Nguội Gò Hàn 0 1 0 1 11 5504049 Thủy khí 2 0 0 2 12 5504054 TN kỹ thuật đo 0 1 0 1 13 5504055 TN Sức bền và Kim loại học 0 1 0 1 14 5504084 Vật liệu kỹ thuật 2 0 0 2 Tổng số tín chỉ phải tích lũy các học phần cơ sở 27 2. Các học phần chuyên ngành bắt buộc 1 5504010 Công nghệ chẩn đoán và sửa chữa ô tô 2 0 0 2 2 5504158 Đồ án động cơ và ô tô 0 2 0 2 3 5504020 Đồ án tốt nghiệp 0 0 10 10 4 5504024 Hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô 2 0 0 2 5 5504023 Hệ thống điện và điện tử trên ô tô 3 0 0 3 6 5504028 Học kỳ doanh nghiệp 0 0 5 5 7 5504032 Lý thuyết động cơ đốt trong 3 0 0 3 8 5504033 Lý thuyết ô tô 3 0 0 3 9 5504035 Máy thủy lực và khí nén 2 0 0 2 10 5504038 Nhập môn ngành ô tô 1 1 0 2 11 5504047 Thiết kế ô tô 2 1 0 3 12 5504051 Tiếng Anh chuyên ngành ô tô 2 0 0 2 13 5504053 Tính toán động cơ đốt trong 2 1 0 3 14 5504059 TT Động cơ đốt trong 0 2 0 2 17 Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
  19. Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô 15 5504062 TT HT điều khiển và chuyển động ô tô 0 2 0 2 16 5504060 TT Hệ thống điện và điện tử trên ô tô 0 2 0 2 17 5504061 TT Hệ thống điều khiển động cơ 0 2 0 2 18 5504063 TT Hệ thống truyền lực ô tô 0 2 0 2 19 5504159 TT Nhiên liệu 0 2 0 2 Tổng số tín chỉ tích lũy bắt buộc học phần chuyên ngành 54 3. Các học phần chuyên nghiệp tự chọn 3 1 5504013 Công nghệ tạo phôi 2 0 0 2 2 5504058 TT Chế tạo máy 0 0 1 1 3 5505113 TT Điện tử 0 0 1 1 4 5504025 Hệ thống thông minh trên ô tô 2 0 0 2 5 5504036 Năng lượng mới trên ô tô 2 0 0 2 6 5504041 TH Điều khiển tự động trên ô tô 0 2 0 2 7 5504042 TH Lập trình điều khiển ô tô 0 2 0 2 8 5504057 TT Chẩn đoán trên ô tô 0 2 0 2 9 5504064 TT Máy thủy lực và khí nén 0 2 0 2 10 5504065 TT Thân vỏ ô tô 0 2 0 2 11 5504081 Kỹ thuật đo lường và điều khiển ô tô 1 1 0 2 Ứng dụng máy tính trong thiết kế, mô 12 5504082 1 2 0 3 phỏng động cơ và ô tô Tổng số tín chỉ tích lũy tự chọn 3 học phần chuyên nghiệp 12 Tổng số tín chỉ phải tích lũy phần giáo dục chuyên nghiệp 93 Tổng số 131 18 Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
  20. Trường Đại học Phú Xuân Giáo trình Nhập môn Công Nghệ Kỹ Thuật Ô tô 1.4.3. Chương trình khung của Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam: HỌC KỲ I (12 TC) HỌC KỲ II (17 TC) I. Bắt buộc: 12 TC I. Bắt buộc: 11 TC 1. Giải tích (18102-4 TC) 1. Đại số (18101-3 TC) 2. Nguyên lý cơ bản 1 (19106-2 TC) 2. Nguyên lý cơ bản 2 (19109-3 TC) 3. Vật lý 1 (18201-3 TC) 3. Hình họa (18301-2 TC) 4. Tin học văn phòng (17102-3 TC) 4. Hóa kỹ thuật (26206-3 TC) II. Tự chọn: 0TC II. Tự chọn: 6/17 TC Tự chọn Khoa học TN&XH: 6/17TC 1. Anh văn cơ bản 1 (25101-3 TC) 2. Vật lý 2 (18202-3 TC) 3. Môi trường & bảo vệ MT (12501-2 TC) 4. Pháp luật đại cương (15721-2 TC) 5. Kỹ năng mềm (29101-2 TC) 6. Phương pháp tính (18114 – 2 TC) 7. Quản trị doanh nghiệp (15402 – 3 TC) HỌC KỲ III (16 TC) HỌC KỲ IV (17 TC) I. Bắt buộc: 16 TC I. Bắt buộc: 17 TC 1. Anh văn cơ bản 2 (25102-3 TC) 1. Anh văn cơ bản 3 (25103-3 TC) 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh (19201-2 TC) 2. Đường lối cách mạng của Đảng (19301-3 TC) 3. Cơ lý thuyết 1 (18401-3 TC) 3. Sức bền vật liệu 1 (18502-3 TC) 4. Vẽ kỹ thuật 1 (18303-2 TC) 4. Nguyên lý máy 1 (22411-2 TC) 5. Kỹ thuật điện (13116-3 TC) 5. Kỹ thuật nhiệt (22201-3 TC) 6. Vật liệu kỹ thuật (22501-3 TC) 6. Kỹ thuật gia công cơ khí (22502- 3 TC) II. Tự chọn: 0 TC II. Tự chọn: 0TC 19 Khoa Công nghệ - Kinh doanh Nguyễn Quân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2