intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Nông nghiệp hữu cơ (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai

Chia sẻ: Chuheo Dethuong25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

62
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Nông nghiệp hữu cơ cung cấp cho người học những kiến thức như: Đại cương về nông nghiệp hữu cơ; Đất và độ phì đất trong nông nghiệp; Phân bón trong nông nghiệp hữu cơ; Kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp hữu cơ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Nông nghiệp hữu cơ (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI BÀI GIẢNG MÔ ĐUN: NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ ( Lĩnh vực trồng trọt ) NGHỀ: KHUYẾN NÔNG LÂM TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Lào Cai, năm 2018
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ phục vụ công tác giảng dạy và đào tạo hệ cao đẳng nghề Khuyến Nông lâm. Các nội dung trong giáo trình có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích để đào tạo hệ trung cấp, sơ cấp nghề Khuyến nông lâm và đào tạo nghề cho nông dân. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình nội bộ Nông nghiệp hữu cơ được biên soạn từ giáo trình Nông nghiệp hữu cơ của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Giáo trình này dùng để giảng dạy chương trình đào tạo hệ cao đẳng nghề Khuyến Nông lâm. Giáo trình cung cấp cho học sinh, sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về nông nghiệp hữu cơ trong lĩnh vực trồng trọt, những yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp hữu cơ (đất, phân bón, bảo vệ thực vật…) và kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp hữu cơ để tiếp cận và thực hiện việc chuyển giao, tổ chức sản xuất. Trong khi biên soạn, chúng tôi cố gắng chắt lọc lượng kiến thức phù hợp nhất với các đối tượng học nghề, có gắn kết lý luận với thực tiễn và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho học sinh, sinh viên và phục vụ đào tạo nghề cho nông dân. Giáo trình gồm có 4 bài: Bài 1: Đại cương về nông nghiệp hữu cơ Bài 2: Đất và độ phì đất trong nông nghiệp Bài 3: Phân bón trong nông nghiệp hữu cơ Bài 4: Kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp hữu cơ Đây là cuốn giáo trình nội bộ được biên soạn công phu, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các độc giả. Xin chân thành cảm ơn Lào Cai, ngày tháng 6 năm 2017 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Đỗ Bích Nga
  4. MỤC LỤC Trang Tuyên bố bản quyền 02 Lời giới thiệu Vị trí, tích chất, ý nghĩa, vai trò của mô đun 02 Mục tiêu của mô đun 07 Nội dung của mô đun Mở đầu: Khái niệm môn học nông nghiệp hữu cơ Bài 1: Đại cương về nông nghiệp hữu cơ 08 Giới thiệu Mục tiêu của bài 08 Nội dung chính 09 1. Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ 1.1. Những khái niệm liên quan đến nông nghiệp hữu cơ. 1.2. Định nghĩa nông nghiệp hữu cơ 10 2. Cơ sở khoa học của nông nghiệp hữu cơ 2.1. Cơ sở khoa học của nông nghiệp hữu cơ 2.2. Những ưu điểm và hạn chế của nông nghiệp hữu cơ 12 3. Thực trạng của nông nghiệp hữu cơ 13 3.1. Thực trạng của sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới 14 3.2. Thực trạng của sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam 3.3. Thực trạng của sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Lào Cai 17 Bài 2: Đất và độ phì đất trong nông nghiệp hữu cơ 24 Giới thiệu Mục tiêu của bài Nội dung chính 1. Kết cấu đất 1.1. Vai trò và yêu cầu của kết cấu đất trong nông nghiệp hữu cơ 1.2. Các biện pháp điều chỉnh kết cấu đất 2. Hệ sinh vật đất 25 2.1. Vai trò và yêu cầu của kết cấu đất trong nông nghiệp hữu cơ 26 2.2. Các biện pháp tăng cường khu hệ sinh vật đất 3. Chất hữu cơ và mùn 3.1. Vai trò và yêu cầu của chất hữu cơ và mùn 27 3.2. Cân bằng mùn và dinh dưỡng trong đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ 3.3. Các biện pháp tăng cường mùn trong đất sản xuất nông nghiệp 28 hữu cơ
  5. 4. Làm đất trong nông nghiệp hữu cơ 28 4.1. Nguyên lý cơ bản trong làm đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ 29 4.2. Lựa chọn dụng cụ làm đất trong nông nghiệp hữu cơ 30 5. Nội dung thực hành: Làm đất trong nông nghiệp hữu cơ Bài 3: Phân bón trong nông nghiệp hữu cơ 32 Giới thiệu Mục tiêu của bài Nội dung chính 1. Nguyên lý cơ bản của sử dụng phân bón trong nông nghiệp hữu cơ 1.1. Sử dụng phân bón trong nông nghiệp thâm canh 1.2. Sử dụng phân bón trong nông nghiệp hữu cơ 33 2. Phân hữu cơ 34 2.1. Vai trò quyết định của phân hữu cơ trong nông nghiệp hữu cơ 2.2. Phương pháp sử dụng phân hữu cơ 36 2.2.1. Sử dụng phân chuồng 2.2.2. Sử dụng phân xanh 39 2.2.3. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh 3. Phân vô cơ 41 3.1. Nguyên lý trong sử dụng phân vô cơ trong nông nghiệp hữu cơ 3.2. Một số loại phân vô cơ được phép sử dụng và cách sử dụng chúng 42 4. Nội dung thực hành: 43 4.1. Sử dụng phân hữu cơ cho cây trồng trong vườn thực nghiệm 4.2. Sử dụng phân vô cơ cho cây trồng trong vườn thực nghiệm 45 Bài 4: Kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp hữu Giới thiệu Mục tiêu của bài Nội dung chính 1. Nguyên lý cơ bản trong canh tác nông nghiệp hữu cơ 1.1. Canh tác trong nông nghiệp thâm canh 1.2. Canh tác trong nông nghiệp hữu cơ 46 2. Một số biện pháp kỹ thuật trong nông nghiệp hữu cơ 2.1. Luân canh 48 2.2. Xen canh 2.3. tạo mô hình sản xuất khép kín 2.4. Nguyên tắc chủ yếu của việc sản xuất và chế biến sản phẩm nông 50 nghiệp hữu cơ 3. Giới thiệu nội dung tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam 3.1. Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ (TCVN 11041-1:2017)
  6. 3.1.1. Nguyên tắc 50 3.1.3. Kế hoạch sản xuất hữu cơ 54 3.1.4. Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm 3.2. Nội dung tiêu chuẩn Việt Nam trồng trọt hữu cơ (TCVN 11041- 2:2017) 3.2.1. Nguyên tắc 3.2.2. Các yêu cầu 55 3.2.3. Kế hoạch sản xuất hữu cơ 58 3.2.4. Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm 4. Kỹ thuật canh tác cây dài ngày trong nông nghiệp hữu cơ 58 4.1. Nguyên tắc sản xuất chè hữu cơ 59 4.2. Kỹ thuật canh tác chè hữu cơ 60 5. Kỹ thuật canh tác cây ngắn ngày - sản xuất rau hữu cơ 65 5.1. Điều kiện để sản xuất rau hữu cơ 5.2. Qui trình sản xuất 6. Bảo vệ thực vật trong nông nghiệp hữu cơ 67 6.1. Nguyên lý cơ bản về bảo vệ thực vật trong nông nghiệp hữu cơ 68 6.2. Các biện pháp bảo vệ thực vật 69 6.2.1. Phòng trừ cỏ dại 70 6.2.2. Phòng trừ sâu bệnh hại 71 6.2.3. Lựa chọn giống cây trồng 6.2.4. Biện pháp canh tác 73 6.2.5. Biện pháp sinh học 6.2.6. Biện pháp cơ lý học 77 6.2.7. Biện pháp kiểm dịch thực vật 78 7. Nội dung thực hành 78 7.1. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác cây dài ngày trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. 7.2. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất rau hữu cơ. 7.3. Thực hiện các biện pháp bảo vệ thực vật trên cây trồng 79 80 Tài liệu tham khảo
  7. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Nông nghiệp hữu cơ Mã mô đun: MĐ 36 Vị trí, tính chất, ý nghĩa, vai trò của mô đun: - Vị trí: Nông nghiệp hữu cơ là mô đun tự chọn trong các môn học, mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo hệ Cao đẳng nghề Khuyến Nông lâm. - Tính chất: Mô đun có liên quan với các môn học/mô đun: Bảo vệ môi trường; trồng một số cây lương thực, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ăn quả, sản xuất rau an toàn; Quản lý dịch hại. - Ý nghĩa, vai trò: Giúp cho người học vận dụng kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức sản xuất để có sản phẩm đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường, phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững. Mục tiêu của mô đun: - Về kiến thức: Trình bày được những vấn đề chung về nông nghiệp hữu cơ; đất và độ phì nhiêu đất trong nông nghiệp hữu cơ; phân bón trong nông nghiệp hữu cơ và kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp hữu cơ trong lĩnh vực trồng trọt. - Về kỹ năng: Thực hiện đúng các phương pháp làm đất, bón phân, kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ để đảm bảo chất lượng nông sản. Rèn luyện tính say mê, nghiêm túc, tự giác trong học tập và rèn luyện kỹ năng nghề. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có khả năng ứng dụng, quản lý, tổ chức sản xuất theo kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp hữu cơ, tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong quá trình giảng dạy và học tập mô đun giáo viên nêu vấn đề, người học chủ động lĩnh hội kiến thức và vận dụng ngay vào tình hình thực tế ở địa phương nơi mình sinh sống. Nội dung của mô đun MỞ ĐẦU: KHÁI NIỆM MÔN HỌC NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Song song với quá trình phát triển của xã hội loài người, các hình thức sản xuất nông nghiệp cũng lần lượt xuất hiện và phát triển. Sự ra đời của các hình thức sản xuất nông nghiệp phản ánh nhu cầu phát triển của xã hội loài người và chính sự phát triển của xã hội loài người lại tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các hình thức sản xuất nông nghiệp. Sự ra đời của các hình thức sản xuất nông nghiệp có thể là tự phát từ một người, một nhóm người sản xuất hoặc do từ một nơi nào khác đưa đến. Khi hình thức sản xuất ấy đem
  8. lại lợi ích cho người nông dân thì nó sẽ phát triển và lan rộng. Một yếu tố có tính chất quyết định đến tốc độ phát triển của các hình thức sản xuất là tổng kết thực tiễn, nghiên cứu và thông tin. Con người tổng kết thực tiễn và từ đó nghiên cứu bổ sung những phần mà thực tiễn còn thiếu để hình thức sản xuất đó hoàn thiện và phát huy hết tiềm năng của nó. Song song với các quá trình tổng kết và nghiên cứu là quá trình đào tạo và thông tin. Khoa học càng phát triển thì thông tin, đào tạo càng phát triển. Hình thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ ra đời chưa bao lâu, nhưng đến nay những nghiên cứu và tổng kết về nó đã được khá nhiều các nhà khoa học ở nhiều châu lục tiến hành. Từ những kết quả nghiên cứu đó, một chuyên ngành khoa học mới đã ra đời, đó là Nông nghiệp hữu cơ. Môn học Nông nghiệp hữu cơ ra đời và mới đây đã được đưa vào để giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành nông lâm nghiệp. Cho đến nay ở Việt Nam, nông nghiệp hữu cơ chưa chính thức được đưa vào thành môn học bắt buộc để giảng dạy, mà chỉ là môn tự chọn. Tuy vậy, với những ưu thế và tốc độ phát triển của nó, nông nghiệp hữu cơ sẽ nhanh chóng trở thành một chuyên ngành khoa học nông nghiệp ở nước ta và sẽ phát triển không ngừng.
  9. Bài 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Mã bài: 01 Giới thiệu: Bài Đại cương về nông nghiệp hữu cơ giảng dạy trong 4 giờ lý thuyết. Bài giảng giúp cho người học những kiến thức hiểu biết khái quát nhất về nông nghiệp hữu cơ, cơ sở khoa học, thực trạng và những ưu điểm, hạn chế của nông nghiệp hữu cơ để định hướng, áp dụng sản xuất theo kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Mục tiêu: - Trình bày được Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ; Cơ sở khoa học của nông nghiệp hữu cơ; Thực trạng của nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và Việt Nam. - Vận dụng kiến thức được học để hiểu biết về nông nghiệp hữu cơ để tổ chức sản xuất nông nghiệp có hiệu quả. Rèn luyện tính say mê, nghiêm túc, tự giác trong học tập và rèn luyện kỹ năng nghề. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có khả năng hiểu biết, đánh giá thực trạng sản xuất theo nông nghiệp hữu cơ tại địa phương; đề xuất phương hướng sản xuất, kỹ thuật canh tác theo nông nghiệp hữu cơ để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Nội dung chính: 1. Khái niệm nông nghiệp hữu cơ 1.1. Những khái niệm liên quan đến nông nghiệp hữu cơ - Hệ thống sinh học Hệ thống sinh học là những hệ thống được cấu trúc bởi sinh vật sống vốn có trong tự nhiên (gọi là hệ thống sống). Có những hệ thống phức tạp và cũng có những hệ thống đơn giản. Chúng ta cần phân biệt trong hệ thống sinh học có hai loại. Loại thứ nhất là các hệ thống trong cơ thể của một sinh vật. Loại thứ hai là các hệ thống ngoài cơ thể, bao gồm sự tập hợp các sinh vật sống trong một không gian nhất định. - Phát triển Là chỉ sự tăng lên về số lượng, khối lượng, chất lượng theo tiến trình thời gian. Nói cách khác, phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa v.v... Mục tiêu của phát triển là nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của loài người; làm cho con người ít phụ thuộc vào thiên
  10. nhiên; tạo lập nên cuộc sống công bằng và bình đẳng giữa các thành viên. Sự chuyển đổi của xã hội loài người từ xã hội nguyên thuỷ đến xã hội nô lệ rồi xã hội phong kiến đến xã hội tư bản v.v... là quá trình phát triển. Phát triển trong sinh học là chỉ sự tích luỹ vật chất của các đối tượng sinh vật để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Như cây trồng thì sự phát triển là quá trình tích luỹ, phát dục và cho năng suất của cây trồng. Trong chăn nuôi, phát triển là chỉ sự chín muồi về sinh lý để hoàn thiện chức năng sinh sản. - Phát triển bền vững Khái niệm phát triển bền vững là sự phát triển để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của thế hệ hiện tại mà không tổn thương đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp nhau của ba hệ thống tương tác lớn đó là: Hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội. Phát triển bền vững trong sinh học là sự phát triển tăng lên ổn định về số lượng, khối lượng, chất lượng của các cá thể sinh vật cùng sống trong hệ và phát triển theo quy luật tự nhiên. - Đấu tranh sinh học Hình 01: Lễ công bố bảng xếp hạng Đấu tranh sinh học là sự cạnh tranh Doanh nghiệp phát triển bền vững môi trường sống của các sinh vật sống trong một không gian nhất định. Đấu tranh sinh học là một tiến trình, một quy luật của tự nhiên. Các cá thể sinh vật sống trong cùng một giới hạn không gian vừa sống dựa vào nhau và cũng cạnh tranh nhau về thức ăn, môi trường sống. Tất cả những mối quan hệ ấy tạo ra những quần thể sinh vật sống, đó chính là quần thể sinh thái trong tự nhiên. 1.2. Định nghĩa nông nghiệp hữu cơ Cho đến nay, đã có khá nhiều tài liệu đưa ra khái niệm về nông nghiệp hữu cơ. Về cơ bản, các tài liệu đều thống nhất rằng, khái niệm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái hay nông nghiệp sinh học là một. Ta có thể hiểu nông nghiệp hữu cơ như sau: Nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở sử dụng các chu trình sinh học có trong tự nhiên. Nói một cách khác, phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuất mà trong đó các quá trình sản xuất đều theo quy luật sinh học tự nhiên vốn có. Nông nghiệp hữu cơ không chỉ đơn thuần là “nền nông nghiệp không có chất hóa học”, mà nó còn hội tụ đầy đủ các khía cạnh sinh thái, xã hội và kinh tế bền vững. Vì vậy nó là một dạng bền vững của nông nghiệp. Điều đó có nghĩa rằng, nông nghiệp hữu cơ là phương thức duy trì sự cân bằng sinh thái trong hệ thống canh tác và sử dụng nguồn tài nguyên vốn có theo cách bền vững với một sự chú ý đặc biệt về khía cạnh kinh tế - xã hội
  11. của sản xuất. Tái tạo chu trình dinh dưỡng, sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên sẵn có, đa dạng hóa là khía cạnh sinh thái quan trọng của nông nghiệp hữu cơ. Các mặt của kinh tế - xã hội như an toàn lương thực, thương mại công bằng, tăng cường nguồn lực v.v... cũng là khía cạnh rất quan trọng của nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ có những đặc điểm riêng biệt: - Hoạt động sản xuất nông nghiệp theo đường hướng của hệ thống sinh thái.Con người, đất đai, cây trồng và vật nuôi là các mặt trong một thể thống nhất, nó như là một thể hữu cơ. - Ý tưởng cơ bản của nông nghiệp hữu cơ là hoạt động kinh tế phải hài hòa với thiên nhiên. Vì nếu các hoạt động ấy nằm chệch hướng vận động của các quy luật tự nhiên thì sẽ tạo ra những hệ quả xấu và tất yếu phát triển sẽ không theo chiều bền vững. - Sản xuất sẽ phát triển tốt trên cơ sở sử dụng và tăng cường độ phì nhiêu tự nhiên của đất cũng như làm tăng sức đề kháng của cây trồng và vật nuôi đối với sâu bệnh. - Chăn nuôi là một hợp phần thích ứng quan trọng của nông nghiệp hữu cơ. - Hệ thống canh tác không bị ảnh hưởng của việc sử dụng các nguyên liệu lạ ngoài nông trại như phân vô cơ dễ tan và thuốc hóa học bảo vệ thực vật. 2. Cơ sở khoa học của nông nghiệp hữu cơ 2.1. Cơ sở khoa học của nông nghiệp hữu cơ Cơ sở khoa học của phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ là đưa quá trình sản xuất theo chu trình sinh học tự nhiên, trong đó các yếu tố tự nhiên sẵn có được sử dụng tối đa, các yếu tố nhân tạo (phân bón vô cơ dễ tan, thuốc hóa học bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng có nguồn Hình 02: Sản xuất rau hữu cơ gốc vô cơ, thức ăn chăn nuôi giàu chất kích ngoài đồng thích...) được hạn chế tối đa hoặc loại bỏ hẳn. Như ta đã biết, đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sinh vật sống trong tự nhiên. Các cơ thể sống ấy có quan hệ với nhau trong một không gian nhất định để tạo ra một quần thể. Vì vậy nông nghiệp hữu cơ là đưa quá trình sản xuất đi theo hướng phát triển các mối quan hệ tương tác ấy. Trong nông nghiệp hữu cơ, mối quan hệ giữa con người, đất đai, cây trồng và vật nuôi được khai thác tối đa. Đây là mối quan hệ hữu cơ và nhân quả, vì vậy mỗi một đối tượng đều được tôn trọng và phát huy hết tiềm năng tự nhiên sẵn có của nó. Nguyên tắc cơ bản của canh tác hữu cơ: - Sản xuất thực phẩm có chất lượng dinh dưỡng cao, đủ số lượng. - Phối hợp xây dựng theo hướng củng cố cuộc sống giữa tất cả các chu kỳ sản xuất và hệ thống tự nhiên.
  12. - Khuyến khích và thúc đẩy chu trình sinh học trong hệ thống canh tác, bao gồm vi sinh vật, quần thể động thực vật trong đất, cây trồng và vật nuôi. - Duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất trồng về mặt dài hạn. - Sử dụng càng nhiều càng tốt các nguồn tái sinh trong hệ thống nông nghiệp có tổ chức ở địa phương. - Sử dụng hệ thống khép kín đối với các yếu tố dinh dưỡng và chất hữu cơ. - Các nguyên vật liệu, các chất có thể tái sử dụng hoặc tái sinh, hoặc ở trong trang trại hoặc là ở nơi khác. - Cung cấp cho vật nuôi trong trang trại những điều kiện cho phép chúng thực hiện những bản năng bẩm sinh của chúng. - Giảm đến mức tối thiểu các loại ô nhiễm do kết quả của sản xuất nông nghiệp gây ra. - Duy trì sự đa dạng hóa gen trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ và khu vực xung quanh nó, bao gồm cả việc bảo vệ thực vật và nơi cư ngụ của cuộc sống thiên nhiên hoang dã. - Cho phép người sản xuất nông nghiệp có một cuộc sống đảm bảo theo tiêu chí của Công ước Nhân quyền của Liên hiệp quốc, trang trải được những nhu cầu cơ bản Hình 03: Trồng cà chua hữu cơ của họ, có được một khoản thu nhập thích trong nhà kính đáng và sự hài lòng từ công việc của họ, bao gồm cả môi trường làm việc an toàn. - Quan tâm đến tác động sinh thái và xã hội rộng hơn của hệ thống canh tác hữu cơ. 2.2. Những ưu điểm và hạn chế của nông nghiệp hữu cơ 2.2.1. Những ưu điểm cơ bản của nông nghiệp hữu cơ Sản xuất của nông nghiệp hữu cơ không gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Vì khi nông nghiệp hữu cơ không còn sử dụng phân bón vô cơ dễ tan như đạm, kali, thuốc hóa học bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng có nguồn gốc vô cơ, thức ăn chăn nuôi giàu chất kích thích...thì sẽ không còn tàn dư từ các chất này tích đọng lại và sẽ không gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ an toàn. Vì được sản xuất trong điều kiện gần với tự nhiên nên cây trồng, vật nuôi phát triển theo quy luật tự nhiên vốn có của nó, chính vì vậy mà sản phẩm tạo ra sẽ hoàn toàn theo đúng bản chất tự nhiên. Hàm lượng các kim loại nặng và nitrat trong sản phẩm sẽ nằm dưới mức cho phép,
  13. vì vậy nó không gây độc cho người sử dụng. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đa dạng, khai thác tối đa nguồn gen bản địa, sử dụng tối đa các yếu tố kỹ thuật tự nhiên...sẽ làm cho cảnh quan đa dạng, sinh động và đẹp hơn. 2.2.2. Hạn chế trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ Năng suất cây, con giảm hơn so với nông nghiệp thâm canh. Khi bắt đầu chuyển từ nông nghiệp thâm canh sang nông nghiệp hữu cơ thường làm giảm năng suất từ 20 - 30%. Tất nhiên, sau vài năm năng suất sẽ tăng lên, nhưng cũng không thể cao bằng nông nghiệp thâm canh. Trong trồng trọt, nông nghiệp hữu cơ phụ thuộc lớn vào đất và thời tiết khí hậu. Cơ sở sinh dưỡng của cây trồng trong nông nghiệp hữu cơ là đất, vì vậy độ phì đất sẽ quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Mặt khác, vì nông nghiệp hữu cơ là gần với tự nhiên, vì thế sự thay đổi khí hậu không theo quy luật sẽ làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến cây trồng. Không triệt để trong phòng chống sâu bệnh, dịch bệnh. Vì nông nghiệp hữu cơ chủ yếu là phòng sâu bệnh, dịch bệnh, chứ ít khi trị. Vì thế có thể có một số bệnh không thể loại trừ được. Mẫu mã một số sản phẩm có thể không đẹp như của nông nghiệp thâm canh. 3. Thực trạng của nông nghiệp hữu cơ 3.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới Trên thế giới, nông nghiệp hữu cơ thực sự phát triển là từ những năm 80 của thế kỷ trước. Cho đến nay phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã có mặt ở gần 100 nước trên thế giới và trên tất cả các châu lục. Tổng diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ toàn thế giới đến năm 2009 là 37,23 triệu ha. Về tổng thể, cho thấy diện tích nông nghiệp hữu cơ trên toàn thế giới phát triển rất lớn, chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm, diện tích đã tăng gấp đôi. Đất nông nghiệp hữu cơ được phân bố ra ở các châu lục rất khác nhau, phần lớn tập trung ở châu Úc, châu Âu và châu Mỹ Latinh. Châu Phi là nơi có ít diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhất. Nông nghiệp hữu cơ trên thế giới hiện đang có xu hướng phát triển nhanh. Thế giới có 50,91 triệu ha được canh tác hưu cơ và tiềm năng thị trường tới 81,6 tỷ USD. Nông nghiệp hữu đang là xu hướng trên thế giới. Năm 2000, quỹ đất cho nông nghiệp hữu cơ vào khoảng 14,9 triệu ha trên toàn thế giới, doanh thu bán lẻ 17,9 tỷ USD. Sau 15 năm, diện tích canh tác hữu cơ tăng lên 50,9 triệu ha (gấp 4 lần), trong khi giá trị tăng đến 81,6 tỷ USD (gấp 5 lần). Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tổ
  14. chức, hiệp hội về nông nghiệp hữu cơ. Tổ chức mang tính chất bao trùm trên cả là Liên đoàn Quốc tế về phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ IFOAM. IFOAM và các tổ chức, hiệp hội nông nghiệp hữu cơ trên thế giới là nơi bảo hành thương hiệu các sản phẩm hữu cơ của các thành viên trong hiệp hội và đưa ra các quy định và tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ. Xu hướng phát triển của nông nghiệp hữu cơ trên thế giới: Có thể nói ngày càng nhiều quốc gia quan tâm đến phương thức sản xuất này. Tại các nước có phong trào này sớm, ngày càng nhiều nông hộ tham gia vào các hiệp hội sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Một số nước đang phát triển, mặc dù hiện nay mới sản xuất tạm đủ lương thực thực phẩm nhưng cũng đã xuất hiện các nông hộ bắt đầu tham gia phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tốc độ phát triển nông nghiệp hữu cơ mạnh mẽ nhất là từ năm 2000 đến nay. Như vậy, cho thấy khi chúng ta bắt đầu đủ ăn thì nhu cầu sức khoẻ mới thể hiện rõ hơn, người ta cần lương thực, thực phẩm an toàn hơn. Chính do nhu cầu ngày càng tăng của con người đã tác động tích cực đến xu hướng phát triển đi lên của nông nghiệp hữu cơ hiện nay và tương lai. 3.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam Trong những thập kỷ gần đây, nông nghiệp Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng kể về năng suất, sản lượng, chủng loại và quy mô sản xuất..., đã tạo ra một khối lượng sản phẩm rất lớn đảm bảo tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta đang đứng trước những thách thức không nhỏ đó là: vấn đề ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật ở người, bùng phát sâu bệnh do sự phá huỷ hệ sinh thái về sử dụng quá nhiều hóa chất. Để khắc phục những nhược điểm trên, nông nghiệp nước ta đang từng bước chuyển dịch sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ. Trên thị trường, người dân đã biết đến và đang làm quen dần với các sản phẩm nông sản sạch như: rau sạch, rau an toàn và một số hoa quả, thực phẩm an toàn. Hiện nay, vấn đề thực phẩm sạch được người dân đặc biệt chú ý quan tâm, vì nó liên quan đến sức khoẻ con người. Xuất xứ của sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam chủ yếu lúc đầu là do chúng ta tìm kiếm cơ hội để khai thác thị trường xuất khẩu nông sản. Trước yêu cầu khắt khe về chất lượng nông sản xuất khẩu, đã xuất hiện các chương trình sản xuất mà lúc đầu chúng ta thường dùng từ “sạch” để gọi tên nó. Về sau các chương trình này phát triển đã ảnh hưởng rõ đến nhận thức của mọi người, nhất là dân cư sống ở các thành phố lớn. Việt Nam nằm trong 170 quốc gia có mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới. Từ năm 2007 đến 2015, diện tích canh tác và nuôi trồng hữu cơ trên cả nước tăng từ 12.120 ha lên 76.666 ha, nhanh hơn tốc độ trung bình toàn cầu. Tại Việt Nam đến nay, đã có 33/63 tỉnh, thành phố phát triển nhiều mô hình phát triển nông nghiệp
  15. hữu cơ. Nhiều doanh nghiệp đầu đàn đã đi tiên phong vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tổ chức sản xuất hữu cơ theo chuỗi phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu sản phẩm đi nhiều nước trên thế giới. Việt Nam là nước có sức sản xuất nông nghiệp không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trên 93 triệu dân trong nước, mà còn xuất khẩu sản phẩm nông sản tới 180 nước với giá trị xuất khẩu năm 2016 là 32,14 tỷ USD và năm 2017 đạt trên 36 tỷ USD. Đó là thành quả chung rất đáng ghi nhận, thể hiện nỗ lực của toàn ngành nông nghiệp và sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị. Trong giai đoạn phát triển mới hướng đến nền nông nghiệp phát triển bền vững, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ nhằm đưa ra thị trường các sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn hữu cơ và bổ dưỡng cho người tiêu dùng là một đòi hỏi khắt khe và cũng đang là một xu thế tiêu dùng mới. Tại Quyết định số 06- NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII ngày 05/11/2016 cũng nêu rõ: “Tập trung phát triển ngành nông nghiệp với các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, nông nghiệp hữu cơ; có năng suất cao, có giá trị lớn và có khả năng xuất khẩu phù hợp với biến đổi khí hậu và môi trường sinh thái”. Tại quyết định số 1600/QĐ- TTG ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới: “Trung ương đặc biệt nhấn mạnh, nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều tiềm năng hướng tới một nền nông nghiệp cao, nông nghiệp sinh thái bền vững, hiệu quả, phát triển chuỗi nông sản thực phẩm sạch, an toàn và nông sản thực phẩm hữu cơ phục vụ đời sống nhân dân và xuất khẩu” Như vậy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu thế tất yếu tại Việt nam, được Đảng và Nhà nước rất quan tâm và cũng chỉ rõ ra hai vấn đề cần giải quyết, đó là: Sản xuất sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn và Phát triển chứng nhận sản phẩm hữu cơ. Đến nay, cả nước đã có 33/63 tỉnh, thành cả nước đã có mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tốc độ tăng trưởng nhanh cả về quy mô, sản lượng cũng như giá trị và chủng loại sản phẩm hữu cơ. Tập trung tại một số tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang, Hà Nam, Quảng Nam, Lâm Đồng, Cà Mau, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu… + Đối với lĩnh vực trồng trọt Hiện có khoảng 59 cơ sở sản xuất. Trong đó, Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng trọt hữu cơ lớn nhất với 3.053,04 ha chủ yếu là dừa và Ninh Thuận cũng là tỉnh có diện tích trồng trọt theo hướng hữu cơ lớn với 448,26 ha với một số sản phẩm chủ lực là nho, táo, rau, riêng diện tích trồng nho theo hướng hữu cơ là 284,66 ha. Nhiều mô hình hợp tác xã đã sản xuất nông nghiệp hữu cơ từ nhiều năm và sản phẩm sản xuất ra đã có sự gia tăng về giá trị như mô hình sản xuất rau ở Lương Sơn (Hòa Bình), Thanh Xuân - Sóc Sơn (Hà Nội); chè Shan Tuyết Bắc Hà (Lào Cai); cam Hàm Yên (Tuyên Quang), … Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong nước đã bắt đầu hình thành từ đây.
  16. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ có sản phẩm đã được các tổ chức quốc tế chứng nhận và xuất khẩu thành công sang các thị trường EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc như: Công ty Viễn Phú sản xuất lúa gạo hữu cơ 220 ha, 2 vụ/năm, rau hữu cơ 50 ha/năm; Công ty Organik Đà Lạt sản xuất rau hữu cơ; Công ty Ecolink và công ty Hùng Cường xây dựng hệ thống công nhận quốc tế (ICS) dựa trên mạng lưới sản xuất nông hộ chè hữu cơ giống shan tuyết tại Bản Liền tỉnh Lào Cai (374ha); Hà Giang (645ha)… Việt Nam hiện công nhận hai mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ chính, của doanh nghiệp tư nhân và nhóm hộ nông dân. Trong đó, nhóm doanh nghiệp tư nhân chủ yếu áp dụng các tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế để sản xuất sản phẩm xuất khẩu và phục vụ nhu cầu tại các thành phố lớn. Nhóm hộ nông dân sản xuất theo hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS) phục vụ cho lượng tiêu dùng nhỏ trong nước. Tại miền Nam, Công ty Viễn Phú là một trong những đơn vị tiên phong trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ với 180ha trồng lúa xen cá, 40ha thủy sản tập trung, 80ha rau củ tại Cà Mau. Doanh nghiệp đã xuất khẩu gạo hữu cơ đi Nga, Canada, Singaore, HongKong; cá hữu cơ đưa sang thị trường Đức. Ở miền Trung, Tập đoàn TH cũng đang áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế của Hình 07: Đóng gói rau hữu cơ Mỹ và châu Âu tại trang trại rau FVF để xuất khẩu (14,7ha) và trang trại dược liệu TH (20ha), huyện Nghĩa Đàn, huyện Yên Thành, Nghệ An. Ngày 17/12/2015, doanh nghiệp gặt hái những thành tựu bước đầu khi được Control Union đã cấp chứng nhận hữu cơ USDA-NOP và EC 834/2007 cho 37 loại rau sạch và 5 loại thảo dược của TH. Gấc, rau má, lạc tiên, lá và quả hồng hữu cơ đã được doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ để chế biến dòng sản phẩm thức uống thảo dược Total Happiness Naturals mang thương hiệu TH. Năm 2016, tập đoàn cũng đưa vào vận hành trang trại chăn nuôi bò sữa hữu cơ lớn nhất Việt Nam với số lượng 1.000 con. Để có nguồn thức ăn chuẩn cho bò, tập đoàn đã đầu tư 328 ha đồng cỏ và ngô hữu cơ tại tỉnh Nghệ An. Đến tháng 9/2017, sữa tươi hữu cơ TH true Milk Organic đã được bình chọn là "Sản phẩm mới xuất sắc nhất 2017" tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế tổ chức ở Nga. "Giải vàng sản phẩm tiêu biểu của năm" được trao cho sản phẩm TH true Herbal bởi nguyên liệu thảo dược thiên nhiên, tốt cho sức khỏe. Trước mắt, nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam đang có những thách thức cần được xem
  17. xét: - Nông nghiệp hữu cơ chưa trở thành phong trào vì chưa có cơ chế chính sách của Nhà nước cho nó. Mặt khác, nhu cầu về lương thực thực phẩm an toàn chưa phải là cần thiết đối với mọi người dân, nhất là ở vùng sâu vùng xa. - Nông nghiệp hữu cơ mới chỉ tập trung ở một số chương trình hợp tác với nước ngoài là chủ yếu, mà chưa thành một phương thức chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp. - Chưa có hoặc mới có ít tiêu chuẩn quốc gia cũng như giấy chứng nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Nhà nước, mà chủ yếu là sử dụng tiêu chuẩn và giấy chứng nhận của đối tác nước ngoài. - Thêm vào đó, khả năng sản xuất lớn của nông nghiệp hữu cơ rất hạn chế do diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, đất do chất thải công nghiệp và việc sử dụng phân bón hóa học quá lâu trước đó ngày càng gia tăng. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ lại đòi hỏi việc tạo “vùng đệm” với vùng nông nghiệp thâm canh, trồng đan xen các cây cỏ dẫn dụ, chăm sóc “thủ công”, bắt sâu bệnh cho cây trồng. - Một bộ phận lớn dân cư chưa thấy vai trò quan trọng của nông nghiệp hữu cơ cũng như thiếu kiến thức cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, Việt Nam là quốc gia có nhiều loại cây trồng với năng suất cao trên thế giới. Tuy nhiên, do sản xuất theo số lượng, lạm dụng phân bón, hóa chất, đã làm chất lượng nông sản giảm, đất bị thoái hóa, nguồn nước bị ô nhiễm, đa dạng sinh học bị suy giảm... Do vậy, sản xuất nông nghiệp và theo định hướng hữu cơ đang có cơ hội trở lại. Bởi mô hình này cho phép khai thác tối ưu nguồn tài nguyên như đất, năng lượng, chất dinh dưỡng với một phương pháp quản lý hợp lý nhất để tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời cũng bảo đảm cho hệ thống sản xuất bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế. Nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng nông sản an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường ngày càng cao, không chỉ cho xuất khẩu mà cho thị trường nội địa với gần 100 triệu dân cũng giúp nông nghiệp hữu cơ có cơ hội phát triển. Theo báo cáo của Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay cả nước mới có vài chục cơ sở trồng trọt hữu cơ ở 15 tỉnh, thành phố (Lào Cai, Quảng Trị, Hòa Bình, Bến Tre, Quảng Ninh, Cà Mau, Lâm Ðồng, Hà Nội, Hà Nam, Quảng Bình, Quảng Nam, Thái Bình, Thái Nguyên, Hà Giang, Trà Vinh…) với tổng diện tích khoảng bốn nghìn héc-ta. Các cây chủ yếu là dừa, chè, lúa và rau. Trong số đó, Bến Tre có diện tích trồng trọt hữu cơ nhiều nhất với hơn ba nghìn héc-ta, chủ yếu là dừa. Các mô hình chăn nuôi khá hiệu quả như nuôi cá ba sa hữu cơ tại An Giang, nuôi tôm sinh thái ở rừng ngập mặn Cà Mau đã có chứng nhận hữu cơ khoảng 10 nghìn héc-ta xuất khẩu sang EU. Mặc dù vậy đến nay, sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ, cần sự phát triển ổn định, bền vững. Trước mắt, cần có sự quy hoạch đồng bộ, bài bản. Theo nguyên Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Văn Bộ, hiện nay chưa có bộ quy chuẩn và tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại sản phẩm. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1104:2015 hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2015 chưa thật sự đi vào cuộc sống đã phải chuẩn bị để thay thế bằng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041:2017 các quy định chi tiết hơn.
  18. Việc hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn về sản phẩm hữu cơ, hài hòa với quốc tế là rất cần thiết cho mọi thành phần tham gia. Ý thức của các nhà sản xuất nông nghiệp hữu cơ chưa thật tốt để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, được người tiêu dùng tin tưởng. Nhiều cơ quan chức năng đã có những đề nghị, giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nông nghiệp hữu cơ phát triển, tuy nhiên tất cả mới chỉ dừng ở đề xuất mà chưa có chính sách, cơ chế cụ thể nào được ban hành. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang đứng trước thách thức về thu nhập của người sản xuất, sự phức tạp về quá trình sản xuất và giám sát. Hiện tại, đa số nông dân chưa muốn chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ do sức hấp dẫn về thu nhập chưa được chứng minh, thị trường tiêu thụ không được cam kết. Hơn nữa, quy trình sản xuất lại khắt khe, cần thời gian dài để cải tạo đất, tạo nguồn nước tưới đáp ứng yêu cầu về chất lượng nên chi phí sản xuất cao. 3.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao tại Lào Cai 3.3.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Lào Cai Trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Lào Cai đang khởi động các chương trình hướng tới mục tiêu đó là sản xuất nông nghiệp hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao, tạo ra những hàng hoá nông sản đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, chất lượng, mang lại giá trị kinh tế, thu nhập cao cho bà con nông dân trên khắp rẻo cao biên giới này. Không chỉ đảm bảo vệ an ninh lương thực, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã theo hướng hàng hóa với sự triển khai đồng bộ, từ nhân giống đến sản xuất và tiêu thụ thông qua những “cái bắt tay” của nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp. Nhờ vậy, các vùng sản xuất hàng hóa, như: Lúa, ngô, chè, chuối mô, dứa, rau an toàn, hoa, cây ăn quả ôn đới… được phát triển mở rộng, bước đầu tạo ra những vùng sản xuất hàng hoá lớn, đem lại thu nhập cao, tương đối ổn định cho nông dân. Để vực dậy một nền sản xuất nông nghiệp còn ở mức sơ khai, chủ yếu là tự sản, tự tiêu, hàng chục năm liền, tỉnh Lào Cai đã xây dựng hàng loạt chương trình và các đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm Hình 08 : Mô hình trình diễn giống lúa nghiệp, nhằm đạt được mục tiêu trước hết là LC25 của Trung tâm giống NLN Lào Cai đảm bảm bảo an ninh lương thực, giải quyết dứt điểm việc thiếu đói liên miên của người dân. Để đảm bảo sản xuất chắc ăn, trong từng giai đoạn, ngành Nông nghiệp đã có sự điều chỉnh, tính toán xây dưng cơ cấu mùa vụ cho từng vùng miền, phù hợp với từng tiểu vùng khí hậu và trình độ canh tác của người dân để dần nâng cao năng suất, sản lượng cây
  19. lương thực có hạt. Suốt thập kỷ đầu mới tái lập, để khắc phục tình trạng đất đai canh tác có hạn, tỉnh vận động nhân dân tìm hướng khai hoang, đồng thời tung hàng loạt cán bộ kỹ thuật xuống từng chân ruộng, cầm tay chỉ việc, hướng dẫn bà con đưa các bộ giống lúa lai, ngô lai vào gieo cấy đại trà trên đồng ruộng. Những năm tiếp theo, hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh vào chế độ thâm canh, nâng cao hệ số sử dụng đất. Vùng thấp khuyến khích sản xuất lúa 2 vụ, làm thêm vụ đông trồng rau màu. Vùng cao không chỉ thuần 01 vụ lúa hay 01 vụ ngô nữa, mà kết hợp trồng thêm cây khoai tây, cây đậu tương, dưa hấu. Cùng đó, ngành Nông Nghiệp Lào cai tập trung vào việc nghiên cứu sản xuất lúa giống, nhằm đạt được mục tiêu sản xuất nguồn lúa giống tại chỗ, đảm bảo cung ứng đủ cho 70% diện tích lúa của Lào Cai. Các bộ giống lúa lai Quốc gia LC25, LC212, LC270 mang thương hiệu Lào Cai lần lượt ra đời, tạo nên một dấu ấn nổi bật của ngành Nông nghiệp tỉnh: Từ chỗ chỉ thụ động trông chờ vào nguồn giống ngoại nhập từ Trung Quốc , giờ đây Lào Cai không chỉ cơ bản đáp ứng nguồn giống lúa lai cho bà con nông dân trong tỉnh, mà còn đáp ứng nhu cầu về giống lúa lai cho thị trường một số tỉnh lân cận. Khi năng suất cây lúa, cây ngô đã có dấu hiệu bứt phá, an ninh lương thực đảm bảo, tỉnh đặt ra mục tiêu cao hơn: đó là không chỉ để người dân được ăn no, mà hướng tới việc ăn ngon, chất lượng hơn, từng bước đưa cây lương thực trở thành hàng hoá. Những cánh đồng một với những giống lúa đặc sản cho giá trị cao như Séng cù, Bắc Thơm, Hương Thơm và một số giống lúa thuần có chất lượng cao dần được đưa vào thay thế các bộ giống lúa lai trước đó. Với hướng đi này, hết năm 2016, trong tổng số trên 30 ngàn ha lúa của toàn tỉnh, đã có trên 3.000 ha ứng dụng từng phần hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI, 500 ha ứng dụng toàn phần đã được nông dân toàn tỉnh thực hiện, nhờ đó tiết kiệm từ 30 đến 50% giống, nước tưới, phân bón và giảm hai đến ba lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm công lao động, tăng năng suất từ 10 đến 15% so với trước. Lào Cai đã hình thành 1.200 ha cánh đồng một giống, năng suất bình quân đạt 73,2 tạ/ha, cao hơn so với bình quân của tỉnh là 16,7 tạ/ha, giá trị tăng thêm đạt 13 triệu đồng/ha. Ở những vùng sản xuất lúa hàng hoá như Dương Quỳ (Văn Bàn), Mường Vi ( Bát Xát), sau mỗi vụ thu hoạch, cây lúa đặc sản, lúa thuần chất lượng cao đã mang lại cho nông dân niềm vui mùa gặt. Song song với cây lúa, chủ trương tái cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, phát triển mạnh các loại cây trồng vật nuôi tạo ra vùng sản xuất tập trung khối lượng nguyên liệu lớn, phát triển công nghiệp chế biến để tạo nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng mang thương hiệu Lào Cai, có sức cạnh tranh cao trên thị trường cũng được tỉnh đẩy mạnh trong suốt nhiều năm, nhất là từ năm 2010 Hình 09 : Ứng dụng công nghệ cao đến nay. Theo đó, những loại cây trồng được Trong sản xuất hoa lan tại Lào Cai tập trung phát triển đó là: chè, rau sạch, vùng cây ăn quả.. hoa cao cấp mang đặc trưng vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới.
  20. Những chỉ đạo, dự án, qui hoạch chi tiết này được nông dân toàn tỉnh hồ hởi đón nhận. Đến thời điểm hiện tại, Lào cai đã xây dựng được vùng dứa, vùng chuối, vùng ngô hàng hoá lên tới hàng chục ngàn ha. Toàn tỉnh đã có khoảng 700 ha diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 287 ha cây ăn quả, 75 ha hoa, 36 ha rau và 28 ha cây dược liệu được thực hiện tại các địa phương. Nhờ áp dụng giống mới và tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, nên chất lượng nông sản được nâng cao, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng nhanh, từ 6 triệu đồng/ha (năm 1991) lên 56 triệu đồng/ha (năm 2016). Đặc biệt, giá trị canh tác có ứng dụng công nghệ cao đạt 209 triệu đồng/ha, tăng từ 2- 3 lần so với phương thức truyền thống. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh cũng đã có khoảng trên dưới 30 doanh nghiệp chính thức đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cùng liên kết với bà con nông dân trong vấn đề sản xuất và bảo tiêu sản phấm. Riêng cây chè, hiện toàn tỉnh có hơn 4.000 ha chè, chủ yếu là chè đặc sản Tuyết San và chè giống mới chất lượng cao như Bát Tiên, Ô Long, Ngọc Thúy..., phân bổ ở các huyện Bảo Thắng, Mường Khương, Bát Xát và thành phố Lào Cai. Hai công ty cổ phần chè Thanh Bình và Phong Hải và 05 cơ sở khác bảo đảm chế biến và xuất khẩu sản phẩm chè sang thị trường các nước Trung Ðông, với tổng sản lượng mỗi năm trên 10.000 tấn sản phẩm. Nhờ trồng giống mới chất lượng cao, đổi mới công nghệ chế biến, xây dựng thương hiệu đặc trưng.,, nên ngành sản xuất và chế biến chè Lào Cai đã đứng vững và phát triển, giúp người nông dân vùng cao có thu nhập ổn định và làm giàu. Những thành tựu tái cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp đã tạo chuyển biến rõ nét trong nông dân, nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Với hơn 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới đến hết năm 2016, Lào Cai hiện là tỉnh dẫn đầu khu vực miền núi phía bắc trong xây dựng, thực hiện mục tiêu chương trình quốc gia này. Nhiệm kỳ đại hội tỉnh Đảng bộ Lào Cai lần thứ 15, giai đoạn 2015-2020 đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 6%/năm; giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích đất canh tác bình quân đạt 80 triệu đồng/ha, trong đó giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bình quân đạt 260 triệu đồng/ha; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 330.000 tấn; tỷ lệ che phủ rừng đạt 56%... Những mục tiêu này đã và đang được ngành Nông nghiệp tinh đẩy mạnh. Giải pháp cũng đã được xác định rõ ràng: đó là để sản xuất Nông lâm nghiệp của tỉnh bắt kịp xu thế kinh tế thị trường, tỉnh đã và đang thực hiện đồng bộ chín giải pháp lớn, trong đó chú trọng các giải pháp về đất đai, tổ chức sản xuất, khoa học công nghệ, dịch vụ nông nghiệp và thị trường, nguồn nhân lực. Ngành Nông nghiệp cũng xác định: Đẩy mạnh việc ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất rau, hoa cao cấp, quả ôn đới, chè chất lượng cao và chăn nuôi gia súc, gia cầm bản địa theo hướng sạch, an toàn thực phẩm. Đó là những bước đi quan trọng, để sản xuất nông nghiệp của Lào cai tiếp tục gặt hái được những thành công mới, đảm bảo tốc độ tăng trưởng và mang lại những mùa vụ thu hoạch ấm no hơn 3.3.2. Ứng dụng công nghệ cao trong sản suất nông nghiệp tại Lào Cai Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Lào Cai là một hướng đi mới trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0