intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Nuôi rắn sinh sản - MĐ02: Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

102
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Nuôi rắn sinh sản có 07 bài được sắp xếp theo trình tự liên quan bao gồm chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, kiểm tra ấp nở, phòng trị bệnh, phòng và xử lý khi bị rắn cắn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Nuôi rắn sinh sản - MĐ02: Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI RẮN SINH SẢN MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ: NUÔI RẮN, KỲ ĐÀ, TẮC KÈ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về dạy và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp đa sản phẩm của nước ta trong thời gian tới, những người tham gia vào hoạt động chăn nuôi cần được đào tạo để họ có những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết. Trường Cao Đẳng Nông nghiệp Nam Bộ được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề “Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè”. Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM và cấu trúc mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ của nghề được tích hợp vào các mô đun. Kết cấu của chương trình gồm nhiều mô đun, mỗi mô đun gồm nhiều công việc và bước công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau, nhằm hướng tới hình thành những năng lực thực hiện của người học. Vì vậy những kiến thức lý thuyết được chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc được trình bày dưới dạng một bài học. Đây là chương trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tượng học là lao động nông thôn đủ sức khỏe có nhu cầu đào tạo nhưng không có điều kiện đến các cơ sở đào tạo chính quy để học tập ở bậc học cao, thời gian tập trung dài hạn, họ có trình độ học vấn thấp. Vì vậy việc đào tạo diễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên. Tài liệu này được viết theo từng mô đun của chương trình đào tạo sơ cấp nghề nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè và được dùng làm giáo trình cho các học viên trong khóa học sơ cấp nghề, các nhà quản lý và người sử dụng lao động tham khảo, hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề Việt Nam Giáo trình nuôi rắn sinh sản có 07 bài được sắp xếp theo trình tự liên quan bao gồm chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, kiểm tra ấp nở, phòng trị bệnh, phòng và xử lý khi bị rắn cắn. . Việc xây dựng một chương trình đào tạo sơ cấp nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo nông dân ở nước ta nói chung còn mới. Vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong muốn sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chương trình được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn ! Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: BSTY.Trần Văn Thanh 2. ThS.Nguyễn Thị Yến Mai 3. KS. Ngô Ngọc Sơn 4. Ths. Phan Văn Đầy 5. Ths. Nguyễn Tiến Huyền 6. Ths. Phạm Chúc Trinh Bạch
  4. 4 MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU 3 Bài 1: Chuẩn bị chuồng trại 7 1.Chuẩn bị địa điểm xây dựng ......................................................................... 7 1.1.Loài rắn sống trên cạn ........................................................................... 7 1.2. Loài rắn sống dưới nước ....................................................................... 8 2. Xác định diện tích ........................................................................................ 8 2.1.Loài rắn sống trên cạn ........................................................................... 8 2.2. Loài rắn sống dưới nước ..................................................................... 10 3. Xác định kiểu chuồng ................................................................................ 10 3.1. Loài rắn sống trên cạn ........................................................................ 10 3.2. Loài rắn sống dưới nước ..................................................................... 14 4. Xây dựng chuồng....................................................................................... 18 4.1. Loài rắn sống trên cạn ........................................................................ 18 4.2. Loài rắn sống dưới nước ..................................................................... 20 5.Chuẩn bị dụng cụ chăn nuôi ....................................................................... 22 6. Chuẩn bị trang thiết bị chăn nuôi .............................................................. 23 6.1. Số lượng và công dụng các trang thiết bị cần thiết trong chăn nuôi rắn ................................................................................................................... 23 6.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật các trang thiết bị dùng trong chăn nuôi rắn ....... 23 Bài 2: Chuẩn bị thức ăn 28 1. Xác định nguồn thức ăn ............................................................................. 28 1.1. Loài rắn sống trên cạn ........................................................................ 28 1.2. Loài rắn sống dưới nước ..................................................................... 29 2. Chuẩn bị thức ăn (dự trữ, bảo quản) .......................................................... 29 3. Chế biến thức ăn ........................................................................................ 30 Bài 3: Chuẩn bị con giống 35 1. Nhận biết đặc điểm các giống ................................................................... 35 1.1.Rắn Ráo Trâu (rắn Long Thừa, miền Tây gọi là Hổ Hèo, miền Trung gọi là Ráo Trâu và miền Bắc là rắn Hổ Trâu). .......................................... 35 1.2. Rắn Ri Voi (rắn Ri Tượng hay rắn Bồng Voi.). ................................. 36 2. Xác định tiêu chuẩn chọn giống ................................................................ 38 3.Chọn giống nuôi ......................................................................................... 40 Bài 4: Nuôi dưỡng chăm sóc 46 1. Kiểm tra sức khỏe hàng ngày .................................................................... 46 2. Kiểm tra khối lượng cá thể ........................................................................ 48 3. Thực hiện vệ sinh chuồng trại, môi trường chăn nuôi .............................. 48 3.1. Loài rắn sống trên cạn ........................................................................ 48 3.2. Loài rắn sống dưới nước ..................................................................... 49 4.Thực hiện vệ sinh dụng cụ chăn nuôi ......................................................... 49 5.Xác định khẩu phần ăn cho rắn .................................................................. 49 5.1.Loài rắn sống trên cạn ......................................................................... 49 5.2. Loài rắn sống dưới nước ..................................................................... 50
  5. 5 6. Cho rắn ăn, uống ........................................................................................ 50 6.1. Loài rắn sống trên cạn ........................................................................ 50 6.2. Loài rắn sống dưới nước ..................................................................... 51 7. Ghi sổ sách theo dõi................................................................................... 52 Bài 5: Kiểm tra ấp nở 56 1. Kiểm tra cơ học: ........................................................................................ 58 2. Kiểm tra sinh học ấp trứng ........................................................................ 59 3. Kiểm tra nhiệt độ, ẩm độ ổ ấp ................................................................... 60 4. Kiểm tra độ an toàn ấp nở trứng ................................................................ 60 Bài 6: Phòng và trị bệnh 64 1.Phòng và trị bệnh dinh dưỡng .................................................................... 64 1.1.Bệnh thiếu vitamin............................................................................... 64 1.2. Bệnh tiêu chảy .................................................................................... 65 2. Phòng và trị bệnh do vi sinh vật ................................................................ 67 2.1. Bệnh xuất huyết - sình hơi - trụy tim ................................................. 67 2.2. Bệnh gan thận mủ (trắng gan) - phù nề .............................................. 68 2.3. Bệnh viêm phổi + phù thận ................................................................ 69 2.4. Bệnh ghẻ lở ngoài da .......................................................................... 70 2.5. Nhiễm trùng do các vết thương .......................................................... 70 3. Phòng và trị bệnh ký sinh trùng-Nấm........................................................ 71 3.1. Bệnh sán dây – giun tròn ................................................................... 71 3.2. Nấm miệng ......................................................................................... 72 4. Một số giải pháp phòng bệnh tổng hợp ..................................................... 73 Bài 7. Phòng và xử lý khi bị rắn cắn 77 1. Đề phòng rắn cắn ....................................................................................... 77 2. Phát hiện rắn cắn........................................................................................ 80 3. Xử lý vết thương ........................................................................................ 82 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 88
  6. 6 MÔ ĐUN: NUÔI RẮN SINH SẢN Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun: Mô đun Nuôi rắn sinh sản là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè. Học xong mô đun này người học có khả năng thực hiện được các công việc chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, kiểm tra ấp nở, phòng trị bệnh, phòng và xử lý khi bị rắn cắn. Mô đun được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phân tích công việc, mỗi công việc gồm nhiều bước công việc liên quan mật thiết với nhau và được bố trí thành một bài học. Quỹ thời gian để giảng dạy mô đun được thiết kế 92 giờ, trong đó lý thuyết 16 giờ, thực hành 68 giờ, kiểm tra 8 giờ. Phần lý thuyết của mô đun gồm 7 bài, phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết về chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, kiểm tra ấp nở, phòng trị bệnh, phòng và xử lý khi bị rắn cắn. Các bài học trong mô đun được sử dụng phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thời lượng cho các bài thực hành được bố trí 75 – 85 %. Vì vậy để học tốt mô đun người học cần chú ý thực hiện các nội dung sau: tham gia học tập tất cả các mô đun có trong chương trình đào tạo; các bài lý thuyết, thực hành có trong mô đun, chú ý những bài thực hành vì thực hành là cơ sở quan trọng hình thành kỹ năng nghề cho người học; phải có ý thức kỷ luật trong học tập, nghiêm túc, say mê nghề nghiệp; đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi; vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Phương pháp đánh giá kết quả học tập mô đun được thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  7. 7 Bài 1: Chuẩn bị chuồng trại Mục tiêu - Trình bày được nội dung cơ bản về chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi rắn sinh sản. - Chuẩn bị được chuồng trại, dụng cụ và trang thiết bị chăn nuôi đúng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chủng loại và chất lượng. A.Nội dung 1.Chuẩn bị địa điểm xây dựng 1.1.Loài rắn sống trên cạn - Vị trí đặt (hoặc xây dựng) chuồng rắn cần phải đảm bảo cao ráo, không ngập úng, thông thoáng, sạch sẽ, tránh mưa tạt, gió lùa, yên tĩnh, tránh tiếng ồn... - Quy mô nuôi rắn: + Quy mô hộ gia đình: Chủ yếu là tận dụng địa điểm để đặt chuồng rắn, có thể đặt Hình 2.1.1. Chuồng nuôi rắn cá thể ở vị trí đầu nhà nơi có mái che hoặc tận dụng các gian nhà trống. + Quy mô trang trại: Xây dựng chuồng rắn nên thiết kế cửa ra vào ở hướng gió, giúp thông thoáng khí tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng của rắn. Tuy nhiên, chuồng nuôi rắn phải kín để tránh mưa tạt, gió lùa làm ẩm ướt và lạnh rắn; Tiểu khí hậu chuồng nuôi không quá nóng về mùa hè và quá lạnh về mùa đông. Hình 2.1.2. Chuồng nuôi rắn trong nhà
  8. 8 1.2. Loài rắn sống dưới nước Tuy sống dưới nước nhưng ao, bể nuôi rắn phải ở vùng đất cao ráo, quanh năm không bị ngập úng; gần sông, suối, kênh rạch, mương rãnh, đảm bảo quanh năm có nước ngọt và sạch (không bị ô nhiễm), thủy triều lên xuống; thuận tiện cho việc thay nước. Hình 2.1.3. Ao nuôi rắn 2. Xác định diện tích 2.1.Loài rắn sống trên cạn 2.1.1.Nuôi bán hoang dã Yêu cầu: Không gian khu nuôi bán hoang dã cần có cây hoặc vật che mát, khu trú ẩn khi trời mưa, nơi chứa thức ăn, nước uống và tắm cho rắn, tạo điều kiện gần giống với tự Hình 2.1.4. Chuồng trại nuôi rắn bán hoang dã nhiên càng tốt. + Quy mô hộ gia đình: Bố trí số lượng rắn nuôi cho phù hợp với diện tích tận dụng. Hình 2.1.5.Chuồng trại nuôi rắn bán hoang dã
  9. 9 + Quy mô trang trại: Tùy theo nguồn vốn của cơ sở, cơ cấu đàn (số lượng rắn nuôi), căn cứ mật độ nuôi cho phép, từ đó ta tính ra diện tích chuồng trại và diện tích trại nuôi thích hợp. Hình 2.1.6.Chuồng trại nuôi rắn bán hoang dã Nuôi rắn sinh sản chuồng bán hoang dã cần tạo cho chúng những hang giúp chúng ẩn trú. Hình 2.1.7. Hang rắn ( chuồng bán tự nhiên) 2.1.2. Nuôi nhốt trong các ô chuồng dạng hộp Có nhiều quy cách chuồng để giúp bố trí số lượng rắn khác nhau tùy theo mỗi giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn trưởng thành (1 năm tuổi) thường nhốt 01 cá thể/1 ô chuồng, Hình 2.1.8. Chuồng trại nuôi rắn nhốt
  10. 10 kích thước rộng x dài x cao = 50 x 50 x 50cm (diện tích ô: 0.25m2) Mỗi khu nuôi cần bố trí một số ô chuồng dành cho rắn giao phối; kích thước chuồng: Rộng x dài x cao = 3 x 3 x 1,5m (diện tích ô: 9 - 10m2) Trong điều kiện diện tích khu nuôi hẹp có thể làm chuồng tầng, tuy nhiên không nên làm quá cao, mùa nóng rắn sẽ bị nóng và khô, tốn công phun nước làm ẩm. Chú ý: Chuồng trại cần được làm cẩn thận để đảm bảo rắn không thoát ra ngoài. Thiết kế chuồng thông thoáng, tránh quá ngột ngạt nóng bức sẽ ảnh hưởng không tốt đến rắn. 2.2. Loài rắn sống dưới nước Diện tích ao: Tùy theo quy mô nuôi (số lượng đàn rắn), nguồn nước thủy triều lên xuống hay nước tù đọng và căn cứ vào mật độ cho phép để tính diện tích ao, bể nuôi. Nếu nuôi rắn trong ao có thủy triều lên xuống mật độ nuôi rắn con là 30 con/m2; rắn trưởng thành 7-10 con/m2; rắn bố mẹ 4-5con/m2. Nếu nuôi rắn ở ao nước tù đọng nên nuôi với mật độ bằng ½ so với mật độ ao có nguồn nước thủy triều lên xuống. Diện tích bể: Tốt nhất là nên xây dựng bể xi măng có diện tích dài x rộng x cao: 3m x 5m x 1,2m; không nên xây lớn hơn vì sẽ tốn chi phí làm móng (đế) bể rất cao; quy mô nôi lớn có thể xây nhiều bể liền kề nhau. 3. Xác định kiểu chuồng 3.1. Loài rắn sống trên cạn Tùy theo quy mô và nguồn vốn của cơ sở có thể chọn các kiểu chuồng sau: 3.1.1.Kiểu chuồng hộp đơn xếp tầng Kiểu chuồng này, phù hợp với rắn nuôi thả bán hoang dã trước đó và bắt đầu vào quy trình nuôi rắn mang trứng lớn gần đến thời điểm đẻ trứng, cần nuôi riêng mỗi con một hộp với kích thước: Dài x rộng x cao = 1.0m x 0.5m x 0.2m Hình 2.1.9. Chuồng hộp đơn xếp tầng
  11. 11 Trong đó chiều dài cho phép trong khoảng 0.7 - 1.0m và chiều rộng trong khoảng 0.4m - 0.5m, chiều cao cố định ở mức 0.2m Chuồng được xây thành nhiều tầng có sàn bằng tấm bê tông dày khoảng 2.5cm - 3.0cm, cửa làm bằng gỗ có khe hở giữa các thanh gỗ khoảng 5mm tới 7mm, một nửa bên trong chuồng lót một lớp đất khô và sạch, nước uống được cung cấp từ các cốc nhỏ gắn trên cửa chuồng (có thể tự làm từ các chai nhựa cắt đôi). Tầng thấp nhất để thả rắn cách mặt đất từ 15cm - 20cm. Hình 2.1.10. Chuồng nuôi cá thể Hình 2.1.11. Chuồng xây nhiều tầng - Ưu điểm: Có thể dễ dàng kiểm soát lượng thức ăn, theo dõi sức khỏe và năng suất của từng con, đối với rắn gần đẻ tránh được tình trạng bị các con khác trong đàn đè lên, tranh giành thức ăn hay quấy rối khi đang đẻ. Đây là kiểu chuồng giúp rắn ăn được nhiều mồi nhất, tăng trọng nhanh nhất (có thể đạt 0.5kg/tháng)
  12. 12 - Nhược điểm: Chi phí xây dựng cao nhất trong tất cả các kiểu chuồng, tốn công chăm sóc và khó vệ sinh. Rắn nuôi trong bóng tối trở lên hung dữ hơn, tuy tốc độ tăng trọng cao nhất nhưng đồng thời rắn cũng nhanh suy yếu nhất, không nên nuôi dài hạn (quá 6 tháng) trong chuồng này. Chuồng có tính ổn định nhiệt độ cao. Tuy nhiên, khi nhiệt độ không phù hợp thì rất khó điều chỉnh hoặc có thể điều chỉnh nhưng chi phí rất lớn. 3.1.2.Chuồng tập trung cửa ngang một mặt thoáng Kiểu chuồng này phù hợp nhất với rắn nuôi từ 150g đến trưởng thành và sinh sản. Kích thước: dài x rộng x cao = 1.5m x 1.0m x 0.8m Trong đó chiều dài cho phép từ 1.2m - 1.5m, chiều rộng từ 0.8m - 1.0m, chiều cao từ 0.7m - 0.8m, chuồng có thể xây xếp thành 2 tầng với Hình 2.1.12. Chuồng tập trung cửa ngang cửa nằm ngang rộng 0.4m - một mặt thoáng 0.5m ở mặt thoáng (được căng lưới mắt vuông 5mm). Chuồng có sàn làm bằng tre, gỗ cách nền 40cm, nền chuồng được trải một lớp đất dày 3cm và hoàn toàn khô. Nước uống cung cấp từ các đĩa hoặc tận dụng các loại máng uống của gia cầm. Trong chuồng có thể bố trí bóng đèn để sưởi ấm khi cần thiết và thuận tiện chăm sóc, vệ sinh. Lưu ý: chuồng tránh ánh sáng, gió và mưa trực tiếp, không nhốt quá 30con/chuồng ngay cả với rắn nhỏ. Rắn trưởng thành không vượt quá 12con/chuồng
  13. 13 - Ưu điểm: Chuồng có chi phí thấp, thời gian xây dựng nhanh, công tác chăm sóc nuôi dưỡng dễ dàng và tốn ít công. Rắn dễ dàng sinh sản trong chuồng và có thể nuôi dài hạn. Chuồng dễ điều chỉnh nhiệt độ khi cần thiết. Hình 2.1.13. Nuôi rắn trong chuồng tập trung cửa ngang một mặt thoáng - Nhược điểm: Rắn dễ cắn nhau khi cho ăn nhất là rắn con; không thể nuôi tốt rắn nếu là rắn đã nuôi nhốt bán hoang dã trước đó; khó theo dõi, quản lý tăng trọng và sức khỏe từng con. 3.1.3.Chuồng tập trung cửa đứng một mặt thoáng Chuồng được xây bằng gạch 4 bề, mặt trên thoáng có cửa 40 x 40cm – 50 x 50cm. Kích thước dài x rộng x cao = 1.2m x 1.2m x 0.6m trong đó chiều dài và rộng từ 0.8m - 1.2m, chiều cao cố Hình 2.1.14. Chuồng tập trung cửa đứng một định mức 0.6m. mặt thoáng Nền chuồng có lớp đất khô 2cm đến 3cm, nước uống cung cấp từ các đĩa hoặc loại hộp nước cho gia cầm. Có thể lắp bóng điện trong chuồng thuận tiện quan sát và điều chỉnh nhiệt độ. Không nuôi tập trung quá 40con/chuồng. - Ưu điểm: Chuồng có chi phí và thời gian xây dựng thấp, phù hợp với nhiều loại rắn như Hổ Mang Đen hay Mang Hoa miền Bắc, chuồng có đặc thù chỉ nuôi rắn con dưới 300g. Công tác vệ sinh và chăm sóc dễ dàng, tính ổn định nhiệt độ cao và khả năng điều chỉnh nhiệt độ tốt.
  14. 14 Kiểu chuồng này, đặc biệt cần thiết với khu vực phía Bắc khi nuôi rắn con qua đông. - Nhược điểm: Chuồng không được sử dụng để nuôi rắn có kích thước lớn. Chuồng tập trung cửa đứng một mặt thoáng nuôi rắn con. Hình 2.1.15. Chuồng nuôi rắn con 3.2. Loài rắn sống dưới nước 3.2.1. Nuôi rắn con trong vèo (Hình 2.1.16) Có thể làm vèo (lồng bằng lưới có 5 mặt) bằng Hình 2.1.8. Nuôi rắn hoặc tấm lưới nylon tốt, mịn trong vèo nylon và lớn nhỏ tùy vào bạt lượng rắn con với mật độ nuôi dưỡng 25 - 30 con/m2, mực nước vèo phải đạt 0,5m và nước ao đặt vèo phải sạch. Trong thời gian nuôi Hình 2.1.16. Vèo nuôi rắn dưỡng rắn con trong vèo cũng là thời gian làm cho rắn quen dần với người nuôi, tập cho rắn săn mồi và có thói quen ăn no. Như vậy khi ra ao rắn sẽ háo ăn và tích cực đi săn mồi. Từ đó chúng sẽ lớn nhanh hơn. Hình 2.1.17. Vèo nuôi rắn
  15. 15 Bên trong vèo ta cũng thả lục bình, rau, bèo chiếm 2/3 mặt nước. Tác dụng của lục bình, rau, bèo là nơi rắn bám hoặc nằm nghỉ ngơi đồng thời giữ mát cho rắn khi trời nắng nóng. Phía đáy bốn gốc vèo ta cột neo vật nặng để giữ cố định. Hình 2.1.18. Vèo nuôi rắn Ngoài ra, các trang trại có thể sử dụng bạt nylon tạo bể để nuôi rắn có tính chất tạm thời; thời vụ ngắn. Hình 2.1.19. Nuôi rắn trong bạt nylon
  16. 16 3.2.2. Nuôi rắn trong bể, ao (Hình 2.1.20) Bể, ao nuôi cần phải gần nguồn nước sạch để thuận tiện cho việc cấp và thoát nước. Diện tích ao nuôi có thể biến động từ 300 - 500 m2, sâu 1,3 - 1,5m là vừa. Vệ sinh đáy ao bằng cách dọn bớt bùn sình, cây cỏ thối mục. Lớp bùn đáy ao dày 10 - 20cm. Hình 2.1.20. Ao nuôi rắn Cần tạo điều kiện sống cho rắn như trong tự nhiên bằng cách thả bèo hoặc lục bình, rau muống, rau ngổ để che bớt nắng cho rắn và tạo nơi cho rắn chui rúc. Diện tích thả bèo chiếm khoảng 2/3 diện tích mặt ao. Xung quanh bờ cần bít hết các lỗ mọi, hang hốc nhằm không cho cá, cua hoặc các loài địch hại khác chui vào. Hình 2.1.21. Tạo điều kiện sống cho rắn như trong tự nhiên Ống cấp và thoát nước phải bịt lưới kỹ, đặt cách đáy ao 0,3 m. Xung quanh ao có thể xây tường cao hơn mặt đất 0,5 m và tô trơn để rắn không bò ra ngoài, cũng có thể dùng tấm fibroximăng phẳng khép khít vào nhau bao vòng quanh mé ao. Tấm fibroximăng phải được cắm sâu xuống đất, phía trên còn lại so với mặt bờ mực nước cao nhất tối thiểu 0,5m. Tường fibroximăng được cắm thẳng đứng, phía trên tường có lưới rộng 0,3m, dầy, chắn độ nghiêng 25 0 về phía trong để rắn không bò ra ngoài được. Lưu ý: không để bờ đất còn lại nhiều, rắn sẽ vào trú trong hang không ra ăn, rắn chậm lớn. Quanh phần đất trên bờ có thể dùng lá chuối khô chất thành
  17. 17 đống cao khỏi mặt nước 0,3 - 0,5m để rắn chui vào ngủ sau khi ăn. Nếu mé bờ bị nước ngập, đóng bè chuối, bè tre, thả từng đống tàu lá chuối khô vào để rắn trú ẩn, khoảng trống còn lại là nơi làm bãi cho rắn ăn. Tùy số lượng rắn con ta có thể ngăn bể ra làm nhiều ngăn để dễ kiểm tra, chăm sóc vừa có được mật độ thích hợp. Mực nước trong bể cũng chỉ khoảng 0,5 - 0,6 m, cho lục bình, rau, bèo vào 2/3 diện tích mặt nước. Ta có thể làm mái che tạm cho bể để tránh nước mưa. Hình 2.1.22. Nuôi rắn bể xi măng Chú ý: Nơi nuôi rắn phải gần nguồn nước sạch, thuận tiện cho việc thay nước dễ dàng,... 3.2.3. Nuôi rắn ở lu, khạp (Hình 2.1.23) Rắn từ 300g trở xuống, nuôi từ 5-10 con/khạp. Còn trọng lượng từ 1-1,5 kg, nuôi từ 3-4 con là vừa. Hình 2.1.23. Nuôi rắn trong lu, khạp Tuy nhiên, để rắn không tranh ăn và lớn đều, cần phải chịu khó đút thức ăn cho từng con. Phải thường xuyên theo dõi tình hình rắn mỗi ngày, như tính nết thay đổi như thế nào để phát hiện bệnh của chúng.
  18. 18 4. Xây dựng chuồng 4.1. Loài rắn sống trên cạn Chuồng nuôi rắn có nhiều dạng, phổ biển nhất là được làm bằng xi măng (với xứ lạnh) hoặc chuồng lưới (xứ nóng). Phải đảm bảo thông thoáng trong các ô chuồng. 4.1.1.Quy cách ô chuồng: - Giai đoạn rắn mới nở, nuôi rắn trong các ô chuồng có kích thước rộng x dài x cao = 1 x 1 x 0,5cm (diện tích ô: 1 m2) Hình 2.1.24. Rắn mới nở -Thời gian rắn sinh trưởng và sinh sản, nuôi rắn trong các ô chuồng có kích thước rộng x dài x cao = 50 x 50 x50cm (diện tích ô: 0.25m2). Chuồng rắn được xây từ dưới đất lên khoảng 50 - 60cm, trên nắp đậy được đúc bằng bê tông để đảm bảo độ chắc chắn, trên nắp có chừa cửa khoảng 15cm x 20cm để Hình 2.1.25. Chuồng nuôi rắn trên cạn cho rắn ăn và bắt rắn. -Thời gian rắn giao phối, chuyển rắn sang các ô chuồng có kích thước rộng x dài x cao = 3 x 3 x 1,5m (diện tích ô: 9 - 10m2) Chuồng xây cao, kín, lợp mái ½ diện tích, còn lại để không gian thoáng, chỉ cần che bằng lưới cho rắn phơi nắng, trên nền chuồng Hình 2.1.26. Nhà nuôi rắn
  19. 19 có rải 1 lớp cát hoặc đất mịn, không nên để nền chuồng quá ẩm. Sàn ô chuồng nên xây tráng một lớp xi măng để tránh bốc ẩm, bên trên rải một lớp đất. Đất lót nền ô chuồng nuôi rắn phải đảm bảo không bị nhiễm chất hóa học, thuốc trừ sâu…của quá trình canh tác. Cần rắc vôi bột trên nền để diệt khuẩn. 4.1.2. Bố trí chuồng trại: Các ô chuồng nên bố trí theo từng dãy, ở giữa hai dãy chuồng có lối đi chung rộng từ 0,8 - 1,0m để tiện cho việc dọn vệ sinh và chăm sóc. Hình 2.1.27. Chuồng hai dãy có đường đi ở giữa Chuồng nuôi được phân ra làm nhiều khu khác nhau như khu dành cho rắn ở giai đoạn phối giống, giai đoạn rắn con mới nở, khu rắn bố mẹ, khu nuôi bán thương phẩm… Cần đánh số các ô chuồng để theo dõi các thế hệ vật nuôi, đảm bảo tránh cho giao phối cận huyết; đặc biệt là nuôi rắn sinh sản để lấy giống. Hình 2.1.28. Chuồng hai dãy có các ô chuồng
  20. 20 Bên trong chuồng có vỉ tre để rắn nằm, mặt trên của chuồng lợp bằng lưới sắt nhỏ để tạo sự thoáng mát, sạch và êm để rắn nghỉ ngơi. Hình 2.1.29. Vỉ rắn nằm bằng tre Hình 2.1.30.Vỉ rắn nằm bằng gỗ 4.2. Loài rắn sống dưới nước 4.2.1.Đào ao nuôi rắn: Ao nuôi rắn khác với ao nuôi tôm, nuôi cá ở chỗ quanh ao hoặc hai bên bờ ao có chừa ra bờ đất rộng 1-2m, để làm nơi cho rắn bò lên nghỉ ngơi và săn mồi. Bờ này nằm trong bờ tường bao quanh ao. 1-2m 1-2m Cống xả tràn 4m cống xả cạn Tường bao quanh ao có thề xây bằng gạch tráng xi măng hoặc có thể dùng Fibroximăng phẳng khép khít vào nhau bao vòng quanh mé ao. Tấm Fibroximang được cắm sâu trong đất ít nhất là 0,5m để ngăn ngừa rắn đào hang thoát ra ngoài, tường Fibroximăng được cắm thẳng đứng hoặc có độ nghiêng 250 về phía trong và chiều cao khoảng 1,5m để rắn không bò ra ngoài được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2