intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Phay đa giác, phay bánh răng (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:54

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Phay đa giác, phay bánh răng (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên trình bày được công dụng, cấu tạo của đầu phân độ vạn năng; nắm được yêu cầu kỹ thuật khi phay chi tiết đa giác; nêu được các nguyên lý gia công bánh răng; xác định được các thông số động học cơ bản của bánh răng trụ răng thẳng, bánh răng trụ răng nghiêng, rãnh xoắn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Phay đa giác, phay bánh răng (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười

  1. SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: PHAY ĐA GIÁC, PHAY BÁNH RĂNG NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP NGHỀ Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm ......... …………........... Của………………………………. 1
  2. ............, năm.................. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Phay đa giác, phay bánh răng là một môđun chuyên môn nghề quan trọng của học viên nghề cắt gọt kim loại. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và tham khảo của học viên cũng như giáo viên chúng tôi biên soạn cuốn giáo trình này. Trong quá trình biên soạn, dù rất cố gắng nhưn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy cô, các em học sinh để giáo trình này ngày càng hoàn thiện hơn. …............, ngày…..........tháng…........... Năm…… Tham gia biên soạn 1. Chủ biên 2………. 3……….. 3
  4. MỤC LỤC 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Phay đa giác, phay bánh răng. Mã mô đun: MĐ 20 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: + Được bố trí vào học kì 3 của khóa học. +Trước khi học mô đun này học sinh phải hoàn thành: MĐ18. - Tính chất: + Là môđun chuyên môn nghề. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: + Là mô đun hình thành kỹ năng gia công chi tiết đa giác, bánh răng, rãnh xoắn. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được công dụng, cấu tạo của đầu phân độ vạn năng. + Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi phay chi tiết đa giác. + Trình bày được các nguyên lý gia công bánh răng. + Xác định được các thông số động học cơ bản của bánh răng trụ răng thẳng, bánh răng trụ răng nghiêng, rãnh xoắn. + Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật khi phay bánh răng trụ răng thẳng, bánh răng trụ răng nghiêng, rãnh xoắn. + Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. - Kỹ năng: + Phân độ được những phần chia đơn giản. + Lắp và điều chỉnh được đầu phân độ trên máy phay. + Tính và lắp được bộ bánh răng thay thế khi phân độ vi sai và phay rãnh xoắn. 5
  6. + Chọn được dao phay mô-đun khi gia công bánh răng. + Phân tích được phương pháp phay bánh răng trên máy phay đứng, ngang. + Vận hành thành thạo máy phay để phay chi tiết đa giác, bánh răng trụ răng thẳng, bánh răng trụ răng nghiêng, rãnh xoắn đúng qui trình, qui phạm, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện được tính kỷ luật, nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập. + Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ trong quá trình học. + Thực hiện đúng quy trình an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Nội dung của môđun: 6
  7. BÀI 1 PHÂN ĐỘ TRÊN ĐẦU PHÂN ĐỘ VẠN NĂNG Giới thiệu: Đầu phân độ vạn năng là dạng đồ gá làm mở rộng khả năng công nghệ của máy phay. Đầu phân độ được sử dụng trong việc chế tạo các loại dụng cụ cắt, các loại hình gia công từ đơn giản đến phức tạp. Dựa vào cấu tạo và đặc tính kỹ thuật đầu phân độ được chia ra nhiều loại khác nhau. Mục tiêu: - Trình bày được công dụng, cấu tạo của đầu phân độ vạn năng. - Phân độ được những phần chia đơn giản. - Tính và lắp được bộ bánh răng thay thế khi phân độ vi sai và phay rãnh xoắn. - Lắp và điều chỉnh được đầu phân độ trên máy phay. - Rèn luyện được tính kỷ luật, nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập. - Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ trong quá trình học. - Thực hiện đúng quy trình an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính: 1. Công dụng, phân loại đầu phân độ 1.1. Công dụng Đầu phân độ là đồ gá dùng để phay các rãnh trên mặt ngoài của chi tiết dạng trục như: Chế tạo các dụng cụ cắt dao phay, dao doa, dao khoét, ta rô, răng môđun, rãnh then hoa,.. Phay các cạnh của các chi tiết đa dạng, đa diện, các chi tiết tiêu chuẩn: Đầu đinh ốc, cạnh đai ốc, đai ốc xẻ rãnh, rãnh và rãnh then hoa ở mặt đầu, khớp răng, đầu chuôi ta rô,.. 7
  8. Phay các rãnh trên đầu mút của các chi tiết dạng trụ như: Răng đầu mút ở dao phay mặt đầu, răng đĩa ly hợp,… Quay chi tiết theo chu kỳ quanh trục của nó một góc nhất định (chia các phần bằng nhau, không bằng nhau và các góc). Quay chi tiết liên tục khi gia công các loại rãnh xoắn ốc, hoặc răng xoắn bánh răng nghiêng, bánh vít,… 1.2. Phân loại Có nhiều cách phân loại đầu chia độ khác nhau, giáo trình này giới thiệu một số loại đầu chia độ thường sử dụng sau: 1.2.1. Bàn xoay chia độ Gồm các loại: Nằm, đứng, nghiêng (hình 1.4.a,b,c) 1.2.2. Đầu phân độ - Loại mâm cặp 3 chấu có đĩa chia (hình 1.5.a) và không có đĩa chia (hình 1.5.b) - Loại đầu phân độ mũi chống tâm 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 2.1. Cấu tạo Đầu phân độ vạn năng: Võ đầu phân độ (thân) được đúc bằng gang, hệ thống truyền động chính bằng cơ cấu giảm tốc: Trục vít ăn khớp với bánh vít (hình 1.7) là loại đầu phân độ vạn năng. Thân (10) được gắn lên đế gang (20), được nối liền với hai cánh cung (9). Khi cần nới lỏng các đai ốc ta có thể xoay thân đi một góc theo thang chia độ với du xích (12). Đầu được lắp chặt với bàn máy bằng bu lông nhờ hai rãnh phía dưới đế nằm song song với trục chính (đáy của đế thường có hai căn định vị nằm sít trượt vào rãnh chữ T của bàn máy). Trong thân trục chính có lỗ thông suốt, ở đầu trước lắp mũi tâm (21), trong trường hợp sử dụng mâm cặp thì mâm cặp được lắp vào phần côn có ren (7). Phia trước tay quay 8
  9. có lắp đĩa chia (14), đĩa này thường có hai mặt và các mặt có những vòng tròn được chia các lỗ (đồng tâm). Số lỗ của các mặt cũng tùy thuộc vào thiết kế (nhưng thường không quá 66 lỗ). Cũng có các loại đĩa đầu nhỏ thường được chia một mặt ví dụ như: Đĩa 1 có các vòng lỗ là : 15, 16, 17, 18, 19, và 20; đĩa 2 có các vòng lỗ là : 21, 23, 27, 29, 31, và 33; đĩa 3 có các vòng lỗ là : 37, 39, 41, 43, 47, và 49. Mũi tâm (4) của ụ sau dùng để đỡ chi tiết trong quá trình phay và việc lắp chặt ụ sau cũng tương tự như đầu trước. Ngoài ra còn có giá đỡ tâm (luynét) dùng để đỡ những chi tiết có độ cứng vững thấp, trong thân (23) được lắp một trục vít có thể dịch chuyển nhờ đai ốc (5) có đầu đỡ chữ VÀ (6). Đầu V được giữ nhờ vít hãm (22). 2.2.Nguyên lý làm việc Do cấu tạo trục vít một đầu mối ăn khớp với bánh vít 40 răng nên khi ta quay trục vít một đầu mối được một vòng thì bánh vít quay được một răng tương đương với 1 vòng, khi trục vít quay được 2 vòng thì bánh vít quay được 2 răng tương đưng với 2/40 vòng. Vậy tỷ số truyền động là: i=1/40. Trong trường hợp trục vít có k đầu mối thì tỷ số truyền động sẽ là: Trong đó: I -là tỷ số truyền động giữa bánh vít và trục vít. K- là trục vít một đầu mối. 40- là số răng của bánh vít. Vậy muốn bánh vít quay được 1 vòng thì trục vít quay được 40 vòng. Ta rút ra công thức tổng quát sau: Ở đây: n – là số vòng quay của tay quay đầu phân độ. N – là đại lượng đặc trưng cho đầu phân độ (được thể hiện bằng số răng bánh vít) Z – là số phần cần chia 3. Ứng dụng 9
  10. 3.1. Phân độ đơn giản Ví dụ 1: Chia đường tròn ra 4 phần đều nhau. Để thực hiện chia 4 phần đều nhau ta áp dụng công thức: Thay số vào ta sẽ có . Vậy để chia đường tròn ra 4 phần đều nhau ta phải quay tay quay 10 vòng chẵn. Ví dụ 2: Chia đường tròn ra 6 phần đều nhau. Ta áp dụng công thức Ở đây 6 là số vòng chẵn, còn là phần lẻ. Ta sử dụng hàng lỗ của đĩa chia để chia hết cho 3 và các số lỗ đó là 15,18, 21, 27, 33. Nếu sử dụng đĩa 1 có vòng lỗ với số 15 thì ta có: . Ở đây 10 là số lỗ cần quay, 15 là số vòng lỗ. Như vậy muốn chia 6 phần đều nhau thì ta quay tay quay đi một khoảng bằng 6 vòng + 3.2. Phân độ phức tạp 3.2.1. Nguyên tắc Phương pháp chia độ đơn giản chỉ chia được các vòng tròn ra các phần bằng nhau mà số phần chia có các số vòng lỗ trong các đĩa chia chia hết cho mẫu số sau khi đã rút gọn. Gặp trường hợp số phần chia không thể thực hiện bằng cách chia đơn giản ta phải sử dụng nguyên tắc của phương pháp chia phức tạp nghĩa là: Kết hợp hai lần chia độ đơn giản. Nguyên tắc này được thực hiện với số phần cần chia của từng bước mà có số vòng lỗ chia hết cho các số phần cần chia. Nội dung của công việc được thực hiện như sau: ­ Lần 1 quay tay quay đi một số lỗ đã được tính toán khi đĩa chia cố định. ­ Lần 2 nới vít hãm quay tay quay cùng đĩa chia chậm rãi cùng chiều hay ngược chiều với lần quay 1 sao cho lần quay 2 thêm hoặc bớt đi một số vòng lỗ hoặc một số lỗ đã được tính toán. Công thức tổng quát: Trong đó: + Phần lẽ thêm: 10
  11. + Phần lẽ bớt: Với: - số lỗ thực hiện trong bước một bằng cách chia độ đơn giản - số lỗ thực hiện trong bước một bằng cách chia độ đơn giản - số lỗ trên hàng lỗ trên đĩa chia thực hiện trong bước một. - số lỗ trên hàng lỗ trên đĩa chia thực hiện trong bước hai. Z – là số phần cần chia 3.2.2. Nguyên tắc chia Trên (hình 1.8) trình bày cấu tạo đầu phân độ sử dụng phương pháp chiaphức tạp. Để chia bằng cách này ta có thể phân tích số phần cần chia z ra hai thừa số, nhưng phải theo nguyên tắc là: . Với dụng ý sao cho z1 và z2. Là ước số của số lỗ trên hàng lỗ có sẵn chia hết cho số z đã chọn. Đặt với (. Rút ra: Suy ra: Chọn H2 = 1 lúc này chúng ta đưa giá trị của H 1 và H2 vào công thức tổng quát ta có: Làm cho lớn lên sao cho Z2 tương ứng với một số lỗ của đĩa chia đã chia hết. Kết quả: 11
  12. ­ Bước 1: Quay tay quay 6 đi H1 lỗ trên hàng lỗ Z1 khi chi tiết được gá trên trục chính (2). ­ Bước 2: Nới vít hãm (3) quay cả tay quay và đĩa cùng chiều, hay ngược chiều với giá trị của H 2 trên Z2. Khi thực hiện bước 2 này phải cố định bằng một vị trí nhất định (mũi nhọn M hình ). Ví dụ: chia Z bằng 77 phần đều nhau, ta thực hiện bước bù: Trong đó 33 + 7 = 40 và 7.11 = 77. Như vậy bước 1 ta quay 9 lỗ trên vòng lỗ 21; bước 2 quay tay quay và đĩa cùng chiều với 3 lỗ trên vòng lỗ 33. Như vậy: 3.3. Phân độ vi sai 3.3.1. Nguyên tắc phân độ vi sai Chia vi sai là phương pháp chia khi các phần cần chia đều nhau trên đường tròn mà việc sử dụng bằng cách chia thông thường không chia được. Ví dụ: Muốn chia z = 51; 53;… (với đĩa chia có số vòng lỗ lớn nhất là 49 chẳng hạn), hoặc 67; 69; 73;…(với các đĩa có số vòng lỗ lớn nhất là 66). Nguyên tắc của phương pháp chia vi sai (cũng có thể sử dụng phương pháp chia phức tạp), tức là khi tay quay trục vít quay đi một số vòng và một số lỗ nào đó, thì cùng một thời điểm đĩa chia sẽ quay thêm hoặc lùi lại một số vòng hoặc một số lỗ, để bù thêm hoặc bớt đi một phần lẻ. Về nguyên tắc cơ bản của phương pháp nàylà: Các bước thực hiện (động tác) đó được diễn ra đồng thời cùng một lúc, không cần thao tác hai lần nhờ cơ cấu truyền động của hệ bánh răng lắp ngoài (thay thế) đã được tính toán mà tỷ số truyền được xác định (chọn) có giá trị âm (-) hoặc dương (+). Tức là đĩa chia sẽ quay ngược hay cùng với chiều quay với tay quay. 3.3.2. Cách tinh và lắp bộ bánh răng lắp ngoài. ­ Bước 1: Chọn Z1giả thiết. 12
  13. Khi chọn số răng giả thiết (Z1) có số răng nên gần với số răng thật (Z), có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn đều được. Mặt khác số (Z 1) phải là số phần được chia hết bằng các vòng lỗ (yêu cầu độ chênh lệch giữa (Z 1) giả thiết so với (Z) thật càng nhỏ càng tốt). ­ Bước 2: Tính tỷ số truyền từ trục chính của đầu chia đến trục phụ tay quay. Ta có công thức: Trên (hình 1.9) trình bày sơ đồ đầu chia độ dùng để chia vi sai. Để thực hiện bù hay bớt đi một số răng, sau khi tính toán và lắp bánh răng lắp ngoài (a,b,c,d). Khi tay quay (2) quay, truyền chuyển động cặp bánh răng có (7) qua trục vítmột đầu mối (8) ăn khớp với bánh vít 40 răng (10) làm cho trục chính (9) quay. Trục chính đầu trước được lắp với bộ phận gá phôi, đầu sau được lắp bánh răng thay thế (a), truyền chuyển động cho (b), (c) và (d). Bánh răng (d) được lắp với trục phụ tay quay và 2 bánh răng côn truyền chuyển động cho đĩa chia (1) làm cho đĩa (1) quay cùng hay ngược với chiều với tay quay lúc đầu để bù hay bớt số răng lẻ đã nêu ở trên. ­ Bước 3: Chọn cặp bánh răng thay thế. (Hình 1.10) Thể hiện cách lắp bánh răng lắp ngoài khi chia vi sai + Khi i < 0 tức là chọn (Z 1< Z). Nên phải bù đủ số răng chênh lệch đã xác định. Vậy khi ta chọn bộ bánh răng thay thế có một cặp bánh răng là: (a) và (b) thì lắp(a) vào trục chính của đầu phân độ còn (b) được lắp vào trục phụ tay quay. Sử dụng hai bánh răng trung gian (Z 0) đủ cầu nối giữa (a và b). Nếu trong trường hợp không xác định được một cặp bánh răng thì phải xác định hai cặp bánh răng (a, b và c, d). Thì ta sẽ lắp (a) vào vị trí trục chính của đầu phân độ còn (d) lắp vào trục phụ tay quay, còn (b, c) lắp trung gian trên một trục, để cho chiều chuyển động giữa (a và d) ngược chiều nhau thì phải lắp thêm một bánh răng trung gian (Z0) nối giữa (c và d hình 1.10.a). + Khi i > 0 tức là ta chọn (Z1> Z). Ta phải bớt đi một số chênh lệch đã xác định. Vậy khi ta chọn bộ bánh răng thay thế có một cặp bánh răng là: (a và b) thì lắp (a)vào trục chính của đầu phân độ còn (b) được lắp vào trục phụ tay quay. Sử dụng một bánh răng trung gian (Z0) đủ cầu nối giữa (a và b). Nếu trong trường hợp không xác định được một cặp bánh răng thì phải xác định hai cặp bánh 13
  14. răng (a, b và c, d). Thì ta sẽ lắp (a) vào vị trí trục chính của đầu phân độ còn (d) lắp vào trục phụ tay quay, còn (b, c) lắp trung gian trên một trục, (b) ăn khớp với (a), còn (c) ăn khớp với (d hình 1.10.b). Ví dụ: Cần chia Z = 51 phần bằng nhau, biết rằng số vòng lỗ mà ta có được ởcác đĩa từ 15 đến 49 (lỗ). Sử dụng đầu phân độ có N = 40. ­ Bước 1: Chọn Z1 ­ Bước 1: Chọn Z1 Chọn Z1 giả thiết khi Z1< Z Chọn Z1 giả thiết khi Z1> Z Tức là i < 0 Tức là i > 0 Chọn Z1 = 50 Chọn Z1 = 55 ­ Bước 2: Tính tỷ số truyền Áp dụng công thức: ­ Bước 2: Tính tỷ số truyền Áp dụng công thức: Thay số vào ta có: Thay số vào ta có: ­ Bước 3: Chọn bánh răng thay thế ­ Bước 3: Chọn bánh răng thay Ở đây: chúng ta có thể sử dụng hệ thế bánh răng thay thế chia hết cho 4 gồm: Ở đây: chúng ta có thể sử dụng hệ 24; 28; 32; 40; 44; 48; 56; 64; 72; 86; bánh răng thay thế chia hết cho 4 gồm: 100. 24; 28; 32; 40; 44; 48; 56; 64; 72; 86; Hoặc hệ 5 gồm: 20; 25; 30; 35; 100. 40; 45; 50; 55; 60; 65; 70; 80. Hoặc hệ 5 gồm: 20; 25; 30; 35; Như vậy để thực hiện bài tập trên 40; 45; 50; 55; 60; 65; 70; 80. ta có thể chọn một cặp bánh răng . Như vậy để thực hiện bài tập trên Chọn hệ 4 với a = 32, b = 40. ta có thể chọn hai cặp bánh răng (bởi Chọn hệ 5 với a = 40, b = 50 chọn một cặp bánh răng khó thực hiện Trong trường hợp chọn bốn bánh bởi số răng a quá lớn út có trong bộ răng có: a, b, c, d thì ta có thể khai triển bánh răng thay thế). Vậy: từ tỷ số truyền i khi có a, b, ta nhân cho một số. Cụ thể là: Chọn hệ 4 với a = 64, b = 40, c = 48, d = 24. ­ Bước 4: Cách lắp Chọn hệ 5 với a = 80, b = 55, c = 14
  15. Ta chọn Z giả thiết bằng 50 tức là 60, d = 30. ta phải bù thêm một số răng tương ứng ­ Bước 4: Cách lắp với 1. Đĩa chia sẽ quay ngược chiều Ta chọn Z giả thiết bằng 55 tức là với tay quay để bù thêm 1 răng. Vì thế ta phải bớt đi một số răng tương ứng ta phải lắp hệ bánh răng bốn trục với 4. Đĩa chia sẽ quay cùng chiều với (nghĩa là chiều quay của bánh răng bị tay quay để bớt đi 4 răng. Vì thế ta động sẽ quay ngược chiều với bánh phải lắp hệ bánh răng ba trục (nghĩa là răng bị động). chiều quay của bánh răng bị động sẽ quay cùng chiều với bánh răng bị Trong trường hợp xác định hai động). bánh răng thay thế là: a và b hoặc a, Trong trường hợp xác định hai b ,c, d. Ta lắp như (hình 1.10.a) bánh răng thay thế là: a và b hoặc a, b ,c, d. Ta lắp như(hình 1.10.b) 15
  16. BÀI 2 PHAY CHI TIẾT ĐA GIÁC Giới thiệu: Tùy theo kết cấu và số lượng của loạt chi tiết, khi giqa công các chi tiết nhiều mặt (3, 4,5 mặt,v.v…) người ta có thể sử dụng dao phay đĩa, doa phay ngón, dao phay trụ, dao phay mặt đàu hoặc tổ hợp do phay đĩa… Mục tiêu: - Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi phay chi tiết đa giác. - Vận hành thành thạo máy phay để phay chi tiết đa giác đúng qui trình, qui phạm, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy. - Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. - Rèn luyện được tính kỷ luật, nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập. - Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ trong quá trình học. - Thực hiện đúng quy trình an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính: 1. Yêu cầu kỹ thuật của chi tiết đa giác - Đúng kích thước: Kích thước thực tế với kích thước được ghi trên bản vẽ như: chiều rộng, chiều cao chi tiết,… - Sai lệch về hình dáng hình học: Sai lệch về biên dạng, mặt phẳng, không vượt quá phạm vi cho phép bởi độ không phẳng, không nhẵn,… - Sai lệch về vị trí tương quan giữa các mặt: Là sai lệch về góc hợp bởi các mặt đa giác. - Độ nhám đạt yêu cầu. 2. Các bước tiến hành phay 2.1. Chuẩn bị máy, vật tư, thiết bị 16
  17. ­Chọn máy, thử máy kiểm tra độ an toàn về điện, cơ, hệ thống bôi trơn, điều chỉnh các hệ thống trượt của bàn máy. ­ Chọn phôi và kiểm tra phôi (vạch dấu nếu cần) ­ Chọn êtô, hay thay đổi đồ gá phù hợp ­Sau khi đọc bản vẽ phải xác định được mặt cần cắt, số lần gá, số lần cắt, phương pháp kiểm tra. 2.2. Gá đầu phân độ lên bàn máy Để lắp đầu phân độ và ụ sau lên bàn máy, cần phải: ­ Lau sạch phoi ở các rãnh và trên mặt bàn máy, tra một lớp dầu mỏng lên bàn máy và ở đaý của đầu chia độ. Định vị đầu chi độ và ụ sau bằng các tấm trượt vào rãnh giữa của bàn máy. ­ Đưa các đinh ốc bắt chặt vào rãnh bàn máy để giữ chặt đầu chia độ và ụ sau. ­ Kiểm tra độ đồng tâm của hai ụ trước và sau bằng trục kiểm tra được mài nhẵn và đồng hồ so (hình 2.1 ). Nếu khi ta dịch chuyển giá đỡ đồng hồ song song với đường tâm của trục kiểm tra mà độ lecchj của kim đồng hồ nhỏ hơn 0,02 mm tức là đã gá chính xác. Khi chỉ số này lớn hơn thì cần phải điều chỉnh lại vị trí của tâm sau bằng một vít định vị trong má của ụ sau. Sau khi đã kiểm tra xong, ta tháo trục ra. ­ Nới các định ốc bắt chặt ụ sau, dịch chuyển ụ sau đến vị trí cần thiết rồi siết chặt các định ốc. 2.3. Gá và rà phôi Lắp cặp tốc lên chi tiết và kẹp chặt lại bằng đinh ốc. định vị chi tiết trên hai mũi tâm, đặt đầu cong của cặp tốc vào rãnh mặt bích rồi kẹp chặt. Dùng đồng hồ so rà lại chi tiết một lần nữa, nếu nằm trong phạm vị sai số cho phép thì siết chặt, nếu lệch quá giá trị cho phép thì điều chỉnh lại. 2.4. Chọn dao, gá dao và hiệu chỉnh - Ta có thể chọn dao phay ngón (hình 2.2.a), dao phay trụ (phay trụ trên máy phay ngang ) hoặc dao phay mặt đầu (hình 2.2.b) (phay trên máy phay đứng) để gia công chi tiết đa giác, chú ý chọn dao có bề mặt cắt phải rộng hơn bề mặt chi tiết cần gia công. - Gá dao lên trục dao tương ứng, xiết nhẹ, điều chỉnh và xiết chặt. 17
  18. 2.5. Chọn chiều sâu cắt Bôi một lớp bột màu, phấn màu hoặc dùng tờ giấy mỏng để rà chạm phôi, đưa dao ra xa phôi, điều chỉnh chiều sâu cắt phù hợp. 2.6. Chọn hướng tiến dao Phay theo phương pháp phay nghịch 2.7. Tiến hành phay Cho dao tiến từ, nhẹ nhàng để phay mặt đầu tiên. Sau khi đã phay xong một mặt, hãy quay trục chính cảu đầu phân độ cùng với chi tiết đi một góc 900 và phay mặt thứ hai v.v… Nếu góc giữa các bề mặt AB và BC của chi tiết bằng β thì sau khi gia công bề mặt này, phảy quay chi tiết đi một góc α (hình 2.3)để gia công mặt kế tiếp. Góc α có thể quay bằng phương pháp trực tiếp. Bây giờ ta xác định số vòng quay n của tay quay ứng với góc quay của trục chính là α. Nếu giữa sử tay quay quay được 40 vòng thì trục chính quay được 1 vòng, tức là 3600 khi đó số vòng quay của tay quay được xác định một cách dễ dàng như sau: Từ đó ta có: 2.8. Kiểm tra kích thước, độ phẳng, độ nhám, góc giữa các mặt - Dùng thước cặp để kiểm tra kích thước của chi tiết. - Dùng thước đo góc để kiểm tra góc giữa các bề mặt. - Độ phẳng kiểm trà bằng thước kiểm phẳng. - Độ nhám kiểm tra bằng phương pháp so sánh. 3. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục Các dạng Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa sai hỏng 18
  19. 1. Góc ­ Do chọn số vòng và số - Nếu phay xong rồi mới phát giữa các lỗ của đĩa chia bị sai. hiệnđược thì không sửa được. mặt không ­ Nhầm lẫn trong thao tác Muốnđềphòng, trước khi phay đúng nên kiểmtracẩn thận kết quả chia độ, hoặc do tính và lắp chia độ bằng cáchphay thử các sai vị trí các bánh răng thay vạch mờ trên toàn bộmặt phôi, thế (khi chia độ vi sai) kiểm tra lại, nếu thấyđúng mới phay thành răng. 2. Không - Sai số khi dịch chuyển - Thận trọng khi điều chỉnh đúng kích bàn máy. máy. thước - Hiệu chỉnh chiều sâu cắt - Sử dụng dụng cụ kiểm tra sai. và phương pháp kiểm tra chính - Sai số do quá trình kiểm xác. tra. - Đo kiểm tra cẩn thận. - Không khử độ rơ của bàn máy hoặc bàn máy quá rơ mà không điều chỉnh lại. - Dụng cụ đo kiểm không chính xác hoặc kỹ năng kiểm tra không đúng kỹ thuật. 3. Độ ­ Do chọn chế độ cắt - Chọn chế độ cắt hợp lý nhám bề không hợp lý (chủ yếu là giữa v, s,t. mặt kém, lượng chạy dao quá lớn). - Kiểm tra dao cắt trước, chưa đạt. ­ Do lưỡi dao bị mòn (mòn trong quátrình gia công. quá mức độ cho phép), hoặc - Luôn thực hiện tốt độ cứng dao bị lệch chỉ vài răng làm vững công nghệ: Dao, đồ gá, việc. thiết bị,… ­ Do chế độ dụng dịch làm ­ Khóa chặt các vị trí bàn máy nguội không phù hợp, hệ khi thực hiện các bước cắt. thống công nghệ kém cứng vững không thực hiện các bước tiến hành khóa chặt các phương chuyển động của bàn máy. 4. Trình tự các bước thực hiện 19
  20. TT Bước công việc Chỉ dẫn thực hiện 1 Nghiên cứu bản vẽ - Đọc hiểu chính xác bản vẽ. - Xác định được: Các yêu cầu kỹ thuật, số lượng mặt cần gia công, góc giữa các mặt - Chọn số răng giả thiết và tính toán bánhrăng thay thế (trong trường hợp bánh răngcó dạng vi sai). - Vật liệu của chi tiết gia công. - Chuyển hoá các ký hiệu thành các kíchthước gia công tương ứng. 2 Lập quy trình công - Nêu rõ thứ tự các bước gia công, gá nghệ đặt,dụng cụ cắt, dụng cụ đo, chế độ cắt và tiến trình kiểm tra. - Tính toán chính xác các thông số hình họccần thiết. - Xác định chính xác số vòng lỗ và số lỗ cho(Z). 3 Chuẩn bị vật tư thiết ­ Chuẩn bị đầy đủ: Dụng cụ gá, dụng cụđo bị dụng cụ kiểm, dụng cụ lấy tâm,.. - Kiểm tra các thành phần của phôi:Đường kính phôi, chiều dày, độ song songgiữa hai mặt, độ đồng tâm,. - Dầu bôi trơn ngang mức quy định. - Tình trạng máy móc làm việc tốt, an toàn. 4 Gá và hiệu chỉnh - Gá dao chính xác trên trục chính. dao - Đường tâm dao vuông góc với đường tâmphôi. - Độ đảo mặt đầu cho phép ± 0,1mm. 5 Gá phôi và lấy tâm - Xác định đúng chuẩn gá. - Lấy tâm bằng cách: Chia đường tròn ra 2phần hay 4 phần bằng nhau, hoặc bằngêke và thước cặp. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2