intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình quản lý công nghiệp

Chia sẻ: Đỗ Thúy Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

676
lượt xem
132
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngành quản lý công nghiệp quan tâm đến những quyết định giúp doanh nghiệp sản xuất vào thời điểm thích hợp, tung ra những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với mức chi phí đảm bảo được hoạt động lâu dài của doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình quản lý công nghiệp

  1. BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Vinamain.com ----- - & - ----- Lionel Dupont Vinamain.com
  2. Bảo trì công nghiệp Việt Nam Vinamain.com TÀI LIỆU THAM KHẢO § L’entreprise communicante, sous la direction de Claude Foulard, 1998. § La gestion de production, 3 e edition revue et augmentée, Jean Bénassy, 1998. § Le commerce électronique - aspects juridique, sous la direction de Alain Bensoussan, 1998. § Gestion financière - les enjeux essentiels, Jean Darsa, 1997 § La conception en communication - méthodologie qualité, Sylvie Leleu-Merviel, 1997. § Les systèmes transactionnels-concepts, normes et produits, Jérôme Besancenot, Michèle Cart, Jean Ferré, Rachid Guerraoui, Philippe Pucheral, Bruno Traverson, 1997. § Une nouvelle gestion industrielle, Hugues Molet, 1997. § La logistique de l’entreprise - le supply chain manangement, Pascal Eymery, 1997. § Connaissance et savoir-faire en entreprise - intégration et capitalization, coordonnateur Jean-Marc Fouet, 1997. § Informatique de compétition, Jean-Francois Gautier, Alan Fustec, 1997. § Gestion de flux en enterprise - modélisation et simultation, Jean-Francois Claver, Jacqueline Gélinier, Dominique Pitt, 1997. § Le juste à temps - produire autrement, 2 e edition revue et augumentée, Claude Marty, 1997. § Transport et logistique, Jacques Pons, 1997. § La performance économique en entreprise, coordonnateurs : Jacques-Henri Jacot, Jean-Pierre Micaelli, 1996. § L’informatique et le droit fiscal, Mémento-guide Alain Bensoussan, 1995. 2 Vinamain.com
  3. Bảo trì công nghiệp Việt Nam Vinamain.com NỘI DUNG MÔN HỌC 1. Giới Thiệu 1.1 Lời nói đầu 1.2 Doanh nghiệp – Trung tâm sản xuất 1.3 Doanh nghiệp – Đơn vị kinh tế 1.3.1 Giá trị gia tăng 1.3.2 Chu kỳ công nghiệp 1.3.3 Tính toán chi phí 1.4 Kinh doanh trong môi trường hiện đại 1.4.1 Tiến triển của thị trường và cạnh tranh 1.4.2 Toàn cầu hoá hoạt động kinh tế 1.4.3 Đổi mới nhanh chóng sản phẩm 1.4.4 Tác động của môi trường trên doanh nghiệp 1.5 Loại hình doanh nghiệp 1.5.1 Loại hình theo dòng nguyên liệu 1.5.2 Phương thức đáp ứng thị trường 1.5.3 Tính lập lại của sản xuất 1.5.4 Tổ chức sản phẩm/Qui trình 1.5.5 Bản chất của giá trị gia tăng 2. Quản Lý Tồn Kho 2.1 Giới thiệu 2.1.1 Chi phí kho 2.1.2 Sự cần thiết của kho 2.1.3 Chức năng của kho 2.2 Phương diện thông tin của quản lý kho 2.3 Quản lý hàng cung ứng 2.3.1 Giới thiệu 2.3.2 Hệ thống quyết định 2.4 Loại hình 3. Mô Hình Quản Lý Quyết Định 3.1 Lượng hàng kinh tế 3.1.1 Mô hình 3.1.2 Phân tích năng lực 3.1.3 Công thức khác 3.1.4 Ứng dụng 3 Vinamain.com
  4. Bảo trì công nghiệp Việt Nam Vinamain.com 3.2 Lượng hàng tung ra đều đặng lúc khởi đầu 3.3 Mô hình với chi phí biến đổi 3.3.1 Giá hàng hóa theo số lượng q yêu cầu 3.3.2 Chi phí đặt hàng phụ thuộc vào số lượng 3.3.3 Giao hàng theo đợt 3.3.4 Mô hình Wilson với sự thiếu hụt hàng 4. Lịch Sản Xuất 4.1 Mô hình dựa trên tỉ số phục vụ 4.1.1 Ví dụ mở đầu 4.1.2 Tính tỉ số dịch vụ theo thời gian α 4.1.3 Tính tỉ số dịch vụ theo chi tiết b 4.2 Tồn kho với tần số quay vòng bằng không: bán báo 4.2.1 Biểu diễn mô hình 4.2.2 Mô hình hóa 4.2.3 Cách diễn đạt ρ 4.2.4 Ví dụ không liên tục 4.2.5 Ví dụ liên tục 4.3. Mô hình lập lịch sản xuất theo Cp, Cr hàm của thời gian và số lượng hàng hoá. 4.3.1 Mô hình hóa 4.3.2 Ví dụ không liên tục 4.3.3 Ví dụ liên tục 4.4. Mô hình lịch sản xuất theo Cr hàm của số lượng hàng hoá 4.4.1 Mô hình hóa 4.4.2 Ví dụ không liên tục 4.4.3 Ví dụ liên tục 4.4.4 Biến 4.5. Phụ lục: bảng P(z) 5. Quản lý điểm đặt hàng 5.1. Giới thiệu 5.1.1 Cách tiến hành 5.1.2 Các giả thiết 5.1.3 Nghiên cứu tổng quát 5.1.4 Cách xác định XL 5.2. Thời hạn giao hàng L được biết 5.2.1 Tỉ số dịch vụ 4 Vinamain.com
  5. Bảo trì công nghiệp Việt Nam Vinamain.com 5.2.2 Giảm thiểu chi phí 5.3. Thời hạn giao hàng bất định 5.3.1 Giải quyết theo phân tích 5.3.2 Mô phỏng 5.3.3 Ví dụ 6. Hoạch định sản xuất 6.1. Nguyên nhân và vai trò của hoạch định 6.1.1 Mối quan hệ giữa kỳ hạn khách hàng và kỳ hạn sản lượng 6.1.2 Khả năng phản ứng đối với giảm cầu 6.2. Hệ thống hoạch định 6.3. Hệ thống phân cấp và tổng hợp 6.3.1 Nguyên lý tổng hợp 6.3.2 Tổng hợp (tính đến) thời gian 6.3.3 Tổng hợp sản phẩm 6.3.4 Tổng hợp phương tiện sản xuất 6.4. Hệ thống phân cấp 7. Dự báo nhu cầu 7.1. Chu kỳ sống của sản phẩm 7.2. Đặc tính của dự báo 7.3. Những kỹ thuật dự báo 7.4. Chuỗi thời gian: phân tích các dữ liệu 7.5. Nghiên cứu theo thời gian: tổng quan 7.5.1 Phân tích chuỗi 7.5.2 Các loại hình 7.5.3 Ký hiệu 7.5.4 Đánh giá một dự báo 7.6. Chuỗi không đổi 7.6.1 Ví dụ mở đầu 7.6.2 Bình quân di động dựa trên L thời đọan quá khứ gần nhất 7.6.3 Kỹ thật làm trơn hàm số mũ 7.7. Chuỗi có xu hướng 7.7.1 Ví dụ mở đầu 7.7.2 Kỹ thuật làm trơn hàm số mũ bậc 2 7.7.3 Đường giảm 5 Vinamain.com
  6. Bảo trì công nghiệp Việt Nam Vinamain.com 7.8. Chuỗi theo mùa 7.8.1 Ví dụ mở đầu 7.8.2 Kiểm tra định kỳ L 7.8.3 Chọn mô hình 7.8.4 Tính tóan về xu hướng 7.8.5 Tính tóan các hệ số 7.8.6 Kỹ thuật làm trơn hàm mũ 3 7.9 Phụ lục: Nhắc sơ lại về thống kê 8. Hoạch định bằng chương trình tuyến tính 8.1 Mở đầu 8.2 Mô hình một giai đoạn 8.2.1 Ví dụ mở đầu 8.2.2 Mô hình trong trường hợp tổng quát 8.3 Việc tính đến các tài nguyên cộng thêm 8.3.1 Ví dụ mở đầu 8.3.2 Đột biến 8.3.3 Mô hình trong trường hợp tổng quát 8.4 Xét đến đến sự đa trị 8.5 Hoạch định cho một kỳ hạn cho trước 8.5.1 Ví dụ mở đầu 8.5.2 Mô hình hóa ví dụ 8.5.3 Mô hình hóa 8.6 Mô hình có tính đến sự thiếu hụt 8.6.1 Các lần bán hụt vì thiếu hàng 8.6.2 Các lần bán trể vì thiếu hàng 9. Hoạch định bằng chương trình động 9.1 Giải thuật cho trường hợp tổng quát 9.1.1 Ví dụ mở đầu 9.1.2 Mô hình hóa 9.1.3 Mô hình hóa bằng đồ thị 9.1.4 Đáp án cho ví dụ 9.2 Giải thuật trong trường hợp thiếu hụt 9.2.1 Định nghĩa 9.2.2 Mô hình hóa 9.2.3 Mô hình hóa bằng đồ thị 6 Vinamain.com
  7. Bảo trì công nghiệp Việt Nam Vinamain.com 9.2.4 Ví dụ 10. Phương pháp Hoạch định nhu cầu vật tư MRP -Material Requirement Planning 10.1 Từ MRP1 đến ERP 10.2 Ví dụ mở đầu 10.3 Chu trình công nghiệp 10.4 Thứ tự tính toán 10.5 Tính toán nhu cầu 10.6 Việc tính đến những ràng buộc trong sản xuất 10.6.1 Dự trữ an toàn 10.6.2 Nhu cầu độc lập 10.6.3 Lượng sản xuất nhỏ nhất 10.6.4 Phế phẩm 10.6.5 Sự tập hợp và gia công 10.7 Quản trị cung ứng 10.7.1 Phương pháp Wagner Within 10.7.2 Phương pháp gần đúng –Heuristique- của Silver Meal 10.7.3 Phương pháp chi phí đơn vị tối thiểu 10.7.4 Phương pháp cân bằng giửa chi phí tồn kho và chi phí băt dầu qui trình 10.7.5 Phương pháp sàn xuất theo dơn hàng 10.7.6 Đơn hàng vơi sô lượng cố định hay kinh tế 10.7.7 Số lượng tối thiểu trong từng giai đọan 10.8 Các giới hạn của phương pháp MRP 10.9 Việc tính đến các năng lực trong phương pháp MRP2 10.9.1 Tính chi phí 10.9.2 Sự điều chỉnh chi phí /năng lực 11. Kanban và OPT 11.1 Kanban 11.1.1 Nguyên lý Kanban 11.1.2 Kanban trong ba vùng 11.1.3 Chuổi (mắt xích) Kanban 11.1.4 Kanban chuyển giao 11.1.5 Kanban và MRP 11.2 Kỹ thuật tối ưu hóa sản xuất – OPT: Optimized Production Technology. 11.2.1 Khái niệm về OPT 11.2.2 Phần mềm OPT 7 Vinamain.com
  8. Bảo trì công nghiệp Việt Nam Vinamain.com 11.2.3 Quản lý những điểm ùn tắc. 12. Lịch tiến độ dự án 12.1 Định nghĩa 12.2 Những điều tiên quyết của quản lý dự án 12.2.1 Những nhà phụ trách 12.2.2 Phân tích theo từng nhóm nhiệm vụ 12.2.3 Liên kết các nhiệm vụ 12.3 Hồ sơ 12.3.1 Tổ chức và kiểm soát 12.3.2 Ví dụ 12.4 Vấn đề cơ bản 12.4.1 Tính toán thời hạn sớm nhất 12.4.2 Thời hạn trễ nhất 12.4.3 Khoản thời gian an tòan 12.5 Bản theo dõi 12.5.1 Giản đồ Gantt 12.5.2 Giới thiệu dự án 12.6 Mở rộng 12.6.1 Việc tính đến những ràng buộc về thời gian 12.6.2 Việc tính đến tiến dộ 12.7 PERT bất định 12.7.1 Giải quyết bằng phân tích 12.7.2 Giải quyết bằng mô phỏng 12.8 Lịch tiến độ với tài nguyên tiêu thụ được 12.9 Lịch tiến độ với tài nguyên không tiêu thụ được 12.9.1 Phương pháp chuỗi 12.9.2 Ưu nhược điểm của phương pháp chuỗi 12.10 PERT chi phí 12.11 Khai thác các kết quả 12.11.1 Việc phân tích tiến trình chủ yếu 12.11.2 Kiểm sóat 12.12 Đồ thị không khép kín 12.12.1 Các đặc tính 12.12.2 Xác định một topo bậc ba 12.13 Phụ lục : Phương pháp gần đúng và các vấn đế NP-hoàn thiện 8 Vinamain.com
  9. Bảo trì công nghiệp Việt Nam Vinamain.com 13. Quản trị máy móc 13.1 Sự cân bằng của máy móc và sản phẩm 13.1.1 Khả năng 13.1.2 Độ lệch sản xuất 13.1.3 Điểm điều chỉnh 13.2 Các chỉ số về vận hành 13.2.1 Độ tin cậy 13.2.2 Khả năng bảo trì 13.2.3 Sự sẵn sàng 13.3 Các chỉ số về năng suất 13.3.1 Nhịp độ danh định 13.3.2 Tỉ lệ năng suất 13.3.3 Sự cải thiện TRS 13.4 Sự bảo trì và tiến triển của nó 13.5 5S 13.6 Bảo trì sản xuất toàn diện(TPM) 13.7 Quản trị bảo trì với sự hỗ trợ của máy tính(GMAO) 13.8 Giảm thời gian cải tạo 13.8.1 Lô hàng sản xuất 13.8.2 Phương pháp SMED 13.9 AMDEC 13.9.1 Giới thiệu 13.9.2 Tiến hành AMDEC 14. Quản trị phân xưởng 14.1 Bố trí máy móc 14.1.1 Dây chuyền sản xuất 14.1.2 Phân xưởng truyền thống 14.1.3 Cụm sản xuất 14.2 Tổ chức công việc 14.2.1 Tổ chức khoa học về lao động 14.2.2 Các mô hình trung gian 14.2.3 Các mô hình mới 14.3 Tính linh hoạt và phân xưởng linh hoạt 14.3.1 Định nghĩa 14.3.2 Sự linh hoạt do nhân lực 14.3.3 Sự linh hoạt nhờ thiết bị 14.4 Cân bằng chuyền 9 Vinamain.com
  10. Bảo trì công nghiệp Việt Nam Vinamain.com 14.4.1 Ví dụ 14.4.2 Vấn đề chung 14.4.3 Mở rộng 14.5 Phân chuyền thành nhiều mô hình khác nhau 14.5.1 Việc làm trơn các gánh nặng công việc 14.5.2 Các đối tượng khác 14.5.3 Nghiên cứu một chuỗi tối ưu 14.6 Bố trí lại phân xưởng truyền thống 14.6.1 Giới thiệu 14.6.2 Tìm kiếm một sự phân tích hoàn hảo 14.6.3 Giải thuật ROC của King 14.6.4 Giải thuật BEA 14.6.5 Giải thuật sử dụng giao tiếp khách hàng 14.7 Bố trí theo logique 14.7.1 Phân xưởng flow-shop 14.7.2 Phân xưởng job-shop : phương pháp mắt xích 14.8 Bố trí theo vật lý 15. Lịch trình tiến độ của phân xưởng 15.1 Giới thiệu 15.1.1 Định nghĩa 15.1.2 Sự đa dạng của vấn đề 15.1.3 Ký hiệu 15.1.4 Các tiêu chuẩn 15.2 Dặc tính tổng quát 15.2.1 Tiến độ hiệu quả (tích cực) 15.2.2 Tính hợp thức 15.2.3 Tiến độ không trể hạn ( Lập tức) 15.3.4 Mối quan hệ giữa các nhiệm vụ 15.3 Vấn đề trên một máy 15.3.1 Tối thiểu hóa toàn bộ quá trình 15.3.2 Tối thiểu hóa các dở dang 15.3.3 Tối thiểu hóa sự chậm trễ 15.3.4 Mô hình hoá bằng chương trình tuyến tính 15.3.5 Giải quyết bằng phương pháp SEP 15.4. Những vấn đề trên nhiều máy 15.4.1 Flow-shop trên 2 máy 15.4.2 Job-shop trên 2 máy 10 Vinamain.com
  11. Bảo trì công nghiệp Việt Nam Vinamain.com 15.4.3 Flow-shop trên m máy 15.4.4 Những vấn đề trên m máy 16. Chất lượng trong sản phẩm 16.1. Giới thiệu 16.1.1 Định nghĩa 16.1.2 Qui trình xây dựng chất lượng 16.2. Từ kiểm tra đến chất lượng toàn diện 16.2.1 Kiểm tra 16.2.2 Họat động dựa trên chất lượng 16.2.3 Đảm bảo chất lượng 16.3. Kiểm tra chất lượng 16.3.1 Giới thiệu 16.3.2 Kiểm tra và các tiêu chuẩn 16.3.3 Kiểm tra nơi làm việc 16.4. Đảm bảo chất lượng 16.4.1 Giới thiệu 14.4.2 Tiêu chuẩn ISO 9000 17. Giám sát thống kê của qui trình 17.1. Giới thiệu 17.2. Phiếu kiểm tra 17.2.1 Định nghĩa 17.2.2 Phiếu kiểm tra thuộc tính 17.2.3 Phiếu kiểm tra đo lường 17.2.1 Định nghĩa 17.2.4 Phiếu CUSUM và EWMA 17.3. Giai đoạn phân tích sơ bộ MSP 17.3.1 Nghiên cứu khả năng của một qui trình 17.3.2 Phân tích động thái của một qui trình bởi phiếu kiểm tra 17.3.3 Kiểm tra qui trình 17.4. Xây dựng phiếu kiểm tra cho một phép đo đạc 17.4.1 Mô hình 17.4.2 Ví dụ 17.5. Sử dụng phiếu kiểm tra trong giai đoạn khai thác 17.6. Giai đoạn cải tiến liên tục 17.7. Kiểm tra chất lượng theo thuộc tính 17.7.1 Điều kiện sử dụng 11 Vinamain.com
  12. Bảo trì công nghiệp Việt Nam Vinamain.com 17.7.2 Phiếu (p) và (np) 17.7.3 Phiếu (c) và (u) 17.8. Phụ lục 18. Kiểm tra bằng phương pháp lấy mẫu 18.1. Kế hoạch lấy mẫu đơn giản 18.2. Mô hình hoá 18.3. Tiêu chuẩn của mẫu 18.4. Kế hoạch kép và kế hoạch lấy nhiều lần 18.5. Kế hoạch tiến triển 18.6. Phương thức kiểm tra 19. Sản xuất theo phương pháp nhanh và triết lý kịp thời đúng lúc 19.1. Tiến triển của hệ thống sản xuất 19.1.1 Hệ thống thủ công 19.1.2 Sản xuất dây chuyền 19.1.3 Triết lý Just in time và sản xuất theo theo đơn hàng 19.2. Những khái niệm 19.3. Chính sách 7 không 19.4. Giảm tồn kho từ phía cung ứng 19.4.1 Tồn kho do nguyên nhân kinh tế 19.4.2 Hàng cung ứng khác 19.5. Giảm tồn kho sản phẩm dở dang 19.5.1 Phân tích một quá trình 19.5.2 Phân tích các tiến trình: ví dụ 19.5.3 Phương pháp phân tích 19.5.4 Đáp án cho ví dụ Tra từ Thư mục 12 Vinamain.com
  13. Bảo trì công nghiệp Việt Nam Vinamain.com Chương 1 : GIỚI THIỆU 1.1 MỞ ĐẦU Trong chương này, ta giới thiệu một số từ và khái niệm sẽ được sử dụng ở phần sau. Ngành quản lý công nghiệp quan tâm đến những quyết định giúp doanh nghiệp: § Sản xuất vào thời điểm thích hợp. § Tung ra những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. § Với mức chi phí đảm bảo được hoạt động lâu dài của doanh nghiệp . Đây cũng chính là ba khái niệm mà ta sẽ thấy xuyên suốt trong toàn bộ cuốn sách này: việc làm chủ kỳ hạn, chất lượng và giá cả. Quản lý công nghiệp không bao gồm tòan bộ các chức năng của doanh nghiệp. Đặc biệt, ta sẽ xem những quyết định liên quan đến định nghĩa và khái niệm của sản phẩm và những quyết định liên quan đến chính sách thương mại (đàm phán các hợp đồng, nghiên cứu thị trường) nằm ngòai phạm vi của nó.Ta sẽ tập trung chuyên biệt hơn vào những vấn đề có liên quan: Ø Quản lý tồn kho Ø Hoạch định và quản lý các luân lưu vật chất và thông tin. Ø Quản lý dự án (đối với sản xuất đơn vị) Ø Bố trí dây chuyền sản xuất và phân xưởng. Ø Lịch trình tiến độ và bố trí dây chuyền trong phân xưởng. Ø Chất lượng sản xuất (làm chủ các số liệu thống kê các quá trình, kiểm tra) Ø Những phương pháp quan trọng dùng trong sản xuất (MRP, kanban, sản xuất theo phương pháp nhanh và đúng lúc) Có rất nhiều định nghĩa về doanh nghiệp, chúng khác nhau tùy cách nhìn nhận của tác giả. Trong sách này, doanh nghiệp được đề cập dưới góc độ sản xuất. Trước hết ta hãy xem doanh nghiệp như là 1 trung tâm sản xuất (phần 2) và tác nhân kinh tế (phần 3). Quản lý công nghiệp không phải là một ngành mới. Từ bao thời nay, các doanh nghiệp đã tìm cách tạo ra các sản phẩm để làm hài lòng khách hàng. Nếu quản lý công nghiệp có quay lại trước viễn cảnh này, đó chính là vì sự tiến hóa khá nhanh của môi trường kinh tế hiện tại đã áp đặt nhiều mô hình mới cho doanh nghiệp. Sự tiến hóa này sẽ được đề cập ở phần 4. Đã đành rằng tất cả doanh nghiệp không giống nhau và cũng không cùng giải quyết một vấn đề nào đó. Ngược lại, 1 vấn đề hiếm khi xảy đến cho chỉ 1 doanh nghiệp mà thường xuất hiện ở những doanh nghiêp khác nửa mà giữa chúng có nhiều đặc điểm chung. Chính vì vậy sẽ rất thú vị nếu ta xem xét hệ thống loại hình của các doanh nghiệp (phần 5). 13 Vinamain.com
  14. Bảo trì công nghiệp Việt Nam Vinamain.com 1.2 DOANH NGHIỆP : TRUNG TÂM SẢN XUẤT Doanh nghiệp trước hết là một trung tâm sản xuất của cải vật chất (các vật hữu hình) hay dịch vụ. Trong phần này, ta chỉ giới hạn ở mức các doanh nghiệp sản xuất ra của cải. Những doanh nghiệp này được gọi là công ty sản xuất, khác với các công ty dịch vụ, cố vấn. Với cách nhìn này, ta sẽ mô hình hóa các doanh nghiệp sản xuất dưới dạng hộp đen, nghĩa là nó nhận nhiều dòng vào và tạo ra một dòng ra (sản phẩm). Các dòng vào của hệ một phần mang bản chất vật chất, một phần mang bản chất thông tin. Các dòng vào này có quan hệ đến những yếu tố khác cũng góp phần vào tiến trình sản xuất. 1. Nguồn nhân lực gồm lao dộng trực tiếp nhằm can thiệp trực tiếp đến tiến trình chế tạo và lao động gián tiếp giúp đảm bảo các công việc chuẩn bị, tổ chức, quản lý theo nghĩa rộng 2. Những trang bị bao gồm các máy móc, dụng cụ, các bộ phận dùng cho thay thế, bảo trì, cơ sở vật chất. 3. Những vật liệu dùng để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Tùy theo mức độ biến đổi, ta phân chúng thành các nguyên vật liệu ( khóang chất, lúa mì,…) và các bán thành phẩm. Những bán thành phẩm nói trên đều đã trải qua tiến trình chế biến. Tùy theo lĩnh vực công nghiệp mà chúng có những tên gọi khác nhau: thành phần, bộ phận, linh kiện. 4. Các dòng chất lưu và năng lượng (nước,điện,gaz…) cần thiết cho tiến trình sản xuất. Tập hợp các thành phần kể trên đây vẩn chưa đủ để sản xuất. Còn cần phải biết ta muốn sản xuất cái gì và làm điều đó như thế nào. Vậy nên sản xuất cũng yêu cầu các dòng thông tin để tự tổ chức sản xuất. 1. Những thông tin về kỹ thuật giúp quyết định chọn sản phẩm nào và tiến trình chế tạo nó. Về sản phẩm, chủ yếu là phải có các vật liệu cần (một số thành phần có thể thay thế cho nhau), có kế họach, và những tiêu chuẩn về kỹ thuật phải tuân theo (chỉ tiêu về chất lượng, mức độ tin cậy tốt,dung sai…). Về tiến trình sản xuất, nó được miêu tả thông qua các thang sản xuất (sản phẩm khác nhau). Ngoài các thông tin chính thức đã được mã hóa, tồn tại hai dòng thông tin khác. Là tri thức tích lủy riêng của doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp. Hai nguồn thông tin này cũng ảnh hưởng đến các tiến trình và cách thức làm việc. 14 Vinamain.com
  15. Bảo trì công nghiệp Việt Nam Vinamain.com 2. Những thông tin liên quan đến tình trạng của hệ thống sản xuất xét tại một thời điểm nhất định, đặc biệt là tình trạng các nguồn lực (mức độ tồn kho, lao động, tình trạng máy móc) và sự tiến triển của các công việc đang thực hiện 3. Những dữ liệu kế toán liên quan giá thành gắn với sản xuất. 4. Những thông tin liên quan đến môi trường bên ngoài và cần thiết cho việc họat động tốt của doanh nghiệp, đặc biệt là những thông tin về thị trường (nhu cầu biết được hay dự đóan), sự sẵn sàng của nguồn vốn, những ràng buộc và giới hạn phải tuân thủ (luật xã hội,v.v…) Sản xuất ra của cải vật chất huy động nhân lực, các máy móc thiết bị, năng lượng để chế biến nguyên vật liệu. Tiến trình chế biến tuân theo quy tắc sản xuất được xác định bởi các thông tin kỹ thuật, dựa trên trạng thái thực tế của phân xưởng và tài nguyên. Rõ ràng, ta đã thấy xuất hiện các giới hạn của cách tiếp cận này. Nó cho một cái nhìn thiển cận về doanh nghiệp ở một thời điểm mà không có cái nhìn tổng quát. Một phần, nó không coi trọng các mối quan hệ với môi trường họat động và bỏ qua mối quan hệ năng động giữa doanh nghiệp, nhà cung ứng, nhân công … Mặt khác, nó làm cho ta nghĩ rằng mục đích duy nhất mà doanh nghiệp muốn hướng tới là sản xuất ra của cải (hay dịch vụ) mà không quan tâm đến lợi ích thực tế và giá thành. Đây là cách tiếp cận chủ yếu hướng tới tiến trình sản xuất mà bỏ qua khía cạnh sản phẩm. Chúng ta cũng phải nhận rằng mục đích của sản xuất chính ra tạo ra của cải đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Nói cách khác, một sản phẩm phải tìm được người mua và một dịch vụ phải thỏa mãn nhu cầu. 1.3 DOANH NGHIỆP : TÁC NHÂN KINH TẾ 1.3.1 Giá trị gia tăng Những thiếu sót nói trên hướng chúng ta đến một cách tiếp cận thứ hai trong đó doanh nghiệp được xét như phần tử của một hệ thống rộng lớn hơn hoạt động trong chu trình kín. Sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra nhằm mục đích thỏa mãn thị trường. Việc bán sản phẩm ra thị trường sẽ phát sinh một lưu chuyễn tài chính (nếu ta loại trừ nhưng tình huống về đổi chác hay trao đổi hàng hóa). Dòng tài chính này được phân bố theo bảy trạm trung chuyển sau : 1. Một phần của dòng này giúp trả lương cho các nhà cung ứng, là những người đã cung cấp vật liêu (nguyên vật liệu, linh kiện, các chất lưu) và dịch vụ (điện thoại, vận chuyển). 2. Một phần khác giúp trả lương cho nhân công, đổi lại, họ sẽ cung cấp sức lao động và chất xám (co khi chỉ đơn giản thông qua thời gian có mặt của họ). 15 Vinamain.com
  16. Bảo trì công nghiệp Việt Nam Vinamain.com 3. Một phần khác nhằm trả cho nhà nước và các đơn vị hành chính địa phương (thành phố, tỉnh,vùng). Vai trò của những đơn vị này nói chung đã không được nhận thức đúng. Việc chi trả cho họ có thể được hiểu dưới dạng thuế và lệ phí. Đổi lại, họ bảo đảm sự an toàn, cung cấp cơ sở hạ tầng (vận chuyển, năng lượng), pháp luật, và bảo đảm (một phần) cho việc đào tạo nhân công. 4. Những cổ đông nhận được một phần của số tiền này dưới dạng cổ tức. Đó là những người mang lại vốn cho doanh nghiệp (được dùng chủ yếu để có được cơ sở vật chất và các thiết bị máy móc lớn). 5. Ngân hàng cung cấp một phần vốn cho doanh nghiệp và nhận được một phần của số tiền nói trên dưới dạng lãi suất. 6. Doanh nghiệp dùng một phần làm dự trữ dưới dạng khấu hao để có thể mua mới các máy móc thiết bị, hoặc dưới dạng dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra sau này (nợ khó đòi). 7. Và cuối cùng, toàn bộ phần còn lại trở thành lãi ròng của doanh nghiệp. Số tiền giúp doanh nghiệp khả năng mở rộng đầu tư mà không cần trông chờ từ phía bên ngoài (vốn hay khoản vay) Ta nhận định rằng dòng tài chính thu hồi phải lớn hơn giá trực tiếp tiêu thụ (nguyên liệu, năng lượng) dùng trong sản phẩm (khoản tiền số 1 nói trên). Do đó, doanh nghiệp phải thêm vào giá tiêu thụ, một giá trị cộng thêm nhằm cân đối với sáu khoản tiền còn lại nói trên. Giá trị này được gọi là giá trị gia tăng. Chính xác hơn, ta gọi giá trị gia tăng là sự chênh lệch giữa sản xuất (bán, tồn kho hay chưa sử dụng) và các việc tiêu thụ trung gian (việc mua dự trữ cộng với những biến đổi trong tồn kho, cộng các chi phí bên ngòai, chi phí gia công nếu dựa vào các số liệu của bảng Tổng kết Trung tâm). Nếu chúng ta xem xét mọi việc dưới góc độ của khách hàng, giá trị gia tăng tương ứng với những gì họ phải trả nhiều hơn để mua được sản phẩm cuối cùng. Xét ví dụ đơn giản sau đây: việc sửa một căn phòng. Lựa chọn đầu tiên bao gồm tự mua các dụng cụ (sơn, thảm,..), một ít vật liệu ( bàn chải,..) và bắt tay vào công việc. Giả sử rằng hóa đơn lên đến 1.000 quan. Lựa chọn thứ hai là trả tiền cho một công ty làm dịch vụ, họ cung cấp vật liệu và làm công việc. Giả sử bảng báo giá đề nghị là 5.000 quan chưa tính thuế. Như vậy 4.000 quan khác biệt là từ giá trị gia tăng của công ty (ta thấy rằng vật liệu vẩn là 1.000 quan) và câu hỏi đặt ra cho khách hàng là họ đồng ý trả 4.000 quan để không thực hiện công việc bởi chính họ không. Những nguyên nhân chính để họ giao công việc sửa nhà đó cho công ty là : - Tiết kiệm thời gian - Thiếu khả năng chuyên môn 16 Vinamain.com
  17. Bảo trì công nghiệp Việt Nam Vinamain.com - Thiếu dụng cụ Trong trừơng hợp tổng quát hơn, cần phải thêm giá trị sáng tạo vào. Một cách khái quát, giá trị gia tăng là sự khác biệt giữa việc bán và việc tiêu thụ hàng hóa. Ở đây, tồn tại chênh lệch giữa thời gian bán và tiêu thụ. Việc xác định chặt chẽ giá trị gia tăng có thể gây ra tranh cãi (ví dụ như hàng tồn kho có nên được tính vào tiêu thụ hay không). Điều này giải thích nhiều định nghĩa khác cùng tồn tại về giá trị gia tăng, trong đó có cách nhà nước sử dụng để tính thuế TVA. 1.3.2 Chu kỳ công nghiệp Ở đây chúng ta muốn đi sâu về tài chính, nhưng sẽ tốt hơn nếu nhắc lại các dòng tài chính là các dòng có tính thời gian. Điển hình, số tiền tổng cộng phải chi cho một khoản vay 10.000 quan ở mức 10% trong 5 năm là quá ít so với cùng khoan vay ấy với thời gian trên 10 năm. Xem xét hai phân xưởng nhỏ và vừa cùng sản xuất một sản phẩm giống nhau, với những qui định bắt buộc giống nhau và cùng tạo ra một giá trị gia tăng gống nhau. Cả hai phân xưởng này trả tiền cho các nhà cung ứng và được các khách hàng trả tiền trong hai tháng. Ở phân xưởng đầu tiên, hàng tồn kho trung bình cho vật dụng tương ứng với một tháng làm việc, kỳ hạn để chế tạo là 15 ngày và kỳ hạn trung bình giữa việc xuất xưởng một sản phẩm và việc bán nó cho khách hàng là một tháng. Khách hàng trả trong 2 tháng. Tổng cộng, mất trung bình 4,5 tháng từ lúc phân xưởng này chi trả các vật dụng (tiêu thụ trung gian) đến lúc số tiền được thu về (tiêu thụ cộng với giá trị gia tăng). Trong khoảng thời gian này, phân xưởng phải họat động (trả tiền cho các nhà cung ứng, nhân công, các chi phí…) và vốn cần thiết để xoay vòng (vốn xoay vòng). Vậy vốn cần thiết để xoay vòng là khoảng 4,5 tháng vốn này doanh nghiệp phải hoặc tự bảo đảm hoặc phải vay mượn. Phân xưởng thứ hai có một lô hàng dự trữ giữa 4-5 ngày, thời hạn sản xuất là 2 ngày và thời hạn trung bình để bán khoảng 1 tuần. Khách hàng vẫn trả trong vòng 2 tháng. Vậy vốn xoay vòng là cho 2,5 tháng. Trong thí dụ này, ta ghi nhận rằng tình trạng phân xưởng thứ hai tốt hơn mặc dù cả hai phân xưởng cùng tạo ra một giá trị gia tăng bằng nhau. Dựa vào ví dụ nhỏ trên, ta có thể thấy rằng hai khía cạnh cần phải xem xét: giá trị gia tăng và thời gian thu hồi giá trị gia tăng cho mỗi doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa chúng là chỉ báo tốt để đo đạc hiệu năng của doanh nghiệp. Những quyết định của quản trị sản xuất sẽ chú trọng vào khoãng thời gian từ lúc mua vật liệu đến lúc bán được. Khoảng thời gian này thường gọi là chu kỳ sản xuất (trong công nghiệp) hoặc chu kỳ khai thác (trong 17 Vinamain.com
  18. Bảo trì công nghiệp Việt Nam Vinamain.com quản trị). Trong phạm vi hạn hẹp, một trong những mục tiêu lớn của quản trị sản xuất là tối ưu hóa tỷ số giửa giá trị gia tăng và thời gian mang lại giá trị gia tăng đó. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm, hoặc giảm khoảng thời gian mang lại giá trị gia tăng nói trên. Nhưng ta phải ý thức được rằng doanh nghiệp là một tổng thể, và sản xuất chỉ là một mắt xích trong đó. Sẽ không mấy ích lợi nếu ta bỏ ra vài phút, thậm chí là vài giờ để xem xét chu kỳ sản xuất, nếu như thời hạn thanh toán của khách hàng mặt khác có thể tăng lên đến từ 60 đến 90, thậm chí 120 ngày. Nhận xét rằng, trong ví dụ trên, các nhà cung ứng được trả bằng tiền mặt. Có thể giảm vốn cần thiết để xoay vòng nếu ta co thể thanh toán cho nhà cung cấp sau 1 thời gian. Các mạng lưới phân phối lớn là cực điểm của trường hợp, với những thời hạn chi trả chậm cho nhà cung cấp, trong khi hàng hóa bán nhanh và khách hàng trả phần lớn bằng tiền mặt. Vốn xoay vòng dư ra, dẫn tới việc các trung tâm phân phối này phát triển thêm các dịch vụ vụ tài chính.(cho vay, bảo hiểm). Điều hiển nhiên khác cần nhấn mạnh, là chỉ bán những sản phẩm thực sự bán mới mang lại giá trị gia tăng: các phế phẩm, các sản phẩm không được khách hàng ưa chuộng, những sản phẩm không đến đúng thời điểm chỉ là những hao hụt. Vì vậy trước khi sản xuất, cần phải tìm hiểu về những vấn đề về thiết kế va khái niệm về sản phẩm: sản phẩm nào đáp ứng được yêu cầu của thị trường (nhu cầu, giá cả, chất lượng). Ở giai đọan sản xuất, phải tôn trọng các mục tiêu về giá cả và chất lượng sản phẩm đã được bàn ở trên. Sau khi sản xuất, sẽ là vấn đề về sự sẳn sàng của sản phẩm ở nơi và thời điểm mà khách hàng cần. 1.3.3 Tính toán giá cả Tóm lại, ta hãy chú ý rằng khái niệm giá trị gia tăng chỉ được đề cập ở mức độ doanh nghiệp mà không phải ở mức độ sản phẩm. Định nghĩa giá trị gia tăng, giá thành, lợi nhuận của một sản phẩm nào đó đưa ra nhiều vấn đề. Điều này có thể khiến ngạc nhiên, nhưng các nhà doanh nghiệp chỉ có một hiểu biết mơ hồ về lợi nhuận thu được từ việc bán sản phẩm. Những nguyên lý về kế toán trong công nghiệp đã được Dupont de Nemours và General Motors đề ra và những năm 1920. Ở thời kỳ này, người ta đã sản xuất các sản phẩm theo số lượng lớn, rất ít đa dạng, với những công nghệ ổn định. Chi phí trực tiếp (chi phi được sữ dụng trực tiếp cho sản phẩm) chiếm đa phần. Chi phí trực tiếp này, gồm chi phi nguyên vật liệu, chi phi sữ dụng máy và chi phí cho lao động dùng cho sản phẩm. Phần lớn chi phí trực tiếp này tỉ lệ với số lượng sản phẩm đã tạo ra, phần còn lại là chi phí cố định. Lấy thí dụ một phân xưởng chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm duy nhất. Giá nguyên vật liệu và lương của công nhân làm việc trên các máy móc gần như tỉ lệ với khối 18 Vinamain.com
  19. Bảo trì công nghiệp Việt Nam Vinamain.com lượng đầu ra. Ngược lại, tiền dùng để chi cho việc duy trì nơi đặt phân xưởng, việc sở hữu các máy móc và lương của quản đốc phân xưởng là cố định nhưng vẫn còn được tính trực tiếp vào sản phẩm. Khi tổng hợp tất cả những chi phí thay đồi và cố định nói trên trong một giai đọan nào đó, và chia chúng theo sốlượng sản phẩm, ta có chi phí trực tiếp của sản phẩm. Sự khác biệt giữa giá bán và chi phí trực tiếp được gọi là lợi tức của một mặt hàng[marge] Tập hợp các chi phí mà không khấu vào sản phẩm được gọi là chi phí gián tiếp (thuế, bảo hiểm, lương của ban quản trị và giám đốc…). Vấn đề là làm sao phân phối những chi phí gián tiếp này lên sản phẩm để thu được giá thực sự hay giá đầy đủ của sản phẩm cho hợp lý. Sự phân phối này được thực hiện dựa trên những quy cách phân phối. Ta hiểu ngay rằng hai quy cách phân phối dựa trên hai lập luận khác nhau phát sinh hai giá thành khác nhau cho cùng một sản phẩm. Ở những năm 1920, khi mà chi phí trực tiếp có ưu thế, chi phí gián tiếp được tính theo tỉ lệ với chi phí trực tiếp. Thực ra giá thực sự “chính xác” của một sản phẩm chỉ được tính sau, vì nó dưa trên số lượng sản phẩm, chi phí cố định và chi phí gián tiếp, chỉ được biết sau cuối năm họat động. Năm đầu, người ta sử dụng chi phí dự kiến. Sau đó, thời gian tồn tại của sản phẩm và sự ổn định của công nghệ giúp ta tiếp tục tính toán theo giá dự kiến nói trên. Trong bối cảnh hiện tại, việc xác định giá trở nên phức tạp hơn. Những thiết bị chẳng hạn trở nên linh hoạt hơn. Một máy móc hay một người vận hành không còn sản xuất chỉ một sản phẩm duy nhất. Để nhận thức về những chi phí trực tiếp biến đổi, ta phải tiến hành phân bổ hay đưa vào các máy móc những chiếc dụng cụ ghi nhận thời gian sữ dụng, và cac người vận hành ghi lại công việc họ đã thực hiện. Thêm vào đó hiện tượng: giá nhân công trực tiếp giảm rất nhiều trong khi chi phí gián tiếp lại tăng mạnh. Trong doanh nghiệp, ngày càng ít người vận hành trên các máy móc và ngày càng nhiều công việc liên quan đến hoạt động dịch vụ. Từ đó xuất hiện những phương pháp mới nhằm tính toán giá cả, dựa trên tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm từ chế biến nguyên vật liệu đến thông tin: ngành kế toán phân tích trong những năm 1960, còn hiện giờ là các ngành ABC (Activity Based Costing), Kế toán dựa trên họat động và ABM (Activity Based Management) Quản lý dựa trên họat động của doanh nghiệp. Những phương pháp trên không được đề cập đến trong giáo trình này. Nhưng phải ghi nhớ rằng các dữ liệu mà ta phải thao tác hay tìm cách tối ưu hóa chúng sau này có thể được nhìn nhận khác nhau. 1.4 DOANH NGHIỆP TRONG MÔI TRƯỜNG HIỆN TẠI Cách tiếp cận thứ hai này cho phép ta tiếp cận sự phức tạp của hệ thống mà ở đó doanh nghiệp phát triển, nhưng không cho ta tiếp cận những chuyển đổi và sự cần thiết phải thay đổi thực tại. Vì lý do này, ta phải xem như môi trường mà doanh nghiệp đang 19 Vinamain.com
  20. Bảo trì công nghiệp Việt Nam Vinamain.com tồn tại, tự nó là không ổn định. Và doanh nghiệp giống như một thực thể sống, phụ thuộc vào môi trường đó. Cho nên cũng như các thực thể sống khác, doanh nghiệp phải: · đảm bảo sự cân bằng theo cách tốt nhất trong các giai đọan ngắn hạn, khi mà môi trường có thể được xem là ổn định · đảm bảo tính lâu dài trong các giai đọan trung và dài hạn, khi mà môi trường trở thành biến động. Như vậy mục tiêu tối hậu của doanh nghiệp là sản xuất để tồn tại. Trong 40 năm trở lại đây, quản trị doanh nghiệp đã có những biến đổi sâu sắc. Một cách sơ lược, ta có thể nói ta đã chuyển từ phương thức Ford sang từ phương thức Toyota, và từ nền kinh tế sản xuất sang kinh tế thị trường. Những nguyên do chủ yếu cho sự tiến hóa nói trên là: 1. Sự hóan vị giửa giữa cung và cầu 2. Toàn cầu hóa các họat động kinh tế. 3. Việc tăng tốc đổi mới sản phẩm 1.4.1 Sự phát triển của thị trường và cạnh tranh Điều làm rõ nhất đặc tính của sự chuyển hóa trong thế giới ngày nay, chính là đảo lộn mối quan hệ giữa người tiêu dùng (cầu) và nhà sản xuất (cung). Ta có thể phân ra ba giai đoạn như sau 1. Giai đoạn 1 : cung rất nhỏ so với cầu. Đó là trường hợp của Mỹ và Tây Âu trước 1955, và những nuớc Đông Âu chẳng hạn. Lượng cầu khá lớn trong khi lượng cung vẫn còn thấp. Nhiệm vụ chủ yếu là hạ giá thành sản phẩm,vì thế, ta đã giới hạn sự đa dạng của sản phẩm và người ta sẽ sản xuất hàng loạt theo những dây chuyền sản xuất chuyên biệt. Đó là doanh nghiệp dựa theo ý tưởng của Taylor và được Henry Ford áp dụng vào công ty mình (Ông ta đã từng phát biểu rằng: các khách hàng có thể mua những chiếc Ford loại T với đủ loại màu sắc, miễn sao đó là màu đen). Doanh nghiệp quyết định giá thành sản phẩm và tự định một lợi nhuận có lợi cho mình . Ta có phương trình : Giá bán = Giá thành + Lợi nhuận Trong trường hợp này, giá thành chủ yếu là do giá nguyên vật liệu và chi phí các hoạt động sản xuất trực tiếp. Người ta tìm cách tạo ra sự cạnh tranh giữa những người bán hàng nhằm để đạt được mức giá hạ, và tính hiệu quả của nhân công và của máy móc thiết 20 Vinamain.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2