intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Quản lý tàu cá - MĐ02: Thuyền trưởng tàu cá hạng tư

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

129
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Quản lý tàu cá đề cập đến nội dung quản lý tàu cá, một nhiệm vụ quan trọng của người làm thuyền trưởng. Giáo trình này có quan hệ với tất cả các mô đun khác trong nghề Thuyền trưởng tàu cá hạng tư vì quản lý con người, giấy tờ, tài sản đều có liên quan đến các công việc khác trên tàu nói chung và tàu cá nói riệng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Quản lý tàu cá - MĐ02: Thuyền trưởng tàu cá hạng tư

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ____________________________ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ TÀU CÁ MÃ SỐ MĐ 02 NGHỀ THUYỀN TRƢỞNG TÀU CÁ HẠNG TƢ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU MĐ 02
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc, nhằm nâng cao chất lƣợng lao động ở nông thôn, tạo thêm cơ hội việc làm, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nông dân; góp phần quan trọng cho việc xây dựng nông thôn mới. Dọc theo vùng duyên hải nƣớc ta, ngoài nhu cầu học các nghề nông nghiệp, diêm nghiệp,.. của bà con nông dân, còn có một nhu cầu lớn về học các nghề thủy sản nhƣ: nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, khai thác thủy sản…. đặc biệt là nhu cầu học nghề thuyền trƣởng, máy trƣởng tàu cá, để bà con ngƣ dân có thể tham gia khai thác hải sản trên biển một cách an toàn và hiệu quả, đồng thời góp phần bảo vệ biển, đảo quê hƣơng. Đƣợc sự phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề thuyền trƣởng tàu các của bà con ngƣ dân, chúng tôi biên soạn Giáo trình mô đun Quản lý tàu cá của nghề Thuyền trƣởng tàu cá hạng tƣ. Trong quá trình biên soạn giáo trình, để đảm bảo chất lƣợng, chúng tôi luôn tuân thủ theo Thông tƣ 31/2010/TT-BLĐTBXH, ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ LĐTBXH về Hƣớng dẫn xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Chúng tôi luôn tiếp cận với thực tế, kiểm chứng lại những vấn đề đƣợc trình bày trong giáo trình, để giáo trình phù hợp với thực tế, giúp ngƣời học có thể thực hiện đƣợc các công việc của nghề sau khi tốt nghiệp khóa học. Giáo trình mô đun Quản lý tàu cá đề cập đến nội dung quản lý tàu cá, một nhiệm vụ quan trọng của ngƣời làm thuyền trƣởng. Giáo trình này có quan hệ với tất cả các mô đun khác trong nghề Thuyền trƣởng tàu cá hạng tƣ vì quản lý con ngƣời, giấy tờ, tài sản đều có liên quan đến các công việc khác trên tàu nói chung và tàu cá nói riệng. Giáo trình mô đun Quản lý tàu cá gồm các bài: Quản lý thuyền viên, Quản lý hồ sơ tàu cá, Quản lý việc bảo dƣỡng vỏ tàu và thiết bị boong, Quản lý việc bảo dƣỡng thiết bị hàng hải Chúng tôi xin đƣợc gửi lới cám ơn đến: Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng công ty Hải sản Biển Đông; Quý bà con ngƣ dân, bạn bè đồng nghiệp….. đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp chúng tôi hoàn thiện Giáo trình mô đun này. Chúng tôi xin gửi lời xin phép và cảm ơn đến nhiều tác giả trên mạng vì chúng tôi đã có sử dụng tƣ liệu, hình ảnh của quý vị trong khi biên soạn. Trong quá trình biên soạn, mặc dù có rất nhiều cố gắng, nhƣng chắc chắn không khỏi có thiếu sót, rất mong đƣợc sự góp ý của Quý đồng nghiệp và Quý đọc giả, chúng tôi rất biết ơn.
  4. 4 Biên soạn: 1. Chủ biên Huỳnh Hữu Lịnh 2. Nguyễn Duy Bân 3. Trần Ngọc Sơn
  5. 5 MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ 3 BÀI 1: QUẢN LÝ THUYỀN VIÊN ..................................................................... 6 Giới thiệu .......................................................................................................... 6 Mục tiêu ............................................................................................................ 6 A. Nội dung....................................................................................................... 6 1.Quy đinh về giấ y tờ của thuy ền viên ............................................................... 6 ̣ 1.1. Giấ y chƣ́ng minh nhân dân : ......................................................................... 7 1.2. Giấ y chứng nhận sƣ́c khỏe : ......................................................................... 8 1.3. Chƣ́ng chỉ về trình đô ̣ chuyên môn ............................................................ 10 1.4. Giấy chứng nhận về bơi lội ........................................................................ 12 1.5. Giấy chứng nhận bảo hiểm thuyền viên: .................................................... 12 2. Phân công thuyề n viên : ................................................................................ 13 2.1. Căn cƣ́ để phân công: ................................................................................ 13 2.2. Nội dung phân công .................................................................................. 13 3. Phổ biến các quy định cho thuyền viên:........................................................ 14 3.1. Phổ biến nội qui của tàu ............................................................................ 14 3.2. Phổ biến bộ máy tổ chức trên tàu ............................................................... 16 3.3. Phổ biến nhiệm vụ của thuyền viên khi tình huống khẩn cấp xảy ra: ......... 16 3.4. Giới thiệu các trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa ........................................... 19 3.5. Phổ biến công việc chung của thuyền viên trên tàu:................................... 19 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ...................................................................... 20 1. Câu hỏi: ........................................................................................................ 20 2. Bài tập thực hành: ........................................................................................ 20 C. Ghi nhớ ....................................................................................................... 20 BÀI 2: QUẢN LÝ HỒ SƠ TÀU CÁ .................................................................. 21 Giới thiệu: ....................................................................................................... 21 Mục tiêu: ......................................................................................................... 21 A. Nội dung..................................................................................................... 21 1. Giới thiệu các loại giấy tờ trên tàu cá: .......................................................... 21 1.1. Giấy tờ theo quy định tại Thông tƣ 02: .................................................... 21 1.2. Giấy tờ theo quy định hàng hải, đánh cá .................................................... 21 2. Kiểm tra Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá .................................................... 22 2.1. Giới thiệu Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá ............................................... 22 2.2. Kiểm tra Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá: ................................................ 25 3. Kiểm tra Giấy phép khai thác thủy sản ......................................................... 25
  6. 6 3.1. Giới thiệu Giấy phép khai thác thủy sản .....................................................25 3.2. Kiểm tra Giấy phép khai thác thủy sản: ......................................................27 4. Kiểm tra Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật...................................................31 4.1. Giới thiệu Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật..............................................31 4.2. Kiểm tra Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật: ..............................................32 5. Kiểm tra Sổ đăng kiểm ..................................................................................33 5.1. Giới thiệu Sổ đăng kiểm .............................................................................33 5.2. Kiểm tra Sổ đăng kiểm ...............................................................................33 6. Kiểm tra Sổ danh bạ thuyền viên ...................................................................34 6.1. Giới thiệu Sổ danh bạ thuyền viên ..............................................................34 6.2. Kiểm tra Sổ danh bạ thuyền viên ................................................................36 7. Kiểm tra Nhật ký hàng hải ............................................................................38 7.1. Giới thiệu Nhật ký hàng hải........................................................................38 7.2. Kiểm tra Nhật ký hàng hải: ........................................................................38 8. Kiểm tra Nhật ký khai thác thủy sản..............................................................39 8.1. Giới thiệu Nhật ký khai thác thủy sản.........................................................39 8.2. Kiểm tra Nhật ký khai thác thủy sản ...........................................................39 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ..................................................................... 41 1. Câu hỏi:.........................................................................................................41 2. Bài tập thực hành: .........................................................................................41 C. Ghi nhớ ...................................................................................................... 41 BÀI 3: QUẢN LÝ VIỆC BẢO QUẢN VỎ TÀU VÀ THIẾT BỊ BOONG ...........42 Giới thiệu: ....................................................................................................... 42 Mục tiêu: ......................................................................................................... 42 A. Nội dung .................................................................................................... 42 1. Kiểm tra việc bảo dƣỡng hàng ngày: .............................................................42 1.1. Kiểm tra việc bảo dƣỡng vỏ tàu:.................................................................42 1.2. Kiểm tra việc bảo dƣỡng thiết bị boong:.....................................................42 2. Kiểm tra việc bảo dƣỡng hàng tháng/chuyến biển: ........................................43 2.1. Kiểm tra việc bảo dƣỡng vỏ tàu:.................................................................43 2.2. Kiểm tra việc bảo dƣỡng thiết bị boong:.....................................................43 3. Kiểm tra việc bảo dƣỡng cấp tiểu tu: .............................................................43 3.1. Kiểm tra việc bảo dƣỡng vỏ tàu:.................................................................43 3.2. Kiểm tra việc bảo dƣỡng thiết bị boong:.....................................................44 4. Kiểm tra việc bảo dƣỡng cấp trung tu:...........................................................45 4.1. Kiểm tra việc bảo dƣỡng vỏ tàu:.................................................................45 4.2. Kiểm tra việc bảo dƣỡng thiết bị boong:.....................................................45 5. Kiểm tra việc bảo dƣỡng cấp đại tu: ..............................................................46
  7. 7 5.1. Kiểm tra việc bảo dƣỡng vỏ tàu ................................................................. 46 5.2. Kiểm tra việc bảo dƣỡng thiết bị boong ..................................................... 46 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ....................................................................... 46 1. Câu hỏi: ........................................................................................................ 46 2. Bài tập thực hành: ........................................................................................ 47 C. Ghi nhớ ....................................................................................................... 47 BÀI 4: QUẢN LÝ VIỆC BẢO QUẢN TRANG THIẾT BỊ HÀNG HẢI ............ 48 Giới thiệu: ....................................................................................................... 48 Mục tiêu .......................................................................................................... 48 A. Nội dung..................................................................................................... 48 1. Bảo quản la bàn từ ........................................................................................ 48 1.1. Giới thiệu la bàn từ .................................................................................... 48 1.2. Bảo quản la bàn từ ..................................................................................... 49 2. Bảo quản ra đa hàng hải ............................................................................... 49 2.1. Giới thiệu ra đa hàng hải ........................................................................... 49 2.2. Bảo quản ra đa ........................................................................................... 50 2.3. Nguồn cung cấp điện ................................................................................. 52 3. Bảo quản máy đo sâu, dò cá ......................................................................... 52 3.1. Giới thiệu máy đo sâu, dò cá ..................................................................... 52 3.2. Bảo quản máy đo sâu, dò cá ...................................................................... 53 4. Bảo quản máy thu định vị vệ tinh GPS ......................................................... 54 4.1. Giới thiệu máy định vị vệ tinh GPS ........................................................... 54 4.2 .Bảo quản máy định vị vệ tinh GPS ............................................................ 54 5. Bảo quản máy thu – phát vô tuyến điện thoại .............................................. 55 5.1. Giới thiệu máy thu – phát vô tuyến điện thoại ........................................... 55 5.2. Bảo quản máy thu – phát vô tuyến điện thoại ............................................ 55 6. Thiết bị EPIRB ............................................................................................. 56 6.1. Giới thiệu .................................................................................................. 56 6.2. Sử dụng và bảo quản ................................................................................. 57 B. Câu hỏi và bài tập ....................................................................................... 57 1. Câu hỏi ......................................................................................................... 57 2. Bài tập thực hành.......................................................................................... 58 C. Ghi nhớ ....................................................................................................... 58 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC ........................................ 59 I. Vị trí, tính chất của mô đun .......................................................................... 59 II. Mục tiêu ..................................................................................................... 59
  8. 8 III. Nội dung chính của mô đun....................................................................... 59 IV. Hƣớng dẫn thực bài tập, bài thực hành ...................................................... 60 4.1. Bài 1. Quản lý thuyền viên .........................................................................60 4.2. Bài 2: Quản lý hồ sơ tàu cá.........................................................................61 4.3. Bài 3: Quản lý việc bảo quản vỏ tàu và thiết bị boong ................................62 4.4. Bài 4. Quản lý việc bảo quản trang thiết bị hàng hải...................................63 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ........................................................... 63 5.1. Bài 1: Quản lý thuyền viên .........................................................................63 5.2. Bài 2. Quản lý hồ sơ tàu cá .........................................................................64 5.3. Bài 3. Quản lý việc bảo quản vỏ tàu và thiết bị boong ................................65 5.4. Bài 4. Quản lý việc bảo quản trang thiết bị hàng hải...................................65 V. Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 65
  9. 9 Bài 1: QUẢN LÝ THUYỀN VIÊN Giới thiệu Quản lý thuyền viên là một công việc rất quan trọng của thuyền trƣởng. Quản lý thuyền viên tốt sẽ làm cho năng suất lao động tăng, hạn chế đƣợc những thiệt hại, góp phần quan trọng cho việc hoàn thành nhiệm vụ chuyến biển. Mục tiêu - Trình bày đƣợc quy định về các loại giấy tờ mà thuyền viên phải có; - Trình bày các quy định trên tàu cá mà tất cả thuyền viên phải biết; - Phân công thuyền viên đúng khả năng mà họ đƣợc đào tạo. A. Nội dung 1. Quy đinh về giấ y tờ của thuy ền viên ̣ Căn cƣ́ Thông tƣ 02/2007/TT- BTS ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ trƣởng Bô ̣ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) về viê ̣c Hƣớng dẫn thƣ̣c hiê ̣n Nghi ̣đinh số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo ̣ an toàn cho ngƣời và tàu cá hoa ̣t đô ̣ng thủy sản . Theo đó, thuyề n viên làm viê ̣c trên tàu thủy sản phải có những loại giấy tờ nhƣ sau : 1.1. Giấ y chƣ́ ng minh nhân dân: Giấy chứng minh nhân dân hay chứng minh thƣ (viết tắt là CMND) (hoặc cách gọi ít phổ biến hơn là thẻ căn cƣớc) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về đặc điểm căn cƣớc, lai lịch của ngƣời đƣợc cấp. Đây là giấ y tờ tùy thân quan tro ̣ng và đƣơ ̣c sƣ̉ dụng nhiều nhất . Mẫu giấy CMND của công dân Việt Nam thống nhất toàn quốc, có hình chữ nhật, kích thƣớc 89 mm x 57 mm, gồm 2 mặt in hoa văn màu xanh trắng nhạt, đƣợc ép nhựa trong. Nhƣ̃ng lƣu ý khi kiể m tra CMND : - Đối tƣợng đƣợc cấp CMND: Công dân Viê ̣t Nam đủ 14 tuổ i trở lên; - Đối tƣợng tạm thời chƣa đƣợc cấp CMND : Công dân Viê ̣t Nam chƣa đủ 14 tuổ i, ngƣời đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình; - CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ đƣợc cấp một CMND và có một số CMND riêng. - Số CMND là một số 9 chữ số..
  10. 10 - Mă ̣t trƣớc và Mă ̣t sau của CMND có đủ thông tin nhƣ Hình 1-1a và Hình 1- 1b, không bị sửa chữa, tẩ y xóa , mấ t chƣ̃ ; - Không nhâ ̣n thuyề n viên không có CMND hoă ̣c thuyề n viên sƣ̉ du ̣ng CMND không đúng quy đinh làm viê ̣c trên tàu . ̣ Mặt trƣớc, ở bên trái từ trên xuống có hình Quốc huy đƣờng kính 14 mm; ảnh của ngƣời đƣợc cấp CMND cỡ 20 x 30 mm. Bên phải, từ trên xuống: chữ "Giấy chứng minh nhân dân" (màu đỏ), số, họ và tên khai sinh, họ và tên gọi khác, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quê quán, nơi ĐKHK thƣờng trú… Hình 1-1a. Mặt trước CMND Mặt sau , trên cùng ghi Dâ n tô ̣c , Tôn giáo. Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dƣới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: dấ u vế t riêng và di ̣ hình. Ngày tháng năm cấp CMND, chức danh ngƣời cấp, ký tên và đóng dấu. Hình 1-1b. Mặt sau CMND 1.2. Giấ y chứng nhận sƣ́c khỏe: Cơ sở pháp lý : Thông tƣ số 13/2007/TT-BYT, ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bô ̣ trƣởng Bô ̣ Y tế về viê ̣c Hƣớng dẫn khám sƣ́c khỏe . Giấy chứng nhận sức khỏe là giấy chứng nhận đƣơng sự có đủ sức khỏe để làm một việc cụ thể nào đó nhƣ: đi học, làm việc trên biển, lái xe, lái tàu, … Giấy chứng nhận sức khỏe phải theo Mẫu của Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tƣ số 13/2007/TT – BYT. Mẫu Giấy chứng nhận sức khỏe này có 05 trang với trang đầu nhƣ Hình 1-2a và Hình 1-2b Những lƣu ý khi kiểm tra Giấy chứng nhận sức khỏe: - Giấy chứng nhận sức khỏe phải đúng mẫu, điền đủ các nội dung thông tin; - Ngƣời ký Giấy chứng nhận sức khỏe đúng thẩm quyền; - Giấy chứng nhận sức khỏe có thời hạn là 06 tháng, kể từ ngày ký; - Không nhận thuyền viên khi Giấy chứng nhận sức khỏe có ghi: Không đủ sức khỏe làm việc trên biển.
  11. 11 Hình1-2a. Trang đầu của Mẫu Giấy chứng nhận sức khỏe
  12. 12 Hình 1-2b. Trang cuối của Mẫu Giấy chứng nhận sức khỏe 1.3. Chƣ́ng chỉ về trinh đô ̣ chuyên môn ̀ Căn cứ pháp lý: Thông tƣ 22/2007/TT – BTS ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Thủy sản V/v Hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho ngƣời và tàu cá hoạt động thủy sản; Quyết định số 77/2008/QĐ-BNN ngày 30 tháng 6 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành Quy chế Bồi dƣỡng và cấp chứng chỉ thuyền trƣởng, máy trƣởng, nghiệp vụ thuyền viên và thợ máy tàu cá. Các loại chứng chỉ tàu cá: - Các chứng chỉ thuyền trƣởng tàu cá hạng Tƣ, hạng Năm và hạng Nhỏ; - Các chứng chỉ máy trƣởng tàu cá hạng Tƣ, hạng Năm và hạng Nhỏ; - Chứng chỉ nghiệp vụ thuyền viên tàu cá; - Chứng chỉ nghiệp vụ thợ máy tàu cá.
  13. 13 Chứng chỉ tàu cá chứng nhận trình độ chuyên môn của thuyền viên, làm cơ sở cho việc phân công thuyền viên làm việc trên tàu cá. Mẫu Chứng chỉ thuyền trƣởng tàu cá: Chứng chỉ thuyền trƣởng tàu cá có kích thƣớc 7 x 10 cm làm bằng bìa dày màu xanh nƣớc biển. Mặt trƣớc có hình Quốc huy in chìm màu vàng và hình mỏ neo. Mặt trƣớc: dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, tên cơ quan chủ quản và cơ sở đào tạo: in đậm, màu đen, khổ chữ 8-10; các chữ “CHỨNG CHỈ”, tên của chứng chỉ: in hoa, đậm, màu đỏ tƣơi, khổ 10- 12; các chữ còn lại: chữ thƣờng, khổ 8-10. Hình 1-3a. Mặt trước Chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá Mặt sau: chữ “HIỆU TRƢỞNG (hoặc “GIÁM ĐỐC”): chữ in hoa, khổ 8-10, màu đen, đậm. Các chữ còn lại in thƣờng, khổ 8-10, màu đen. Hình1-3b. Mặt sau Chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá Mẫu Chứng chỉ máy trƣởng tàu cá Chứng chỉ máy trƣởng tàu cá tƣơng tự nhƣ Chứng chỉ thuyền trƣởng tàu cá nhƣng thay chữ “THUYỀN TRƢỞNG” bằng chữ “MÁY TRƢỞNG”. Mẫu Chứng chỉ nghiệp vụ thuyền viên tàu cá: Chứng chỉ nghiệp vụ thuyền viên tàu cá tƣơng tự nhƣ Chứng chỉ thuyền trƣởng tàu cá nhƣng thay chữ “THUYỀN TRƢỞNG” bằng chữ “NGHIỆP VỤ THUYỀN VIÊN” và bỏ chữ “hạng”.
  14. 14 Mẫu Chứng chỉ nghiệp vụ thợ máy tàu cá: Chứng chỉ nghiệp vụ thợ máy tàu cá tƣơng tự nhƣ Chứng chỉ nghiệp vụ thuyền viên nhƣng thay chữ “THUYỀN VIÊN” bằng chữ “THỢ MÁY”. 1.4. Giấy chứng nhận về bơi lội Giấy chứng nhận về bơi lội, chứng nhận khả năng bơi lội của thuyền viên. Giấy này do cơ quan chuyên môn cấp. Theo quy định, thuyền viên làm việc trên tàu cá phải biết bơi lội. Hình1-4. Mẫu Giấy chứng nhận bơi lội 1.5. Giấy chứng nhận bảo hiểm thuyền viên: Làm việc trên tàu cá có nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn lao động, do đó cần phải bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên. Khi có bảo hiểm, thuyền viên sẽ đƣợc bồi thƣờng cho mọi tai nạn bất ngờ gây thƣơng tích hay tử vong trong suốt 24/24 giờ. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho thuyền viên, thuyền trƣởng cần kiểm tra Giấy chứng nhận bảo hiểm thuyền viên (Giấy chứng nhận bảo hiểm tai nạn con ngƣời), nếu không có, hoặc có nhƣng quá hạn, thuyền trƣởng đề nghị chủ tàu mua bảo hiểm cho thuyền viên. Hình 1-5a. Trang bìa trước và trang bìa sau
  15. 15 của Giấy chứng nhận BHTNCN Hình 1-5b. Các trang bên trong của Giấy chứng nhận BHTNCN 2. Phân công thuyền viên : 2.1. Căn cƣ́ để phân công: Căn cứ vào khả năng chuyên môn thông qua giấy chứng nhận trình độ chuyên môn và tay nghề thực tế của thuyền viên. 2.2. Nội dung phân công 2.2.1. Nêu rõ công việc phân công - Nêu rõ tên công việc; - Ngƣời liên quan để thực hiện công việc; - Công việc thực hiện ở đâu; - Công việc thực hiện khi nào. Khi công việc đƣợc làm rõ sẽ giúp thuyền viên tiếp cận với công việc thuận lợi hơn. 2.2.2. Đưa ra lý do phải thực hiện công việc Có nghĩa là phải giúp cho thuyền viên hiểu tại sao phải làm công việc này. Đây là bƣớc rất quan trọng nhằm giúp thuyền viên hiểu rõ mục đích cuối cùng của công việc. Nhờ vậy, khi gặp trở ngại trong lúc thực hiện công việc, họ sẽ cố gắng xoay trở để thực hiện bằng đƣợc công việc, nhất là khi không có ngƣời hƣớng dẫn bên cạnh. 2.2.3. Hướng dẫn thực hiện công việc
  16. 16 Giao cho thuyền viên có kinh nghiệm cùng lĩnh vực chuyên môn hƣớng dẫn thuyền viên mới thực hiện công việc. Tùy theo mức độ thạo việc của thuyền viên mà ta thực hiện hay không thực hiện bƣớc này. Tuy nhiên, do công việc trên tàu nhiều rũi ro, nên dù thuyền viên có thạo viên đến đâu, thì cũng cần thuyền viên cũ hƣớng dẫn, kèm cặp trong thời gian đầu. 2.2.4. Yêu cầu lập lại công việc Đây là một cách giúp ta kiểm chứng xem cấp dƣới đã hiểu và làm đƣợc công việc hay chƣa. Khuyến khích cho thuyền viên đặt câu hỏi, và lắng nghe họ trình bày những khó khăn, trở ngại khi thực hiện công việc để kịp thời hỗ trợ nhằm đảm bảo khả năng thành công của công việc ta giao. 2.2.5. Theo dõi thực hiện công việc Giao cho cán bộ hoặc thuyền viên có kinh nghiệm thƣờng xuyên theo dõi quá trình thực hiện công việc của thuyền viên mới, xem có những trở ngại phát sinh hay không. Nếu có, ta hãy điều chỉnh yêu cầu công việc sao cho phù hợp với thực tế. 2.2.7. Đánh giá thực hiện công việc Chỉ rõ những ƣu điểm, khuyết điểm của thuyền viên khi thực hiện công việc, nhằm giúp họ phát huy ƣu điểm, khắc phục khuyết điểm để việc thực hiện công việc của họ ngày càng tiến bộ. Tiếp theo sự đánh giá phải là sự thƣởng, phạt hợp lý, nghiêm minh và kịp thời. 3. Phổ biến các quy định cho thuyền viên: 3.1. Phổ biến nội qui của tàu Thuyền trƣởng có quyền yêu cầu thuyền viên tuân thủ những quy định hợp lý về làm việc, sinh hoạt trên tàu. Quy định này nhằm giúp đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự trên tàu cá. Những thuyền viên không đúng nghiêm túc chấp hành nội quy làm việc, sinh hoạt trên tàu, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng thuyền viên và tài sản trên con tàu. Do đó, để thuyền viên tuân thủ những quy định của mình, thuyền trƣờng phải ban hành nội quy làm việc, sinh hoạt trên tàu; phổ biến, hƣớng dẫn và luôn nhắc nhở, kiểm tra việc thực hiện của thuyền viên; những thuyền viên chấp hành nội quy chƣa tốt thì phải có xử lý thích đáng và kịp thời để làm gƣơng cho thuyền viên khác. Bản nội quy làm việc và sinh hoạt trên tàu, thuyền trƣởng phải thông qua chủ tàu trƣớc khi ban hành. Nôi quy nói chung phải thể hiện đƣợc những hành vi nghiêm cấm trên tàu cá vì mục đích an toàn, trật tự và an ninh trên tàu. Nội quy nên có những nội dung chính nhƣ sau: Về làm việc:
  17. 17 - Phải có mặt để sẵn sàng làm việc theo quy định (Ví dụ: thuyền viên phải có mặt trên tàu 30 phút trƣớc khi tàu chạy, có mặt tại vị trí làm việc trƣớc 10 phút…) - Không đƣợc cố ý gây thiệt hại, hủy hoại, hoặc ăn trộm các tài sản của đồng nghiệp hoặc của tàu. - Không đƣợc đánh nhau hoặc tham gia vào các vụ đùa cợt ầm ĩ hoặc gây rối. - Không đƣợc từ chối hoặc không hoàn thành những chỉ dẫn của cấp trên. - Không đƣợc rời nơi làm việc (trừ khi có những nhu cầu cá nhân hợp lý) mà không có sự đồng ý của cấp trên. - Không đƣợc phớt lờ các nhiệm vụ hoặc không tập trung trong khi làm việc. - Không bị ảnh hƣởng của rƣợu hoặc ma túy, hoặc để rƣợu hoặc ma túy trên tàu - Không đƣợc vi phạm các quy định về an toàn; - Không đƣợc sử dụng trang thiết bị trên tàu một cách trái phép hoặc không đúng quy định - ….. Về sinh hoạt - Ăn phải đúng giờ, ngồi đúng nơi qui định. - Phòng ở phải gọn gàng, an toàn, giữ gìn vệ sinh chung. - Đi khỏi tàu phải xin phép ngƣời quản lý trực tiế. - Làm việc phải đúng giờ, giải lao phải đƣợc phép. - Nghỉ trên bờ phải đƣợc phép của thuyền trƣởng. - Khách lên tàu phải báo cáo trực ca. Khách ngủ trên tàu phải đƣợc thuyền trƣởng đồng ý. Tùy theo tình hình thực tế, có thể bổ sung những nội dung cần thiết khác vào nội qui của tàu. 3.2. Phổ biến bộ máy tổ chức trên tàu
  18. 18 Hình 1-6. Sơ đồ tổ chức trên tàu thủy sản Việc phổ biến bộ máy tổ chức trên tàu nhằm giúp cho thuyền viên hiểu rõ mối quan hệ công việc trên tàu. Theo sơ đồ bộ máy tổ chức này: Thuyền trƣởng là ngƣời chỉ huy cao nhất trên tàu, quản lý 2 bộ phận chính: Boong và Máy. Thuyền phó là ngƣời phụ trách bộ phận Boong và Phục vụ, bao gồm: Thủy thủ trƣởng/Lƣới trƣởng, Chế biến trƣởng, Bếp trƣởng và các thủy thủ. Máy trƣởng phụ trách bộ phận Máy. Bộ phận Máy gồm: Máy phó, Điện trƣởng, Lạnh trƣởng và thợ máy. Công việc chính của bộ phận Boong là lái tàu, khai thác thủy sản và làm hàng. Công việc chính của bộ phận máy là duy trì hoạt động máy. 3.3. Phổ biến nhiệm vụ của thuyền viên khi tình huống khẩn cấp xảy ra: Tất cả thuyền viên phải thông suốt vị trí và nhiệm vụ của mình khi có tình huống khẩn cấp xảy ra: Khi phát giác cháy phải thông báo ngay với ngƣời trực ca/thuyền trƣởng và chữa cháy ngay với trang bị sẵn có. Khi phát hiện có ngƣời rơi xuống biển thì ném ngay phao tròn cứu sinh cho ngƣời bị nạn và hô to: “Có ngƣời rơi xuống biển bên mạn trái/phải”, thuyền viên khác nghe đƣợc phải truyền thông báo này đến ngƣời trực ca/thuyền trƣởng.
  19. 19 Khi phải rời bỏ tàu, thuyền viên phải mặc phao áo cứu sinh. Khi rơi xuống biển: hãy cố giữ vị trí gần tàu để dễ đƣợc phát hiện; không nên cố bơi vì dễ mất sức; hãy giữ ngƣời ở tƣ thế sao cho diện tích da tiếp xúc với nƣớc là ít nhất để ít mất thân nhiệt. Hình 1-7. Cách xử lý những tình huống khẩn cấp Các tín hiệu còi báo nguy cấp trên tàu: Bảng 1-1. Các tín hiệu còi báo nguy cấp trên tàu Tín hiệu còi Ý nghĩa Còi/chuông liên tục ít nhất 10 giây Cháy và nguy cấp > 6 tiếng còi ngắn + 1 tiếng còi dài Bỏ tàu 1 tiếng còi ngắn Hạ xuồng/bè cứu sinh 2 tiếng còi ngắn Ngƣng hạ xuồng/bè cứu sinh 3 tiếng còi ngắn Giải tán từ trạm hạ xuồng/bè cứu sinh 3 tiếng còi ngắn Báo chấm dứt tình trạng khẩn cấp Một số tín hiệu cấp cứu thƣờng gặp:
  20. 20 Pháo hiệu màu đỏ Đốt lửa trên tàu Treo một quả cầu đen với 1 vật hình vuông đen Treo cờ tín hiệu NC Tạo ra đám khói Tạo ra vệt nƣớc màu da cam màu bất kỳ SOS      Dang 2 cánh tay và Cứ mỗi phút Phát tín hiệu SOS đƣa lên, hạ xuống nhiều bắn 1 phát súng lần Hình 1-8. Một số tín hiệu cấp cứu thường gặp 3.4. Giới thiệu các trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa - Vị trí các núm báo động khi có cháy; - Vị trí các van đóng dầu, gió, điện khẩn cấp; - Nơi lắp đặt các thiết bị phát hiện cháy, báo cháy; - Các dụng cụ chữa cháy, trang bị chữa cháy; - Các thiết bị cứu sinh; - Cách sử dụng các trang thiết bị trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2