intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Quản lý và khai thác đường ô tô: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

60
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Quản lý và khai thác đường ô tô: Phần 1 gồm 4 chương với các nội dung những vấn đề chung; hệ thống tổ chức quản lý khai thác đường ô tô; các hình thức hư hỏng – biến dạng trên đường ô tô; điều tra – đánh giá tình trạng mặt đường ô tô.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Quản lý và khai thác đường ô tô: Phần 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ II PHẠM HƯƠNG HUYỀN (CHỦ BIÊN) – NGUYỄN THỊ HỒNG PHẤN GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC ĐƯỜNG Ô TÔ (LƯU HÀNH NỘI BỘ) TP. HỒ CHÍ MINH – 2015 1
  2. MỤC LỤC CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................................... 8 1.1. Tầm quan trọng của công tác duy tu bảo dưỡng đường ................................................ 8 1.2. Hiện trạng giao thông vận tải đường bộ Việt Nam ....................................................... 9 1.2.1. Kết cấu hạ tầng đường bộ.............................................................................................. 9 1.2.2. Hiện trạng mạng lưới đường bộ và vận tải đường bộ ................................................. 10 1.2.3. Công tác quản lý, bảo trì đường bộ ở Việt Nam: ........................................................ 10 1.3. Phân loại công tác bảo dưỡng sửa chữa đường ô tô.................................................... 11 1.3.1. Bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên và định kỳ ........................................................... 11 1.3.2. Bảo dưỡng dự phòng và bảo dưỡng sửa chữa ............................................................. 12 CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHAI THÁC ĐƯỜNG Ô TÔ ......... 13 2.1. Hệ thống tổ chức và phân cấp quản lý ........................................................................ 13 2.1.1. Quản lý hệ thống quốc lộ ............................................................................................ 13 2.1.2. Quản lý hệ thống đường địa phương và các đoạn, tuyến quốc lộ được Trung ương ủy thác quản lý ....................................................................................................................... 14 2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý ....................................................... 14 2.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục đường bộ Việt Nam: .............................................. 14 2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của các Khu quản lý đường bộ:.................................. 15 2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Sở GTVT: ................................................................... 16 2.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Công ty quản lý sửa chữa đường bộ hoạt động công ích 18 2.2.5. Nhiệm vụ của các Đội quản lý đường bộ và các Tổ quản lý đường ........................... 19 2.3. Công tác quản lý đường ô tô ....................................................................................... 19 2.3.1. Quản lý hồ sơ, tài liệu ................................................................................................. 19 2.3.2. Quản lý hành lang bảo vệ công trình .......................................................................... 19 2.3.3. Quản lý theo dõi tình trạng kỹ thuật công trình .......................................................... 19 2.3.4. Phân loại, đánh giá ...................................................................................................... 23 2.3.5. Đếm xe và theo dõi lưu lượng xe ................................................................................ 23 2.3.6. Thống kê, theo dõi, phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông ....................... 24 2.3.7. Đăng ký đường ............................................................................................................ 24 2.3.8. Trực đảm bảo giao thông ............................................................................................ 25 2.3.9. Gác cầu ........................................................................................................................ 25 2
  3. 2.4. Hệ thống quản lý mặt đường ....................................................................................... 73 2.4.1. Tổng quan về hệ thống quản lý mặt đường ................................................................. 73 2.4.2. Phân cấp trong hệ thống quản lý mặt đường ............................................................... 75 2.4.3. Cơ cấu và các bộ phận hợp thành của hệ thống quản lý mặt đường: .......................... 77 CHƯƠNG 3 CÁC HÌNH THỨC HƯ HỎNG – BIẾN DẠNG TRÊN ĐƯỜNG Ô TÔ .. 26 3.1. Những nhân tố gây ra sự suy giảm chất lượng đường ô tô ......................................... 26 3.1.1. Môi trường vật chất. .................................................................................................... 26 3.1.2. Chất lượng thiết kế ...................................................................................................... 28 3.1.3. Chất lượng của công tác thi công ................................................................................ 28 3.1.4. Tác động của cường độ vận chuyển và tải trọng xe: ................................................... 29 3.1.5. Diễn biến hiện tượng suy giảm chất lượng của đường ô tô ........................................ 30 3.2. Các hình thức hư hỏng trên mặt đường ô tô................................................................ 31 3.2.1. Các hình thức hư hỏng trên mặt đường mềm .............................................................. 31 3.2.2. Các hình thức hư hỏng trên mặt đường cứng. ............................................................. 42 3.2.3. Các dạng hư hỏng của các loại mặt đường khác: ........................................................ 45 3.3. Các hình thức hư hỏng của các công trình trên đường ............................................... 46 3.3.1. Hư hỏng các bộ phận phụ của đường .......................................................................... 46 3.3.2. Hư hỏng các thiết bị của đường .................................................................................. 48 3.3.3. Hư hỏng các công trình tiêu thoát nước: ..................................................................... 49 CHƯƠNG 4 ĐIỀU TRA – ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG MẶT ĐƯỜNG Ô TÔ ............. 52 4.1. Khái niệm chung ......................................................................................................... 52 4.2. Đánh giá chất lượng chạy của mặt đường ................................................................... 52 4.2.1. Mối liên quan giữa chất lượng chạy xe và độ bằng phẳng của mặt đường................. 52 4.2.2. Đo độ bằng phẳng của mặt đường bằng loại thiết bị đo mặt cắt ................................. 53 4.2.3. Thiết bị đo thuộc loại phản ứng .................................................................................. 57 4.2.4. Trị số độ gồ ghề quốc tế IRI (International Roughness Index) ................................... 58 4.3. Đánh giá năng lực chống trơn trượt của mặt đường ................................................... 62 4.3.1. Khái niệm .................................................................................................................... 62 4.3.2. Các phương pháp thí nghiệm đánh giá cấu trúc nhám mặt đường ............................. 64 4.3.3. Đo xác định hệ số sức cản ma sát của mặt đường ....................................................... 66 4.4. Đánh giá năng lực chịu tải của kết cấu mặt đường: .................................................... 69 4.4.1. Phương pháp phá hoại kết cấu: ................................................................................... 69 4.4.2. Phương pháp đánh giá không phá hoại kết cấu ........................................................... 69 3
  4. 4.5. Trình tự điều tra đánh giá tình trạng mặt đường có thể tiến hành như sau: ................ 72 CHƯƠNG 5 THIẾT BỊ CỦA ĐƯỜNG ........................................................................... 80 5.1. Trồng cây xanh ............................................................................................................ 80 5.1.1. Yêu cầu đối với việc trồng cây.................................................................................... 80 5.1.2. Những quy định về cách trồng cây hai bên đường ôtô ............................................... 80 5.1.3. Loại cây trồng.............................................................................................................. 81 5.2. Biển báo hiệu trên đường ôtô ...................................................................................... 82 5.2.1. Phân loại biển báo hiệu ............................................................................................... 82 5.2.2. Kích thước của biển báo hiệu ...................................................................................... 84 5.2.3. Hiệu lực của biển báo theo chiều ngang đường .......................................................... 86 5.2.4. Vị trí đặt biển báo theo chiều ngang đường ................................................................ 86 5.2.5. Giá long môn ............................................................................................................... 87 5.2.6. Độ cao đặt biển ............................................................................................................ 88 5.3. Vạch kẻ đường ............................................................................................................ 88 5.3.1. Ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường ......................................................................... 88 5.3.2. Phân loại vạch kẻ đường ............................................................................................. 89 5.3.3. Hiệu lực của vạch kẻ đường ........................................................................................ 89 5.3.4. Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu ........................................................................ 89 5.4. Cọc tiêu ....................................................................................................................... 90 5.4.1. Tác dụng của cọc tiêu hoặc tường bảo vệ ................................................................... 90 5.4.2. Hình dạng và kích thước cọc tiêu ................................................................................ 90 5.4.3. Các trường hợp cắm cọc tiêu ...................................................................................... 90 5.4.4. Kỹ thuật cắm cọc tiêu .................................................................................................. 90 5.4.5. Hàng cây thay thế cọc tiêu .......................................................................................... 91 5.5. Thiết bị phòng hộ ........................................................................................................ 92 5.5.1. Tổng quan .................................................................................................................... 92 5.5.2. Thiết bị gờ trượt bằng kim loại ................................................................................... 93 5.5.3. Tường phân cách bằng bê tông ................................................................................... 95 5.5.4. Gương cầu lồi .............................................................................................................. 96 5.5.5. Đường cứu nạn ............................................................................................................ 98 CHƯƠNG 6 CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐƯỜNG Ô TÔ .......... 105 6.1. Nền đường ................................................................................................................. 105 6.1.1. BDTX nền đường không gia cố ................................................................................ 105 4
  5. 6.1.2. BDTX nền đường có gia cố ...................................................................................... 106 6.2. Lề đường ................................................................................................................... 106 6.2.1. BDTX lề đường không gia cố ................................................................................... 107 6.2.2. BDTX lề đường có gia cố (bằng đá dăm láng nhựa hoặc bê tông xi măng) ............. 107 6.3. Hàng cây hai bên đường và ở giải phân cách trung tâm ........................................... 107 6.3.1. Hàng cây hai bên đường ............................................................................................ 107 6.3.2. Hàng cây ở dải phân cách trung tâm ......................................................................... 107 6.4. Rãnh thoát nước ........................................................................................................ 107 6.4.1. Vét rãnh ..................................................................................................................... 108 6.4.2. Khơi rãnh khi mưa .................................................................................................... 108 6.4.3. Đào rãnh .................................................................................................................... 108 6.4.4. Sửa chữa rãnh xây (hoặc rãnh BTXM) bị vỡ, tấm đan bị hư hỏng hoặc mất ........... 108 6.5. Cống thoát nước ........................................................................................................ 108 6.5.1. Đối với các cống xây dựng vĩnh cửu bằng BTCT hay đá xây .................................. 109 6.5.2. Đối với các cống tạm bằng tôn cuốn hoặc đá xếp khan ............................................ 109 6.6. Tường chắn đất .......................................................................................................... 109 6.6.1. Tường chắn đất bằng đá xếp khan và rọ đá............................................................... 109 6.6.2. Tường chắn đất bằng bê tông (có hoặc không có cốt thép) và đá xây ...................... 109 6.7. Đường tràn và đường ngầm ...................................................................................... 110 6.8. Đường hầm ................................................................................................................ 110 6.8.1. Hệ thống thoát nước .................................................................................................. 111 6.8.2. Hệ thống chiếu sáng .................................................................................................. 111 6.8.3. Vỏ hầm ...................................................................................................................... 111 6.9. Bảo dưỡng thường xuyên hệ thống báo hiệu đường bộ ............................................ 112 6.9.1. BDTX biển báo hiệu ................................................................................................. 112 6.9.2. BDTX vạch kẻ đường ............................................................................................... 113 6.9.3. BDTX dải cưỡng bức giảm tốc ................................................................................. 113 6.9.4. BDTX dải giảm tốc ................................................................................................... 113 6.9.5. BDTX đinh phản quang ............................................................................................ 113 6.9.6. BDTX gương cầu lồi ................................................................................................. 113 6.9.7. BDTX đảo giao thông ............................................................................................... 113 6.9.8. BDTX đường cứu nạn ............................................................................................... 113 6.9.9. BDTX tường hộ lan ................................................................................................... 114 5
  6. 6.9.10.BDTX dải phân cách mềm ........................................................................................ 114 6.9.11.BDTX dải phân cách cứng bằng BTXM................................................................... 115 6.9.12.BDTX cọc tiêu, cọc mốc lộ giới, cọc H .................................................................... 115 6.9.13.BDTX cột Km ........................................................................................................... 115 6.9.14.BDTX cột thủy chí .................................................................................................... 115 6.10. Bảo dưỡng thường xuyên mặt đường BTXM ........................................................... 115 6.10.1.Sửa chữa khe co dãn .................................................................................................. 115 6.10.2.Sửa chữa vết nứt ........................................................................................................ 116 6.10.3.Sửa chữa các miếng vỡ góc cạnh trên tấm bản ......................................................... 119 6.10.4.Khắc phục hiện tượng chuyển vị tấm bản và biện pháp ổn định: ............................. 120 6.11. BDTX mặt đường nhựa ............................................................................................. 121 6.11.1.Vệ sinh mặt đường .................................................................................................... 121 6.11.2.Chống chảy nhựa mặt đường .................................................................................... 121 6.11.3.Vá ổ gà, cóc gặm ....................................................................................................... 121 6.11.4.Láng nhựa mặt đường rạn chân chim:....................................................................... 123 6.11.5.Sửa chữa các khe nứt mặt đường (chỉ với mặt đường BTN) .................................... 124 6.11.6.Xử lý lún lõm cục bộ ................................................................................................. 125 6.11.7.Sửa chữa mặt đường nhựa bị bong tróc .................................................................... 127 6.11.8.Sửa chữa mặt đường nhựa bị bạc đầu ....................................................................... 127 6.11.9.Xử lý mặt đường bị cao su, sình lún cục bộ .............................................................. 128 6.12. BDTX các loại mặt đường khác ................................................................................ 128 6.12.1.Mặt đường đá dăm nước ........................................................................................... 128 6.12.2.Mặt đường đá dăm cấp phối ...................................................................................... 129 6.13. Công tác an toàn lao động và tổ chức giao thông khi thi công bảo dưỡng đường.... 130 6.13.1.Công tác an toàn lao động ......................................................................................... 130 6.13.2.Tổ chức giao thông khi thi công bảo dưỡng đường .................................................. 131 CHƯƠNG 7 ĐIỀU KIỆN ĐƯỜNG VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG ........................... 138 7.1. Mở đầu ...................................................................................................................... 138 7.2. Ảnh hưởng của các điều kiện đường đến an toàn xe chạy ........................................ 139 7.2.1. Tổng quan .................................................................................................................. 139 7.2.2. Yếu tố lưu lượng và thành phần xe chạy................................................................... 140 7.2.3. Yếu tố số làn xe và việc tách dòng xe ....................................................................... 142 7.2.4. Yếu tố bề rộng phần xe chạy ..................................................................................... 142 6
  7. 7.2.5. Yếu tố dải mép và bó vỉa........................................................................................... 143 7.2.6. Yếu tố bề rộng và trạng thái của lề đường ................................................................ 143 7.2.7. Yếu tố bề rộng dải phân cách .................................................................................... 145 7.2.8. Yếu tố khoảng cách tầm nhìn .................................................................................... 146 7.2.9. Yếu tố độ dốc dọc...................................................................................................... 147 7.2.10.Yếu tố bán kính đường cong trên bình đồ ................................................................. 148 7.2.11.Yếu tố kích thước của các công trình trên đường và các chướng ngại vật ............... 148 7.2.12.Yếu tố cây trồng bên đường và các đối tượng bố trí bên lề đường ........................... 149 7.2.13.Yếu tố giao nhau cùng mức....................................................................................... 150 7.2.14.Yếu tố đoạn tuyến dài ............................................................................................... 152 7.2.15.Ảnh hưởng của các yếu tố tuyến đường qua khu dân cư .......................................... 152 7.3. Yêu cầu về an toàn đối với đường ô tô ..................................................................... 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 155 7
  8. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tầm quan trọng của công tác duy tu bảo dưỡng đường Hàng năm khối lượng vận chuyển hàng hóa không ngừng tăng lên, lượng xe chạy ngày càng nhiều, tỷ lệ xe nặng ngày càng lớn, do đó đường sá và các công trình trên đường càng chịu nhiều tác dụng của tải trọng xe. Hơn nữa, các yếu tố khí hậu thường xuyên tác dụng lên các công trình làm cho chất lượng của chúng không ổn định theo các mùa trong năm, tạo điều kiện cho việc phát sinh các hiện tượng biến dạng, hư hỏng. Một vấn đề cơ bản cần lưu ý là không có một con đường nào tồn tại được vĩnh viễn dù đã được xây dựng đạt chất lượng cao. Những tuyến đường có lớp kết cấu mặt đường ở cấp hạng cao cũng không thoát khỏi thông lệ này. Có thể nói rằng tất cả mọi con đường vừa mới làm xong đã bắt đầu suy giảm chất lượng vì những tác hại cộng lại của cường độ vận chuyển và các yếu tố thiên nhiên. Với khí hậu nhiệt đới, nhất là đối với các tuyến đường có lớp mặt đơn giản chưa được xử lý bằng nhựa, quá trình suy giảm này thường diễn ra một cách nhanh chóng. Chỉ có một sự quản lý cẩn thận, với sự chăm sóc liên tục mới cho phép hạn chế quá trình suy giảm chất lượng trong những giới hạn có thể chấp nhận được. Việc xem nhẹ vai trò của công tác bảo dưỡng sửa chữa đường ô tô sớm hay muộn sẽ phải trả giá bằng những chi phí lớn hơn rất nhiều vì phải sửa chữa lớn hoặc xây dựng lại. Những khiếm khuyết của công tác quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa đường ô tô có những tác hại nghiêm trọng hơn những khiếm khuyết của các lĩnh vực khác vì các lý do: - Tổn phí và nhu cầu về tài chính rất lớn. Ngoài ra, những tổn phí mà ngành quản lý đường sá phải gánh chịu không thấm vào đâu so với tổn thất chung tổng cộng: những người sử dụng đường phải lái xe trên những đường xấu, giá thành vận tải tăng cao, hạn chế sự liên kết các thị trường kinh tế và làm giảm bớt sinh lực của các hoạt động phụ thuộc vào vận tải đường bộ. - Sự suy giảm chất lượng của đường ô tô tăng tốc độ theo thời gian. Hiện tượng này làm cho người ta chưa kịp nhận thức được sự cần thiết của một đợt bảo dưỡng sửa chữa thì tình trạng chất lượng đã suy giảm rõ rệt tới mức đòi hỏi phải khôi phục lại hoặc làm lại đường với tổn phí lớn hơn nhiều. Vì vậy điều quan trọng là là phải nhận biết được kịp thời nhu cầu sửa chữa. 8
  9. 1.2. Hiện trạng giao thông vận tải đường bộ Việt Nam 1.2.1. Kết cấu hạ tầng đường bộ Đặc thù của lãnh thổ VN là hẹp và kéo dài từ Bắc vào Nam với hệ thống giao thông bao gồm đầy đủ các phương thức vận tải như đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường hàng không. Trong các phương thức vận tải này thì đường bộ đóng vai trò quan trọng nhất. Tổng chiều dài đường bộ nước ta hiện có trên 258.200 km, mật độ đường bộ còn chưa cao 0,77Km/Km2. Mạng lưới giao thông đường bộ được chia thành 6 hệ thống, trong đó: - Hệ thống quốc lộ là xương sống của mạng lưới đường, có tác dụng quan trọng phục vụ lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Hệthống quốc lộ bao gồm:  Đường nối từ thủ đô HN tới các thành phố trực thuộc trung ương, tới các trung tâm hành chính của các tỉnh;  Đường từ trục chính đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, các khu công nghiệp;  Đường nối liền trung tâm hành chính từ 3 tỉnh trở lên. - Hệ thống đường tỉnh là trục đường trong địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm các đường nối từ thành phố hoặc trung tâm hành chính của tỉnh tới trung tâm hành chính của huyện và nối đến trung tâm hành chính các tỉnh lân cận. - Hệ thống đường huyện là đường nối từ các trung tâm hành chính huyện tới các trung tâm hành chính xã hoặc cụm xã và nối trung tâm hành chính các huyện lân cận. - Hệ thống đường xã là đường nối từ trung tâm hành chính các xã đến các thôn xóm và nối giữa các xã với nhau. - Hệ thống đường đô thị là đường giao thông nằm trong nội đô, nội thị của thànhphố, thị xã, thị trấn. - Hệ thống đường chuyên dùng là đường nội bộ phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc nhiều cơ quan, doanh nghiệp. 9
  10. Bảng 1.1 Số liệu thống kê theo Báo cáo tổng hợp Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030: Tỷ lệ trên Hệ thống Chiều dài, km toàn mạng lưới, % Quốc lộ và cao tốc 18.74 7.26 Đường tỉnh 23.52 9.11 Đường huyện 49.82 19.30 Đường xã 151.19 58.55 Đường đô thị 8.49 3.29 Đường chuyên dùng 6.43 2.49 1.2.2. Hiện trạng mạng lưới đường bộ và vận tải đường bộ Trong thời gian qua, mạng lưới đường bộ đã được quan tâm và đầu tư xây dựng mới, đồng thời cải tạo, nâng cấp một số tuyến đường đang khai thác. Do vậy chất lượng của mạng lưới đường đã được cải thiện đáng kể. Nhưng nhìn chung, chất lượng mạng lưới đường bộ Việt Nam vẫn còn rất thấp. Cụ thể: - Hiện có 104 tuyến quốc lộ, 1 tuyến cao tốc đang được xây dựng (gồm 16 đoạn, nối từ Hà Nội đến Cần Thơ) và các tuyến đường do trung ương quản lý với tổng chiều dài trên 18.744 km. Trong đó mặt đường BTN chiếm 62,97%, BTXM chiếm 2,67%, nhựa chiếm 31,7%, cấp phối và đá dăm chiếm 2,66%. - Về tiêu chuẩn kỹ thuật: Đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao (cao tốc, cấp I, cấp II) chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ đạt 7,51%. Tỷ lệ đường đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III, cấp IV chiếm 77,73%; còn lại đường có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp (cấp V, cấp VI) chiếm tỷ lệ là 14,77%. - Vận tải đường bộ: Vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các phương thức vận tải khác và ngày càng tăng từ 82,4% năm 2001 lên 91,4% năm 2010 về vận chuyển hành khách và tăng từ 65,7% năm 2001 lên 70,6% năm 2010 về vận chuyển hàng hóa. 1.2.3. Công tác quản lý, bảo trì đường bộ ở Việt Nam: Bảo trì đường bộ là thực hiện các công việc bảo dưỡng và sửa chữa đường bộ nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác. Đường bộ đưa vào khai thác được quản lý, bảo trì với các nội dung sau đây: - Theo dõi tình trạng công trình đường ô tô; tổ chức giao thông; kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; - Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất. 10
  11. Trong những năm gần đây, nhà nước đã đầu tư cho đường bộ để xây dựng và cải tạo, nâng cấp các tuyến hiện có. Chất lượng của mạng lưới đường được cải thiện một cách rõ rệt. Vốn ngân sách phân bổ cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ đã tăng lên nhưng vẫn thiếu hụt, so với nhu cầu mới đạt trung bình khoảng 40% (năm 2010 kinh phí cấp cho bảo trì đường bộ cao nhất cũng chỉ đạt 60% so với nhu cầu). Do nguồn kinh phí bị hạn hẹp và một phần chưa lường hết được tính chất quan trọng của công tác duy tu bảo dưỡng đường nên ở nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới, nhiệm vụ duy tu bảo dưỡng đường không được quan tâm đúng mức và không có được vị trí xứng đáng trong các mục tiêu của ngân sách nhà nước. Hiện nay đang tái diễn tình trạng như sau: - Vay vốn nước ngoài để làm mới đường; - Để chất lượng đường suy giảm đến mức hư hỏng trầm trọng vì thiếu bảo dưỡng sửa chữa cần thiết; - Lại vay vốn nước ngoài để làm lại đường hết sức tốn kém. Điều quan trọng là phải xóa bỏ tình trạng trên và phải dành sự đầu tư mà cụ thể là những khoản chi phí cần thiết để bảo dưỡng sửa chữa hệ thống đường ô tô một cách đúng đắn, hiệu quả nhất. 1.3. Phân loại công tác bảo dưỡng sửa chữa đường ô tô 1.3.1. Bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên và định kỳ Người ta thường chia các nhiệm vụ bảo dưỡng sửa chữa thành hai loại: Bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên và bảo dưỡng sửa chữa định kỳ. Bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên bao gồm các nhiệm vụ chăm sóc, giữ gìn đề phòng hư hỏng và sửa chữa các hư hỏng nhỏ nhằm duy trì tình trạng tốt sẵn của con đường, loại công tác này phải làm một hoặc nhiều lần trong một năm. Bảo dưỡng sửa chữa định kỳ gồm những nhiệm vụ quan trọng hơn phải làm với khoảng cách thời gian bốn năm, năm năm hay hơn nữa. Việc tổ chức công tác bảo dưỡng sửa chữa tùy thuộc vào cách phân loại này: - Các nhiệm vụ bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên được giao cho các tổ sản xuất thường trực, thường là ở gần con đường phải chăm sóc. Phải có kinh phí được ngân sách cấp đều đặn. Các công việc phải làm được quy định cho từng con đường tùy theo mức độ quan trọng nhiều hay ít. - Các nhiệm vụ bảo dưỡng sửa chữa định kỳ ngược lại là những công việc nặng hơn, phải được ghi vào chương trình từ nhiều tháng trước và thường được ghi trong kế hoạch nhà 11
  12. nước. Có thể ghép vào loại nhiệm vụ này các công việc khôi phục lại đường nếu tình trạng chất lượng đã suy giảm đến mức đòi hỏi phải làm như vậy. 1.3.2. Bảo dưỡng dự phòng và bảo dưỡng sửa chữa - Bảo dưỡng dự phòng là những sự can thiệp dự phòng có mục đích, một mặt tránh sự phá hỏng chất lượng kết cấu mặt đường, để chuẩn bị dự phòng cho mặt đường phải chịu một cường độ vận chuyển cao hơn có thể dự đoán trước được, mặt khác để duy trì một cách hầu như liên tục một trình độ phục vụ êm thuận nhất định. - Bảo dưỡng sửa chữa là những sự can thiệp sửa chữa có mục đích khắc phục một tình trạng thiếu kém về kết cấu hay về bề mặt, sau khi đã thấy xuất hiện những hư hỏng quan trọng. Vá ổ gà là loại công việc điển hình cho công tác bảo dưỡng sửa chữa. Sự lựa chọn giữa bảo dưỡng sửa chữa hay bảo dưỡng dự phòng được quyết định chủ yếu bằng việc áp dụng một hệ thống tiêu chuẩn về chất lượng khai thác. 12
  13. CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHAI THÁC ĐƯỜNG Ô TÔ 2.1. Hệ thống tổ chức và phân cấp quản lý Trong hệ thống tổ chức quản lý ngành giao thông đường bộ Việt Nam thì Cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ GTVT thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước. Cục Đường bộ Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, được hưởng kinh phí từ ngân sách Nhà nước, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội. Cục Đường bộ Việt Nam thông qua các Khu quản lý đường bộ để quản lý hệ thống quốc lộ và thông qua các cơ quan giao thông vận tải địa phương để quản lý hệ thống đường địa phương và các đoạn, tuyến quốc lộ được ủy thác. 2.1.1. Quản lý hệ thống quốc lộ Nhiệm vụ quản lý hệ thống quốc lộ được giao cho các Khu quản lý đường bộ. 2.1.1.1. Khu quản lý đường bộ: Khu quản lý đường bộ là tổ chức công quyền trực thuộc Bộ, có tư cách pháp nhân đầy đủ và hoạt động theo điều lệ, quy chế do Bộ quy định. Quản lý hệ thống quốc lộ hiện nay gồm có: - Khu quản lý đường bộ II: trụ sở tại Hà Nội, quản lý các tuyến quốc lộ thuộc các tỉnh phía Bắc và về phía Nam đến hết địa phận tỉnh Ninh Bình. - Khu quản lý đường bộ IV: trụ sở tại TP Vinh (Nghệ An), quản lý các tuyến quốc lộ thuộc địa phận từ tỉnh Thanh Hóa về phía Nam đến hết địa phận Huế (đèo Hải Vân); - Khu quản lý đường bộ V: trụ sở tại Đà Nẵng, quản lý các tuyến quốc lộ thuộc các tỉnh từ Đà Nẵng vào đến hết địa phận tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Tây Nguyên; - Khu quản lý đường bộ VII: trụ sở tại TP HCM, quản lý các tuyến quốc lộ thuộc các tỉnh từ Ninh Thuận trở vào và toàn bộ các tỉnh phía Nam. Khu quản lý đường bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình thông qua các đơn vị nội bộ là các Công ty công ích sửa chữa và quản lý đường bộ. 2.1.1.2. Công ty công ích sửa chữa và quản lý đường bộ: - Công ty công ích sửa chữa và quản lý đường bộ là đơn vị trực thuộc Khu quản lý đường bộ, thừa hành nhiệm vụ quản lý giao thông đường bộ, thực hiện bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, trung tu, đại tu đường bộ và xây dựng cơ bản. Đồng thời phối hợp với các địa phương để đảm bảo giao thông trên địa bàn quản lý. - Tổ chức nội bộ của Công ty công ích sửa chữa và quản lý đường bộ gồm có: Đội quản 13
  14. lý đường bộ (Hạt QLĐB), Đội thanh tra giao thông, Đội xe máy thiết bị. - Tổ chức nội bộ của Đội quản lý đường bộ bao gồm các Tổ quản lý đường bộ và bộ phận Tuần đường. 2.1.2. Quản lý hệ thống đường địa phương và các đoạn, tuyến quốc lộ được Trung ương ủy thác quản lý Đây là một trong số các nhiệm vụ của UBND các tỉnh và thành phố, được thông qua các Sở GTVT để thực hiện nhiệm vụ. 2.1.2.1. Sở Giao thông vận tải: Sở Giao thông vận tải (GTVT) là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, có trách nhiệm giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về lĩnh vực GTVT trong phạm vi toàn tỉnh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của UBND tỉnh (thành phố), đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ GTVT. Sở GTVT thông qua các Công ty quản lý và xây dựng đường bộ để thực hiện nhiệm vụ quản lý các tuyến đường tỉnh, đường đô thị, các tuyến quốc lộ được ủy thác. 2.1.2.2. Công ty quản lý và xây dựng đường bộ: - Công ty quản lý và xây dựng đường bộ: là tổ chức doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích có các chức năng chính sau: - Chức năng tham mưu và quản lý về lĩnh vực giao thông đường bộ:  Thực hiện nhiệm vụ theo các nghị định của Nhà nước về lĩnh vực quản lý hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông;  Quản lý bảo dưỡng sửa chữa cầu, cống, đường quốc lộ và tỉnh lộ trong phạm vi được giao;  Sản xuất, sửa chữa, lắp đặt và bảo vệ các công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ an toàn giao thông trong phạm vi quản lý; - Chức năng quản lý kinh tế - kỹ thuật ngành: thực hiện đúng các chế độ, chính sách, định mức... của Nhà nước. - Chức năng kinh doanh: sửa chữa, thi công các tuyến đường giao thông đường bộ, các công trình phục vụ an toàn giao thông trên các tuyến đường. 2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý 2.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục đường bộ Việt Nam - Trình Bộ trưởng quyết định dự án đầu tư theo thẩm quyền; quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo phân cấp quản lý; quyết định đầu tư và tổ chức quản lý các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; 14
  15. - Tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phân cấp quản lý và quy định của pháp luật; - Quản lý nguồn vốn bảo trì đường bộ theo quy định của pháp luật; trực tiếp quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ; công bố đóng, mở các tuyến quốc lộ theo ủy quyền của Bộ trưởng; - Xây dựng trình Bộ trưởng cơ chế tạo nguồn vốn cho các công ty bảo trì đường bộ và tổ chức thực hiện; - Xây dựng trình Bộ trưởng quyết định điều chỉnh và công nhận các quốc lộ, phân cấp ủy thác cho UBND tỉnh quản lý một số đoạn, tuyến quốc lộ; - Thống nhất quản lý, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện việc cấp giấy lưu hành và hoạt động của xe quá tải, quá khổ, xe bánh xích trong phạm vi toàn quốc; - Thiết lập và quản lý hệ thống báo hiệu đường bộ, thẩm định ATGT, tổ chức đảm bảo giao thông trên đường đang khai thác, tham gia xử lý TNGT trên đường bộ; - Theo dõi và phối hợp chỉ đạo công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai của ngành đường. 2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của các Khu quản lý đường bộ - Thừa hành chức năng quản lý hành chính của Bộ GTVT trên hệ thống đường bộ tại phạm vi quản hạt, gồm:  Đề xuất, tham gia xây dựng, bổ sung và sửa đổi các luật lệ, chế độ, chính sách về quản lý giao thông, duy tu, sửa chữa đường bộ.  Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển mạng lưới cầu đường trong khu vực, tham gia đề xuất với Bộ GTVT về quy hoạch và đầu tư của trung ương cho địa phương về giao thông đường bộ.  Tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và xác định cấp đường quốc gia, đường địa phương;  Phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện quyền hạn quản lý đường quốc lộ trong phạm vi quản hạt.  Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành luật giao thông đường bộ, bảo vệ hệ thống cầu, đường bộ và ATGT đường bộ; kiểm soát tải trọng xe, xử lý các vi phạm luật GTĐB.  Xét và cấp giấy phép cho các phương tiện hoạt động trên đường bộ theo quy định trong phạm vi quản hạt. - Bảo dưỡng sữa chữa đường bộ:  Tổ chức thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa theo định ngạch và thực hiện các công việc sửa chữa lớn đối với hệ thống đường bộ; 15
  16.  Khảo sát và nắm vững tình hình cầu đường được giao để xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa dài hạn, trung hạn và hàng năm trình cấp có thẩm quyền xét duyệt. - Thực hiện chức trách chủ đầu tư trên tuyến quốc lộ được Bộ GTVT giao. - Đảm bảo giao thông:  Đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến quốc lộ được giao trong mọi tình huống;  Xây dựng lực lượng đảm bảo ứng cứu giao thông trong khu vực, phối hợp với các cơ sở giao thông trong khu vực, phối hợp với các Sở GTVT và các cấp chính quyền địa phương để tổ chức ứng cứu, đảm bảo giao thông trong trường hợp khẩn cấp do thiên tai. - Tổ chức chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thu phí cầu đường theo quyết định của bộ GTVT. - Là cơ quan cấp trên trực tiếp của các đơn vị trực thuộc:  Tổ chức, chỉ đạo việc phân phối kê hoạch cho các đơn vị trực thuộc, thực hiện kiểm tra và giám định việc chấp hành các quy định, quy tắc, định ngạch của đơn vị trực thuộc;  Tổ chức, chỉ đạo quản lý và khai thác sử dụng các nguồn thiết bị, vật tư kỹ thuật, nguồn vốn... phục vụ có hiệu quả nhất cho công tác bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên và sửa chữa định kỳ cầu, đường bộ.  Tổ chức ứng dụng tiến bộ KHKT trong công tác quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa cầu đường. Thực hiện các chương trình hợp tác nước ngoài và KHKT, hợp tác đầu tư chuyên ngành theo hướng dẫn của Bộ GTVT;  Quản lý cán bộ theo phân cấp. Tổ chức chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật cho các bộ CNVC. Đảm bảo thi hành chính sách đãi ngộ của NN đối với CNVC thuộc quyến quản lý. 2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Sở GTVT: - Thực hiện pháp luật về GTVT:  Giúp UBND tỉnh soạn thảo các văn bản để thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về GTVT, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách của nhà nước về GTVT địa phương;  Cấp, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, bằng lái cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế của địa phương hoạt động trong lĩnh vực GTVT theo quy định của pháp luật, của Bộ GTVT và hướng dẫn của Cục quản lý chuyên ngành.  Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Luật, Pháp lệnh và các văn bản pháp quy khác về GTVT theo quy định của 16
  17. pháp luật, hướng dẫn của bộ GTVT và của UBND tỉnh. - Về quản lý giao thông vận tải:  Tổ chức quản lý, bảo dưỡng và bảo vệ hệ thống giao thông của địa phương và quốc lộ do TƯ ủy thác đảm bảo giao thông an toàn thông suốt;  Thiết lập và thông báo chỉ dẫn hệ thống mạng lưới giao thông trên địa bàn của tỉnh; áp dụng các quy định của Bộ GTVT về tải trọng và đặc tính kỹ thuật của phương tiện được phép vận hành trên mạng lưới giao thông của địa phương, đảm bảo ATGT và an toàn kết cấu công trình GT.  Đề xuất trình UBND tỉnh, Cục Đường bộ VN phân loại đường sá, định kỳ cấp phép sử dụng, khai thác hoặc đình chỉ khai thác, sử dụng công trình các tuyến giao thông do địa phương trực tiếp quản lý.  Chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng vận tải của địa phương ổn định tuyến vận tải hàng hóa và hành khách, đáp ứng nhu cầu vận chuyển an toàn trong phạm vi địa bàn tỉnh và liên tỉnh. - Về xây dựng giao thông:  Xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới GTVT trên địa bàn tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xây dựng kế hoạch, tỏ chức thực hiện về sửa chữa và xây dựng giao thông sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;  Quản lý nguồn vốn sửa chữa đường bộ, hệ thống đường tỉnh và quốc lộ do Cục Đường bộ ủy thác;  Thực hiện chức năng chủ đầu tư xây dựng giao thông, bao gồm các công trình do nguồn vốn ngân sách địa phương, vốn ngân sách TƯ cấp cho địa phương, vốn xây dựng các công trình giao thông do Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN cấp theo quy định của pháp luật;  Thẩm định dự án đầu tư, thiết kế công trình giao thông trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;  Thẩm định các dự án và hồ sơ thiết kế, dự toán sửa chữa các công trình giao thông trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt các dự án, thiết kế và dự toán sửa chữa các công trình giao thông được phân cấp. - Về quản lý nghiệp vụ kỹ thuật GTVT:  Tổ chức đăng kiểm kỹ thuật (đăng ký và kiểm tra kỹ thuật) các phương tiện thi công công trình giao thông, các phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy theo quy định của Bộ GTVT và hướng dẫn của Cục quản lý chuyên ngành;  Trình xét duyệt thiết kế và thẩm định việc cải tạo, sửa đổi, phục hồi, đóng mới và 17
  18. sản xuất phương tiện, thiết bị, phụ tùng GTVT theo quy định của Bộ GTVT hoặc Cục quản lý chuyên ngành;  Tổ chức chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát các đơn vị sự nghiệp, quản lý thu, nộp lên phí GTVT theo quy định của PL và phân công, ủy nhiệm thống nhất giữa Bộ Tài chính và Bộ GTVT;  Thực hiện việc quản lý các doanh nghiệm NN về GTVT của tỉnh theo phân cấp của UBND tỉnh;  Thực hiện tiêu chuẩn chức danh chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ viên chức GTVT ở địa phương theo quy định của PL và hướng dẫn của các Cục quản lý chuyên ngành, hướng dẫn, kiểm tra công tác đào tạo, bồi dưỡng CB viên chức và công nhân chuyên nghiệp ngành GTVT. 2.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Công ty quản lý sửa chữa đường bộ hoạt động công ích - Xây dựng kế hoạch quản lý sửa chữa bảo dưỡng đường bộ cả năm (để trình duyệt) và kế hoạch theo từng quý, từng tháng; - Tổ chức kiểm tra xây dựng từng chỉ tiêu sửa chữa định kỳ tùy theo cấp đường, tình trạng hư hỏng để từ đó đề xuất quy mô sửa chữa và hình thành các dự án để trình duyệt; - Chỉ đạo các đội (các đơn vị) xây dựng các kế hoạch sửa chữa thường xuyên của các tuyến thuộc phạm vi quản lý; - Chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông kiểm tra các hành vi vi phạm trật tự ATGT, vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông, kịp thời ngăn chặn, xử phạt các hành vi vi phạm; - Tổ chức tuần tra, kiểm tra kịp thời phát hiện các hư hỏng gây mất ATGT (sụt lở, nứt vỡ, ngập lụt...) điều động các lực lượng khắc phục để đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn; - Phối hợp với chính quyền địa phương làm tốt công tác quản lý hành lang bảo vệ công trình giao thông, quản lý mạng lưới đường trong địa bàn để đảm bảo khai thác có hiệu quả; - Quản lý định mức kỹ thuật sửa chữa đường bộ khi đưa ra các hạng mục cần tiến hành trong quá trình lập kế hoạch, lập dự toán để trình duyệt và quá trình nghiệm thu thanh quyết toán; - Thực hiện nhiệm vụ hạch toán theo Luật ngân sách đối với nguồn vốn sự nghiệp được giao và quyết toán các công trình xây dựng hoàn thành theo đúng các quy định đối với các công trình thuộc sửa chữa định kỳ. - Xây dựng chế độ báo cáo với cấp trên. 18
  19. 2.2.5. Nhiệm vụ của các Đội quản lý đường bộ và các Tổ quản lý đường - Đội QLĐB (hạt QLĐB) có nhiệm vụ hướng dẫn, giúp đỡ các Tổ quản lý đường hoàn thành nhiệm vụ sản xuất; - Tổ quản lý đường là đơn vị trực tiếp sản xuất trên phần đường mình phụ trách, nhiệm vụ thường xuyên của Tổ QL là phải đảm bảo cho nền đường, mặt đường luôn tốt, bằng phẳng, thoát nước dễ dàng, đủ tầm nhìn, đảm bảo xe chạy với vận tốc thiết kế, đảm bảo cho các công trình trên đường và các công trình thoát nước luôn tốt, bảo quản hệ thống báo hiệu, cọc tiêu, các thiết bị phòng hộ để đảm bảo ATGT, trồng cây và bảo vệ cây hai bên đường. 2.3. Công tác quản lý đường ô tô 2.3.1. Quản lý hồ sơ, tài liệu Công tác này bao gồm: - Lưu giữ hồ sơ tài liệu, bổ sung kịp thời những thay đổi của công trình và hồ sơ (ghi chép số liệu kèm theo mô tả, sơ họa); - Quản lý hồ sơ hoàn công các công trình thuộc đường bộ; - Quản lý các tài liệu có liên quan về công trình giao thông như: hồ sơ đăng ký cầu đường, các văn bản chỉ thị của cấp trên liên quan đến công trình, hồ sơ kiểm định cầu, các biên bản kiểm tra định kỳ và đột suất, băng ghi hình, ảnh chụp… - Quản lý cơ sở dữ liệu kết cấu hạ tầng đường bộ bằng các phần mềm tin học được ban hành thống nhất bởi Cục đường bộ Việt Nam. 2.3.2. Quản lý hành lang bảo vệ công trình Ở các công ty và Đội QLĐB phải có đầy đủ các nghị định của Chính phủ, các Thông tư, Chỉ thị của Bộ GTVT, các Hướng dẫn của Cục đường bộ Việt Nam về công tác này: - Sơ đồ mốc lộ giới kèm theo biên bản bàn giao với địa phương; - Sơ đồ mô tả hiện trạng các công trình hiện có vi phạm hành lang giao thông, kèm theo bản thống kê (theo hướng dẫn của Cục đường bộ VN). 2.3.3. Quản lý theo dõi tình trạng kỹ thuật công trình 2.3.3.1. Kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra thường xuyên được tiến hành 1 lần/ngày bởi công nhân tuần tra cầu đường. - Nhiệm vụ: thường xuyên tuần tra (nền, mặt đường, cầu, cống,…) để nắm vững tình hình cầu đường, phát hiện kịp thời những hư hỏng làm mất an toàn giao thông hoặc gây nguy hại đến công trình. Nếu khối lượng hư hỏng lớn thì báo cáo Đội quản lý đường bộ giải quyết. Nếu khối lượng hư hỏng nhỏ như: dựng lại cọc tiêu, biển báo bị xiêu vẹo, xiết lại bulong bị dơ, thông thoát khi rãnh thoát nước hoặc ống thoát nước mặt cầu bị tắc… thì người tuần tra 19
  20. phải giải quyết ngay. - Yêu cầu: công nhân tuần tra cầu đường phải có trình độ tay nghề từ bậc 4 trở lên, trình độ học vấn tốt nghiệp phổ thông trung học và phải được đào tạo ngắn hạn, bổ túc thêm về chuyên môn nghiệp vụ để có thể thực hiện được nhiệm vụ, có sức khỏe và tinh thần trách nhiệm cao. Mỗi lần đi tuần đều phải ghi chép vào sổ “Nhật ký tuần đường”. - Bố trí trung bình từ 10 – 20km/người tuần đường phụ thuộc vào cấp đường. 2.3.3.2. Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra định kỳ gồm kiểm tra hàng tháng và hàng quý.  Kiểm tra định kỳ hàng tháng: do Công ty tiến hành cùng với các Đội QLĐB. Công tác kiểm tra định kỳ hàng tháng giúp cho Công ty nắm chắc tình trạng kỹ thuật cầu đường, làm cơ sở cho việc nghiệm thu thanh quyết toán cho các Đội và lập kế hoạch sửa chữa được kịp thời. Nội dung kiểm tra:  Phần công tác nội nghiệp: kiểm tra việc ghi chép cập nhật tình hình cầu đường, sổ theo dõi tai nạn giao thông, theo dõi lưu lượng xe, nhật ký tuần đường, các sổ sách thống kê kế toán… trong tháng của Đội.  Phần kiểm tra hiện trường: kiểm tra toàn bộ các km đường, cầu và các công trình giao thông khác trên đường. - Đối với nền đường:  Kiểm tra các vị trí bị lún, sụt lở, các vị trí về mùa mưa bị ngập nước… Các vị trí này nếu chưa sửa chữa được phải có đầy đủ biển báo hiệu, rào chắn phạm vi nguy hiểm hoặc cắm cột thủy chí;  Kiểm tra công tác phát cây, đắp phụ nền, lề đường…theo quy định. - Đối với mặt đường:  Kiểm tra, xác định khối lượng và mức độ các loại hư hỏng trên từng km như: ổ gà, cóc gặm, nứt rạn, lún lõm… đặc biệt tại các đoạn đường đầu cầu, cống thường bị lún cục bộ. - Đối với cống, rãnh thoát nước:  Kiểm tra tình hình thoát nước tại các cống, mức độ lắng đọng đất cát tại các hố thu nước thượng lưu, cửa cống hạ lưu và trong long cống;  Sự hư hỏng của ống cống, tấm bản, mối nối, tường đầu, tường cánh, sân cống (đặc biệt sân cống hạ lưu hay bị xói hẫng…);  Kiểm tra khả năng thoát nước của rãnh, sự hư hỏng của rãnh xây. Tại các đoạn đường có độ dốc dọc lớn, nếu rãnh không được gia cố thường bị xói sâu gây mất an toàn giao 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2