intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp: Phần 1 - ĐH Lâm Nghiệp

Chia sẻ: Ermintrudetran Ermintrudetran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:183

47
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp: Phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như: Tổng quan về Quy hoạch lâm nghiệp; Cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch lâm nghiệp; Tổ chức không gian và thời gian rừng; Điều chỉnh sản lượng rừng; Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp: Phần 1 - ĐH Lâm Nghiệp

  1. GS.TS. TRẦN HỮU VIÊN (Chủ biên) LÊ TUẤN ANH, VI VIỆT ĐỨC GIÁO TRÌNH QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT 1
  2. 2
  3. MỤC LỤC Mục lục ................................................................................................................................................................................................3 Lời nói đầu ........................................................................................................................................................................................7 Danh mục các ký hiệu viết tắt .............................................................................................................................................9 Phần thứ 1 TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH VÀ QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP 1.1. Nhận thức chung về quy hoạch và các khái niệm có liên quan ......................................................15 1.1.1. Khái niệm về sự phát triển và phát triển bền vững.................................................................. 15 1.1.2. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ................................................................................. 15 1.2. Quy hoạch lâm nghiệp - điều chế rừng ............................................................................................................19 1.2.1. Những đặc điểm và mâu thuẫn đặc thù của sản xuất lâm nghiệp ................................. 19 1.2.2. Quy hoạch lâm nghiệp (QHLN) ........................................................................................................... 23 1.2.3. Điều chế rừng (ĐCR) ................................................................................................................................... 25 1.2.4. Vị trí, tính chất và mối quan hệ của quy hoạch lâm nghiệp - điều chế rừng với các môn khoa học khác ........................................................................................................ 27 1.2.5. Lịch sử phát triển của quy hoạch lâm nghiệp - điều chế rừng ........................................ 28 Phần thứ 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP Chương 2 CƠ SỞ KINH TẾ - PHÁP LÝ CỦA QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP 2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật của quốc gia .............................................................................................35 2.2. Thể chế, chính sách lâm nghiệp ............................................................................................................................35 2.2.1. Nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp ....................................................................................................... 35 2.2.2. Chính sách của nhà nước về lâm nghiệp ........................................................................................ 37 2.2.3. Phân loại rừng .................................................................................................................................................... 38 2.2.4. Phân định ranh giới rừng ........................................................................................................................... 39 2.2.5. Chủ rừng ................................................................................................................................................................ 39 2.2.6. Chế độ sở hữu tài nguyên rừng ............................................................................................................. 39 2.2.7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp ................................................... 40 3
  4. 2.2.8. Các chính sách, quy định của nhà nước trong các lĩnh vực hoạt động lâm nghiệp .................................................................................................... 41 2.3. Một số chế độ chính sách khác có liên quan đến lâm nghiệp ......................................................... 44 2.4. Mối quan hệ giữa quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch tổng thể, quy hoạch các ngành .................................................................................................................................................... 45 2.5. Thực trạng tài nguyên rừng và định hướng phát triển lâm nghiệp .............................................. 46 2.5.1. Tài nguyên rừng Việt Nam ....................................................................................................................... 46 2.5.2. Quá trình phát triển của ngành Lâm nghiệp.................................................................................. 48 2.5.3. Định hướng phát triển lâm nghiệp ....................................................................................................... 50 Chương 3 TỔ CHỨC KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN RỪNG 3.1. Tổ chức thời gian rừng ............................................................................................................................................... 58 3.1.1. Ý nghĩa của tổ chức thời gian rừng ..................................................................................................... 58 3.1.2. Tuổi của cây rừng và lâm phần .............................................................................................................. 58 3.1.3. Thành thục rừng ................................................................................................................................................ 60 3.1.4. Chu kỳ kinh doanh rừng.............................................................................................................................. 76 3.2. Tổ chức không gian rừng .......................................................................................................................................... 84 3.2.1. Ý nghĩa của tổ chức không gian rừng ............................................................................................... 84 3.2.2. Phân chia rừng.................................................................................................................................................... 85 3.2.3. Tổ chức đơn vị kinh doanh rừng ........................................................................................................... 97 3.2.4. Các nguyên tắc kinh doanh lợi dụng rừng .................................................................................. 104 Chương 4 ĐIỀU CHỈNH SẢN LƢỢNG RỪNG 4.1. Khái niệm, mục đích và nhiệm vụ của điều chỉnh sản lượng rừng .......................................... 109 4.1.1. Khái niệm, mục đích của điều chỉnh sản lượng rừng .......................................................... 109 4.1.2. Nhiệm vụ của điều chỉnh sản lượng rừng .................................................................................... 110 4.2. Các phương pháp điều chỉnh sản lượng rừng .......................................................................................... 110 4.2.1. Tổng quan về các phương pháp điều chỉnh sản lượng rừng ........................................... 110 4.2.2. Các phương pháp điều chỉnh sản lượng theo phương pháp diễn giải ...................... 113 4.2.3. Các phương pháp điều chỉnh sản lượng theo phương pháp quy nạp ....................... 124 4.2.4. Lý luận rừng tiêu chuẩn và mô hình rừng định hướng ....................................................... 127 4.3. Phương pháp tính và xác định lượng khai thác rừng ở Việt Nam ............................................ 133 4.3.1. Cơ sở ứng dụng các phương pháp tính lượng khai thác .................................................... 133 4.3.2. Các phương pháp tính lượng khai thác rừng ở Việt Nam ................................................ 134 4.3.3. Xác định lượng khai thác cho đối tượng quy hoạch ............................................................ 138 4.3.4. Ví dụ xác định lượng khai thác cho một đối tượng cụ thể (tham khảo)................. 139 4
  5. Chương 5 QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG 5.1. Ổn định sản lượng và điều kiện đảm bảo ổn định sản lượng ........................................................145 5.1.1. Khái niệm về ổn định sản lượng ........................................................................................................ 145 5.1.2. Điều kiện đảm bảo ổn định sản lượng rừng ............................................................................... 146 5.2. Tổng quan về quản lý rừng bền vững ............................................................................................................154 5.2.1. Khái niệm về quản lý rừng bền vững ............................................................................................. 154 5.2.2. Các yếu tố của quản lý rừng bền vững .......................................................................................... 157 5.2.3. Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững ................................................................................................... 159 5.2.4. Lập kế hoạch quản lý rừng bền vững ............................................................................................. 159 5.2.5. Thực hiện quản lý rừng bền vững ..................................................................................................... 163 5.2.6. Giám sát đánh giá ......................................................................................................................................... 163 5.3. Tổng quan về chứng chỉ rừng ..............................................................................................................................164 5.3.1. Khái niệm về chứng chỉ rừng (CCR) .............................................................................................. 164 5.3.2. Tại sao lại phải chứng chỉ rừng và lợi ích của chứng chỉ rừng .................................... 165 5.3.3. Lịch sử hình thành chứng chỉ rừng................................................................................................... 166 5.3.4. Các loại chứng chỉ rừng ........................................................................................................................... 167 5.3.5. Các hệ thống chứng chỉ rừng................................................................................................................ 168 5.4. Tiến trình đánh giá rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững ..............................................169 5.4.1. Các thành phần liên quan đến đánh giá rừng, cấp chứng chỉ rừng ............................ 169 5.4.2. Tóm tắt tiến trình đánh giá rừng và trách nhiệm của Đoàn Thanh tra đánh giá rừng ................................................................................................. 170 5.4.3. Chuẩn bị của Đoàn Thanh tra đánh giá rừng trước khi ra hiện trường................... 171 5.4.4. Thanh tra đánh giá rừng tại hiện trường ....................................................................................... 172 5.4.5. Các hoạt động sau khi khảo sát ngoài hiện trường ............................................................... 176 5.5. Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt Nam ...................................................................177 5.5.1. Các hoạt động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ........................................ 177 5.5.2. Các hệ thống chứng chỉ rừng ở Việt nam .................................................................................... 179 5.5.3. Quy định về cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.............................................................. 179 5.5.4. Kết quả cấp chứng chỉ rừng................................................................................................................... 180 Phần thứ 3 NỘI DUNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP Chương 6 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP 6.1. Điều tra điều kiện cơ bản của đối tượng quy hoạch ............................................................................ 185 6.1.1. Điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp ......................................................................................... 185 6.1.2. Điều tra thống kê, mô tả tài nguyên rừng .................................................................................... 187 5
  6. 6.1.3. Điều tra thu thập các tài liệu chuyên đề ....................................................................................... 198 6.2. Quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp ................................................................................................ 203 6.2.1. Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đối tượng quy hoạch ........................................................................................................................ 203 6.2.2. Quy hoạch sử dụng đất đai, phân chia rừng theo mục đích sử dụng ........................ 204 6.2.3. Tổ chức đơn vị kinh doanh và xác định các nguyên tắc kinh doanh lợi dụng rừng ...................................................................................................................... 205 6.2.4. Quy hoạch các biện pháp kinh doanh rừng ................................................................................ 207 6.2.5. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất lâm nghiệp ..... 214 6.2.6. Quy hoạch vận chuyển mở mang tài nguyên rừng................................................................ 215 6.2.7. Phân kỳ quy hoạch, kế hoạch thực hiện ........................................................................................ 219 6.2.8. Dự tính vốn đầu tư và hiệu quả ........................................................................................................... 220 6.2.9. Đề xuất giải pháp thực hiện ................................................................................................................... 221 6.3. Tổ chức thực hiện công tác quy hoạch lâm nghiệp ............................................................................. 222 6.3.1. Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch lâm nghiệp.............................................................................. 222 6.3.2. Các bước công việc thực hiện công tác quy hoạch lâm nghiệp ................................... 223 6.3.3. Thành quả của công tác quy hoạch lâm nghiệp ....................................................................... 225 6.3.4. Chế độ hội nghị trong công tác quy hoạch lâm nghiệp ...................................................... 226 6.3.5. Kiểm tra thực hiện phương án quy hoạch lâm nghiệp ........................................................ 228 Chương 7 CÔNG TÁC QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM 7.1. Quy hoạch lâm nghiệp trong hệ thống quy hoạch quốc gia ...........................................................229 7.1.1. Hệ thống quy hoạch quốc gia Việt Nam ...................................................................................... 229 7.1.2. Mối quan hệ giữa các loại quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia .......... 229 7.1.3. Đối tượng nhiệm vụ công tác quy hoạch lâm nghiệp.......................................................... 230 7.2. Quy hoạch lâm nghiệp cho các đơn vị quản lý lãnh thổ .................................................................. 231 7.2.1. Quy hoạc lâm nghiệp cấp quốc gia .................................................................................................. 231 7.2.2. Phương án lâm nghiệp (phần lâm nghiêp) các cấp quản lý lãnh thổ ........................ 234 7.3. Xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững (kế hoạch quản lý rừng bền vững) cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, các khu rừng phòng hộ, đặc dụng .............................. 236 Câu hỏi ôn tập ...........................................................................................................................................................................237 Định hướng bài tập ................................................................................................................................................................240 Tài liệu tham khảo .................................................................................................................................................................243 6
  7. L ời nói đầu Giáo trình Quy hoạch Lâm nghiệp được biên soạn trên cơ sở mục tiêu và chương trình đào tạo cử nhân ngành Lâm nghiệp của Trường Đại học Lâm nghiệp đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Nội dung của giáo trình có 3 phần, bao gồm 7 chương: Phần I. Tổng quan về quy hoạch lâm nghiệp: Chương 1. Tổng quan về quy hoạch và quy hoạch lâm nghiệp; Phần II. Cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch lâm nghiệp: Chương 2. Cơ sở kinh tế - pháp lý của quy hoạch lâm nghiệp; Chương 3. Tổ chức không gian và thời gian rừng; Chương 4. Điều chỉnh sản lượng rừng; Chương 5. Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; Phần III. Nội dung công tác quy hoạch lâm nghiệp: Chương 6. Nội dung cơ bản của công tác quy hoạch lâm nghiệp; Chương 7. Công tác quy hoạch lâm nghiệp ở Việt Nam. Giáo trình do GS. TS. Trần Hữu Viên chủ biên, trực tiếp viết 5 chương (chương 1, 2, 5, 6, 7) và tham gia viết hai chương 3, 4; Thạc sĩ Vi Việt Đức viết chương 3 và tham gia viết chương 6; Thạc sĩ Lê Tuấn Anh viết chương 4. Khi biên soạn giáo trình này, các tác giả đã cố gắng tham khảo các tài liệu của nhiều tác giả trong và ngoài nước, các văn bản pháp luật và chính sách có liên quan. Chúng tôi cũng đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của nhiều nhà khoa học, của các đồng nghiệp trong và ngoài ngành. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các đồng nghiệp nói trên. Trong quá trình biên soạn các tác giả đã hết sức cố gắng bám sát mục tiêu chương trình đào tạo để giáo trình đảm bảo tính khoa học, hiện đại và phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, song chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn ở lần xuất bản sau. Xin trân trọng cảm ơn! Nhóm tác giả 7
  8. 8
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Giải nghĩa 1 ASI Tổ chức công nhận dịch vụ quốc tế 2 BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 3 BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4 BV Tổ chức chứng nhận của Anh 5 CB Các cơ quan chứng nhận 6 CBD Công ước về Đa dạng sinh học 7 CCR Chứng chỉ rừng 8 CDM Cơ chế phát triển sạch 9 CIFOR Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật 10 CITES hoang dã nguy cấp 11 CoC Chứng chỉ Chuỗi hành trình sản phẩm 12 CR Chủ rừng 13 CT Chương trình 14 CW Chứng nhận Gỗ có kiểm soát 15 ĐCR Điều chế rừng 16 EU Liên minh châu Âu 17 EVFTA Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam 18 FM Quản lý rừng 19 FSC Hội đồng quản trị rừng 20 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 21 GFA Tổ chức chứng nhận chứng chỉ rừng của Đức 22 GS Giáo sư 9
  10. TT Từ viết tắt Giải nghĩa 23 HCV Rừng có giá trị bảo tồn cao 24 HCVF Tuần tra/giám sát rừng có giá trị bảo tồn cao 25 IAF Diễn đàn công nhận quốc tế 26 IEC Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế 27 ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế 28 ITTO Tổ chức Gỗ nhiệt đới quốc tế 29 KHLN Khoa học lâm nghiệp 30 LSNG Lâm sản ngoài gỗ 31 NĐ Nghị định 32 NWG Tổ công tác quốc gia 33 PCI VN Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững Việt Nam 34 PEFC Chương trình công nhận các hệ thống chứng chỉ rừng 35 QĐ Quyết định 36 QHLN Quy hoạch lâm nghiệp 37 QLRBV Quản lý rừng bền vững Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng 38 RAMSA quốc tế 39 REDD Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng 40 REDD+ Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng 41 RIL Khai thác rừng tác động thấp 42 RVAC Rừng - vườn - ao - chuồng 43 SDG Mục tiêu phát triển bền vững 44 SFMI Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng 45 SGS Tổ chức chứng nhận của Thụy Sĩ 46 SX Sản xuất 10
  11. TT Từ viết tắt Giải nghĩa 47 TS Tiến sĩ 48 TT Thông tư 49 TTĐGR Thanh tra đánh giá rừng 50 ThS Thạc sĩ 51 UNCCD Công ước Chống Sa mạc hóa của Liên Hiệp Quốc 52 UNCED Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển 53 UNEP Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc 54 UNFCCC Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu 55 USD Đôla Mỹ 56 VAFS Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 57 VIFA Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt nam Hiệp định cam kết xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo 58 VNTLAS gỗ hợp pháp Việt Nam Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, 59 VPA/FLEGT quản trị rừng và thương mại lâm sản 60 WWF Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên 11
  12. 12
  13. PHẦN THỨ NHẤT TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP 13
  14. 14
  15. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH VÀ QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP 1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUY HOẠCH VÀ CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN 1.1.1. Khái niệm về sự phát triển và phát triển bền vững Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu. Với khái niệm tổng quát trên, trong lĩnh vực kinh tế-xã hội, Raanan Weitz (1995) đã đưa ra khái niệm cụ thể hơn là: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội”. “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai”. 1.1.2. Chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển 1.1.2.1. Khái niệm về chiến lược Có nhiều quan điểm đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược phát triển kinh tế xã hội, nhưng về bản chất thì cơ bản là thống nhất với nhau, có thể đưa ra khái niệm về chiến lược phát triển như sau: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được hiểu đầy đủ là một hệ thống các phân tích, đánh giá và lựa chọn thể hiện những quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu của một quá trình phát triển mong muốn và sự nhất quán về con đường và các giải pháp cơ bản để thực hiện. Như vậy, chức năng chính của chiến lược phát triển là sự lựa chọn định hướng và cách đi tối ưu mang tính tổng thể trong một lộ trình phát triển dài hạn. 1.1.2.2. Khái niệm về quy hoạch a. Khái niệm Khái niệm về quy hoạch nói chung có thể được hiểu là những tư duy hiện tại về các hoạt động trong tương lai, mà những hoạt động này mang tính logic, hệ thống, có liên quan đến nhau, thiết lập nên một trật tự các hoạt động trong một không gian và thời gian nhất định, dựa trên việc huy động các nguồn lực nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu xác 15
  16. định, tạo nên sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực, hoặc phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của một phạm vi, đơn vị lãnh thổ. Luật Quy hoạch được Quốc hội thông qua năm 2017 đã đưa ra khái niệm về quy hoạch và hoạt động quy hoạch như sau: - Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định; - Hoạt động quy hoạch bao gồm việc tổ chức lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch. b. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch Từ khái niệm về quy hoạch và các hoạt động quy hoạch, Luật Quy hoạch năm 2017 đưa ra các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch như sau: 1. Tuân theo quy định của Luật Quy hoạch, quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; 2. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; Bảo đảm quốc phòng, an ninh; Bảo vệ môi trường; 3. Bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia; 4. Bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; Bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân, trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất; Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới; 5. Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước; Bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch, tính bảo tồn; 6. Bảo đảm tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch với Hội đồng thẩm định quy hoạch; 7. Bảo đảm nguồn lực để thực hiện quy hoạch; 8. Bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước. c. Căn cứ lập quy hoạch Luật Quy hoạch năm 2017 quy định căn cứ lập quy hoạch bao gồm: 1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực trong cùng giai đoạn phát triển; 16
  17. 2. Quy hoạch cao hơn; 3. Quy hoạch thời kỳ trước. 1.1.2.3. Khái niệm về kế hoạch a. Khái niệm Theo quan niệm chung kế hoạch là cụ thể hóa tới từng không gian, từng thời gian cụ thể các nội dung, các hoạt động trong các giai đoạn tiếp theo của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp... đã có nhiều khái niệm về kế hoạch được đưa ra, có thể đưa ra ở đây một khái niệm được thừa nhận phổ biến là: Kế hoạch là một công cụ quản lý và điều hành nền kinh tế - xã hội, nó xác định một cách hệ thống những hoạt động nhằm phát triển kinh tế - xã hội theo những mục tiêu, chỉ tiêu và các cơ chế chính sách sử dụng trong một thời kỳ nhất định. Với khái niệm nêu trên, rõ ràng rằng trong bốn chức năng của công tác quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra thì việc lập kế hoạch là chức năng khởi đầu hết sức quan trọng đối với công tác quản lý. b. Phân biệt các khái niệm về chiến lược, quy hoạch và kế hoạch Như vậy, Các khái niệm chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đều nhằm thể hiện sự hoạch định các hoạt động trong tương lai của con người, nhằm duy trì các hoạt động đảm bảo sự tồn tại và mục tiêu phát triển của một đơn vị, tổ chức, một phạm vi lãnh thổ, một ngành, một lĩnh vực, song ở tầm bao quát, mức độ chi tiết, cụ thể và thời hạn là khác nhau, tính pháp lý khác nhau: - Chiến lược là sự lựa chọn định hướng và cách đi tối ưu mang tính tổng thể trong một lộ trình phát triển dài hạn; - Quy hoạch và kế hoạch là việc xác định và xắp xếp, tổ chức các nội dung hoạt động trong không gian và thời gian trong quá trình phát triển của đơn vị, phạm vi lãnh thổ, của ngành, lĩnh vực, nhưng ở các mức độ cụ thể và thời hạn, tính pháp lý khác nhau. Sự khác biệt cơ bản giữa quy hoạch và kế hoạch thể hiện ở 3 điểm sau: - Khác biệt ở cấp độ thời gian: Quy hoạch thường tính đến một thời gian dài hạn hơn, thường từ 10 năm trở lên, thậm chí có một số quốc gia từ 15 năm trở lên, còn kế hoạch thì ngắn hạn hơn, có thể là hàng năm, thậm chí từng quý, từng tháng, từng tuần…; - Khác biệt ở mức độ chi tiết: Kế hoạch được thể hiện chi tiết, cụ thể hơn quy hoạch và mang tính hành động nhiều hơn, trong khi quy hoạch chứa đựng tính định hướng nhiều hơn do bao hàm một khoảng thời gian dài hơn, bối cảnh có thể dễ thay đổi hơn; - Khác biệt ở tính pháp lý: Mặc dù quy hoạch được dùng làm căn cứ cho kế hoạch triển khai, nhưng kế hoạch thường có tính pháp lý cao hơn, chặt chẽ, bắt buộc hơn so với quy hoạch. 17
  18. 1.1.2.4. Khái niệm về chương trình, dự án a. Khái niệm về dự án - Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau, nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu xác định, được thực hiện trong một không gian, thời gian nhất định, dựa trên những nguồn lực xác định. - Chu trình dự án: Mỗi dự án có thời điểm khởi đầu và điểm kết thúc dự án, hình thành nên một chu trình của dự án, trong đó các hoạt động của dự án được tổ chức thực hiện và giám sát kiểm tra có sự quản lý điều hành độc lập riêng nhằm hoàn thành các mục tiêu xác định của dự án. Đó chính là sự khác biệt của dự án so với các hoạt động bình thường, theo kế hoạch thường kỳ của tổ chức, đơn vị. Mỗi một chu trình dự án từ điểm khởi đầu tới điểm kết thúc dự án đều trải qua 5 giai đoạn chính sau: Giai đoạn 1: Xác định dự án (Phát hiện dự án): Phát hiện vấn đề cần giải quyết, xác định các mục tiêu cần phải đạt được, từ đó hình thành ý tưởng xây dựng dự án nhằm huy động các nguồn lực, tổ chức các hoạt động để đạt các mục tiêu đó. Ý tưởng về dự án cần được cấp có thẩm quyền (chủ quản đầu tư dự án) xem xét nhất trí chủ trương đầu tư; Giai đoạn 2: Xây dựng dự án: Sau khi đã xác định được dự án, căn cứ mục tiêu dự án, các nguồn lực có thể huy động, tiến hành thiết kế các hoạt động của dự án cần thực hiện để đạt được các mục tiêu của dự án, xây dựng thuyết minh dự án và các văn kiện thiết kế dự án theo yêu cầu quy định của chủ đầu tư dự án; Giai đoạn 3: Thẩm định dự án: Chủ quản đầu tư, cấp có thẩm quyền thông quan cơ quan chức năng giúp việc thẩm định toàn bộ hồ sơ dự án, xác minh tính cấp thiết và các mục tiêu của dự án cũng như thiết kế dự án có phù hợp, đảm bảo tính khoa học chưa? Mức độ khả thi của dự án? Từ đó có phê duyệt dự án để thực hiện hay không; Giai đoạn 4: Thực thi và giám sát thực hiện dự án: Khi dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được triển khai thực hiện. Tùy theo dự án có thể thành lập Ban quản lý dự án hoặc không (kiêm nhiệm). Quá trình thực hiện các hoạt động của dự án luôn có sự giám sát, kiểm tra (giám sát định kỳ, theo từng công đoạn hoặc kiểm tra đột xuất) nhằm đảm bảo các hoạt động của dự án theo đúng thiết kế đã được duyệt, đồng thời kịp thời phát hiện những hạn chế, bất hợp lý để có giải pháp khắc phục, nếu cần thiết thì điều chỉnh, bổ sung; Giai đoạn 5: Kết thúc, nghiệm thu dự án: Đây là giai đoạn cuối cùng của dự án, được tiến hành khi kết thúc các hoạt động của dự án nhằm đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động của dự án, làm rõ những thành công, 18
  19. thất bại và mức độ hoàn thành các mục tiêu của dự án, rút ra bài học kinh nghiệm để quản lý các dự án khác trong tương lai. - Phân loại dự án: Trong thực tế hiện nay, có rất nhiều dự án khác nhau, tùy theo quan điểm phân loại, quy mô dự án, lĩnh vực hoạt động... mà người ta phân chia thành các dự án với tên gọi khác nhau: + Theo quy mô dự án: Dự án mức A (dự án lớn); dự án mức B (dự án vừa, dự án trung bình); dự án mức C (dự án nhỏ); + Theo lĩnh vực hoạt động: Dự án xây dựng cơ bản; dự án giáo dục; dự án y tế; dự án hành chính sự nghiệp; dự án hỗ trợ kỹ thuật; dự án hỗn hợp...; + Theo Chủ đầu tư: Dự án quốc tế; dự án quốc gia; dự án tập thể; dự án cá nhân...; + Theo tính chất của dự án có thể chia ra nhiều loại: Dự án kiểm định, dự án sản xuất thử, dự án trình diễn...; dự án xuất khẩu, dự án tiêu thụ nội địa...; dự án khả thi; dự án tiền khả thi... b. Khái niệm về chương trình - Chương trình là một tập hợp các hoạt động, các dự án có liên quan đến nhau và có thể liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều vùng lãnh thổ, nhiều chủ thể khác nhau, được thực hiện thông qua phương pháp tiếp cận liên ngành, có thời gian thực hiện tương đối dài hoặc theo nhiều giai đoạn và nguồn lực để thực hiện có thể được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, theo nhiều phương thức khác nhau. Như vậy, chương trình có tầm bao quát trong phạm vi lãnh thổ rộng hoặc nhiều vùng lãnh thổ, bao gồm nhiều hoạt động, nhiều dự án. Chương trình được hình thành nhằm thực hiện những nhiệm vụ lớn, trọng tâm, những nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển quốc gia, hoặc trong chiến lược phát triển của ngành, lĩnh vực quan trọng, vùng lãnh thổ rộng lớn. Chú ý: Các khái niệm về chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, được đề cập trên đây là với ý nghĩa liên quan tới sự phát triển (của đơn vị, vùng lãnh thổ, ngành, lĩnh vực...). Trong một số trường hợp một số khái niệm như quy hoạch, chương trình, kế hoạch... còn được sử dụng trong phạm vi quy mô nhỏ hơn với ý nghĩa hẹp hơn nhiều như: Quy hoạch mặt bằng, chương trình công tác, chương trình hội nghị, chương trình đào tạo, chương trình môn học, kế hoạch bài giảng, kế hoạch công tác, kế hoạch thực tập... 1.2. QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP - ĐIỀU CHẾ RỪNG 1.2.1. Những đặc điểm và mâu thuẫn đặc thù của sản xuất lâm nghiệp Lâm nghiệp là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, bao gồm toàn bộ các hoạt động và dịch vụ có liên quan tới tài nguyên rừng và đất rừng: Bảo vệ, phục hồi, 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2