intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống di chuyển (Nghề: Sửa chữa máy thi công xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:190

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống di chuyển được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Tháo lắp nhận dạng hệ thống treo và khung, vỏ xe máy thi công xây dựng; Bảo dưỡng hệ thống treo; Bảo dưỡng khung và thân vỏ xe máy; Sửa chữa hệ thống treo; Sửa chữa khung và thân vỏ xe máy. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống di chuyển (Nghề: Sửa chữa máy thi công xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 24 : BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC NGHỀ: SỬA CHỮA MÁY THI CÔNG XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số:…./QĐ-TCGNB ngày……..tháng…….năm 20….. của trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình 2021
  2. LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ở Việt Nam các phương tiện giao thông ngày một tăng đáng kể về số lượng do được nhập khẩu và sản xuất lắp ráp trong nước. Nghề máy thi công xây dựng đào tạo ra những lao động kỹ thuật nhằm đáp ứng được các vị trí việc làm hiện nay như sản xuất, lắp ráp hay bảo dưỡng sửa chữa các phương tiện giao thông đang được sử dụng trên thị trường, để người học sau khi tốt nghiệp có được năng lực thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của nghề thì chương trình và giáo trình dạy nghề cần phải được điều chỉnh phù hợp với thực tiễn. Để phục vụ cho học viên học nghề và thợ sửa chữa máy thi công xây dựng những kiến thức cơ bản cả về lý thuyết và thực hành bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống di chuyển. Với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm năm bài: Bài 1. Tháo lắp nhận dạng hệ thống treo và khung, vỏ xe máy thi công xây dựng Bài 2. Bảo dưỡng hệ thống treo Bài 3. Bảo dưỡng khung và thân vỏ xe máy Bài 4. Sửa chữa hệ thống treo Bài 5. Sửa chữa khung và thân vỏ xe máy Kiến thức trong giáo trình được biên soạn theo chương trình Tổng cục Dạy nghề, sắp xếp logic từ nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống di chuyển đến cách phân tích các hư hỏng, phương pháp kiểm tra và quy trình thực hành sửa chữa. Do đó người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Ninh Bình, ngày…..tháng…. năm 201 Nhóm biên soạn Lê Văn Tài
  3. MỤC LỤC ĐỀ MỤC Lời giới thiệu Mục lục Bài 1. Tháo lắp nhận dạng hệ thống treo và khung, vỏ xe máy thi công xây dựng Bài 2. Bảo dưỡng hệ thống treo Bài 3. Bảo dưỡng khung và thân vỏ xe máy Bài 4. Sửa chữa hệ thống treo Bài 5. Sửa chữa khung và thân vỏ xe máy Tài liệu tham khảo
  4. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG DI CHUYỂN (Hệ cao đẳng nghề) Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MH 15, MH 16, MĐ 17, MĐ 18, MĐ 19, MĐ 20, MĐ 21, MĐ 22, MĐ 23, MĐ 24. - Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. Mục tiêu của môn học: + Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại của các bộ phận hệ thống treo và khung, vỏ xe + Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận phận hệ thống treo và khung, vỏ xe + Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng chung và của các bộ phận hệ thống treo và khung, vỏ xe + Phát hiện và trình bày phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa được những sai hỏng của các bộ phận hệ thống treo và khung, vỏ xe + Tháo lắp, kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa được các chi tiết của các bộ phận của hệ thống treo và khung, vỏ xe đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa + Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề maý thi công xây dựng + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
  5. BÀI 1: THÁO LẮP NHẬN DẠNG HỆ THỐNG TREO VÀ KHUNG,VỎ XE MÁY THI CÔNG XÂY DỰNG Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng: + Kiến thức: - Trình bày được yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại của hệ thống treo trên máy thi công; - Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống treo trên máy thi công. + Kỹ năng: Tháo, lắp được các bộ phận chính trong hệ thống treo trên máy thi công theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và thời gian. + Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, thái độ học tập nghiêm túc, luôn chấp hành tốt nội quy, quy định tại xưởng thực hành, bảo đảm an toàn cho người và thiết bị, thực hiện tốt vệ sinh lao động. 1.1 NHIỆM VỤ, YÊU CẦU HỆ THỐNG TREO 1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư 1.1. Lý thuyết liên quan Sửa chữa động cơ máy xây dựng cần sử dụng nhiều loại dụng cụ và thiết bị đo. Những dụng cụ này được chế tạo để sử dụng theo từng công việc cụ thể khi tháo động cơ. Dụng cụ đo chỉ có thể làm việc chính xác và an toàn nếu chúng được sử dụng đúng. 1.1.1. Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng dụng cụ: 1.1.1.1. Tìm hiểu chức năng và cách sử dụng Phải tìm hiểu chức năng và cách sử dụng đúng từng dụng cụ và thiết bị đo. Nếu sử dụng cho mục đích khác với thiết kế, dụng cụ hay thiết bi đo có thể
  6. bị hỏng, và chi tiết có thể bị hư hỏng hay chất lượng công việc có thể bị ảnh hưởng 1.1.1.2.Tìm hiểu quy trình sử dụng đúng các thiết bị. Mỗi dụng cụ và thiết bị đều có quy trình thao tác định trước. Cần phải sử dụng đúng dụng cụ cho từng công việc, tác dụng đúng lực và có tư thế làm việc thích hợp. 1.1.1.3.Lựa chọn chính xác. Có nhiều dụng cụ để sử dụng vào các công việc khác nhau. Tuỳ theo kích thước, vị trí và các tiêu chí khác, cần chọn dụng cụ phù hợp với hình dạng, kích thước của chi tiết và vị trí tiến hành công việc. 1.1.1.4. Sắp đặt ngăn nắp Dụng cụ và các thiết bị đo phải được đặt ở những vị trí sao cho có thể dễ tìm, để lấy khi cần, cũng như được đặt đúng vị trí ban đầu của chúng sau khi sử dụng. 1.1.1.5.Quản lý và bảo quản dụng cụ cẩn thận. Dụng cụ phải được làm sạch, bảo quản ngay sau khi sử dụng và bôi dầu bảo quản khi cần thiết. Mọi công việc sửa chữa dụng cụ cần phải thực hiện ngay, sao cho dụng cụ luôn ở trong tình trạng sẵn sàng làm việc. 1.1.2. Dụng cụ cầm tay
  7. H ×nh 1.1. Bé dông cô cÇm tay dï ng trong söa ch÷a « t« Hình 1.1. Bộ dụng cụ cầm tay 1.1.2.1. Cờlê dẹt Dùng để tháo lắp những mối ghép ở mặt bằng phẳng, đầu nối các đường ống. Cờlê dẹt có 2 đầu ở hai đầu có xẻ rãnh (tạo thành miệng cờlê) đường tâm của miệng cờlê tạo với đường tâm của thân cờlê một góc 150. Chiều dài của thân cờlê phụ thuộc vào độ lớn của miệng cờlê. Hai đầu cờlê có ghi số chỉ kích thước của miệng cờlê. Một bộ cờlê có cỡ miệng từ 6 36, có một số cờlê chuyên dùng có cỡ miệng lớn hơn. Hình 1.2. Cờlê dẹt và ứng dụng Vật liệu chế tạo cờlê thường là thép tốt được gia công chính xác sau đó
  8. tôi cứng, có loại được mạ Cr hoặc Ni. Khi sử dụng phải đặt cờlê đúng hướng tránh gẫy vỡ miệng cờlê. Chọn cờlê có miệng phù hợp với kích thước của bulông - đai ốc và mô-men siết ốc. Độ lớn của lực có thể tác dụng phụ thuộc vào chiều dài của dụng cụ. Dụng cụ có thân di cĩ thể tạo ra Hình 1.3. Chọn dụng cụ đúng kích mômen lớn hơn với một lực nhỏ. thước Nếu sử dụng dụng cụ có tay đòn quá dài, có nguy cơ xiết qúa lực làm bulông có thể bị đứt hoặc cháy ren. Các chú ý khi thao tác a. Kích thước và ứng dụng: - Chắc chắn rằng đường kính của dụng cụ vừa khít với đầu bulông - đai ốc. - Lắp dụng cụ vào bu lông - đai ốc một cách chắc chắn. b. Tác dụng lực - Luôn xoay dụng cụ theo chiều hướng từ ngòai vào trong (kéo cờlê). - Nếu dụng cụ không thể kéo do không gian bị hạn chế, hay đẩy bằng lòng bàn tay. Tuy nhiên cần hạn chế thao tác này vì dễ gây tai nạn. Hình 1.4. Thao tác không đúng - Bu lông - đai ốc, đã được xiết chặt, có thể được nới lỏng ra dễ dàng bằng cách tác dụng xung lực. Tuy nhiên, cần phải dùng búa hay ống thép (để nối dài tay đòn) nhằm tăng mômen. - Thân cờlê phải được đặt sao cho đường tâm của nó vuông góc với đường taâm của bulông - đai ốc.
  9. 1.1.2.2. Cờlê troòng Hình 1.5. Cờlê troòng Hình 1.6. Thao tác sử dụng cờlê troòng Dùng để nới hoặc xiết các bulông - đai ốc ở chỗ lõm và ở các mối ghép cần lực siết lớn. Cờlê troòng có cấu tạo cũng tương tự như cờlê dẹt, ở hai đầu cờlê cũng chế tạo miệng nhưng miệng cờlê khép kín thành vòng tròn, phía trong là lỗ có 6 hoặc 12 cạnh. Nhờ miệng cờlê khép kín thành vòng tròn, nên khi sử dụng miệng cờlê ôm sát vào toàn bộ đai ốc - bulông vì thế ta có thể siết với lực lớn. Thân cờlê được uốn thành hình chữ “S” để vặn ở vị trí lõm được dễ dàng. Thân cờlê dài hay ngắn phụ thuộc vào kích thước của miệng cờlê và mô- men xiết, ở hai đầu cờlê cũng ghi số (chỉ kích thước của miệng cờlê). Một bộ cờlê tròng thường có cỡ miệng từ 6 - 32 ngoài ra còn có một số cờlê tròng có cỡ miệng lớn hơn. Vật liệu chế tạo thường là thép tốt 40X 50X sau khi gia công chính xác, cờlê được mạ Cr hoặc Ni. Hiện nay cờlê dẹt và cờlê troòng thường được chế tạo phối hợp. Một đầu là miệng cờlê dẹt và một đầu l cờlê troòng. Trên 2 đầu cờlê có ghi số chỉ kích thước của miệng cờlê (hai miệng có cùng kích thước). Một bộ cờlê thường có cỡ miệng từ 6 32mm. 1.1.2.3. Tuýp ống Dùng để xiết, nới những bulông, đai ốc nằm sâu trong chi tiết. Tuýp ống có cấu tạo là một ống thép hình trụ rỗng. Hai đầu tuýp ở phía trong có gia công lỗ 6 hoặc 12 cạnh. Trên thân tuýp
  10. ống có khoan lỗ để lắp cánh tay đòn Hình 1.7. Tuýp bugi, vòi phun khi siết hoặc nới các bulông, đai ốc. Cánh tay đồn là những đoạn thép hình trụ tròn dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào độ lớn của miệng tuýp. Trên 2 đầu tuýp có ghi số chỉ kích thước của miệng tuýp (cũng là kích thước của bulông, đai ốc). Một bộ tuýp có kích thước từ 6 22. Một số tuýp chuyên dùng có kích thước lớn Vật liệu chế tạo tuýp ống là thép tốt, sau khi gia công được tôi cứng. 1.1.2.4. Tuýp khẩu Là những đoạn thép ngắn hình trụ tròn, một đầu có lỗ 6 hoặc 12 cạnh, một đầu có lỗ vuông để lắp với tay đòn hoặc đầu nối (Hình 1.8). Đầu nối gồm có nhiều loại dài ngắn khác nhau dùng để nối giữa khẩu với tay đòn (hình 1.9a). Hình 1.8. Tuýp khẩu - Khớp nối cc đăng dng để nối giữa khẩu v cnh tay địn một cch linh hoạt. Nĩ dng để nới hoặc xiết đai ốc/bulơng ở những vị trí phức tạp (Hình 1.9b) Hình 1.9. Thao tác sử dụng khẩu với các đầu nối và tay đòn Thanh nối: Sử dụng để tháo và xiết bulông - đai ốc ở những vị trí nằm sâu trong chi tiết. - Thanh nối cũng có thể được sử dụng để nâng cao dụng cụ trên mặt phẳng nhằm dễ dàng thao tác và đảm bảo an toàn
  11. Hình 1.10. Thanh nối dài - Tay nối trượt: Loại tay quay này được sử dụng để tháo và xiết bulông - đai ốc khi cần mômen lớn. Đầu nối với khẩu có một khớp xoay được, nó cho phép điều chỉnh góc của tay nối khít với đầu khẩu. Tay nối trượt ra, cho phép thay đổi chiều dài của tay cầm. Hình 1.11. Tay nối trượt Ch ý: Trước khi sử dụng, hãy trượt tay nối cho đến khí nó khớp vào vị trí khóa. Nếu nó không ở vị trí khóa, tay nối có thể trượt vào hay ra khi đang sử dụng. Điều này có thể làm thay đổi tư thế làm việc và dẫn đến nguy hiểm. Hình 1.12. Sử dụng tay nối trượt Tay quay nhanh Tay nối này có thể được sử dụng 2 chiều bằng cách trượt vị trí so với đầu khẩu. 1. Hình chữ L: Để cải thiện mơ men 2. Hình chữ T: Để nâng cao tốc độ. Hình 1.13. Tay quay cóc (calíp) Hiện nay tuýp khẩu được dùng rất phổ biến và dùng cho các mối ghép đòi hỏi lực xiết lớn. Trên mỗi khẩu đều có ghi số chỉ kích thước của khẩu. Một hộp khẩu có kích thước từ 4 36 và được đựng riêng trong một hộp. 1.1.2.5. Mỏ lết Mỏ lết có 2 đầu 1 đầu chế tạo lỗ để treo lên giá, đầu còn lại chế tạo miệng mỏ- lết, miệng mỏ lết được hình thành bởi 2 mỏ, một mỏ động và một mỏ tĩnh, mỏ tĩnh được chế tạo liền với thân. Mỏ động có thể tiến lại gần mỏ tĩnh hoặc ra xa mỏ tĩnh tạo thành cỡ miệng mỏ lết từ 0 36mm. Mỏ động dịch chuyển được
  12. nhờ cơ cấu trục vít-thanh răng bố trí trên thân mỏ lết. Thân mỏ lết dài ngắn phụ thuộc vào độ mở lớn nhất của miệng mỏ lết, trên thân có ghi số chỉ kích thước miệng mỏ-lết có thể mở lớn nhất và chiều dài của thân mỏ-lết. Mỏ lết dùng để tháo các đai ốc - bulông thay cờlê dẹt, đặc biệt dùng để tháo lắp những đai ốc không đúng kích thước tiêu chuẩn. Tuy nhiên hạn chế dùng mỏ lết. Hình 1.14. Mỏ-lết 1.1.2.6. Tuốc nơ vít Tuốc nơ vít được chế tạo bằng thép, 1 đầu có lắp cán gỗ hoặc cán nhựa đầu kia đánh dẹt hoặc tạo thành 4 cạnh tạo thành hai loại loại miệng dẹt và miệng chữ thập. Tuốc nơ vít dùng cho các mối ghép bằng vít mà tán có xẻ rãnh. Tuốc nơ vít có nhiều loại với các kích thước khác nhau phụ thuộc vào chiều dài từ miệng đến cán. Hình 1.15. Các loại tuốc nơ vít Ví dụ: Tơvít 100, 150, 200, 300...
  13. * Một số tuốc nơ vít đặc biệt - Tuốc nơ vít xuyên: Có thể sử dụng để tác dụng xung lực vào vít cố định. - Tuốc nơ vít ngắn: Có thể sử dụng để tháo và thay thế vít ở những vị trí chật hẹp. - Tuốc nơ vít thân vuông: Có thể sử dụng ở những nới cần mômen lớn. - Tuốc nơ vít nhỏ: Có thể sử dụng để tháo và thay thế những chi tiết nhỏ. 1.1.2.7. Cờl búa (búa êtô) Hình dạng giống như búa bằng thép, quả búa được chia ra làm 2 phần bằng nhau. Một phần cố định được ghép với cán búa, một phần di động (mỏ động) được nối với trục vít me. Ta có thể điều chỉnh để kẹp chặt các vật nhất là sử dụng để vặn các đai ốc có kích thước lớn. Ngoài ra cờlê búa còn được sử dụng như búa nguội. 1.1.2.8. Các loại kìm a. Kìm thông dụng: dùng để cặp các vật mỏng hay tròn và vặn xoắn các dây thép. b. Kìm cắt (kìm bấm) Dùng để cắt dây thép nhỏ: Do đầu của lưỡi cắt tròn, nó có thể được dùng để cắt dây thép nhỏ, hay chỉ chọn dây cần cắt trong bó dây điện. Chú ý: Không thể sử dụng để cắt dây thép dầy hay cứng. Như vậy có thể làm hỏng lưỡi cắt Hình 1.16. Kìm cắt c. Kìm mỏ quạ: dùng để cặp giữ các vật tròn và vặn đai ốc trong các mối lắp ghép.
  14. d. Kìm mũi nhọn: Dùng để thao tác ở những nơi hẹp hay để kẹp những chi tiết nhỏ. - Mũi kìm nhỏ và dài, phù hợp khi làm việc ở những nơi hẹp. - Có một lưỡi cắt ở phía trong, nó có thể cắt dây thép nhỏ hay bóc vỏ cách Hình 1.17. Kìm mũi nhọn điện của dây điện. Chú ý: Không tác dụng lực qúa lớn lên mũi kìm, chúng có thể bị cong hở, làm cho nó không sử dụng được cho những công việc chính xác. e. Kìm trượt * Đặc điểm: - Thay đổi vị trí của lỗ ở tâm quay cho phép điều chỉnh độ mở của mũi kìm. - Mũi kìm có thể sử dụng để kẹp hay giữ và kéo. Hình 1.18. Kìm có tấm trượt - Có thể cắt dây thép nhỏ ở phần lưỡi cắt bên trong. Chú ý: Những vật dễ hỏng phải được bọc vải bảo vệ hay những vật tương tự trước khi giữ bằng kìm. f. Kìm tháo xupáp là loại kìm chuyên dùng để tháo lắp xupáp. g. Kìm tháo xéc măng là loại kìm chuyên dùng để tháo, lắp xéc măng. 1.1.2.9. Các loại búa Dùng để tháo và thay thế các chi tiết bằng cách đóng và để thử độ xiết chặt của bulông bằng âm thanh. Có những loại búa sau để sử dụng tuỳ theo ứng dụng hay vật liệu:
  15. a. Búa nguội : từ 0,2 0,4 kg. b. Búa gỗ, búa cao su: Có đầu bằng nhựa hoặc gỗ, được sử dụng ở những nơi cần tránh hư hỏng cho vật được đóng. Ví dụ: dùng để gõ nắn tấm kim loại mỏng hoặc đóng các chốt piston. c. Búa quán tính dùng để tháo kim phun khi bị kẹt. Hình 1.19. Các loại búa d. Búa đầu tròn: Dùng để gõ, uốn các vật mỏng e. Búa kiểm tra: Một búa nhỏ có tay cầm dài và mỏng, được sử dụng để kiểm tra độ xiết chặt của bulông - đai ốc bằng âm thanh và rung động phát ra khi gã vào chúng. 1.1.2.10. Các loại dũa: Dùng để sửa nguội các chi tiết hoặc gia công các chi tiết có lượng kim loại cần cắt gọt nhỏ. Có các loại dũa sau: Hình 1.20. Các loại dũa * Căn cứ theo hình dạng dũa: - Dũa dẹt. - Dũa tam giác. - Dũa lòng mo
  16. - Dũa tròn - Dũa vuông. * Căn cứ theo kích thước răng của dũa chia ra: dũa thô và dũa mịn 1.1.2.11. Đục sắt - Đục nhọn dùng để đục rãnh. - Đục bằng để đục mặt phẳng, cạo muội than hoặc cặn bẩn bám vào chi tiết. Hình 1.21. Đục sắt 1.1.2.12. Đột - Đột lỗ: dùng để gia công lỗ trên các chi tiết mỏng như gioăng đệm. Một bộ đột gồm nhiều chi tiết có kích thước đường kính lỗ khác nhau - Đột tháo chốt: Dùng để tháo các chốt có đường kính nhỏ - Đột lấy tâm (Chấm dấu): dùng để đánh dấu chi tiết hoặc xác định tâm của lỗ khoan. Đầu của đục được tôi cứng. Khi lấy dấu không được gõ mạnh vào chấm dấu Hình 1.22. Chấm dấu Hình 1.23. Đột tháo chốt 1.1.2.13. Cưa sắt: Dùng để cắt các chi tiết, các loại sắt thép phục vụ qúa trình sửa chữa. Cưa sắt có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau tùy theo tính năng và yêu cầu của công việc sửa chữa.
  17. Hình 1.24. Các loại cưa sắt 1.1.2.14. Cờlê hơi (Súng hơi) Cờlê hơi sử dụng khí nén có áp suất cao tạo ra mômen để tháo và thay thế bulông - đai ốc. Cờlê hơi được sử dụng nhiều trong công việc lắp ráp nhằm tăng năng suất lao động, giảm thao tác cho công nhân. * Những chú ý khi sử dụng: - Luôn sử dụng đúng áp suất khí nén theo quy định của từng loại cờlê hơi. - Kiểm tra cờlê hơi định kỳ và bôi dầu để bôi trơn và chống rỉ. - Chỉ dùng cờlê hơi để nới ốc. Nếu dùng cờlê hơi để tháo hoàn toàn đai ốc ra khỏi ren, đai ốc quay nhanh có thể văng ra ngoài gây tai nạn. Hình 1.25. Cờlê hơi - Luôn lắp đai ốc vào ren bằng tay trước. Nếu cờlê hơi được sử dụng ngay từ khi bắt đầu, ren có thể bị hỏng. Không xiết qúa chặt (dùng áp suất khí nén qúa cao). - Khi kết thúc công việc phải dùng cờlê lực để kiểm tra. 1.1.3. Dụng cụ đo kiểm Các thiết bị, dụng cụ đo được sử dụng để chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của máy xây dựng bằng cách kiểm tra kích thước của chi tiết và trạng thái điều chỉnh có
  18. phù hợp với tiêu chuẩn hay không, và xem các chi tiết của xe hay động cơ có hoạt động đúng hay không 1.1.3.1. Thước cặp: + Công dụng: - Thước cặp dùng để đo chiều dài, đo đường kính trục, đường kính lỗ, độ sâu của lỗ. - Thước cặp có nhiều loại chia ra theo mức độ chính xác như thước 1/10; Hình 1.26. Các phép đo bằng thước 1/20; 1/50; tỷ số càng nhỏ thì độ chính cặp xác càng cao. - Thước cặp còn được phân loại theo kết cấu và phương pháp hiển thị thông số đo: thước cặp cơ khí, thước cặp điện tử + Cách sử dụng: - Đóng hoàn toàn đầu đo trước khi đo, và kiểm tra rằng có đủ khe hở giữa đầu đo có thể nhìn thấy ánh sáng. - Khi đo, di chuyển đầu đo nhẹ nhàng sao cho chi tiết được kẹp chính xác giữa các đầu kẹp. - Khi chi tiết đã được kẹp chính xác giữa các đầu kẹp, cố định thước trượt bằng vít hãm để dễ đọc giá trị đo. + Đọc giá trị đo - Giá trị đến 1,0 mm: Đọc trên thang đo chính, vị trí bên trái của điểm 0 trên thước trượt (du xích).Ví dụ: 45 (mm) - Giá trị nhỏ hơn 1,0 mm đến 0,05 mm: Đọc tại điểm mà vạch của thước trượt và vạch của thang đo chính trùng nhau.
  19. Hình 1.27. Đọc giá trị đo trên thước cặp Ví dụ: 0,25 (mm) - Tính toán giá trị đo: + Ví dụ: 45 + 0,25 = 45,25 (mm) 1.1.3.2. Pan me: + Công dụng: Panme dùng để đo đường kính ngoài/chiều dày chi tiết bằng cách tính toán chuyển động quay tương ứng của đầu di động theo hướng trục. + Cấu tạo: Hình 1.28. Cấu tạo của panme cơ khí (1) Đầu cố định ; (2) Đầu di động ; (3) Khoá hãm (4) Ren; (5) Vòng xoay; (6) Cóc hãm + Phạm vi đo: Một bộ có nhiều panme với các kích thước đo khác nhau: 0~25mm; 25~50mm; 50~75mm; 75~100mm
  20. Độ chính xác phép đo: 0.01mm đối với panme cơ khí 0,001 mm đối với panme điện tử + Cách đo: Hình 1.29. Kiểm tra và điều chỉnh panme 1. Dưỡng kiểm tra 2. Giá đỡ 3. Cóc hãm 4. Đầu di động 5. Kẹp hãm 6. Thân 7. ống xoay 8. Chìa điều chỉnh (1) Chỉnh panme về vị trí chuẩn (điểm 0) - Trước khi sử dụng panme, cần kiểm tra và điều chỉnh vạnh 0 trùng khít với nhau (hình A). - Kiểm tra Trong trường hợp panme 50~75mm như trong hình vẽ, đặt một dưỡng tiêu chuẩn 50mm vào giữa đầu đo, và cho phép hãm cóc quay 2 đến 3 vòng. Sau đó, kiểm tra rằng đường chuẩn trên thân và vạch “0” trên vòng xoay trùng nhau. - Điều chỉnh - Nếu sai số nhỏ hơn 0.02mm Đẩy kẹm hãm để giữ chặt đầu di động. Sau đó dùng chìa điều chỉnh như trong hình vẽ B để di chuyển và điều chỉnh phần thân. - Nếu sai số lớn hơn 0,02 mm: Đẩy kẹp hãm để giữ chặt đầu di động. Dùng chìa điều chỉnh để nới lỏng cóc hãm như hình C. Sau đó gióng thẳng vạch 0 trên ống quay với vạch chuẩn trên thân. Khoá chặt cóc hãm lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2