intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIÁO TRÌNH TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA part 9

Chia sẻ: Asd Avfssdg | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

129
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

V.5.2. Phân loại nước thải a) Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt tạo ra từ các hoạt động thường ngày ở nơi cư trú của con người. Các chất có trong nước thải sinh hoạt tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau từ các chất trôi nổi hay lơ lửng đến những chất rắn rất nhỏ ở trạng thái keo hay dung dịch thực cùng nhiều vi sinh vật gây bệnh. b) Nước thải công nghiệp Nước thải từ các ngành công nghiệp khác nhau và không giống nhau về thành phần và tính chất có thể phân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIÁO TRÌNH TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA part 9

  1. Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước V.5.2. Phân loại nước thải a) Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt tạo ra từ các hoạt động thường ngày ở nơi cư trú của con người. Các chất có trong nước thải sinh hoạt tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau từ các chất trôi nổi hay lơ lửng đến những chất rắn rất nhỏ ở trạng thái keo hay dung dịch thực cùng nhiều vi sinh vật gây bệnh. b) Nước thải công nghiệp Nước thải từ các ngành công nghiệp khác nhau và không giống nhau về thành phần và tính chất có thể phân thành các nhóm: - Những ngành công nghiệp có chất thải vô cơ hoặc một phần vô cơ và một phần hữu cơ như công nghiệp gốm sứ, khai thác quặng, đúc mạ tẩy rửa kim loại bằng acid... - Những ngành công nghiệp có chất thải chủ yếu là hữu cơ như chất thải hydrocarbon, chất thải chứa fenol, chất thải chứa các chất hữu cơ khác và các chất thải sinh học như ngành thuộc da, sản xuất bia rượu... - Những lĩnh vực có chất thải phóng xạ như nhà máy điện nguyên tử, các bệnh viện và viện nghiên cứu có sử dụng các đồng vị phóng xạ. c) Nước thải từ vùng sản xuất nông nghiệp Loại nước thải này có chứa các chất trừ sâu, diệt cỏ, các loại phân bón tự nhiên và nhân tạo, các mảnh vụn thực vật. V.5.3. Lựa chọn biện pháp xử lý Việc lựa chọn biện pháp xử lý nước thải dựa trên cơ sở: - Tính chất của các chất gây ô nhiễm. - Điều kiện khí hậu. - Điều kiện của dòng chảy ao hồ tiếp nhận nước thải sau xử lý. - Yêu cầu về chất lượng nước thải sau xử lý. - Điều kiện kinh tế kỹ thuật hiện có. Việc loại trừ các chất ô nhiễm có trong nước thải được thực hiện do sự kết hợp của các quá trình lý học, hóa học, và sinh học. Về hình thức có thể phân thành các phương pháp xử lý theo phương pháp đơn giản và phức tạp (xử lý có hệ thống). Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 161
  2. Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước V.5.4. Một số phương pháp xử lý đơn giản a) Xử lý bằng ao hồ tự nhiên Trong phương pháp này người ta cho nước cần xử lý chảy xuống một cái hố hoặc một rãnh đào. Từ hố hay rãnh nước sẽ thấm vào đất trải qua quá trình làm sạch. Phương pháp này dùng khi lưu lượng nước xử lý nhỏ và lớp đất phía dưới có độ rỗng lớn. Đây là phương pháp xử lý đơn giản, ít tốn kém trong đầu tư nhưng cần thận trọng để tránh gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Độ sâu từ hố xuống mực nước ngầm phải đủ đảm bảo cho mọi thành phần độc hại được giữ lại trong đất, chỉ có nước đã làm sạch đi tới tầng nước ngầm. b) Bãi tưới Trong điều kiện diện tích đất đai cho phép có thể xử lý nước ô nhiễm hay nước thải bằng cách cho chảy tràn trên một vùng đất có độ dốc xác định. Trên vùng đất này (bãi tưới) có một thảm thực vật thích hợp. Lớp nước thải chảy tràn có chiều dày, vận tốc và chiều dài tới rãnh thu được tính toán sao cho luôn giữ được điều kiện háo khí và có thời gian lưu trên bãi đủ cho quá trình xử lý thực hiện thuận lợi và đạt tới mức cần thiết. Các cơ chế loại chất ô nhiễm trong trường hợp xử lý này bao gồm tác dụng lọc ở phần nước thấm xuống đất, tác dụng phân hủy sinh học xảy ra trên mặt bãi và trong lớp đất sát mặt, và do quá trình bốc hơi. Sản phẩm phân hủy sẽ được rễ thực vật hấp thụ. Nước sau khi chảy qua bãi sẽ được tập trung vào rãnh đào ở cuối bãi để dẫn đến kênh tiêu ra sông hoặc hồ. Cũng như hố xử lý, khi dùng phương pháp này cần chú ý đến chiều sâu nước ngầm để tránh làm ô nhiễm nước ngầm. Ngoài ra bãi tưới phải bố trí xa vùng dân cư để tránh gây ô nhiễm không khí vùng dân cư. Đất đai vùng bãi tưới phải đạt độ tơi xốp nhất định. c) Phương pháp pha loãng Khi lưu lượng dòng chảy trong sông lớn, khả năng tự làm sạch của sông là đáng kể và lưu lượng dòng nước thải không lớn thì có thể xả trực tiếp nước thải ra sông ở vị trí xa vùng dân cư, với điều kiện nồng độ chất ô nhiễm trong sông sau khi xả không vượt phạm vi cho phép. Trong trường hợp này nồng độ chất ô nhiễm được pha loãng, quá trình tự làm sạch của nước diễn ra thuận lợi ít gây tổn hại cho hệ sinh thái nước. Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý đặc biệt tới sự sút giảm nồng độ oxy hòa tan trong sông kể từ điểm nhận nước thải. Nồng độ oxy hòa tan trong sông thường chỉ đạt tối đa là 10 mg/L, trong khi đó nhu cầu oxy trong các phản ứng phân hủy sinh học các chất hữu cơ lại lớn. Bởi vậy khi dùng phương pháp pha loãng đoạn sông phía hạ lưu kể từ vị trí xả thường có nồng độ oxy thấp ảnh hưởng đến việc nuôi thủy sản. d) Hệ thống ao xử lý Theo phương pháp này các chất hữu cơ có trong nước thải bao gồm mọi kích thước chuyển hóa thành các chất vô cơ trong các ao rộng và tương đối nông. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 162
  3. Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước Quá trình chuyển hóa trong các ao xử lý này là kết quả của sự hoạt động trao đổi chất kết hợp của tảo và vi khuẩn. Trường hợp các ao được thiết kế, xây dựng và vận hành sao cho quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra trong điều kiện háo khí thì các ao đó được gọi là ao oxy hóa. Nếu điều kiện trong các ao là yếm khí hay vừa yếm khí vừa háo khí thì gọi là ao chuyển đổi. Các ao yếm khí được thiết kế để tiếp nhận lượng nạp chất hữu cơ lớn nên trong ao hoàn toàn không còn oxy hòa tan. Các ao này được sử dụng tốt nhất để xử lý sơ bộ các loại nước thải có cường độ mạnh và hàm lượng chất rắn cao. Các chất này lắng xuống đáy và được phân hủy yếm khí, phần chất lỏng ở trên được dẫn vào ao chuyển đổi để tiếp tục được xử lý. Việc vận hành của ao yếm khí có kết quả hay không phụ thuộc vào sự cân bằng giữa các vi khuẩn tạo acid và các vi khuẩn tạo khí metan. Các chất rắn lắng đọng ở đáy ao phân hủy theo hai giai đoạn do hai nhóm vi khuẩn yếm khí thực hiện. Trước hết các hợp chất hữu cơ được oxy hóa thành các acid (chủ yếu là acid acetic), sau đó acid này tiếp tục chuyển hóa thành metan. Các ao điều hòa được sử dụng như là giai đoạn thứ hai của ao chuyển đổi. Chức năng chủ yếu của loại ao này là tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Các ao điều hòa được thiết kế sao cho háo khí hoàn toàn và có khả năng duy trì điều kiện háo khí tới độ sâu 3m. Thông thường độ sâu của ao điều hòa chỉ vào khoảng 1,0 ÷ 1,5m. Ao có độ sâu nhỏ, khả năng tiêu diệt các virus của ao sẽ lớn hơn so với các ao có độ sâu lớn. Trong các ao điều hòa, vi khuẩn và virus bị tiêu diệt nhanh chóng vì không có môi trường sống thuận lợi cho chúng. Kén và ấu trùng của các sinh vật ký sinh đường ruột sẽ sa lắng xuống đáy ao và do thời gian lưu tồn dài, ở đó chúng sẽ bị tiêu diệt. e) Phương pháp khống chế ô nhiễm nước Có nhiều cách giảm lượng nước thải: - Nghiên cứu và áp dụng các quy trình công nghệ không có nước thải. - Hoàn thiện các quá trình hiện có. - Nghiên cứu và áp dụng các thiết bị hiện đại. - Áp dụng thiết bị làm nguội bằng không khí. - Sử dụng lại nước thải sau xử lý trong hệ thống nước tuần hoàn và khép kín. Con đường triển vọng nhất để giảm nhu cầu nước sạch là thiết lập các hệ thống nước tuần hoàn và khép kín. e1. Hệ thống cấp nước tuần hoàn Trong sơ đồ cấp nước tuần hoàn cần thiết phải làm sạch nước thải, làm nguội nước tuần hoàn và sử dụng lại nước thải. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 163
  4. Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước Ứng dụng cấp nước tuần hoàn cho phép giảm 10 ÷ 50 lần nhu cầu nước tự nhiên. Ví dụ để biến 1 tấn cao su trong quy trình sản xuất cũ (cấp nước trực tiếp) cần 2.100m3 nước, còn khi cấp nước tuần hoàn chỉ cần 165m3. Nước tuần hoàn chủ yếu được sử dụng trong các thiết bị truyền nhiệt để giải nhiệt. Phần lớn nước bị mất đi do bay hơi và cuốn theo không khí. Ngoài ra nó có thể bị ô nhiễm do các sự cố và do độ kín của thiết bị không tuyệt đối. Thất thoát nước chia ra như sau: do bay hơi khoảng 2,5%; cuốn theo khí 0,3 ÷ 0,5%; thải ra 6 ÷ 10%; tổng các thất thoát khác 1%. Lượng nước thất thoát này cần được bổ sung liên tục bằng nước sạch hoặc nước sau khi xử lý. Lượng nước thải ra 6 ÷ 10% cần thiết để giải quyết lớp cặn bao phủ thiết bị, tính ăn mòn và sự phát triển vi sinh trong nước tuần hoàn. Sản xuất Xử lý Sản xuất Nước bổ sung Làm nguội Hình 5.2. Sơ đồ cấp nước tuần hoàn Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 164
  5. Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước Bảng 5.8. Các yêu cầu chất lượng nước để bổ sung vào hệ thống cấp nước tuần hoàn trong công nghiệp hóa học Nước bổ sung Nước tuần Chỉ số hoàn Thải 8% Không thải Độ cứng đương lượng (g/m3) - Carbonat 2,5 2 0,9 - Cố định 5 4 1,9 Tổng hàm lượng muối 1200 900 445 Độ oxy hóa permanganat (g/m3) 8 ÷ 15 11,8 ÷ 12,8 3 ÷ 5,7 Nhu cầu oxy hóa học (g/m3) 70 55 26 Chlorua (g/m3) 300 237 112 Sulfat (g/m3) 350 ÷ 500 277 ÷ 395 119 ÷ 187 Tổng phospho và nito (g/m3) 3 2,4 1,1 Hạt lơ lửng (g/m3) 30 23,6 11,2 Dầu và chất tạo nhựa (g/m3) 03 0,25 0,1 e2. Hệ thống nước khép kín Khuynh hướng cơ bản giảm lượng nước thải và khống chế ô nhiễm các nguồn nước là xây dựng hệ thống cấp nước khép kín. Đây là một hệ thống mà trong đó nước được sử dụng nhiều lần trong sản xuất, không xử lý hoặc được xử lý, không hình thành và không thải nước ra nguồn tiếp nhận. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 165
  6. Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước Hệ thống nước khép kín của toàn bộ khu công nghiệp được hiểu là hệ thống bao gồm việc sử dụng nước mặt, nước thải công nghiệp và sinh hoạt sau xử lý cho các xí nghiệp công nghiệp để tưới đồng ruộng, hoa màu, tưới rừng; giữ mực nước ổn định trong các nguồn nước, loại trừ sự tạo thành nước thải và không thải nước bẩn vào nguồn. Nước sạch bổ sung cho hệ thống cấp nước khép kín cho phép trong trường hợp nếu nước sau khi xử lý không đủ để bù đắp lượng thất thoát hoặc trường hợp nước thải sau khi xử lý không thỏa mãn các yêu cầu công nghệ và vệ sinh. Nước sạch chỉ tiêu hao cho mục đích uống và sinh hoạt. Hệ thống nước khép kín phải đảm bảo việc sử dụng hợp lý nước trong tất cả các quá trình công nghệ, thu hồi tối đa các chất trong nước thải, giảm bớt chi phí đầu tư và chi phí hoạt động cũng như các điều kiện vệ sinh cho người lao động. Nước sau khi xử lý phải tương ứng với chất lượng nước sử dụng cho công nghiệp. Bảng 5.9. Các yêu cầu đối với chất lượng nước công nghiệp Công Công Sản xuất Sản xuất hơi nghiệp sợi nghiệp xenlulo trong lò cao Chỉ số (không tẩy) áp (5 ÷ 10M) hóa học hóa chất Tổng độ cứng đương lượng 0,035 0,012 5 0,035 (g/m3) Diocide silic (g/m3) - 50 50 0,7 Đồng (g/m3) - - - 0,05 Mangan (g/m3) 0,03 - - - Sắt (g/m3) 0,05 0,1 0,1 0,05 Oxi (g/m3) - - - 0,3 Nitrat và nitric (g/m3) - - - - 7÷8 6,2 ÷ 8,3 6 ÷ 10 8 ÷ 10 pH Độ màu (độ) 5 20 - - Độ oxy hóa (g/m3) 4 - - - V.6. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tham khảo và hiểu các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành về bảo vệ nguồn nước. 2. Thế nào là hiện tượng tự làm sạch trong sông? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình tự làm sạch này? 3. Trình bày quá trình tự làm sạch của nước ngầm. 4. Tìm hiểu phương pháp đánh giá nhanh tải lượng chất ô nhiễm của WHO đề xuất. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 166
  7. Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước CHƯƠNG VI: QUẢN LÝ TỔNG HỢP NGUỒN NƯỚC VI.1. QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC 7 VI.1.1. Nhiệm vụ của quy hoạch và quản lý nguồn nước Quy hoạch nguồn nước là sự hoạch định chiến lược sử dụng nước một cách hợp lý của một quốc gia, trên một vùng lãnh thổ hoặc một lưu vực sông, bao gồm chiến lược đầu tư phát triển nguồn nước và phương thức quản lý nguồn nước nhằm đáp ứng các yêu cầu về nước và đảm bảo sự phát triển bền vững. Quy hoạch và quản lý nguồn nước là một công việc phức tạp. Trong thời đại hiện nay, việc khai thác nguồn nước không chỉ phải đảm bảo sự đầu tư có hiệu quả mà còn phải đảm bảo sự phát triển bền vững. Nguồn nước trên hành tinh ngày càng cạn kiệt so với sự gia tăng dân số và mức độ yêu cầu ngày càng cao của các đối tượng dùng nước cả về số lượng và chất lượng. Chính vì vậy trong các quy hoạch khai thác nguồn nước thường tồn tại các mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa các ngành dùng nước, mẫu thuẫn giữa khai thác và bảo vệ môi trường, mâu thuẫn giữa sử dụng nước với sự đảm bảo phát triển bền vững. Nếu trước đây, theo quan điểm truyền thống, khai thác nguồn nước phải đảm bảo tối ưu về mặt đầu tư, thì ngày này vấn đề phân tích kinh tế chỉ là một trong các tiêu chuẩn đánh giá dự án quy hoạch. Khi phải đảm bảo sự phát triển bền vững trong quá trình phát triển nguồn nước thì vấn đề đặt ra không phải tìm phương án tối ưu mà cần phải tìm phương án hợp lý nhất - phương án tối ưu kinh tế và thỏa mãn các yêu cầu phát triển bền vững. Nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng nước là thành lập một cân bằng hợp lý với hệ thống nguồn nước theo các tiêu chuẩn đã được quy định bởi các mục đích khai thác và quản lý nguồn nước. Một quy hoạch hệ thống nguồn nước được gọi là hợp lý nếu thỏa mãn yêu cầu khai thác nguồn nước được đánh giá bởi hệ thống chỉ tiêu đánh giá với các tiêu chí sau: - Sử dụng nguồn nước hiệu quả nhất và hợp lý nhất. - Hiệu quả đầu tư cao, các phương án quy hoạch tối ưu nhất. - Đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững tài nguyên nước. Lợi dụng tổng hợp là nguyên tắc cao nhất của việc hoạch định các phương án quy hoạch khai thác tài nguyên nước. Nhưng khi đó có thể tồn tại mâu thuẫn giữa những ngành dùng nước, hoặc là mâu thuẫn giữa khai thác và bảo vệ môi trường. Tìm kiếm phương án tối ưu trong bài toán quy hoạch có thể được giải quyết nhờ áp dụng các phương pháp tối ưu hóa. Hiện nay, các phương pháp tối ưu hóa trong lĩnh vực quy hoạch nguồn nước đã được áp dụng tương đối phổ biến trên thế giới. Tuy vậy, không phải bài toán quy hoạch nào cũng có thể áp dụng được phương pháp tối ưu hóa. Trong trường hợp như vậy thì phương pháp mô phỏng sẽ hiệu quả hơn trong việc tìm nghiệm tối ưu. Thực ra, phương pháp mô phỏng không giải quyết tìm nghiệm tối ưu mà tìm nghiệm hợp lý. 7 Tham khảo chi tiết: Hà Văn Khối (2005). Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 167
  8. Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước VI.1.2. Các bài toán cơ bản về quy hoạch và quản lý nguồn nước Quy hoạch và quản lý nguồn nước gồm ba nhóm công việc: (1) quy hoạch hệ thống, (2) phát triển nguồn nước và (3) quản lý nguồn nước. a) Quy hoạch hệ thống Quy hoạch hệ thống nguồn nước là sự thiết lập cấu trúc của hệ thống nguồn nước bao gồm các công trình và các yêu cầu về nước. Mục tiêu của giai đoạn quy hoạch hệ thống là xác định một cấu trúc hợp lý nhất của hệ thống nguồn nước, thỏa mãn các mục tiêu khai thác và bảo vệ nguồn nước. Khi tiến hành quy hoạch hệ thống, từ yêu cầu khai thác nguồn nước, người làm quy hoạch phải xác định những loại công trình nào sẽ được xem xét xây dựng? Quy mô xây dựng ra sao? Yêu cầu cấp nước nào cần được xem xét và khả năng đáp ứng đến đâu? Cấu trúc nào của hệ thống được coi là khả thi và tối ưu nhất? Ngoài ra cũng cần xem xét đến các phương án phi công trình (trồng rừng, thể chế chính sách…) nhằm bảo vệ và tái tạo nguồn nước. Nhiệm vụ của quy hoạch hệ thống là xác định cấu trúc hợp lý về các giải pháp công trình và phương thức sử dụng nước. Chẳng hạn trường hợp cần lập quy hoạch đối với một hệ thống tưới tiêu kết hợp, khi đó về mặt công trình cần xem xét những công trình đầu mối nào sẽ được xây dựng (cống lấy nước, thoát nước, trạm bơm), vị trí xây dựng và quy mô các loại công trình đó, xác định cấu trúc của các trục kênh tưới tiêu, phân vùng các khu tưới tiêu… b) Phát triển nguồn nước Phát triển nguồn nước là bài toán hoạch định chiến lược đầu tư phát triển bao gồm cả vấn đề đầu tư phát triển hệ thống công trình và vấn đề sử dụng nguồn nước một cách hợp lý nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai. Lập quy hoạch phát triển nguồn nước bao gồm những nội dung như sau: - Dự báo yêu cầu về nước trong tương lai. - Đánh giá cân bằng nước trong tương lai bao gồm cân bằng tự nhiên và cân bằng với quy hoạch hệ thống công trình đã xác định trong tương lai. - Xây dựng quy hoạch về sử dụng nước và khai thác nguồn nước trong tương lai. - Dự báo sự thay đổi về môi trường, sự suy thoái nguồn nước do các hoạt động dân sinh kinh tế và tác động do các biện pháp khai thác nguồn nước gây nên. - Hoạch định các biện pháp cần thiết trong quản lý nguồn nước, hệ thống chính sách và thể chế nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. - Lập chiến lược tối ưu trong đầu tư phát triển nguồn nước. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 168
  9. Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước c) Quản lý nguồn nước Quản lý nguồn nước là sự xác định phương thức quản lý nguồn tài nguyên nước trên một khu vực, một vùng lãnh thổ hoặc một hệ thống sông một cách hiệu quả và đảm bảo yêu cầu về sự phát triển bền vững cho vùng hoặc lưu vực sông; nhằm kiểm soát các hoạt động khai thác nguồn nước và những hoạt động dân sinh kinh tế có tác động tích cực và tiêu cực đến cân bằng sinh thái và suy thoái nguồn nước trên một vùng lãnh thổ hoặc lưu vực sông. Để quản lý nguồn nước một cách có hiệu quả cần giải quyết các vấn đề chính như sau: - Hoạch định hệ thống các chính sách, thể chế nhằm quản lý tốt nhất tài nguyên nước trên một lãnh thổ hoặc trên một lưu vực sông. Hệ thống chính sách bao gồm luật nước và các văn bản dưới luật do nhà nước ban hành, hệ thống các chính sách nhằm khuyến khích cộng đồng tham gia vào quá trình bảo vệ nguồn nước. Các thể chế được xây dựng tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của vùng có nguồn nước cần bảo vệ. Đối với các sông lớn chảy qua lãnh thổ của nhiều quốc gia cần thiết lập các tổ chức liên quốc gia để phối hợp hành động. - Thiết lập hệ thống kỹ thuật trợ giúp công tác quản lý nguồn nước bao gồm hệ thống quan trắc, hệ thống xử lý thông tin, các mô hình toán và các phần mềm quản lý dữ liệu, các mô hình và phần mềm quản lý nguồn nước. Đây được coi là công cụ quan trọng để kiểm soát những ảnh hưởng có lợi và có hại đến nguồn nước và sinh thái do các hoạt động dân sinh kinh tế gây ra, từ đó có cơ sở hoạch định các phương thức khai thác hợp lý tài nguyên nước và các biện pháp cần thiết để bảo vệ và nâng cao chất lượng của nguồn nước. VI.1.3. Chương trình quốc gia các dạng quy hoạch nguồn nước a) Chương trình quốc gia về phát triển nguồn nước Chương trình quốc gia về phát triển nguồn nước thiết lập hệ thống chính sách và chương trình về nước trên toàn quốc nhằm khai thác hiệu quả và hợp lý tài nguyên nước của một quốc gia. Hệ thống chính sách và các chương trình quốc gia về nước bao gồm các quyền cam kết về nước, kiểm tra chất lượng nước, bảo vệ phân phối nước và tổng hợp thông tin từ các quy hoạch lưu vực sông. Chương trình quốc gia về phát triển nguồn nước cũng nêu các điều kiện hiện tại, những hoạt động cần làm và những biện pháp dự kiến để hướng dẫn các hoạt động có ảnh hưởng đến phạm vi toàn quốc trong tương lai. Quan trọng hơn, chương trình quốc gia về phát triển nguồn nước phải đảm bảo được những hoạt động cấp chính phủ nhằm thống nhất các kế hoạch và chương trình liên quan đến nước của tất cả các cơ quan chính phủ, kể cả phát triển đô thị, công nghiệp, tưới tiêu, thủy điện, khai khoáng và sự phát triển của các nhóm ngành tư nhân. Cơ sở của việc lập chương trình quốc gia về phát triển nguồn nước là các mục tiêu quốc gia có liên quan đến sử dụng khai thác nguồn nước bao gồm: Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 169
  10. Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước - Xóa đói giảm nghèo - Tăng trưởng kinh tế - Phát triển khu vực - Duy trì môi trường lành mạnh - An ninh quốc gia... Với các mục tiêu kế hoạch chung của quốc gia, các mục tiêu về nguồn nước cấp quốc gia thường bao gồm các vấn đề sau: - Tối ưu hóa những lợi ích đa mục tiêu từ tài nguyên nước, đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác - Tối ưu hóa sản xuất điện năng trong khuôn khổ những hạn chế khác - Phòng chống lũ lụt - Cung cấp đủ nước cho dân sinh và công nghiệp - Duy trì chất lượng nước theo các tiêu chuẩn chất lượng đã xác lập - Duy trì môi trường bền vững theo những hướng dẫn đã đặt ra - Phát triển giao thông thủy và duy trì phát triển thủy sản - Đảm bảo khả năng bền vững tài chính của các dự án và chương trình. b) Quy hoạch lưu vực về nguồn nước Quy hoạch nguồn nước cấp lưu vực vạch ra chính sách và chương trình về nước trên một lưu vực sông nhằm khai thác hiệu quả và hợp lý tài nguyên nước trên lưu vực. Mục đích của quy hoạch lưu vực là đưa ra hướng dẫn để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn nước trên lưu vực nhằm đáp ứng tốt nhất các mục tiêu và mục đích quốc gia và vùng lãnh thổ. Quy hoạch lưu vực vì thế phải bao gồm một tài liệu xác định, lựa chọn và kế hoạch thực hiện các dự án, quy chế và cam kết về nước. Quy hoạch này tổng hợp tất cả các dữ liệu thích hợp hiện có lập thành văn bản mô tả tất cả các dự án đang tồn tại, các quy định và cam kết về nước, đưa ra các phương án quản lý các nguồn nước phù hợp với các mục tiêu và mục đích đã đề ra. Các điều kiện sử dụng nước và các phương án được lập theo những mốc thời gian cụ thể - hiện tại, 10 năm, 25 năm và 50 năm. Do những dữ liệu thu thập được ngày càng tăng cùng với sự thay đổi về mục tiêu nên quy hoạch lưu vực phải được thay đổi và cập nhật thường kỳ. Quy hoạch lưu vực sẽ là văn bản chính thức hướng dẫn mọi hoạt động quy hoạch của chính phủ và khu vực tư nhân của tất cả các ngành có thể sử dụng hay tác động đến các nguồn nước của lưu vực. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 170
  11. Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước Phạm vi của quy hoạch lưu vực sẽ đề cập đến mọi nguồn nước trong lưu vực và sử dụng các nguồn nước này trong cũng như ngoài phạm vi lưu vực. Khi lập các quy hoạch lưu vực cũng cần xem xét đến mối quan hệ với các lưu vực khác. Các mục tiêu và mục đích mà phát triển nguồn nước lưu vực thường hướng tới bao gồm: - Quản lý các nguồn nước theo cách nhằm đảm bảo tối đa hóa các lợi ích kinh tế xã hội và môi trường trong sạch đã được nêu trong các mục tiêu quốc gia. - Hoàn thành hoặc tiến hành các dự án và chương trình phù hợp với luật pháp và quy định quốc gia cũng như các lịch trình đặt ra nhằm đáp ứng các nhu cầu phụ thuộc vào nước. Hệ thống chính sách ảnh hưởng đến quy hoạch nước lưu vực sông có thể bao gồm: - Các quy định pháp luật về nước, thiết kế công trình và quản lý nguồn nước - Quy định về thứ tự ưu tiên đối với các đối tượng dùng nước - Các chính sách đảm bảo bền vững về môi trường - Quy định các loại phí hay ưu đãi có liên quan đến các dịch vụ về nước như cấp nước, tưới, tiêu, phòng lũ... ở mức đủ để đáp ứng mọi chi phí hoạt động quản lý khai thác nguồn nước - Các quy định liên quan đến lựa chọn và vận hành các công trình phù hợp với các thỏa thuận và cam kết pháp lý của lưu vực, quốc gia và quốc tế - Quy định đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng sử dụng nước... Quy hoạch lưu vực và chương trình về nước cấp quốc gia bổ sung cho nhau, có sự phụ thuộc hai chiều lẫn nhau. Những chi tiết về tài nguyên nước và tiềm năng phát triển của quy hoạch lưu vực sẽ cung cấp cho chương trình về nước cấp quốc gia để hoạch định công việc của mình. Trong khi đó, các quyết định điều chỉnh về chính sách, kinh tế và công trình xuất phát từ chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nước phải được phản ánh trong quy hoạch lưu vực. c) Quy hoạch chuyên ngành hoặc các quy hoạch cấp tiểu vùng Quy hoạch nguồn nước cấp tiểu vùng là các quy hoạch chi tiết cụ thể cho một vùng thuộc một lưu vực sông hoặc một phần lãnh thổ nằm trong quy hoạch liên lưu vực. Quy hoạch chuyên ngành là quy hoạch chi tiết cho một đối tượng khai thác nguồn nước nào đó: quy hoạch phòng lũ, quy hoạch khai thác thủy năng, quy hoạch cấp nước cho nông nghiệp... Trong thực tế một quy hoạch thường được lập theo nguyên tắc lợi dụng tổng hợp và được gọi là quy hoạch đa mục tiêu. Hai loại quy hoạch này thường được tiến hành riêng rẽ và chính nó sẽ là cơ sở cho việc lập quy hoạch lưu vực và xây dựng các chương trình phát triển nguồn nước cấp quốc gia. Mặt khác, khi các quy hoạch lưu vực và chương trình phát triển nguồn nước cấp quốc gia đã được xác lập thì những quy hoạch vùng và quy hoạch chuyên ngành phải được thực hiện trong khuôn khổ của quy hoạch lưu vực và quy hoạch quốc gia. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 171
  12. Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước VI.2. QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC VI.2.1. Khái niệm Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM) bắt đầu từ chính việc quản lý tài nguyên nước, trong đó sử dụng các biện pháp công trình và phi công trình để kiểm soát hệ thống tài nguyên nước tự nhiên và nhân tạo nhằm mục tiêu khai thác tối ưu nguồn tài nguyên nước đó. Các công cụ kiểm soát nguồn nước và các yếu tố môi trường cùng phối hợp trong hệ thống tài nguyên nước để thực hiện các mục tiêu quản lý nguồn nước. - Nhóm các công trình được con người tạo ra nhằm kiểm soát dòng chảy và chất lượng nguồn nước bao gồm hệ thống vận chuyển nước (kênh đào, đường ống), các công trình điều phối nước, đập ngăn và trữ nước, nhà máy xử lý, trạm bơm, các nhà máy thủy điện, giếng và các thiết bị liên quan. - Các yếu tố về nguồn tài nguyên nước tự nhiên bao gồm khí quyển, lưu vực sông, kênh mương, khu đất ngập nước, cánh đồng lũ, tầng ngậm nước, ao hồ, vùng ven biển, biển và đại dương. Tổ chức hợp tác về nguồn nước toàn cầu (GWP, 2000) định nghĩa về quản lý tổng hợp tài nguyên nước như sau: “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một quá trình xúc tiến việc phối hợp quản lý và phát triển các nguồn nước, đất đai và các nguồn lực liên quan nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội một cách cân bằng mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ thống sinh thái trọng yếu” Cơ sở khái niệm về IWRM dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nhiều mục đích sử dụng nguồn nước mà nguồn nước này lại có giới hạn. Có rất nhiều ví dụ chứng minh cho một thực tế là việc sử dụng không có kế hoạch nguồn nước khan hiếm đang gây lãng phí và làm mất tính bền vững của việc phát triển nguồn nước đó. Chẳng hạn nhu cầu về tưới tiêu cao và các lượng thoát nước ô nhiễm từ khu vực nông nghiệp cao đồng nghĩa là lượng nước sạch cho sinh hoạt và cho các ngành công nghiệp bị giảm đi; nước thải ô nhiễm từ các thành phố và khu vực công nghiệp làm nhiễm bẩn các dòng sông và đe dọa các hệ sinh thái; hoặc nếu lượng nước giữ lại trên sông để nuôi trồng thủy sản và các hệ sinh thái thì nước để tưới tiêu cho mùa màng sẽ ít đi. Ngay cả ở vùng ĐBSCL hiện nay, tình trạng tranh chấp nguồn nước sản xuất giữa các nhóm nông hộ canh tác lúa gạo (cần nước ngọt nằm trong khu đê bao) và các nhóm nông hộ nuôi trồng thủy sản (cần nước mặn nằm ngoài khu đê bao) cũng là một ví dụ khác cho thấy rất cần một nguyên tắc quản lý tài nguyên nước chung nhất nhằm đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu khai thác và sử dụng nguồn nước hợp lý. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 172
  13. Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước Hình 6.1. Ý kiến của các nhóm người, yếu tố môi trường con người và các khía cạnh của hệ thống nước tự nhiên trong IWRM [Nguồn: Neil S. Grigg (2007)] Như vậy trong nguyên tắc IWRM này, tất cả các khía cạnh xã hội, kinh tế, môi trường và kỹ thuật đều liên quan đến quản lý tài nguyên nước. Nó bao gồm việc liên kết quản lý các thành phần trong thế giới tự nhiên có ảnh hưởng quan trọng đến nguồn nước cả về chất lượng và số lượng. Ngay cả mối tương tác giữa nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm cũng chỉ là một phần của mối liên kết kể trên. Theo GWP (2000) những mối liên kết khác bao gồm: - Đất và nước: chúng ta có thể thấy việc sử dụng đất và canh tác nông nghiệp đều gây ảnh hưởng đến tài nguyên nước. - Số lượng và chất lượng nước: đảm bảo cho nguồn nước phù hợp cho những mục đích sử dụng khác nhau có thể được duy trì và khai thác tiếp tục. - Quyền lợi trên thượng nguồn và ở hạ nguồn: nếu cư dân sống trên thượng nguồn khai thác và sử dụng nhiều nước sẽ ảnh hưởng đến người dân sống ở hạ nguồn. Điều này có thể được giải quyết với công tác quản lý phù hộ, ghi nhận đầy đủ nhu cầu sử dụng nước ở cả vùng thượng nguồn và hạ nguồn của các lưu vực sông. - Nước trong sông hoặc tầng ngậm nước (blue water) và nước trên bề mặt đất (green water): hiện nay công tác quản lý có xu hướng tập trung nhiều hơn vào lượng nước trong các sông Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 173
  14. Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước ngòi hoặc trong tầng ngậm nước; vẫn còn một lượng nước khác cần được quan tâm là nước cho thực vật phát triển như mưa, hơi ẩm và nước từ quá trình bốc thoát hơi. - Nước và nước thải: ngày càng có nhiều nguồn nước được xem là ô nhiễm như nước thải sau sử dụng, nước mặn, nước mưa chảy tràn… đã ảnh hưởng đến thói quen sử dụng nước của con người. Hình 6.2. Phương thức tiếp cận của IWRM [Nguồn: UN WVLC (2006)] Bên cạnh đó vẫn còn nhiều tiêu chuẩn khác của IWRM liên quan đến khía cạnh xã hội. Điều này là tất yếu vì chính con người và những hành động của họ quyết định nguồn nước có được sử dụng hợp lý hay không. Theo GWP (2000) việc này có thể đạt được thông qua: - Luôn có sự kết hợp giữa công tác quản lý nguồn nước và những người ra chính sách ở tất cả các cấp độ - toàn cầu, quốc gia, địa phương, cộng đồng. - Bảo đảm tất cả các nhóm lợi ích được tham gia vào tiến trình ra quyết định. Khi đó tất cả các tranh chấp quyền lợi sẽ được đưa ra thảo luận nhằm đạt được giải pháp tối ưu. Việc này đòi hỏi sự nỗ lực hoàn thiện kiến thức và kỹ năng của các nhóm lợi ích để tham gia tốt nhất vào tiến trình ra quyết định. - Đề ra kế hoạch khai thác trên lưu vực, các thể chế chính sách đánh giá và dự kiến những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với nguồn tài nguyên nước. Cần phải chú ý rằng những quyết định trong nhiều lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp, giao thông, năng lượng, người nhập cư… đều có những ảnh hưởng đến nguồn nước. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 174
  15. Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước - Chuẩn bị đầy đủ những thông tin có liên quan đến hiện trạng của lưu vực như các điều kiện lý sinh, kinh tế, xã hội, sinh thái… nhằm hỗ trợ tốt nhất cho công tác ra quyết định. - Tác động đến người sử dụng nước để họ hiểu được việc tiêu thụ nước cần dựa trên giá trị thật sự của nguồn nước, đồng thời định ra nhu cầu khai thác dài hạn nguồn nước. Khái niệm của IWRM dựa trên các nguyên tắc Dublin, được đề ra tại Hội nghị về Nước và Môi trường thế giới tổ chức năm 1992. Những nguyên tắc này được xem là nền tảng của Chương trình nghị sự Liên hiệp quốc về bảo vệ các nguồn tài nguyên nước ngọt. Các nguyên tắc Dublin gồm 4 nguyên tắc về quản lý nước: - Nguyên tắc 1: Nước ngọt là tài nguyên có hạn và dễ suy thoái, cần thiết để duy trì sự sống, phát triển môi trường. - Nguyên tắc 2: Phát triển và quản lý cần dựa trên nguyên tắc cùng tham gia của người dùng nước, người lập kế hoạch và hoạch định chính sách ở mọi cấp. - Nguyên tắc 3: Phụ nữ có vai trò trung tâm trong việc dự trữ, quản lý và bảo vệ nguồn nước. - Nguyên tắc 4: Nước có giá trị kinh tế trong mọi sử dụng cạnh tranh và cần được thừa nhận là một hàng hóa kinh tế. VI.2.2. Tiến trình thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước a) Xác định các thành phần Các nguyên tắc chung của IWRM có thể hình dung gồm ba thành phần chồng lấp và phụ thuộc lẫn nhau gồm (1) chu trình thủy văn, (2) thủy vực và đất canh tác và (3) kinh tế, các mối quan hệ xã hội và các thể chế; bên cạnh đó là (4) các ảnh hưởng ngoại vi. Trong các thành phần thể hiện trong hình 6.3, thành phần (1) chu trình thủy văn gồm các yếu tố như mưa, mặt cản, bốc hơi, thoát hơi, thấm, rò rỉ, dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm, lượng trữ nước mặt và nước ngầm. Thành phần (2) thủy vực và đất canh tác gồm các yếu tố về địa lý - địa mạo, địa chất, thảm thực vật, đất đai, khí hậu; yếu tố sử dụng đất - trang trại, rừng, khu giải trí, công nghiệp và đô thị. Thành phần (3) kinh tế, các mối quan hệ xã hội và các thể chế gồm chính quyền, giáo dục, khu vực tư nhân, khu vực công, luật pháp, quy định, văn bản thi hành, tổ chức phi chính phủ NGO; các luật định, quyền lợi và giấy phép liên quan đến lĩnh vực nước; các hoạt động công nghiệp, thương nghiệp và giải trí; xử lý nước và nước thải. Nhóm ảnh hưởng ngoại vi (4) có thể là sự thay đổi khí hậu toàn cầu, sự trao đổi nước giữa các thủy vực, sự di dân và các hoạt động của con người, ô nhiễm bầu khí quyển. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 175
  16. Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước (4) Các ảnh hưởng ngoại vi c b I WRM a Hình 6.3. Các nguyên tắc chung của IWRM [Nguồn: UN WVLC (2006)] Từ hình minh họa ta thấy vùng giao nhau (a) giữa (1) và (2) thể hiện nhu cầu cấp nước sử dụng; vùng giao nhau (b) giữa (2) và (3) quan tâm đến các đập nước, ô nhiễm, kiểm soát lũ, xây dựng công trình ở vùng nông thôn và đô thị, khai thác nguồn nước và chất lượng nguồn nước; vùng giao nhau (c) giữa (1) và (3) thể hiện nhu cầu cấp nước sử dụng, các luật định, vấn đề ô nhiễm, bảo tồn và chất lượng. b) Tiến trình thực hiện Tiến trình chung liên quan đến IWRM bắt đầu từ việc thu thập các số liệu, phân tích dữ kiện thu thập được, mô tả hệ thống, đề xuất biện pháp quản lý thống nhất, công bố thông tin, giáo dục, giám sát và đánh giá (xem hình 6.4). Việc thu thập dữ liệu cho các thành phần trong IWRM bao gồm: (1) Số liệu của chu trình thủy văn - Thông số thủy văn: o Mưa, mặt cản o Bốc hơi, thoát hơi o Thấm, rò rỉ Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 176
  17. Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước o Dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm o Lượng trữ nước mặt và nước ngầm o Nhu cầu nước và lượng cấp nước - Chất lượng nước - Các biện pháp duy trì nguồn nước (2) Số liệu của thủy vực và đất canh tác - Dữ kiện địa chất (bản đồ, số liệu…) - Số liệu địa hình (mô hình độ cao số DEM) - Số liệu địa lý - Thảm thực vật - Đất đai và số liệu sử dụng đất - Số liệu khí hậu - Trang trại - Giải trí - Rừng - Công nghiệp và đô thị - Lớp phủ bề mặt đất - Các công trình kiểm soát lũ - Các công trình nông thôn - Các công trình đô thị và công nghiệp Khai thác nguồn nước - - Xử lý chất thải (3) Số liệu của kinh tế, các mối quan hệ xã hội và các thể chế - Trách nhiệm của các cơ quan chính phủ - Hoạt động của các NGO Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 177
  18. Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước - Hoạt động của các nhóm cộng đồng - Hoạt động của các nhóm cơ quan khác - Thể chế luật định - Văn bản thi hành - Các tiến trình giám sát - Ban hành luật (luật về nước…) - Thuế và/hoặc các chi phí về nước - Cơ cấu chính quyền hiện tại (4) Số liệu về nhóm ảnh hưởng ngoại vi - Trao đổi nước giữa các thủy vực hoặc ranh giới lưu vực sông - Xuất khẩu nước - Các ảnh hưởng của việc thay đổi khí hậu toàn cầu (hiện tại và dự kiến trong tương lai) - Ảnh hưởng của ô nhiễm bầu khí quyển (hiện tại và dự kiến trong tương lai) - Sự di dân (hiện tại và dự kiến trong tương lai) Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 178
  19. Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước Số liệu thu Số liệu thu Số liệu thu Số liệu thu thập (1) chu thập (2) thủy thập (3) kinh thập (4) nhóm ảnh trình thủy vực và đất tế, các mối hưởng ngoại quan hệ xã văn canh tác vi hội và các thể chế Tiến trình phân tích số liệu Ví dụ các mô hình trữ lượng nước, dự báo và các mô hình tài chính, các mô hình kinh tế, các mô tả hệ sinh thái, độc chất học, độc chất sinh thái học... Mô tả hệ thống Xem xét và mô hình hóa trữ lượng nước, lượng nước sử dụng, nhu cầu và lượng cấp nước; cơ cấu chính quyền, khung pháp ly, chi phí và thuế Thông tin và nguồn số liệu - số liệu thô, tổng hợp số liệu, kết quả từ mô hình Vận hành, quản lý và ngân sách hỗ trợ (trách nhiệm và ngân quỹ) Đề xuất biện pháp quản lý: tư vấn và giải quyết các xung đột Kiểm tra và báo cáo định kỳ Các tiến trình: công bố thông tin, giáo dục, mức độ bền vững, giám sát, báo cáo Đánh giá sau dự án Hình 6.4. Tiến trình thực hiện IWRM [Nguồn: UN WVLC (2006)] Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 179
  20. Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước VI.2.3. Nghiên cứu quản lý tổng hợp tài nguyên nước Nghiên cứu IWRM là một phương pháp chính sách đa ngành. Phương pháp này được phát triển nhằm thay thế phương pháp đơn ngành truyền thống trước đây về nguồn nước và quản lý nguồn nước mà hệ lụy của nó là các dịch vụ nghèo nàn và việc sử dụng tài nguyên nước không bền vững. IWRM dựa trên nhận thức rằng tài nguyên nước là một thành tố không thể thiếu được cho hệ sinh thái, là tài nguyên thiên nhiên và là hàng hóa mang giá trị kinh tế cũng như xã hội. Thiết lập hoạt động IWRM là một thách thức lớn cho các chính phủ và các thể chế bởi vì thông thường điều này chỉ có thể trở thành hiện thực qua một quá trình lâu dài thực hiện nhiều yếu tố từ việc cơ cấu lại luật pháp và thể chế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thu hút các đơn vị tham gia vào quá trình ra quyết định đến việc nâng cao năng lực và thiết lập các hệ thống thông tin và giám sát hiệu quả. Một trong những nguyên tắc chính của việc áp dụng IWRM trên thực tế đó là nguồn nước phải được quản lý theo những phân khu tự nhiên, ví dụ theo lưu vực sông chứ không phải theo phân khu hành chính. Việc áp dụng nguyên tắc này không phải dễ dàng ở nhiều quốc gia khi mà các chính quyền địa phương tự cho là được toàn quyền quản lý lưu vực sông trong phạm vi của mình. Ở Việt Nam, các lưu vực sông đang có nhiều tồn tại và bức xúc không chỉ trong quy hoạch và cả trong quản lý nguồn nước cần phải tháo gỡ, hậu quả của cách quản lý riêng rẽ theo địa giới hành chính từ nhiều năm qua để lại đến ngày nay. Hiện tại nhà nước đã phân cấp cho hệ thống quản lý nước theo địa giới hành chính chịu trách nhiệm quản lý nước tại các tỉnh và địa phương, nhưng bao quát và giải quyết các vấn đề về quản lý nguồn nước trên toàn bộ lưu vực sông cả số lượng và chất lượng thì gần như chưa có ai chịu trách nhiệm (ví dụ như các vấn đề phân chia hợp lý nguồn nước giữa các ngành dùng nước, giữa các khu vực, thượng lưu và hạ lưu, duy trì dòng chảy trên dòng chính và yêu cầu nước cho hệ sinh thái...). Điều này sẽ gây trở ngại rất nhiều cho việc thực hiện các nguyên tắc về quản lý tổng hợp tài nguyên nước và phát triển bền vững tài nguyên nước trên lưu vực và chỉ có thể giải quyết được khi trao chức năng này cho tổ chức lưu vực sông. (Nguyễn Văn Thắng) Nâng cao công tác quản lý nguồn nước theo các nguyên tắc IWRM là một chiến lược thiết yếu đối với Việt Nam nhằm cho phép phát triển kinh tế được tiến xa hơn trên cơ sở bền vững. Trong thời gian gần đây, chính phủ Việt Nam đã tiến hành một số bước hướng đến hoạt động IWRM. Cụ thể là Chính phủ đã chấp nhận và thực hiện Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên Nước đến năm 2020 trong đó công nhận rõ ràng các nguyên tắc của IWRM. Chính phủ cũng đã thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) và trao trọng trách cho Bộ này với tư cách là cơ quan đứng đầu trong việc quản lý tài nguyên nước. Các tổ chức lưu vực sông cũng đã được thành lập tại các lưu vực sông chính như lưu vực sông Hồng, sông Đồng Nai và sông Mê-Kông. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 180
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2