intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thẩm định dự án đầu tư: Phần 1

Chia sẻ: Túcc Vânn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

21
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 cuốn giáo trình "Thẩm định dự án đầu tư" cung cấp cho người học các kiến thức: Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư, tổ chức thẩm định dự án đầu tư; phương pháp thẩm định dự án đầu tư. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thẩm định dự án đầu tư: Phần 1

  1. ________ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN t r ư ờ n g đ ạ i h ọ c k in h t ê v à q u ả n t r ị k in h d o a n h TS. NGUYỄN TIẾN LONG (Chủ biên)
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ VÀ Q U Ả N TRỊ KINH DOANH TS. N G U Y ẺN TIÉN LONG (C h ủ biên) GIÁO TRÌNH THẨM ĐỊNH DỤ ÁN BẦU TU ■ ■ NHÀ X U Á T BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NẮM 2019
  3. MÃ só: °2' 19 ĐHTN -2019 2
  4. M ỤC LỤC DANH MỤC HÌNH, ĐỒ T H Ị ....................................................................7 DANH MỤC TỪ V IẾT T Ắ T .....................................................................7 LỜI NÓI Đ Â U ............................................................................................. 10 Chương 1. TÔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH D ự ÁN ĐẦU TƯ.... 12 1.1. Khái quát về hoạt động đầu tư .......................................................12 1.1.1. Khái niệm đầu tư ..................................................................... 12 1.1.2. Đặc điểm hoạt động đầu t ư ................................................... 14 1.1.3. Phân loại đầu t ư ...................................................................... 15 1.2. Dự án đầu t ư ..................................................................................... 16 1.2.1. Khái niệm dự án đầu tư ..........................................................16 1.2.2. Đặc trưng của dự án đầu tư ...................................................18 1.2.3. Phân loại dự án đầu t ư ...........................................................19 1.2.4. Chu kỳ dự án đầu tư ............................................................... 19 1.2.5. Soạn thảồ dự án đầu tư .......................................................... 21 1.3. Thẩm định dự án đầu tư .................................................................26 1.3.1. Khái niệm về thẩm định dự án đầu tư ................................ 26 1.3.2. Mục tiêu thẩm định dự án đầu tư ........................................ 28 1.3.3. Những yêu cầu đặt ra trong thẩm định dụ á n .................. 29 1.3.4. Vị trí của thẩm định dự án đầu t ư ....................................... 31 1.3.5. Nội dung thẩm định dự án đầu t ư .......................................32 1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến thẩm định dự á n ................... 41 Tóm tắt chương 1........................................................................................ 44 Các thuật ngữ tiếng Anh và tiếng V iệ t.................................................. 46 Câu hỏi ôn tập và thào lu ậ n ..................................................................... 47 3
  5. Chương 2. TỒ CHỬC THẨM ĐỊNH D ự ÁN ĐẦU T Ư .................. 48 2.1. Trinh tự thẩm định dự án đầu tư .................................................. 48 2.1.1. Hồ sơ dự án trình thẩm đ ịn h ................................................ 48 2.1.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư ....................................... 50 2.2. Tổ chức thẩm định dự án đầu tư ...................................................55 2.2.1. Quy định chung về thẩm định dự án đầu tư ...................... 55 2.2.2. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu t ư ..................................55 2.3. Thời hạn và phí thẩm định dự án đầu tư ..................................... 58 2.3.1. Thời hạn thẩm định dự án đầu tư ........................................ 58 2.3.2. Phí thẩm đ ịn h .......................................................................... 59 Tóm tắt chương 2 ........................................................................................ 61 Câu hỏi ôn tập và thảo lu ậ n ......................................................................62 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH D ự ÁN ĐẦU T Ư ...... 63 3.1. Các quan điểm về thẩm định và đánh giá dự án đầu tư .......... 63 3.1.1. Quan điểm tài ch ín h ............................................................... 63 3.1.2. Quan điểm kinh tế .................................................................. 65 3.2. Các tiêu chí thẩm định dự án theo phương pháp chiết khấu dòng tiề n ..........................................................................................71 3.2.1. Một số vấn đề khi sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền............................................................................................... 71 3.2.2. Các tiêu chí thẩm định dự á n ...............................................77 3.3. Các phương pháp thẩm định dự án .............................................. 81 3.3.1. Phương pháp thẩm định theo trình t ự .................................81 3.3.2. Phương pháp so sánh, đối c h iế u ......................................... 82 3.3.3. Phương pháp dự b á o ..............................................................84 3.3.4. Phương pháp thẩm định dự án dựa trên độ n h ạ y .............90 3.3.5. Phương pháp phân tích rủi ro ................................................91 Tóm tắt chương 3 ........................................................................................ 94 Câu hỏi ôn tập và thảo lu ậ n ......................................................................96
  6. Chương 4. THẨM ĐỊNH DỤ' ÁN ĐÂU T Ư SẢN XUẤT - KINH D O A N H ........................................................................................... 99 4.1. Thẩm định các điều kiện pháplý vàmục tiêu của dự á n ...... 99 4.1.1. Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự á n ............................ 99 4.1.2. Thẩm định mục tiêu dự á n ...................................................101 4.2. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự á n ..............................101 4.3. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án .................................102 4.4. Thẩm định khía cạnh tổ chức và nhân sự dự á n .................... 104 4.5. Thẩm định khía cạnh tài chính của dự á n ................................105 4.5.1. Thẩm định mức độ hợp lý của vốn đầu tư ....................... 105 4.5.2. Thẩm định nguồn vốn huy động cho dự á n .....................106 4.5.3. Thẩm định suất chiết khấu cho dự á n ...............................106 4.5.4. Thẩm định thời điểm tính to á n ...........................................111 4.5.5. Thẩm định doanh thu hàng năm của dự á n ......................112 4.5.6. Thẩm định chi phí sản xuất hàng năm của dự á n ........113 4.5.7. Thẩm định thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm của dự á n ............................................................................................116 4.5.8. Thẩm định dòng tiền dự án theo quan điểm tài chính .117 4.5.9. Thẩm định các chi tiêu hiệu quả tài chính của dự án... 122 4.5.10. Thẩm định khả năng thanh toán của dự á n .................136 4.5.11. Thẩm định rủi ro của dự án ............................................ 138 4.6. Thẩm định khía cạnh kinh tế -xã hội cùa dự á n ................... 140 Tóm tắt chương 4 ....................................................................................143 Các thuật ngữ tiếng Anh và tiếng V iệ t.................................................146 Câu hỏi ôn tập và thảo lu ậ n ....................................................................147 Chương 5. THẢM ĐỊNH D ự ÁN ĐÀU TƯ C Ô N G .......................153 5.1. Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư c ô n g ..........................153 5.1.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư công.......................... 153 5.1.2. Đặc điểm thẩm định dự án đầu tư c ô n g ........................... 155
  7. 5.2. Kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư c ô n g ..................................... 157 5.2.1. Chi phí cơ hội và lợi suất chiết k h ấ u ................................157 5.2.2. Phân tích chi phí - lợi ích của dự án đầu tư c ô n g ...... 171 5.2.3. Phân tích giá trị kinh tế và giá trị tài chính của các nhập lượng và xuất lượng.......................................................................... 175 5.2.4. Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã h ộ i.................................181 Tóm tắt chương 5 ..................................................................................... 186 Các thuật ngữ tiếng Anh và tiếng V iệ t................................................ 187 Câu hỏi ôn tập và thảo lu ậ n ....................................................................188 TÀI LIỆU THAM K H Ả O ....................................................................189 PHỤ LỤC 1. NỘI DUNG BÁO CÁO THÁM Đ ỊN H ..................... 192 PHỤ LỤC 2. PHÂN LOẠI D ự ÁN ĐÀU TƯ XÂY D ự N G CÔNG T R ÌN H .......................................................................................... 193 6
  8. DANH M y C TU VIET TAT VIET TIENG VIET TIENG ANH TAT Business - Cooperation - BCC Hap dong - Hap tac - Kinh doanh Contract BCKT Bao cao kha thi - B/C Ty so lgi ich - Chi phi Benefit - Cost Ratio Economic Ratio Benefit - B/C e Ty so Iqri ich - chi phi kinh te Cost IRR Ty 1
  9. DANH M ỤC BẢNG Bảng 2.1. Mức thu phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng........... 60 Bảng 4.1. Bảng xác suất phân phối thu nhập phương án 1 ...... 107 Bảng 4.2. Bảng xác suất phân phối thu nhập phương án 2 ...... 108 Bảng 4.3. Năng lực sản xuất............................................................ 113 Bảng 4.4. Kế hoạch doanh thu của dự á n ......................................113 Bảng 4.5. Bảng chi phí hoạt động của dự á n ................................ 114 Bảng 4.6. Bảng kế hoạch khấu hao của dự á n ..............................115 Bảng 4.7. Bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi v a y ............................115 Bảng 4.8. Bảng kế hoạch lãi - lỗ của dự á n .................................. 116 Bảng 4.9. Ke hoạch dòng tiền của dự án theo quan điểm toàn bộ vốn chủ sở h ữ u ................................................ 119 Bảng 4.10. Kế hoạch dòng tiền của dự án theo quan điểm TIP và E P V ...................... ..............................................121 Bảng 4.13. Các chi tiêu cơ bản liên quan đến điểm hoà vốn .... 133 Bảng 5.1. Phân biệt thẩm định hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế .......................................................................185 8
  10. DANH M Ụ C H ÌN H , ĐÒ T H Ị Hình 1.1. Chu kỳ dự án đầu tư ...........................................................20 Hình 1.2. Vị trí thẩm định dự án đầu tư ............................................31 Hình 1.3. Các nội dung thẩm định dự án đầu t ư ............................ 35 Hình 2.1. Q uy trình thẩm định dự án đầu tư ................................... 50 Hình 2.2. Q uy trình thẩm định dự án quan trọng quốc g ia .......... 53 Hình 2.3. Q uy trình thẩm định dự án không có cấu phần xây d ự n g .............................................................................. 54 Hình 2.4. Quy trình thẩm định dự án có cấu phần xây dựng.......................................................................................55 Hình 4.1. Chi phí vốn theo thời gian............................................... 111 Hình 5.1. Xác định lãi suất thị trường.............................................158 Hình 5.2. Chi phí cơ hội kinh tế của các nguồn vốn cô n g ......... 162 Hình 5.3. Chi phí kinh tế biên của việc đi vay nước ng o ài........ 168 Hình 5.4. Giá trị tài chính và giá trị kinh tế sản xuất hàng hóa phi ngoại th ư ơ n g ................................................... 177 Hình 5.6. Đo lường tác động phân phối từ giá trị tài chính và giá ừ ị kinh tế của các nhập lượng có thuế nhập k h ẩ u ........................................................................180 9
  11. LỜI NÓI ĐẦU Dự án đầu tư đóng vai trò quan trọng trong quá trinh triển khai các kế hoạch kinh tế vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, dự án đầu tư có thực sự mang lại hiệu quả cho chủ đầu tư và các bên liên quan tới dự án hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đánh giá và thẩm định dự án đầu tư đó. Để đáp ứng yêu cầu đối với thực hiện hiệu quả hoạt động đầu tư, quản lý, triển khai các dự án đầu tư trong nền kinh tế quốc dân, môn học Thẩm định dự án đầu tư được đưa vào giảng dạy đối với hệ đào tạo đại học chính quy, vừa làm vừa học, văn bằng thứ hai, liên thông từ trung cấp và cao đẳng lên đại học chuyên ngành Kinh tế đầu tư của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Trong quá trình đưa vào giảng dạy tại nhà trường, học phần này ngày càng được hoàn thiện và được đánh giá là rất cần thiết, đáp úng được mục tiêu môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Giáo trinh Thẩm định dự án đầu tư được thiết kế với 3 tín chỉ nhằm cung cấp kiến thức cơ bản nhất về thẩm định dự án đầu tư ở Việt Nam. Giáo trinh này được biên soạn để đáp ứng yêu cầu sử dụng làm tài liệu giảng dạy, tham khảo và học tập cho các giảng viên, sinh viên chuyên ngành Kinh tế đầu tư tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Giáo trinh Thẩm định dự án đầu tư là sự kế tiếp logic, gắn kết khoa học những kiến thức liên quan đến đầu tư đã được giảng dạy trong những môn học thuộc chuyên ngành kinh tế đầu tư. Giáo trình Thẩm định dự án đầu tir là tài liệu tham khảo bổ ích giúp các chù đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư lựa chọn được các dự án phù hợp và có tính khả thi cao. Giáo trình cũng là tài liệu tham khảo tốt cho giảng viên, nghiên cứu sinh, 10
  12. học viên cao học, sinh viên các chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài chính - ngân hàng, thương mại quốc tế, kinh tế phát triển; cho cán bộ thẩm định dự án đầu tư ở các cơ quan quản lý và kinh doanh. Với những mục tiêu quan trọng nêu trên, giáo trình Thẩm định dự án đầu lư đã được tập thể giảng viên Bộ môn Kinh tế Đầu tư biên soạn một cách công phu, tham khảo và cập nhật đa dạng các tài liệu về thẩm định dự án đầu tư nhằm gắn kết giữa lý thuyết với thực tế. Giáo trình Thẩm định dự án đầu tư gồm 05 chương do Tiến sĩ Nguyễn Tiến Long là Chủ biên; với sự tham gia biên soạn của đội ngũ giảng viên Bộ môn như sau: TS. N guyễn Tiến Long và ThS. N guyễn Thị Thanh Huyền tham gia biên soạn chương 3; TS. N guyễn Thị Thúy Vân và ThS. Đặng Kim Oanh tham gia biên soạn chương 1; ThS. Hà Vũ Nam, ThS. Đinh Trọng Ân, ThS. Trần Phạm Văn Cương và ThS. Phạm Lê Vân tham gia biên soạn các chương 2 và 5; ThS. Hoàng Thị Thu Hằng và ThS. Vũ V iệt Linh tham gia biên soạn chương 4. Tập thể tác giả xin ư ân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế, Ban Giám hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế và các đơn vị liên quan của nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi để xuất bản giáo trình này. Tập thể tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong các Hội đồng Thẩm định đã phản biện và có những đóng góp khoa học rất quý báu để hoàn thiện giáo trình. Trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tập thể tác giả rất mong nhận được những ý kiến góp ý của độc giả để hoàn thiện giáo trình ở lần tái bản tiếp theo. Tập th ể tác giả biên soạn
  13. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH D ự ẮN ĐẦU TƯ Những vấn đề được trình bày trong chương 1 bao gồm tổng hợp những kiến thức cơ bản về đầu tư, dự án đầu tư; nhắc lại những vấn đề trong soạn thảo dự án đầu tư; khái quát những vấn đề chung về thẩm định dự án đầu tư. Từ đó, giúp người học hiểu rõ được những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án đầu tư: (i) Khái niệm về thẩm định dự án đầu tư; (ii) Mục tiêu của thẩm định dự án; (iii) Nội dung cơ bản của thẩm định dự án đầu tư; (iv) Các bên liên quan và hường lợi từ thẩm định dự án đầu tư; (v) Thời điểm tiến hành thẩm định dự án đầu tư. Mặt khác, các kỹ năng phân tích, liên hệ thực tiễn sẽ được cung cấp cho người học. 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀU TƯ 1.1.1. Khái niệm đầu tư Đầu tư là hoạt động có mục đích, trước hết nhằm tạo dựng và vận hành một tài sản đầu tư nào đó ở dạng tài sản vật chất, vốn hay tài chính,... gọi chung là các nguồn lực. Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ các nguồn lực, quản lý và sử dụng nguồn lực nhằm mục đích sinh lợi. Mục đích đầu tư đạt được thường phải cần một thời gian nhất định trong tương lai. Trong điều kiện cuộc cách mạng số bùng nổ - cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0) - Thời kỳ sản xuất thông minh nhờ đột phá của công nghệ số cần tập trung đầu tư vào đầu tư phát triển ngành và lĩnh vực công nghệ có hàm lượng tri thức cao, chú trọng vào đầu tư vô hình và đáu tư vào con người. 12
  14. Đầu tư có nhiều khái niệm khác nhau tùy theo các tiêu chí cụ thể được xem xét: Đầu tư là cam kết về tiền hoặc tư bản để mua các công cụ tài chính hoặc các tài sản khác để thu lợi nhuận dưới hình thức lãi, thu nhập hoặc nâng cao giá trị của công cụ. Đầu tư có liên quan đến việc tiết kiệm và trì hoãn tiêu dùng. Theo Nguyễn Xuân Thủy (2010): “tìầ u tư là hoạt động sử dụng tiền von, tài nguyên để sàn xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội ” [19; tr. 11] Nguyễn Bạch Nguyệt (2013) khẳng định: “Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong (ương la i” [14; tr. 5] Các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế và cho toàn xã hội. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thống (2013) đã nêu: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ von bằng các loại tài sàn hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản, tiến hành các hoạt động đầu tư trong một ihời gian nhất định nhằm thu về lợi nhuận, lợi ích kinh tế xã hội ” [ 18; tr. 3] Theo Zvi Bodie và cộng sự (2013), ‘‘Đầu tư là cam kết hiện tại về tiền hoặc các nguồn lực khác với mong muốn íhu được lợi ích trong tương l a i” [31; tr. 2], M ột cá nhân có thể mua cổ phần mà dự đoán cổ phiếu đó tăng thỉ khoản tiền đầu tư này sẽ chịu sự ràng buộc về thời gian cũng như rủi ro từ việc đầu tư. Thời gian bạn dành đề đọc sách này (K hông ngụ ý đến chi phí của nó) cũng là m ột sự đầu tư. Bạn đang từ bỏ giải trí hoặc thu nhập hiện tại, bạn có thể kiếm được một công việc như mong đợi trong tương 13
  15. lai. Công việc ấy sẽ chứng m inh m ột cách rõ ràng, đầy đủ cho cam kết về thời gian và công sức này. Hai công cuộc đầu tư khác nhau, nhưng suy cho cùng cốt lõi của các khoản đầu tư đều là: Bạn hy sinh m ột cái gi đó có giá trị ngay lúc này, mong đợi nhận được lợi ích từ sự hy sinh đó sau. Như vậy, có thể khái niệm: “Đầu tư là việc sử dụng nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động trong một khoảng thời gian cụ thể nhằm thu được lợi ích trong tương lai 1.1.2. Đặc điểm hoạt động đầu tư Hoạt động đầu tư phải có nguồrì lực: Nguồn lực có thể là tiền; tài sản như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng, giá trị quyền sử dụng đất/m ặt nước/m ặt biển,...; các nguồn tài nguyên thiên nhiên; sức lao động; bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ th u ậ t;... Thời gian đầu tư tương đổi dài. Thời hạn đầu tu được ghi rõ trong quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư. Chính đặc điểm này mà người lập dự án cũng như người thẩm định dự án cần phải có tầm nhìn xa hay có những dự báo cho tất cả các hoạt động như dự báo cung cầu biến động, dự báo sự thay đổi của lãi suất cũng nhu tỉ lệ lạm phát, dự phòng những rủi ro có thể xảy ra (bao gồm cả rủi ro khách quan và chủ quan). Bởi lẽ tất cả những yếu tố ấy đều tác động đến dòng tiền của dự án. Lợi ích của hoạt động đầu tư biếu hiện ở cả khía cạnh tài chính và kinh tế xã hội: Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến chủ đầu tư; lợi ích kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, cộng đồng. Căn cứ vào lợi ích tài chính mà chủ đầu tư (bao gồm cả trường hợp chủ đầu tư là Nhà nước) sẽ cân nhắc để quyết định có đầu tư hay không? Căn cứ vào lợi ích kinh tế xã hội mà Nhà nước sẽ ra quyết định cấp phép đầu tư cho các dự án mà chủ đầu tư không phải là nhà nước hay không? 14
  16. 1.1.3. Phân loại đầu tư Theo quan hệ quàn lý cùa chủ đầu tư, gồm: (i) Đầu tu trực tiếp; và (ii) Đầu tư gián tiếp. - Đầu tư trực tiếp là hỉnh thức đầu tư mà người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Chủ thể bỏ vốn đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư của mình. - Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư m à người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành, quản lý quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đây là hình thức đầu tư trong đó, người bỏ vốn và người quản trị sử dụng vốn là những chủ thể khác nhau. Người bỏ vốn thường là tổ chức và cá nhân cho vay vốn, họ luôn có lợi nhuận do thu lãi suất cho vay. Trong mọi tình huống về kết quả của hoạt động đầu tư, dù lãi hay lỗ thì người bỏ vốn đều không chịu trách nhiệm pháp nhân. Theo hình thức đầu tư, gồm : (i) Đ ầu tư mới; và (ii) Đầu tư chiều sâu/ mở rộng quy mô sản xuất. - Đầu tư mới là hoạt động bỏ vốn để xây dựng các công trình với mục đích tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới hoặc hình thành các đơn vị sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân riêng. - Đầu tư chiều sâu/ mở rộng quy mô sản xuất là hoạt động bỏ vốn để mở rộng công trình cũ đang hoạt động, nâng cao công suất, tăng thêm mặt hàng, hoặc nâng cấp, hiện đại hoá, đồng bộ hoá dây chuyền sàn xuất, dịch vụ fren cơ sở các công trình sẵn có. Theo nguồn von đầu tư, gồm. (i) Đầu tư sử dụng nguồn vốn trong nước; và (ii) Đầu tư sừ dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài. - Đầu tư sử dụng nguồn vốn trong nước là hoạt động đầu tư sử dụng phần tích lũy nội bộ của nền kinh tế từ tiết kiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất của xã hội. Nguồn vốn trong nước bao gồm: Nguồn vốn nhà nước (vốn ngân sách nhà nước; vốn tín dụng đầu tư phát triển cùa nhà nước; vốn đầu tư phát 15
  17. triển của doanh nghiệp nhà nước); Nguồn vốn cùa dân cư và tư nhân (tiết kiệm của dân cư; tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã). - Đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài là hoạt động đầu tư sử dụng phân tích lũy của cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: Tài trợ phát triển chính thức (ODF-Official Development Finance); Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment); Tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế; v ố n huy động qua thị trường vốn quốc tế. Trong đó, tài trợ phát triển chính thức bao gồm Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA- Official Development Assistance) và các hình thức tài trợ khác, nhưng ODA chiếm tỉ trọng chủ yếu trong ODF. 1.2. D ự ÁN ĐẦU TƯ 1.2.1. Khái niệm dự án đầu tư Theo tác giả Anton Zandhuis và cộng sự (2013), dự án được định nghĩa nhu sau: “Dự án là một quá trình đơn nhất bao gồm một tập hợp các hoạt động phổi hợp và kiểm soái; có ngày bal đầu và ngày kết thúc, được thực hiện để đạt mục tiêu phù hợp với yêu cầu cụ thể, bao gồm rất nhiều những ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực” [27; tr. 15] Theo Luật Đầu tư của Việt Nam năm 2014: "Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bò vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu lư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định" [Khoản 2, Điều 3, Luật đầu tư, số 67/2014 QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014], Tác giả Nguyễn Bạch N guyệt (2013) cho rằng dự án đầu tư có thể xem xét từ nhiều góc độ khác nhau [14; tr. 13-14], - về mặt hình thức. Dự án là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. 16
  18. - Xét trên góc độ quan lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài. - Xét trên góc độ kế hoạch. Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho cho các quyết định đầu tu và tài trợ. - về mặt nội dung: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cài tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai. Như vậy, dự án đầu tư gồm 4 thành phần chính: - Mục tiêu của dự án thể hiện ở hai mức: (i) M ục tiêu phát triển, thể hiện sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu chung của một quốc gia. M ục tiêu này được thực hiện thông qua những lợi ích dự án mang lại cho nền kinh tế xã hội; (ii) Mục tiêu trực tiếp của chủ đầu tư, đó là các mục tiêu cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án. Mục tiêu này được thực hiện thông qua những lợi ích tài chính mà chủ đầu tư thu được từ dự án. Tất cả các mục tiêu trên cần được biểu hiện bằng kết quả cụ thể như: Ngân sách được tăng thêm từ dự án; dự án giải quyết được thêm bao nhiêu việc làm cho người lao động; dự án mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho chủ đầu tư. - Các két quà cùa dự án: Là những kết quả cụ thể, có thể định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án. - Các hoạt động'. Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với một lịch biểu và sự phân công trách nhiệm cụ thể cùa các bộ phận thực hiện ở địa điểm cụ thể sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án. 17
  19. - Các nguồn lực: bao gồm vật chất, tài chính và con ngườ cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Giá fri hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án. Tất cả các dự án đều được xây dựng và thực hiện trong sự giới hạn về nguồn lực. Tóm lại, dự án đầu tư là một tập hợp các hoại động nhằm sử dụng cỏ hiệu quà các yếu tổ đầu vào để thu được đầu ra phù hợp với những mục tiêu và kế hoạch đã định. 1.2.2. Đặc trung của dự án đầu tư Dự án đầu tư có những đặc trưng cơ bản sau: Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng: Tất cả các dự án đều xác định rõ mục đích, mục tiêu cụ thể. Đó có thể là những công trình, hạng mục công trình, nhà máy, xưởng sản xuất, dây chuyền sản xuất kinh doanh, toà nhà, khu nghi dưỡng, khu vui chơi giải trí, đường sá, cầu cống.. .Mỗi dự án lại bao gồm nhiều mục đích, mục tiêu cần đạt được. Tập hợp những mục đích, mục tiêu ấy hình thành nên mục đích, mục tiêu chung của dự án ở các khía cạnh về thời gian, chi phí và chất lượng. Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại là hữu hạn: Mỗi một dự án có thòi điểm bắt đầu và kết thúc riêng. Thời gian là rất cần thiết để thực hiện dự án nhưng thời gian cũng có mối liên hệ với dự án ở khía cạnh các cơ hội của dự án. Dự án có sự tham gia của nhiều bên: Chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan cung cấp dịch vụ trong đầu tư, cơ quan quản lý nhà nư ớ c,... Sản phẩm của dự án mang, tính đơn chiếc, độc đáo. Khác với những sản phẩm sản xuất hàng loạt, đại trà thì sản phẩm và dịch vụ của dự án là một sự sáng tạo, duy nhất, hầu như không có sự lặp lại như: Tượng Nữ thần Tự do (M ĩ); Tháp Eiffel (Paris); Kim Tự Tháp (Ai Cập); Tháp Rùa - Hồ Hoàn Kiếm, Văn m iếu Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cung Đinh Huế, Cầu Nhật Tân (Việt N am )... Không thể tránh khỏi tính “duy 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2