intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thiết bị lạnh gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (2021)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Thiết bị lạnh gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên hiểu biết về môi chất lạnh, chất tái lạnh, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy lạnh, cấu trúc cơ bản của hệ thống lạnh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thiết bị lạnh gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (2021)

  1. SỞ LAO ĐỘNG TB&XH TỈNH HÀ NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NAM GIÁO TRÌNH TÊN MÔ ĐUN: THIẾT BỊ LẠNH GIA GIỤNG NGHỀ : ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ : CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 835/QĐ- CĐN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Trường Cao Đẳng Nghề Hà Nam) Ha Nam, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. Lời giới thiệu Giáo trình “ Kỹ thuật lạnh gia dụng” nhằm cung cấp cho sinh viên học những kiến thức cơ bản về thiết bị lạnh gia dụng. Yêu cầu đối với sinh viên sau khi học xong module này học sinh phải lắp đặt được máy lạnh và sữa chữa được những hư hỏng thông thường của máy lạnh và tủ lạnh gia dụng . Giáo trình dùng để giảng dạy trong Trường Cao đẳng nghề Hà Nam và cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các trường có cùng hệ đào tạo vì đề cương của giáo trình bám sát chương trình khung quốc gia của nghề. Giáo trình được biên soạn lần đầu nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp để giáo trình được chỉnh sửa và ngày càng hoàn thiện hơn. Hà nam , ngày 2 tháng 8 năm 2021 Người Tham gia biên soạn Chủ biên: Lê Trung Hà 2
  4. MỤC LỤC Trang Contents Lời giới thiệu ....................................................................................................... 2 Bài 1: Khái niệm chung ....................................................................................... 6 1. Ý nghĩa của kỹ thuật lạnh trong đời sống và kỹ thuật ..................................... 6 2. Các phương pháp làm lạnh nhân tạo .............................................................. 6 Bài 2: Môi chất lạnh và chất tải lạnh ................................................................... 8 1. Các môi chất lạnh thường dùng trong kỹ thuật lạnh ...................................... 8 2. Chất tải lạnh .................................................................................................. 10 Bài 3: Một số máy lạnh khác ............................................................................. 11 1. Máy lạnh hấp thụ ........................................................................................... 11 2. Hệ thống điều hoà không khí trung tâm ....................................................... 12 Bài 4: Thực hành thiết bị điện lạnh ................................................................... 15 1. Cắt loe và hàn ống đồng ................................................................................ 15 2. Bảo dưỡng và sửa chữa một số hư hỏng thông thường của tủ lạnh ............. 17 2.1. Mạch điện tủ lạnh trực tiếp ........................................................................ 17 2.2. Mạch điện tủ lạnh gián tiếp: ...................................................................... 18 2.3. Bảo dưỡng tủ lạnh: ..................................................................................... 20 3.Thiết bị điều hoà không .................................................................................. 23 3.1. Lắp đặt máy điều hoà nhiệt độ cửa sổ ....................................................... 23 3.2. Lắp đặt máy điều hòa 2 cục ....................................................................... 25 4. Nạp gas máy điều hoà không khí .................................................................. 35 4.1.Thử kín hệ thống. ........................................................................................ 35 4.2. Các bước nạp gas........................................................................................ 35 5. Bảo dưỡng máy điều hoà không khí .............................................................. 36 5.1. Sử dụng thiết bị an toàn ............................................................................. 36 5.2. Kiểm tra hệ thống lạnh. ............................................................................. 37 5.3. Làm sạch thiết bị trao đổi nhiệt. ................................................................ 37 5.4. Bảo dưỡng quạt .......................................................................................... 38 3
  5. 5.5. Bảo dưỡng hệ thống điện ........................................................................... 38 6. Một số hư hỏng và cách khắc phục: .............................................................. 39 Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 41 4
  6. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Thiết bị lạnh gia dụng Mã số mô đun: MĐ33 Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: mô đun này học sau các môn học: An toàn lao động; Mạch điện; Vật liệu điện; Khí cụ điện. - Tính chất: là mô đun kĩ thuật thuộc mô đun đào tạo nghề bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của mô dun: Là môn học thuộc các môn học truyên nghành đào tạo bắt buộc. Mục tiêu môn học: - Kiến thức: + Hiểu biết về môi chất lạnh, chất tái lạnh, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy lạnh, cấu trúc cơ bản của hệ thống lạnh. - Kỹ năng: + Sử dụng thành thạo thiết bị lạnh gia dụng đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn. + Tháo lắp đúng qui trình, xác định chính xác nguyên nhân và sửa chữa hư hỏng của các loại thiết bị lạnh gia dụng đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có khả năng sử dụng, tháo lắp các thiết bị lạnh; có sáng kiến trong quá trình sử dụng và xác định nguyên nhân sai hỏng của thiết bị lạnh được giao; có khả năng đưa ra được kết luận về cách sửa chữa các thiết bị lạnh. + Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, sử dụng và sửa chữa thiết bị lạnh trong điều kiện làm việc thay đổi. + Hướng những người khác thực hiện được việc sử dụng thiết bị lạnh theo yêu cầu cho trước; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm. + Đánh giá chất lượng thiết bị lạnh đã lựa chọn và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. Nội dung của mô đun: 5
  7. Bài 1: Khái niệm chung Mã bài: MĐ 33 – 01 Giới thiệu: Hệ thống lạnh và điều hòa không khí không thể thiếu được trong cuộc sống ngày nay. Đặc biệt trong cuộc sống ở thành thị và trong bảo quản thực phẩm. Mục tiêu: - Biết được khái niệm về máy và hệ thống lạnh và điều hòa không khí . - Biết được nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh và điều hòa không khí thông dụng. - Nhận dạng được các loại máy và thiết bị chính của hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí trong thực tế. - Rèn luyện đức tính cẩn thận , tỉ mỉ, chính xác , sáng tạo và khoa học. 1. Ý nghĩa của kỹ thuật lạnh trong đời sống và kỹ thuật - Bảo quản thực phẩm: ứng dụng nhiều nhất và quan trọng nhất của kỹ thuật lạnh là dùng để bảo quản thực phẩm, ở nước ta khí hậu nóng ẩm là điều kiện tốt để vi khuẩn đễ hoạt động tạo nên quá trình ôn thiu thực phẩm lại càng nhanh chóng. Bảo quản thục phẩm ngoài các phương pháp thông thường như sáy khô, phóng xạ đóng gói bao bì, xử lý khí ... thì phương pháp làm lạnh có nhiều ưu điểm hơn. - Khi được làm lạnh thì ít làm giảm chất lượng mầu sắc, mùi vị của thực phẩm trong nhiều ngày, giả sử ở nhiệt độ 350C có 1 mầm vi khuẩn thì sau 6h số mầm vi khuẩn sẽ tăng lên tới 600 lần - Ứng dụng trong công nghiệp hóa chất là việc hóa lỏng và tách khí như công nghiệp sản xuất khí clo, amoniac, hóa lỏng và tách khí từ không khí ngành luyện kim, chế tọa máy, y học và sinh học - Ứng dụng lạnh trong điều tiết không khí. Điều tiết không khí là sử lý không khí đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật phục vụ cho sinh hoạt và công nghiệp. - Điều tiết không khí cũng đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp nhẹ nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm như công nghiệp dệt, vải, sợi, thuốc lá ... - Ví dụ: Dây chuyển thuốc lá nếu độ ẩm thấp quá khi quấn thuốc sợi thuốc sẽ bị rời, điếu thuốc bị rỗng, nhanh cháy hết, ngược lại nếu độ ẩm quá cao thì điếu thuốc sẽ bị bết lại không cháy dễ bị mốc. 2. Các phương pháp làm lạnh nhân tạo 2.1. Làm lạnh bằng nước đã - Phương pháp làm lạnh đơn giản nhất là làm lạnh bằng nước đá, để các 6
  8. hoa quả thực phẩm lâu hỏng có thể cho vào túi nilong xếp vào các thùng xốp xen kẽ với nước đá (đá cục) sau đó dùng nắp xốp đậy lại, ta đã có 1 thùng bảo quản lạnh đơn giản ở nhiệt độ 00C - Muốn có 1 tủ lạnh tự tạo khoảng 50C ta dùng tử cách nhiệt bên trong có thiết kế giá để đặt đá và đặt thực phẩm vì nước đá tan ở 00C 1. Vỏ cách nhiệt 2. Đá cục 3. Ống dẫn nước thải 4. Thực phẩm 2.2. Làm lạnh gián tiếp Phương pháp này áp dụng cho những sơ sở bảo quản lạnh cần có không gian lớn, phòng lạnh được chia làm 2 ngăn, ngăn thứ nhất chứa đá cục, xếp xen kẽ vào các đường ống dẫn lỏng kiểu xoắn, chất lỏng là chất tái lạnh để mang lạnh sang ngăn thứ 2 nơi chứa thược phẩm cần bảo quản lạnh. Thay đổi nhiệt độ phòng lạnh nhờ tỉ trọng chất lỏng khác nhau, có thể dùng máy bơm để thay đổi lưu lượng mạnh hơn. 2.3. Làm lạnh bằng bay hơi chất lỏng Các phương pháp làm lạnh bằng bay hơi nước đá giới hạn ở nhiệt độ tan chảy của nước đá vì vậy sản phẩm không bảo quản được lâu. Các phương pháp làm lạnh bằng bay hơi chất lỏng sẽ khắc phục được nhược điểm trên. - Chất lỏng bay hơi luôn gắn với sự thu nhiệt, nhiệt này gọi là nhiệt ẩm hóa hơi, 1kg nước bay hơi thu 539 kcal ở điều kiện bình thường nước vẫn bay hơi và khuếch tán và không khí, do đó khi nhúng ướt bầu thủy ngân của nhiệt kế xuống nước rồi đặt trước quạt ta có cảm giác lạnh rõ rệt. 7
  9. Bài 2: Môi chất lạnh và chất tải lạnh Mã bài: MĐ 33– 02 Giới thiệu: Môi chất lạnh được dùng trong nghành kỹ thuật lạnh, hệ thống lạnh và điều hòa không khí không thể thiếu được trong cuộc sống ngày nay. Đặc biệt trong cuộc sống và trong bảo quản thực phẩm. 2 giới thiểu về một số môi chất lạnh thường dùng. 1. Mục tiêu bài học: - Trình bày được các môi chất lạnh thường dùng trong nghành kỹ thuật lạnh. - Giải thích được các thông số cơ bản về môi chất lạnh . - Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong công việc. Nội dung: 1. Các môi chất lạnh thường dùng trong kỹ thuật lạnh - Môi chất lạnh là chất chuyển động trong chu trình lạnh của thiết bị lạnh và thu nhiệt của đối tượng cần làm lạnh và tỏa nhiệt ra thiết bị ngưng tụ. Sự tuần hoàn của môi chất thực hiện bằng máy nén. - Yêu cầu vật lý: - Áp suất ngưng tụ không được quá cao => yêu cầu thiết bị phải có độ dày cao + Áp suất bay hơi không được quá thấp vì dễ bị rò gỉ + Năng suất lạnh riêng càng lớn càng tốt + Hệ số dẫn nhiệt càng lớn càng tốt +Tính hòa tan dàu và nước đều cao - Yêu cầu hóa học + Bền vững trong vùng nhiệt độ làm việc và trong chu trình + Không được ăn mòn vật liệu trong hệ thống + Khó cháy nổ Các môi chất lạnh thường dùng - Amoniac NH3 (R717) - Là chất không màu, có mùi, sôi ở nhiệt độ - 33,35oC ngưng tụ ở 30oC làm mát bằng nước, áp suất ngưng tụ là 1,2 Mpa Qv=2165 (kJ/m3) nhiệt độ lạnh sau theo thể tích. Q0=1101 (kJ/kg) năng suất lạnh riêng theo kim loại. t2=1000C nhiệt độ nén + NH3 không hòa tan dầu nhưng hòa tan nước + Không ăn mòn kim loại đen nhưng ăn mòn kim loại màu + NH3 dẫn điện => không làm máy nén kín được 8
  10. + NH3 nếu gặp thủy ngân thì sẽ gây hỗn hợp nổ nguy hiểm => cấm không dùng - Freon 12 (R12) CCL2F2 - Là chất khí không màu có mùi thơm nhẹ, nặng hơn không khí khoảng 4 lần, nặng hơn nước khoảng 1,3 lần. Ngưng tụ ở 30 độ C nếu làm mát bằng nước, áp suất ngưng tụ 0,74 Mpa, sôi ở -30 độ C Q0=117 kj/kg Qv=1779 kj/m3 khả năng trao đổi nhiệt αT =20% αTH2O Q0 và Qv bé => kỹ thuật thiết bị lớn. Không hòa tan nước nhưng hòa tan được dầu. + Không dẫn điện. + Chỉ dùng cho hệ thống các máy nén lạnh rất nhỏ. + Dùng được cho hệt thống máy nén kín không độc hại. - Frcon 22 (R22) CHCCF2 Là chất không khí mầu có mùi thơm nhẹ + Nhiệt độ ngưng tụ 30 độ C áp suất ngưng tụ 1,2 Mpa sôi ở âm 41 độ C. + Năng suất lạnh riêng Q0 lớn hơn R12 khoảng 1,5 lần => kỹ thuật nhỏ hơn R12 + Khả năng hòa tan gấp 5 lần R12 => không sợ bị tắc đường ống do đóng băng. + Không hòa tan dầu => bôi trơn phức tạp. + Không dẫn điện ở thể khí nhưng lại dẫn điện ở thể lỏng => trong máy nén kín không cho phần ga lỏng trong máy nen tồn tại. => Dùng máy làm lạnh nén hơi loại công suất trung bình, công suất lớn, điều tiết không khí. - Môi chất R-134a Môi chất lạnh R-134a là hợp chất gồm flo và cacbon điểm sôi cảu môi chất là -1500F(-2000C) +Ưu điểm: Hợp chất này không tham gia phá hỏng tầng ozo vì phần tử này không có chưa clo + Nhược điểm: Hợp chất này không hòa tan được với dầu nhớt bôi trơn khoáng chất. + Dầu nhớt bôi trơn chuyên dùng cùng với môi chất lạnh R-134a là các chất bôi trơn tổng hợp (PAG) hay (POE) hai chất bôi trơn này không thể hòa lẫn với - Môi chất lạnh R-12 + Chất khử ẩm dùng cho R-134a khác với chất khử ẩm dùng cho R-12 + Hệ thống điện lạnh oto dùng môi chất lạnh R-134a cần áp bơm của máy nén và lưu lượng không khí. 9
  11. * Không được nạp lẫn môi chất lạnh R12 vào trong hệ thống đang dùng môi chất R134a 2. Chất tải lạnh - Là chất trung gian dùng thu nhiệt độ của môi trường cần làm lạnh truyền tới thiết bị bay hơi. -Yêu cầu: + Điểm đông đặc phải thấp hơn nhiệt độ bay hơi + Không được ăn mòn thiết bị + Không độc hại + Không cháy nổ + Nước dùng để tái lạnh những đối tượng lạnh trên 0 độ C + H2O + muối (làm đá cây) + Không khí: hằng số t0 kém – ít dùng + Các hợp chất khí hữu cơ khác có thể lạnh tới âm vài chục độ (metanol, ctanol lạnh tới -60 độ C). - Là chất trung gian dùng thu nhiệt độ của môi trường cần làm lạnh truyền tới thiết bị bay hơi. -Yêu cầu: + Điểm đông đặc phải thấp hơn nhiệt độ bay hơi + Không được ăn mòn thiết bị + Không độc hại + Không cháy nổ + Nước dùng để tái lạnh những đối tượng lạnh trên 0 độ C + H2O + muối (làm đá cây) + Không khí: hằng số t0 kém – ít dùng + Các hợp chất khí hữu cơ khác có thể lạnh tới âm vài chục độ (metanol, ctanol lạnh tới -60 độ C). 10
  12. Bài 3: Một số máy lạnh khác Mã bài: MĐ 33 – 03 Giới thiệu: Một số máy lạnh khác như máy lanh hập thụ được dùng tại những nơi có nguồn nhiệt dư hiện nay được nhiều nhà máy sử dụng nó đáp ứng cho con người tiết kiệm điện năng. Là bài đầu vì vậy nội dung này đòi hỏi người học có thái độ học tập nghiêm túc và tính cẩn thận trong khi vận hành cũng như lắp đặt đảm bảo an toàn cho người sử dụng máy. Mục tiêu: - Hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt đông của máy lạnh hấp thụ, máy lạnh trung tâm. - Trình bày được nguyên lý máy lạnh hấp thụ, máy lạnh trung tâm. Rèn luyện đức tính cẩn thận , tỉ mỉ, chính xác , sáng tạo và khoa học. Nội dung chính: 1. Máy lạnh hấp thụ Để dễ hiểu chúng ta quan sát nguyên lý làm việc của máy lạnh nén hơi và máy lạnh hấp thụ biểu diễn trên hình là máy lạnh nén hơi đơn giản, trong đó quá trình 1 - 2 là quá trình nén hơi từ áp suất po lên pk; 2 - 3 là quá trình ngưng tụ từ hơi thành lỏng; 3 - 4 là quá trình tiết lưu từ áp suất pk xuống áp suất po và 4 - 1 là quá trình bay hơi thu nhiệt của môi trường lạnh tạo hiệu ứng lạnh Hình 1.22: Sơ đồ nguyên lý của máy lạnh MN – máy nén; NT – thiết bị ngưng tụ; TL – van tiết lưu; BH – thiết bị bay hơi; SH – bình sinh hơi; TLDD – van tiết lưu dung dịch; HT – bình hấp thụ; BDD – bơm dung dịch. So sánh 2 sơ đồ a và b ta thấy các quá trình 2 - 3; 3 - 4; 4 - 1 là giống nhau. 11
  13. Riêng quá trình nén hơi của 1 - 2 của máy lạnh hấp thụ được thay bằng “máy nén nhiệt” với 4 thiết bị là bình sinh hơi, bình hấp thụ bơm dung dịch và tiết lưu dung dịch. Quá trình nén hơi như sau: Hơi sinh ra ở thiết bị bay hơi được bình hấp thụ “hút” về nhờ quá trình hấp thụ hơi vào dung dịch loãng. Dung dịch loãng sau hấp thụ hơi trở thành đậm đặc và được bơm lên bình sinh hơi, ở đây dung dịch được nung nóng lên 120oC – 130oC, hơi sinh ra đi vào thiết bị ngưng tụ, còn dung dịch trở thành loãng và được tiết lưu trở lại bình hấp thụ. Như vậy dung dịch đã thực hiện một vòng tuần hoàn khép kín HT – BDD – SH – TLDD - HT để nén hơi gas lạnh từ áp suất bay hơi lên áp suất ngưng tụ và đẩy vào thiết bị ngưng tụ. Bình sinh hơi được gia nhiệt bằng hơi nước nóng, khí nóng hoặc dây điện trở và có áp suất cao pk. Ưu điểm của máy lạnh hấp thụ là: - Không cần dùng điện nên có thể sử dụng ở những vùng không có điện. Có thể chạy bằng hơi nước thừa, khí thải, than củi. - Máy rất đơn giản vì phần lớn chỉ là các thiết bị trao đổi nhiệt, trao đổi chất, dễ dàng chế tạo, vận hành. - Không gây ồn ào vì bộ phận chuyển động duy nhất là bơm dung dịch. Trong máy lạnh hấp thụ bao giờ cũng phải có gas lạnh và chất hấp thụ. Chất hấp thụ, có khả năng hấp thụ gas lạnh ở áp suất thấp và ở nhiệt độ môi trường, sinh hơi (nhả) gas lạnh ở nhiệt độ và áp suất cao. Chính vì vậy thường người ta gọi chúng là cặp môi chất của máy lạnh hấp thụ. Hai cặp môi chất thường sử dụng là amôniăc/nước (NH3/H2O), trong đó amôniăc là gas lạnh, nước là chất hấp thụ và nước/bromualiti (H2O/LiBr) trong đó nước là gas lạnh và Bromualiti là chất hấp thụ. 2. Hệ thống điều hoà không khí trung tâm * Đặc điểm của các thiết bị chính: Cụm Chiller: Cụm máy lạnh chiller là thiết bị quan trọng nhất của hệ thống điều hoà kiểu làm lạnh bằng nước. Nó được sử dụng để làm lạnh chất lỏng, trong điều hoà không khí sử dụng để làm lạnh nước tới khoảng 7oC (hình vẽ). Ở đây nước đóng vai trò là chất tải lạnh. Cụm Chiller là một hệ thống lạnh được lắp đặt hoàn chỉnh tại nhà máy nhà chế tạo, với các thiết bị sau: + Máy nén: Có rất nhiều dạng, nhưng phổ biến là loại trục vít, máy nén kín, máy nén pittông nửa kín. + Thiết bị ngưng tụ: Tuỳ thuộc vào hình thức giải nhiệt mà thiết bị ngưng tụ 12
  14. là bình ngưng hay dàn ngưng. Khi giải nhiệt bằng nước thì sử dụng bình ngưng, khi giải nhiệt bằng gió sử dụng dàn ngưng. Nếu giải nhiệt bằng nước thì hệ thống có thêm tháp giải nhiệt và bơm nước giải nhiệt. Trên thực tế nước ta, thường hay sử dụng máy giải nhiệt bằng nước vì hiệu quả cao và ổn định hơn. + Bình bay hơi: Bình bay hơi thường sử dụng là bình bay hơi ống đồng có cánh. Môi chất lạnh sôi ngoài ống, nước chuyển động trong ống. Bình bay hơi được bọc các nhiệt và duy trì nhiệt độ không được quá dưới 70C nhằm ngăn ngừa nước đóng băng gây nổ vỡ bình. Công dụng bình bay hơi là làm lạnh nước b. Dàn lạnh FCU: FCU ( Fan coil Unit) là dàn trao đổi nhiệt ống đồng cánh nhôm và quạt gió. Nước chuyển động trong ống, không khí chuyển động ngang qua cụm ống trao đổi nhiệt, ở đó không khí được trao đổi nhiệt ẩm, sau đó thổi trực tiếp hoặc qua một hệ thống kênh gió vào phòng. Quạt FCU là quạt lồng sóc dẫn động trực tiếp. C. Tháp giải nhiệt Tháp giải nhiệt, hay còn gọi là tháp làm mát (cooling tower) là thiết bị được dùng không chỉ trong ngành kỹ thuật lạnh do tính kinh tế, hiệu quả và thuận tiện khi sử dụng. Nó đang được thay thế dần cho các dàn làm mát cồng kềnh, kém hiệu quả trong các hệ thống. Trong ngành lạnh, một phần nhờ có tháp giải nhiệt mà quy trình chế tạo thiết bị được tiêu chuẩn và hoàn thiện do giảm được công vận hành. chạy thử và hiệu chỉnh hệ thống tại nơi lắp đặt. Các tháp giải nhiệt dễ chế tạo hàng loạt với nhiều dải công suất, vận chuyển lắp đặt đơn giản, hình thức đẹp. Nhược điểm chủ yếu của tháp giải nhiệt là khi vận hành gây ồn và gây ẩm môi trường xung quanh nên không phải ở đâu cũng sử dụng được. Công dụng và vị trí lắp đặt Công dụng của tháp giải nhiệt là thải toàn bộ lượng nhiệt do quá trình ngưng tụ của hơi môi chất lạnh trong bình ngưng tụ sinh ra. Tháp giải nhiệt được lắp đặt trong vòng tuần hoàn của nước làm mát. Theo chiều chuyển động của nước làm mát, tháp ngưng tụ đặt trước bơm tuần hoàn nước làm mát, tiếp đến là bơm nước sau đó là bình ngưng và cuối cùng quay trở lại tháp ngưng tụ khép kín vòng tuần hoàn. Nguyên lý làm việc của tháp giải nhiệt là hạ nhiệt độ của nước làm mát bằng cách trao đổi nhiệt với không khí và bay hơi một phần lượng nước có nhiệt độ cao. 13
  15. Nước nóng từ bình ngưng được phun đều lên khối đệm. Trong khối đệm mà nước sẽ chảy zich zăc với thời gian tương đối lâu mới rơi xuống bể chứa. Không khí chuyển động cưỡng bức từ dưới lên trên nhờ quạt gió len lỏi qua các khe hở của khối đệm có nước chảy trên bề mặt. Không khí và nước nóng sẽ trao đổi nhiệt và trao đổi chất, một phần nhiệt trong nước thải vào không khí, một phần nước nóng khi bay hơi vào không khí sẽ lấy nhiệt chính từ nước nóng, khả năng bay hơi của nước phụ thuộc vào độ ẩm tương đối của không khí, tốc độ không khí và diện tích bề mặt trao đổi nhiệt. Trong điều kiện bình thường, lượng nhiệt do nước nóng thải ra chủ yếu do nước bay hơi mang đi, nên khi làm việc cần phải cấp liên tục lượng nước bổ sung cho tháp. 14
  16. Bài 4: Thực hành thiết bị điện lạnh Mã bài: MĐ 33 – 04 Mục tiêu: - Sử dụng thành thạo thiết bị lạnhgia dụng đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn - Tháo lắp đúng quy trình, xác định chính xác những nguyên nhân và sửa chữa hư hỏng các loại thiết bị lạnh gia dụng đảm bảo an toàn cho người và thiết bị - Sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm đúng kỹ thuật, an toàn. - Rèn luyện đức tính cẩn thận , tỉ mỉ, chính xác , sáng tạo và khoa học. Nội dung chính: 1. Cắt loe và hàn ống đồng Bước 1: Cắt ống Bước 2: Mài ống Bước 3: Mài bề mặt ống Bước 4: Lau sạch bên trong ống trước khi loe ống 15
  17. Bước 5: Loe ống Các tiêu chuẩn loe ống: - Một số các lỗi sai mà thường gặp trong việc loe ống - Không đánh bóng đủ - Làm hư bề mặt bên trong - Loe ống đường kính quá nhỏ - Loe ống đường kính quá lớn - Ống không còn nguyên vẹn - Tạo rảnh trên ống Cách hàn ống 16
  18. Bước 1: Mở chai Oxy trước sau đó mở chai gas sau. Bước 2: Kiểm tra đồng hồ chai gas và chai oxy (Đồng hồ chai gas 0.5kg và gió khoảng 0.4`0.6 kgf/cm2). Bước 3: Mở và điều chỉnh van ở béc hàn (Van oxy mở trước sau đó van ga). Bước 4: Mồi lửa và điền chỉnh ngọn lửa sao cho hợp lý nhất( đầu mở hàn nghiêng 1 góc 45 độ so với ống đồng ) Bước 5: Kết thúc hàn khoá van gas trước sau đó khoá van oxy. (Khoá chai gas trước sau đó khoá van chai oxy). 2. Bảo dưỡng và sửa chữa một số hư hỏng thông thường của tủ lạnh 2.1. Mạch điện tủ lạnh trực tiếp ➢ Sơ đồ mạch điện Hình 4. 1: Sơ đồ mạch điện tủ lạnh trực tiếp ➢ Nguyên lý hoạt động: Mắc nút nhấn vào mạch như hình vẽ. Bình thường hệ thống đang hoạt động tiếp điểm ở vị trí 1, khi dàn lạnh đóng băng đá nhiều ta phải nhấn nút xả đá đến vị trí số 2 đóng tiếp điểm cấp nguồn cho thiết bị xả đá. Sau thời gian ngắn nhiệt độ buồng lạnh tăng dần bầu 17
  19. cảm ứng nhiệt nóng dần lên hơi môi chất trong hộp xếp giản nở làm tăng áp suất đến một lúc nào đó hộp xếp giản ra đẩy tiếp điểm trở về vị trí 1. Quá trình xả đá kết thúc Ưu nhược điểm: ❖ Ưu điểm - Không phải ngồi chờ nhƣ phương pháp xả đá thủ công - Xả đá xong mạch tự động cấp nguồn cho block hoạt động ❖ Nhược điểm: - Không tự động hoàn toàn - Nút nhấn dễ hư hỏng ➢ Lắp đặt mạch điện: Dựa vào sơ đồ nguyên lý chuẩn bị các thiết bị đấu mạch điện như hình vẽ. ➢ Vận hành mạch điện: Kiểm tra các mối nối dây điện và các rắc cắm vào lốc lại lần cuối cùng trước khi vận hành mạch điện Kẹp ampe kiềm vào chân C của lốc và cắm nguồn vào cho hệ thống hoạt động Và quan sát dòng làm việc của máy không được vượt quá dòng định mức ghi ở nhãn tủ. ➢ Sữa chữa mạch điện: Những hư hỏng thường gặp của mạch điện. - Hỏng sò lạnh - Hỏng nút nhấn cửa - Hỏng đèn - Hỏng thermostat - Hỏng thermic - Rơle khởi động - Sò nóng - Lốc máy Tùy theo nguyên nhân mà ta có biện pháp khắc phục cho phù hợp. 2.2. Mạch điện tủ lạnh gián tiếp: ➢ Sơ đồ mạch điện: 18
  20. Hình 4. 2: Sơ đồ mạch điện xả đá tự động sử dụng timer loại 1 mắc nối tiếp ➢ Nguyên lý hoạt động: Cuộn dây timer và ĐTXĐ mắc nối tiếp với nhau và mắc song song với block. Khi cấp nguồn, do cuộn dây Timer có điện trở lớn hơn điện trở xả đá nên điện áp rơi trên timer lớn hơn rất nhiều so với điện áp rơi trên ĐTXĐ,. Timer đếm thời gian, dòng điện lúc này đồng thời qua chân 3-4 vào cấp cho blốc hoạt động khi nhiệt độ buồng lạnh đạt nhiệt độ sò lạnh cài đặt, sò lạnh đóng lại. Timer đếm đủ thời gian đá qua tiếp điểm số 2 ,dòng ngắn mạch qua chân số 2 vào điện trở thực hiện xả đá lúc này timer ngừng chạy. Nhiệt độ buồng lạnh tăng lên sò lạnh mở ra nhƣng quá trình xả đá chưa kết thúc, lúc này do điện áp rơi trên timer lớn hơn nên timer bắt đầu chạy đếm thời gian xả đá sau khi đếm đủ thời gian xả đá timer đá qua tiếp điểm 4 cấp nguồn cho block máy hoạt động kết thúc quá trình xả đá. Trong thời gian xả đá nếu nhiệt độ buồng lạnh tăng cao hoặc vì một lý do nào đó mà sò lạnh không ngắt ra thì sò nóng lúc này sẽ đứt ra ngắt nguồn của điện trở và timer. Ta phải kiểm tra thay thế cái khác Ưu nhược điểm: ❖ Ưu điểm: - Có nhu cầu xả đá thì sò lạnh đóng lại mạch xả đá mới hoạt đông - Xả đá triệt để - Ở mạch này do có quá trình xả đá giả nên tủ lạnh xả đá triệt để và có một khoảng thời gian bảo ôn. ❖ Nhược điểm: - Khi mới cấp nguồn cho mạch, do timer mắc song song nên block hoạt động timer cũng hoạt động → Trường hợp sò lạnh đóng lại nhưng timer chưa đá tiếp điểm thì mạch không thực hiện được xả đá. * Lắp đặt mạch điện: 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2