intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thiết kế chuyền - điều chuyền (Ngành/nghề: Công nghệ may – Trình độ: Trung cấp, Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

35
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Thiết kế chuyền – Điều chuyền may công nghiệp được biên soạn theo chương trình đào tạo ngành công nghệ may của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex thành phố Hồ Chí Minh nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập cho học sinh, sinh viên ngành Công nghệ may và May thời trang. Nội dung giáo trình được trình bày trong 4 chương, bao gồm: Chương I: Phương pháp xây dựng qui trình may; Chương II: Tính toán thiết kế chuyền; Chương III: Điều chuyền; Chương IV: Giới thiệu mô hình tổ chức dây chuyền Lean. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thiết kế chuyền - điều chuyền (Ngành/nghề: Công nghệ may – Trình độ: Trung cấp, Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM

  1. TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: THIẾT KẾ CHUYỀN - ĐIỀU CHUYỀN NGÀNH/NGHỀ: CÔNG NGHỆ MAY TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG TP HỒ CHÍ MINH, 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Thiết kế chuyền – Điều chuyền may công nghiệp đƣợc biên soạn theo chƣơng trình đào tạo ngành công nghệ may của trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex thành phố Hồ Chí Minh nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập cho học sinh, sinh viên ngành Công nghệ may và May thời trang. Đồng thời giáo trình cũng là tài liệu tham khảo cho nhân viên kỹ thuật, cán bộ chuyền trong các công ty, xí nghiệp may và các độc giả quan tâm. Nội dung giáo trình đƣợc biên soạn dựa trên những kiến thức cơ bản về công nghệ may và các kiến thức thực tiễn đƣợc tiếp cận từ thực tế sản xuất tại các công ty may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Giáo trình có các nội dung cơ bản về phƣơng pháp xây dựng qui trình may, các phép tính toán thiết kế chuyền, các bƣớc tiến hành chuẩn bị và triển khai mã hàng mới theo dây chuyền Lean, đƣợc trình bày trong 4 chƣơng, bao gồm: Chƣơng I: Phƣơng pháp xây dựng qui trình may Chƣơng II: Tính toán thiết kế chuyền Chƣơng III: Điều chuyền Chƣơng IV: Giới thiệu mô hình tổ chức dây chuyền Lean Chƣơng I, chƣơng II và chƣơng III do Th.S Lƣu Thị Lan biên soạn, chƣơng IV do Th.S Ninh Thị Vân biên soạn. Đầu và cuối mỗi chƣơng có tóm tắt nội dung và hƣớng dẫn ôn tập. Tác giả xin chân thành cám ơn các doanh nghiệp May thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các đồng nghiệp trong bộ môn Công Nghệ May, đã tạo mọi điều kiện, giúp tác giả hoàn thành công tác biên soạn giáo trình này. Trong quá trình biên soạn, mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng, song giáo trình không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định, tác giả rất mong quý thầy, cô, bạn đọc góp ý để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Khoa Công Nghệ Dệt May - Trường Cao Đẳng Kinh tế Kỹ thuật Vinatex Tp. Hồ Chí Minh, 586 Kha Vạn Cân - Phường Linh Đông - Quận Thủ Đức -Tp. Hồ Chí Minh. Xin chân thành cám ơn.
  3. Tham gia biên soạn 1. Th.S Lƣu Thị Lan (chủ biên) 2. Th.S Ninh Thị Vân
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ/ NGHĨA 1 1K 1 kim 2 2K 2 kim 3 2KĐL 2 kim đan lƣới 4 2KMX 2 kim móc xích 5 BCV Bƣớc công việc 6 BTP Bán thành phẩm 7 CBCV Cấp bậc công việc 8 CC Chân cổ 9 CN Công nhân 10 CSCC Cuốn sƣờn cùi chỏ 11 HS Hệ số 12 KCS Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm 13 LC Lá cổ 14 LD Lấy dấu 15 MS Măng sét 16 NĐSX Nhịp độ sản xuất Novus Ordo Seclorum/ Một trình tự mới vừa 17 NOS bắt đầu 18 SCN Số công nhân 19 SP Sản phẩm 20 STT Số thứ tự 21 TG Thời gian 22 TP Thành phẩm 23 TS Thân sau 24 TT Thân trƣớc 25 TTMX Tra tay cuốn móc xích 26 VS3C Vắt sổ 1 kim 3 chỉ 27 VS5C Vắt sổ 2 kim 5 chỉ
  5. Mục lục LỜI NÓI ĐẦU Trang Chƣơng I: PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG QUI TRÌNH MAY ................................ 1 I. PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG QUI TRÌNH MAY ........................................................... 2 1. Khái niệm ........................................................................................................................ 2 2. Cơ sở để phân tích .......................................................................................................... 2 3. Phƣơng pháp xây dựng qui trình may............................................................................. 3 4. Nguyên tắc phân tích sản phẩm ...................................................................................... 4 II. ĐO THỜI GIAN LÀM VIỆC .......................................................................................... 26 1. Định nghĩa..................................................................................................................... 26 4. Mục đích của việc đo thời gian ..................................................................................... 27 5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thời gian làm việc ............................................................... 28 6. Các phƣơng pháp đo thời gian làm việc ....................................................................... 28 Chƣơng II: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHUYỀN ..................................................... 32 I. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT VÀ THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN MAY ............................ 32 1. Khái niệm ...................................................................................................................... 32 2. Những cơ sở để thiết kế chuyền .................................................................................... 32 3. Nguyên tắc của thiết kế chuyền .................................................................................... 33 4. Những điểm chuẩn để cân đối các vị trí làm việc ......................................................... 33 5. Các bƣớc tiến hành thiết kế chuyền .............................................................................. 34 6. Các phép tính toán trong thiết kế chuyền ..................................................................... 37 7. Nội dung bảng thiết kế chuyền ..................................................................................... 38 8. Xác định thợ dự trữ ....................................................................................................... 46 II. CÁC LOẠI DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT....................................................................... 47 1. Dây chuyền hàng dọc .................................................................................................... 48 2. Dây chuyền cụm............................................................................................................ 49 3. Các hình thức triển khai bán thành phẩm vào chuyền .................................................. 51 Chƣơng III: ĐIỀU CHUYỀN .................................................................................... 53 I. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA NGƢỜI LÀM CÔNG TÁC CHUYỀN MAY ............ 53 1. Nhiệm vụ của chuyền trƣởng (tổ trƣởng) ..................................................................... 53 2. Nhiệm vụ của chuyền phó ............................................................................................ 54 3. Nhiệm vụ của kỹ thuật chuyền ..................................................................................... 54 4. Nhiệm vụ của QC chuyền may ..................................................................................... 55 5. Nhiệm vụ của công nhân .............................................................................................. 55 II. BỐ TRÍ MẶT BẰNG PHÂN XƢỞNG ........................................................................... 56 1. Khái niệm ...................................................................................................................... 56 2. Các hình thức bố trí mặt bằng phân xƣởng ................................................................... 56 3. Các nguyên tắc cơ bản bố trí mặt bằng phân xƣởng ..................................................... 59 III. TÍNH ĐƠN GIÁ CÔNG ĐOẠN MAY .......................................................................... 63 Chƣơng IV: GIỚI THIỆU MÔ HÌNH TỔ CHỨC DÂY CHUYỀN LEAN .......... 64 I. KHÁI NIỆM ...................................................................................................................... 64 1. Khái niệm ...................................................................................................................... 64 2. Những điều kiện cần thiết để xây dựng chuyền Lean ................................................... 65 3. Phƣơng thức sản xuất Lean ........................................................................................... 65 4. Sự xác định một dây chuyền Lean (8 NOS) ................................................................. 65 II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN DÂY CHUYỀN LEAN ........................................ 66 1. Các loại lãng phí ........................................................................................................... 66
  6. 2. Nhận dạng lãng phí ....................................................................................................... 66 3. Nguyên nhân gây lãng phí ............................................................................................ 67 III. CÁC NGUYÊN TẮC KHI ỨNG DỤNG LEAN ........................................................... 68 1. Nhận diện về sự lãng phí .............................................................................................. 68 2. Chuẩn hoá qui trình ...................................................................................................... 68 3. Qui trình liên tục ........................................................................................................... 69 4. Sản xuất kéo.................................................................................................................. 69 5. Chất lƣợng từ gốc ......................................................................................................... 69 6. Liên tục cải tiến ............................................................................................................ 69 IV. CÁC CÔNG CỤ SẢN XUẤT ........................................................................................ 69 1. JIT (Just – In – Time) ................................................................................................... 70 2. Kỹ thuật chất lƣợng trong Lean .................................................................................... 71 3. Cải tiến mặt bằng .......................................................................................................... 72 4. Tiêu chuẩn hóa công việc ............................................................................................. 72 V. QUI TRÌNH THỰC HIỆN DÂY CHUYỀN LEAN ....................................................... 72 1. Chọn chuyền thí điểm ................................................................................................... 72 2. Thành lập nhóm Kaizen ................................................................................................ 73 3. Huấn luyện nghiệp vụ nhóm Kaizen ............................................................................ 74 4. Thu thập số liệu khi ứng dụng Lean ............................................................................. 74 5. Xác định bƣớc công việc .............................................................................................. 74 6. Bấm giờ......................................................................................................................... 76 7. Xác định và kiểm tra thiết bị......................................................................................... 77 8. Phổ biến công nghệ - qui chế cho công nhân ............................................................... 78 9. Xác định tay nghề của công nhân ................................................................................. 78 10. Tính toán ghép bƣớc công việc và thiết kế chuyền .................................................... 78 11. Chuẩn bị hệ thống nguyên phụ liệu, biển báo công cụ trực quan ............................... 96 12. Xếp chuyền theo sơ đồ................................................................................................ 99 13. Hƣớng dẫn công nhân ................................................................................................. 99 14. Cân đối chuyền theo nhịp độ sản xuất ...................................................................... 100 15. Phƣơng pháp tính lƣơng áp dụng cho dây chuyền Lean........................................... 100
  7. Chƣơng I: Phƣơng pháp xây dựng qui trình may 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun: THIẾT KẾ CHUYỀN - ĐIỀU CHUYỀN Mã môn học/mô đun: 22 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn học đƣợc bố trí vào học kỳ I năm thứ 3 sau học phần Kỹ thuật may 2 - Tính chất: Là môn học nhằm thay thế khóa luận tốt nghiệp - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Là môn học nhằm trang bị cho sinh viên có kiến thức, kỹ năng sản xuất trực tiếp tại doanh nghiệp. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày đƣợc nguyên tắc xây dựng qui trình may, nguyên tắc lập bảng thiết kế chuyền và tính lƣơng công đoạn trong quá trình sản xuất; + Trình bày đƣợc nguyên tắc xây dựng sơ đồ máy trong dây chuyền Lean, nguyên tắc tính lƣơng cho dây chuyền Lean. - Về kỹ năng: + Xây dựng qui trình công nghệ các loại sản phẩm may mặc; + Tính toán đƣợc nhu cầu thiết bị cần sử dụng, tính năng suất sản phẩm ra chuyền mỗi ngày, thiết kế dây chuyền may theo từng mã hàng; bố trí máy móc theo dây chuyền sản xuất tại doanh nghiệp; + Tính lƣơng theo đơn giá cho các công đoạn may trong qui trình; tính lƣơng cho dây chuyền Lean. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Nhận thức đƣợc ý nghĩa, giá trị khoa học của môn học; + Tích cực, sáng tạo trong quản lý chuyền và quá trình triển khai mã hàng; + Rèn luyện kỹ năng, phƣơng pháp làm việc trong môi trƣờng sản xuất công nghiệp. Nội dung của môn học/mô đun:
  8. Chƣơng I: Phƣơng pháp xây dựng qui trình may 2 Chương I: PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG QUI TRÌNH MAY Nội dung chƣơng này trình bày những kiến thức cơ bản về xây dựng qui trình may cho một sản phẩm dạng sơ đồ khối, sơ đồ nhánh cây và một số phƣơng pháp bấm giờ để xác định thời gian thực hiện công việc trong qui trình. A. Mục tiêu - Trình bày qui trình may các loại sản phẩm bằng sơ đồ nhánh; - Phân tích đƣợc qui trình may cho một sản phẩm; - Xây dựng đƣợc qui trình may cho sản phẩm. - Bấm giờ để xác định thời gian thực hiện công việc trong qui trình; - Phát huy tính tích cực, chủ động của ngƣời học và rèn luyện tính cẩn thận khi thực hiện công việc. B. Nội dung chƣơng I. PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG QUI TRÌNH MAY 1. Khái niệm Qui trình may là bảng liệt kê tất cả các bƣớc công việc cần thiết theo trình tự hợp lý nhất để may hoàn chỉnh một sản phẩm, các bƣớc công việc tƣơng ứng với từng cấp bậc thợ đảm nhiệm, thiết bị thực hiện và thời gian hoàn thành bƣớc công việc. Qui trình may đƣợc phân thành các bƣớc công việc (hay còn gọi là công đoạn). Mỗi bƣớc công việc đƣợc xác định bởi một số các yếu tố liên quan đến điều kiện thực hiện. Tất cả các công đoạn của qui trình đƣợc thể hiện ở dạng bảng nên qui trình may còn đƣợc gọi là “Bảng qui trình may”. 2. Cơ sở để phân tích 2.1. Sản phẩm mẫu Tùy theo sản phẩm may là áo sơ mi, quần âu, áo polo, áo khoác… mà các cụm chi tiết của sản phẩm có thể đƣợc phân chia thành: cổ, tay, thân, lƣng, túi… Từ đó bảng qui trình may của một sản phẩm cũng thƣờng đƣợc trình bày từ may cụm chi tiết đến lắp ráp hoàn chỉnh. Vì vậy khi viết qui trình may, phải căn cứ vào sản phẩm mẫu phân tích cụ thể các chi tiết, cụm chi tiết của sản phẩm, tránh tình trạng thừa hay thiếu công đoạn. 2.2. Tài liệu kỹ thuật Tài liệu kỹ thuật là văn bản pháp lý sử dụng trong quá trình sản xuất, là sự thống nhất về kỹ thuật sản phẩm của khách hàng và nhà sản xuất. Vì vậy, khi viết qui trình may phải căn cứ vào tài liệu kỹ thuật để phân tích chính xác hơn. 2.3. Kinh nghiệm Trong quá trình phân tích sản phẩm, kinh nghiệm chuyên môn rất quan trọng vì nó giúp xử lý công việc nhanh và chính xác. Khi tiến hành xây dựng qui trình may cho
  9. Chƣơng I: Phƣơng pháp xây dựng qui trình may 3 sản phẩm nào đó nếu ngƣời xây dựng qui trình đã có nhiều kinh nghiệm về sản xuất mặt hàng đó thì khả năng phân tích và viết qui trình may sẽ nhanh hơn, chính xác hơn. 3. Phƣơng pháp xây dựng qui trình may 3.1. Phân tích các công đoạn Là phân tích trình tự các thao tác lắp ráp của sản phẩm để tiện cho việc phân chia công đoạn trong quá trình sản xuất. Công đoạn đƣợc phân thành hai loại là công đoạn chính và công đoạn phụ. + Công đoạn chính: Đây là các công đoạn chủ chốt của qui trình. Các công đoạn này nhằm biến đổi trạng thái và hình dáng của vật liệu. Chúng gắn liền với hoạt động của các thiết bị may hoặc các thiết bị chuyên dùng. + Công đoạn phụ: Đây là các công đoạn đƣợc thành lập nhằm hỗ trợ các công đoạn may chính. Đa số các công đoạn này đƣợc thực hiện thủ công có kèm các dụng cụ hoặc thiết bị phụ trợ nhƣ: cắt gọt, lấy dấu, ủi. Khi viết qui trình may, cần tránh việc đặt tên cho công đoạn có tính chất phối hợp các hoạt động may và thủ công. Số lƣợng các công đoạn trong bảng qui trình may cho một sản phẩm cụ thể phụ thuộc vào ngƣời lập qui trình và công nghệ của nhà máy. Số lƣợng các công đoạn chính thƣờng là không đổi. Vì nếu thiếu hay thừa công đoạn chính thì sản phẩm sau gia công sẽ không đúng với yêu cầu kỹ thuật. Đối với công đoạn phụ thì việc tăng hay giảm số lƣợng của chúng lại có ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất và chất lƣợng sản phẩm may. 3.2. Xác định thời gian thực hiện các công đoạn Trong quá trình thực hiện các sản phẩm may công nghiệp, tồn tại khá nhiều các loại thời gian khác nhau nhƣ: thời gian giao hàng, thời gian vận chuyển bán thành phẩm, thời gian chết... Trong đó có một loại thời gian rất quan trọng, ảnh hƣởng đến quá trình gia công sản phẩm, tính đơn giá cho mỗi công đoạn, cân đối chuyền hợp lý và theo dõi kế hoạch sản xuất của đơn hàng chính là thời gian thực hiện công đoạn. Vì vậy việc xác định thời gian cho các công đoạn may trong qui trình đòi hỏi phải chính xác. Thời gian của các công đoạn may đƣợc xác định qua thực tế bấm giờ, thời gian này là thời gian trung bình của các lần bấm giờ. * Lƣu ý: Khi viết qui trình may, tách các công đoạn thợ phụ và thợ ngồi máy, để tiện cho việc bố trí công đoạn đƣợc dễ dàng, trừ trƣờng hợp công đoạn phụ đó có liên quan đến công đoạn chính về mặt kỹ thuật thì ta ghép chung. 3.3. Thiết bị và dụng cụ Khi xây dựng qui trình may phải ghi rõ thiết bị, dụng cụ cần thiết để thực hiện các công đoạn may, để tiện cho việc tính toán thiết bị cần dùng một cách cụ thể. Mỗi công đoạn của qui trình, tùy theo mức độ chuyên môn hóa, sẽ đƣợc thực
  10. Chƣơng I: Phƣơng pháp xây dựng qui trình may 4 hiện trên một loại thiết bị khác nhau. Qui định về thiết bị cho công đoạn trong bảng qui trình may nhằm xác định điều kiện thực hiện của công đoạn. Thiết bị đƣợc lựa chọn không những đáp ứng yêu cầu của đƣờng may mà còn có khả năng đảm bảo cho công đoạn đƣợc thực hiện nhanh nhất. Bên cạnh thiết bị máy móc thì các dụng cụ hỗ trợ đƣợc thiết kế chuyên biệt cho từng loại đƣờng may nhƣ cữ, gá, rập cải tiến. Các dụng cụ cữ, gá có thể tháo, lắp dễ dàng trên thiết bị may. Hệ thống cữ, gá đƣợc chế tạo từ kim loại nhƣ sắt, thép có khả năng cuốn vật liệu hay bán thành phẩm theo yêu cầu của các đƣờng may. Cữ, gá đƣợc thiết kế cho từng kiểu đƣờng may và công đoạn nên có thể sử dụng linh hoạt cho các loại sản phẩm sao cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của từng loại đƣờng may trên sản phẩm. Các dụng cụ rập cải tiến đƣợc chế tạo để cải tiến thao tác, quy trình may cho các chi tiết công đoạn. Các loại rập này thƣờng làm bằng nhựa hoặc mica đƣợc thiết kế hai hay nhiều lớp tùy theo yêu cầu kỹ thuật của công đoạn và có hình dạng của chi tiết. Khi sử dụng rập cải tiến, ngƣời công nhân sẽ đặt vật liệu vải ở giữa các lớp và may theo rãnh qui định trên rập. Rập cải tiến đƣợc sử dụng rất phổ biến trong sản xuất nhƣ: rập may lộn lá cổ của áo sơ mi, rập mổ túi 2 viền quần âu… Khi sử dụng các dụng cụ hỗ trợ trên các công đoạn may, công nhân có thể chạy đƣờng may liên tục mà không cần dừng máy để kiểm soát chi tiết. Sử dụng hệ thống cữ, gá, rập cải tiến có thể nâng cao năng suất lao động đáng kể trên công đoạn. Đặc biệt việc sử dụng cữ, gá, rập cải tiến đã loại bỏ các yếu tố cá nhân khi thực hiện đƣờng may, giúp công nhân kiểm soát tốt công đoạn, góp phần ổn định chất lƣợng sản phẩm. 3.4. Bậc thợ Mỗi công đoạn của qui trình đều đƣợc qui định thực hiện bởi một bậc thợ. Căn cứ vào độ phức tạp của công việc trong từng công đoạn may để xác định cấp bậc thợ tƣơng đƣơng cho mỗi công đoạn. Bậc thợ thể hiện mức độ khó của công việc, trình độ tay nghề của công nhân may khi thực hiện công việc. Trong ngành may của Việt Nam, bậc thợ thƣờng đƣợc chia từ bậc 1 đến bậc 6. Chƣa có tài liệu chính thức qui định việc áp dụng bậc thợ chung cho toàn ngành, vì thế mỗi doanh nghiệp may vẫn tự xây dựng và cập nhật các mức tiêu chuẩn hóa công việc trong bậc thợ. Thông thƣờng các công đoạn thủ công không đòi hỏi phải có kỹ năng vận hành máy hoặc các công đoạn may đơn giản với các đƣờng may thẳng và ngắn (ví dụ: lƣợc nhãn sƣờn, lấy dấu túi…) sẽ đảm nhận bởi thợ bậc 2. Những công đoạn phải sử dụng thiết bị chuyên dùng hoặc phải thể hiện sự khéo léo trong gia công sẽ bắt đầu từ thợ bậc 3 trở lên (ví dụ: tra cổ áo sơ mi, may thép tay gia đình, tra lƣng quần âu…). 4. Nguyên tắc phân tích sản phẩm 4.1. Phân tích sản phẩm đơn giản
  11. Chƣơng I: Phƣơng pháp xây dựng qui trình may 5 Sản phẩm đơn giản là những sản phẩm thƣờng có một lớp nhƣ áo sơ mi, áo polo. Để may hoàn chỉnh một sản phẩm, sản phẩm đƣợc phân tích thành tất cả các cụm chi tiết và các cụm lắp ráp. Thực hiện lắp ráp sản phẩm theo trình tự: May chi tiết nhỏ, lắp ráp thô, lắp ráp hoàn chỉnh. Các bƣớc công việc đƣợc phân tích thành các tiểu tác. Khi viết qui trình may phải viết đầy đủ, rõ ràng các công đoạn, thƣờng viết theo các cụm chi tiết, cụm lắp ráp (ví dụ sản phẩm áo sơ mi có cụm cổ, cụm tay, cụm thân trƣớc, cụm thân sau và cụm lắp ráp hoàn chỉnh). 4.2. Phân tích sản phẩm nhiều lớp Đối với những sản phẩm có từ 2 lớp trở lên phải phân tích cụ thể từng lớp (lớp chính, lớp lót, lớp gòn…). Việc phân tích từng lớp đƣợc thực hiện giống nhƣ phân tích sản phẩm đơn giản. Ví dụ: Phân tích sản phẩm áo jacket 2 lớp sẽ có các cụm theo các lớp nhƣ sau: - Cụm áo chính bao gồm cụm thân trƣớc, cụm thân sau, cụm cổ… - Cụm áo lót bao gồm may các chi tiết thân trƣớc, thân sau lót, chần gòn và ráp vai con thân lót. - Cụm tay chính và lót bao gồm may bo lai tay, may tay chính, may tay lót, chần gòn tay. - Cụm lắp ráp hoàn chỉnh: Tra tay, tra cổ, tra dây kéo, đúp lót. 5. Các hình thức trình bày qui trình may 5.1. Viết theo tính chất công việc Các công đoạn trong qui trình may có tính chất công việc giống nhau sẽ đƣợc thực hiện chung với nhau. Ví dụ: Những công đoạn phụ của qui trình may áo sơ mi nam tay dài: 1. Xén gọt lá cổ 2. Xén gọt bát tay 3. Xén gọt túi Ví dụ: Những công đoạn vắt sổ ba chỉ của qui trình may quần jean: 1. VS3C ba gết đơn 2. VS3C ba gết đôi 3. VS3C đáp lớn túi trƣớc 4. VS3C đáp nhỏ túi trƣớc 5.2. Viết theo cụm Đối với những loại sản phẩm có nhiều công đoạn trong qui trình lắp ráp nhƣ quần âu, áo sơ mi, áo khoác… thì qui trình may đƣợc trình bày theo cụm. Ví dụ: Cụm cổ áo sơ mi 1. May lộn lá 2 2. Xén lộn lá 2
  12. Chƣơng I: Phƣơng pháp xây dựng qui trình may 6 3. Ủi lá cổ 4. Diễu lá cổ Ví dụ: Cụm thân sau quần jean 1. May miệng túi sau 2. Ủi túi sau 3. May cuốn decoup thân sau 4. VS5C đáy sau 5. Diễu đáy sau 6. Lấy dấu túi sau 7. Đóng túi vào thân sau 5.3. Viết theo trình tự lắp ráp Đối với những sản phẩm có ít công đoạn trong qui trình lắp ráp nhƣ áo thun thể thao, quần thể thao... thƣờng thể hiện qui trình may theo trình tự lắp ráp sản phẩm. Ví dụ: Qui trình may áo thun thể thao 1. May viền tay 2. Vắt sổ tay trƣớc 3. Vắt sổ tay sau 4. Tra bo cổ 5. Ráp sƣờn áo 6. May bo tay 7. May bo lai 6. Nội dung bảng qui trình may Bảng qui trình may cung cấp các thông tin cơ bản cho việc thiết kế sản xuất nhƣ: bố trí công đoạn, xếp chuyền, tính lao động, thiết bị sơ bộ… Bảng qui trình may là cơ sở cho việc cải tiến công đoạn, cải tiến hoạt động sản xuất. Trên cơ sở bảng qui trình may đã thiết lập, tiến hành nghiên cứu, tìm kiếm các biện pháp cải tiến công đoạn nhằm tối ƣu hóa qui trình sản xuất. Nội dung của bảng qui trình may đƣợc thể hiện nhƣ bảng 1.1. Bảng 1.1. Bảng qui trình may Bƣớc công việc Cấp bậc Thời Thiết bị, STT Ghi chú (Tên công đoạn) công việc gian (s) dụng cụ (1) (2) (3) (4) (5) (6)
  13. Chƣơng I: Phƣơng pháp xây dựng qui trình may 7 Cột số 1: Số thứ tự, mỗi công đoạn của qui trình đều đƣợc biểu diễn bằng một số đếm. Các số đếm đƣợc đánh liên tục trên các công đoạn của qui trình may. Các con số này thể hiện trình tự thực hiện của công đoạn trong cụm hay nhóm lắp ráp. Cột số 2: Bƣớc công việc (công đoạn) thực hiện trong bảng qui trình may, đƣợc viết theo trình tự phân tích sản phẩm. Các công đoạn đƣợc thực hiện độc lập, có tính chuyên môn hóa, phù hợp với thiết bị sử dụng và yêu cầu bậc thợ. Cột số 3: Cấp bậc công việc (bậc thợ). Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của công đoạn, mỗi công đoạn của qui trình đều đƣợc qui định thực hiện bởi một loại bậc thợ tƣơng đƣơng với trình độ tay nghề của công nhân khi thực hiện công đoạn. Cột số 4: Thời gian cần thiết để thực hiện bƣớc công việc, đƣợc xác định từ thực tế bấm giờ, đƣợc tính bằng giây. Cột số 5: Thiết bị, dụng cụ cần sử dụng để thực hiện bƣớc công việc trong cột số 2. Căn cứ vào sản phẩm mẫu, tài liệu kỹ thuật, yêu cầu của khách hàng để xác định loại thiết bị, dụng cụ cần sử dụng. Cột số 6: Ghi chú những công việc cần chú ý nếu có hoặc khi phân công lao động. Bảng qui trình may đƣợc sử dụng trong công tác tính toán thiết kế chuyền. Số lƣợng công đoạn cũng nhƣ nội dung công đoạn trong một qui trình may sản phẩm sẽ đƣợc thực hiện khác nhau ở các xí nghiệp may. Việc xây dựng bảng qui trình may chính xác và hợp lý đòi hỏi ngƣời viết qui trình không những phải nắm vững kỹ thuật may và nguyên tắc lắp ráp sản phẩm mà còn phải có kinh nghiệm về phƣơng pháp thực hiện công đoạn. - Ví dụ bảng qui trình may áo sơ mi nam (bảng 1.2). Bảng 1.2. Bảng qui trình áo sơ mi nam (#011) Mã hàng: Áo sơ mi nam ( # 011) Khách hàng: VETC Bậc Thời STT Tên công đoạn Thiết bị, dụng cụ thợ gian (s) 1 May lộn lá cổ 3 45 1K 2 May bọc chân cổ 3 20 1K 3 Xén + lộn lá cổ 3 40 Kéo, máy lộn cổ 4 Ủi lá cổ 2 30 Bàn ủi 5 Diễu lá cổ 4 49 1K 6 Lấy dấu + may kẹp lá 3 4 68 1K
  14. Chƣơng I: Phƣơng pháp xây dựng qui trình may 8 7 Xén + lộn lá ba 2 28 Kéo 8 Ủi sóng chân cổ 2 14 Bàn ủi 9 Diễu sóng chân cổ 3 29 1K 10 May bọc bát tay 3 40 1K 11 May lộn bát tay 3 72 1K 12 Xén + lộn bát tay 2 60 Kéo 13 Ủi bát tay 2 46 Bàn ủi 14 Diễu bát tay 3 61 1K 15 Ủi nẹp khuy + nẹp nút 2 35 Bàn ủi 16 May nẹp khuy 3 61 1K 17 May nẹp nút 3 40 1K 18 Ủi miệng túi 2 13 Bàn ủi 19 May miệng túi 3 16 1K 20 Ủi định hình túi 2 34 Bàn ủi 21 Gọt túi + lấy dấu túi 2 60 Phấn 22 May túi vào thân 3 60 1K 23 Ủi thép tay lớn 2 60 Bàn ủi 24 May trụ tay 3 60 1K 25 May đô sau 3 55 1K 26 May lộn vai con 3 65 1K 27 Tra mí cổ 4 175 1K 28 Vắt sổ tra tay 3 100 VS5C 29 Vắt sổ sƣờn + gắn nhãn 3 82 VS5C 30 Tra bát tay 3 173 1K 31 May lai 3 114 1K 32 Thùa khuy 3 62 Máy thùa 33 Đính nút 3 60 Máy đính 34 Cắt chỉ 2 58 Kéo - Ví dụ bảng qui trình may quần kaki nam không túi sau (bảng 1.3). Bảng 1.3. Bảng qui trình may quần kaki nam Mã hàng: Quần nam 018 Khách hàng: THAILAND Thời Ghi chú Bậc Thiết bị, Stt Bƣớc công việc gian thợ dụng cụ (s) I CỤM CHI TIẾT LƢNG
  15. Chƣơng I: Phƣơng pháp xây dựng qui trình may 9 1 Nối dây passant 3 5 1K 2 May dây passant 3 15 1K 3 Ủi dây passant 2 8 Bàn ủi 4 Đo + cắt dây passant 2 10 Kéo 5 May lót lƣng 4 17 Kansai 6 Ủi lót lƣng 2 10 Bàn ủi 7 Kẹp mí lƣng trên 4 27 Kansai 8 Cắt lƣng 2 6 Kéo 9 Ủi lƣng TP 2 10 Bàn ủi TỔNG CỘNG 108 II CỤM THÂN TRƢỚC 10 Bẻ diễu đáp vào lót túi sƣờn 3 30 1K 11 Bẻ diễu nẹp vào lót túi sƣờn 3 30 1K 12 May bao túi trƣớc 3 25 VS3C 13 Lộn bao túi trƣớc 2 6 Thủ công Thợ phụ 14 Diễu bao túi trƣớc 3 25 1K 15 Định hình túi sƣờn 3 28 1K 16 Mí trong túi sƣờn 3 16 1K 17 Diễu miệng túi sƣờn 3 24 1K 18 Khóa túi vào lƣng và thân 3 38 1K 19 VS3C ba ghết đơn, ba ghết đôi 3 19 VS3C 20 VS3C đáy trƣớc 3 20 VS3C 21 Phà hơi dây kéo 2 2 Bàn ủi Tra dây kéo vào ba ghết đôi + 22 3 15 1K chốt đuôi vắt sổ 23 Mí kẹp TT vào dây kéo 4 25 1K Mí kẹp ba ghết đơn vào thân 24 3 1K trƣớc 22 Ủi túi trƣớc + ủi bao túi trƣớc + 25 2 ủi gập ba ghết đơn 19 Bàn ủi 26 May đáy trƣớc 4 24 1K Lấy dấu + tra dây kéo vào ba 27 4 1K ghết đơn 25 28 Đặt rập + diễu ba ghết 4 19 1K
  16. Chƣơng I: Phƣơng pháp xây dựng qui trình may 10 TỔNG CỘNG 422 CỤM LẮP RÁP HOÀN III CHỈNH 29 VS5C đáy sau + bỏ nhãn 3 22 VS5C 30 VS5C sƣờn 4 52 VS5C Canh ngã 31 VS5C giàng trong 4 35 VS5C tƣ trùng. 32 VS3C lai 4 25 VS3C 33 Lấy dấu tra lƣng 2 10 Phấn Thợ phụ 34 Tra lƣng 4 55 1K 35 Canh đóng móc đầu lƣng trong 3 17 Máy đóng móc 36 Canh đóng móc đầu lƣng ngoài 3 22 Máy đóng móc 37 Tháo chỉ đầu lƣng 2 7 Kéo Thợ phụ 38 Gọt 2 đầu lƣng 2 23 Kéo Thợ phụ 39 Diễu lƣng hoàn chỉnh 4 48 1K 40 Bẻ chốt đầu lƣng 4 57 1K 41 Lấy dấu gắn passant 2 10 Phấn Thợ phụ 42 Chốt cạnh trên passant 3 28 1K 43 Săm lai 3 46 Máy săm lai 44 Bọ passant trên 3 23 Máy bọ 45 Bọ passant dƣới 3 46 Máy bọ 46 Bọ túi sƣờn 3 26 Máy bọ 47 Bọ ba ghết + bọ đáy 3 24 Máy bọ 48 Cắt chỉ + VSCN 2 40 Kéo Thợ phụ 49 Lộn quần 2 3 Thủ công Thợ phụ 50 Gọt cạnh trong passant 2 10 Kéo Thợ phụ 51 Ép cử lƣng 3 3 Máy ép TỔNG CỘNG 651 Ngày nay, hầu hết các công ty, xí nghiệp đã đầu tƣ và sử dụng các thiết bị máy móc chuyên dùng hiện đại vào trong qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Ví dụ: Máy 1K vừa may vừa xén, máy lập trình mổ túi tự động, máy thùa khuy, đính nút cắt chỉ tự động… nên thời gian các công đoạn trong qui trình may đƣợc tinh gọn hơn nhƣ bảng qui trình may áo sơ mi nam tay ngắn ở cụm lắp ráp (bảng 1.4), qui trình may quần âu (bảng 1.5). Bảng 1.4. Bảng qui trình may áo sơ mi nam (#019) - cụm lắp ráp
  17. Chƣơng I: Phƣơng pháp xây dựng qui trình may 11 Mã hàng: Áo sơ mi nam #019 Khách hàng: VETCTEX Bậc Thời Thiết bị, Stt Tên công đoạn Ghi chú thợ gian (s) dụng cụ 1 Thùa 5 khuy nẹp + cắt chỉ 3 29 Máy thùa Đính nút nẹp 6 nút + cắt 2 3 Máy đính chỉ 30 3 Thùa khuy chân cổ, cắt chỉ 3 7 Máy thùa 4 Đính 2 nút dự phòng 3 8 Máy đính 5 Đính nút chân cổ + cắt chỉ 3 7 Máy đính CỤM KHUY NÚT 81 6 Gắn nhãn thành phần 3 12 1K 7 Bắt cặp + lấy dấu nút nẹp 2 34 Bàn 8 Gắn nhãn cổ 3 10 1K 9 Cuốn đô, gắn nhãn 3 34 1K + cữ 10 Ủi bạt đô 2 5 Bàn ủi 11 Gọt đô sau chắp 2 6 Kéo 12 Ép đô 2 14 Máy ép đô 13 Gọt tƣa sƣờn 2 36 Kéo 14 Ủi tiêu vai con 2 8 Bàn ủi CỤM THÂN 159 Bàn ủi 15 May vai 3 113 1K 16 Tra cổ 3 57 1K 17 Diễu hoàn chỉnh cổ 3 64 1K 18 Tra tay 3 55 TTMX 19 Diễu vòng nách 3 42 1K Máy ép vòng 20 Ép vòng nách 3 24 nách Cuốn sƣờn cùi chỏ, cắt chỉ 21 3 CSCC tƣa 78 22 Ép sƣờn 3 20 Máy ép sƣờn 23 May lai tay 3 66 1K 24 Ghim lai tay 3 25 1K 25 May lai 3 58 1K
  18. Chƣơng I: Phƣơng pháp xây dựng qui trình may 12 Xếp áo lấy dấu chấm nút + Phấn Thợ phụ 26 2 khuy chân cổ 4 27 Gọt tƣa lai 2 12 Kéo Thợ phụ 28 Chặn cửa tay 3 48 1K TG CỤM LẮP RÁP 666 TỔNG TG 906
  19. Chƣơng I: Phƣơng pháp xây dựng qui trình may 13 Bảng 1.5. Bảng qui trình may quấn âu nam (#1919) Mã hàng: Quần âu nam #1919 Khách hàng: VETCTEX Thời Thiết bị, dụng Stt Tên công đoạn Bậc thợ Ghi chú gian (s) cụ I CỤM 1: THÂN TRƢỚC 463 1 Đặt rập kiểm tra TT x 2 2 2 Rập Thợ phụ 2 Ủi keo miệng TT 2 14 Bàn ủi hơi nhỏ Gấp may đáp túi vào lót 3 24 1K túi TT x 2 3 Gấp may nẹp túi vào lót 1K 4 21 túi TT x 2 3 Lƣợc 2 cạnh bao túi + 1K 5 28 bấm + chặn 1 đoạn xẻ x 2 3 6 May bao TT x 2 3 21 VS5C 7 Viền bao túi trƣớc x 2 3 22 1K + cữ 8 Ủi êm viền bao TT x 2 2 6 Bàn ủi hơi nhỏ May miệng túi trƣớc quay 9 37 M1K rulo góc, đặt lót lên trên x 2 3 Bấm góc miệng túi TT + 10 5 Kéo gọt nhỏ x 2 2 Thợ phụ 11 VS3C miệng túi trƣớc x 2 3 6 VS3C 12 Mí bạt miệng túi TT x 2 3 11 1K 13 Diễu miệng túi TT x 2 4 16 1K Chốt định vị miệng túi 1K 14 18 trƣớc trái 3 Chốt định vị miệng túi 1K 15 18 trƣớc phải 3 VS3C 1 cạnh dọc + giàng 16 35 VS3C + đáy TT x 2 3 VS3C đệm đáy (vắt 4 17 11 VS3C cạnh + cắt chỉ góc túi) 3 Gấp diễu xung quanh đệm 18 16 1K đáy (canh cữ, cắt chỉ) 3 Ủi êm đƣờng diễu xung 19 3 Bàn ủi hơi nhỏ quanh đệm đáy 2
  20. Chƣơng I: Phƣơng pháp xây dựng qui trình may 14 Viền 1 cạnh ba ghết chiếc 20 + xả + cắt + viền + kiểm 6 1K + cữ tra 3 21 Ủi êm ba ghết chiếc 2 2 Bàn ủi hơi nhỏ 22 VS3C 2 cạnh ba ghết đôi 3 6 VS3C VS3C 1 cạnh đuôi ba ghết 23 4 VS3C đôi lót + kiểm tra 3 Ủi gấp 1 cạnh lót ba ghết 24 6 Bàn ủi hơi nhỏ đôi (đặt rập) 2 25 May lộn ba ghết đôi 3 14 1K rulo 26 Gọt + lộn ba ghết đôi 3 7 Làm tay 27 Se + ủi êm ba ghết đôi 2 8 Bàn ủi hơi nhỏ 28 Tra ba ghết chiếc vào TT 3 13 1K 29 Mí bạt ba ghết chiếc 3 7 1K Ủi êm ba ghết chiếc sau 30 3 Bàn ủi hơi nhỏ khi tra x 1 2 Lấy dấu + khóa đáy trƣớc 31 16 1K chừa 1 đoạn (chạy 2 lần) 3 32 Ủi kéo dấy kéo 2 5 Bàn ủi hơi nhỏ 33 Lấy dấu dây kéo ba ghết 2 2 Phấn May dây kéo vào ba ghết 1K 34 8 đôi, 1 lớp + se + chặn chỉ 3 May lôn ba ghết đôi vào 1K 35 16 TT, canh dây kéo 4 May dây kéo vào ba ghết 1K 36 17 chiếc 2 đƣờng 3 Ủi giãn miệng túi trƣớc x 37 8 Bàn ủi hơi nhỏ 2 2 CỤM 2: THÂN SAU + II 734 LƢNG 38 Nối dây passant 3 3 1K Nối lƣng chính x 1 (nối 2 1K 39 11 lần) 3 40 Cắt lƣng chính 2 3 Kéo 41 VS3C cạnh lƣng ngoài 3 8 VS3C
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2