intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thiết kế và điều hành tour (Ngành: Quản trị du lịch và lữ hành - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

93
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Thiết kế và điều hành tour phân tích, mô tả và hướng dẫn toàn bộ những công việc cụ thể để thiết kế chương trình du lịch, từ việc nghiên cứu nhu cầu khách du lịch; khảo sát điều kiện cung ứng; xây dựng chương trình chi tiết đến việc xác định giá chương trình du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thiết kế và điều hành tour (Ngành: Quản trị du lịch và lữ hành - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Lào Cai

  1. UBND TỈNH LÀO CAI TRƢỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ VÀ ĐIỀU HÀNH TOUR NGHỀ: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Lào Cai, năm 2020
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU “Thiết kế và điều hành tour” là môn học chính thuộc hệ thống các môn học chuyên ngành của hệ cao đẳng quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Môn học trang bị cho ngƣời học những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thiết kế và điều hành chƣơng trình du lịch. Xuất phát từ những yêu cầu đó tác giả biên soạn giáo trình “Thiết kế và điều hành tour” để phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của học sinh, sinh viên trong trƣờng. Giáo trình phân tích, mô tả và hƣớng dẫn toàn bộ những công việc cụ thể để thiết kế chƣơng trình du lịch, từ việc nghiên cứu nhu cầu khách du lịch; khảo sát điều kiện cung ứng; xây dựng chƣơng trình chi tiết đến việc xác định giá chƣơng trình du lịch…Cuối cùng là việc điều hành chƣơng trình. Nội dung giáo trình gồm 5 bài Bài 1. Nghiên cứu nhu cầu khách du lịch Bài 2. Khảo sát điều kiện cung ứng Bài 3. Xây dựng lịch trình chi tiết Bài 4. Xác định giá của chƣơng trình du lịch Bài 5. Điều hành tour Tác giả mong muốn giáo trình sẽ phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên chuyên ngành quản trị du lịch và lữ hành. Tuy nhiên do khuôn khổ cuốn sách và kiến thức của ngƣời viết có hạn nên không thể tránh khỏi thiếu sót và hạn 3
  4. chế. Tác giả rất mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, các đồng nghiệp, từ phía ngƣời học và ngƣời đọc để nội dung giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Lào Cai, năm 2020 Chủ biên Nguyễn Thị Hằng Yến 4
  5. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................... 2 LỜI GIỚI THIỆU.................................................................. 3 I. Vị trí, tính chất của mô đun .............................................. 7 II. Mục tiêu của mô đun ........................................................ 7 BÀI 1. NGHIÊN CỨU NHU CẦU KHÁCH DU LỊCH ..... 9 Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT ................................... 9 1. Quy trình nghiên cứu chung ................................................ 9 2. Nội dung các bƣớc thực hiện ............................................. 10 2.1 Xác định mục tiêu nghiên cứu ......................................... 10 2.2. Xác định đối tƣợng nghiên cứu ...................................... 12 2.3 Xác định cách thức nghiên cứu ....................................... 13 2.4 Tiến hành nghiên cứu ...................................................... 15 3. Các bƣớc triển khai cụ thể ................................................. 16 3.1 Chuẩn bị kế hoạch điều tra .............................................. 16 3.2 Chuẩn bị nội dung điều tra .............................................. 17 3.3. Mẫu bảng câu hỏi ........................................................... 20 Phần 2: HƢỚNG DẪN THỰC HÀNH .............................. 24 BÀI 2. KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN CUNG ỨNG ................. 26 Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT ................................. 27 1. Khảo sát tài nguyên du lịch ............................................... 27 2. Khảo sát điều kiện giao thông .......................................... 23 3. Khảo sát điều kiện lƣu trú.................................................. 25 5
  6. 4. Khảo sát điều kiện ăn uống .............................................. 27 5. Khảo sát các điều kiện khác .............................................. 28 Phần 2: HƢỚNG DẪN THỰC HÀNH .............................. 29 Bài 3: XÂY DỰNG LỊCH TRÌNH CHI TIẾT .................. 33 Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT ................................. 58 1. Xây dựng chủ đề chƣơng trình du lịch .............................. 58 2. Xây dựng tuyến hành trình cơ bản .................................... 34 3. Xây dựng phƣơng án tham quan ....................................... 62 4. Xây dựng phƣơng án vận chuyển ...................................... 35 5. Xây dựng phƣơng án lƣu trú và ăn uống ........................... 36 6. Xây dựng chƣơng trình chi tiết ......................................... 36 7. Xây dựng một số chƣơng trình du lịch mẫu ...................... 38 Phần 2: HƢỚNG DẪN THỰC HÀNH .............................. 91 Bài 4: XÁC ĐỊNH GIÁ CỦA CHƢƠNG TRÌNH DU LỊCH ............................................................................................... 45 Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT ................................. 45 1. Chƣơng trình du lịch với mức giá trọn gói ........................ 45 2. Chƣơng trình du lịch với mức giá cơ bản .......................... 49 Phần 2: HƢỚNG DẪN THỰC HÀNH .............................. 49 Bài 5: ĐIỀU HÀNH TOUR ................................................ 51 Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT ................................. 51 1. Phân công hƣớng dẫn viên du lịch .................................... 51 2. Thiết kế phiếu điều tour ..................................................... 52 Phần 2: HƢỚNG DẪN THỰC HÀNH ............................ 103 6
  7. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC THỰC HÀNH Tên mô đun: Thiết kế và điều hành tour Mã mô đun: MĐ19 I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Học sau các môn cơ sở ngành - Tính chất: Là mô đun bắt buộc, mô đun này trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cần thiết về thiết kế và điều hành tour II. Mục tiêu của mô đun - Kiến thức + Học sinh thiết kế đƣợc chƣơng trình du lịch chi tiết theo đúng đúng các bƣớc. + Mô tả và thực hiện đƣợc công việc của điều hành tour - Kỹ năng + Học sinh hình thành kỹ năng phân tích và phán đoán khi nghiên cứu thị trƣờng; kỹ năng đánh giá và nhận xét khi khảo sát khả năng cung ứng; kỹ năng tính toán khi thiết kế chƣơng trình và xây dựng giá cho chƣơng trình du lịch. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Học sinh có khả năng thiết kế các chƣơng trình du lịch với các chủ đề khác nhau. + Học sinh có khả năng thực hiện đƣợc công việc của bộ phận điều hành. 7
  8. + Biết ứng dụng bài học vào công việc một cách linh hoạt và khoa học. + Có ý thức xây dựng bài và thái độ học tập tốt. 8
  9. BÀI 1. NGHIÊN CỨU NHU CẦU KHÁCH DU LỊCH Giới thiệu: Bài học trang bị cho người học những khiến thức cơ bản về việc nghiên cứu nhu cầu khách du lịch nhằm mục đích xây dựng chương trình du lịch phù hợp, đáp ứng với nhu cầu của khách du lịch. Bài học hướng dẫn cụ thể các bước công việc nghiên cứu nhu cầu khách du lịch từ việc xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, cách thức nghiên cứu đến việc hướng dẫn người họcchuẩn bị nội dung phỏng vấn hoặc nội dung bảng câu hỏi sẽ được chuẩn bị trước khi hoạt động điều tra được thực hiện. Mục tiêu của bài - Học sinh mô tả đƣợc quy trình chung và các bƣớc cụ thể trong nghiên cứu nhu cầu khách du lịch. - Học sinh liệt kê và phân tích đƣợc các phƣơng pháp nghiên cứu nhu cầu khách du lịch. - Xây dựng kỹ năng cần thiết để thực hiện một số phƣơng pháp nghiên cứu phổ biến nhƣ: phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu, phƣơng pháp điều tra xã hội học bằng bảng câu hỏi… Nội dung chính Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT 1. Quy trình nghiên cứu chung 9
  10. Để nắm bắt đƣợc nhu cầu của khách du lịch thông thƣờng các nhà kinh doanh lữ hành thƣờng phải phân đoạn thị trƣờng, lựa chọn thị trƣờng mục tiêu và tiến hành các hoạt động khảo sát và nghiên cứu thị trƣờng, để việc nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng đạt hiệu quả các nhà kinh doanh lữ hành sẽ tiến hành nghiên cứu thị trƣờng theo quy trình nghiên cứu sau: Sơ đồ 1.1. Quy trình nghiên cứu nhu cầu khách du lịch 2. Nội dung các bƣớc thực hiện 2.1. Xác định mục tiêu nghiên cứu 10
  11. - Mục tiêu thứ nhất là xác định thị trường mục tiêu của doanh nghiệp Mục tiêu của nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng là xác định thị trƣờng khách hàng của doanh nghiệp (cụ thể là các công ty lữ hành) để có hƣớng sản xuất sản phẩm phù hợp, thúc đẩy quá trình bán hàng và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Xác định đƣợc thị trƣờng mà doanh nghiệp hƣớng tới thuộc đối tƣợng nào trong xã hội? Nghiên cứu nhu cầu của khách sẽ xác định đƣợc đặc điểm tiêu dùng của họ nhƣ: nhu cầu, khả năng thanh toán, đặc điểm nghề nghiệp, tập quán, thói quen và những đặc điểm đặc biệt khác. - Mục tiêu thứ hai là tạo cơ sở để doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng sẽ là cơ sở để doanh nghiệp đƣa ra các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu thị trƣờng, doanh nghiệp sẽ hiểu đối tƣợng khách hàng của mình hơn, khách hàng cũng hài lòng với những sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ đem ra thị trƣờng. - Mục tiêu thứ ba là doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm và thu lợi nhuận cao Sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng sẽ làm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp thu lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh cũng nhƣ phát triển doanh nghiệp trên thị trƣờng. 11
  12. 2.2. Xác định đối tƣợng nghiên cứu Trong hoạt động nghiên cứu nhu cầu, để hoạt động nghiên cứu đạt đƣợc mục tiêu đề ra, việc xác định đối tƣợng nghiên cứu là vô cùng cần thiết. Trong xác định đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi đối tƣợng và mẫu điều tra là những nội dung đòi hỏi ngƣời tổ chức hoạt động nghiên cứu cần thực hiện. Xác định phạm vi đối tượng Phạm vi đối tƣợng nghiên cứu thể hiện ở phạm vi nguồn tƣ liệu đối với hoạt động nghiên cứu nhu cầu thông qua phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu. Đối với điều tra xã hội học cần xác định tầng lớp nào trong xã hội sẽ là đối tƣợng thực hiện hoạt động điều tra. Phạm vi hoạt động điều tra sẽ bao gồm các đối tƣợng trong xã hội đƣợc phân loại theo địa bàn sinh sống nhƣ thành thị, ngoại ô, nông thôn, vùng núi…hoạc đƣợc phân theo nghề nghiệp nhƣ thƣơng gia, công chức, công nhân, sinh viên, học sinh…hoạc xác định theo giới tính, độ tuổi. Đối với đối tƣợng là khách du lịch ngƣời ta có thể xác định đối tƣợng điều tra theo tiêu chí khách nội địa hay khách quốc tế, đối tƣợng khách quốc tế có thể xác định chi tiết hơn khách đến từ quốc gia nào? Xác định mẫu điều tra Khi xác định đƣợc phạm vi đối tƣợng điều tra cần xác định cụ thể hơn về mẫu điều tra. Đối với phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu cần xác định thể loại tài liệu gì: báo, tạp chí, các báo 12
  13. cáo thống kê, các loại hợp đồng, các văn bản cần thiết với số lƣợng cụ thể. Đối với phƣơng pháp điều tra xã hội học cần xác định số lƣợng ngƣời cần lấy ý kiến điều tra đối với từng đối tƣợng cụ thể. Việc chọn mẫu điều tra tác động rất lớn đến tính chính xác của kết quả điều tra. 2.3. Xác định cách thức nghiên cứu - Nghiên cứu tư liệu Điều tra bằng cách thức nghiên cứu tƣ liệu là việc nghiên cứu tƣ liệu để lấy số liệu thứ cấp để phân tích, phục vụ cho mục tiêu điều tra. Nguồn tƣ liệu có thể sử dụng, phục vụ cho hoạt đọng này bao gồm: các báo cáo của doanh nghiệp, các chi nhánh, các đại lý, kết quả của cuộc nghiên cứu trƣớc….sách báo, số liệu thống kê, kết quả các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan, ý kiến bằng văn bản cảu các chuyên gia, mạng internet, các loại hợp đồng của các doanh nghiệp, các bài viết, tài liệu thống kê. Các tƣ liệu này sẽ đƣợc tập hợp từ các nguồn lƣu giữ tại các doanh nghiệp, các thƣ viện, internet, niên giám thống kê… Đặc điểm cử việc điều tra thông qua phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu là việc tổ chức hoạt động điều tra tƣơng đối dễ, chi phí dành cho các hoạt động này rẻ, không cần sử dụng nhiều nhân lực. Tuy vậy, phƣơng pháp này có một nhƣợc điểm không dễ khắc phục đó là số liệu thu thập đƣợc không đảm bảo tính mới dễ bị lạc hậu. Để khắc phục nhƣợc điểm này việc xác định 13
  14. rõ phạm vi và mẫu điều tra liên quan đến yếu tố thời gian phát hành của tƣ liệu đƣợc lựa chọn sẽ rất quan trọng. - Điều tra xã hôi học Điều tra xã hội học là việc thực hiện hoạt động điều tra trên cơ sở thu thập số liệu từ một đối tƣợng nào đó trong xã hội. Điều tra theo phƣơng pháp này có thể tiến hành theo 2 hình thức: Phỏng vấn trực tiếp bằng câu hỏi. Phỏng vấn hoạc điều tra bằng câu hỏi đƣợc tiến hành trực tiếp trên cơ sở chuẩn bị trƣớc nội dung cần phỏng vấn hoạc chuẩn bị trƣớc bảng hỏi với nội dung phù hợp với mục tiêu điều tra. Tuy nhiên hai cách thức này có những điểm khác biệt nhất định. Điều tra xã hội học thông qua phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp là việc ngƣời tham gia hoạt động phải trực tiếp tiếp xúc với đối tƣợng đƣợc điều tra, sử dụng kỹ năng giao tiếp và những nội dung cần tìm hiểu đã đƣợc chuẩn bị từ trƣớc để lấy ý kiến từ đối tƣợng điều tra. Tổ chức hoạt động này thƣờng đƣợc dùng trong thực tế nhƣ phỏng vấn chuyen gia, phỏng vấn khách hàng. Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động này sẽ tốn kém thời gian và số lƣợng mẫu điều tra sẽ không nhiều. Điều tra xã hội học thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi đƣợc thực hiện phổ biến hiện nay ở hầu hết các lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu nhu cầu khách. Phƣơng pháp này có một số điểm khác biệt so với điều tra xã hội học. Phƣơng pháp này có thể thực hiện đƣợc với một mẫu điều tra lớn, số lƣợng ngƣời 14
  15. đƣợc điều tra trong cùng một thời gian. Kết quả điều tra có thể thu thập đƣợc ngay sau một khoảng thời gian nhất định. Việc sử dụng phƣơng pháp này sẽ là cơ sở để thu đƣợc số liệu có tính chính xác và độ tin cậy cao. Tuy nhiên phƣơng pháp này sử dụng nhiều kinh phí và nhân lực trong quá trình tổ chức thực hiện. 2.4. Tiến hành nghiên cứu - Nghiên cứu tư liệu Tìm hiểu thị trƣờng thông qua các tƣ liệu nghiên cứu, ý kiến chuyên gia, sách báo, tạp chí, niên giám thống kê…Đây là phƣơng pháp ít tốn kém song đôi khi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và xử lý các thông tin. - Điều tra xã hôi học * Phỏng vấn thƣờng đƣợc tiến hành nhƣ phỏng vấn chuyên gia và khách hàng và gồm những nội dung sau: 1. Xây dựng nội dung phỏng vấn 2. Tiến hành phỏng vấn 3. Xử lý số liệu thu thập đƣợc qua phỏng vấn 4. Phân tích kết quả 5. Lập báo cáo * Điều tra bằng bảng hỏi Đây là hình thức đƣợc sử dụng nhiều nhất trong các cuộc điều tra xã hội học. Nó đƣợc thực hiện thông qua các bƣớc cơ bản sau: - Xây dựng bảng hỏi 15
  16. - Tiến hành điều tra (phát và thu hồi bảng câu hỏi) - Xử lý số liệu thu thập đƣợc qua điều tra - Phân tích - Lập báo cáo Xây dựng bảng hỏi là giai đoạn lập một câu hỏi cụ thể gắn với nội dung cần nghiên cứu và phù hợp với từng đối tƣợng nghiên cứu. Tiến hành điều tra là việc phát và thu hồi lại bảng câu hỏi đã phát ra. Tiến hành điều tra đƣợc thực hiện theo các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp gửi qua bƣu điện. Xử lý số liệu thu thập đƣợc qua điều tra trên cơ sở kết quả đã thu thập đƣợc bằng những công cụ thống kê trên excel hoặc phần mềm chuyên dụng, hoặc tính toán thủ công, ngoài ra với các kết quả định tính sẽ đƣợc tập hợp và phân tích. 3. Các bƣớc triển khai cụ thể 3.1. Chuẩn bị kế hoạch điều tra - Chuẩn bị kinh phí phục vụ công tác điều tra bao gồm: Chi phí trả cho đối tƣợng điều tra, chi phí lƣơng cho ngƣời trực tiếp điều tra, chi phí văn phòng phẩm, chi phí gửi bƣu điện, chi phí khác… - Chuẩn bị nhân lực phục vụ cho hoạt động điều tra - Chuẩn bị các thủ tục hành chính liên quan đến điiều tra nhƣ: liên hệ, xin phép các đơn vị liên quan để có địa điểm và thời gian cho việc điều tra 16
  17. - Chuẩn bị các loại phƣơng tiện, vật dụng để phục vụ cho việc điều tra 3.2. Chuẩn bị nội dung điều tra Chuẩn bị nội dung điều tra phụ thuộc vào mục đích của hoạt động điều tra, đối tƣợng điều tra và phƣơng pháp thống kê toán học sẽ sử dụng để sử lý các số liệu điều tra. Nội dung phỏng vấn hoặc nội dung bảng câu hỏi sẽ đƣợc chuẩn bị trƣớc khi hoạt động điều tra đƣợc thực hiện. Kết cấu của nội dung bảng câu hỏi gồm 3 phần chính: Phần mở đầu; phần nội dung và phần kết thúc. Phần mở đầu thƣờng giới thiệu về chủ đề thực hiện cuộc điều tra, mục đích của điều tra, thời gian cần thiết cho cuộc điều tra, lời cảm ơn hoặc kêu gọi hợp tác. Phần nội dung là các câu hỏi cụ thể liên quan, có thể chia thành phần câu hỏi chung, câu hỏi cụ thể và những câu hỏi về đối tƣợng đƣợc điều tra. Phần kết thúc là lời cảm ơn cuối cùng. Các loại câu hỏi sử dụng trong bảng câu hỏi thƣờng đƣợc thể hiện dƣới các hình thức trả lời có hoặc không, câu hỏi lựa chọn, câu hỏi mở. Ví dụ: Câu hỏi 1: Anh (chị) có muốn đi du lịch trong thời gian nhàn rỗi không? Có Không 17
  18. Câu hỏi lựa chọn phƣơng án cho sẵn đƣợc đƣợc sử dụng để đối tƣợng điều tra lựa chọn. Có bốn loại câu hỏi lựa chọn có thể sử dụng đó là việc lựa chọn một phƣơng án đã cho sẵn; lựa chọn nhiều phƣơng án đã cho sẵn; lựa chọn và đánh giá hoạc xếp loại; lựa chọn theo mức độ. Ví dụ: Câu hỏi 2: Anh (chị) thường thích thi du lịch đến các điểm có khoảng cách bao xa vào những ngày nghỉ cuối tuần? 50 km trở lại 50 km đến 100km 500km đến 1000km Hơn 1000km Câu hỏi 3: Anh (chị) sẽ mang theo những đồ dùng gì dưới đây khi đi du lịch Bản đồ du lịch Tiền Sách, báo Thuốc chữa bệnh thông dụng Câu hỏi 4: Anh (chị) thường đi du lịch cùng với ai Một mình Gia đình, người thân 18
  19. Bạn bè chơi cùng nhóm Cùng cơ quan Câu hỏi 5: Anh (chị) đánh giá như thế nào về tsự chuyên nghiệp cũng như thái độ phục vụ của hướng dẫn viên Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Câu hỏi mở thƣờng đƣợc sử dụng khi muốn tìm hiểu thông tin không cụ thể, phụ thuộc hoàn toàn vào đối tƣợng điều tra. Câu hỏi 6: Anh (chị) hãy cho biết điều gì đã để lại ấn tượng tốt đẹp sau khi đi du lịch và điều gì đã làm mất đi ấn tượng tốt đẹp tại các điểm du lịch. …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 19
  20. …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 3.3. Mẫu bảng câu hỏi Yêu cầu ngôn ngữ, văn phong sử dụng trong bảng câu hỏi phải thể hiện đƣợc sự cầu thị để khuyến khích các đối tƣợng điều tra thực hiện đúng theo yêu cầu Phần mở đầu (trực tiếp) BẢNG CÂU HỎI VỀ NHU CẦU ĐI DU LỊCH Xin kính chào quý vị! Công ty lữ hành quốc tế ABC chúng tôi đang thực hiện chương trình nghiên cứu về đặc điểm nhu cầu khách du lịch trong xu thế hội nhập hiện nay. Để phục vụ tốt hơn nhu cầu của quý khách bằng những dịch vụ phù hợp với những thay đổi theo điều kiện thực tế, chúng tôi rất mong muốn được quý vị cho biết về nhu cầu du lịch của mình. Chúng tôi cũng biết được rằng quý vị đang rất bận nhưng cũng kính mong quý vị hãy bớt chút thời gian quý báu để điền vào bảng câu hỏi dưới đây. Chúng tôi hy vọng vào sự hợp tác của quý vị! Công ty lữ hành quốc tế A Địachỉ ………………………………………………………… Sốđiện thoại ………………………………………………… Ngườiđại diện ………………………………………………… Phần nội dung 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0