intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thiết kế xây dựng mạng Lan (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

47
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Thiết kế xây dựng mạng Lan với các mục tiêu chính sau: trình bày được quy trình thiết kế một hệ thống mạng; Đọc được các bảng vẽ thi công; Phân biệt được các chuẩn kết nối mạng cục bộ; Có khả năng phân biệt, lựa chọn các thiết bị mạng; Trình bày được nguyên tác hoạt động của bộ định tuyến, switch, firewall;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thiết kế xây dựng mạng Lan (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG MẠNG LAN NGHỀ QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH Trình độ trung cấp/cao đẳng (Ban hành theo Quyết định số: 70/QĐ-CĐN ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) Tên tác giả: TRẦN VĂN XE Năm ban hành: 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Môn Thiết kế, Xây dựng mạng LAN là mô đun bắt buộc đối với sinh viên chuyên ngành Quản trị mạng máy tính trình độ Cao đẳng và Trung cấp, cũng là mô đun bắt buộc đối với sinh viên chuyên ngành An ninh mạng nếu nhà trường có đào tạo chuyên ngành này. Hướng tiếp cận của mô đun này được thể hiện bởi tên mô đun, sinh viên có thể đạt được một số kiến thức về: Triển khai, Thiết kế, Thi công hệ thống mạng cục bộ (LAN). Mô đun này còn giúp cho học sinh viên tìm hiểu một số khái niệm, mô hình, hướng tiếp cận công nghệ WAN và An ninh mạng. Ngoài ra, còn hỗ trợ một số kỹ năng mềm mang tính đặc thù của mô đun như: Phân tích nhu cầu của khách hàng, đánh giá hệ thống mạng đã tồn tại, ghi chép nhật ký trong quá trình thực hiện hệ thống mạng,… Do lần đầu xây dựng đề cương chi tiết mô đun này và cũng lần đầu viết quyển giáo trình dựa trên đề cương đã xây dựng, mong Hội đồng thẩm định, các đồng nghiệp và các em sinh viên thân mến có phát hiện sai sót, vui lòng góp ý chân thành để tôi điều chỉnh ngày càng hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn Lãnh đạo nhà trường, các phòng ban đã có định hướng, kế hoạch, triển khai và hỗ trợ cho tôi viết giáo trình này; Cám ơn lãnh đạo Khoa Công nghệ Thông tin đã hỗ trợ về thủ tục hành chánh, biểu mẫu, bố trí thời gian giảng dạy và đặc biệt là tin tưởng và đồng ý cho tôi được viết giáo trình này; Cám ơn các đồng nghiệp đã có những ý kiến nhận xét, góp ý chân thành để tôi được hoàn thành giáo trình này. An Giang, ngày 10 tháng 6 năm 2018 Tham gia biên soạn Trần Văn Xe 1
  4. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1. LỜI GIỚI THIỆU.............................................................................................. 1 2. MỤC LỤC .......................................................................................................... 2 3. CHƢƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ........................................................................... 5 4. BÀI MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU MÔ ĐUN ....................................................... 14 I. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN ........................................................................ 14 II. CÁC MÔN HỌC TIÊN QUYẾT .............................................................. 14 III. ĐIỀU KIỆN DỰ THI KẾT THÚC MÔ ĐUN ........................................ 15 5. BÀI 1: PHƢƠNG THỨC THIẾT KẾ MẠNG.............................................. 16 I. CÁC KIẾN TRÚC MẠNG CISCO CHO DOANH NGHIỆP ................. 16 II. QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠNG ................................ 17 III. XÁC ĐỊNH NHU CẦU THIẾT KẾ CỦA KHÁCH HÀNG ................. 19 IV. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH MẠNG HIỆN TẠI CỦA DOANH NGHIỆP........................................................................... 20 V. THIẾT KẾ HÌNH THÁI MẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ....................... 20 6. BÀI 2: CÁC MÔ HÌNH MẠNG..................................................................... 23 I. LẬP MỘT SỐ MÔ HÌNH MẠNG PHÂN CẤP THEO CHUẨN CISCO ............................................................................... 23 1. Tổng quan về thiết kế mạng phân cấp ...................................................... 23 2. Vai trò của các tầng trong mô hình mạng................................................. 24 II. XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH MẠNG DOANH NGHIỆP......................................................................... 30 1. Kiến trúc mạng doanh nghiệp của Cisco .................................................. 30 2. Mô-đun trong kiến trúc mạng doanh nghiệp ........................................... 31 III. TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ MẠNG KHẢ DỤNG ........................... 39 7. BÀI 3: THIẾT KẾ ĐỊA CHỈ IP ..................................................................... 41 I. CẤU TRÚC ĐỊA CHỈ IPV4, IPV6 ............................................................. 41 1. IPv4 ............................................................................................................... 41 2. Ipv6 ............................................................................................................... 42 II. CHIA, GHÉP CÁC DÃY ĐỊA CHỈ IP ..................................................... 44 2
  5. 1. Chia subnet .................................................................................................. 44 2. Ghép subnet ................................................................................................. 45 III. CHUYỂN ĐỔI IPv4 VÀ IPv6 ................................................................. 46 1. Chuyển IPv4 Sang IPv6 .............................................................................. 46 2. Chuyển IPv4 Sang IPv6 .............................................................................. 46 IV. MỘT SỐ LỖI THƢỜNG GẶP LIÊN QUAN ĐẾN IP ......................... 47 1. Một số thông báo lỗi thƣờng gặp khi xung đột IP xảy ra........................ 47 2. Không thể lấy địa chỉ IP ............................................................................. 51 8. BÀI 4: THIẾT KẾ MẠNG DOANH NGHIỆP ............................................ 53 I. CÁC THIẾT BỊ, MÔ HÌNH MẠNG ......................................................... 53 1. Các thiết bị mạng ........................................................................................ 53 2. Mô hình mạng .............................................................................................. 58 II. CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN DẪN.................................................... 59 1. Khái niệm ..................................................................................................... 59 2. Truyền dẫn hữu tuyến ................................................................................ 59 3. Truyền dẫn vô tuyến ................................................................................... 60 III. KẾT NỐI MẠNG ĐƠN GIẢN ................................................................ 60 IV. KẾT NỐI MẠNG WIRELESS................................................................ 61 V. KẾT NỐI MẠNG CÓ THIẾT BỊ CHUYÊN DỤNG .............................. 66 1. Cài đặt và cấu hình Router ........................................................................ 66 2. Cài đặt và cấu hình Switch ......................................................................... 75 9. THIẾT KẾ MÔ HÌNH AN NINH MẠNG .................................................... 79 I. TÌM HIỂU AN NINH MẠNG, CÁC KIỂU TẤN CÔNG ....................... 79 1. Tìm hiểu an ninh mạng .............................................................................. 79 2. Các kiểu tấn công ........................................................................................ 79 II. ĐÁNH GIÁ AN NINH MẠNG ................................................................. 79 1. Đánh giá an ninh hạ tầng hệ thống mạng ................................................. 79 2. Đánh giá an ninh máy chủ .......................................................................... 80 3. Đánh giá an ninh phần mềm ...................................................................... 80 III. CẤU HÌNH THIẾT BỊ / PHẦN MỀM AN NINH MẠNG ................... 80 10. KỸ THUẬT MẠNG DIỆN RỘNG .............................................................. 88 I. TÌM HIỂU KỸ THUẬT MẠNG DIỆN RỘNG ........................................ 88 II. CÔNG NGHỆ TRUYỀN TẢI WAN ........................................................ 89 3
  6. III. PHƢƠNG THỨC THIẾT KẾ WAN ...................................................... 90 11. THIẾT KẾ MẠNG DIỆN RỘNG ................................................................ 91 I. CÁC CÔNG NGHỆ WAN TRUYỀN THỐNG ........................................ 91 II. THIẾT KẾ MẠNG TRUY CẬP TỪ XA ................................................. 92 III. THIẾT KẾ MẠNG RIÊNG ẢO .............................................................. 92 IV. GIỚI THIỆU KIẾN TRÚC MẠNG WAN DOANH NGHIỆP ............ 93 V. GIỚI THIỆU CÁC THÀNH PHẦN WAN .............................................. 95 VI. GIỚI THIỆU KIẾN TRÚC PHÂN NHÁNH MẠNG DOANH NGHIỆP........................................................................ 95 12. VẼ SƠ ĐỒ MẠNG ........................................................................................ 99 I. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM......................................................................... 99 II. CÁC THÀNH PHẦN TRONG PHẦN MỀM .......................................... 99 III. CÔNG CỤ VẼ SƠ ĐỒ MẠNG .............................................................. 100 IV. HIỆU CHỈNH VÀ ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN VÀ HÌNH VẼ .............. 104 V. GOM NHÓM VÀ TÁCH NHÓM HÌNH VẼ......................................... 104 VI. XUẤT HÌNH VẼ RA WORD, PDF ...................................................... 104 13. XÂY DỰNG MẠNG .................................................................................... 107 I. ĐỌC CÁC CHI TIẾT CƠ BẢN TRÊN BẢNG VẼ THI CÔNG MẠNG .................................................................................... 107 II. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN ....................... 107 III. CÁC KỸ THUẬT THI CÔNG CÔNG TRÌNH MẠNG ..................... 107 1. Tƣ vấn, khảo sát, thiết kế, đấu nối kỹ thuật thi công mạng Lan .......... 108 2. Thi công, lắp đặt trọn gói hay từng phần hệ thống ................................ 108 3. Cài đặt cấu hình ......................................................................................... 108 IV. CÁC KỸ THUẬT ĐẤU NỐI ................................................................. 109 V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH THI CÔNG ................................................. 111 VI. CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH MẠNG ..................................................... 111 VII. CÀI ĐẶT CÁC DỊCH VỤ MẠNG ...................................................... 111 VIII. NHẬT KÍ THI CÔNG ......................................................................... 111 14. CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN ........................................................ 113 15. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 114 16. PHỤ LỤC 1: DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................... 115 17. PHỤ LỤC 2: DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................. 118 4
  7. CHƢƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: THIẾT KẾ, XÂY DỰNG MẠNG LAN Mã mô đun: MĐ 20 Thời gian thực hiện mô đun: 120 giờ (Lý thuyết: 40 giờ, thực hành, thí nghiệm, thảo luận: 40 giờ, bài tập: 32 giờ, kiểm tra: 8 giờ). I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí: Thuộc nhóm môn – mô đun: chuyên môn. Được bố trí sau các môn: Mạng máy tính, kỹ thuật thi công cáp mạng, cấu hình và quản trị thiết bị mạng, an ninh mạng, mạng máy tính 1, công nghệ mạng không dây. 2. Tính chất: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN 1. Về kiến thức: - Trình bày được quy trình thiết kế một hệ thống mạng. - Đọc được các bảng vẽ thi công. - Phân biệt được các chuẩn kết nối mạng cục bộ. - Có khả năng phân biệt, lựa chọn các thiết bị mạng. - Trình bày được nguyên tác hoạt động của bộ định tuyến, switch, firewall,... 2. Về kỹ năng: - Triển khai được một số hệ thống mạng cục bộ và mạng diện rộng. - Phân tích mô hình mạng hiện tại của doanh nghiệp. - Xây dựng được các địa chỉ IP cho một liên mạng. - Cài đặt được các hệ điều hành mạng. - Cài đặt, cấu hình được các dịch vụ mạng. - Bảo mật dữ liệu hệ thống. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Tuân thủ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. - Có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập và làm việc. - Có ý thức bảo quản tài sản của nhà trường và vật tư thực hành. - Tiết kiệm vật tư. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 5
  8. 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian: Thời gian (giờ) Thực hành, Lý thuyết Kiểm tra Tổng số Tên các bài trong thí TT mô đun nghiệm, thảo luận, bài tập 1 Bài mở đầu 2 2 2 Bài 1: Phƣơng thức thiết kế mạng 10 2 8 I. Phương thức thiết kế và các kiến trúc mạng doanh nghiệp II. Chu trình thiết kế và thi công mạng III. Xác định nhu cầu thiết kế khách hàng IV. Phân tích mô hình mạng hiện có của doanh nghiệp V. Các giải pháp và thiết kế hình thái mạng 3 Bài 2: Các mô hình cấu trúc mạng 8 4 4 I. Lập một số mô hình mạng phân cấp theo chuẩn cisco II. Xây dựng và đánh giá mô hình mạng doanh nghiệp III. Triển khai các dịch vụ mạng khả dụng 4 Bài 3: Thiết kế địa chỉ IP 12 4 5 3 I. Cấu trúc địa chỉ IPv4, IPv6 II. Chia, ghép các dãy địa chỉ thành những dãy địa chỉ mới III. Chuyển đổi IPv4 và IPv6 IV. Một số lỗi thường gặp liên quan đến IP V. Kiểm tra 5 Bài 4: Thiết kế mạng doanh nghiệp 28 8 17 3 I. Các thiết bị, mô hình mạng II. Các phương tiện truyền dẫn III. Kết nối mạng đơn giản IV. Kết nối mạng wireless V. Kết nối mạng có thiết bị chuyên dụng 1. Router 2. Switch 3. Thiết bị khác VI. Kiểm tra 6 Bài 5: Thiết kế mô hình an ninh mạng 12 4 8 I. Tìm hiểu an ninh mạng, các kiểu tấn công 6
  9. II. Đánh giá an ninh mạng III. Cấu hình thiết bị / phần mềm an ninh mạng 7 Bài 6: Kỹ thuật mạng diện rộng 8 4 4 I. Tìm hiểu kỹ thuật mạng diện rộng (WAN) II. Công nghệ truyền tải WAN III. Phương thức thiết kế WAN 8 Bài 7: Thiết kế mạng diện rộng 12 4 5 3 I. Các kỹ thuật WAN truyền thống II. Thiết kế mạng truy cập từ xa III. Thiết kế mạng riêng ảo IV. Giới thiệu kiến trúc mạng WAN doanh nghiệp V. Giới thiệu các thành phần mạng WAN doanh nghiệp VI. Giới thiệu kiến trúc phân nhánh mạng doanh nghiệp VII. Kiểm tra 9 Bài 8: Vẽ sơ đồ mạng 8 2 6 I. Giới thiệu phần mềm II. Giới thiêu các thành phần trong phần mềm III. Công cụ vẽ sơ đồ mạng IV. Hiệu chỉnh và định dạng văn bản và hình vẽ V. Gom nhóm và tách nhóm hình vẽ VI. Xuất hình vẽ ra word, pdf 10 Bài 9: Xây dựng mạng 20 6 11 3 I. Đọc các chi tiết cơ bản trên bảng vẽ thi công mạng II. Phân tích, lựa chọn thiết bị truyền dẫn III. Các kỹ thuật thi công công trình mạng IV. Các kỹ thuật đấu nối V. Các bước tiến hành thi công VI. Cài đặt hệ điều hành mạng VII. Cài đặt các dịch vụ mạng VIII. Nhật kí thi công IX. Kiểm tra Cộng 120 40 68 12 2. Nội dung chi tiết: Bài mở đầu Thời gian: 2 giờ Bài 1: Phƣơng thức thiết kế mạng Thời gian: 10 giờ A. Mục tiêu bài - Trình bày phương thức thiết kế và kiến trúc mạng; chu trình thiết kế mạng. - Giải thích các giải pháp và thiết kế hình thái mạng. 7
  10. - Tuân thủ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. B. Nội dung bài I. Phương thức thiết kế và các kiến trúc mạngdoanh nghiệp. II. Chu trình thiết kế và thi công mạng. III. Xác định nhu cầu thiết kế khách hàng. IV. Phân tích mô hình mạng hiện có của doanh nghiệp. V. Các giải pháp và thiết kế hình thái mạng. Bài 2: Các mô hình cấu trúc mạng Thời gian: 8 giờ A. Mục tiêu bài - Trình bày một số mô hình mạng phân cấp theo chuẩn cisco. - Lập được mô hình mạng doanh nghiệp. - Nhận biết các dịch vụ mạng khả dụng. - Tuân thủ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. B. Nội dung bài I. Lập một số mô hình mạng phân cấp theo chuẩn cisco. II. Xây dựng vàđánh giá mô hình mạng của doanh nghiệp. III. Triển khai các dịch vụ mạng khả dụng. Bài 3: Thiết kế địa chỉ IP Thời gian: 12 giờ A. Mục tiêu bài -Trình bày được IPv4, IPv6. -Thực hiện chia, ghép các dãy địa chỉ thành những dãy địa chỉ mới. -Dịch chuyển từ IPv4 thành IPv6 và ngược lại. - Tuân thủ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. B. Nội dung bài I. Cấu trúc địa chỉ IPv4, IPv6. II. Chia, ghép các dãy địa chỉ thành những dãy địa chỉ mới. III. Chuyển đổi từ IPv4 thành IPv6 và ngược lại. IV. Thực hiện một số trường hợp thường gặp về IP. V. Kiểm tra. Bài 4: Thiết kế mạng doanh nghiệp Thời gian: 28 giờ A. Mục tiêu bài - Trình bày được các thiết bị, thành phần mạng. - Trình bày và đánh giá phương tiện truyền dẫn. 8
  11. - Thực hiện kết nối mạng với một số thiết bị thông dụng. - Cấu hình một số thiết bị chuyên dụng như Switch, Router,... - Tuân thủ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. - Tiết kiệm vật tư. B. Nội dung bài I. Các thiết bị, mô hình mạng II. Các phương tiện truyền dẫn III. Kết nối mạng đơn giản IV. Kết nối mạng wireless V. Kết nối mạng có thiết bị chuyên dụng 1. Router 2. Switch 3. Thiết bị khác VI. Kiểm tra Bài 5: Thiết kế mô hình an ninh mạng Thời gian: 12 giờ A. Mục tiêu bài - Trình bày được mô hình an ninh mạng cho doanh nghiệp. - Đánh giá, lựa chọn thiết bị / mô hình phù hợp với doanh nghiệp. - Thiết kế hình được mô hình an ninh mạng. - Tuân thủ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. B. Nội dung bài I. Tìm hiểu một số mô hình an ninh mạng II. Đánh giá, lựa chọn thiết bị / mô hìnhan ninh mạng cho doanh nghiệp III. Thiết kế mô hình an ninh mạng Bài 6: Kỹ thuật mạng diện rộng Thời gian: 8 giờ A. Mục tiêu bài - Trình bày được kỹ thuật mạng diện rộng (WAN). - Phân tích được một số công nghệ truyền tải WAN. - Xây dựng một số phương thức thiết kế WAN. - Tuân thủ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. B. Nội dung bài I. Tìm hiểu kỹ thuật mạng diện rộng. II. Công nghệ truyền tải WAN. 9
  12. III. Xây dựng một số phương thức thiết kế WAN. Bài 7: Thiết kế mạng diện rộng Thời gian: 12 giờ A. Mục tiêu bài - Thiết kế được mạng diện rộng và kiến trúc mạng phân nhánh. - Sử dụng những thiết bị, công cụ để thiết kế các mô hình mạng diện rộng. - Tuân thủ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. - Tiết kiệm vật tư. B. Nội dung bài I. Các kỹ thuật WAN truyền thống. II. Thiết kế mạng truy cập từ xa. III. Thiết kế mạng riêng ảo. IV. Giới thiệu kiến trúc mạng WAN doanh nghiệp. V. Giới thiệu các thành phần mạng WAN doanh nghiệp. VI. Giới thiệu kiến trúc phân nhánh mạng doanh nghiệp. VII. Kiểm tra. Bài 8: Vẽ sơ đồ mạng Thời gian: 8 giờ A. Mục tiêu bài - Sử dụng được phần mềm để vẽ sơ đồ mạng. - Thiết kế được các sơ đồ mạng. - Tuân thủ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. B. Nội dung bài I. Giới thiêu phần mềm II. Giới thiêu các thành phần trong phần mềm III. Công cụ vẽ sơ đồ mạng IV. Hiệu chỉnh và định dạng văn bản và hình vẽ V. Gom nhóm và tách nhóm hình vẽ VI. Xuất hình vẽ ra word, pdf Bài 9: Xây dựng mạng Thời gian: 20 giờ A. Mục tiêu bài - Trình bày được quy trình thiết kế một hệ thống mạng. - Trình bày được cách đấu cáp cho các thiết bị phần cứng. - Đọc được bảng vẽ thi công mạng. - Cài đặt được hệ điều hành mạng. 10
  13. - Cài đặt, cấu hình được các dịch vụ mạng. - Xây dựng được các phương án bảo mật mạng. - Lập được nhật kí thi công mạng. - Tuân thủ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. - Có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập và làm việc. - Tiết kiệm thiết bị, vật tư. B. Nội dung bài I. Đọc các chi tiết cơ bản trên bảng vẽ thi công mạng II. Phân tích, lựa chọn thiết bị truyền dẫn. III. Các kỹ thuật thi công công trình mạng IV. Các kỹ thuật đấu nối V. Các bước tiến hành thi công VI. Cài đặt hệ điều hành mạng VII. Cài đặt các dịch vụ mạng VIII. Nhật kí thi công IX. Kiểm tra IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Vật liệu - Cáp mạng. - Jack RJ45. - Ống điện. - Card mạng, Outlet. - Bridge, Repeater, Hub, Switch, Router, Firewall,... 2. Dụng cụ và trang thiết bị - Máy chiếu Projector. - Giấy A4, các loại giấy . - Các hình vẽ ví dụ minh hoạ. - Máy tính. - Đĩa CD các hệ điều hành Windows, phần mềm MS Visio hoặc những phần mềm thay thế khác, kìm bấm cáp, kìm chặn cáp, đồng hồ test cáp, switch, patch panel, … 3. Học liệu -Các slide bài giảng. 11
  14. -Tài liệu hướng dẫn môn học Thiết kế xây dựng mạng LAN. V. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 1. Nội dung Phương pháp kiểm tra, đánh giá được thể hiện qua hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm, thực hành, làm đồ án với các nội dung: - Về kiến thức Được đánh giá qua chương kiểm tra viết, trắc nghiệm đạt được các yêu cầu sau: + Trình bày được quy trình thiết kế một hệ thống mạng. + Phân tích được vai trò và chức năng của các thiết bị mạng. + Cấu hình được cách thức truy nhập đường truyền. + Phân biệt được các loại mạng khác nhau. + Phân tích được nguyên tắc hoạt động của bộ định tuyến. - Về kỹ năng Đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh, sinh viên : + Thiết kế được một mạng cục bộ. + Đọc được bảng vẽ thi công. + Cấu hình được bộ định tuyến, firewall, switch,... + Lập được hồ sơ thiết kế mạng. + Cài đặt được hệ điều hành. + Cài đặt và cấu hình được các dịch vụ mạng. + Bảo mật được dữ liệu cho hệ thống. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Cẩn thận, tự giác trong học tập. + Tuân thủ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. + Tiết kiệm vật tư. 2. Phương pháp: VI. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng mô đun Mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun -Trình bày lý thuyết. -Trình bày các qui trình thiết kế, xây dựng mạng. 12
  15. - Cho sinh viên tham quan mô hình thiết kế xây dựng mạng của phòng thực hành mạng, hệ thống mạng của trường hoặc hệ thống mạng của các doanh nghiệp, công ty ngoài thực tế. - Giáo viên đưa ra các mô hình mạng yêu cầu sinh viên thiết kế và xây dựng với sự trợ giúp của giáo viên. 3. Những trọng tâm cần chú ý Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng chương học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện chương học để đảm bảo chất lượng giảng dạy. 4. Tài liệu tham khảo: -Tài liệu giảng dạy mô đun Thiết kế xây dựng mạng LAN. -Tài liệu cisco: CCNA, CCENT, CCDA,.. 5. Ghi chú và giải thích (nếu có). 13
  16. BÀI MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU MÔ ĐUN Giới thiệu: Bài này giới thiệu mô đun Thiết kế, xây dựng mạng LAN và các kiến thức liên quan để tiếp cận mô đun này. Ngoài ra còn giúp sinh viên biết được số cột kiểm tra cũng như điều kiện dự thi kết thúc mô đun. Mục tiêu: - Trình bày được mục tiêu của mô đun. - Hiểu được các mô đun tiên quyết, kiến thức liên quan. - Biết được điều kiện dự thi kết thúc mô đun. - Có ý thức, tâm thế học tốt mô đun và tiết kiệm thời gian, chi phí nhất. Nội dung chính: I. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN Mô đun Thiết kế, xây dựng mạng LAN được phân bổ 120 tiết cho sinh viên chuyên ngành Quản trị mạng máy tính. Sau khi học xong mô đun này, sinh viên đạt được những kiến thức và kỹ năng sau:  Mô tả xu hướng phát triển kinh doanh.  Xác định các yêu cầu mạng để hỗ trợ tổ chức.  Mô tả các công cụ / quy trình để mô tả một mạng hiện có.  Mô tả cách tiếp cận từ trên xuống đến thiết kế mạng.  Mô tả hệ thống phân cấp mạng.  Mô tả cách tiếp cận mô-đun trong thiết kế mạng.  Mô tả kiến trúc mạng cho doanh nghiệp. II. CÁC MÔ ĐUN TIÊN QUYẾT Để học tốt mô đun này, sinh viên phải học xong hoặc ít nhất cũng tham khảo các mô đun:  Mạng máy tính: Nắm được các khái niệm, mô hình mạng, một số đặc điểm của từng loại thiết bị để đọc tài liệu thi công.  Quản trị mạng 1: Hiểu được vai trò của tài khoản người dùng, tài khoản quản trị, các dịch vụ mạng (có thể tham khảo thêm mô đun Quản trị mạng 2) để triển khai thiết bị mạng hoặc mô hình mạng phù hợp với yêu cầu của tổ chức hoặc xác định được các ràng buộc (tổ chức, kỹ thuật).  Mạng không dây: Bất cứ hệ thống nào cũng cần wifi vì vậy nắm vững tính năng của các thiết bị wifi có thể giúp cho người thiết kế, quản trị mạng triển khai thiết bị cho phù hợp với tính năng và tối ưu về mặt kinh tế.  Cấu hình và quản trị thiết bị mạng: Trong quá trình Thiết kế, thi công 14
  17. đôi khi cần những thiết bị đặc thù vì vậy những mô đun chung chung không thể khảo sát đến những thiết bị này nên mô đun này đáp ứng được yêu cầu khi có triển khai những thiết bị đó.  Kỹ thuật thi công cáp mạng: Cáp mạng là thành phần không thể thiếu trong thiết kế, thi công mạng mặc dù ngày nay mạng không dây đang phát triển mạnh mẽ vì vậy kiến thức môn này giúp cho người thiết kế mạng chọn lựa cáp phù hợp khi thi công hệ thống mạng lớn.  An ninh mạng: Do nhu cầu ngày càng thay đổi theo chiều hướng tích cực và hoàn hảo nên môn An ninh mạng cần được chú trọng trong quá trình thiết kế và thi công hệ thống mạng, đặc biệt là những hệ thống có dữ liệu nhạy cảm đôi khi An ninh mạng là ưu tiên hàng đầu trong khâu thiết kế mạng.  Điện công nghiệp cơ bản (nếu trong chƣơng trình có đào tạo): Hiện tại mô đun này không có trong chương trình đào tạo, nếu có thì môn này rất tốt cho người thiết kế mạng vì có những lúc người thiết kế mạng phải leo thang, khoan tường, vặn tắc kê,… đo chiều dài cáp, đặc vị trí ổn áp, server,… vì vậy môn này nếu biết được thì rất tốt cho sinh viên có một số kỹ năng để học tốt môn Thiết kế, xây dựng mạng LAN. III. ĐIỀU KIỆN DỰ THI KẾT THÚC MÔ ĐUN Căn cứ Hướng dẫn số 1254/HD-CĐN ngày 24 tháng 10 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề An Giang: Số tín chỉ: Lý thuyết / 15 + (Thực hành + Kiểm tra) / 45 = 40/15 + 80/45 = 4.5 Số cột kiểm tra: 2 cột KT thường xuyên + 3 cột KT định kỳ. Điểm TB kiểm tra = (Tổng Điểm thường xuyên+ Tổng Điểm định kỳ*2)/8 Điều kiện dự thi kết thúc mô đun:  Tham dự ít nhất 70% thời gian học lý thuyết và đầy đủ các bài học tích hợp, bài học thực hành, thực tập và các yêu cầu của mô đun được quy định trong chương trình mô đun, môn đun.  Điểm trung bình chung các điểm kiểm tra đạt từ 5,0 điểm trở lên theo thang điểm 10. Tính điểm kết thúc mô đun: Điểm TB kiểm tra x 0.4 + Điểm thi kết thúc mô đun x 0.6 Ví dụ: ĐIỂM THƢỜNG XUYÊN ĐIỂM ĐỊNH KỲ THI ĐIỂM TB 8 9 5 8 10 9 8.6 Điểm TB = (8 + 9 + (5+8+10) x 2)/8) x 0.4 + 9 x 0.6 ----oOo---- 15
  18. BÀI 1: PHƢƠNG THỨC THIẾT KẾ MẠNG Giới thiệu: Tìm hiểu một số công việc, quy trình thiết kế mạng trước khi tiếp cận thiết kế và cài đặt mạng. Ngoài ra, còn cung cấp một số kiến thức để trao đổi với khách hàng và phân tích / đánh giá mô hình mạng hiện có của doanh nghiệp. Mục tiêu: - Hiểu phương thức thiết kế và kiến trúc mạng. - Trình bày được chu trình thiết kế mạng. - Giải thích các giải pháp và thiết kế hình thái mạng. Nội dung chính: I. CÁC KIẾN TRÚC MẠNG CISCO CHO DOANH NGHIỆP Với sự phát triển liên tục của các hệ thống mạng, Cisco không ngừng cập nhật kiến trúc mạng cho doanh nghiệp. Việc điều hành doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến kiến trúc mạng và kỹ thuật / công nghệ mạng cũng ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Các quyết định của doanh nghiệp ảnh hưởng đến kiến trúc mạng doanh nghiệp như sau:  Lợi nhuận: Các công ty luôn mong đợi lợi nhuận khi đầu tư vào hạ tầng mạng. Các giải pháp hợp lý để sử dụng công nghệ cũng được xem xét.  Quy định: Các công ty cần đáp ứng các quy định của ngành khi đầu tư cơ sở hạ tầng mạng.  Khả năng cạnh tranh: Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các công ty cần phải sử dụng công nghệ để làm cho họ cạnh tranh hơn các doanh nghiệp khác. Kỹ thuật / công nghệ mạng ảnh hưởng đến doanh nghiệp:  Thu gọn khoảng cách: Các ràng buộc truyền thống được bãi bỏ. Nhân viên hay khách hàng của công ty có thể làm việc từ xa thông qua hệ thống mạng.  Văn phòng ảo: Cho phép tối đa hoá hiệu quả thông qua việc giảm chi phí phần cứng, tiêu thụ điện năng, … Văn phòng ảo và các lợi ích của nó là một mục tiêu chính cho hầu hết các tổ chức.  Sự phát triển của ứng dụng: Khách hàng tiếp tục yêu cầu những sản phẩm mới, dịch vụ mới; dịch vụ khách hàng được cải tiến, an toàn hơn, và linh hoạt với chi phí thấp hơn. Các lĩnh vực tối ưu về công nghệ thông tin được chia thành 3 nhóm:  Trung tâm dữ liệu.  Hệ thống mạng.  Các ứng dụng. 16
  19. II. QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠNG Mạng có thể trở nên phức tạp và khó quản lý. Kiến trúc và phương pháp thiết kế mạng giúp chúng ta quản lý sự phức tạp của mạng. Phần này tổng quan về kiến trúc mạng doanh nghiệp của Cisco và chu trình thiết kế mạng như chuẩn bị (Prepare), lên kế hoạch (Plan), thực hiện (Implement), vận hành (Operate) và tối ưu hóa (Optimize) (PPDIOO) trong quá trình thiết kế mạng. Chương này cũng mô tả sáu giai đoạn của chu trình mạng và các bước trong phương pháp thiết kế. Với sự phức tạp của hệ thống mạng, cần thiết phải sử dụng kiến trúc và phương pháp thiết kế để hỗ trợ mục tiêu của doanh nghiệp Cisco đã chuẩn hóa vòng đời của hệ thống mạng gồm sáu giai đoạn (như đã liệt kê), lợi ích của của vòng đời này như sau: Chuẩn bị Tối ưu Kế hoạch Vận Thiết hành kế Thi công Hình 1-1: Chu trình thiết kế và thi công mạng  Làm giảm chi phí về công nghệ, giảm sự thay đổi về cơ sở hạ tầng, tối ưu về yêu cầu nguồn nhân lực.  Tăng độ tin cậy của hệ thống mạng.  Tăng tốc độ truy cập của các ứng dụng và dịch vụ bằng cách cải thiện tính khả dụng, độ tin cậy, an ninh, khả năng mở rộng và hiệu suất hoạt động của hệ thống mạng.  Cải thiện sự nhanh nhẹn của doanh nghiệp bằng cách thiết lập các yêu cầu nghiệp vụ và chiến lược công nghệ. 17
  20. Chúng ta sẽ khảo sát từng giai đoạn trong vòng đời PPDIOO như sau: Giai đoạn chuẩn bị Thiết lập các yêu cầu về tổ chức và kinh doanh, xây dựng một chiến lược mạng và đề xuất một kiến trúc phù hợp với yêu cầu của tổ chức. Thiết lập một chính sách tài chính phù hợp với yêu cầu hệ thống mạng. Giai đoạn lập kế hoạch Giai đoạn này xác định các yêu cầu về hệ thống mạng dựa trên các mục tiêu, cơ sở vật chất và nhu cầu của người sử dụng. Xác định phạm vi, chi phí và các thông số tài nguyên được thiết lập với yêu cầu kinh doanh ban đầu của một hệ thống mạng; giai đoạn này có thể được điều chỉnh khi thực hiện đến giai đoạn thiết kế. Giai đoạn thiết kế Giai đoạn này được phát triển dựa trên các yêu cầu kỹ thuật và kinh doanh có được từ các giai đoạn trước đó. Đáp ứng tính sẵn sàng cao, độ tin cậy, an ninh, khả năng mở rộng, và hiệu suất hoạt động chấp nhận được. Thiết kế bao gồm sơ đồ mạng và danh sách thiết bị. Kế hoạch dự án được cập nhật với thông tin chi tiết hơn để thực hiện. Giai đoạn thực hiện Giai đoạn này được thực hiện độc lập (mới hoàn toàn) hoặc thay thế, bổ sung / gia cố (đối với hệ thống cũ đã tồn tại) hoặc thực hiện song song. Các sự thay đổi (nếu có) phải được thông báo trong các cuộc họp kiểm soát sự thay đổi. Mỗi bước thực hiện phải được mô tả, hướng dẫn chi tiết, ước lượng thời gian cụ thể; các bước khôi phục trong trường hợp hệ thống mạng không đáp ứng yêu cầu (thất bại) hoặc bất kỳ thông tin tham khảo nào. Khi sự thay đổi được thực hiện cũng cần kiểm tra trước khi chuyển qua giai đoạn tiếp theo (giai đoạn vận hành) Giai đoạn vận hành Giai đoạn này gồm quản lý và giám sát các thành phần mạng, các dịch vụ mạng, xác định các lỗi. Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình thiết kế và thi công mạng, trong quá trình vận hành, người quản trị mạng phải tạo ra các bẩy lỗi hoặc có những công cụ đánh giá, đo lường được các thông số của hệ thống mạng phải đạt được một ngưỡng nhất định. Giai đoạn tối ƣu Giai đoạn này người quản trị mạng phải tiên đoán hệ thống mạng bằng cách xác định và giải quyết các vấn đề trước khi chúng ảnh hưởng đến hệ thống mạng. Giai đoạn này có thể tạo ra một thiết kế mạng có thể sửa đổi được nếu có quá nhiều vấn đề về hệ thống mạng phát sinh, để cải thiện các vấn đề về hiệu năng hoặc cải thiện các vấn đề về ứng dụng mạng. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2