intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực hành Hoá đại cương y đa khoa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Thực hành Hoá đại cương y đa khoa cung cấp cho người học những kiến thức như: kỹ thuật phòng thí nghiệm; tốc độ phản ứng hoá học; cân bằng hoá học; dung dịch chất điện li; độ tan của các chất tính số tan; khảo sát tính chất của hidrocacbon. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực hành Hoá đại cương y đa khoa

  1. MỤC LỤC Bài 1. KỸ THUẬT PHÒNG THÍ NGHIỆM ............................................................................................5 1.1. KỸ THUẬT SỬ DỤNG DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC......................................................5 1.2. KỸ THUẬT SỬ DỤNG HÓA CHẤT THÍ NGHIỆM .....................................................................17 1.3. QUY TẮC AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM ...............................................................18 1.3.1. Thí nghiệm với chất độc ....................................................................................................................18 1.3.2. Thí nghiệm với các chất dễ ăn da và gây bỏng .................................................................................19 1.3.3. Thí nghiệm với các chất dễ bắt lửa....................................................................................................19 1.3.4. Thí nghiệm với các chất dễ nổ ..........................................................................................................19 1.4. CÁCH CỨU CHỮA KHI GẶP TAI NẠN VÀ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU ĐẦU TIÊN ...........................................................................................................................................................20 1.4.1. Khi bị thương ....................................................................................................................................20 1.4.2. Khi bị bỏng ........................................................................................................................................20 1.4.3. Khi bị ngộ độc hoá chất.....................................................................................................................21 1.4.4. Tủ thuốc cấp cứu của phòng thí nghiệm ...........................................................................................22 1.5. CÂU HỎI ............................................................................................................................................22 Bài 2. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC ................................................................................................23 2.1. NGUYÊN TẮC ...................................................................................................................................23 2.2. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT ..............................................................................................................24 2.3. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM .............................................................................................................24 Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của nồng độ chất phản ứng đến tốc độ phản ứng trong hệ đồng thể ......................24 Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng .....................................................................25 Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng .......................................................25 Thí nghiệm 4. Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng ...............................................................26 2.4. CÂU HỎI ............................................................................................................................................26 BÀI 3. CÂN BẰNG HOÁ HỌC ...............................................................................................................27 3.1. NGUYÊN TẮC ...................................................................................................................................27 3.2. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT ..............................................................................................................27 3.3. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM .............................................................................................................28 Thí nghiệm 1. Thực hiện phản ứng hóa học...................................................................................................28 Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của nồng độ chất phản ứng trong hệ dị thể đến cân bằng hóa học ..........................28 Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của nồng độ chất phản ứng trong hệ đồng thể đến cân bằng hóa học ....................28 Thí nghiệm 4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự dịch chuyển cân bằng.......................................................28 3.4. CÂU HỎI ............................................................................................................................................29 BÀI 4. DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LI .....................................................................................................30 4.1. NGUYÊN TẮC ...................................................................................................................................30 4.2. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT ..............................................................................................................31 4.3. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM .............................................................................................................31 Thí nghiệm 1. Tính chất của dung dịch loãng – Áp suất thẩm thấu ............................................................31 Thí nghiệm 2. Khảo sát khả năng dẫn điện của các chất .............................................................................32 Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của sự pha loãng đến độ dẫn điện .....................................................................32 Thí nghiệm 4. Xác định màu của chất chỉ thị màu ......................................................................................32 Thí nghiệm 5. Cân bằng trong dung dịch axit yếu và bazơ yếu ..................................................................32 Thí nghiệm 6. Xác định pH của dung dịch..................................................................................................32 4.4. CÂU HỎI ............................................................................................................................................33 BÀI 5. ĐỘ TAN CỦA CÁC CHẤT – TÍCH SỐ TAN ............................................................................34 5.1. NGUYÊN TẮC ...................................................................................................................................34 5.2. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT ..............................................................................................................35 -1-
  2. 5.3. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM .............................................................................................................35 Thí nghiệm 1. Hiệu ứng nhiệt khi hoà tan ...................................................................................................35 Thí nghiệm 2. Sự hoà tan giữa các chất lỏng với nhau ...............................................................................35 Thí nghiệm 3. Sự hoà tan của chất khí trong chất lỏng ...............................................................................35 Thí nghiệm 4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất .......................................................................36 Thí nghiệm 5. Điều kiện hình thành kết tủa ................................................................................................36 Thí nghiệm 6: Kết tủa phân đoạn ................................................................................................................36 Thí nghiệm 7: Điều kiện hòa tan kết tủa .....................................................................................................36 5.4. CÂU HỎI ............................................................................................................................................36 BÀI 6. KHẢO SÁT TÍNH CHẤT CỦA HIDROCACBON ...................................................................37 6.1. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT ..............................................................................................................37 6.2. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM .............................................................................................................37 Thí nghiệm 1. Khảo sát tính chất của hidrocarbon no .................................................................................37 Thí nghiệm 2. Khảo sát tính chất của hidrocacbon không no .....................................................................38 Thí nghiệm 3. Khảo sát tính chất của hidrocacbon thơm ............................................................................39 6.3. CÂU HỎI ............................................................................................................................................39 BÀI 7. KHẢO SÁT TÍNH CHẤT CỦA DẨN XUẤT HALOGEN, ANCOL, ANDEHIT,XETON ...40 7.1. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT ..............................................................................................................40 7.2. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM .............................................................................................................41 Thí nghiệm 1. Khảo sát tính chất của dẫn xuất halogen ..............................................................................41 Thí nghiệm 2. Khảo sát tính chất của ancol ................................................................................................41 Thí nghiệm 3. Khảo sát tính chất của andehit – xeton ................................................................................42 7.3. CÂU HỎI ............................................................................................................................................43 BÀI 8. KHẢO SÁT TÍNH CHẤT CỦA AXIT CACBOXYLIC – AMIN – AMINO ACID ...............44 8.1. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT ..............................................................................................................44 8.2. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM .............................................................................................................44 Thí nghiệm 1. Khảo sát tính chất của axit cacboxylic .................................................................................44 Thí nghiệm 2. Khảo sát tính chất của amin .................................................................................................45 Thí nghiệm 3. Khảo sát tính axit bazơ của aminoaxit .................................................................................46 8.3. CÂU HỎI ............................................................................................................................................46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................47 MẪU TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM ...................................................................................................47 -2-
  3. Bài 1. KỸ THUẬT PHÒNG THÍ NGHIỆM (3 tiết) Mục tiêu  Kiến thức – Biết được cách nhận dạng các dụng cụ thí nghiệm cơ bản. – Hiểu được mục đích và cách sử dụng, cách bảo quản của từng loại dụng cụ. – Ghi nhớ kỹ thuật sử dụng các hóa chất và biện pháp an toàn khi làm thí nghiệm.  Kỹ năng – Thành thạo kỹ năng sử dụng các dụng cụ cơ bản như pipet, ống nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp ống nghiệm, đèn cồn… – Biết cách bảo quản và sử dụng hóa chất theo yêu cầu của bài. – Biết được các thao tác sơ cứu cơ bản khi xảy ra tai nạn trong PTN.  Thái độ – Rèn luyện thái độ nghiêm túc, tiết kiệm và cẩn thận khi tiến hành thí nghiệm hoá học. 1.1. KỸ THUẬT SỬ DỤNG DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC 1.1.1. Ống nghiệm  Nhận dạng: Ống nghiệm có nhiều loại và có kích thước khác nhau. – Ống nghiệm thường: loại này thường gồm các cỡ 18  180 mm, 16  160 mm. – Ống nghiệm có nhánh: loại này dùng để tiến hành các thí nghiệm, trong đó chất khí tạo thành được dẫn ra ngoài qua ống dẫn, không cần ống dẫn thủy tinh luồn qua nút cao su. Hình 1-1. Ống nghiệm  Mục đích sử dụng: được dùng chủ yếu để tiến hành các thí nghiệm lượng nhỏ.  Cách sử dụng: Khi tiến hành thí nghiệm với hai loại ống ngiệm trên cần chú ý: – Lượng hóa chất cho vào ống nghiệm thường chỉ chiếm 1/8 đến 1/4 dung tích của ống. – Muốn rót hóa chất độc hoặc ăn da vào ống nghiệm, nhất thiết phải dùng kẹp ống nghiệm. Kẹp ống nghiệm nên đặt ở vị trí cách miệng ống nghiệm khoảng 1/3 chiều dài ống. – Muốn cho các chất rắn (bột, tinh thể...) vào trong ống nghiệm mà không dính trên thành ống phải sử dụng ống nghiệm khô và sạch, nên làm một máng nhỏ bằng mảnh giấy dài gập đôi lại theo chiều dọc (chiều rộng mảnh giấy nhỏ hơn đường kính ống nghiệm). Cầm ống hơi nghiêng rồi luồn máng đến tận đáy của ống mới đổ hóa chất vào. Sau đó dựng đứng ống và gõ nhẹ vào thành ống. – Muốn trộn các hóa chất lỏng hoặc hòa tan chất rắn trong chất lỏng đựng trong ống nghiệm, ta cầm miệng ống bằng các ngón tay trỏ, cái và giữa của bàn tay phải. Để ống hơi nghiêng và lắc bằng cách đập phần dưới của ống vào ngón tay trỏ của bàn tay trái cho đến khi chất lỏng được trộn đều. Tuyệt đối không dùng ngón tay bịt miệng ống nghiệm và lắc. – Khi đun nóng ống nghiệm ta phải dùng kẹp ống nghiệm. Chú ý để đáy ống nghiệm vào chỗ nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn (ở vị trí 1/3 của ngọn lửa kể từ trên xuống). Để tránh -3-
  4. vỡ ống, lúc đầu hơ nhẹ toàn bộ ống trên ngọn lửa cho nóng đều và chú ý không để đáy ống nghiệm chạm vào bấc đèn. Trong quá trình đun cần lắc nhẹ ống theo chiều ngang, miệng ống hướng ra phía không có người để tránh xảy ra tai nạn khi hóa chất sôi đột ngột phụt mạnh ra ngoài.  Rửa và bảo quản: Rửa ống nghiệm bằng chổi rửa và xà phòng, tráng lại nhiều lần đến khi không còn vết bẩn; để ống nghiệm trên giá gỗ hoặc inox… 1.1.2. Bình cầu Hình 1-2. Bình cầu  Nhận dạng: Bình cầu có nhiều loại và có kích thước khác nhau (đáy tròn, đáy bằng, cổ ngắn, cổ dài, có ống dẫn...).  Mục đích sử dụng: – Bình cầu đáy bằng: được dùng để pha chế dung dịch hoặc đun nóng các chất lỏng. – Bình cầu đáy tròn: được dùng để chưng cất, đun sôi hoặc thực hiện các phản ứng hóa học cần đun nóng như: dùng điều chế một lượng lớn oxi từ hỗn hợp kali clorat và mangan đioxit nung nóng, điều chế clo...  Cách sử dụng: – Khi đun nóng nên đặt bình cầu trên lưới thép không gỉ hoặc lưới đồng. Sau khi đun, bình còn nóng nên đặt trên chỗ khô (giấy, gỗ), không đặt vào chỗ lạnh (gạch, men, thủy tinh...) để tránh hiện tượng rạn nứt bình do sự co giãn đột ngột của thủy tinh. – Khi làm xong các thí nghiệm có dùng bình cầu đựng hóa chất đun nóng để điều chế các chất khí, ta cần rút ống dẫn ra khỏi chậu nước dùng để thu khí trước khi lấy đèn cồn ra. Nếu không nước sẽ chảy ngược từ chậu lên bình cầu đang nóng và làm vỡ bình.  Rửa và bảo quản: Rửa bình cầu bằng chổi rửa và xà phòng, tráng lại nhiều lần đến khi không còn vết bẩn. Có thể sấy khô và cất giữ cẩn thận để tránh đổ vỡ. 1.1.3. Bình tam giác  Nhận dạng: là bình hình nón đáy phẳng, cổ hẹp, có hoặc không có mỏ; chúng thường có nhiều dung tích khác nhau từ 100ml đến 2000ml  Mục đích sử dụng: dùng để chứa hóa chất, sử dụng trong các thí nghiệm chuẩn độ…  Cách sử dụng: Trong các thí nghiệm chuẩn độ, tay phải cầm ở cổ bình và lắc tròn đều để các chất phản ứng tương tác với nhau. Không lắc ngang để tránh chất lòng trong bình bị bắn ra ngoài.  Rửa và bảo quản: Rửa bình tam giác bằng chổi rửa và xà phòng, tráng lại nhiều lần đến khi không còn vết bẩn. Hình 1-3. Bình tam giác Có thể sấy khô và cất giữ cẩn thận để tránh đổ vỡ. -4-
  5. 1.1.4. Cốc thuỷ tinh  Nhận dạng: là cốc hình trụ có mỏ hoặc không, có nhiều dung tích khác nhau (từ 25 ml đến 1000 ml hoặc lớn hơn nữa).  Mục đích sử dụng: chủ yếu dùng để chứa hóa chất, ngoài ta còn được sử dụng thực hiện các phản ứng hoá học.  Cách sử dụng: Khi sử dụng cốc thủy tinh cần chú ý: – Để tránh rạn nứt khi đun nóng, không để đáy cốc tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa của nguồn nhiệt. Cần dùng Hình 1-4. Cốc thủy tinh lưới đồng, lưới amiăng, thép không gỉ hoặc đun cách thủy. – Sau khi đun nóng, cần đặt cốc trên giấy, bìa hoặc gỗ khô để tránh rạn nứt.  Rửa và bảo quản: Rửa cốc bằng xà phòng, tráng lại nhiều lần đến khi không còn vết bẩn. Cất giữ cẩn thận để tránh đổ vỡ. 1.1.5. Chậu thuỷ tinh Hình 1-5. Chậu thủy tinh  Nhận dạng: Chậu thủy tinh có thành đứng, thấp, đáy phẳng, có nhiều loại với dung tích và đường kính khác nhau. Ở phòng thí nghiệm thường dùng các chậu có đường kình từ 14 cm đến 20 cm.  Mục đích sử dụng: để đựng nước khi làm thí nghiệm hoặc đựng hóa chất sau phản ứng.  Cách sử dụng: Chậu thủy tinh có thành dày dễ rạn nứt khi nhiệt độ thay đổi nhanh. Vì vậy, không rót nước nóng vào chậu hoặc đun lửa trực tiếp.  Rửa và bảo quản: Rửa chậu bằng xà phòng, tráng lại nhiều lần đến khi không còn vết bẩn. Cất giữ cẩn thận để tránh đổ vỡ. 1.1.6. Ống đong  Nhận dạng: Là ống thủy tinh hoặc nhựa hình trụ có đế vững, mặt ngoài thành ống có khắc vạch mililit, có nhiều cỡ: từ 5 ml đến 250 ml hoặc lớn hơn. Độ chính xác của phép đo dung tích phụ thuộc vào đường kính của ống đong, đường kính của ống đong càng hẹp thì mức độ chính xác càng lớn  Mục đích sử dụng: dùng để đong gần đúng một thể tích chất lỏng  Cách sử dụng: Muốn đong chất lỏng chính xác cần chú ý: Hình 1-6. Ống đong -5-
  6. – Chất lỏng cho vào để đong phải đảm bảo sao cho đáy dưới của vòm khum chất lỏng trong suốt ngang bằng với vạch chỉ dung tích. Với chất lỏng đục hoặc có màu phải xác định dung tích theo mặt trên của vòm khum. Muốn cho chính xác, trong trường hợp này ta phải trừ đi chiều cao của mép nước do hiện tượng mao dẫn của chất lỏng. – Tránh đun nóng ống đong hoặc đo chất lỏng đang nóng vì lúc đó dung tích chất lỏng và ống đong đã thay đổi. – Không được nghiền các chất rắn trong ống đong vì làm như vậy thành ống bị sây sát. Trong một số trường hợp đặc biệt, khi cần đong các chất lỏng dễ bay hơi người ta còn dùng loại ống đong có nút đậy.  Rửa và bảo quản: Rửa sạch bằng xà phòng, tráng lại nhiều lần đến khi không còn vết bẩn. Cất giữ cẩn thận để tránh đổ vỡ, không nên sấy ống đong ở nhiệt độ cao vì sẽ làm thể tích ống đong bị thay đổi. 1.1.7. Bình định mức  Nhận dạng: Bình định mức là hình cầu đáy bằng, cổ dài, có ngấn và nút nhám (hoặc nhựa). Ngấn ở cổ bình xác định dung tích chất lỏng chứa trong bình ở 200C. Bình định mức thường dùng có dung tích 100ml, 250ml, 500 ml…  Mục đích sử dụng: Bình định mức là loại dụng cụ có thể tích chính xác chuyên dùng để pha chế những dung dịch có nồng độ xác định.  Cách sử dụng: Khi pha dung dịch có nồng độ xác định từ chất rắn, cần thực hiện như sau: – Trước tiên cân chính xác chất định pha, đổ vào cốc ngoài rồi cho Hình1-7. Bình định mức vào đó một ít dung môi để hòa tan, sau đó mới đổ vào bình định mức, tiếp tục đổ thêm dung môi cho tới vạch. – Trước khi đổ dung môi cho tới vạch phải lắc dung dịch trong bình thật đều, dùng hai bàn tay đỡ đáy và nút bình định mức lắc cẩn thận không để dung dịch bắn lên miệng bình. – Việc hòa tan thường làm giảm hoặc tăng nhiệt độ của dung dịch, nên phải chờ cho đến khi nhiệt độ của dung dịch trong bình và nhiệt độ trong phòng thí nghiệm bằng nhau rồi mới cho thêm dung dịch cho tới vạch. – Khi đổ dung môi cho tới vạch thì những giọt dung môi sau cùng phải đổ chính xác, nếu cần thì dùng pipet để nhỏ giọt từ từ, sau khi nhỏ một giọt ta phải chờ 1 đến 2 phút để dung môi có thời gian trôi xuống vì nó dính thành bình. – Khi xác định vòm khum cần để mắt nhìn ngang với ngấn. – Chú ý cầm cổ bình phía trên ngấn, không cầm ở bầu tròn của bình để tránh làm tăng nhiệt độ chất lỏng trong bình.  Rửa và bảo quản: Rửa sạch và tráng lại bằng nước cất trước khi sử dụng. Cất giữ cẩn thận để tránh đổ vỡ, không nên sấy ống đong ở nhiệt độ cao vì sẽ làm thể tích bình bị thay đổi. -6-
  7. 1.1.8. Pipet  Nhận dạng: là ống thủy tinh có đường kính nhỏ, có bầu hoặc không có bầu ở giữa, đầu dưới được vuốt nhỏ có đường kính khoảng 1mm.  Mục đích sử dụng: dùng để lấy một lượng chính xác chất lỏng.  Cách sử dụng: – Đối với pipet một vạch thì khi ta hút chất lỏng đến vạch trên và thả tay cho chất lỏng chảy ra hết là đã lấy được đúng thể tích ghi trên pipet. – Đối với pipet hai vạch thì thể tích ghi trên pipet là thể tích chứa giữa hai vạch đó. Vì vậy đối với pipet hai vạch này, khi ta hút chất lỏng đến vạch trên và thả tay cho chất lỏng chảy ra đến vạch dưới thì dừng lại, lúc đó sẽ lấy được đúng thể tích ghi trên pipet. Hình 1-8. Pipet Muốn lấy chất lỏng vào pipet phải dùng quả bóp cao su. – Trước hết dùng tay phải bóp quả cao su để tạo ra sự chênh lệch áp suất, tay trái cầm pipet, chú ý ngón trỏ của tay trái để gần miệng trên pipet có thể sẵn sàng bịt lại khi đã lấy xong chất lỏng. – Đặt đầu hở quả cao su vào miệng pipet. Nhúng pipet vào chất lỏng và thả lỏng từ từ tay phải để chất lỏng vào pipet cho tới quá vạch trên của pipet một chút. Dùng ngón trỏ tay trái bịt lại. – Nhấc pipet ra khỏi bề mặt chất lỏng, dùng giấy lau khô chất lỏng bên ngoài pipet. Sau đó nâng vạch của pipet lên ngang mắt, hé mở ngón trỏ để chất lỏng chảy từng giọt cho tới khi vòm khum khớp với vạch chia độ. – Đưa pipet sang bình đựng, mở ngón trỏ cho chất lỏng chảy vào bình. Nếu pipet có vạch ở phía dưới thì dùng ngón trỏ điều chỉnh cho vòm khum chất lỏng còn lại khớp với vạch dưới pipet. Nếu pipet không có vạch dưới thì để chất lỏng chảy ra hết, không dùng miệng thổi xuống giọt chất lỏng còn dính lại đầu cuối pipet.  Rửa và bảo quản: Rửa sạch và tráng lại bằng nước cất trước khi sử dụng. Cất giữ cẩn thận để tránh đổ vỡ. 1.1.9. Buret  Nhận dạng: là một ống thủy tinh đầu dưới vuốt nhỏ lại, trên thành ngoài dọc theo chiều dài của buret có khắc vạch chia ra ml và 0,1ml, vạch số 0 ở phía trên.  Mục đích sử dụng: Buret dùng để đo những thể tích chính xác. Buret dùng để chuẩn độ thường có dung tích 10ml, 25ml và 50ml. Thường buret có hai loại: loại có khóa nhám và loại ống cao su. Buret có khóa nhám có thể sử dụng cho các hóa chất trừ dung dịch kiềm. Đối với dung dịch kiềm thì ta nên dùng buret ống cao su. Hình 1-9. Buret Ngoài 2 loại buret nói trên, trong phòng thí nghiệm còn dùng microburet. Microburet khác với buret thường ở chỗ nó không chia độ theo 0,1ml mà theo 0,01ml, vì vậy nó chính xác hơn.  Cách sử dụng: Khi sử dụng buret để chuẩn độ, cần thực hiện theo các động tác sau: -7-
  8. + Phần chuẩn bị: - Rửa sạch buret trước khi sử dụng. Buret sạch là khi ta rót dung dịch thì dung dịch chảy từ từ theo thành bên trong của buret và không dính giọt nào trên thành buret. Khi sử dụng mà buret còn ướt thì ta phải tráng buret vài lần bằng dung dịch chuẩn độ. - Rót dung dịch chuẩn độ vào buret: dùng loại phễu nhỏ có cuống ngắn, cuống phễu không được chạm tới vạch số 0. Trước khi rót ta phải xem lại đã khóa buret chưa. Sau đó mở khóa để dung dịch chảy xuống chiếm đầy phần buret nằm dưới khóa đến tận đầu cùng của ống vuốt. Dung dịch rót vào phải cao hơn vạch số 0 khoảng 3 – 4cm. Chú ý để cho phần dưới buret không có bọt khí, vì nếu có bọt khí thì khi chuẩn độ ta không thể đọc đúng thể tích hóa chất đã sử dụng. Trường hợp có bọt khí thì ta mở khóa cho chất lỏng chảy mạnh xuống cốc hứng để bọt khí theo ra. + Phần định lượng: - Dùng tay trái cẩn thận mở khóa cho dung dịch chảy từ từ tới vạch số 0; nhìn ngang tầm mắt thấy mặt khum tiếp xúc với vạch số 0 thì dừng. - Khi định lượng, dung dịch chảy trong buret không được nhanh quá vì khi chảy nhanh dung dịch không kịp xuống hết, vì vậy kết quả thực nghiệm sẽ sai. - Mỗi lần chuẩn độ nên xuất phát từ vạch số 0.  Rửa và bảo quản: Khi tiến hành xong thí nghiệm, buret phải được rửa sạch bằng nước thường và tráng lại bằng nước cất, cặp nó vào giá. Đối với loại buret có khóa nhám thì cần lấy khóa ra bọc khóa bằng giấy lọc sạch rồi lại đặt khóa vào buret, làm như vậy thì phần nhám được bảo vệ ít bị hỏng và cũng không bị dò chảy. Bình thường ta có thể bôi khóa buret bằng một lớp vadơlin mỏng rồi xoay qua lại để lớp vaselin phân bố đều trước khi sử dụng. 1.1.10. Ống nhỏ giọt  Nhận dạng: Ống nhỏ giọt là ống thủy tinh hoặc nhựa dài có gắn quả bóp cao su  Mục đích sử dụng: Dùng để lấy một lượng nhỏ hóa chất và thực hiện thao tác nhỏ từ từ từng giọt dung dịch.  Cách sử dụng: Hình 1-10. Ống nhỏ giọt Khi sử dụng ống nhỏ giọt đã chứa dung dịch hoá chất phải đặt các ngón tay vào ống thuỷ tinh, chỗ sát vỏ quả bóp cao su. Nếu cầm vào quả bóp cao su và vô tình bóp nhẹ thì dung dịch hoá chất sẽ chảy ra khỏi ống. Khi nhỏ hoá chất trong ống vào ống nghiệm luôn để ống ở tư thế thẳng đứng để tránh hoá chất chảy vào quả bóp cao su làm hỏng quả bóp cao su. Mỗi ống nhỏ giọt chỉ dùng để lấy 1 loại hoá chất, hoặc phải rửa sạch ống trước khi lấy hoá chất khác. Trong quá trình nhỏ hoá chất vào ống nghiệm cần lưu ý không để đầu nhọn của ống chạm vào thành hoặc phần chất lỏng có sẵn trong ống nghiệm.  Rửa và bảo quản: Rửa sạch và tráng lại bằng nước cất trước khi sử dụng. Cất giữ cẩn thận để tránh đổ vỡ. -8-
  9. 1.1.11. Nhiệt kế  Nhận dạng: ống thủy tinh có chia độ, thường có một đầu tròn màu đỏ hoặc màu xám.  Mục đích sử dụng: dùng để đo nhiệt độ phản ứng. Có nhiều loại dụng cụ để đo nhiệt độ: nhiệt kế lỏng, nhiệt kế điện trở, piromet nhiệt điện, piromet quang học. Nhiệt kế lỏng là nhiệt kế có chứa chất lỏng. Chất lỏng đựng trong nhiệt kế thường là rượu màu, thủy ngân, toluen, pentan…Nhiệt kết chứa pentan đo nhiệt độ thấp đến - 2200C. Nhiệt kế thủy ngân đo đến nhiệt độ cao nhất là 5500C.  Cách sử dụng: Khi đo nhiệt độ một chất lỏng, nhúng ngập bầu thủy ngân của nhiệt kế vào chất lỏng, không để bầu thủy ngân sát vào thành bình. Theo dõi đến Hình 1-11. khi cột thủy ngân không dâng lên nữa mới đọc kết quả, để mắt ngang với mực Nhiệt kế thủy ngân. Sử dụng nhiệt kế phải cẩn thận, tránh va chạm mạnh, rơi vỡ, không để nhiệt kế thay đổi nhiệt độ đột ngột, không được đo nhiệt độ cao quá nhiệt độ cho phép, sẽ làm nhiệt kế nứt vỡ. Cần đặc biệt lưu ý thủy ngân và hơi thủy ngân rất độc, nếu không may nhiệt kế vỡ, dùng mảnh giấy thu gom phần lớn các hạt thủy ngân vào lọ, không được nhặt bằng tay, khử thủy ngân còn sót bằng bột lưu huỳnh, hoặc tạo hỗn hống với kẽm…đồng thời làm thay đổi không khí trong phòng: mở cửa, quạt thông gió…  Bảo quản: nhiệt kế cần được bảo quản cẩn thận tránh đổ vỡ. 1.1.12. Đèn cồn  Nhận dạng: là loại đèn có bầu thủy tinh chứa cồn, cổ ngắn.  Mục đích sử dụng: dùng để đun nóng hỗn hợp phản ứng  Cách sử dụng: Khi sử dụng đèn cồn cần chú ý: - Đèn phải thường xuyên được đậy nắp kín để tránh cồn bay hơi. - Khi châm đèn, tuyệt đối không được lấy ngọn đèn này châm trực Hình 1-12. tiếp sang ngọn đèn kia vì làm như vậy đèn bị dốc nghiêng, cồn sẽ Đèn cồn trào ra ngoài và bốc cháy. Muốn tắt đèn phải dùng nắp thủy tinh hoặc nắp nhựa chụp vào ngọn lửa, không thổi bằng miệng. - Không nên để cồn trong đèn cạn đến mức gần khô kiệt, vì khi cồn còn ít có thể tạo với không khí thành hỗn hợp nổ. Cồn rót vào đèn chỉ đến gần ngấn cổ, không nên rót đầy. - Điểm nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn ở vị trí khoảng 1/3 chiều cao của ngọn lửa kể từ trên xuống. Khi đun, cần chú ý đặt đáy của vật muốn đun vào chỗ nóng nhất của ngọn lửa. 1.1.13. Bình hút ẩm  Nhận dạng: Bình hút ẩm là bình làm bằng thủy tinh dầy, phía dưới hình nón cụt, phía trên hình trụ, nắp đậy bằng thủy tinh có gờ mài nhám cho kín.  Mục đích sử dụng: bình hút ẩm dùng làm khô từ từ các chất, bảo vệ các chất dễ hút ẩm trong không khí. Có 2 loại bình: bình hút ẩm thường, bình hút ẩm chân không.  Cách sử dụng: – Ở đáy bình để các chất hút ẩm: CaCl2 khan, NaOH rắn, H2SO4 đặc, Hình 1-13. Bình hút ẩm -9-
  10. P2O5, silicagel… – Những chất cần làm khô đựng trong cốc, chén sứ, mặt kính đồng hồ… đặt vào bình, trên khay sứ. – Miệng bình và nắp thủy tinh mài nhám luôn bôi lớp vazơlin mỏng. Khi mở bình phải đẩy nắp trượt về một bên theo chiều ngang, không được nhấc nắp theo chiều thẳng đứng. Khi đậy nắp, đẩy nắp trượt từ bên cạnh dần vào khít với miệng bình. – Muốn di chuyển bình hút ẩm, dùng hai ngón tay cái giữ lấy nắp bình vì nó dễ bị trượt. Trong trường hợp đặt chén nung nóng vào bình sau khi đậy nắp, phải đẩy nắp qua lại vài lần để không khí nóng thoát ra ngoài, sau đó mới đậy nắp cố định, để khi nguội áp suất trong bình giảm, nắp được giữ chặt. 1.1.14. Bình tia Bình tia nước rất cần trong phòng thí nghiệm, được sử dụng trong quá trình làm thí nghiệm hoá học cũng như dùng để rửa các dụng cụ thí nghiệm khác. Đặc biệt khi chẳng may hoá chất bắn vào mắt, ngay lập tức có thể dùng bình tia mạnh nước sạch vào mắt để trôi hoá chất ra ngoài, sau đó tiếp tục chữa trị. Bình tia nước thường dùng để đựng nước cất, nhờ đầu tia vuốt nhọn và ống dẫn cắm sâu xuống đáy bình nên có thể dùng bình tia Hình 1-14. cho nước cất vào dụng cụ thí nghiệm khác như ống nghiệm, bình cầu, Bình tia buret … theo phương thẳng đứng bằng cách bóp nhẹ phần bình nhựa. 1.1.15. Giá để ống nghiệm Giá để ống nghiệm rất cần cho quá trình tiến hành thí nghiệm và dùng để úp ống nghiệm sau khi đã rửa sạch. Giá có nhiều lỗ và nhiều tầng. Có loại giá còn có cọc tròn để úp ống nghiệm cho thuận tiện. Hình 1-15. Giá để ống nghiệm 1.1.16. Kẹp ống nghiệm Kẹp gỗ dùng rất tiện và giá thành thấp, nhưng cần chú ý khi cặp ống nghiệm để đun nóng: khi đã cho ống nghiệm vào cặp rồi, chỉ nên nắm chắc nhánh dài và dùng ngón tay cái đẩy nhẹ vào phía trong nhánh ngắn, không dùng bàn tay nắm cả hai nhánh của cặp. Hình 1-16. Kẹp ống nghiệm Kẹp kim loại thường làm bằng hai lá thép ép vào nhau, đầu mỗi lá thép được uốn thành cung tròn để giữ ống nghiệm, chuôi cặp làm bằng gỗ. -10-
  11. 1.1.17. Giá thí nghiệm Bộ giá sắt trang bị cho thí nghiệm hóa học có đủ các cặp, cảo sắt và vòng kiềng. Giá sắt thường dễ bị hóa chất ăn mòn, vì vậy sau khi dùng cần lau chùi sạch sẽ. Khi cần thiết nên sơn hoặc mạ lại. Một số má trong của kẹp ống nghiệm trong bộ giá thí nghiệm thường được lót một lớp nỉ hoặc chất dẻo xốp chịu nhiệt. Nếu không có lớp lót này, khi cặp ống nghiệm hoặc cổ bình cầu trên giá thí nghiệm phải có cao su hoặc giấy khô lót vào chỗ tiếp xúc giữa cặp sắt và dụng cụ thủy tinh để tránh rạn, vỡ dụng cụ. Hình 1-17. Giá thí nghiệm 1.1.18. Bát sứ Bát sứ nung (capsun sứ) dùng để cô đặc các dung dịch, trộn các hóa chất rắn với nhau, đun nóng chảy các chất, pha dung dịch kiềm, thực hiện một số phản ứng tỏa nhiệt mạnh như cho vôi sống tác dụng với nước. Các bát sứ có thể đun nóng bằng ngọn lửa trực tiếp nhưng nếu đun qua lưới vẫn tốt hơn. Hình 1-18. Bát sứ Hình 1-19. Kẹp bát sứ 1.1.19. Cối chày sứ Cối chày sứ được sử dụng để nghiền các chất rắn và một số hỗn hợp phản ứng đã được hướng dẫn tỉ mỉ. Khi sử dụng cần chú ý: - Trước khi nghiền các chất rắn trong cối sứ cần phải đập trước cho nhỏ bằng hạt ngô. Hóa chất cho vào cối để nghiền không quá 1/3 chiều cao của cối. - Tuyệt đối không giã mạnh các chất rắn trong cối mà chỉ Hình 1-20. Cối chày sứ giã nhẹ. Tốt nhất là nghiền các chất rắn bằng cách dùng ngón tay tì và xoay mạnh chày vào cối để chất rắn vỡ nhỏ dần - Trước khi nghiền các chất để làm chất nổ như các muối nitrat, muối clorat, photpho, lưu huỳnh ... cối và chày phải thật sạch và khô. Các chất cần nghiền riêng rẽ để tránh tạo thành hỗn hợp nổ rất nguy hiểm. - Cối và chày sau khi dùng xong phải rửa sạch. 1.1.20. Tủ sấy -11-
  12. Là một thiết bị bên trong có nhiều ngăn chứa, có khả năng tăng nhiệt độ bên trong va có hệ thống nhiệt kế để kiểm tra được nhiệt độ bên trong tủ. Thường dùng tủ sấy để sấy khô hoá chất, dụng cụ, xác định độ ẩm. . . bằng sức nóng. Đôi khi được dùng để tạo một không gian có nhiệt độ cần thiết cho một số thí nghiệm. Cách sử dụng: Bật điện tủ sấy, điều chỉnh nhiệt độ đến nhiệt độ Hình 1-21. Tủ sấy cần. Sau khoảng 15 phút, kiểm tra lại nhiệt độ tủ và điều chỉnh nhiệt độ. Tắt tủ sau khi sử dung. Lưu ý thường xuyên vệ sinh bên trong tủ. Khi sấy phải chú ý không để bị cháy các vật sấy bên trong. 1.1.21. Phễu các loại Hình 1-22. Các loại phễu Phễu có nhiều loại với hình dạng và kích thước khác nhau. Phễu lọc (cuống ngắn và cuống dài) Phễu dùng để lọc và rót chất lỏng. Phễu thủy tinh có kích thước khác nhau, thường có đường kính 6cm – 10cm. Hình dạng chung của các phễu là cuống dài, gốc phễu bằng 600, nhờ vậy sẽ giúp cho tốc độ chảy nhanh. Khi dùng, người ta thường đặt phễu lên giá đỡ. Giá đỡ gồm giá sắt và vòng phễu sắt, tùy lọai phễu dùng lớn hay nhỏ mà chọn vòng phễu thích hợp để mắc. Cũng có khi người ta đặt phễu trực tiếp lên các dụng cụ hứng: chai, lọ, bình cầu, bình hình nón… Khi rót chất lỏng, mức chất lỏng trong phễu phải thấp hơn miệng phễu 15mm. Không nên rót chất lỏng thắng vào phễu mà nên dùng đũa thủy tinh dẫn chất lỏng vào thành phễu. Phễu brom dùng để rót từng giọt chất lỏng dễ bay hơi, độc. Phễu brom có khoá thuỷ tinh nhám và nút kín để làm việc với các chất dễ bay hơi. Khi sử dụng nên bôi vazơlin vào phần nhám của nút và khoá cho kín đồng thời dễ mở. Sau khi dùng xong cần rửa sạch, lót giấy vào nút và khoá để phần thuỷ tinh nhám lâu ngày không gắn chặt vào nhau. Phễu chiết (còn gọi là phễu phân li) dùng để tách các chất lỏng không trộn lẫn vào nhau hoặc chiết tách các chất khác nhau. 1.1.22. Cân điện tử Cân dùng để xác định khối lượng. Trong phòng thí nghiệm thường phân biệt 2 loại cân: cân kỹ thuật và cân phân tích. Hình 1-23. Cân điện tử -12-
  13. - Cân kỹ thuật là cân dùng để cân các khối lượng tương đối lớn (vài trăm gram), khối lượng nhỏ nhất mà cân kỹ thuật cân được khoảng 0,01g. - Cân phân tích là cân dùng để cân các khối lượng nhỏ từ 100g trở xuống đến 0,1mg (0,0001g), do đó người ta cũng thường gọi cân phân tích là cân có 4 số lẻ. Không nên nhầm lẫn rằng cân phân tích luôn chính xác hơn cân kỹ thuật, nó chỉ chính xác hơn khi cân các khối lượng nhỏ. Vì vậy không dùng cân phân tích để cân các khối lượng lớn hơn 200g. Trong trường hợp cân 1 lượng nhỏ 10g, 20g, nếu không cần độ chính xác cao, ta nên dùng cân kỹ thuật để nhanh hơn. 1.1.24. Giấy pH Hình 1-25. Giấy pH Dùng để xác định một cách tương đối độ pH của dung dịch bằng cách nhúng một đoạn giấy pH vào dung dịch cần xác định độ pH sau đó so màu của đoạn giấy với bảng màu có sẵn để xác định độ pH. 1.1.25. Máy đo pH Máy đo pH là một thiết bị đo gồm 2 phần chính là đầu điện cực và phần hiện giá trị pH đo được. Hai phần này có thể nằm chung hoặc riêng. Máy dùng để đo giá trị pH của một dung dịch, giá trị đo có thể 01 hoặc 02 số lẻ. Hình 1-26. Máy đo pH Cách sử dụng: Trước khi đo phải rửa sạch đầu điện cực bằng nước cất. Nhúng đầu điện cực vào dung dịch cần đo, đợi đến khi giá trị ổn định rối mới đọc kết quả. Khi dùng máy đo pH, nên thường xuyên sử dụng các dung dịch pH chuẩn để kiểm tra máy, nếu không chính xác thì phải hiệu chỉnh lại. Bảo quản: Trong quá trình sử dụng phải bảo quản tốt điện cực vì độ chính xác và ổn định của phép đo phụ thuộc nhiều vào điện cực. Sau khi dùng xong phải rửa sạch bằng nước cất, lau khô bằng giấy mềm và bảo quản trong dung dịch KCl bão hoà. 1.1.26. Giấy lọc Trong phòng thí nghiệm, giấy lọc được dùng trong phương pháp lọc, đây là phương pháp tách hòan toàn pha rắn ra khỏi pha lỏng. Có nhiều cách lọc: lọc thường, lọc nóng, lọc dưới áp suất thấp… Hình 1-27. Giấy lọc -13-
  14. 1.1.27. Lưới amiăng Trong phòng thí nghiệm lưới amiăng thường dùng khi đun nóng bằng đèn cồn, bếp điện…lưới amiăng giúp nhiệt được tản đều hơn, đảm bảo cho hỗn hợp đun nóng sôi đều. Hình 1-28. Lưới amiăng 1.1.28. Máy cất nước Hình 1-29. Máy cất nước một lần Máy cất nước hai lần Máy cất nước dùng lọc nước máy để có được nước tinh khiết, nguyên chất, máy hoạt động trên cơ sở phương pháp chưng cất. Thành phần nước cất hoàn toàn không chứa các tạp chất hữu cơ hay vô cơ, do đó cũng là dung môi thích hợp để rửa dụng cụ thí nghiệm, pha chế hóa chất hoặc thực hiện một số phản ứng hóa học. Hiện nay trong phòng thí nghiệm, tùy vào mục đích nước cất mà có thể sử dụng máy cất nước một lần hoặc hai lần. 1.1.29. Máy khuấy từ Trong phòng thí nghiệm hoá học, máy khấy từ được dùng để khuấy trộn dung dịch nhằm hòa tan chất rắn trong chất lỏng. Hiện nay các máy khuấy từ được bổ sung thêm chức năng gia nhiệt nhằm tăng hiệu quả hòa tan. Hình 1-30. Máy khuấy từ 1.1.30. Máy li tâm Máy ly tâm được sử dụng chủ yếu trong phòng thí nghiệm hóa phân tích, hoạt động dựa trên nguyên lý lực ly tâm để tách chất rắn ra khỏi chất lỏng hoặc phân lớp hai chất lỏng có khối lượng riêng khác nhau. Hình 1-31. Máy li tâm 1.2. KỸ THUẬT SỬ DỤNG HÓA CHẤT THÍ NGHIỆM Khi sử dụng hóa chất, chúng ta cần đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau đây:  Tiết kiệm Nên dùng hóa chất với liều lượng vừa đủ để thấy rõ hiện tượng cần chứng minh và giảm bớt khí bay ra ngoài. Thông thường đối với hóa chất lỏng chỉ dùng khoảng 1/5 ống nghiệm. - Cần tận dụng các hóa chất còn dư hoặc sản phẩm của các thí nghiệm. -14-
  15.  Đảm bảo độ tinh khiết của hóa chất - Khi mở nút các lọ hóa chất phải đặt ngửa nút trên bàn. Với loại lọ có nút kèm ống nhỏ giọt, khi mở nút và nghiêng lọ để rót hóa chất cần kẹp nút giữa hai ngón tay. Không đặt ống nhỏ giọt lên mặt bàn. - Khi lấy hóa chất rắn, cần dùng thìa sứ, thìa thủy tinh hoặc thìa nhựa đã được lau sạch và dùng riêng cho từng hóa chất. Khi dùng xong, cần đặt thìa ngay cạnh lọ để tránh sử dụng lẫn hóa chất. - Khi lấy những hóa chất dễ chảy rửa như xút ăn da hoặc hóa chất dễ bay hơi như dung dịch amoniac, axit clohiđric đặc,... phải nhanh tay và đậy nút ngay sau khi lấy. Với natri kim loại, sau khi đã cắt dùng, phần còn lại phải ngâm ngay vào dầu hỏa. - Khi cân hóa chất không được đổ trực tiếp hóa chất lên đĩa cân vì như vậy có thể làm bẩn hóa chất và hỏng đĩa cân. Phải để hóa chất trên giấy lót hoặc cốc thủy tinh. Hình 1-32. Cách mở nắp và rót hóa chất  Đảm bảo an toàn Muốn đảm bảo an toàn khi sử dụng hóa chất, cần tuân theo những quy tắc sau: - Không nếm, ngửi trực tiếp hoặc sờ tay vào hóa chất. Hình 1-33. Lưu ý khi ngửi mùi hóa chất - Không cúi sát gần những chất lỏng đang sôi hoặc khi đang đổ hóa chất vào lọ. Nên đeo kính bảo hiểm khi sử dụng hóa chất và khi tiến hành thí nghiệm. - Đối với một số hóa chất bốc cháy khi gặp nước như natri, kali thì khi dùng chúng, tay và dụng cụ phải khô. Giấy lót dùng khi cắt những miếng natri, kali không được vứt vào sọt giấy hoặc cống rãnh để phòng những mảnh nhỏ natri, kali còn lại có thể gây cháy. Tốt nhất nên cắt nhỏ và bảo quản những miếng natri, kali trong dầu hỏa. - Không lấy hóa chất rắn bằng tay, phải dùng thìa xúc hoặc kẹp kim loại. Sau khi làm việc với hóa chất nhất thiết phải rửa sạch bằng xà phòng. - Khi sử dụng hóa chất độc phải cẩn thận để khỏi dây ra tay, quần áo và bắn vào mắt. Tiếp xúc với các loại hóa chất này phải có dụng cụ bảo hiểm như áo choàng, kính đeo mắt, găng tay... Hình 1-34. Các biện pháp an toàn trong PTN -15-
  16. 1.3. QUY TẮC AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 1.3.1. Thí nghiệm với chất độc Hình 1-35. Các chất độc Trong phòng thí nghiệm hóa học có nhiều chất độc như thủy ngân, hợp chất của asen, photpho trắng, hợp chất xianua, khí cacbon oxit , khí hiđro sunfua, khí nitơ đioxit, khí sunfurơ, amoniac, clo, brom phá hủy nặng cơ quan hô hấp; brom lỏng gây bỏng da, ancol metylic, phenol, axit formic,... Do đó phải thận trọng khi sử dụng các chất độc và phải làm theo đúng quy tắc sau đây: – Nên làm thí nghiệm với các chất khí độc ở trong tủ hốt hoặc ở nơi thoáng gió và mở rộng cửa phòng. Chỉ nên lấy lượng hóa chất tối thiểu để làm được nhanh và giảm bớt khí độc bay ra. – Không được nếm và hút các chất độc bằng miệng. Phải có khẩu trang và phải thận trọng khi ngửi các chất. Không hít mạnh hoặc kề mũi vào gần bình hóa chất mà chỉ dùng bàn tay phẩy nhẹ hơi hóa chất vào mũi. – Phải hạn chế, tránh thở phải hơi brom, khí clo và khí nitơ đioxit; không để luồng hơi brom, khí clo, nitơ đioxit vào mắt hoặc brom lỏng dây vào tay. 1.3.2. Thí nghiệm với các chất dễ ăn da và gây bỏng Hình 1-36. Các chất ăn da và gây bỏng Có nhiều chất dễ ăn da và làm bỏng như axit đặc, kiềm đặc, kim loại kiềm, photpho trắng, brom, phenol,... Khi sử dụng các chất trên phải lưu ý: – Không để dây ra tay, người và quần áo, đặc biệt là mắt. – Khi đun nóng dung dịch các hoá chất dễ ăn da, gây bỏng phải tuyệt đối tuân theo quy tắc đun nóng hoá chất trong ống nghiệm, phải hướng miệng ống nghiệm về phía không có người. -16-
  17. 1.3.3. Thí nghiệm với các chất dễ bắt lửa Hình 1-37. Các chất dễ bắt lửa Các chất dễ cháy như cồn, dầu hỏa, xăng, ete, benzen, axeton,... rất dễ gây ra các tai nạn cháy nên phải cẩn thận khi làm thí nghiệm với các chất đó. – Nên dùng những lượng nhỏ các chất dễ bắt lửa, không để những bình lớn đựng các chất đó ra bàn thí nghiệm. Phải để xa lửa khi rót các dung dịch dễ cháy. Không để gần lửa và không đựng các chất đó trong bình có thành mỏng hay rạn nứt và không có nút kín. – Khi phải đun nóng các chất dễ cháy, không được đun trực tiếp mà phải đun cách thủy. – Khi rót thêm cồn vào đèn cồn phải tắt đèn trước và dùng phễu. Không châm lửa đèn cồn bằng cách nghiêng ngọn đèn này vào lọ đèn kia mà phải dùng đóm. 1.3.4. Thí nghiệm với các chất dễ nổ Hình 1-38. Các chất dễ nổ Các chất dễ nổ ở phòng thí nghiệm thường là các muối clorat, nitrat. Khi làm thí nghiệm với các chất đó cần thực hiện những yêu cầu sau đây: – Tránh đập và va chạm vào các chất dễ nổ. Không để các chất dễ nổ gần lửa. – Khi pha trộn các hỗn hợp nổ cần hết sức thận trọng, dùng đúng liều lượng đã quy định. Không tự động thí nghiệm một cách liều lĩnh nếu chưa nắm vững kỹ thuật và thiếu phương tiện bảo hiểm. Chẳng hạn đập hỗn hợp nổ kali clorat và lưu huỳnh... – Trước khi đốt cháy một chất nào, hiđro chẳng hạn, phải thử thật kỹ xem chất đó có bị lẫn không khí không nhằm tránh sự nỗ hỗn hợp của khí đó với oxi. – Không được vứt natri, kali với lượng lớn vào chậu nước, vào bể rửa vì dễ gây tai nạn nổ. 1.4. CÁCH CỨU CHỮA KHI GẶP TAI NẠN VÀ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU ĐẦU TIÊN 1.4.1. Khi bị thương Nguyên nhân hay gặp nhất là mảnh thủy tinh làm đứt tay, khi chảy máu mao mạch và tĩnh mạch (như khi bị đứt tay chảy máu nhẹ), máu có màu sẫm, rớm máu, chảy ra từng giọt hoặc đôi khi thành dòng lien tục. Cách cầm máu trường hợp này là dùng bông bôi thuốc sát trùng (cồn -17-
  18. 700, thuốc tím loãng, cồn iot, thuốc đỏ…) hoặc có thể dùng dung dịch FeCl3 để cầm máu sau đó băng vết thương lại. Khi chảy máu động mạch (vết thương là rách động mạch), máu có màu đỏ tươi, phun ra mạnh hoặc chảy thành dòng theo xung. Lúc này tiến hành cầm máu bằng cách thắt garo và cố định bằng đai thắt hoặc băng. Có thể dùng dây cao su hay khăn mặt buộc chặt ngay phía trên vết thương. Cần giữ vết thương khỏi nhiễm trùng bằng cách đắp bông sạch lên vết thương rồi băng kín. Khi sơ cứu tai nạn chảy máu cần tuân theo các nguyên tắc sau: - Chỉ nên rửa vết thương trong trường hợp vết thương có chất ăn da hoặc chất độc rơi vào. - Trong các trường hợp còn lại, thậm chí khi có đất, cát, rỉ sắt rơi vào vết thương cũng không nên dùng nước hoặc dung dịch thuốc rửa để rửa vết thương. - Không nên bôi lên vết thương các loại cao dán hoặc rắc thuốc bột vì những thứ này làm vết thương lâu lành. - Khi vết thương bị bẩn, cần cẩn thận loại chất bẩn khỏi vùng da xung quanh vết thương từ mép vết thương ra ngoài, bôi dung dịch iôt vào phần đã làm sạch trước khi băng. - Không được để iot rơi vào bên trong vết thương. Rửa sạch tay. Không được loại bỏ các cục máu khỏi vết thương bởi làm như vậy có thể làm chảy máu mạnh hơn. - Chỉ có bác sĩ mới được phép gắp các mảnh thủy tinh khỏi vết thương. - Sau khi sơ cứu, máu đã ngừng chảy nhưng nếu mất máu nhiều cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bác sĩ hoặc bệnh viện. 1.4.2. Khi bị bỏng Nếu bị bỏng bởi vật nóng cần đắp ngay bông có tẩm dung dịch 1% thuốc tím vào vết bỏng, nếu bỏng nặng thì dùng dung dịch thuốc tím đặc hơn. Sau đó bôi vadơlin lên và băng vết bỏng lại. Có axit picric hoặc tananh 3% bôi lên vết bỏng càng tốt. Nếu có những vết phồng trên vết bỏng thì không được làm vỡ vết phồng. Nếu bị bỏng vì axit đặc, nhất là axit sunfuric đặc, thì phải dội nước rửa ngay nhiều lần, nếu có vòi nước thì cho chảy mạnh vào vết bỏng 3 – 5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch 10% natri cacbonat, không được rửa bằng xà phòng. Bị bỏng vì kiềm đặc thì lúc đầu chữa như bị bỏng axit, sau đó rửa bằng dung dịch loãng axit axetic 5% hay giấm ăn.Nếu bị axit bắn vào mắt, phải nhanh chóng dùng bình tia phun mạnh vào mắt, rồi rửa lại bằng dung dịch 3% natri hiđrocacbonat. Nếu là kiềm thì rửa bằng dung dịch 2% axit boric. Khi bị bỏng vì photpho thì phải nhúng ngay vết thương vào dung dịch thuốc tím hay dung dịch 10% bạc nitrat, hoặc dung dịch 5% đồng sunfat. Sau đó đến trạm y tế để lấy hết photpho còn lẫn trong vết bỏng. Tuyệt đối không bôi vadơlin hay thuốc mỡ lên vết bỏng vì photpho hòa tan trong các chất này. Nếu bị bỏng vì brom lỏng thì phải dội nước rửa ngay, rồi rửa lại vết thương bỏng bằng dung dịch amoniac sau đó rửa bằng dung dịch 5% natri thiosunfat (Na2S2O3) rồi bôi vadơlin, băng lại và đến trạm y tế để cứu chữa tiếp tục. 1.4.3. Khi bị ngộ độc hoá chất  Nguyên tắc chung của việc sơ cứu khi bị ngộ hóa chất Ngừng ngay các khả năng tiếp thêm chất độc vào cơ thể (cần đưa nạn nhân ra khỏi khu vực bị nhiễm độc, loại bỏ chất độc khỏi da hoặc niêm mạc, cởi bỏ quần áo bẩn,…). -18-
  19. Khôi phục các chức năng hoạt động của cơ thể và duy trì sức sống (hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim). Tống chất độc ra khỏi cơ thể nạn nhận (rửa dạ dày, gây nôn, cho uống các chất hấp phụ). Dùng các thuốc chống độc tương ứng làm tăng cường các tính chất bảo vệ cơ thể. Để việc sơ cứu có hiệu quả, tất cả các giáo viên, nhân viên trong phòng thí nghiệm phải biết các phương pháp hô hấp nhân tạo, băng bó, tiêm dưới da và tiêm bắp.  Ngộ độc qua đường tiêu hóa Cần phải gây nôn bằng cách cho nạn nhân uống thật nhiều nước ấm có thêm vài giọt NH3, khi uống phải các chất làm cháy mô (axit, kiềm) và khi nạn nhân bất tỉnh không nên gây nôn. Để hấp phụ chất độc ở dạ dày người ta dùng than hoạt tính. Thêm vào cốc nước một thìa cà phê than và đưa vào dạ dày (uống) sau khi rửa dạ dày. Có thể dùng các loại thuốc chống độc, huyền phù MgO trong H2O, dung dịch tananh, thuốc tím và các chất láng bề mặt như lòng trắng trứng, sữa, hồ tinh bột nhưng khi dùng phải hết sức thận trọng để không có một sai lầm nào khi chọn thuốc sẽ dùng. Ví dụ như sữa là một chất để giải độc trong nhiều trường hợp nhưng không nên cho nạn nhân uống sữa khi bị ngộ độc photpho trắng hoặc các hợp chất nitro hữu cơ. Với mục đích chọn chính xác các biện pháp sơ cứu, trong mỗi một ca cụ thể cần phải tra cứu sách tham khảo và tốt nhất ở mỗi phòng thí nghiệm hóa học phải có những tài liệu tham khảo thích hợp như tài liệu này.  Ngộ độc qua đường hô hấp Trước hết cần đưa nạn nhân đến nơi thoáng gió hoặc vào chỗ ấm thoáng gió trong mùa lạnh và nhanh chóng gọi bác sĩ. Cần đình chỉ ngay thí nghiệm, mở ngay cửa chính và cửa sổ, đưa các bình có chứa hoặc sinh khí độc vào tủ hút hoặc đưa ra ngoài phòng. Trước khi bác sĩ đến có thể sơ cứu người bi nạn bằng cách cởi thắt lưng, xoa mặt và đầu bằng nước lã, cho ngửi dung dịch NH3 loãng. Trong trường hợp nạn nhân bị ngộ độc các hơi, khí gây kích thích (Cl 2, NxOy,…) thì không nên cho thở sâu. Chỉ làm hô hấp nhân tạo khi cần thiết và tránh làm chèn ép lồng ngực. Khi nạn nhân bị ngạt thì cho thở khí oxi.  Ngộ độc qua đường tiếp xúc Khi chất độc rơi trên da cần phải rửa cẩn thận bằng nước ấm và xà phòng, nhanh chóng cởi thay quần áo bẩn. Không nên tắm vòi sen nóng hoặc ngâm mình trong bồn tắm. Trừ một số trường hợp ngoại lệ, nói chung không nên dùng các dung môi hữu cơ kể cả etanol để rửa chất độc trên da vì như vậy có thể tạo điều kiện để chất độc thấm sâu qua da. Nếu chất độc là chất kị nước và khó rửa sạch bằng nước thì phải dùng bông hoặc khăn khô lau bỏ phần lớn chất độc. 1.4.4. Tủ thuốc cấp cứu của phòng thí nghiệm Để khi cần có thể sơ cứu, các phòng thí nghiệm cần có một tủ thuốc riêng. Tủ thuốc này cần đựng sẵn các thuốc thông dụng cần thiết như sau:  Dung dịch NaHCO3 2-3%.  Dung dịch NH3 5%.  Dung dịch H3BO3 2%.  Dung dịch KMnO4 loãng (1-5%) đựng trong lọ màu nâu.  Dung dịch FeCl3 đặc. -19-
  20.  Dung dịch CH3COOH 2-3% hoặc dung dịch axit citric 2%.  Dung dịch CuSO4 5-10%.  Dung dịch Na2S2O3 1M (hoặc 5%).  Dung dịch tananh 3% (hoặc axit piric).  Bình thở khí oxi.  Than hoạt tính.  Sữa, anbumin (lòng trắng trứng).  Một số loại thuốc giảm đau, nhũ tương magie oxit, các loại bông, băng, gạc đã tẩy trùng, vazơlin, cồn iot, cồn 70-900. Cứ định kì phải thay thế thuốc mới. Phải giữ gìn tủ thuốc cẩn thận. 1.5. CÂU HỎI 1. Những điều cần lưu ý khi đun chất lỏng trong mỗi loại dụng cụ thí nghiệm. 2. Cần lưu ý gì khi sử dụng hóa chất trong PTN? 3. Để đảm bảo an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm, cần lưu ý các biện pháp an toàn gì khi làm việc với chất độc, chất gây bỏng, chất dễ cháy? -20-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2