intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực hành thiết bị điện - điện tử gia dụng (Nghề: Điện tử dân dụng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

15
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực hành thiết bị điện - điện tử gia dụng (Nghề: Điện tử dân dụng - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp các em sinh viên ôn tập, tổng hợp các kiến thức, kỹ năng về thiết bị điện - điện tử gia dụng đã được học qua thực tiễn tại doanh nghiệp; sửa chữa các thiết bị điện - điện tử gia dụng trong thực tế đạt các yêu cầu về kỹ thuật;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực hành thiết bị điện - điện tử gia dụng (Nghề: Điện tử dân dụng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giảng trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Thực hành thiết bị điện – điện tử gia dụng là một trong những môn học chuyên môn nghề tự chọn của nghề Điện tử dân dụng được biên soạn dựa theo chương trình khung chất lượng cao đã xây dựng và ban hành năm 2021 của trường Cao đẳng nghề Cần Thơ dành cho nghề Điện tử dân dụng hệ Cao đẳng. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ và các cá nhân, các đồng nghiệp đã góp nhiều công sức để nội dung giáo trình hoàn thành một cách tốt nhất. Mặc dù chúng tôi đã rất cố gắng trong biên soạn, nhưng chắc chắn tài liệu này cũng không tránh khỏi sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo, đồng nghiệp và các bạn đọc giúp giáo trình được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau Nội dung giáo trình được biên soạn với lượng thời gian thực hành tại doanh nghiệp là 270 giờ gồm có: Chương 01 MH33-01: Lý thuyết liên quan Chương 02 MH33-01: Nội dung công việc thực hành Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô, để nhóm biên soạn sẽ điều chỉnh hoàn thiện hơn. Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Đỗ Hữu Hậu 2. Trần Thanh Đức 2
  3. MỤC LỤC Trang TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN...........................................................................................1 LỜI GIỚI THIỆU..........................................................................................................2 MỤC LỤC..................................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT LIÊN QUAN.....................................................................6 1. Bàn là......................................................................................................................... 6 1.1. Một số bàn là phổ biến hiện nay.............................................................................6 1.2. Cách vệ sinh bàn là và cách khử rỉ cho bàn là.........................................................7 1.3. Kiểm tra, bảo trì và sửa chữa bàn là.....................................................................7 2. Bếp Điện.................................................................................................................... 7 2.1. Bếp điện dùng dây điện trở.....................................................................................7 2.2. Bếp hồng ngoại.......................................................................................................8 2.3. Bếp từ...................................................................................................................... 9 3. Ấm điện...................................................................................................................10 3.1. Cấu tạo ấm điện....................................................................................................10 3.2. Nguyên lý làm việc...............................................................................................10 4. Nồi Cơm Điện..........................................................................................................11 4.1. Nồi cơm điện cơ hay còn gọi là nồi cơm cơ..........................................................11 4.2. Nồi cơm điện tử....................................................................................................11 5. Lò Vi sóng...............................................................................................................12 6. Máy nước nóng........................................................................................................13 7. Máy giặt................................................................................................................... 14 7.1. Đặc điểm của động cơ máy giặt và những chú ý...................................................14 7.2. Chú ý khi lắp đặt máy giặt....................................................................................16 7.3. Sử dụng máy giặt..................................................................................................16 7.4. Những sự cố máy giặt và cách khắc phục.............................................................17 8. Tủ lạnh gia đình.......................................................................................................18 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỰC HÀNH.............................................21 1. Các tiêu chí thực hiện công việc..............................................................................21 2. Nội dung thực hành..................................................................................................25 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................26 3
  4. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: THỰC HÀNH THIẾT BỊ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ GIA DỤNG Mã môn học: MH33 Vị trí, tính chất, ý nghĩa, vai trò của môn học: - Vị trí của môn học: Môn học được bố trí thực hiện ở cuối chương trình đào tạo sau khi sinh viên đã học xong ba mô đun Sửa chữa thiết bị điện-điện tử gia dụng, Sửa chữa nguồn trong thiết bị điện tử và Điện tử ứng dụng trong điều khiển tự động; sinh viên có thể học song song với các môn học, mô đun chuyên môn nghề như: Sửa chữa Laptop, Vi điều khiển,… - Tính chất của môn học: Là môn học chuyên môn nghề tự chọn trong chương trình đào tạo cao đẳng Điện tử dân dụng - Ý nghĩa, vai trò của môn học: Thực hành tại doanh nghiệp là một môn học quan trọng trong chương trình đào, thông qua việc thực hành tại doanh nghiệp theo chuyên đề sẽ giúp sinh viên áp dụng kiến thức về thiết bị điện-điện tử gia dụng đã học vào thực tế cũng như tiếp cận với thực tiễn về công nghệ mới Mục tiêu môn học: - Kiến thức: Ôn tập, tổng hợp các kiến thức, kỹ năng về thiết bị điện-điện tử gia dụng đã được học qua thực tiễn tại doanh nghiệp - Kỹ năng: Sửa chữa các thiết bị điện-điện tử gia dụng trong thực tế đạt các yêu cầu về kỹ thuật - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có sáng kiến, tìm tòi, khám phá trong quá trình học tập và công việc + Có khả năng tự định hướng, chọn lựa phương pháp tiếp cận thích nghi với các bài học + Có năng lực đánh giá kết quả học tập và nghiên cứu của mình + Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn Nội dung chính của môn học: Thời gian (giờ) Thực hành, Số Tên chương, mục Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm TT số thuyết thảo luận, tra bài tập 1 Chương 1: Lý thuyết liên quan 12 12     1. Bàn là 1 1     1.1. Một số bàn là phổ biến hiện nay 1.2. Cách vệ sinh bàn là và cách khử rỉ cho bàn là 1.3. Kiểm tra, bảo trì và sửa chữa bàn là 2. Bếp Điện 1 1 2.1. Bếp điện dùng dây điện trở 2.2. Bếp hồng ngoại 2.3. Bếp từ 3. Ấm điện 1 1 3.1. Cấu tạo ấm điện 3.2. Nguyên lý làm việc 4. Nồi Cơm Điện 1 1 4
  5. 4.1. Nồi cơm điện cơ hay còn gọi là nồi cơm cơ 4.2. Nồi cơm điện tử 5. Lò Vi sóng 2 2 6. Máy nước nóng 2 2 7. Máy giặt 2 2 7.1. Đặc điểm của động cơ máy giặt và những chú ý 7.2. Chú ý khi lắp đặt máy giặt 7.3. Sử dụng máy giặt 7.4. Những sự cố máy giặt và cách khắc phục 8. Tủ lạnh gia đình 2 2 2 Chương 2: Nội dung công việc thực 258 3 254  1 hành 1. Các tiêu chí thực hiện công việc 3 3   2. Nội dung thực hành 254 254 Kiểm tra 1 1 Cộng 270 15 254 1 5
  6. CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT LIÊN QUAN Mã chương: MH33-01 Giới thiệu: Đồ điện, điện tử gia dụng đang ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong cuộc sống bởi những tính năng tiện lợi không thể thay thế. Công nghệ phát triển kéo theo việc các thiết bị này ngày càng hiện đại và được hoàn thiện tính năng hơn Mục tiêu: - Ôn tập những kiến thức cơ bản về thiết bị điện, điện tử gia dụng mà sinh viên đã được học tại trường - Giới thiệu thêm về các loại thiết bị điện, điện tử gia dụng phổ biến trong thực tế và đồng thời cung cấp cho sinh viên về đặc tính kỹ thuật của chúng. - Hệ thống được những kiến thức về thiết bị điện, điện tử gia dụng đã được học để áp dụng vào thực tiễn - Có khả năng định hướng, chọn lựa phương pháp tiếp cận thích nghi với các nội dung học tập. Nội dung chính: 1. Bàn là 1.1. Một số bàn là phổ biến hiện nay 1.1.1. Bàn là khô Là loại bàn là truyền thống, sử dụng công nghệ đốt nóng trong nhờ thanh nhiệt đơn giản để làm phẳng quần áo. Khi sử dụng, quần áo cần được đặt trên 1 mặt phẳng, và sử dụng bàn là đã được làm nóng để là là loại bỏ các nếp nhăn. Điều khiển bàn là khô rất đơn giản, người dùng chỉ cần cắm nguồn điện, vặn núm điều chỉnh nhiệt cho tương thích với loại vải định là là, đèn báo gia nhiệt sẽ tắt khi bàn là được làm nóng tới nhiệt độ đã chọn, và bạn có thể sử dụng ngay. Ưu điểm của bàn là khô là nhẹ, bền, rất ít hư hỏng, dễ sử dụng với thao tác đơn giản, là được với hầu hết các loại vải. Tuy nhiên, hiệu quả làm phẳng của nó không cao, đặc biệt với các vết nhăn cứng, các nếp gấp lâu ngày… Đồng thời, nhiệt lượng cao dễ khiến mặt vải bị bóng mất thẩm mỹ và độ bền sợi vải. 1.1.2. Bàn là hơi nước cầm tay - Có thể là khô (không dùng chế độ hơi nước): cách dùng như khi ta sử dụng chiếc bàn là khô thông thường, điều chỉnh nhiệt độ bằng núm vặn, chờ bàn là được gia nhiệt và là là quần áo. - Là hơi nước: Đổ nước vào khoang chứa của bàn là theo định mức và sử dụng chế độ là hơi nước. Thông thường nút điều chỉnh chế độ hơi nước sẽ nằm trên tay cầm bàn là. Ngoài chế độ hơi nước, bàn là hơi nước cầm tay còn có thêm chế độ phun tia, phun hơi tăng cường, phun hơi thẳng đứng để giúp làm phẳng tốt hơn mọi nếp nhăn. Bàn là hơi nước là hiệu quả mọi chất liệu vải, là nhanh hơn so với bàn là khô, tiết kiệm thời gian và điện năng tốt, đồng thời không làm bóng mặt vải. 1.1.2. Bàn là hơi nước đứng Bàn là hơi nước đứng có cùng chức năng như bàn là hơi nước cầm tay là quần áo bằng lực hơi nước mạnh được làm nóng và phun ra rừ đầu phun của bàn là. Điểm khác biệt: - Bàn là hơi nước đứng chuyên dùng là quần áo đang treo, là khăn bàn, rèm cửa... Thiết kế có sẵn trụ treo, giá treo, dụng cụ là xếp li tiện dụng. 6
  7. - Dung tích bình chứa nước lớn hơn nhiều so với bàn là hơi nước cầm tay nên dùng là được lượng lớn quần áo, lực phun hơi mạnh hơn, là nhanh và hiệu quả. - Thiết kế là không lệ thuộc vào mặt phẳng cố định nên rất gọn gàng, dễ sử dụng cho nhu cầu là là chuyên nghiệp ở các tiệm may mặc, thiết kế thời trang,… dùng cho không gian nhỏ hẹp. 1.2. Cách vệ sinh bàn là và cách khử rỉ cho bàn là + Vệ sinh bàn là: Đổ đầy nước vào bình chứa, sau đó để nút hơi nước ở số 0 Cắm điện vào bàn là và vặn nút nhiệt ở mức nóng nhất đến khi rơle nhiệt cắt, Vặn dần núm hơi lên vị trí cao nhất Xả hơi cho đến khi bình nước nóng trong bàn là cạn hết nước, cặn bám sẽ nhanh chóng biến mất. + Cách khử rỉ cho bàn là điện Thông thường vỏ bên ngoài của bàn là có mạ một lớp hợp kim rất khó bị rỉ, nhưng do sử dụng lâu ngày hoặc bị xây xát do va chạm, lớp mạ bị tróc ra, bàn là bị rỉ, khi là sẽ làm bẩn quần áo. Dưới đây là một số cách để tẩy sạch: Sau khi bàn là nóng, dùng một mảnh vải ẩm là đi là lại nhiều lần trên mảnh vải để lau rỉ. Chờ cho bàn là nguội, bôi một ít kem đánh răng lên bề mặt, sau đó lau nhẹ bằng vải nhung hoặc vải thun sạch. Gấp một khăn ẩm sao cho nó lớn bằng mặt bàn là, rải đều lên trên một lớp bột cacbonatnatri, sau đó cắm điện, là nhiều lần lên khăn mặt ẩm cho đến khi nước bốc hơi hết. Chùi cho bột cacbonatnatri rơi hết thì rỉ sét cũng biến mất. Cho bàn là nóng lên, bôi một ít dấm hoặc bôi một ít dầu parafin, sau đó dùng vải chùi, chất bẩn sẽ bị chùi sạch. Không nên dùng giấy nhám hoặc dao để cạo rỉ, như vậy sẽ làm mất đi lớp mạ ở mặt bàn là, ảnh hưởng đến tuổi thọ của bàn là. 1.3. Kiểm tra, bảo trì và sửa chữa bàn là Hư hỏng thường xảy ra đối với bàn là là ở bộ phận rơle nhiệt, như không tiếp xúc tiếp điểm hoặc tiếp điểm bị dính, dây điện trở bị đứt, dây dẫn bị hỏng... Tuỳ theo từng loại hư hỏng mà tìm cách khắc phục cho phù hợp. Ví dụ, khi dây điện trở bị đứt (dây làm nóng bàn là) cần phải thay dây mới. Để thay dây điện trở, hãy làm theo các bước: Tháo dây dẫn cắm điện rồi mở vỏ bàn là ra, tiếp theo tháo tấm nặng và bộ phận điều chỉnh nhiệt độ (nếu có), sau đó tháo bỏ dây cũ, thay dây mới vào và lắp lại. Sau khi sửa chữa cần phải kiểm tra lại như sau: Kiểm tra cách điện giữa vỏ bàn là và mạch điện (các phần dẫn điện trong bàn là). Việc kiểm tra phải được tiến hành trong một phút ở nhiệt độ làm việc nóng nhất của bàn là. Kiểm tra tất cả các mối nối của mạch điện xem có tiếp xúc tốt không, Đèn tín hiệu phải làm việc bình thường, khi cắm điện vào đèn phải sáng, Các bộ phận điều chỉnh nhiệt độ cũng như bộ phận phun hơi ẩm phải làm việc tốt, nghĩa là khi điều chỉnh giảm nhiệt độ, bàn là phải nguội dần, khi phun hơi ẩm phải có hơi nước xòe ra. Mặt đế bàn là phải sạch và trơn láng. Tay cầm phải chắc chắn (không lỏng, không lung lay). 2. Bếp Điện 2.1. Bếp điện dùng dây điện trở 7
  8. Bếp điện là một thiết bị gia nhiệt dùng dây điện trở. Bếp điện có nhiều loại có công suất khác nhau, có loại bếp đơn, có loại bếp kép (2 kiềng). Bếp điện kiểu hở không an toàn, hiệu suất thấp nên ít dùng. Bếp điện kiểu kín được được dùng rộng rãi vì có hiệu suất cao hơn, an toàn hơn. Ở bếp điện kiểu kín, vỏ ngoài bằng sắt có tráng men, dây điện trở được đúc kín trong ống, đảm bảo độ bền, hiệu suất cao, cách điện tốt, công suất tối đa 2 kW, điện áp 220V. Với bếp kép, mỗi kiềng có một công tắc chuyển mạch để nấu được các chế độ khác nhau: nhiệt độ cao (650-7000C), nhiệt độ trung bình (550 – 6500C và nhiệt độ thấp (250-4000C). Hình 1.1:Một số loại bếp điện thông dụng Nguyên lý hoạt động chung của nhóm thiết bị này đều sử dụng dây đốt (điện trở) để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp cho nên nguy cơ rò rỉ điện rất cao nếu nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu không bảo đảm chất lượng hoặc lắp ráp không đúng kỹ thuật. Dây dẫn điện không đạt chuẩn dẫn đến tình trạng quá tải gây nóng, chảy, chạm mạch. Đối với dây đốt sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, lắp ráp không đúng kỹ thuật sẽ chạm vào thành bao, hoặc mâm nhiệt gây chập điện. Ngoài ra, do sử dụng trong môi trường nhiệt cao, các linh kiện dễ bị lão hoá, rỉ sét cũng dẫn đến chập điện. Đặc biệt với bếp điện không được để nước từ dụng cụ đun nấu tràn ra bếp, làm chóng hỏng bếp. Phải luôn giữ bếp sạch sẽ, sau mỗi lần đun nấu phải lau chùi bếp. Hư hỏng thông thường của bếp là rơle nhiệt dùng để đóng mở tiếp điểm khi bếp đã đủ nóng, dây điện trở đứt, chuyển mạch không tiếp xúc... Cần tìm hiểu đúng nguyên nhân hư hỏng để sửa chữa hiệu quả. Không đặt bếp trên đất, nhất là nơi ẩm ướt, phải đặt bếp trên cao, nơi khô ráo. Khi không sử dụng bếp cần phải rút phích điện ra. 2.2. Bếp hồng ngoại Là thiết bị bếp hiện đại nhất hiện này được áp dụng công nghệ tiên tiến nhất trên thị trường hiện này, chúng rất được người tiêu dùng ưa chuộng bởi tiện ích mà bếp mang lại cho cuộc sống của chúng ta không chỉ là bữa ăn ngon mà quan trọng hơn là chúng rất thân thiện với môi trường. Hình 1.2:Sơ đồ cấu tạo của bếp điện hồng ngoại - Vòng tròn phát nhiệt của bếp (1 và 3) chúng có đường kính 26 và 15 cm - Bảng điều khiển bếp (4, 5, 6, 7, 8 và 9) là các phím với chế độ nấu khác nhau của bếp - Đèn báo hiệu năng lượng của bếp (10) tùy vào từng loại bếp mà đèn báo hiệu ở những chỗ khác nhau. 8
  9. - Màn hình LED hiển thị công suất hoạt động của bếp (11) 2.3. Bếp từ 2.3.1. Cấu tạo bếp từ bao gồm - Mặt bếp: làm bằng sứ thủy tinh cao cấp chịu được nhiệt độ cao và chịu được va chạm. - Cuộn dây tạo từ trường: là một cuộn dây phẳng dạng đĩa đặt bên dưới mặt bếp. - Mạch điện tử công suất: gồm nhiều linh kiện điện tử phức tạp có khả năng tăng giảm biên độ của dòng điện xoay chiều, có khả năng thay đổi tần của dòng điện đi vào cuộn dây - Bảng điều khiển: gồm các nút chức năng để đặt chức năng và điều khiển chế độ làm việc của bếp các nút chức năng để đặt chức năng và điều khiển chế độ làm việc của bếp. Thành phần quan trọng nhất trong cấu tạo bếp điện từ là mạch công suất và cuộn cảm.Đối với các loại lò nung tần số công nghiệp (lò trung tần, lò cao tần…), vòng cảm ứng (cuộn cảm) thường dùng các loại ống đồng (có nước làm mát chạy bên trong) do nhiệt độ phôi nung cao và rất cao (từ 800 độ C trở lên). Còn trong bếp điện từ, do nhiệt độ và công suất thường nhỏ (so với lò công nghiệp), cuộn cảm thường dùng dây cáp đồng (được sơn hoặc tráng một lớp cách điện) quấn tròn trên một mặt phẳng và hệ thống làm mát chỉ cần dùng quạt cỡ nhỏ (thường là loại 8 ~ 12 cm). Hình 1.3:Cấu tạo của bếp từ 2.3.2. Nguyên lý hoạt động của bếp điện từ Nung nóng cảm ứng (nung tần số) là hiện tượng nhiệt sinh ra trong vật liệu kim loại (chủ yếu là các hợp kim sắt từ) khi có một trường điện từ biến thiên đi qua. Khi đó, trong vật liệu sẽ xuất hiện một dòng điện cảm ứng (dòng Foucault) tương tác với trở kháng của kim loại để sinh nhiệt (theo định luật Joule – Lens). Khi trong cuộn dây có dòng điện biến thiên (dòng điện tần số cao) chạy qua, nó tạo nên một trường điện từ (có các đường sức từ màu vàng cam) tương tác với nồi kim loại làm cho nồi nóng lên, nhiệt lượng đó được truyền từ nồi vào các đồ nấu bên trong. Và vùng bên ngoài nồi thì không bị ảnh hưởng (nếu nhấc nồi ra khỏi bếp hoặc tắt bếp, quá trình nung nóng cũng kết thúc ngay lập tức). Khi cắm điện vào bếp từ mạch dao động điên LC sinh ra 1 từ trường biến thiên trên mặt bếp, Nếu có vật dẫn từ trên mặt bếp thì trong lòng vật dẫn từ có 1 dòng điện chạy nội tại trong nó, dòng điện này có tác dụng sinh nhiệt lớn, dòng điện này gọi là dòng FUCO. Vì lý do đó, nồi nấu phải được chế tạo bằng vật liệu sắt từ, các nồi thủy tinh hay gốm sứ không dùng trực tiếp trên bếp từ được mà cần có thêm đĩa từ lót ở dưới. Do 9
  10. nồi được làm nóng trực tiếp nên hiệu suất truyền nhiệt rất cao, ít tổn thất nhiệt. Phần mạch điện bên trong có sử dụng cầu chỉnh lưu AC-DC, mạch dao động tần số cao, IGBT điều khiển công suất, cuộn dây cảm ứng và tất nhiên là phải có MicroController để điều chỉnh và kiểm soát chế độ nấu…  Khi người dùng điều chỉnh nhiệt độ của bếp từ chính là đang thay đổi tần số từ trường mà cuộn dây này tạo ra. Nhiệt sẽ sinh ra nhiều khi cường độ từ trường, tần số từ trường và diện tích đáy nồi lớn và ngược lại. Khi nhiệt sinh ra làm cho đáy nồi nóng lên qua đó làm chín thức ăn trong nồi. So với các loại bếp khác thì bếp từ có độ an toàn cao, không có nguy cơ cháy nổ, các loại bếp từ đều có hệ thống ngắt điện khi bếp không được dùng và khi bếp không hoạt động sẽ không sinh nhiệt, an toàn cho người sử dụng. 3. Ấm điện 3.1. Cấu tạo ấm điện Dưới đây mô tả về một cái ấm đun nước siêu tốc Comet Model CM8217/CM8219 Hình 1.4: Các bộ phận của ấm điện Sơ đồ mạch điện của thiết bị ấm đun nước siêu tốc này được mô tả như hình dưới đây Hình 1.5: Sơ đồ mạch điện 3.2. Nguyên lý làm việc Khi người sử dụng cho nước vào ấm cắm dây nguồn cho ấm đun nước siêu tốc sau đó ấn công tắc trên tay cầm từ OFF sang ON thì mâm nấu được cấp điện, khi nước sôi ùng ục, sẽ có hơi nước bốc lên, tạo áp suất đủ lớn đẩy nhả cái công tắc trên tay cầm đó ra làm công tắc này chuyển trạng thái từ ON về OFF và làm mâm nấu được ngắt điện. Nếu mở nắp mà nấu thì nước sôi cạn bình thì cái công tắc đó cũng không thể ngắt, vì hơi nước bay ra ngoài hết, không tạo được áp suất làm nhả công tắc, nhưng nhà sản xuất lại thiết kế thêm 1 rơle nhiệt ở phía đáy, nếu nước sôi cạn, hoặc không có nước mà ta mang sử dụng, thì đáy ấm nóng lên đến 150 độ làm rơle bảo vệ kia ngắt 10
  11. điện bảo vệ ấm, rơle này rất hay hỏng, vì mỗi lần nấu xong ta rót hết nước ra, nhiệt độ còn dư trên mâm nấu sẽ làm nó nhảy 1 lần 4. Nồi Cơm Điện 4.1. Nồi cơm điện cơ hay còn gọi là nồi cơm cơ Nồi cơm cơ không có nhiều cao, dễ sử dụng. Có nhiều loại nồi cơ khác nhau.tính năng tự động nhưng nó được ưa chuộng vì có độ bền Hình 1.6: Sơ đồ mạch điện nồi cơm điện cơ Hình trên là sơ đồ nồi cơm điện kiểu cơ thông dụng hiện nay. Sơ đồ mạch điện đơn giản nhưng có thể làm việc tự động ở hai chế độ: Chế độ nấu cơm, dùng một điện trở mâm chính R1 đặt dưới đáy nồi. Chế độ ủ cơm hoặc ninh thực phẩm dùng thêm một điện trở phụ công suất nhỏ R2 gắn vào thành nồi. Việc nấu cơm, ủ cơm được thực hiện hoàn toàn tự động. Khi nấu cơm, ấn nút M để đóng công tắc, điện trở R2 được nối tắt, nguồn điện trực tiếp vào mâm chính R1 có công suất lớn để nấu cơm. Khi cơm chín, nhiết độ trong nồi tăng lên, nam châm vĩnh cửu NS gắn dưới đáy nồi nóng lên, từ tính của nam châm giảm, công tắc K tự động mở tiếp điểm và chuyển sang chế độ ủ cơm, lúc này R1 nối tiếp với R2, đèn vàng sáng báo cơm ở chế độ ủ. 4.2. Nồi cơm điện tử 4.2.1. Cấu tạo Có nhiều loại nồi cơm điện được sử dụng ở Việt Nam nhưng chiếc nồi cơm điện được sử dụng nhiều nhất vẫn là loại nồi cơm điện tử. Đây được coi là nồi cơm điện tốt nhất được sử dụng nhiều cũng như thiết kế phù hợp với túi tiền của mọi người. Cần gạt: Đây thật ra là miếng kim loại có cấu tạo như một chiếc đòn bẩy. Một đầu của nó thò ra ngoài vỏ và gắn nút nhựa (nhìn bên ngoài thì là cái nút chúng ta hay nhấn nồi cơm lên xuống). Tiếp điểm công tắc: bộ phận này đóng vai trò như một công tắc . Đầu cực mâm nhiệt: là cái mâm nhiệt ở đáy nồi cơm đấy, cấu tạo của nó là một dây điện trở đốt nóng được đúc kín trên một mặt mâm kim loại. Ổ cắm: Là nơi để cắm dây nguồn cấp năng lượng điện cho nồi cơm điện. Vỏ nồi trong: có chức năng định vị tốt và ôm khít xoong giúp nổi dẫn điện tốt. Công tắc từ cảm biến nhiệt: Lúc bỏ xoong vào trong nồi ta nhìn thấy một cái núm hình trụ ở giữa nồi để có thể nhấn lên, nhấn xuống. Nó có nhiệm vụ nhận biết chính xác thời điểm cơm cạn nước. 11
  12. Dây đốt nóng phụ: Dây này có chức năng ủ ấm khi cơm chín và giúp nhảy về nấc Keep warm. Vỏ nồi ngoài: Định hình nên hình dạng của nồi cũng như cách nhiệt giữa nồi với môi trường bên ngoài. 4.2.2. Nguyên lý hoạt động Hình 1.7: Cơ chế hoạt động của nồi cơm điện tử Khi cắm điện nguồn vào ổ cắm lúc này nhấn nút nấu cơm, thì cần gạt sẽ truyền chuyển động làm công tắc nhấn lên và bị hút chặt bởi thanh nam châm trong nó lên cần gạt được giữ nguyên vị trí, cho dù lúc này ta có thả tay ra. Lúc này tiếp điểm công tăc chập vào nhau dẫn điện khiến cho mâm nhiệt làm nóng nồi cơm. Khi cơm bắt đầu cạn nước thì công tắc từ nhả chốt ra đẩy cần gạt bị lên trên. Chúng tiếp tục tác động vào tiếp điểm công tắc khiến tiếp điểm này mở ra, mâm nhiệt được mắc nối tiếp với dây đốt nóng phụ lập tức chuyển sang chế độ ủ cơm. Như vậy khi chưa nhấn nấu thì nồi cơm điện tử sẽ luôn ở chế độ ủ và làm ấm nồi, giúp tiết kiệm điện. 5. Lò Vi sóng Sấy khô thực phẩm bằng tia vi sóng là một trong những ứng dụng công nghệ xuất hiện từ những năm 1945 bởi kỹ sư người Mỹ Percy Spencer. Đây là một công nghệ gây được tiếng vang mạnh mẽ lúc bấy giờ và sau hơn 20 sau khi được phát hiện và không ngừng được cải tiến, ngày nay những công dụng của lò vi sóng quan trọng đến mức nó đã trở thành loại máy gia dụng không thể thiếu trong mọi gia đình. So với chiếc lò đầu tiên trên thế giới có kích thước rất lớn và cực kỳ đắt tiền, chiếc lò vi sóng ngày nay đã trở nên nhỏ gọn hơn trước rất nhiều, và mức giá cho một chiếc lò đủ tiêu chuẩn hiện nay thấp hơn ngày xưa hàng trăm lần. 12
  13. Hình 1.8: Các bộ phận của lò vi sóng Tia vi sóng – được sinh ra từ nguồn magnetron, chuyển động trong ống dẫn sóng, đi vào buồng sấy, được phản xạ qua lại giữ các vách ngăn của buồng sấy và được hấp thụ bởi vật cần sấy. Tia vi sóng – còn có tên gọi khác là vi – ba, là các dao động của trường điện từ, có tần số khoảng 2450 MHz. Tác động của các tia vi sóng này rất mạnh mẽ đến mức chúng có thể nấu chín thức ăn, hâm nóng sản phẩm đông lạnh, hoặc sấy khô các loại nông sản chỉ trong vài phút hoặc thậm chí còn ít hơn. Một số hư hỏng thường gặp Lò vi sóng bị liệt phím Lò vi sóng bị kêu Lò vi sóng mất nguồn Lò vi sóng đứt cầu chì Lò vi sóng nẹt lửa Lò vi sóng rò điện Lò vi sóng không nóng Lò vi sóng không quay đĩa 6. Máy nước nóng Nguyên lý hoạt động Khi bắt đầu sử dụng máy, nhấn nút an toàn (Breaker), nó sẽ kéo thanh làm đóng khóa điện (micro switch). Lúc tắm nhấn nút (Push switch) để cấp nguồn cho mạch điều khiển (TRIAC). 13
  14. Hình 1.9: Sơ đồ máy nước nóng Khi vặn nút chỉnh nóng, khóa điện trên biến trở này đóng lại và mạch kiểm soát dòng hoạt động. Tùy theo góc quay của nó mà góc TRIAC sẽ thay đổi làm thay đổi cường độ dòng điện chảy qua điện trở tạo nhiệt trong bình nén dẫn đến thay đổi mức nóng ở dòng phun 7. Máy giặt 7.1. Đặc điểm của động cơ máy giặt và những chú ý Hình 1.10 là Sơ đồ cấu tạo của máy giặt một thùng quay ngang và hình 1.11 là Sơ đồ điện của máy giặt một thùng trục quay ngang là sơ đồ điện của máy giặt này. Động cơ điện là loại động cơ điện một pha chạy tụ. 14
  15. 16 15 Hình 1.10: Sơ đồ cấu tạo máy giặt một thùng trục quay ngang 1- Vỏ máy; 2- Nắp máy; 3- Nắp trong suốt; 4- Bảng điều khiển; 5- Lò xo treo thùng; 6- Thùng ngoài; 7- Thùng trong; 8- Ống nước vào; 9- Ống xiphông đo nước; 10- Đối trọng; 11- Bộ truyền động puli dây đai; 12- Trục quay ngang; 13- Động cơ điện; 14- Ống xả nước; 15- Bơm nước xả; 16- Thanh gia nhiệt. Trong quá trình giặt động cơ quay với tốc độ 120 - 150 vòng/phút với thời gian vài giây, sau đó dừng lại một vài giây rồi tiếp tục quay theo chiều ngược lại. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại như thế cho đến khi giặt xong. Động cơ đổi chiều bằng cách thay đổi nhiệm vụ giữa cuộn dây làm việc và cuộn khởi động. Thực hiện nhiệm vụ này nhờ điều khiển cam S7 và S8 trên sơ đồ hình 1.11. Khi động cơ làm việc ở chế độ vắt, tốc độ động cơ tăng dần đến 600 vòng/phút. Động cơ thay đổi tốc độ bằng cách có hai dây quấn làm việc, ứng với tốc độ khác nhau. Hình 1.11: Sơ đồ điện của máy giặt một thùng trục quay ngang 15
  16. 7.2. Chú ý khi lắp đặt máy giặt Nên lắp đặt máy giặt gần nơi phơi, thuận tiện đường nước cấp và nước xả. Tuy nhiên, khi đặt cạnh nguồn nước và chỗ thải nước, ta cần nối ống cấp/thoát nước sao cho không để nước tràn vào khu vực để máy, đề phòng hở chập điện hoặc gây rỉ sét cho máy. Nên đặt máy xa nơi ngủ, nghỉ càng tốt. Đặt máy giặt vào những nơi có bề mặt bằng phẳng. Chỉnh cho máy đứng thật cân và chắc chắn bằng cách điều chỉnh các chân máy giặt. Như thế, trong quá trình sử dụng, máy không bị rung, không gây ra tiếng ồn cũng như không gây tổn hại đến các thiết bị đang vận hành trong máy. Cần tránh để máy giặt sát tường hoặc các đồ vật khác vì khi hoạt động, máy có thể va chạm vào tường làm hư hỏng máy. Không lắp đặt máy giặt ở ngoài trời, nơi có mưa, nơi có độ ẩm cao như trong nhà tắm. Trong môi trường này máy dễ ở tình trạng ẩm ướt nên có thể phát sinh ra tia lửa điện và một số hỏng hóc khác. Nên để máy giặt nơi thông thoáng để tránh trường hợp hơi ẩm bị tồn đọng và các sự cố khác. Đặt máy tránh xa nguồn điện và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp để tránh phần nhựa, cao su bị lão hóa hoặc nhiệt độ cao ảnh hưởng đến các mạch điện tử. Máy giặt cũng cần đặt xa nhà bếp để máy không bị dính dầu mỡ khiến vỏ máy có thể bị tổn hại. Ống nước xả phải lắp vững chắc, không nên quá dài, không được nhỏ hơn ống ra của máy, phải bảo đảm kín để tránh rò rỉ, giữ được sạch sẽ, khô ráo xung quanh máy. Không nên sử dụng chung với các thiết bị khác trên cùng một ổ cắm điện. Nên lắp thêm một cầu dao trước ổ cắm điện của máy để tránh điện giật khi cắm điện. Mỗi lần sử dụng chỉ việc bật - tắt cầu dao là xong. 7.3. Sử dụng máy giặt Máy có hai loại: cửa ngang với cửa đứng. Cửa máy là nơi cho đồ cần giặt vào trong. Máy giặt lồng đứng mất khoảng 1 giờ để giặt, còn máy giặt lồng ngang mất khoảng 2 giờ. Máy giặt lồng ngang tiêu thụ điện năng nhiều hơn máy giặt lồng đứng khoảng 60%. Tuy nhiên, máy giặt lồng ngang chỉ sử dụng 1 nửa số nước (so với máy giặt lồng đứng), đồng thời chế độ vắt quần áo cũng hiệu quả hơn, điều này sẽ giúp ta tiết kiệm chi phí để sấy quần áo. Có hai loại máy giặt: loại thông dụng là cả phần giặt và vắt trong cùng một khoang. Loại máy thứ hai: phần giặt trong một khoang và phần vắt trong một khoang. Trước khi vận hành máy phải chú ý: Máy phải kê đều, không kênh, để tránh việc cháy mô tơ. Phân loại áo dày áo mỏng, màu trắng và màu sẫm. Màu trắng giặt riêng màu sẫm giặt riêng. Trước khi cho áo sáng màu vào máy phải ngâm nước, chải bằng xà phòng cổ áo, măng séc áo, sau đó mới cho vào giặt. Một số quần áo không giặt bằng máy như đồ tơ lụa, da, vải giả da, quần áo comple, các loại quần áo đắt tiền phải đem ra hiệu giặt. Khi chuẩn bị giặt phải xem trong túi quần áo xem có gì không phải móc hết ra. Quần áo phải lộn mặt trái ra rồi mới giặt. Nếu nghi ngờ có những đồ dễ phai màu, phải ngâm riêng để kiểm tra lại. Không để quần áo quá hôi mới đem giặt, đặc biệt quần áo ướt phải giặt ngay, khi giặt chú ý xem máy giặt được phép bao nhiêu cân rồi mới giặt cho quần áo. Không dùng xà phòng thường để giặt máy. 16
  17. Nên dùng nước lạnh để giặt quần áo và chỉ giặt khi đã đủ lượng quần áo. Nếu giặt ít quần áo thì nên điều chỉnh lại mức nước cho phù hợp. Không nên sử dụng chế độ sấy để làm khô quần áo mà nên phơi ngoài trời để tiết kiệm điện. Các ký hiệu trên máy: POWER: Khởi động hoặc tắt máy. START: Bắt đầu giặt. PAUSE: Tạm dừng WATER LEVEL: Mức nước. + High 1: mức nước cao nhất + Med: mức nước trung bình + Low 2: mức ít nước + Low 3: mức ít nước nhất PROCESS: Các chế độ giặt + Wash: giặt + Rinse: xả + Prin: chế độ vắt (quay khô ) PROGAM: Chương trình giặt + Normal: Bình thường + Speed: nhanh + Dry care: quần áo mềm + Soak: quần áo nhẹ Quá trình giặt như sau: Lựa chọn quần áo, cho quàn áo vào máy đổ nước, đổ xà phòng, bấm nút POWER, chọn chế độ giặt nhanh hay lâu rồi ấn nút START. Khi quần áo giặt bằng tay, cần vắt, ta cho quần áo vào máy, dàn đều không để quần áo vón hòn, bấm nút POWER, đưa về chế độ PRIN sau đó bấm nút START. Khi máy đang vắt, đang giặt tuyệt đối không ngắt máy, dễ cháy mô tơ, phải để máy chạy hết chương trình mới ngắt máy. Không mở nắp máy khi máy đang chạy. Khi máy ngừng hoạt động một thời gian, phải cho máy chạy ở chế độ vắt khoảng 1 phút để xả hết nước, sau đó rút phích cắm điện. 7.4. Những sự cố máy giặt và cách khắc phục Máy giặt thường có các bộ phận chính như: hệ thống điện, hệ thống tính thời gian cho máy vận hành và tự ngưng (timer), hệ mô tơ và van cấp, xả nước. Ngoài ra, trong hệ cơ khí truyền động của mô tơ gồm có dây curoa, các puli vận hành cho hệ thống trộn nước, giỏ đựng quần áo, hệ thống bơm nước... Đây cũng chính là những bộ phận thường hay trục trặc trong quá trình sử dụng nên người tiêu dùng (NTD) cần nắm rõ để có thể tự khắc phục khi máy có sự cố. Do đó, để kiểm tra sự hoàn hảo của máy giặt, người sử dụng nên vặn nút timer cho máy hoạt động và sau đó tiến hành kiểm tra sự vận hành chung từ mô tơ cho đến hệ thống tự động xả nước, bơm nước. Trong quá trình dùng máy giặt, có một số trục trặc thường gặp mà NTD có thể tự khắc phục được. Cụ thể: Bột giặt còn dính trên quần áo: Có thể do bạn cho nhiều bột giặt hơn qui định, hoặc cho quá nhiều quần áo nên máy không thể đảo quần áo. Cũng có thể do nguồn nước không đủ nhiệt độ. Trong trường hợp này, hãy tham khảo tờ hướng dẫn sử dụng lượng bột giặt và quần áo cho đúng. Nếu bột giặt khó hoàn tan, bạn có thể hoà bột giặt với nước ấm không quá 40 độ C trước rồi cho vào máy giặt. Khi máy giặt không vắt quần áo được: Hãy kiểm tra xem nắp máy giặt đã đóng kín chưa, ống xả nước có bị nghẹt không, máy có bị nghiêng không và đồ giặt của bạn 17
  18. có bị dồn về một phía trong thùng vắt không. Để giải quyết, bạn nên đậy kín nắp máy, điều chỉnh đồ giặt cho cân bằng, kê máy ngay ngắn và làm thông ống xả nước. Máy giặt xả nước quá lâu: Có thể do ống xả nước chưa được nối kín hoặc do đã bị biến dạng. Hãy điều chỉnh lại cho đúng và điều chỉnh đoạn nối thêm của ống xả, không dài quá 3m. Khi máy giặt chạy lâu: Kiểm tra nguồn nước cấp cho máy. Nước cấp quá yếu (Thời gian cấp nước theo tiêu chuẩn là 3’ cho mỗi lần giặt) do nguồn nước cấp yếu hoặc bẩn van cấp nước (Cần vệ sinh van cấp nước) Kiểm tra điện áp cấp cho máy(từ 200V-240V) Kiểm tra các chế độ giặt Máy phát tiếng kêu quá ồn khi hoạt động: kiểm tra các chân đế xem máy có mất cân hay không. Thông thường quá trình vắt, lực ly tâm làm chuyển động mạnh, dễ làm máy bị dịch chuyển vị trí đặt máy. Kê lại máy cho chắc chắn. Quần áo trong thùng giặt bị xoắn rối gây mất cân bằng: - Tạm dừng máy, tơi đều quần áo sau đó tiếp tục quá trình giặt. - Kê máy xa các góc có thể cộng hưởng âm thanh làm máy kêu to hơn Có thể do giỏ đựng quần áo gắn không đồng tâm với trục hoặc do đặt máy bị vênh. Vì vậy chỉ cần gắn lại giỏ và đặt máy cho bằng phẳng là hoàn toàn khắc phục được. 8. Tủ lạnh gia đình Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục Tủ lạnh không lạnh hoặc lạnh yếu * Biểu hiện: - Tủ lạnh không lạnh hoặc lâu lạnh. - Máy nén hoạt động liên tục mà rờ le nhiệt không ngắt. - Dàn nóng thì không nóng, dàn lạnh không bám tuyết và không lạnh. - Đường hút về máy nén không đọng sương. - Dòng điện qua tủ nhỏ do tải yếu.  * Nguyên nhân: - Về mặt bản chất gas trong tủ lạnh không bị phá hủy do vậy hiện tượng hết gas hoặc thiếu gas sẽ bắt nguồn từ việc đường ống hoặc các mối nối bị hở dẫn đến xì gas  *Khắc phục: - Bước 1: Kiểm tra xác định vị trí rò rỉ của gas. Dùng nước xà phòng bôi lên đường ống dẫn gas, mối nối để xác định vị trì xì ga - Bước 2: Với những vết nứt hoặc lỗ mọt tại dàn nóng bạn có thể hàn, ở dàn lạnh bạn phải hàn bằng vật liệu nhôm. Tắc ẩm Đây là hiện tượng và hư hỏng nghiêm trọng * Biểu hiện - Tủ lạnh kém lạnh, máy chạy dừng liên tục. - Nhiệt độ gió từ dàn lạnh thổi ra tăng dần. - Dàn nóng nóng hơn mức bình thường - Máy lạnh dừng sau đó khởi động chạy lại * Nguyên nhân: Khi gặp hiện tượng này do nạp gas chất lượng kém có lẫn nước hoặc trong quá khi nạp gas đã quên rút chân không hoặc rút chân không không kỹ khiến ẩm có trong hệ thống. 18
  19. Khi máy nén hoạt động hơi ẩm này sẽ đông đá làm tắc van tiết lưu dẫn đến áp suất hút thấp, áp suất nén cao gây cho dàn nóng rất nóng còn dàn lạnh thì thiếu gas nên không lạnh * Khắc phục: Xả hết gas, thay phin lọc mới vào, sấy khô hệ thống và nạp gas sạch vào Do thermostat hoạt động không hiệu quả bị hư hoặc thiếu chính xác *Biểu hiện: - Rờ le đóng mở không theo qui luật, nhiệt độ cài thấp nhưng máy nén vừa chạy đã dừng - Vừa mới gắn đã đóng điện cho chạy lại * Nguyên nhân: Do tiếp điểm tiếp xúc không tốt hoặc do hộp xếp bị dãn, lò xo yếu * Khắc phục: Thay thermostat  Dàn lạnh đóng tuyết - Khi dàn lạnh bị bám tuyết, tuyết sẽ là tác nhân ngăn quá trình hấp thụ nhiệt của dàn lạnh làm cho ngăn đá lâu lạnh. Hiệu quả trao đổi nhiệt lạnh giảm hẳn. * Biểu hiện: - Quạt gió thổi ra từ dàn lạnh nhưng không thấy lạnh  - Máy nén làm việc liên tục không nghỉ, dòng điện làm việc nhỏ hơn dòng định mức . - Đường ống hút có bám tuyết *Nguyên nhân:  - Rơ len âm hoặc rờ le dương bị hỏng  - Hỏng timer thời gian, đứt dây điện trở  - Đầu cảm biến của thermostat không đúng vị trí hoặc thermostat hỏng không ngắt đượcmáy nén * Khắc phục: Ngắt tủ ra khỏi nguồn điện đồng thời kiểm tra các bộ phận rờ le và rờ le thời gian. Nếu hư hỏng thì phải thay.  Máy nén hỏng *Biểu hiện - Block nóng bất thường  - Có tiếng động lạ trong máy  - Dòng làm việc nhỏ hơn dòng định mức *Nguyên nhân  - Chế độ bôi trơn kém hoặc block làm việc quá kém  - Block bị tụt hơi do gãy hoặc kênh lá van hút và nén, do hở xéc măng … *Khắc phục: Thay Block mới Do vỏ tủ không kín hoặc cửa tủ bị kênh *Biểu hiện  - Dàn lạnh bám tuyết nhiều, vỏ tủ lạnh có hiện tượng đọng sương  - Chỗ bị vênh đọng nước *Nguyên nhân  - Gioăng cửa bị hở hoặc bị chai  - Bản lề cửa bị lệch * Khắc phục: 19
  20. -Thay gioăng cửa hoặc điều chỉnh lại bản lề Tủ lạnh không hoạt động Khi điện tới rờ le thì nằm ở 3 nguyên nhân chính sau: - Hỏng thermic: * Nguyên nhân: Bị gãy thanh lưỡng kim, đứt dây điện trở, mất tiếp xúc điểm * Khắc phục: Thay mới  Hỏng rơle khởi động * Nguyên nhân: Mất tiếp xúc, đứt cuộn dây điện từ (Bạn phát hiện bằng cách đo 2 đầu ây của rơ le), Kẹt lõi sắt *Khắc phục: Thay mới  Hỏng block * Nguyên nhân Cháy động cơ, Cháy cuộn làm việc CR, Kẹt máy nén. *Khắc phục: Thay block mới Tủ lạnh không hoạt động và điện không tới rờ le * Nguyên nhân: Dây nguồn bị đứt, ổ cắm lỏng hoặc bị hư, hoặc thermostat bị hư * Khắc phục: Thay mới Những trọng tâm cần chú ý trong chương - Nguyên lý hoạt động của các thiết bị - Những hiện tượng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục Bài mở rộng và nâng cao Sinh viên tìm hiểu thêm về nguyên lý của một số thiết bị khác tại doanh nghiệp Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập chương 1 Nội dung: + Về kiến thức: Nguyên lý hoạt động của các thiết bị + Về kỹ năng: Hệ thống được những hiện tượng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục + Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có khả năng định hướng, chọn lựa phương pháp tiếp cận thích nghi với các nội dung học tập Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng phương pháp viết, trắc nghiệm. + Về kỹ năng: Kỹ năng Hệ thống những hiện tượng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục + Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Định hướng, chọn lựa phương pháp tiếp cận thích nghi với các nội dung học tập. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2