intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập điện cơ bản (Nghề: Thí nghiệm điện - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Dầu khí (năm 2020)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Thực tập điện cơ bản được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Sử dụng đồng hồ đa năng VOM và làm quen với hệ thống phân phối điện hạ áp; Kỹ thuật nối dây và bấm đầu code; Lắp các mạch đèn chiếu sáng; Đấu dây vận hành động cơ không đồng bộ 1 pha & 3 pha; Đấu dây khởi động từ đơn và khởi động từ kép. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập điện cơ bản (Nghề: Thí nghiệm điện - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Dầu khí (năm 2020)

  1. TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THỰC TẬP ĐIỆN CƠ BẢN NGHỀ: THÍ NGHIỆM ĐIỆN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: 188/QĐ-CĐDK ngày 25 tháng 3 năm 2020 của Trường Cao Đẳng Dầu Khí) Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2020 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Đất nước Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nềnkinh tế đang trên đà phát triển. Yêu cầu sử dụng điện và thiết bị điện ngày càng tăng. Việc trang bị kiến thức về hệ thống điện nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người, cung cấp điện năng cho các thiết bị của khu vực kinh thế, các khu chế xuất, các xí nghiệp là rất cần thiết. Với một vai trò quan trọng như vậy và xuất phát từ yêu cầu, kế hoạch đào tạo, chương trình môn học của Trường Cao Đẳng Dầu Khí. Chúng tôi đã biên soạn cuốn giáo trình Thực tập điện cơ bản gồm 6 bài với những nội dung cơ bản sau: - Bài 1: Sử dụng đồng hồ đa năng VOM và làm quen với hệ thống phân phối điện hạ áp - Bài 2: Kỹ thuật nối dây và bấm đầu code. - Bài 3: Lắp các mạch đèn chiếu sáng - Bài 4: Đấu dây vận hành động cơ không đồng bộ 1 pha & 3 pha - Bài 5: Đấu dây khởi động từ đơn và khởi động từ kép - Bài 6: Đấu dây công tơ đo điện năng Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 06 năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Phạm Văn Cấp 2. Nguyễn Lê Cương 3. Nguyễn Xuân Thịnh 4.
  4. MỤC LỤC TRANG BÀI 1: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐA NĂNG VOM VÀ LÀM QUEN VỚI HỆ THỐNG PHÂN PHỐI ĐIỆN HẠ ÁP ............................................................................................ 1 BÀI 2: KỸ THUẬT NỐI DÂY VÀ BẤM ĐẦU CỐT .................................................... 9 BÀI 4: ĐẤU DÂY VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA & 3 PHA 42 BÀI 5: ĐẤU DÂY KHỞI ĐỘNG TỪ ĐƠN VÀ KHỞI ĐỘNG TỪ KÉP ................... 51 BÀI 6: ĐẤU DÂY CÔNG TƠ ĐO ĐIỆN NĂNG......................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 59
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT VOM Đồng hồ đo đa năng ĐCKĐB Động cơ không đồng bộ CTT Công tắc tơ U Hiệu điện thế I Cường độ dòng điện S Công suất biểu kiến Q Công suất phản kháng P Công suất tác dụng Pđ Công suất đặt Pmax Công suất cực đại A Điện năng Ktb Hệ số trung bình Kđn Hệ số đồng thời Ktbbp Hệ số trung bình bình phương Ksd Hệ số sử dụng Kcn Hệ số nhu cầu Kđ Hệ số đóng điện Kđk Hệ số điền kín Khd Hệ số hình dáng B Dung dẫn G Điện dẫn R Điện trở
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. VOM chỉ thị kim ............................................................................................... 2 Hình 1.2. Mặt chia độ của V.O.M ..................................................................................... 3 Hình 1.3. VOM điện tử ..................................................................................................... 4 Hình 1.4. Hệ thống mạng điện 3 pha ................................................................................. 6 Hình 1.5. Mạch phân phối tải từ đường dây chính ............................................................. 7 Hình 1.6. Mạch phân phối tải tập trung từ tủ điện chính .................................................... 8 Hình 2.1. Bóc cắt lệch..................................................................................................... 11 Hình 2.2. Bóc phân đoạn................................................................................................. 11 Hình 2.3. Cạo sạch lõi..................................................................................................... 11 Hình2.4. Uốn gập lõi..........................................................................................................11 Hình 2.5. Vặn xoắn và siết chặt ...................................................................................... 12 Hình 2.6. Nối phân nhánh dây lõi một sợi ....................................................................... 13 Hình 2.7. Nối nối tiếp dây lõi nhiều sợi........................................................................... 13 Hình 2.8. Dùng hai kìm vặn xoắn ngược chiều ............................................................... 13 Hình 2.9. Nối phân nhánh dây lõi nhiều sợi .................................................................... 14 Hình 2.10. Hàn mối nối................................................................................................... 14 Hình 2.11. Si chì ............................................................................................................. 15 Hình 2.12. Cách điện bằng băng dính cách điện .............................................................. 15 Hình 3.1. Mạch điện một công tắc điều khiển một đèn 21 Hình 3.2. Mạch điện một công tắc điều khiển nhiều đèn ................................................. 21 Hình 3.3. Sơ đồ mạch hai đèn mắc song song .................................................................. 22 Hình 3.4. Sơ đồ mạch hai đèn mắc nối tiếp ..................................................................... 22 Hình 3.5. Mạch đèn cầu thang dùng hai công tắc ba chấu. .............................................. 22 Hình 3.6. Mạch đèn cầu thang tiết kiệm dây dẫn điện đến đèn ........................................ 22 Hình 3. 7. Sơ đồ mạch đèn thay đổi độ sáng ................................................................... 23 Hình 3.8. Sơ đồ mạch đèn huỳnh quang loại 1,2m - 220V. ............................................. 23 Hình 3.9. Sơ đồ mạch đèn huỳnh quang với Ballast 3 dây 1,2m - 110V .......................... 23 Hình 3.10. Đèn cao áp thủy ngân và ballast của nó ......................................................... 24 Hình 3.11. Sơ đồ mắc mạch đèn cao áp thủy ngân với loại đèn có bốn điện cực ............. 24 Hình 3.12. Sơ đồ mắc mạch đèn cao áp thủy ngân với loại đèn có hai điện cực .............. 24 Hình 3.13. Sơ đồ mạch đèn hầm lò ................................................................................. 25 Hình 3.14. Sơ đồ mạch đèn giao thông............................................................................ 26 Hình 3. 15. Bảng điện mẫu ............................................................................................. 27 Hình 3.16. Vạch dấu bảng điện ....................................................................................... 28
  7. Hình 3. 17. Nối dây vào cầu chì, công tắc ....................................................................... 29 Hình 3.18. Nối dây vào ổ điện ........................................................................................ 29 Hình 4.1. Đấu dây ĐCKĐB 1 pha khi U = 110V ............................................................ 46 Hình 4.2. Đấu dây ĐCKĐB 1 pha khi U = 220V ............................................................ 46 Hình 4. 3. Thử nghiệm lần 1(AX, BY) ............................................................................ 47 Hình 4 4. Thử nghiệm lần 2 (CZ) .................................................................................... 48 Hình 4.5. Thử nghiệm với nguồn 1 chiều accu ................................................................ 48 Hình 4.6. Thử nghiệm với mA kế. .................................................................................. 49 Hình 4.7. Đấu dây tam giác và hình sao .......................................................................... 49 Hình 5. 1. Mạch điều khiển khởi động từ đơn ................................................................. 52 Hình 5.2. Mạch động lực khởi động từ đơn ..................................................................... 52 Hình 5.3. Mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ ba pha dùng khởi động từ kép và sử dụng bộ nút nhấn kép để khóa lẫn nhau .......................................................................... 53 Hình 5.4. Mạch động lực đảo chiều quay động cơ ba pha dùng khởi động từ kép và sử dụng bộ nút nhấn kép để khóa lẫn nhau .......................................................................... 53 Hình 6.1. Cấu tạo của điện năng kế một pha ................................................................... 57 Hình 6.2. Sơ đồ mắc dây công tơ điện 1 pha ................................................................... 58 Hình 6.3. Công tơ điện 3 pha 3 phần tử( 1-2-3: cuộn áp; 4-5-6: cuộn dòng) .................... 59 Hình 6.4. Công tơ điện 3 pha 2 phần tử( 1-2: cuộn áp; 3-4 :cuộn dòng) .......................... 59
  8. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THỰC TẬP ĐIỆN CƠ BẢN 1. Tên mô đun: Thực tập điện cơ bản 2. Mã mô đun: KTĐ19MĐ49 Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành: 58 giờ; Kiểm tra: 03 giờ). Số tín chỉ: 03 3. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun Thực tập Điện cơ bản là mô đun đào tạo nghề trong danh mục các môn học/mô đun cơ sở thuộc chương trình cao đẳng nghề Bảo trì thiết bị cơ điện. - Tính chất: Mô đun giúp học sinh vận dụng những kiến thức cơ bản về Điện đã được học vào thực hành tay nghề. 4. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: Có kiến thức về an toàn điện, cách sử dụng các dụng cụ kiểm tra hệ thống điện, phương pháp sử dụng các dụng cụ đồ nghề, các thiết bị kiểm tra đo lường về điện. - Về kỹ năng: Đấu nối các mạch điện chiếu sáng và mạch đo đếm điện năng, đấu nối các động cơ điện xoay chiều 1 pha và 3 pha đơn giản. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Thực hiện được nội dung các bước công nghệ của từng bài tập thực hành qua đó rèn luyện tính tự lập, tự chủ, phát huy tính sáng tạo trong mỗi bài thực hành 5. Nội dung mô đun: 5.1. Chương trình khung: Thời gian đào tạo (giờ) Tín Thực hành, Kiểm Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun tra chỉ Tổng Lý thí nghiệm, TT số thuyết thảo luận, LT TH bài tập Các môn học chung/đại I 12 255 94 148 8 5 cương 1 MHCB19MH01 Giáo dục chính trị 2 30 15 13 2 0 2 MHCB19MH03 Pháp luật 1 15 9 5 1 0 3 MHCB19MH05 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 0 2 Giáo dục quốc phòng và an 4 MHCB19MH07 2 45 21 21 1 2 ninh 5 MHCB19MH09 Tin học 2 45 15 29 0 1 6 TA19MH01 Tiếng anh 4 90 30 56 4 0
  9. Các môn học, mô đun II 44 1080 293 734 20 33 chuyên môn ngành, nghề II.1 Môn học, mô đun cơ sở 13 255 124 115 9 7 7 ATMT19MH01 An toàn vệ sinh lao động 2 30 26 2 2 0 8 KTĐ19MH1 An toàn điện 2 30 28 0 2 0 9 KTĐ19MĐ65 Vẽ điện 1 30 0 29 0 1 10 KTĐ19MH7 Điện kỹ thuật cơ bản 3 45 42 0 3 0 11 KTĐ19MĐ15 Khí cụ điện 2 45 14 28 1 2 12 KTĐ19MĐ49 Thực tập điện cơ bản 3 75 14 56 1 4 Môn học, mô đun chuyên II.2 31 825 169 619 11 26 môn ngành, nghề 13 KTĐ19MĐ6 Bảo vệ rơ le 3 75 14 58 1 2 14 KTĐ19MĐ14 Đo lường điện 3 75 14 58 1 2 15 KTĐ19MĐ57 Trang bị điện 1 5 120 28 87 2 3 Phần điện nhà máy điện và 16 KTĐ19MĐ37 2 45 14 29 1 1 trạm biến áp 17 KTĐ19MĐ41 Thí nghiệm khí cụ điện 5 120 28 87 2 3 18 KTĐ19MĐ43 Thí nghiệm máy cắt điện 4 90 28 58 2 2 Thí nghiệm thiết bị điện 19 KTĐ19MĐ45 5 120 28 87 2 3 quay 20 KTĐ19MĐ51 Thực tập sản xuất 4 180 15 155 0 10 Tổng cộng 56 1335 387 882 28 38 5.2. Chương trình khung chi tiết Mô đun: Thời gian (giờ) Số Thực hành, Kiểm Nội dung tổng quát Tổng Lý thí nghiệm, tra TT số thuyết thảo luận, bài tập LT TH Bài 1: Sử dụng đồng hồ đa năng VOM 1 và làm quen với hệ thống phân phối 6 2 4 0 0 điện hạ áp Bài 2: Kỹ thuật nối dây và bấm đầu 7 2 5 0 0 2 code.
  10. Thời gian (giờ) Số Thực hành, Kiểm Nội dung tổng quát Tổng Lý thí nghiệm, tra TT số thuyết thảo luận, bài tập LT TH 3 Bài 3: Lắp các mạch đèn chiếu sáng 16 3 12 0 1 Bài 4: Đấu dây vận hành động cơ 16 3 12 1 0 4 không đồng bộ 1 pha & 3 pha Bài 5: Đấu dây khởi động từ đơn và 5 22 3 18 0 1 khởi động từ kép 6 Bài 6: Đấu dây công tơ đo điện năng 8 1 7 0 0 Cộng 75 14 58 1 2 6. Điều kiện thực hiện mô đun: 6.1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: - Phòng học lý thuyết/tích hợp - Phòng thực hành/nhà xưởng/mô hình: Xưởng thực tập điện 6.2. Trang thiết bị máy móc: - Máy tính, máy chiếu - Các thiết bị, máy móc: Nguồn điện 1 pha và 3 pha, động cơ điện và các loại đèn chiếu sáng. - Bảng phấn, mô hình thực hành, kìm điện, tuốc nơ vít, băng keo điện, dây điện , contactor, CB, cầu chì, Motor điện, Công tơ điện… - Mô hình mô phỏng: Panel lắp đặt 6.3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Giáo trình, giáo án - Qui trình thực hành - Phiếu thực hành, phiếu học tập (nếu có) - Phần mềm chuyên dụng (nếu có). 6.4. Các điều kiện khác 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: - Kiểm tra định kỳ:  Bài kiểm tra số 1: Nội dung bài 1 và bài 2  Bài kiểm tra số 2: Nội dung bài 3 và bài 4  Bài kiểm tra số 3: Nội dung bài 5 và bài 6 - Thi kết thúc mô đun: Thi thực hành - Phương pháp đánh giá:
  11.  Đánh giá theo hình thức lý thuyết sử dụng các câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm hoặc vấn đáp.  Đánh giá theo hình thức thực hành sử dụng phiếu đánh giá thực hành có các tiêu chí và thang điểm. 8. Hướng dẫn thực hiện mô đun: 8.1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun này được áp dụng cho ngành Điện công nghiệp, hệ TC 8.2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Đối với giáo viên, giảng viên:  Thiết kế giáo án theo thể loại lý thuyết hoặc tích hợp hoặc thực hành phù hợp với bài học. Giáo án được soạn theo bài hoặc buổi dạy.  Tổ chức giảng dạy: (mô tả chia ca, nhóm...).  Thiết kế các phiếu học tập, phiếu thực hành. - Đối với người học:  Tài liệu, dụng cụ học tập, vở ghi đầy đủ  Hoàn thành các bài thực hành kỹ năng  Tổ chức làm việc nhóm, làm việc độc lập  Tuân thủ qui định an toàn, giờ giấc. 8.3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: 9. Tài liệu cần tham khảo: [1]. Giáo trình hướng dãn thực hành Điê ̣n công nghiê ̣p-Bùi Hồng Quế - Lê Nho Khanh, NXB Xây Dựng [2]. Hướng dẫn thực hành lắ p đặt Điê ̣n công nghiê ̣p-Trầ n Duy Phụng , NXB Đà Nẵng [3]. Giáo trình Thực tập điện cơ bản ngành điê ̣n công nghiê ̣p -ThS. Võ Châu Tuấn, Trường Cao Đẳng Dầu Khí.
  12. BÀI 1: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐA NĂNG VOM VÀ LÀM QUEN VỚI HỆ THỐNG PHÂN PHỐI ĐIỆN HẠ ÁP  GIỚI THIỆU BÀI 1: Bài 1 là bài giới thiệu phương pháp sử dụng đồng hồ VOM và làm quen với hệ thống phân phối điện hạ áp.  MỤC TIÊU CỦA BÀI 1 LÀ: Về kiến thức: + Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của đồng hồ đo đa năng và phân tích được sơ đồ của hệ thống phân phối điện hạ áp. Về kỹ năng: + Thực hiện được thao tác đo các đại lượng điện và xác định được dây pha, dây trung tính trong hệ thống phân phối điện hạ áp. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Thái độ nghiêm túc trong giờ học.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng trang bị điện - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Bài 1: Sử dụng đồng hồ đa năng vom và làm quen với hệ thống phân phối điện hạ áp Trang 1
  13.  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)  Kiểm tra định kỳ thực hành: 1 điểm kiểm tra (hình thức: trắc nghiệm)  NỘI DUNG BÀI 1: 1.1. Phân loại và cấu tạo đồng hồ VOM. 1.1.1. VOM chỉ thị kim Vạn năng kế là dụng cụ đo nhiều chức năng, chủ yếu để đo dòng điện, điện áp, điện trở. Đó là dụng cụ đo phối hợp cả ba loại dụng cụ đo : ampe kế, vôn kế, và ôm kế trong một dụng cụ. Về nguyên lí đây là cơ cấu đo kiểu từ điện. phần tĩnh là nam châm vĩnh cữu, phần động là khung dây mảnh. Nhờ khoá chuyển mạch có thể đo dòng điện, điện áp một chiều hoặc xoay chiều, đo điện trở với nhiều thang đo khác nhau. Cấu tạo bên ngoài: Kim chỉ thị, cung chia độ, vít điều chỉnh điểm 0 tĩnh, đầu đo điện áp thuần xoay chiều, đầu đo dương hoặc bán dẫn dương P, đầu đo chung Com hoặc bán dẫn âm N, vỏ trước, mặt chỉ thị, mặt kính, vỏ sau, nút điều chỉnh 0Ω (0Ω ADJ), chuyển mạch chọn thang đo, đầu đo dòng điện xoay chiều. Mạch điện bên trong: Đầu cắm que đo (OUTPUT và COM), khối hiển thị gồm M, khối nguồn, hệ thống điện trở bù nhiệt, khối bảo vệ và khối đo. Ngoài ra V.O.M dùng để đo thử Transistor, xác định cực tính của Diode, kiểm tra tụ điện… Hình 1.1. VOM chỉ thị kim Bài 1: Sử dụng đồng hồ đa năng vom và làm quen với hệ thống phân phối điện hạ áp Trang 2
  14. Hình 1.2. Mặt chia độ của V.O.M - Thang (A): Chia độ cho Ohm( từ phải là Ω qua trái là 0Ω - ) - Thang (B) và (C) : Chia độ cho Volt, Ampere một chiều, xoay chiều (DC.V.A & AC.V) bên trái là 0 qua phải cực đại - Thang (D) : đọc hệ số khuếch đại của Transistor( hFE = Ic/Ib) - Thang (E) và cung (F): đọc dòng điện phân cực thuận và nghịch( rỉ) của Diode - Thang (G): Iceo là cung đọc dòng rỉ của Transistor. Chú ý :Tuyệt đối không sử dụng tuỳ tiện khi chưa nắm vững cách đo vì nếu lầm lẫn vị trí chuyển mạch có thể gây cháy hỏng dụng cụ. 1.1.2. VOM điện tử Một đồng hồ vạn năng điện tử thường có cấu tạo gồm các bộ phận như sau: Nút dừng kết quả đo, nút nguồn power, màn hình hiển thị hiện số, đầu đo dòng điện nhỏ, đầu đo dòng điện lớn, đầu đo chung COM, đầu đo điện trở, điện áp, đo hệ số khuếch đại của Transistor khóa chuyển mạch, mạch điện tử. Bài 1: Sử dụng đồng hồ đa năng vom và làm quen với hệ thống phân phối điện hạ áp Trang 3
  15. Hình 1.3. VOM điện tử 1.2. Chức năng của đồng hồ VOM 1.2.1. Kiểm tra thông mạch, ngắn mạch, tụ điện, transistor, IC… Có thể kiểm tra phát hiện bộ phận bị đứt dây hoặc chập mạch bằng vạn năng kế. Trong trường hợp này phải cắt nguồn điện và sử dụng vạn năng kế để đo điện trở. Khoá chuyển mạch phải chuyển về vị trí R x 10k. - Phát hiện đứt dây Nếu mạch điện hoặc điện trở bị đứt thì dùng ôm kế đo hai đầu sẻ có điện trở R = ∞ - Phát hiện ngắn mạch Khi mạch điện bị ngắn mạch điện trở sẻ R = 0, vì thế có thể dùng ôm kế để phát hiện chập mạch trong một bộ phận của mạch điện.Để phát hiện chính xác bộ phận hư hỏng cần tách các mạch nối song song với nó. - Ngoài ra đồng hồ đo vạn năng V.O.M còn được sử dụng để đo dòng điện nhỏ (mili-ampe- kế) và đo cường độ âm thanh(Decibel). - Đồng hồ vạn năng số Digital còn một số chức năng đo khác như đo đi ốt, đo tụ điện, đo Transistor nhưng nếu ta đo các linh kiện trên, ta nên dùng đồng hồ cơ khí sẽ cho kết quả tốt hơn và đo nhanh hơn. 1.2.2. Đo điện trở, dòng điện, điện áp Bài 1: Sử dụng đồng hồ đa năng vom và làm quen với hệ thống phân phối điện hạ áp Trang 4
  16. a. Đo điện áp một chiều( hoặc xoay chiều ) - Để que đỏ đồng hồ vào lỗ cắm ” VΩ mA” que đen vào lỗ cắm “COM” - Bấm nút DC/AC để chọn thang đo là DC nếu đo áp một chiều hoặc AC nếu đo áp xoay chiều. - Xoay chuyển mạch về vị trí “V” hãy để thang đo cao nhất nếu chưa biết rõ điện áp, nếu giá trị báo dạng thập phân thì ta giảm thang đo sau. - Đặt thang đo vào điện áp cần đo và đọc giá trị trên màn hình LCD của đồng hồ. - Nếu đặt ngược que đo(với điện một chiều) đồng hồ sẽ báo giá trị âm (-). b. Đo dòng điện DC (AC) - Chuyển que đổ đồng hồ về thang mA nếu đo dòng nhỏ, hoặc 20A nếu đo dòng lớn. - Xoay chuyển mạch về vị trí “A” - Bấm nút DC/AC để chọn đo dòng một chiều DC hay xoay chiều AC - Đặt que đo nối tiếp với mạch cần đo - Đọc giá trị hiển thị trên màn hình. c. - Đo điện trở - Trả lại vị trí dây cắm như khi đo điện áp . - Xoay chuyển mạch về vị trí đo ” Ω “, nếu chưa biết giá trị điện trở thì chọn thang đo cao nhất , nếu kết quả là số thập phân thì ta giảm xuống. - Đặt que đo vào hai đầu điện trở. - Đọc giá trị trên màn hình 1.3. Các sai hỏng thường gặp và biện pháp phòng ngừa. - Sử dụng sai chức năng cần đo. Khi đo áp, lựa chọn đo dòng... - Với đồng hồ kim, hiển thị kết quả đo không chính xác, cần chỉnh không và thay Pin mới. - Qui định chung khi sử dụng đồng hồ vạn năng :  Đặt đồng hồ đúng phương qui định (thẳng đứng, nằm ngang hay xiên góc… được kí hiệu trên mặt đồng hồ), nếu đặt sai sẽ gây sai số.  Cắm que đo đúng vị trí: que mầu đen luôn cắm vào cổng COM, que màu màu đỏ cắm vào cổng (+) hay OUTPUT .v.v. tùy thuộc vào thông số đo.  Trước khi tiến hành đo đạc cần xác định đại lượng cần đo để chọn chức năng thang đo phù hợp.  Xác định khảng giá trị của đại lượng đo để lựa chọn thang đo phù hợp. Khi chưa biết giá trị của đại lượng cần đo phải để đồng hồ ở thang cao nhất.  Khi chuyển thang đo phải ngắt que đo ra khỏi điểm đang đo.  Khi không sử dụng đồng hồ, đặt chuyển mạch về vị trí OFF hoặc thang đo điện áp xoay chiều lớn nhất Bài 1: Sử dụng đồng hồ đa năng vom và làm quen với hệ thống phân phối điện hạ áp Trang 5
  17.  Khi đặt nhầm thang đo tùy mức độ có thể làm hỏng đồng hồ hoặc kết quả phép đo không chính xác. 1.4. Mạng điện hạ áp và các phương pháp kiểm tra nguồn điện. 1.4.1. Hệ thống mạng điện ba pha Điện được sản xuất ra từ nhà máy phát điện( thủy điện hoặc nhiệt điện …) được truyền tải về nơi tiêu thụ bằng dòng cao thế có điện áp 110KV, 230KV,…Khi đến gần nơi, hạ dần xuống điện áp 66KV và truyền tải trong thành phố với điện áp 15KV, 22KV. Nhờ các trạm biến áp khu vực biến đổi điện áp 15KV/220.380.3Ph để cung cấp trực tiếp cho nơi tiêu thụ. Tại đây, hệ thống cung cấp bao giờ cũng có 4 dây gồm 3 dây pha và 1 dây trung tính. Đối với các đơn vị sản xuất lớn, cao ốc.. được cung cấp mạng điện 3 pha và một dây trung tính. Còn điện sinh hoạt được cung cấp mạng điện 2 dây, gồm một pha và 1 trung tính. Hiện nay ở nước ta có hệ thống điện tiêu chuẩn là 220/380V-3Ph- tần số 50Hz. Hình 1.4. Hệ thống mạng điện 3 pha 1.4.2. Hệ thống phân phối điện thắp sáng và thiết bị điện trong nhà và xí nghiệp Khi thiết kế hệ điện thắp sáng, thiết bị điện sinh hoạt và kể cả hệ điện trong xí nghiệp sản xuất, đều phải thỏa các yêu cầu sau: An toàn điện, bảo vệ mạch điện kịp thời tránh gây hỏa hoạn. - Dễ sử dụng điều khiển và kiểm soát, dễ sửa chữa. - Không ảnh hưởng lẫn nhau gây bất tiện, gián đoạn sản xuất. Bài 1: Sử dụng đồng hồ đa năng vom và làm quen với hệ thống phân phối điện hạ áp Trang 6
  18. - Đạt yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật. Để đạt được các yêu cầu trên người ta có thể áp dụng hai phương thức thiết kế điện sau: a. Phương thức đi dây phân tải bằng các rẻ nhánh từ đường dây chính Khi thiết kế theo phương thức này, từ nguồn điện sau điện năng kế(KWh), đi suốt đường dây chính qua các khu vực cần cung cấp điện. Đến khu vực nào thì rẻ nhánh cấp điện cho khu vực đó, phòng đó và lần lượt đi đến cuối nguồn. Nếu có tải quan trọng như máy lạnh, máy bơm nước… có thể đi riêng thêm một đường dây lấy điện trực tiếp từ nguồn điện chính. Hình 1.5. Mạch phân phối tải từ đường dây chính Ở mỗi phòng, mỗi khu vực có bảng điện trang bị CB, cầu chì, công tắc để bảo vệ và điều khiển đèn, thiết bi điện và hệ thống đường dây trong khu vực này. - Ưu điểm:  Đi dây theo phương thực này mạch đơn giản, dễ thi công, ít tốn kém dây và thiết bị bảo vệ, nên rất thông dụng trang bị hệ điện trong nhà ở Việt Nam  Chỉ sử dụng chung đường dây trung tính nên ít tốn kém dây  Việc điều khiển, kiểm soát đèn, thiết bị điện trong nhà nếu thiết kế đúng cũng dể sử dụng và an toàn điện. - Khuyết điểm:  Không có sự bảo vệ đoạn đường dây từ hộp nối rẻ dây đến bảng điện ở khu vực. Nếu có sự cố chập mạch dễ làm đứt cầu chì ở nguồn điện chính gây ảnh hưởng đến khu vực khác Bài 1: Sử dụng đồng hồ đa năng vom và làm quen với hệ thống phân phối điện hạ áp Trang 7
  19.  Việc sửa chữa không thuận tiện ở đường dây chính  Nếu mạng điện 3 pha khó phân tải đều các pha  Do phân tán bảng điện đến từng khu vực, nên ảnh hưởng đến vấn đề trang trí mỹ thuật. b. Phương thức phân tải từ tủ điện chính( Tập trung) Khi thiết kế theo phương thức này, nguồn chính sau điện năng kế(Kwh) được đưa đến tủ điện. Từ đây , phân ra nhiều nhánh sau khi qua CB bảo vệ, đi trực tiếp đến từng phòng, từng khu vực. Tại nơi sử dụng chỉ bố trí các công tắc cho đèn, ổ lấy điện ở nơi thuận tiện dễ sử dụng, không cần lắp đặt cầu chì, vì đã có CB bảo vệ ở đầu đường dây này tại tủ điện chính sẻ ngắt mạch khi có sự quá tải, sự cố chập mạch ở đường dây này. Nếu tải quan trọng có thể lắp đặt thêm CB để điều khiển, vận hành tại chổ cho thuận tiện sử dụng (hình 1.6). Hình 1.6. Mạch phân phối tải tập trung từ tủ điện chính - Ưu điểm:  Bảo vệ mạch điện tích cực khi có sự cố chập mạch, quá tải tránh làm hỏng đường dây gây hỏa hoạn.  Không làm ảnh hưởng đến mạch khác trong quá trình sửa chữa. Bài 1: Sử dụng đồng hồ đa năng vom và làm quen với hệ thống phân phối điện hạ áp Trang 8
  20.  Dễ phân tải đều trên các pha.  Dễ điều khiển, kiểm soát và an toàn điện.  Có tính kỹ thuật và mỹ thuật. - Khuyết điểm:  Với phương thức này, đi dây rất hao dây và vật tư thiết bị bảo vệ tốn kém  Việc đi dây phức tạp hơn, thời gian thi công lâu hơn.  TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI 1: 1.1. Phân loại và cấu tạo đồng hồ VOM. 1.2. Chức năng của đồng hồ VOM. 1.3. Các sai hỏng thường gặp và biện pháp phòng ngừa. 1.4. Mạng điện hạ áp và các phương pháp kiểm tra nguồn điện.  BÀI TẬP CỦNG CỐ BÀI 1: Câu 1: Trình bày cách sử dụng VOM để đo điện áp một chiều Câu 2: Trình bày cách sử dụng VOM để đo điện áp xoay chiều Câu 3: Trình bày mạng điện hạ áp và các phương pháp kiểm tra nguồn điện. Bài 1: Sử dụng đồng hồ đa năng vom và làm quen với hệ thống phân phối điện hạ áp Trang 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0