intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập sơn (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Thực tập sơn (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) được biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày được các công việc sơn ô tô; chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô; rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, chuyên cần của học viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập sơn (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ KHOA ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 33: THỰC TẬP SƠN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐNCT ngày…….tháng….năm 2021 của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề Cần Thơ Cần Thơ, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ở Việt Nam các phương tiện giao thông ngày một tăng đáng kể về số lượng do được nhập khẩu và sản xuất lắp ráp trong nước. Nghề Công nghệ ô tô đào tạo ra những lao động kỹ thuật nhằm đáp ứng được các vị trí việc làm hiện nay như sản xuất, lắp ráp hay bảo dưỡng sửa chữa các phương tiện giao thông đang được sử dụng trên thị trường, bên cạnh đó, một lĩnh vực liên quan vô cùng mật thiết và vô cùng quan trọng khác đó chính là sơn ô tô cũng đang có một nhu cầu tuyển dụng rất cao. Để người học sau khi tốt nghiệp có được năng lực thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của nghề thì chương trình và giáo trình dạy nghề cần phải được điều chỉnh phù hợp với thực tiễn. Với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm các bài: Bài 1: Nội quy đơn vị trải nghiệm thực tế Bài 2: Thực hiện an toàn và vệ sinh lao động Bài 3: Các phương pháp chuẩn bị bề mặt Bài 4: Các phương pháp che chắn Bài 5: Vận hành súng phun sơn Bài 6: Các phương pháp phun sơn Bài 7: Phương pháp điều chỉnh màu Bài 8: Phương pháp đánh bóng Bài 9: Báo cáo kết quả thực tập Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên 2. ………… 1
  3. 2
  4. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: THỰC TẬP SƠN Ô TÔ Mã mô đun : MĐ 33 Thời gian thực hiện mô đun: 270 (Lý thuyết: 5 giờ; Thực hành, bài tập: 260 giờ; KT: 5 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy ngoài doanh nghiệp sau khi người học đã được trang bị các kiến thức, kỹ năng tại trường - Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề tự chọn. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được các công việc sơn ô tô. - Kỹ năng: + Thực hiện cơ bản được việc sơn ô tô theo qui trình - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Làm việc an toàn + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, chuyên cần của học viên. III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* 1. Bài 1: Nội quy đơn vị trải nghiệm thực tế 5 5 1. Nội quy, quy định của cơ sở trải nghiệm 1 1 2. Cơ cấu tổ chức của đơn vị 1 1 3. Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của các 2 2 tổ sản xuất 4. Vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng các phân xưởng 1 1 2. Bài 2: Thực hiện an toàn và vệ sinh lao 15 15 động 1. Các yếu tố độc hại và các nguy cơ gây 1 1 mất an toàn 2. Bảo hộ lao động 2 2 3. Quy định về an toàn trong phân xưởng 3 3 4. Thực hiện vệ sinh công nghiệp 5 5 5. Thực hành 5S trong sản xuất 4 4 3. Bài 3: Các phương pháp chuẩn bị bề mặt 50 50 1. Mục đích và phương pháp chuẩn bị bề 5 5 mặt 2. Các vật tư chuẩn bị bề mặt 5 5 3. Các dụng cụ bảo hộ lao động 5 5 4. Các dụng cụ và các thiết bị 5 5 3
  5. 5. Xử lý ban đầu 6 6 6. Bả Matit 16 16 7. Phun sơn lót bề mặt 8 8 4. Bài 4: Các phương pháp che chắn 20 20 1. Mục đích của che chắn 3 3 2. Dụng cụ bảo hộ lao động 3 3 3. Thiết bị và vật liệu che chắn 3 3 4. Các phương pháp che chắn 8 8 5. Ranh giới và các ví dụ che chắn 3 3 5. Bài 5: Vận hành súng phun sơn 30 30 1. Nguyên lý hoạt động của súng phun 2 2 2. Cấu tạo các loại súng phun sơn 2 2 3. Các loại súng phun sơn 2 2 4. Kỹ thuật phun sơn 20 20 5. Rửa súng phun sơn 4 4 6. Bài 6: Các phương pháp phun sơn 50 50 1. Mục đích, các thành phần của sơn 5 5 2. Quy trình sấy khô 5 5 3. Phương pháp sơn và các kiểu sơn lại 10 10 4. Chuẩn bị và sơn trên lớp trên cùng 15 15 5. Lỗi sơn 15 15 7. Bài 7: Phương pháp điều chỉnh màu 40 40 1. Mục đích và hiểu biết về pha màu 5 5 2. Dụng cụ pha 5 5 3. Quy trình pha màu 30 30 8. Bài 8: Phương pháp đánh bóng 50 50 1. Mục đích của việc đánh bóng 5 5 2. Sấy khô sơn và thiết bị sấy 5 5 3. Dụng cụ và thiết bị đánh bóng 5 5 4. Phương pháp đánh bóng 35 35 9. Bài 9: Báo cáo kết quả thực tập 10 5 5 1. Bảng chấm công có xác nhận của cơ sở 1 1 sản xuất 2. Tổng quan về cơ sở thực hiện trải nghiệm 1 1 3. Các quy trình bảo dưỡng và sửa chữa 3 3 4. Bài học, kinh nghiệm 5 5 Cộng: 270 5 260 5 4
  6. BÀI 1: NỘI QUY ĐƠN VỊ TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ Giới thiệu chung: Nội dung thực tập này sẽ cung cấp cho học sinh những khái niệm, khái niệm về . Ngoài ra còn cung cấp kiến thức, hình ảnh để học sinh nhận dạng cũng như trình tự tháo, lắp hệ thống phân phối khí Mục tiêu: - Trình bày được lịch sử hình thành, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị - Phát biểu được các nội quy, quy định của đơn vị - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Nội quy, quy định của cơ sở trải nghiệm 1.1.Nội quy công ty: là sự cụ thể hóa các quy định chưa được thỏa thuận một cách rõ ràng trong hợp đồng lao động cũng như trong quy định của bộ luật lao động, có giá trị bắt buộc áp dụng đối với người lao động và người sử dụng lao động và khi có tranh chấp lao động xảy ra. Nội quy công ty (hay còn gọi là nội quy lao động) giúp chuẩn hóa hành vi, ứng xử của cá nhân trong tổ chức, doanh nghiệp; là cơ sở để tiến hành xử lý nếu người lao động không nghiêm chỉnh chấp hành nội quy dẫn đến việc gây ra những thiệt hại cho tổ chức, doanh nghiệp. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 119 Bộ Luật lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 quy định: Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh. Nội qui công ty phải được đăng ký với cơ quan nhà nước theo qui định. Nội dung của nội quy các cơ quan, doanh nghiệp có điểm chung là các nội dung chính của các bản nội quy, thông thường, nội quy trong cơ quan, doanh nghiệp sẽ bao gồm các nội dung chính như sau: – Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: + Thời gian bắt đầu giờ làm việc và thời gian kết thúc ngày ngày làm việc. + Thời gian nghỉ trưa trong ngày, thời gian làm việc trong một tuần; các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ phép trong năm… Ví dụ: thời gian làm việc là 8 tiếng một ngày, buổi sáng từ 8h – 12h, buổi chiều từ 12h – 17h, nghỉ trưa 1 tiếng, làm việc 5 ngày/ tuần. – Trật tự nơi làm việc: Trang phục làm việc, tác phong, nề nếp, đi lại, tuân thủ sự điều động nhân sự của cấp trên… Ví dụ: Tuân thủ đồng phục theo quy định, tác phong gọn gàng, sạch sẽ, nhanh nhẹn; nhân viên không được làm việc riêng trong giờ làm việc trừ những trường hợp có liên quan đến công việc… – An toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc: Quy định về những quy tắc bảo hộ trong quá trình thực hiện công việc tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tại khu vực làm việc… 5
  7. – Bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động. Một số đơn vị sẽ yêu cầu người lao động cam kết về việc bảo mật thông tin của doanh nghiệp để tránh sự trục lợi cá nhân và gây thất thoát kinh tế cho doanh nghiệp… Ví dụ: Không được mang tài sản của công ty ra ngoài khuôn viên công ty nếu chưa được sự đồng ý của cấp trên; không được tiết lộ bí mật của công ty ra bên ngoài, không được tự ý sử dụng tài sản của cá nhân khác khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu; nhân viên phải có ý thức tiết kiệm, bảo vệ tài sản chung của công ty. – Quy định về các hành vi vi phạm kỷ luật của người lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động, các trách nhiệm vật chất như quy định cụ thể về một hành vi nhất định sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào, đánh giá vi phạm, mức độ nghiệm trọng để đưa ra những hình thức xử phạt cho phù hợp. 1.2.Mẫu nội quy công ty Nội quy công ty phụ thuộc theo ý chí của người sử dụng lao động và có sự đồng ý, đóng góp của đại diện tập thể người lao động và người lao động. + Mẫu nội quy nội bộ công ty Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi a. Thời giờ làm việc: – Thời gian làm việc trong tuần: + Số giờ: 40 giờ/tuần + Số ngày: 05 ngày + Ngày cụ thể: Từ thứ Hai đến thứ Sáu – Thời gian làm việc trong ngày: + Số giờ: 08 giờ/ngày + Sáng: Từ 8:30 đến 12:00 + Chiều: Từ 13:00 đến 17:30 b. Thời giờ nghỉ ngơi: – Nghỉ trưa: Từ 12:00 đến 13:00 – Nghỉ hàng tuần: Thứ Bảy và Chủ nhật ( tùy theo đơn vị) Thời gian làm việc có thể được điều chỉnh dựa trên yêu cầu công việc hoặc điều kiện thực tế. Việc điều chỉnh sẽ được thông báo trước tới người lao động. Trường hợp do tính chất công việc phải làm việc trong những ngày nghỉ tuần và giờ nghỉ thì sẽ được bố trí nghỉ luân phiên vào thời gian thích hợp. Nghỉ ngày lễ Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương các ngày lễ trong năm, Nghỉ phép năm - Người lao động có đủ 12 tháng làm việc tại công ty thì được nghỉ 12 ngày phép năm hưởng nguyên lương. 2. lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị 2.1. Vài nét khái quát về Doanh nghiệp, cơ sở. -Tên đầy đủ: …… - Tên giao dịch:….. 6
  8. - Tên viết tắt: …. - Ngành nghề kinh doanh:….. - Email: …….SĐT:….. - Địa chỉ: 2.2 Quá trình phát triển - Ngày thành lập:… - Quá trình phát triển…. - Các đặc điểm chú ý trong quá trình sản suất, kinh doanh.. 3. Cơ cấu tổ chức của đơn vị Luật doanh nghiệp 2014 đã quy định về cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp. Trong nội dung giáo trình xin chia sẻ sơ đồ cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp cơ bản như sau: 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty tnhh một thành viên Công ty tnhh một thành viên là công ty do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Cơ cấu tổ chức của Công ty tnhh một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu gồm: chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và các phòng ban trực thuộc phù hợp với hoạt động của công ty. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty tnhh 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu như sau: Công ty tnhh một thành viên có thể tổ chức theo một trong hai hình thức: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và ban kiểm soát ( sơ đồ cơ cấu tổ chức giống công ty tnhh 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu nhưng có thêm ban kiểm soát) hoặc theo mô hình cơ cấu có: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên ( sơ đồ dưới đây) 7
  9. 3.2. Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Công ty cổ phần tổ chức quản lý theo một trong hai mô hình: – Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát; 8
  10. – Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân 3.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhà nước Dưới đây là mô hình công ty nước Cao Bằng là một doanh nghiệp nhà nước: 9
  11. Như vậy, sơ đồ mô hình tổ chức của các doanh nghiệp phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp đó. Để tra cứu mô hình quản lý của một doanh nghiệp cụ thể, quý khách có thể tham khảo thông tin trên hệ thống website của doanh nghiệp đó. 4. Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của các tổ sản xuất 4.1.Tổ bảo dưỡng nhanh: Bảo dưỡng xe là gì ? Bảo dưỡng là quy trình thực hiện hàng loạt các công việc nhất định mà các hãng xe bắt buộc phải thực hiện với các loại xe sau một thời gian làm việc, hay quãng đường qui định. Bảo dưỡng nhanh là dịch vụ tân tiến về chế độ bảo hành, bảo dưỡng mà hãng xe Hyundai mới áp dụng những năm gần đây nhằm rút ngắn thời gian bảo trì-bảo dưỡng sớm nhất, đảm bảo thời gian và chất lượng bảo dưỡng cho khách hàng. Mục đích của việc bảo dưỡng định kỳ: - Chủ yếu là kiểm tra, phát hiện những hư hỏng xảy ra trong quá trình vận hành nhằm ngăn ngừa và sửa chữa chúng để đảm bảo cho cụm máy, xe vận hành an toàn và trơn tru. - Chăm sóc các hệ thống, các cơ cấu để đảm bảo chúng làm việc an toàn và không bị hư hỏng. - Giữ gìn hình thức bên ngoài. Mô Tả Công Việc - Thực hiện các công việc sửa chữa nhanh như thay thế còi điện,đấu nối dây diện. - Thực hiện công việc kiểm tra, bảo dưỡng theo đúng quy trình . - Thông báo kịp thời công việc phát sinh cho Tổ trưởng, Tư vấn dịch vụ. - Kiểm tra vật tư phụ tùng trước khi xuất kho. - Chịu trách nhiệm trước Quản đốc, Phó quản đốc về chất lượng công việc. - Phải kiểm tra, cầu nâng, trang thiết bị hàng ngày đảm bảo luôn ở tình trạng tốt - Bảo dưỡng cầu nâng định kỳ hàng tháng. 4.2.Tổ sửa chữa chung: Trong công ty, doanh nghiệp có thể có 1 hoặc nhiều tổ sửa chữa chung, có thể tổ sửa chữa chung đồng sơn, tổ sửa chũa chung máy gầm, tổ sửa chữa chung điện- điện lạnh… Mô tả công việc: -Thực hiện công việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các xe vào xưởng. -Đảm bảo chất lượng, tiến độ bảo dưỡng, sửa chữa theo yêu cầu. -Tuân thủ các yêu cầu về an toàn theo quy định. -Giữ vệ sinh, bảo quản trang thiết bị, dụng cụ sản xuất. 10
  12. -Chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc đã thực hiện. 5. Vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng các phân xưởng Dựa vào thực tế học viên vẽ lại kêt cấu xưởng thực tập và bố trí trang thiết bị, khu vực sửa chữa tại nơi thực tập. 11
  13. BÀI 2: THỰC HIỆN AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG Giới thiệu chung: Nội dung thực tập này sẽ giúp cho học sinh sinh viên thực hiện được các an toàn lao động và vệ sinh công ngiệp trong sửa chữa, trang bị những kỹ năng phòng chống tai nạng lao động trong quá trình tham gia sửa chữa. Mục tiêu: - Trình bày được các yếu tố độc hại và các nguy cơ gây mất an toàn - Thực hiện đúng các quy định về bảo hộ lao động - Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động - Thực hiện đúng các quy định riêng của từng phân xưởng - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Các yếu tố độc hại và các nguy cơ gây mất an toàn 1.1 Các yếu tốt độc hại Thợ sửa chữa ô tô, thợ cơ khí luôn phải đối mặt với những nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng nếu họ tiếp xúc quá nhiều với các hóa chất độc hại, nguy hiểm. Dưới đây “điểm mặt” một số hóa chất độc hại cho sức khỏe người thợ. 1.1.1 Hóa chất độc hại với thợ sửa chữa ô tô Thợ sửa chữa có thể tiếp xúc với những hóa chất độc hại là khi các bộ phận của động cơ có chứa những hóa chất độc hại này bắt đầu bị hao mòn (lốp, phanh,…). Các hóa chất độc hại này được thải ra môi trường từ đó gây ô nhiễm không khí. Có thể tiếp xúc qua đường hít thở hoặc tiếp xúc qua da. Người thợ cơ khí ô tô cũng phải đối mặt với nguy cơ tiếp xúc với kim loại nặng có hại hầu hết có trong các loại dầu phanh thông thường, chất tẩy rửa, chất bôi trơn, sơn, dầu mỡ, dung môi, chất tẩy rửa kim loại và chất làm mát bộ tản nhiệt. Những hóa chất này được biết đến là chất độc mạnh, có thể gây ra hậu quả chết người nếu chúng 1.1.2.Hóa chất độc hại từ Sơn Bụi sơn là loại bụi hóa học tổng hợp gồm có chì , thủy ngân, bột chống gỉ, bột màu vô cơ…Do bụi sơn một loại hạt bụi vô cùng nhỏ, khi hít phải có mùi khó chịu. Nếu tiếp xúc nhiều mà trang bị bảo hộ lao động lại chưa tốt, có thể gây ảnh hưởng nặng đến cơ quan hô hấp. Một số trường hợp khi mới tiếp xúc với nghề sơn ô tô đã phải nghỉ ngay gần một tuần vì bụi sơn ảnh hưởng đến đường h Bụi Amiăng Các bộ phận ô tô sau đây được biết là có chứa amiăng:  Lót nắp capo 12
  14.  Má phanh và lót phanh  Bộ ly hợp  Vòng đệm  Vòng van  Vật liệu ma sát  Con dấu dầu  Bao bì nhựa Người thợ nếu vô tình hít phải bụi amiăng gây ra bệnh ung thư trung biểu mô, một dạng ung thư nghiêm trọng. Bụi amiăng có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc qua đường tiêu hóa nếu nó bám trên tay hoặc thức ăn. Bụi amiăng rất dễ dính vào tay do sử dụng chung dầu mỡ trong khi sửa chữa. Dầu mỡ bám vào bụi amiăng và giữ nó tại chỗ cho đến khi bị rửa trôi. Gia đình và bạn bè của thợ máy cũng không được miễn trừ khỏi mối nguy hiểm này vì amiăng có thể bám trên quần áo của họ cho đến khi họ trở về nhà. Vì vậy, tất cả các bộ phận ô tô phải được làm sạch kỹ lưỡng một cách an toàn . ô hấp, cũng như mắt nếu không được bảo hộ đúng cáchkhông được xử lý cẩn thận. 1.1.3.Chất phụ gia nhiên liệu Chất phụ gia nhiên liệu là loại phụ gia được đổ trực tiếp vào bình nhiên liệu theo tỷ lệ nhất định được các hãng sản xuất quy định thường là 0,001% –> 0,005% so với nhiên liệu chính. Chức năng chính: Vệ sinh buồng đốt cụ thể là ngăn ngừa và xử lý loại bỏ muội than-carbon dính vào các chi tiết như xylanh, piston, bugi, kim phun… do xe vận hành được thời gian sinh ra. Tại Việt Nam, phụ gia nhiên liệu ngày càng phổ biến với những quảng cáo như hạn chế tạp chất có trong nhiên liệu trước khi vào buồng đốt. Hòa tan các tạp chất ở kim phun, thành buồng đốt, piston. Giúp chúng tham gia vào quá trình cháy và thải ra ngoài. Đây là hợp chất có hại có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, từ kích ứng mắt, khó thở, đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Hợp chất MMT đã được xác định là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh liên quan đến gan và thận. Hợp chất MMT này có thể đầu độc người nếu hít phải, nuốt phải và tiếp xúc phải ở da. Ngoài ra, trong một số trường hợp, MMT có thể dính vào mắt của một người. 13
  15. Để phòng ngừa, tất cả người thợ ô tô phải mặc thiết bị bảo hộ khi xử lý MMT. Nếu tình trạng phơi nhiễm vẫn xảy ra, thì cách hành động tốt nhất phụ thuộc vào cách người đó tiếp xúc với nó ra sao:  Nếu vô tình nuốt phải, mau chóng đi đến bệnh viện ngay lập tức.  Nếu rơi vào mắt, hãy rửa ngay lập tức bằng nước sạch, sau đó đi đến các cơ sở y tế gần nhất.  Nếu không muốn hít phải, hãy sử dụng mặt nạ phòng độc, khẩu trang nhiều lớp.  Nếu nó tiếp xúc với da, rửa sạch bằng xà phòng ngay lập tức. Tránh để lâu để da hấp thụ vào cơ thể. 1.1.4.Mangan Mangan là một chất cực kỳ nguy hiểm. Thợ sửa ô tô và thợ hàn có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe hệ thần kinh trung ương khi mangan đi vào máu qua phổi khi hít phải. Mangan là thuật ngữ lâm sàng dùng để chỉ hội chứng thần kinh do tiếp xúc lâu dài với Mangan mà không được bảo vệ. Một người bị ảnh hưởng bởi Mangan sẽ gặp các triệu chứng sau:  Suy giảm khả năng vận động.  Dễ cáu kỉnh và rất khó chịu.  Thường xuyên cảm thấy lo lắng, bất an.  Bị ảo giác tâm lý. Bệnh ảnh hưởng từ Mangan Các triệu chứng của bệnh Mangan tương tự như của bệnh Parkinson. Về lâu dài sẽ khiến các chức năng thần kinh bị suy giảm. Nếu lượng Mn hấp thu vào cơ thể cao có thể gây độc với phổi, hệ thần kinh, thận và tim mạch. Khi hít phải Mangan với lượng lớn có thể gây hội chứng nhiễm độc ở động vật, gây tổn thương thần kinh. Bệnh liên quan: Viêm phế quản, khí quản, suy hô hấp. Các triệu chứng bắt đầu biểu hiện sau khoảng 5 đến 15 năm tiếp xúc với Mangan mà không được 1.1.5.Bụi và khói chì Bụi và khói chì là những nguyên tố độc hại gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Cơ khí ô tô tiếp xúc với những chất độc này khi:  Làm việc với bộ tản nhiệt  Hàn xì  Xử lý sai pin, ắc quy  Sơn các bộ phận xe hơi  Sử dụng chất bôi trơn. Không có phương pháp chữa trị nào được báo cáo là có hiệu quả của việc ngộ độc chì. Các triệu chứng của nó bao gồm gây ra tổn thương nghiêm trọng cho hệ thống thần kinh. Ngộ độc chì là một dạng nhiễm độc kim loại, do người bệnh bị phơi nhiễm với chì qua các nguồn trong lao động và môi trường. 14
  16. Ở giai đoạn bệnh mới phát, bệnh nhân sẽ có một số triệu chứng như nhức đầu, bứt rứt, giảm sự tập trung, khó ngủ kéo dài, buồn nôn xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Một số triệu chứng khác cũng có thể xảy ra như tiêu chảy, táo bón, đau cơ, giảm ham muốn. Ở giai đoạn nhiễm độc, các triệu chứng sẽ trở nên cấp tính và nặng hơn. Đây là những triệu chứng phổ biến của các bệnh khác và đây là lý do tại sao việc phát hiện nhiễm độc chì rất khó khăn và nhiều trường hợp những người bị nhiễm độc bị chẩn đoán nhầm . Cần tránh ngộ độc chì vì một phần lớn chất độc hít vào vẫn còn tồn đọng trong phổi. Công nhân trong các xưởng cơ khí ô tô có nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh cơ, tiêu hóa và tâm lý nhất. Các triệu chứng và bệnh phổ biến nhất của ngộ độc chì bao gồm:  Mất trí nhớ ngắn hạn và không có khả năng tập trung.  Trầm cảm.  Tê và toàn thân khó chịu.  Chì ức chế tổng hợp hồng cầu, rút ngắn tuổi thọ của hồng cầu, vì vậy gây ra thiếu máu.  Chì làm tổn thương thận: Làm giảm thải trừ axit uric qua nước tiểu, gây tăng axit uric và bệnh gout.  Chì gây tăng huyết áp do làm tăng co bóp thành mạch.  Chì làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới.  Giảm chức năng nội tiết của tinh hoàn.  Giảm số lượng tinh trùng, thay đổi hình thái và tính di chuyển của tinh trùng.  Chì gây độc với trứng.  Mẹ bị nhiễm độc chì khiến thai nhi có nguy cơ chậm phát triển.  Chì còn gây tăng tỷ lệ đẻ non, sẩy thai, chậm phát triển, tăng tỉ lệ dị dạng: u máu, u lympho, hở hàm ếch… Cách nhận biết thường gặp: Nếu tiếp xúc không được bảo vệ trong thời gian dài sẽ xuất hiện một đường màu xanh có thể nhìn thấy trên nướu răng và một cạnh màu xanh, đen trên răng. 1.1.6. Dung môi và khí thải Diesel Các dung môi (pha sơn, pha xăng,…) có hại như benzen, toluen và xylen có thể gây biến dạng huyết học trong hệ thống Gen của con người. Hầu hết tất cả các dạng dung môi đều độc hại và điều này gây ra nguy cơ sức khỏe lớn cho công nhân trong ngành công nghiệp ô tô, những người sử dụng các dung môi này hàng ngày. Bên cạnh đó, khói Diesel cũng có thể gây ra những tiềm ẩn nghiêm trọng về sức khỏe đối với thợ máy; họ có thể bị các vấn đề về hô hấp như hen suyễn, phản ứng dị ứng và hệ thống miễn dịch bị tổn hại. 15
  17. Tổn thương não cũng được xác định là một trong những tác động tiềm ẩn của những chất độc này. Khi thợ máy nhận thấy sự bất thường nào trong nhịp thở, họ nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức để được đánh giá thích hợp. Các tác động của việc hít thở khói diesel bao gồm:  Đau đầu, nôn mửa.  Cảm thấy lâng lâng, đầu óc không tập trung.  Kích ứng mắt, mũi và cổ họng.  Cảm giác khó chịu ở lồng ngực  Hơi thở dốc, thở khò. Với những hóa chất độc hại kể trên, hy vọng những người thợ sữa chữa ô tô có thể biết cách phòng tránh đúng cách, cũng như trang bị đồ bảo hộ lao động đúng tiêu chuẩn. Mong rằng mỗi người trong ngành ô tô không gặp phải những bệnh lý liên quan đến các loại hóa chất độc hại với thợ ô tô. 1.2. Các nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn. 1.2.1.Tai nạn do yếu tố con người Tai nạn có thể xảy ra do việc sử dụng không đúng máy móc hay dụng cụ, không mặc quần áo thích hợp hay do kỹ thuật viên thiếu cẩn thận Quần áo làm việc : Để tránh tai nạn khi làm việc, hãy chon quần áo làm việc chắc, vừa vặn để hỗ trợ tốt cho công việc. Tránh quần áo làm việc có thắt lưng, khóa và nút quần áo lộ ra ngoài, nó có thể gây ra nhưng tai nạn trong quá trình làm việc Giầy bảo hộ: luôn đi giầy bảo hộ khi làm việc. Sẽ rất nguy hiểm nếu đi dép hay giày thể thao nhất là những nơi có nhiều dầu nhớt à gây trơn trượt,tai nạn làm giảm hiệu quả công việc. Chúng cũng làm cho người mặc có nguy cơ bị thương do những yếu tố rơi bất ngờ Găng tay bảo hộ: Khi nâng những vật nặng hay thao tác các đoạn ống xả hay tương tự, nên đeo găng tay. Tuy nhiên không cần thiết không cần thiết phải đeo găng tay cho những công việc bảo dưỡng thông thường. Việc đeo găng tay được quyết định tùy theo công việc ban định làm 16
  18. Hình 2.1 Trang phục bảo hộ lao động 1.2.2Tai nạn do yếu tố vật lý Gia công cắt gọt  Khi khoan có thể bị trượt, mũi khoan lắp không chặt có thể bịvăng ra, bàn gá kẹp không chặt có thể làm rơi vật gia công, ... gây tai nạn.  Khi mài, phoi kim loại nóng có thể bắn vào người nếu đứng không đúng vị trí, đá mài có thể bị vỡ, tay cầm không chắc hoặc khoảng cách cầm tay ngắn làm cho đá mài có thể tiếp xúc vào tay công nhân. Công nghệ hàn Trong hàn điện sử dụng các trang bị điện là chủ yếu. Hàn hồ quang thường có nhiệt độ rất cao (vài nghìn độ). Môi trường hàn có nhiều khí bụi độc hại.  Khi hàn điện, nguy cơ điện giật là nguy hiểm nhất cho tính mạng con người.  Khi hàn, kim loại lỏng có thể bắn tung toé dễ gây bỏng da thợ hàn và những người xung quanh.  Hàn hồ quang có bức xạ mạnh, dễ làm cháy bỏng da, làm đau mắt ...  Lửa hồ quang hàn có thể gây cháy, nổ các vật xung quanh, cho nên cần đặt nơi hàn xa các vật dễ bắt lửa, dễ cháy nổ.  Môi trường làm việc của thợ hàn có nhiều khí bụi độc hai sinh ra khi cháy que hàn như , , bụi mangan, bụi oxit kẽm, ... rất hại cho hệ hô hấp và sức khoẻ công nhân khi hàn ở các vị trí khó khăn mhư hàn trong ống, những nơi chật chội, ẩm thấp, trên cao, ...  Khi hàn hơi, sử dụng các bình chứa khí nén, các vết bẩn dầu mỡ, chất dễ bắt lửa trên các dây dẫn, van khí, ... dễ gây cháy, sinh ra nổ bình hoặc sinh hoả hoạn. 1.3.Những biện pháp an toàn trong ngành ô tô Máy móc trang thiết bị trong ngành ô tô cũng có thể là nguyên nhân của tai nạn lao động, có thể do:  Máy không hoàn chỉnh, thiết kế chưa tính đến những yếu tố kỹ thuật an toàn lao động, như ergonomia đối với người trực tiếp sử dụng, vận hành.  Máy không hoàn chỉnh trong công nghệ chế tạo, sai quy cách kỹ thuật, các cơ cấu điều khiển hay cơ cấu an toàn vận hành chưa đáp ứng quy chuẩn an toàn lao động, ...  Vị trí lắp đặt, khai thác sử dụng máy không phù hợp, chưa tính đến hoặc không đảm bảo những yếu tố vệ sinh môi trường lao động công nghiệp. 17
  19.  Chế độ công nghệ, quy trình vận hành máy chưa được thiết kế và thực hiện phù hợp các quy chuẩn an toàn lao động theo đặc điểm an toàn ngành nghề ô tô 1.3.1.Kỹ thuật an toàn khi gia công cắt gọt Biện pháp phòng ngừa chung · Hướng dẫn cho công nhân cách sử dụng máy thành thạo. · Phải chọn vị trí đứng gia công cho thích hợp với từng loại máy. · Phải mang dụng cụ bảo hộ lao động, ăn mặc gọn gàng. · Phải có kính bảo hộ. Trước khi sử dụng máy · Phải kiểm tra hệ thống điện, tiếp đất, … · Siết chặt các bu lông ốc vít, kiểm tra độ căng đai, kiểm tra các cơ cấu truyền dẫn động, tra dầu mỡ, … Yêu cầu kỹ thuật an toàn với Máy khoan · Đối với máy khoan, gá mũi khoan phải kẹp chặt mũi khoan và đảm bảo đồng tâm với trục chủđộng. · Các chi tiết gia công phải được kẹp chặt trực tiếp hoặc qua gá đỡ với bàn khoan. · Tuyệt đối không được dùng tay để giữ chi tiết gia công, cũng không được dùng găng tay khi khoan. · Khi phoi ra bị quấn vào mũi khoan và đồ gá mũi khoan, thì khôngđược dùng tay trực tiếp tháo gỡ phoi. Máy mài Đặc điểm chung của máy mài là: Máy mài có tốc độ lớn (2030) [m/s], nếu mài tốc độ cao có thể đạt 50 [m/s]. Đá mài là vật liệu cứng, được chế tạo từ bột mịn bằng cách ép dính, nhưng dễ bị vỡ, không chịu được rung động và tải trọng va đập. Cấm không được xếp đá chồng lên nhau hoặc chồng các vật nặng khác lên đá để tránh rạn nứt. Độ ẩm cũng ảnh hưởng nhiều đến độ bền của đá, phải được bảo quản ở nơi khô ráo, không được để trong môi trường có axid và có chất ăn mòn khác. Các loại đá mài dùng chất kết dính bằng magiê, nếu thời hạn bảo quản quá một năm thì không được sử dụng nữa vì chất kết dính không còn bảo đảm. Khi lắp và điều chỉnh đá cấm dùng búa thép để gò đá mài. Khi làm việc, đá mài phải có bao che chắn kín và công nhân đứng máy không được đứng ở phía không có bao che chắn. Khi mài thô, mài nhẵn bằng phương pháp khô phát sinh nhiều bụi, yêu cầu phải có máy hút bụi. 1.3.2.Kỹ thuật an toàn khi lắp ráp xe, sửa chữa xe An toàn trong quá trình hoạt động sữa chữa Tứ chối làm việc khi không có các biện pháp an toàn cho xe va cho tính mạng người lao động 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2