intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập sửa chữa gầm ô tô nâng cao (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực tập sửa chữa gầm ô tô nâng cao (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày được các công việc bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống gầm ô tô thế hệ mới; thực hiện cơ bản được việc bảo dưỡng và sửa chữa gầm ô tô theo qui trình ở các môn học và mô đun đã học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập sửa chữa gầm ô tô nâng cao (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

  1. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: THỰC TẬP SỬA CHỮA GẦM Ô TÔ NÂNG CAO Mã mô đun : MĐ 34 Thời gian thực hiện mô đun: 270 (Lý thuyết: 5 giờ; Thực hành, bài tập: 260 giờ; KT: 5 giờ. Thời gian tự học 0 giờ lý thuyết và 60 giờ thực hành) Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy tại doanh nghiệp sau khi người học đã được trang bị kiến thức kỹ năng về bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống gầm ô tô tại trường. - Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề tự chọn. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được các công việc bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống gầm ô tô thế hệ mới. - Kỹ năng: + Thực hiện cơ bản được việc bảo dưỡng và sửa chữa gầm ô tô theo qui trình ở các môn học và mô đun đã học. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Làm việc an toàn + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, chuyên cần của học viên. Nội dung mô đun: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* 1. Bài 1: Nội quy đơn vị trải nghiệm thực tế 5 5 1. Nội quy, quy định của cơ sở trải nghiệm 1 1 3. Cơ cấu tổ chức của đơn vị 1 1 4. Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của các 2 2 tổ sản xuất 5. Vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng các phân xưởng 1 1 2. Bài 2: Thực hiện an toàn và vệ sinh lao 15 15 động 1. Các yếu tố độc hại và các nguy cơ gây mất 1 1 an toàn 148
  2. 2. Bảo hộ lao động 2 2 3. Quy định về an toàn trong phân xưởng 3 3 4. Thực hiện vệ sinh công nghiệp 5 5 5. Thực hành 5S trong sản xuất 4 4 3. Bài 3: Tháo lắp, nhận dạng các bộ phận 45 45 theo qui trình bảo dưỡng gầm ô tô 1. Quy trình bảo dưỡng gầm ô tô 10 10 2. Luyện tập cách sử dụng thiết bị tháo lắp, 10 10 kiểm tra gầm ô tô. 3. Tháo lắp nhận dạng các bộ phận theo qui 25 25 trình bảo dưỡng gầm ô tô 4. Bài 4: Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống 55 53 2 truyền lực 1. Sửa chữa bộ ly hợp 15 15 2.Sửa chữa hộp số cơ khí 15 15 3. Sửa chữa hộp số tự động 25 25 2 5. Bài 5: Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống lái 45 45 1. Sửa chữa hệ thống lái cơ khí 10 10 2. Sửa chữa hệ thống lái trợ lực thủy lực 10 10 3. Sửa chữa hệ thống lái trợ lực điện 25 25 6. Bài 6: Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống treo 50 50 1. Sửa chữa hệ thống treo độc lập 10 10 2. Sửa chữa hệ thống treo phụ thuộc 10 10 3. Sửa chữa hệ thống treo khí nén –thủy lực 30 30 7. Bài 7: Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống 45 43 2 phanh 1. Sửa chữa hệ thống phanh thủy lực thông 10 10 thường 10 10 2. Sửa chữa hệ thống phanh khí nén 25 23 2 3. Sửa chữa hệ thống phanh ABS kết hợp 8 Bài 8: Báo cáo kết quả thực tập gầm ô tô 10 9 1 1. Bảng chấm công có xác nhận của cơ sở 1 1 sản xuất 2. Tổng quan về cơ sở thực hiện trải nghiệm 1 1 149
  3. 3. Các quy trình bảo dưỡng và sửa chữa 4 3 1 4. Bài học, kinh nghiệm 4 4 Cộng: 270 5 260 5 150
  4. Bài 1: NỘI QUI CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Mã bài: MĐ 34-01 Giới thiệu chung: Nội dung này sẽ cung cấp cho sinh viên những khái niệm, kiến thức về những qui định, nội qui của cơ quan đơn vị thực tập . Ngoài ra còn cung cấp kiến thức, hình ảnh để sinh viên học sinh nhận dạng về trình tự tháo, lắp hệ thống cơ bản trên ô tô. Mục tiêu: - Trình bày được lịch sử hình thành, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị - Phát biểu được các nội quy, quy định của đơn vị - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Nội quy, quy định của cơ sở thực tập 1.1.Nội quy công ty: Là sự cụ thể hóa các quy định chưa được thỏa thuận một cách rõ ràng trong hợp đồng lao động cũng như trong quy định của bộ luật lao động, có giá trị bắt buộc áp dụng đối với người lao động và người sử dụng lao động và khi có tranh chấp lao động xảy ra. Nội quy công ty (hay còn gọi là nội quy lao động) giúp chuẩn hóa hành vi, ứng xử của cá nhân trong tổ chức, doanh nghiệp; là cơ sở để tiến hành xử lý nếu người lao động không nghiêm chỉnh chấp hành nội quy dẫn đến việc gây ra những thiệt hại cho tổ chức, doanh nghiệp. Nội dung của nội quy các cơ quan, doanh nghiệp có điểm chung là các nội dung chính của các bản nội quy, thông thường, nội quy trong cơ quan, doanh nghiệp sẽ bao gồm các nội dung chính như sau: – Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: + Thời gian bắt đầu giờ làm việc và thời gian kết thúc ngày ngày làm việc. + Thời gian nghỉ trưa trong ngày, thời gian làm việc trong một tuần; các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ phép trong năm… Ví dụ: thời gian làm việc là 8 tiếng một ngày, buổi sáng từ 8h – 12h, buổi chiều từ 12h – 17h, nghỉ trưa 1 tiếng, làm việc 5 ngày/ tuần. – Trật tự nơi làm việc: Trang phục làm việc, tác phong, nề nếp, đi lại, tuân thủ sự điều động nhân sự của cấp trên… Ví dụ: Tuân thủ đồng phục theo quy định, tác phong gọn gàng, sạch sẽ, nhanh nhẹn; nhân viên không được làm việc riêng trong giờ làm việc trừ những trường hợp có liên quan đến công việc… – An toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc: Quy định về những quy tắc bảo hộ trong quá trình thực hiện công việc tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tại khu vực làm việc… – Bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động. Một số đơn vị sẽ yêu cầu người lao động cam kết về việc bảo mật thông tin của doanh nghiệp để tránh sự trục lợi cá nhân và gây thất thoát kinh tế cho doanh nghiệp… 151
  5. Ví dụ: Không được mang tài sản của công ty ra ngoài khuôn viên công ty nếu chưa được sự đồng ý của cấp trên; không được tiết lộ bí mật của công ty ra bên ngoài, không được tự ý sử dụng tài sản của cá nhân khác khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu; nhân viên phải có ý thức tiết kiệm, bảo vệ tài sản chung của công ty. – Quy định về các hành vi vi phạm kỷ luật của người lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động, các trách nhiệm vật chất như quy định cụ thể về một hành vi nhất định sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào, đánh giá vi phạm, mức độ nghiệm trọng để đưa ra những hình thức xử phạt cho phù hợp. 1.2.Mẫu nội quy công ty. Nội quy công ty phụ thuộc theo ý chí của người sử dụng lao động và có sự đồng ý, đóng góp của đại diện tập thể người lao động và người lao động. 2. lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị 2.1. Vài nét khái quát về Doanh nghiệp, cơ sở. -Tên đầy đủ: …… - Tên giao dịch:….. - Tên viết tắt: …. - Ngành nghề kinh doanh:….. - Email: …….SĐT:….. - Địa chỉ: 2.2 Quá trình phát triển - Ngày thành lập:… - Quá trình phát triển…. - Các đặc điểm chú ý trong quá trình sản suất, kinh doanh.. 3. Cơ cấu tổ chức của đơn vị Luật doanh nghiệp 2014 đã quy định về cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp. Trong nội dung giáo trình xin chia sẻ sơ đồ cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp cơ bản như sau: 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty tnhh một thành viên Công ty tnhh một thành viên là công ty do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Cơ cấu tổ chức của Công ty tnhh một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu gồm: chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và các phòng ban trực thuộc phù hợp với hoạt động của công ty. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty tnhh 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu như sau: 152
  6. Công ty tnhh một thành viên có thể tổ chức theo một trong hai hình thức: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và ban kiểm soát ( sơ đồ cơ cấu tổ chức giống công ty tnhh 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu nhưng có thêm ban kiểm soát) hoặc theo mô hình cơ cấu có: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên ( sơ đồ dưới đây) 3.2. Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Công ty cổ phần tổ chức quản lý theo một trong hai mô hình: 153
  7. – Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát; – Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân 4. Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của các tổ sản xuất 4.1.Tổ bảo dưỡng ô tô ( bảo dưỡng nhanh): Bảo dưỡng xe là gì ? Bảo dưỡng là quy trình thực hiện hàng loạt các công việc nhất định mà các hãng xe bắt buộc phải thực hiện với các loại xe sau một thời gian làm việc, hay quãng đường qui định. Bảo dưỡng nhanh là dịch vụ tân tiến về chế độ bảo hành, bảo dưỡng mà hãng xe Hyundai mới áp dụng những năm gần đây nhằm rút ngắn thời gian bảo trì-bảo dưỡng sớm nhất, đảm bảo thời gian và chất lượng bảo dưỡng cho khách hàng. Mục đích của việc bảo dưỡng định kỳ: - Chủ yếu là kiểm tra, phát hiện những hư hỏng xảy ra trong quá trình vận hành nhằm ngăn ngừa và sửa chữa chúng để đảm bảo cho cụm máy, xe vận hành an toàn và trơn tru. 154
  8. - Chăm sóc các hệ thống, các cơ cấu để đảm bảo chúng làm việc an toàn và không bị hư hỏng. - Giữ gìn hình thức bên ngoài. Mô Tả Công Việc - Thực hiện các công việc sửa chữa nhanh như thay thế còi điện,đấu nối dây diện. - Thực hiện công việc kiểm tra, bảo dưỡng theo đúng quy trình . - Thông báo kịp thời công việc phát sinh cho Tổ trưởng, Tư vấn dịch vụ. - Kiểm tra vật tư phụ tùng trước khi xuất kho. - Chịu trách nhiệm trước Quản đốc, Phó quản đốc về chất lượng công việc. - Phải kiểm tra, cầu nâng, trang thiết bị hàng ngày đảm bảo luôn ở tình trạng tốt - Bảo dưỡng cầu nâng định kỳ hàng tháng. 4.2.Tổ sửa chữa chung: Trong công ty, doanh nghiệp có thể có 1 hoặc nhiều tổ sửa chữa chung, có thể tổ sửa chữa chung đồng sơn, tổ sửa chũa chung máy gầm, tổ sửa chữa chung điện- điện lạnh… Mô tả công việc: -Thực hiện công việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các xe vào xưởng. -Đảm bảo chất lượng, tiến độ bảo dưỡng, sửa chữa theo yêu cầu. -Tuân thủ các yêu cầu về an toàn theo quy định. -Giữ vệ sinh, bảo quản trang thiết bị, dụng cụ sản xuất. -Chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc đã thực hiện. 5. Vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng các phân xưởng Dựa vào thực tế học viên vẽ lại kêt cấu xưởng thực tập và bố trí trang thiết bị, khu vực sửa chữa tại nơi thực tập. Những trọng tâm cần chú ý trong bài 1 - Hình thức hoạt động của cơ sở, doanh nghiệp. - Qui định của cơ sở, doanh nghiệp Bài mở rộng và nâng cao Câu 1: Vẽ sơ đồ bố trí các thiết bị máy móc tại cơ sở thực tập? Câu 2: Tính toán nhân sự cần thiết cho hoạt động của cơ sở ? Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập bài 1 Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày khái niệm cơ bản về hàn điện hồ quang. + Về kỹ năng: Có được kỹ năng cơ bản về hàn giáp mối, đắp + Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm. + Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng kỹ năng cơ bản về hàn giáp mối, đắp + Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc. 155
  9. Bài 2: THỰC HIỆN AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG Giới thiệu chung: Nội dung thực tập này sẽ giúp cho học sinh viên, học sinh thực hiện được các an toàn lao động và vệ sinh công ngiệp trong bảo dưỡng, sửa chữa. Trang bị những kỹ năng phòng chống tai nạng lao động trong quá trình tham gia lao động. Mục tiêu: - Trình bày được các yếu tố độc hại và các nguy cơ gây mất an toàn - Thực hiện đúng các quy định về bảo hộ lao động - Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động - Thực hiện đúng các quy định riêng của từng phân xưởng - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Các yếu tố nguy hại và các nguy cơ gây mất an toàn 1.1.Tai nạn do yếu tố con người Tai nạn có thể xảy ra do việc sử dụng không đúng máy móc hay dụng cụ, không mặc quần áo thích hợp, hay do kỹ thuật viên thiếu cẩn thận. Hình 2.1 Sự bất cẩn khi làm việc 1.2.Tai nạn xảy ra do yếu tố vật lý Tai nạn xảy ra do máy móc hay dụng cụ bị hư hỏng, sự không đồng nhất của các thiết bị an toàn 156
  10. hay môi trường làm việc kém. Hình 2.2 Môi trường làm việc thiếu ánh sáng Để thực hiện công việc tại xưởng được an toàn chúng ta cần thực hiện an toàn các nội dung sau: -Luôn giữ cho nơi làm việc sạch sẽ để bảo vệ bản thân bạn và người khác khỏi bị thương: Hình 2.3 Khu vực làm việc bề bộn • Không để dụng cụ hay phụ tùng trên sàn khi bạn hay ai đó có thể dẫm lên nó. Hãy tập thói quen đặt chúng lên bàn nguội hay giá làm việc. • Ngay lập tức lau sạch bất kỳ nhiên liệu, dầu hay mở bắn ra để tránh cho bản thân bạn và người khác không bị trượt trên sàn. 157
  11. • Không nên tạo tư thể không thoải mái khi làm việc. Nó không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, mà còn có thể làm cho bạn bị ngã và bị thương. • Đặc biệt cẩn thận khi làm việc với những vật nặng do bạn có thể bị thương nếu chúng rơi vào chân. Cũng như, hãy nhớ rằng bạn có thể bị đau lưng nếu cố nhấc vật quá nặng so với mình. • Để di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác ở nơi làm việc, đừng quên đi theo lối đi đã quy định. • Không được sử dụng những vật dễ cháy gần công tắc, bảng công tắc hay môtơ điện v.v. do chúng có thể dễ dàng bắt cháy. Khi làm việc với dụng cụ, hãy tuân thủ những chú ý sau để tránh bị thương: Hình 2.3 Chú ý an khi làm việc với thiết bị nguy hiểm 1. Các thiết bị điện, thuỷ lực và khí nén có thể gây ra thương tổn nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng. 2. Hãy đeo kính bảo hộ trước khi sử dụng dụng cụ tạo ra những mạt kim loại. Hãy làm sạch bụi và mạt ra khỏi dụng cụ như máy mài và khoan sau khi sử dụng. 3. Không đeo găng tay khi làm việc với dụng cụ có chuyển động quay hay khi làm việc trong khu vực có chuyển đông quay. Găng tay có thể kẹt vào vật quay và làm bị thương tay bạn. 4. Để nâng xe trên cầu nâng, trước hết, nâng nó cho đến khi lốp hơi nhấc khỏi mặt đất. Sau đó, chắc chắn rằng xe được đỡ chắc chắn trên cầu nâng trước khi nâng hẳn xe lên. Không bao giờ lắc xe khi nó đã được nâng lên, do điều đó có thể làm cho xe rơi xuống và gây nên tai nạn nghiêm trọng. Để thực hiện phòng tránh hoả hoạn xưởng ô tô: Những cảnh báo sau phải được tuân thủ để tránh hoả hoạn: 158
  12. Hình 2.4 Sử dụng thuốc lá đúng nơi cho phép • Nếu chuông báo cháy kêu, tất cả nhân viên phải hỗ trợ việc cứu hoả. Để làm như vậy, họ phải biết bình cứu hoả được đặt ở đâu và cách sử dụng chúng như thế nào. • Không hút thuốc trừ khi ở nơi quy định, và đừng quên dập tàn thuốc trong gạt tàn. Để tránh hoả hoạn và tai nạn, hãy tuân theo những cảnh báo sau trong vùng xung quanh những vật dễ cháy: • Giẻ có thấm xăng hay dầu đôi khi có thể tự bốc cháy, nên chúng phải được vứt bỏ và trong thùng kim loại có nắp. • Không dùng ngọn lửa hở xung quanh khu vực chứa dầu hay dung dịch rửa chi tiết dễ cháy. • Không bao giờ sử dụng ngọn lửa hở hay tạo tia lửa ở vùng xung quanh ắc quy đang nạp điện, do chúng tạo ra khí dễ cháy có thể bắt lửa. • Không mang nhiên liệu hay dung dịch rửă vào trong xưởng trừ khi cần thiết, và hãy dùng bình chứa đặc biệt có thể đậy kín. • Không vứt bỏ dầu thải có thể cháy và xăng xuống cống do chúng có thể gây nên hoả hoạn trong hệ thống cống. Hãy luôn vứt những chất này trong bình xả hay bình chứa thcíh hợp. • Không được khởi động động cơ của xe có nhiên liệu bị rò rỉ cho đến khi chỗ rò rỉ đã được sửa chữa, như tháo chế hoà khí, tháo cáp âm ra khỏi ắc quy để tránh động cơ bị khởi động bất ngờ. Những chú ý về an toàn thiết bị điện xưởng sửa chữa ô tô Sai sót khi làm việc với thiết bị điện có thể gây nên đoản mạch và cháy. Do đó, hãy học cách sử dụng đúng và cẩn thận tuân theo những chú ý sau: 159
  13. Hình 2.5 Tuân thủ qui trình an toàn điện Nếu phát hiện thấy có bất kỳ sự không bình thường nào trong thiết bị điện, ngay lập tức tắt công tắc OFF và liên lạc với Người quản lý / đốc công. Trong trường hợp ngắn mạch hay cháy trong mạch điện, hãy tắt công tắc OFF trước khi tiến hành dập lửa. Hãy báo cáo đường dây điện không đúng hay các thiết bị điện lắp không đúng với Người quản lý / đốc công. Hãy báo cáo bất kỳ cầu chì cháy nào với Người quản lý do cầu chì cháy báo hiệu có chập mạch ở đâu đó. Không bao giờ thực hiện những hành động sau do chúng đặc biệt nguy hiểm: • Không được đến gần dây điện bị hở hay đứt. • Để tránh điện giật, không bao giờ chạm vào bất kỳ thiết bị điện nào nếu tay ướt. • Không bao giờ chạm vào công tắc có dãn nhãn "không làm việc". • Khi tháo phích cắm, không kéo dây điện, hãy kéo bản thân phích. • Không được chạy dây điện qua khu vực ướt hay ngấm dầu, qua bề mặt nung nóng hay xung quanh những góc nhọn. • Không sử dụng những vật có thể cháy ở gần công tắc, bảng công tắc hay môtơ v.v. chúng dễ dàng sinh ra tia lửa. Hoạt động phòng ngừa trong an toàn lao động xưởng ô tô Trong hoạt động phòng ngừa, kỹ thuật viên sẽ trao đổi những nguy cơ gần xảy ra mà họ đã trải qua trong công việc hàng ngày. Họ sẽ tả lại cho những người khác nguy cơ diễn ra như thế nào nhằm tránh cho những người khác tránh được những nguy cơ này. Sau đó họ sẽ phân tích những yếu tố mà có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm này và có những biện pháp cần thiết để tạo ra môi trường làm việc an toàn. Nếu bạn gặp phải bất kỳ tình huống nào như bên trái, cần phải làm những điều sau: 1.Trước tiên, báo cáo về vấn đề cho Người quản lý / Đốc công. 160
  14. 2.Báo cáo những gì đã xảy ra. 3.Hãy để mọi người cân nhắc thận trọng vấn đề. 4.Hãy để mọi người cân nhắc biện pháp cần thực hiện. 5.Ghi lại tất cả những điều trên và hãy đặt một danh sách ở những nơi mà tất cả mọi người đều thấy. 2. Trang phục an toàn lao động sửa chữa ô tô Hình 2.6: Trang phục bảo hộ lao động theo tiêu chuẩn an toàn Quần áo làm việc Để tránh tai nạnm hãy chọn quần áo làm việc chắc và vừa vặn để hỗ trợ cho công việc. Tránh quần áo làm việc có thắt lưng, khoá và nút quần áo lô ra, nó có thể gây nên hư hỏng cho xen trong quá trình làm việc. Như là một biện pháp an toàn chống tai nạn và cháy, tránh để da trần. Giầy bảo hộ Đừng quên đi giầy bảo hộ khi làm việc. Do se nguy hiểm khi đi dép hay giầy thể thao mà dễ trượt hay làm giảm hiệu quả công việc. Chúng cũng làm cho người mặc có nguy cơ bị thương do đồ vật bị rơi bất ngờ. Găng tay bảo hộ Khi nâng những vật năng hay tháo các đoạn ống xả hay tương tự, nên đeo găng tay. Tuy nhiên, không cần thiết phải quy định đeo găng tay cho những công việc bảo dưỡng thông thường. Khi nào thì bạn nên đeo băng tay phải được quyết định tuỳ theo loại công việc mà bạn địn tiến hành. 3.Các qui định an toàn. Trong một xưởng sửa chữa ô tô có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau như: 161
  15. sửa gầm, sửa chữa lốp, bảo dưỡng xe...tất cả những công việc trên nếu không được tiến hành đúng trình tự, hoặc tuân theo một số nội quy nhất định có thể sẽ tiểm ẩn những rủi ro cho kỹ thuật viên trực tiếp sửa chữa và đồng nghiệp. Dù là thợ lành nghề hay mới học việc chúng ta cũng không được chủ quan với những gì xung quanh chunh1 ta dù là công việc đơn gian hay phức tạp. Chúng ta hãy chủ động thực hiện đúng các an toàn trong nội qui sửa chữa để phòng tránh các tai nạn có thể xảy ra trong quá trình sửa chữa. nội quy an toàn cho xưởng sửa chữa ô tô vừa là để có thêm kinh nghiệm, vừa đảm bảo an toàn cho chính bản thân các bạn. Những lưu ý với công việc sửa chữa lốp xe Nhiều chán thương trong quá trình thay thế, sửa chữa lốp do xe rơi khỏi giá đỡ, hoặc do bơm lốp quá áp suất quy định khiến lốp xe bị nổ, xe bị rơi lốp ... Để tránh các trường hợp xấu xảy ra, các bạn cần ghi nhớ những quy tắc sau: - Để tránh trường hợp nổ lốp chúng ta nên sử dụng vòi bơm khí đủ dài, đảm bảo khoảng cách giữa bạn và lốp xe. - Các vòi bơm nên có khớp nối ngắt nhanh ở phần đầu tiếp xúc với lốp xe và ở vị trí của người trực tiếp vận hành. Cách này sẽ đảm bảo cho khớp nối không bị kẹt và áp lực khí có thể xả ra ở một vị trí làm việc an toàn. - Nên bơm lốp xe trong lồng, hoặc bơm khi được cố định với mặt đắt hay có sự can thiệp của các thiết bị hãm. Hình 2.7: Thực hiện an toàn khi bơm lốp xe - Để tránh tình trạng bơm lốp quá áp suất quy định, nên trang bị loại bơm có đồng hồ đo áp xuất. Những lưu ý để phòng chống cháy nổ Hình 2.8: Thực hiện phân loại rác và bỏ đúng nơi qui định 162
  16. Việc phòng chống cháy nổ trong xưởng là vô cùng cần thiết. Để hạn chế rủi ro này các bạn nên lưu ý một số điểm sau: - Chỉ lưu trữ những chất dễ gây cháy như xăng, dầu , hóa chất ở mức tối thiểu. - Các chất lỏng dễ cháy cần được để trong bình và đậy nắp kín, đặt tại những vị trí khô ráo, không có nguồn lửa. - Không thực hiện các công việc sinh nhiệt như hàn hay cắt bằng nhiệt gần các khu vực có chứa vật liệu dễ bắt lửa. - Đặc biệt, không sử dụng nhiên liệu pha loãng để đốt rác do nhiên liệu rất dễ bắt cháy và khó kiểm soát. - Sau các quá trình thay dầu máy, sửa chữa bảo dưỡng, cần làm sạch các vết dầu loang, dọn dẹp bộ lộc dầu và sử dụng máy rửa xe áp lực để vệ sinh sạch sẽ lại toàn bộ xưởng. - Nên sử dụng các dụng cụ nối đất cho phương tiện và các thiết bị hút xăng dầu. - Trong xưởng, cần được trang bị sẵn bình chữa cháy cả dạng bọt và bột, và nhớ là phải biết thông thạo cách sử dụng bình chống cháy. - Nếu trong xưởng có nhiều thợ, và nhiều công đoạn khác nhau, cần thông báo với đồng nghiệp về công việc mà mình đang làm, tránh những tiếp xúc và va chạm không cần thiết. Những lưu ý quan trọng khi sửa chữa, bảo dưỡng phần gầm Nếu bạn là thợ chuyên gầm, thì cần nắm được những lưu ý sau, để bảo đảm an toàn cho bản thân trong công việc: - Chọn lựa thiết bị thích hợp để nâng đỡ xe, như bộ kích nâng, mễ kê hay giá đỡ trục xe. Nếu chọn lựa thiết bị không phù hợp, rất dễ gặp phải tình trạng xe bị rơi, sập gầm, gây nguy hiểm. Hình 2.9: Dùng vật kê xe không đúng qui định - Khi sử dụng thiết bị nâng hạ xe như kích, giá đỡ cần đặt chúng ở các vị trí chắc chắn của xe. Nên tham khảo hướng dẫn chọn vị trí đặt kích xe ô tô như thế nào cho đảm bảo, nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong nghề. - Trước khi sửa chữa, bạn nên kiểm tra, và chắc chắn rằng xe đã được khéo phanh tay và các bánh của xe đã được cố định. - Kê giá đỡ và kích nâng trên bề mặt phẳng, không bị ghồ ghề để tránh việc trơn trượt, đổ, nghiêng khi thực hiện. 163
  17. - Với trường hợp xưởng sửa chữa sử dụng cầu nâng 2 trụ thì cần đảm bảo: xe được nâng cách mặt đất 1m, hãy thử lắc xe trước khi nâng cầu cao hơn. Khi tháo rời, hay di chuyển các bộ phận nặng của xe, cần phải đảm bảo việc di chuyển đó không ảnh hưởng tới sự cân bằng của xe. Trong trường hợp sửa chữa rơ mooc và toa lật hay buồng lái của các phương tiện, cần chắc chắn rằng các công cụ nâng đỡ bổ sung luôn có sẵn, tránh trường hợp rơ mooc hay là buồng lái bị rơi xuống. Những lưu ý khi tiếp xúc với các chấy độc hại Hình 2.10: Luông đặt biển báo ở những nơi nguy hiểm Nếu phải tiếp xúc với các chất độc hai như dầu thải, xăng, dầu, hóa chất tẩy rửa, hay khí gas trong hệ thống điều hòa thì cần lưu ý một số điểm sau: - Không tiếp xúc trực tiếp với khói xe sẽ tránh được các nguy cơ mắc bệnh phổi, kích ứng mắt... - Không nên vận hành động cơ gần xưởng sẽ sinh khí thải độc hại, trong trường hợp bắt buộc thì nên giảm tối đa thời gian vận hành và sử dụng thiết bị hút khí thải của xe, hoặc mở cửa để lưu thông khí. - Khi hút dầu thải bằng tay cần lưu ý: sử dụng găng tay chống chất, rửa sạch tay sau khi xong việc,... - Đặc biệt, hệ thống phanh, bộ ly hợp và các bộ phận hàn nhiệt và gioăng làm kín của xe có chứa chất amiang, không tốt cho sức khỏe, do đó khi vệ sinh, bảo dưỡng bánh, cụm phanh, hãy sử dụng máy hút bụi chuyên dụng, còn không hãy sử dụng khăn ướt để vệ sinh. - Tránh sử dụng máy hơi để thổi bụi hay sử dụng búa để đập vào trống phanh, những phương pháp này sẽ khiến cho bụi amiang bị phát tán trong không khí. Mong rằng với một số chia sẻ trên, sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm về an trong trong công việc sửa chữa của mình. 164
  18. 4.Thực hiện vệ sinh công nghiệp: - Vệ sinh nơi làm việc, -Vệ sinh trang thiết bị , -Vệ sinh dụng cụ tháo lắp, - Vệ sinh xe ô tô, - Vệ sinh chi tiết máy, - Vệ sinh sạch sẽ cá nhân, Vệ sinh công nghiệp thể hiện tác phong, văn hóa, tính cẩn thận …của kỹ thuật viên sửa chữa. 165
  19. Bài 3: THÁO LẮP, NHẬN DẠNG CÁC BỘ PHẬN THEO QUI TRÌNH BẢO DƯỠNG GẦM Ô TÔ Mã bài: MĐ 34-3 Giới thiệu chung: Nội dung này trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng sửa chữa thực tế về hệ thống gầm ô tô tại các cơ sở sửa chữa. Mục tiêu: - Nêu được quy trình bảo dưỡng gầm ô tô tại cơ sở sản xuất - Tháo lắp nhận dạng được các bộ phận theo qui trình bảo dưỡng gầm ô tô - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Quy trình bảo dưỡng gầm ô tô Ghi nhận thực tê quaq trình tiếp nhận, chẩn đo 2. Luyện tập cách sử dụng thiết bị tháo lắp, kiểm tra 3. Tháo lắp nhận dạng các bộ phận theo qui trình bảo dưỡng gầm ô tô 166
  20. Bài 4: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Mã bài: MĐ 34-4 Giới thiệu chung: Nội dung bài học giúp người học cũng cố kiến thức và kỹ năng về hệ thống truyền lực từ những công việc bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực tại các cơ sở sửa chữa ô tô Mục tiêu: - Nêu được quy trình bảo dưỡng hệ thống truyền lực tại cơ sở sản xuất - Tháo lắp, nhận dạng được các bộ phận theo qui trình bảo dưỡng động cơ - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Khảo sát công việc bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực thông thường Công việc thực hiện bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực bao gồm: - Bảo dưỡng sửa chữa hộ ly hợp ma sát khô, - Bảo dưỡng sửa chữa các đăng, - Bảo dưỡng sửa chữa hộp số cơ khí, - Bảo dưỡng sửa chữa cầu chủ động. 2. Thực hiện bảo dưỡng Sửa chữa hộp hệ thống truyền lực theo công việc tại doanh nghiệp. - Thực hiện sử dụng dung cụ tháo lắp, kiểm tra - Thực hiện an toàn lao động, chú ý an toàn trong quá trình thực hiện, - Thực hiện kiểm tra sửa chữa các bộ phận theo trình tự. 2. Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực nâng cao. Đối với ô tô thế hệ mới cần ghi nhận thêm nội dung bảo dưỡng sửa chữa hộp số tự động. 2.1. Quy trình tháo lắp hộp số tự động 2.1.1.Sơ đồ hộp số tự dộng 167
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2