intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tiện trụ ngoài (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:121

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Tiện trụ ngoài (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên trình bày được nội qui và những qui định khi thực tập tại xưởng máy công cụ; nắm được quy trình vận hành và bảo dưỡng máy tiện; nêu được phương pháp đo, kiểm tra chi tiết;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tiện trụ ngoài (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười

  1. SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: TIỆN TRỤ NGOÀI NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm ......... …………........... của………………………………. Cao Lãnh, năm 2018
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các tiêu đề đích về đào tạo và tham khảo. Mọi tiêu đề đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với tiêu đề đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Tiện trụ ngoài được xây dựng và biên soạn trên cơ sở chương trình khung đào tạo nghề Cắt gọt kim loại của Trường TCN – GDTX Tháp Mười. Giáo trình được biên soạn theo các nguyên tắc: Tính định hướng thị trường lao động; Tính hệ thống và khoa học; Tính ổn định và khoa học; Hướng tới liên thông; Tính hiện đại và sát thực với sản xuất. Tài liệu này cung cấp những phần lý thuyết về tiện cơ bản cũng như các kiến thức cần thiết cho thực hành, khuyến khích người học tự học tập, thực tập để hình thành các kỹ năng cơ bản trong gia công trụ ngoài trên các máy tiện vạn năng. Cuối mỗi bài học có các câu hỏi kiến thức và bài tập thực hành kỹ năng nhằm đánh giá kết quả học tập rèn luyện của người học. Ban biên soạn xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Đồng Tháp, trường TCN – GDTX Tháp Mười đã tạo điều kiện giúp đỡ trong việc biên soạn giáo trình. Trong quá trình thực hiện, ban biên soạn đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp thẳng thắn, khoa học và trách nhiệm của nhiều chuyên gia, mặt khác đây là lần đầu tiên biên soạn giáo trình dựa trên năng lực thực hiện, nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để giáo trình được hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu thực tế sản xuất của các doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai. Tháp Mười, ngày 01 tháng 10 năm 2018 Chủ biên: Nguyễn Thuận Hải Đăng
  4. MỤC LỤC
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Tiện trụ ngoài Mã mô đun: MĐ15 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: + Mô đun được bố trí ở học kỳ 2 của khóa học. + Trước khi học mô đun này học sinh phải hoàn thành MĐ13. - Tính chất: + Là mô đun chuyên môn. + Mô đun này trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng để có thể gia công được các chi tiết dạng trụ ngoài trên máy tiện một cách thành thạo. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun:Trụ ngoài là chi tiết cơ bản nhất của ngành cơ khí, đây cũng là là mảng kiến thức và kỹ năng quan trọng cần có thương thực hiện trong các công việc của thợ tiện. Để thực hiện việc tiện trụ ngoài trên máy tiện đòi hỏi người thợ phải có kiến thức cơ bản, nhanh nhạy và khéo léo trong thao tác mới có thể đạt chất lượng của chi tiết gia công và năng suất mà vẫn an toàn. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được nội qui và những qui định khi thực tập tại xưởng máy công cụ. + Trình bày được quy trình vận hành và bảo dưỡng máy tiện. + Trình bày được phương pháp đo, kiểm tra chi tiết. + Trình bày được các các thông số hình học của dao tiện. + Trình bày được quy trình gia công các chi tiết dạng trụ ngoài . + Phân tích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. - Kỹ năng: + Vận hành và bảo dưỡng máy tiện đúng theo quy trình. + Đo và kiểm tra được các chi tiết gia công bằng phương pháp tiện. + Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao tiện. + Mài được dao tiện các chi tiết dạng trụ ngoài đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định. + Tiện được các chi tiết dạng trụ ngoài đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện được tính kỷ luật, nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập.
  6. + Chủ động và tích cực thực hiện nhiệm vụ trong quá trình học. + Thực hiện đúng quy trình an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Nội dung của môđun:
  7. BÀI 1. THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP Giới thiệu: Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh công nghiệp khi gia công tiện. - Thực hiện được các biện pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh công nghiệp khi gia công tiện. - Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc và chủ động trong học tập. Nội dung: 1. Thực hiện công tác an toàn lao động trong gia công tiện. 1.1. Kỹ thuật an toàn khi gia công cơ khí. Trong gia công cơ khí các chi tiết được chế tạo bằng phương pháp cắt gọt bỏ lượng dư gia công để đạt đúng kích thước và độ bóng theo yêu cầu kỹ thuật. Khi làm việc tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra nhiều hay ít tuỳ thuộc vào loại máy, thiết bị, tùy theo cách bố trí máy, cách bố trí chỗ làm việc, cách thông gió, chiếu sáng và tùy theo mức độ cơ khí hoá, tự động hoá. 1.2. Các mối nguy hiểm trong cơ khí: Mối nguy hiểm trong cơ khí là nơi và nguồn phát sinh nguy hiểm do hình dạng, kích thước, chuyển động của các phương tiện làm việc, phương tiện trợ giúp, phương tiện vận chuyển cũng như các chi tiết gia công gây tổn thương cho người lao động trong quá trình lao động sản xuất như: - Các bộ phận và cơ cấu máy công cụ: các bộ phận, cơ cấu chuyển động (quay, hay tịnh tiến), các trục truyền động, khớp nối, đồ gá, ... - Các mảnh vỡ, mảnh văng của các dụng cụ, vật liệu gia công: mảnh dụng cụ cắt gọt, mảnh đá mài, phôi liệu, chi tiết, ... - Điện giật: phụ thuộc các yếu tố như cường độ, điện áp, đường đi của dòng điện qua cơ thể người, thời gian tác động, đặc điểm sinh lý cơ thể người, ... - Các yếu tố nhiệt: kim loại nóng chảy, vật liệu được gia công nhiệt, thiết bị nung, khí nóng, hơi nước nóng, ... có thể gây bỏng, cháy rộp da, ... - Các chất độc công nghiệp. - Các chất lỏng hoạt tính: Các axit và chất kiềm ăn mòn, ... - Bụi công nghiệp: Có thể gây cháy nổ, gây ẩm ngắn mạch điện, gây tổn thương cơ học, bệnh nghề nghiệp,... - Những yếu tố nguy hiểm khác: làm việc trên cao không đeo dây an toàn, vật rơi từ trên cao xuống, trơn trượt vấp ngã, ...
  8. 1.3. Các nguyên nhân xảy ra tai nạn do người lao động sử máy móc, thiết bị cơ khí: 1.3.1. Nguyên nhân kỹ thuật: ­ Máy móc trang thiết bị sản xuất, công nghệ sản xuất có chứa đựng những yếu tố nguy hiểm. ­ Máy móc trang thiết bị sản xuất được thiết kế kết cấu không thích hợp với điều kiện tâm sinh lý người sử dụng. ­ Độ bền chi tiết máy không đảm bảo, gây sự cố trong quá trình làm việc. ­ Thiếu phương tiện che chắn an toàn đối với các bộ phận chuyển động, vùng nguy hiểm điện áp cao, bức xạ mạnh, ... ­ Thiếu hệ thống phát tín hiệu an toàn, thiếu các cơ cấu phòng ngừa quá tải (như van an toàn, phanh hãm, cơ cấu khống chế hành trình tin cậy, ...) ­ Thiếu sự kiểm nghiệm các thiết bị áp lực trước khi đưa vào sử dụng hay kiểm tra định kỳ. ­ Thiếu (hoặc không) sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân. 1.3.2. Nguyên nhân về tổ chức - kỹ thuật: ­ Tổ chức chỗ làm việc không hợp lý: chật hẹp, tư thế làm việc thao tác khó khăn; ­ Bố trí máy, trang bị sai nguyên tắc, sự cố trên các máy có thể gây nguy hiểm chonhau. ­ Thiếu phương tiện đặc chủng thích hợp cho người làm việc. ­ Tổ chức huấn luyện giáo dục BHLĐ không đạt yêu cầu. 1.3.3. Nguyên nhân về vệ sinh môi trường công nghiệp: ­ Vi phạm các yêu cầu về vệ sinh môi trường công nghiệp ngay từ giai đoạn thiết kế công trình công nghiệp (nhà máy hay phân xưởng sản xuất). ­ Điều kiện vi khí hậu xấu, vi phạm tiêu chuẩn cho phép (chiếu sáng không hợp lý, độ ồn, rung động vượt quá tiêu chuẩn, ...). ­ Trang bị bảo hộ lao động cá nhân không đảm bảo yêu cầu sử dụng của người laođộng. ­ Không thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu vệ sinh cá nhân. 1.4. Các biện pháp kỹ thuật an toàn chủ yếu trong cơ khí: 1.4.1. Biện pháp phòng ngừa chung: ­ Hướng dẫn cho công nhân cách sử dụng máy thành thạo. ­ Phải chọn vị trí đứng gia công cho thích hợp với từng loại máy. ­ Phải mang dụng cụ bảo hộ lao động, ăn mặc gọn gàng. ­ Phải có kính bảo hộ.
  9. 1.4.2. Trước khi sử dụng máy: ­ Phải kiểm tra hệ thống điện, tiếp đất, … ­ Siết chặt các bu lông ốc vít, kiểm tra độ căng đai, kiểm tra các cơ cấu truyền dẫn động, tra dầu mỡ, … 1.4.3. Trước khi gia công: ­ Cần chạy thử máy để kiểm tra. ­ Thiết bị phải được đặt trên nền có đủ độ cứng vững để chịu được tải trọng của bản thân thiết bị và lực động do thiết bị khi làm việc sinh ra như khi đột, dập, máy búa làm việc,... ­ Những thiết bị trong khi sản xuất gây rung động lớn phải bố trí xa chỗ mật độ công nhân lớn và nền móng phải có hào chống rung. ­ Các thiết bị làm sạch phôi liệu phải bố trí ở buồng riêng, có thiết bị thông gió và có các thiết bị hút bụi cục bộ ở những nơi sinh bụi. ­ Tất cả các bộ truyền động của các máy đều phải che chắn kín, có cửa cài chắc chắn kể cả các khớp nối ma sát, khớp trục các đăng. ­ Các bộ phận điều khiển máy phải bố trí vừa tầm tay cho công nhân thuận tiện thao tác, không phải với tay, không cúi. Các nút điều khiển phải nhạy và làm việc tin cậy. 1.4.4. An toàn khi sử dụng máy tiện: • Các rủi ro chính về an toàn bao gồm: - Các bộ phận cơ thể hay quần áo bị kẹt trong mâm cặp. - Trúng phải phoi tiện do máy bắn trúng trong quá trình hoạt động. - Điện giật do rò điện vì lớp cách điện bị hư hỏng gây nên. - Bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc liên tục với bụi dầu trong khi cắt. - Bệnh cơ xương do chuyển động lặp lại và thời gian đứng kéo dài. • Quy định an toàn về vận hành máy tiện: - Bỏ áo vào quần và không sử dụng dây hay dải buộc chặt ống tay áo - Sử dụng bàn chải để loại bỏ phoi tiện; không sử dụng tay trần hay đeo găng. Để vệ sinh bên trong mâm cặp, tắt máy tiện và sử dụng bàn chải hay gậy phủ cotton. - Sử dụng kính bảo hộ và màn chắn phoi để bảo vệ phoi tiện có thể bị máy bắn trúng. - Không chạm vào sản phẩm đang được xử lý trong khi máy đang quay. - Trước khi gắn sản phẩm lên trên mâm cặp để xử lý, tắt máy tiện và mở miệng để có chiều rộng thích hợp. - Chọn trục xe có kích cỡ phù hợp và giữ mâm cặp của khối đế không bị nhô ra xa hơn mức cần thiết. - Tháo bàn cặp và cờ lê ra khỏi khu vực ngay khi sản phẩm cần xử lý được gắn vào mâm cặp.
  10. - Sử dụng một vật đối trọng khi xử lý một sản phẩm không đối xứng. •Cách sử dụng máy tiện an toàn: * Các rủi ro chính về an toàn: - Loại bỏ các phoi tiện trong khi mâm cặp vẫn còn quay. - Trúng phải sản phẩm đang xử lý bị máy bắn trúng. - Trúng phải công cụ để lại ở phía trên hộp số và rơi xuống trên mâm cặp, bị máy bắn trúng. - Tổn thương mắt do phoi tiện bị máy bắn trúng. - Găng tay bị kéo vào mâm cặp * Biện pháp an toàn chung: - Loại bỏ phoi tiện chỉ sau khi mâm cặp đã dừng hoàn toàn.Sử dụng cấu bẻ phoi để loại bỏ phoi tiện. Dừng máy tiện hoàn toàn và sử dụng dụng cụ cầm tay như là bàn chải. - Đảm bảo hàm của mâm cặp khi gắn sản phẩm để xử lý. - Giữ mặt trên của hộp số không để dụng cụ và các đồ vật khác. - Lắp đặt màn chắn phoi và đeo kính bảo hộ trong khi vận hành máy. - Tránh đeo găng tay cotton và giữ ống tay áo xa khỏi mâm cặp. 2. Thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp trong gia công tiện. - Nơi làm việc của người thợ tiện là một phần diện tích phân xưởng, ở đó có xếp đặt các thiết bị máy, dụng cụ cắt dụng cụ gá, và các dụng cụ khác cần thiết cho người thợ làm các công việc được giao trong một thời gian quy định. - Tổ chức nơi làm việc hợp lý nhằm giảm thời gian gia công, thời gian thao tác, giảm nhẹ sức lao động chống mệt mỏi phát huy khả năng làm việc, đảm bảo an toàn lao động tiết kiệm được công suất máy. - Tổ chức nơi làm việc của người công nhân căn cứ vào công dụng của máy, cỡ máy, kích thước và số lượng chi tiết cần gia công và dạng sản xuất: + Trong sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt các chi tiết khác nhau, tại chỗ làm việc phải bố trí tủ đựng dụng cụ và giá để phôi. Phôi và chi tiết xếp ngăn trên, các phụ tùng xếp ngăn dưới của giá. + Trường hợp gia công trục dài gá trên trên 2 mũi tâm thì giá để phôi đặt ở bên trái, tủ đựng dụng cụ để bên phải người thợ. Dùng tay trái để đỡ phôi khi gá hoặc tháo phôi ra khỏi máy. Nếu chỉ gia công chi tiết ngắn thì ngược lại. - Tủ dụng cụ có thể trang bị riêng cho từng ca hoặc chung cho các ca. - Trước khi làm việc hãy sắp xếp những vật liệu lấy bằng tay phải xếp ở bên phải, những vật cầm bằng tay trái xếp ở bên trái. Những vật phải dùng nhiều và liên tục như chìa khoá mâm cặp đặt gần hơn, những vật dùng ít hơn như chìa khoá dao thì để xa.
  11. - Thông thường các loại chìa khoá mâm cặp, ổ dao, căn đệm được đặt trên bảng gổ riêng trên giá dụng cụ hoặc trên nắp ụ trước. - Trên nền nhà phía trước máy có đặt bục gổ để người thợ đứng. Nơi làm việc phải luôn sạch sẻ gọn gàng, nền nhà không để các vủng dầu hoặc nước làm nguội. - Trong xưởng phải thoáng mát có máy hút bụi nhiệt độ 15 - 180C.
  12. BÀI 2. ĐO KIỂM TRONG GIA CÔNG TIỆN Giới thiệu: Mục tiêu: - Trình bày được cách sử dụng các loại dụng cụ đo. - Phân loại được các loại dụng cụ đo. - Sử dụng được các loại dụng cụ đo đúng phương pháp và kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. Nội dung: 1. Đo kiểm bằng dụng cụ đo có khắc vạch, dụng cụ đo có mặt số. 1.1. Dụng cụ đo có khắc vạch. 1.1.1. Dụng cụ đo kiểu thước cặp Dụng cụ đo kiểu thước cặp gồm các loại thước cặp thông thường để đo trong, đo ngoài, thước cặp đo răng và các loại thước đo cao dùng để đo cao và lấy dấu. Hình 2.:Đo bằng thước cặp Cấu tạo thước cặp gồm 2 phần cơ bản: Thân thước chính gắn với đầu đo cố định và thước động mang thước phụ còn gọi là du xích gắn với đầu đo động. Khoảng cách giửa 2 đầu đo là kích thước đo được đọc phần nguyên trên thước chính và phần lẽ trên thước phụ.
  13. Hình 2.: Thước cặp Điểm “0” của thước phụ là vật chỉ thị để đọc giá trị trên thước chính, sau đó quan sát thấy 2 vạch nào trên thước chính và thước phụ trùng nhau thì vạch chia trên thước chính sẽ chỉ ra số đọc phần lẻ trên thước phụ. Thước chính có giá trị chia độ là 1mm. Giá trị chia của thước là giá trị chia của thước phụ, giá trị này phụ thuộc vào cấu tạo cảu từng thước, cơ bản là độ lớn của khoảng chia và số vạch chia trên thước phụ. Gọi khoảng chia trên thước chính là a, nếu muốn giá trị chia độ trên thước phụ là c thì vạch chia trên thước phụ là Muốn thước chính có a = 1mm nếu thước phụ có n= 20 vạch thì giá trị chia độ của thước Hình 2.: Cấu tạo thước cặp
  14. Hình 2.: Đọc kích thước trên thước cặp Để đọc số dễ dàng, chuyển vị của thước động có thể thông qua bộ truyền bánh răng thanh răng làm quay kim chỉ thị của đồng hồ trên bản chia với khoảng chia lớn.Loại thước cặp có đồng hồ này có thể có giá trị chia đến 0,01mm.Chuyển vị của thước động có thể đưa vào bộ điếm cơ khí để tạo ra thước cặp hiện số cơ khí.Ngoài ra người ta còn chế tạo loại thước cặp hoặc thước đo cao hiện số kiểu điện tử bằng cách gắn thang chia chính trên thước tĩnh, đầu đọc trên thước động. Loại thước này có thể gắn với các bộ xử lý điện tử để cho ngay kết quả đo.Giá trị chia của thước này đến 0,01mm. Hình 2.: Thước cặp đồng hồ và thước cặp số 1.1.2.Dụng cụ đo kiểu panme. Dụng cụ đo kiểu panme là loại dụng cụ đo có dùng bộ truyền vít – đai ốc để tạo chuyển động đo. Đầu đo động được gắn với trục vít và đai ốc gắn với giá cố định. Thông thường bước ren vít p = 0,5mm.
  15. 1. Thân (giá) 5. Đai ốc 2. Đầu đo cố định 6. Ống di động (thước động) 3. Ống cố định 7. Nắp 4. Đầu đo di động 8. Núm điều chỉnh áp lực đo Hình 2.: Cấu tạo Panme Trục vít mang đầu đo động khi xoay nấm vặn trục vít sẽ vừa quay vừa tịnh tiến.Chuyển vị của đầu đo được đọc nhờ bộ du xích vòng.Thước chính gồm 2 thang chia có giá trị chia 1mm đặt so le 0,5mm Giá trị chia độ của panme phụ thuộc vào bước ren vít, đường kính tang chia và số vạch chia trên bạc với p là bước ren,n là số vạch Khoảng chia của thước phụ là a với d là đường kính tang chia Khi tăng d, tăng số vạch n, giá trị chia sẽ nhỏ đi.Thông thường dùng p =0,5; n = 50 sẽ có c = 0,01mm
  16. Hình 2.: Đọc số trên Panme Các dụng cụ đo kiểu panme như: panme thường loại đo ngoài và đo trong, panme đo răng, panme đo ren, panme đo sâu, panme đo chiều dầy thành ống... Hình 2.: Panme do ngoài Hình 2.: Panme đo trong Để giảm sai số tích lũy của truyền động ren vít, panme chỉ dùng hành trình hạn chế là
  17. 25mm. Vì thế mỗi panme chỉ có 1 phạm vi đo xác định: 0 – 25, 25 – 50, 50 – 75.. chỉ cho phép hoạt động trong phạm vi đã ghi trên giá. Ngoài kiểu đọc số theo du xích vòng panme cũng có loại đọc số theo kiểu hiện số cơ khí hoặc điện tử. Hình 2.: Panme hiển thị số 1.2. Dụng cụ đo có bề mặt số (đồng hồ so). Đồng hồ so là dụng chỉ thị thông dụng được dùng trong các gá lắp đo lường kiểm tra để chỉ ra các sai lệch khi đo. Với nguyên tắc cấu tạo khác nhau, đồng hồ so có thể có độ chính xác chỉ thị khác nhau. Hình 2.: Đồng hồ so Đồng hồ so có giá trị chia 0,01mm với phạm vi đo 0 – 2, 0 – 5, 0 – 10mm, có đường
  18. kính lắp Ø8 (số 10). Muốn mở rộng phạm vi đo của đồng hồ so có thể dùng phương pháp đo tuyệt đối, người ta cần thay đổi kết cấu của lò xo sao cho áp lực đo ít thay đổi trong suốt hành trình đo lớn. Phạm vi đo của đồng hồ so có thể là 0 – 20, 0 – 50, 0 – 100mm với c = 0,01mm, với đường kính lắp Ø8. Trong xu thế phát triển mới, để đơn giản và nâng cao độ chính xác đo, người ta đơn giản hóa đến tối thiểu kết cấu truyền và khuyếch đại chuyển vị, kết hợp với phương pháp chia nhỏ chuyển vị bằng các vi mạch điện tử tạo ra các đồng hồ so kiểu hiện số điện tử. Nguyên tắc cơ bản là thước kính chuẩn được gắn trên trục đo, đầu đọc điện tử được gắn trên vỏ cố định của đồng hồ. Phương án thiết kế mới này làm cho dụng cụ đo có kết cấu đơn giản nhỏ gọn, có khả năng đạt được độ chính xác cao. 2. Đo kiểm bằng Calip. 2.1. Calip nút. - Công dụng: Calíp trục dùng để kiểm tra kích thước giới hạn của chi tiết lỗ, của rãnh khi sản xuất hàng loạt và hàng khối. - Cấu tạo: Calíp trục gồm thân 1 và hai đầu đo 2,3 Đầu dài 2 là đầu Q, có kích thước danh nghĩa được chế tạo theo kích thước giới hạn nhỏ nhất của lỗ cần kiểm tra. Đầu ngắn 3 là đầu KQ, có kích thước danh nghĩa được chế tạo theo kích thước giới hạn lớn nhất của lỗ cần kiểm tra. Hình 2.: Calip - Cách sử dụng: Khi kiểm tra, ta đưa nhẹ nhàng các đầu đo của calíp vào chi tiết. Nếu chi tiết qua đầu Q của calíp và không qua đầu KQ của calíp thì chi tiết đạt yêu cầu. Nếu một trong hai điều kiện trên không thỏa mãn thì chi tiết không đạt yêu cầu. Quá trình kiểm tra chi tiết là phân loại đơn giản chúng thành 3 nhóm bằng calíp giới hạn như sau:
  19. + Chi tiết thành phẩm có kích thước nằm trong giới hạn cho phép (đầu Q qua, đầu KQ không qua). + Chi tiết phế phẩm sửa chữa được, khi kích thước trục lớn hơn kích thước lớn nhất cho phép, còn kích thước của lỗ nhỏ hơn kích thước nhỏ nhất cho phép. + Chi tiết phế phẩm không sửa chữa được, khi kích thước trục nhỏ hơn kích thước nhỏ nhất cho phép, còn kích thước của lỗ lớn hơn kích thước lớn nhất cho phép. - Cách bảo quản: + Trước khi kiểm tra lau sạch calíp và chi tiết cần kiểm tra. + Khi đưa calíp vào chi tiết để kiểm tra cần giữ cho tâm của calíp trùng với tâm của chi tiết kiểm tra. + Nghiêm cấm dùng lực đẩy calíp hàm vào trục và calíp nút vào lỗ. + Cấm kiểm tra chi tiết đang quay trên máy vì như vậy sẽ làm calíp mòn nhanh, đồng thời vi phạm các điều kiện của kỹ thuật an toàn. + Sử dụng nhẹ nhàng, tránh va chạm làm xây xước biến dạng các đầu đo. + Sau khi dùng xong lau chùi calíp bằng giẻ sạch và bôi dầu vào các mặt đo. 2.2. Calip hàm. - Công dụng:Calíp hàm dùng để kiểm tra kích thước giới hạn của chi tiết trục trong sản xuất hàng loạt. - Cấu tạo:Giống như calíp trục, calíp hàm cũng có thân và hai hàm đo, trong đó có một hàm qua ký hiệu là Q, một hàm không qua ký hiệu là KQ nghĩa được chế tạo theo kích thước giới hạn lớn nhất của lỗ cần kiểm tra. Hình 2.: Calip hàm Ngược với calíp trục, trong calíp hàm kích thước danh nghĩa của hàm qua được chế tạo theo kích thước giới hạn lớn nhất của trục cần kiểm tra, kích thước danh nghĩa của hàm không
  20. qua được chế tạo theo kích thước giới hạn nhỏ nhất của trục cần kiểm tra. 3. Đo góc. 3.1. Đo góc bằng phương pháp đo trực tiếp. Thước đo góc thường dùng là góc mẫu, êke, thước đo góc vạn năng. Dùng để đo và kiểm tra giá trị các góc. Hình 2.: Thước đo góc Sử dụng quạt và cung chia độ ta có thể đo bất kỳ góc nào. Hình 2.: Quạt và cung chia độ - Căn mẫu đo góc: Phạm vi sử dụng của căn mẫu góc rất rộng rãi, tuy vậy tầm quan trọng không thể sánh ngang bằng với căn mẫu song song khi đo kích thước dài. Căn mẫu góc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2