intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Toán kinh tế (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình

Chia sẻ: Calliope09 Calliope09 | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:58

19
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Toán kinh tế cung cấp cho người học các kiến thức: Đại số tuyến tính; Phương pháp đơn hình và bài toán đối ngẫu; Toán xác suất; Thống kê toán. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung giáo trình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Toán kinh tế (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: TOÁN KINH TẾ NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số:        /QĐ­TCGNB  ngày…….tháng….năm   2017  của Trường cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình
  2. Ninh Bình, năm 20
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về  đào tạo và tham   khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử  dụng với mục đích kinh  doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3
  4. LỜI NÓI ĐẦU Toán học và kinh tế là hai lĩnh vực có mối quan hệ gắn bó với nhau. Kinh   tế là nguồn cảm hứng cho toán học thực hiện khả năng tiềm năng của mình, còn  toán  học là công cụ giúp cho việc phân tích, giải quyết các vấn đề kinh tế một  cách chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả. Toán kinh tế là việc nghiên cứu để mô tả các  vấn đề kinh tế dưới dạng mô hình toán học thích hợp và từ góc độ  toán học sẽ  tìm ra lời giải cho mô hình đó, từ đó giúp các nhà kinh tế tìm ra các giải pháp tối   ưu cho bài toán kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập môn Toán kinh tế cho sinh viên  hệ Cao đẳng, chúng tôi đó biên soạn cuốn giáo trình này. Giáo trình không đi sâu  vào các vấn đề lý luận và các kỹ thuật toán học phức tạp mà chỉ tập trung trình   bày những nội dung cơ  bản và các thuật toán chính của lý thuyết tối  ưu tuyến  tính.  Nhằm giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng trong giáo trình có đầy đủ các ví dụ  cụ thể mô tả từng tình  huống, hướng dẫn tỉ mỉ toàn bộ quá trình giải quyết vấn  đề. Nội dung giáo trình gồm 4 chương: Chương 1: Đại số tuyến tính  Chương 2: Phương pháp đơn hình và bài toán đối ngẫu Chương 3: Toán xác suất Chương 4: Thống kê toán Mặc dù có nhiều cố  gắng, nhưng giáo trình này chắc chắn không tránh  khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được bạn đọc góp ý để  cuốn sách   ngày càng hoàn thiện.           Các tác giả An Thị Hạnh Đỗ Quang Khải Phạm Thị Hồng 4
  5. MỤC LỤC GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Toán kinh tế Mã số môn học: MH 16 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: ­ Vị trí: Môn học được bố trí giảng dạy sau các môn học chung. ­ Tính chất: Là môn học giúp người học vận dụng tốt các môn học chuyên   môn của nghề. ­ Ý nghĩa và vai trò của môn học: + Chương trình trang bị  cho sinh viên những kiến thức cơ  bản về  các mô   hình kinh tế, các phương pháp tiếp cận khác nhau để  lý giải sự  tồn tại và vận  động của quá trình kinh tế ­ xã hội. + Trang bị cho sinh viên những kỹ năng tính toán thông qua việc giải quyết   các bài toán, dựa vào bài toán có thế  tiến hành phân tích và dự  báo biến động   trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giá cả và tài chính. + Giúp cho sinh viên có những nhận thức cơ  bản, có phương hướng đúng  đắn và tự tin trong công tác tài chính thực tiễn sau khi tốt nghiệp ra trường. 5
  6. + Ngoài ra học sinh còn có năng lực để theo học liên thông lên các bậc học   cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề. Mục tiêu môn học: ­ Về kiến thức: + Trình bày được các kiến thức cơ bản về kinh tế học và công cụ toán học  để xây dựng mô hình bài toán kinh tế; + Trình bày mối liên hệ định tính, định lượng giữa các biến số kinh tế trong  nhiều lĩnh vực và sử  dụng các phương pháp như: Phân tích cân bằng, phân tích   tối ưu, quy hoạch tuyến tính, thống kê toán....  ­ Về kỹ năng:  + Xây dựng được mô hình bài toán kinh tế và phân tích được mô hình; + Giải được bài toán quy hoạch tuyến tính, xác suất và thống kê toán; + Kiểm định được các giả thuyết thống kê toán. ­ Về  năng lực tự  chủ  và trách nhiệm: Có phẩm chất  đạo đức, kỷ  luật tốt, có ý  thức tự rèn luyện để nâng cao trình độ. Nội dung môn học: CHƯƠNG 1: ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH Mã chương: TKT 01 Giới thiệu:  Trang bị  cho người học những kiến thức chung về vectơ, ma trận, hướng   dẫn người học các cách xác định giá trị  định thức và phương pháp giải bài toán   quy hoạch tuyến tính. Mục tiêu: ­ Trình bày được khái niệm Vectơ n chiều và khái niệm về ma trận;  ­ Trình bày được các phép toán vectơ; ­ Trình bày được cách xác định giá trị định thức; ­ Giải được hệ phương trình và bài toán quy hoạch tuyến tính; ­ Có ý thức học tập nghiêm túc, cẩn thận, chính xác. 6
  7. Nội dung chính: 1. Vectơ n chiều và các phép tính  1.1. Định nghĩa ­ Véc tơ  là một đoạn thẳng được cấu thành bởi 2 yếu tố  là độ  dài véctơ  và  hướng. ­ Véctơ n chiều là một bộ gồm n số thực được sắp xếp có thứ tự và ký hiệu là      X = (x1, x2, ..., xn ) = {xj }; j = 1 ­ n VD: X1 = (1, 4, 0)  X2 = (3, ­1, 2, 1, 5) ­ Mỗi số xj gọi là thành phần hoặc toạ độ thứ j của x. x1 gọi là thành phần thứ 1 x2 gọi là thành phần thứ 2 ... xn gọi là thành phần thứ n ­ Véctơ 0 là véctơ mà tất cả các thành phần đều bằng 0 ­ Véctơ đối của véctơ X là ­ X = (­ x1, ­ x2, ..., ­ xn ) ­ Véctơ bằng nhau: 2 véctơ có cùng thành phần được gọi là bằng nhau khi và chỉ  khi các thành phần tương ứng của chúng bằng nhau từng đôi một. X = (x1, x2, ..., xn ); Y = (y1, y2, ..., yn ) Ta có     X = Y       x1 = y1                                      x2 = y2                                         ...                                       xn = yn Như vậy, 2 véctơ bằng nhau là 2 véctơ có các thành phần giống hệt nhau ­ Véctơ hàng là n số thực được sắp xếp theo hàng. ­ Véctơ cột là n số thực được sắp xếp theo cột. ­ Véctơ đơn vị là véctơ  có 1 thành phần bằng 1 còn các thành phần còn lại đều   bằng 0. 1.2. Các phép toán vectơ 1.2.1. Phép cộng 2 véctơ có cùng thành phần Ta gọi tổng của 2 véctơ  n chiều X và Y là một véctơ  n chiều Z mà các  thành phần của nó là tổng các thành phần tương ứng của X và Y, nghĩa là: X + Y = Z; zj = xj + yj ; j = 1 ­ n 7
  8. Như  vậy, phép cộng chỉ  thực hiện  được trên những véctơ  có cùng số  chiều và thực chất là qui về phép cộng các số, do đó nó cũng có đầy đủ các tính   chất của phép cộng các số. 1.2.2. Phép nhân vectơ với một số Ta gọi tích của một vectơ n chiều X với 1 hằng số k là một vectơ n chiều   ký hiệu kX mà các thành phần của nó là các thành phần tương ứng của X được   nhân lên với k, nghĩa là: kX =  kxj  (j = 1  n) Thực chất của phép tính này cũng quy về phép tính trên các số. Các tính chất cơ bản của 2 phép tính trên: ­ Tính giao hoán:  X + Y = Y + X      kX = Xk ­ Tính kết hợp:                       (X + Y) + Z = Y + (X+ Z)                   k 1 (k2  X) = k 1 k2  X = (k 1 k2 ) X ­ Luật phân bố:                                   k (X + Y) = kY + kX                      (k 1 + k2)  X = k 1X +  k2  X ­ X+ (­X) = 0 ­ X + 0 = X 1.2.3. Tích vô hướng của hai vectơ Ta gọi tích vô hướng của hai vectơ  n chiều X và Y là một số  thực được  xác định bởi tổng các tích của các thành phần tương  ứng của X và Y, ký hiệu  (X, Y) (X, Y) = x1 y1 + x2 y2 + ... + xn yn  =  x j yj 1.3. Độc lập và phụ thuộc tuyến tính Cho một hệ thống m vectơ n chiều  X1 , X2 , ..., Xm   (I) Ta có đẳng thức vectơ: k1 X1 + k2 X2 + ...+ km Xm  = 0 (*) xảy ra khi ta tìm  được m số thực k1 ,k2 ,..., km ­ Nếu có ít nhất một số k khác 0 thì Hệ (I) được gọi là phụ thuộc tuyến tính. ­ Nếu k1 = k2 =...= km thì Hệ (I) được gọi là độc lập tuyến tính. Ví dụ: Có 4 vectơ: X1 = (1, 7, 3) X3 = (7, 9, 2) 8
  9. X2 = (2, 4, ­5)  X4 = (­1, 6, 8) Và tồn tại 4 số thực k1 ,k2 , k3, k4. Hệ độc lập hay phụ thuộc tuyến tính? LG: Ta xét: k1 X1 + k2 X2 + k3 X3 + k4 X4  = 0           k1 +2k2 + 7 k3 ­ k4     = 0             7k1+ 4 k2 + 9k3 + 6 k4 = 0             3k1­ 5 k2 + 2k3 + 8 k4  = 0 Ta thấy, ứng với mỗi một k 4 thì cho một k1,k2 ,k3. Do đó, có ít nhất 1 k  0  nên hệ phụ thuộc tuyến tính 2. Ma trận 2.1. Các khái niệm cơ bản Bảng m và n số thực được xếp thành m hàng và n cột là ma trận cấp m   n    A = (aij)m n =   a11       a12  ... a1n (i= 1 m)                            a21     a22  ... a2n (j = 1 n)                                                      .....................................                             am1     am2 ... amn   Mỗi số nằm trong cấu thành của ma trận gọi là một phần tử của ma trận aij là phần tử nằm ở hàng thứ i và cột thứ j của ma trận aii là đường chéo của ma trận * Một số ma trận đặc biệt: ­ Ma trận 0: Là ma trận mà mọi phần tử đều bằng 0 ­ Ma trận vuông: Là ma trận có số  hàng bằng số  cột (m=n) khi đó ta gọi là ma  trận vuông cấp n ­ Ma trận tam giác: Là ma trận vuông mà mọi phần tử  nằm về  một phía của   đường chéo đều bằng 0 ­ Ma trận đường chéo: Là ma trận vuông mà mọi phần tử  nằm ngoài đường   chéo đều bằng 0 ­ Ma trận đơn vị: Là ma trận đường chéo mà mọi phần tử trên đường chéo đều  bằng 1, ký hiệu E ­ Ma trận chuyển vị: Nếu ta đổi hàng thành cột và cột thành hàng thì ta dược ma  trận chuyển vị của ma trận đã cho. 9
  10. 2.2. Các phép tính ma trận 2.2.1. Phép cộng 2 ma trận Cho hai ma trận A, B cùng cấp m   n. Tổng của hai ma trận là ma trận C  cấp m   n mà các phần tử của nó là tổng các phần tử tương ứng của A và B A = (aij)m n  B = (bij)m n C = (cij)m n  = (aij + bij) m n Ví dụ:        A =  1 3 B =  2 1                              4 7 8 3             A + B =  3 4                   12 10 2.2.2. Phép nhân ma trận với một số thực Ta gọi tích của ma trận A = (aij)m n với một số thực k là  ma trận cấp m  n , ký hiệu là k.A mà các phần tử của nó là các phần tử tương ứng của A được  nhân lên với k. Khi đó: C = (k.A) = (k. aij)m n Ví dụ:       A =  1 3 k = 3                             4        7         C = (k.A)  =    3       9                       12    21 * Trường hợp hiệu hai ma trận cùng cấp có thể được coi là phép cộng của một   ma trận với ma trận đối của ma trận kia: A ­ B = A + (­B) 2.2.3. Phép nhân hai ma trận Cho A = (aij)m n ; B = (bjk)n k Phép nhân A với B là một ma trận C = (c ik)m p mà phần tử nằm trên hàng i  cột k của nó được xác định bởi tổng các tích của các phần tử  nằm trên hàng i   của ma trận A (đứng trước) với các phần tử  nằm trên cột k của ma trận B   (đứng sau) nghĩa là: Cik =   aij. bjk  (i= 1  m; k = 1  p) 10
  11. Phép nhân ma trận có điều kiện: Số cột của ma trận đứng trước phải bằng  số  hàng của ma trận đứng sau. Do đó, phép nhân hai ma trận không có tính chất   giao hoán. Ví dụ:     A =  2 1 1 ;  B =  3 1                              3        0         1            2 1                                                                                       1       0         C = A.B =  9 3                            103 3. Định thức 3.1. Cách xác định giá trị định thức +) Xác dịnh giá trị định thức cấp 2    A =        a11    a12   =    a11 . a22 ­  a21a12                     a21     a22 Ví dụ:       A =  2 3 = 14 ­ 12 =2                             4        7 +) Xác định giá trị định thức cấp 3 A =   a11       a12   a13  = a11 a22 a33 + a23 a12a31 + a13 a21 a32 ­ a11 a23  a32   a21       a22    a23               ­ a21 a12a33 ­ a13 a22 a31                  a31        a32   a33 Ví dụ:     A =  1 2  3                             ­1 5       ­2 = ­59                           4       ­3  2 +) Xác định giá trị định thức cấp n ­ Phần bù: Mij là phần bù của A khi ta xoá di dòng i và cột j của A ­ Phần bù đại số của phần tử aij của định thức Alà:  Aij = (­1)i+jMij      Ví dụ:                 A =  0 1 2 1 11
  12.                              1 ­1 2 0                          2 1 3 1                       1        2 4 5    Phần bù đại số của A là A21   M21 =       1   2 1 = 3                     1 3 1                     2 4 5  A21 = (­1) 2+1 (3) = ­3 + Cách 1: Khai triển định thức Ví dụ: Khai triển định thức A A = 0.A11 + 1.A12 + 2. A13 + 1. A14  = 7 + 24 ­ 9 = 22 + Cách 2: Biến đổi định thức về dạng tam giác        A =  a11 a12 ...a1n = a11a22....ann                0 a22..  .a2n             0 0...    ann 3.2. Tính chất của định thức ­ Định thức của một ma trận vuông bằng định thức của ma trận chuyển vị của   nó. ­ Nếu có một dòng hoặc một cột gồm toàn số 0 thì giá trị định thức bằng 0 ­ Nếu có hai dòng hoặc hai cột giống nhau thì giá trị định thức bằng 0 ­ Nếu có hai dòng hoặc hai cột tỷ lệ với nhau thì giá trị định thức bằng 0 ­ Nhân một dòng hoặc một cột của định thức với k thì giá trị định thức gấp lên k   lần. ­ Nếu ta đổi chỗ hai dòng hoặc hai cột của định thức cho nhau, còn các dòng và  cột khác vẫn giữ nguyên vị trí thì giá trị định thức sẽ đổi dấu. ­ Nếu ta cộng vào một dòng hay một cột của định thức với một dòng hay một   cột khác sau khi đã nhân với một số thì giá trị định thức không thay đổi. 12
  13. 4. Ma trận nghịch đảo 4.1. Định nghĩa ­ Cho ma trận A là ma trận vuông cấp n. Nếu hạng của ma trận bằng n thì ta nói   là ma trận A không suy biến. ­ Điều kiện để có ma trận nghịch đảo: Ma trận không suy biến. Do đó, ma trận  vuông A không suy biến nếu  A  0 * Định nghĩa: Ma trận A cấp n không suy biến bao giờ cũng tồn tại một ma trận   cùng cấp A­1 sao cho: A.A­1 = A­1.A = E A­1 được gọi là ma trận nghịch đảo của A và là ma trận nghịch đảo duy nhất. 4.2. Cách tìm ma trận nghịch đảo ­ Viết ma trận  A/E ­ Trên các hàng của ma trận này thực hiện các phép biến đổi sơ cấp 2 và 3 biến  đổi sao cho A trở thành E, khi đó E sẽ trở thành A­1 Nếu A không thể biến đổi thành E thì ma trận A suy biến và không tồn tại A­1 Ví dụ: Tìm ma trận nghịch đảo của ma trận:         A =    1    ­3  2                   ­2 5 ­1                    1 0 ­5 Thành lập ma trận  A E  và biến đổi như sau: 1 ­3 2 1 0 0 1 ­3 2 1 0 0 ­2 5 ­1 0 1 0 0 ­1 3 2 1 0 1 0 ­5 0 0 1 0 3 ­7 ­1 0 1 1 0 ­7 ­5 ­3 0 1 0 0 25/2 15/2 7/2 0 1 ­3 ­2 ­1      0 0 1 0 11/2 7/2 3/2 0 0 ­2 5 3 1 0 0 1 5/2 3/2 1/2 Như vậy: A­1 =  25/2 15/2 7/2                              11/2 7/2 3/2                              5/2 3/2 1/2 13
  14. 5. Hệ phương trình tuyến tính 5.1. Khái niệm Hệ  phương trình tuyến tính tổng quát gồm m phương trình và n  ẩn có  dạng:                           a11x1+ a12x2 +...+ a1nxn    = b1                           a21x1+ a22x2 +...+ a2nxn   = b2                          am1x1+ am2x2 +…+ amnxn = bm Ký hiệu: +) aij là hệ số của ẩn số xj trong phương trình i (i= 1 m; j = 1 n) A = (aij)m n gọi là ma trận hệ số của phương trình +) B = (b1, b2, …, bm) là vectơ vế phải của hệ phương trình +) X = (x1, x2,.., xn) là vectơ ẩn số của hệ phương trình +) A =  A B  là ma trận mở rộng của hệ phương trình +) Aj là vectơ cột j của ma trận A Hệ phương trình có thể viết dưới dạng: A.X = B   X = A­1.B ­ Vectơ X thoả mãn mọi phương trình của hệ gọi là một nghiệm của hệ. ­ Một hệ có ít nhất một nghiệm gọi là hệ có nghiệm hay hệ tương thích. ­ Một hệ có một nghiệm duy nhất gọi là hệ xác định hay hệ Cramer. ­ Một hệ có hơn một nghiệm gọi là hệ vô định hay không xác định. ­ Một hệ không có nghiệm gọi là hệ vô nghiệm. 5.2. Phương pháp giải 5.2.1. Phương pháp Cramer Hệ có n phương trình n ẩn số thì hệ có nghiệm duy nhất gọi là hệ Cramer                                      dj                          xj  =    (j = 1 n)                                     d Trong đó:     d : Định thức của ma trận hệ số   dj : Định thức có cột thứ j là cột số hạng tự do, còn tất cả các cột   còn lại như của định thức d. Aj được suy ra từ A bằng cách thay cột j của A bằng B Ví dụ: Giải hệ phương trình:      x + y + 2z = ­ 1 14
  15.   2x ­ y + 2z = ­4                                           4x + y + 4z = ­2 LG: ta có:       A = 1   1 2 = 6  ;  A1 =  ­1  1 2 = 6              2 ­1 2 ­4 ­1 2              4   1      4          ­2       1      4 A2    =     1 ­1 2 =  12 ; A3 = 1      ­1    ­1    = ­12              2 ­4 2 2      ­1    ­4              4 ­2 4 4       1    ­2      x = 1 ; y = 2 ; z =­2 5.2.2. Dùng phương pháp biến đổi sơ cấp ­ Đổi chỗ hai dòng hoặc hai cột cho nhau. ­ Nhân tất cả  các phần tử  của một dòng hoặc một cột của ma trận với một   hằng số khác 0. ­ Nhân tất cả các phần tử của một dòng (cột) của ma trận với một hằng số khác   0 rồi cộng vào một dòng (cột) khác. VD1: Giải hệ phương trình:           ­ x1 + 5 x2 + 3 x3 = 0            x1 –  4 x2 + 2x3   = 9           3x1 – 12 x2 ­ 2x3 = 11 Thành lập ma trận mở rộng và biến đổi như sau:       A =  ­1     5     3       0               ­1     5      3      0                 ­1      5     3       0                1    ­4      2      9              0    1      5      9                0      1     5       9                3   ­12   ­2     11                0     3     7     11                  0     0     ­8    ­16    Ta có:      ­8 x3 = ­16   x3  = 2                  x2 = 9 ­ 5 x3 = ­1          ;                    x1 = 5x2  + 3 x3 = 1 Hệ phương trình có nghiệm duy nhất là: x = (1, ­1, 2) VD2: Giải hệ phương trình:            x1 + 2 x2 + 3 x3 – x4 =  8           3x1 – x2 ­ 5x3 + 4 x4  = ­11 15
  16.           6x1 + 5 x2 + 4 x3 + x4 = 13 Thành lập ma trận mở rộng và biến đổi như sau:              1     2    3     ­1      8          1    2     3     ­1       8            1    2     3     ­1     8 A =       3    ­1   ­5      4    ­11      0   ­7  ­14     7     ­35         0   ­7   ­14    7   ­35              6     5    4      1     13          0    7    14    ­7     35             0    0     0      0      0 Như vậy, phương trình (3) bị loại khỏi hệ. Từ phương trình (2) giữ lại ẩn  x2, chuyển x3 và x4 sang vế phải làm ẩn tự do, ta được: x2 = 5 ­ 2 x3 + x4           ;                    x1 = ­2 + x3  ­ x4 Vậy hệ phương trình có nghiệm tổng quát: (­2 + x3  ­ x4 ; 5 ­ 2 x3 + x4 ; x3 ; x4 ) Hệ vô định, cho các ẩn tự do những trị số tuỳ ý, ví dụ:              x3 = 1 ;     x4 = 2    nghiệm cụ thể ( ­3, 5, 1, 2) 16
  17. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP ĐƠN HÌNH VÀ BÀI TOÁN ĐỐI NGẪU Mã chương: LTTCTT 02 Giới thiệu: Trang   bị   cho   người   học   những   kiến   thức   cơ   bản   về   phương   pháp   đơn  hình,bài toán đối ngẫu, qua đó  ứng dụng để  giải các bài toán quy hoạch tuyến   tính. Mục tiêu: ­ Trình bày được phương pháp đơn hình để  giải các bài toán quy hoạch  tuyến tính;  ­ Trình bày được bài toán đối ngẫu; ­ Giải được các bài toán bằng phương pháp đơn hình; ­ Viết được bài toán đối ngẫu từ bài toán gốc; ­ Có ý thức học tập nghiêm túc, cẩn thận và chính xác.  Nội dung chính: 1. Các khái niệm, tính chất chung của bài toán quy hoạch tuyến tính 1.1. Một số ví dụ thực tế dẫn đến bài toán quy hoạch tuyến tính 1.1.1. Bài toán khẩu phần thức ăn Giả sử có một đội sản xuất chăn nuôi 1 loại gia súc, đội có 2 loại thức ăn   I, II. Trong 2 loại thức ăn đều có chứa 3 chất dinh dưỡng A, B, C. Số  đơn vị  chất dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn và nhu cầu tối thiểu về  số  đơn vị  chất dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn được cho trong bảng: DD A B C 17
  18. Loại TA I 2 5 1 II 7 3 4 Nhu   cầu   tối  16 14 12 thiểu Biết rằng: Giá bán của một đơn vị thức ăn I là 1000đ Giá bán của một đơn vị thức ăn II là 2000đ Yêu cầu: Hãy xác định lượng thức ăn mỗi loại cần có trong khẩu phần thức ăn  hàng ngày để  đảm bảo yêu cầu về  chất dinh dưỡng (Gia súc phát triển bình  thường) và có chi phí về thức ăn là nhỏ nhất. Gọi X1, X2 lần lượt là số đơn vị thức ăn loại I, II cần cho khẩu phần thức   ăn mỗi ngày (X1, X2     0) Chi phí về khẩu phần thức ăn là:      1 X1 + 2 X2 Yêu cầu về chất dinh dưỡng A:  2 X1 + 7 X2 Yêu cầu về chất dinh dưỡng B:  5 X1 + 3 X2 Yêu cầu về chất dinh dưỡng C:  1 X1 + 4 X2 Điều kiện phải có: Hàm mục tiêu chi phí nhỏ nhất:  X1 + 2 X2   Min Yêu cầu tối thiểu về chất dinh dưỡng:  2 X1 + 7 X2   16 5 X1 + 3 X2   14  1 X1 + 4 X2   12         X1, X2    0 Giải bài toán ta sẽ tìm được X1, X2 thể hiện khối lượng thức ăn cần phải  sử dụng để vừa có chi phí tối thiểu, vừa đủ nhu cầu về dinh dưỡng cho gia súc   phát triển tốt. 1.1.2. Bài toán đặt kế hoạch sản xuất Một nhà máy có nhiệm vụ  sản xuất 2 loại sản phẩm A, B. Những sản   phẩm này được chế tạo từ 3 nguyên liệu I, II, III. Số đơn vị nguyên liệu dự trữ  từng loại và số  đơn vị  nguyên liệu mỗi loại để  sản xuất một loại sản phẩm   được cho trong bảng:                Sản phẩm I II III Nguyên liệu A 1 3 2 18
  19. B 3 2 1 Nguyên liệu dự trữ 18 19 12 Cho biết lợi nhuận thu được trên một đơn vị sản phẩm A là 20; một đơn   vị  sản phẩm B là 30. Xác định số  sản phẩm mỗi loại cần sản xuất sao cho lãi   được nhiều nhất trong khuôn khổ về nguồn nguyên liệu dự trữ. Gọi X1, X2 là khối lượng sản phẩm A, B được tạo ra: (X1, X2     0) Lợi nhuận là: 20 X1  + 30X2    Max Trong khuôn khổ nguyên liệu I:         1 X1 + 3 X2    18       II:  3 X1 + 2 X2    19                     III:  2 X1 +     X2   12                         X1, X2   0 Trên đây là 2 ví dụ đơn giản để  minh họa mô hình toán học các vấn đề  nảy sinh trong thực tế. Các bài toán trên có thể  hiểu là bài toán tìm cực trị  của  một hàm tuyến tính xác định trên tập hợp nghiệm của một hệ  thống hỗn hợp  các phương trình và bất phương trình tuyến tính gọi là bài toán quy hoạch tuyến  tính . 1.2. Bài toán qui hoạch tuyến tính và các dạng đặc biệt 1.2.1. Bài toán qui hoạch tuyến tính và các khái niệm 1.2.1.1. Bài toán qui hoạch tuyến tính Tìm vectơ X =  xj: j = 1 n  thoả mãn: aijxj  = bi                        (i = 1, m1) aijxj    bi                        (i = m1 + 1, m2) aijxj    bi                        (i = m2 + 1, m) xj   0                                (j = 1, p) xj    0                              (j = p + 1, q) xj không có điều kiện dấu                         (j = q + 1, n) Sao cho: f(x) = Cjxj   max 1.2.1.2. Một số khái niệm ­ Ràng buộc: Mỗi phương trình hoặc bất phương trình trong hệ điều kiện gọi là   một ràng buộc. ­ Hàm mục tiêu f(x) thể hiện mục tiêu mình cần đạt được. 19
  20. ­ Phương án: Là một vectơ x nào đó thoả mãn mọi ràng buộc của bài toán gọi là   một phương án. ­ Tập phương án : Là tập hợp tất cả những phương án có thể  có của bài toán.   Đôi khi tập phương án  người ta còn dùng với nghĩa miền ràng buộc. Ký hiệu D. ­ Phương án tối  ưu (phương án  tốt nhất): Là một phương án mang lại cực trị  cho hàm mục tiêu hay là một phương án mà tại đó trị  số  hàm mục tiêu đạt cực  đại hoặc cực tiểu. ­ D =  : Bài toán không có phương án nên không có phương án tối ưu. ­ D     : Có phương án .     Có hai khả năng: + Không có phương án tốt nhất. + Có thể tìm được phương án  tốt nhất. Một bài toán có phương án tốt nhất gọi là bài toán giải được. Nếu không  có phương án   tốt nhất gọi là bài toán không giải được: Trị  số  hàm mục tiêu  không bị chặn trên tập phương án  hay nói cách khác là trị số hàm mục tiêu giảm  (tăng) vô hạn trên tập phương án. 1.2.2. Các dạng đặc biệt 1.2.2.1. Dạng chính tắc Tìm vectơ X =  xj: j = 1 n  thoả mãn: aijxj  = bi                        (i = 1, m) xj   0                         (j = 1, n)    Sao cho: f(x) =     Cjxj   max (min) Hay có thể viết dưới dạng ma trận với hệ ràng buộc:      A.X = B   X   0 Hệ ràng buộc gồm 2 nhóm: 1 nhóm là các ràng buộc dạng phương trình,  còn nhóm ràng buộc bất phương trình trở  thành các ràng buộc về  dấu đối với  các biến (mọi biến đều không âm) * Mệnh đề: Mọi bài toán qui hoạch tuyến tính đều có thể qui về bài toán dạng   chính tắc tương đương theo nghĩa trị tối ưu của hàm mục tiêu trong 2 bài toán là  trùng nhau và từ  phương án  tối  ưu của bài toán này suy ra phương án  tối  ưu   của bài toán kia. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2