intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Trồng cây sầu riêng, măng cụt - MĐ03: Trồng sầu riêng, măng cụt

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

248
lượt xem
97
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mô đun 03 “Trồng sầu riêng, măng cụt” là một trong 7 mô đun của nghề “Trồng sầu riêng, măng cụt” trình độ sơ cấp nghề. Mô đun này hướng dẫn kiểm tra cây giống trước khi trồng, đặt cây vào hố trồng, lấp đất, cố định cây, tướ nước, phủ (tủ) gốc giữ ẩm và che nắng cho cây sau trồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Trồng cây sầu riêng, măng cụt - MĐ03: Trồng sầu riêng, măng cụt

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT MÃ SỐ MÔ ĐUN: MĐ 03 NGHỀ: TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Mô đun 03 “Trồng sầu riêng, măng cụt” là một trong 7 mô đun của nghề “Trồng sầu riêng, măng cụt” trình độ sơ cấp nghề. Mô đun này hướng dẫn kiểm tra cây giống trước khi trồng, đặt cây vào hố trồng, lấp đất, cố định cây, tưới nước, phủ (tủ) gốc giữ ẩm và che nắng cho cây sau trồng. Ngoài ra còn hướng dẫn trồng cây trồng xen trong những năm cơ bản để phục vụ cho quá trình trồng sầu riêng, măng cụt. Nội dung cuốn giáo trình được phân bố giảng dạy trong thời gian 60 giờ và bao gồm 04 bài như sau: Bài 1: Đặc điểm của cây sầu riêng Bài 2: Đặc điểm của cây măng cụt Bài 3: Trồng cây sầu riêng, măng cụt Bài 4: Trồng cây trồng xen (trong vườn sầu riêng, măng cụt) Các bài trong mô đun có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tạo điều kiện cho học viên thực hiện được mục tiêu học tập và áp dụng vào thực tế trồng sầu riêng, măng cụt tại cơ sở. Mô đun này liên quan mật thiết với các mô đun: Chuẩn bị trước khi trồng, Chăm sóc; Phòng trừ sâu bệnh và Thu hoạch – tiêu thụ. Để hoàn thiện được cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sự hợp tác, giúp đỡ của các nhà khoa học, các cơ sở sản xuất, các nông dân sản xuất sầu riêng, măng cụt giỏi, các nhà giáo đã tham gia đóng góp ý kiến để chúng tôi xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình. Các thông tin trong giáo trình này có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế, tổ chức giảng dạy và vận dụng phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tế của từng vùng trong quá trình dạy học. Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và người lao động trực tiếp trong lĩnh vực trồng sầu riêng, măng cụt để chương trình, giáo trình được điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu học nghề trong thời kỳ đổi mới. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Kiều Thị Ngọc 2. Đoàn Thị Chăm 3. Đinh Thị Đào 4. Nguyễn Hồng Thắm
  4. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU ……………………………………………...… 3 Mô đun: TRỒNG CÂY SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT ……………... 6 Bài 1: Đặc điểm của cây sầu riêng .............................................. 7 A. Nội dung ……………..………………………………………. 7 1.1. Nguồn gốc, giá trị kinh tế và tình hình sản xuất ...................... 7 1.2. Đặc tính thực vật của cây sầu riêng ......................................... 11 1.3. Sự sinh trưởng, phát triển của cây sầu riêng ............................ 23 1.54. Đặc điểm sinh thái của cây sầu riêng ..................................... 23 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ……………...………………… 25 C. Ghi nhớ ……………………………………………………….. 26 Bài 2: Đặc điểm cây măng cụt ………………………………….. 27 A. Nội dung ……………………………………………………… 27 2.1. Nguồn gốc, giá trị kinh tế và tình hình sản xuất ……….…… 27 2.2. Đặc tính thực vật của cây măng cụt ………………………… 31 2.3. Đặc điểm sinh thái của cây măng cụt, măng cụt ……………. 39 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ………………….…..………… 40 C. Ghi nhớ …………………………………………..…..……….. 41 Bài 3: Trông cây sầu riêng, măng cụt …..……….….…………. 42 A. Nội dung………………………………………….…..……….. 42 3.1. Đặt cây vào hố ………………………………….…………… 42 3.2. Lấp đất ………………………………………….…………… 45 3.3. Cắm cọc giữ cho cây đứng vững …………….……………… 46 3.4. Tưới nước giữ ẩm cho cây sau trồng ……………………….. 47 3.5. Che nắng cho cây sau trồng ………………………………… 47 3.6. Phủ (tủ) gốc cho cây sau trồng ……………………………… 48 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ………...……………………… 49 C. Ghi nhớ ……………………………………………………….. 49
  5. 5 Bài 4: Trồng cây trồng xen ……………………….……………. 50 A. Nội dung ………………………………..……………………. 50 4.1. Tác dụng của cây trồng xen ……………………… ………… 50 4.2. Chọn loại cây để trồng xen …………………….……………… 52 4.3. Trồng, chăm sóc và thu hoạch cây trồng xen ………..……… 53 4.4. Tính hiệu quả cây trồng xen ………………………………… 54 B. Câu hỏi và bài tập thực hành …………………………...…… 56 C. Ghi nhớ ……………………………………………………….. 57 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN …………………...…… 58 I. Vị trí, tính chất của mô đun ……………………………………. 58 II. Mục tiêu mô đun ………………………………………...……. 58 III. Nội dung chính của mô đun ………………………………….. 58 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ………………… 59 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập …………………………. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………..….……... 63 Danh sách ban chủ nhiệm …………………………….…..……… 64 Danh sách hội đồng nghiệm thu ………………..………….…….. 65
  6. 6 MÔ ĐUN: TRỒNG CÂY SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun Mô đun 03: “Trồng cây sầu riêng, măng cụt” có thời gian học tập là 68 giờ trong đó có 12 giờ lý thuyết, 46 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Môđun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc: Kiểm tra cây giống trước trồng; Trồng cây sầu riêng, măng cụt và trồng cây trồng xen đạt chất lượng hiệu quả cao. Mô đun bao gồm 4 bài học, mỗi bài học được kết cấu theo trình tự giới thiệu kiến thức lý thuyết, các bước thực hiện công việc, phần câu hỏi bài tập và ghi nhớ. Ngoài ra giáo trình có phần hướng dẫn giảng dạy mô đun nêu chi tiết về nguồn lực cần thiết gồm trang thiết bị và vật tư thực hành, cách thức tiến hành, thời gian, tiêu chuẩn sản phẩm mà học viên phải đạt được qua mỗi bài tập.
  7. 7 BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM CÂY SẦU RIÊNG Mã bài: MĐ 03-01 Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng; - Hiểu biết về nguồn gốc và yêu cầu với điều kiện ngoại cảnh của cây sầu riêng - Vận dụng để trồng sầu riêng đạt hiệu quả kinh tế cao A. Nội dung 1. Nguồn gốc, giá trị kinh tế và tình hình sản xuất 1.1. Nguồn gốc cây sầu riêng Cây sầu riêng (hình 3.1.1) có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á, ở Malaysia và Inđônêsia. Hình 3.1.1. Cây sầu riêng 1.2. Các nước trồng được sầu riêng Cây sầu riêng được trồng nhiều ở Thái Lan, Malaysia, Inđônêsia, Việt Nam, Mianma, Philippin, Campuchia, Lào, ngoài ra còn trồng ở Ấn Độ, Srilanca, Brunây. 1.3. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây sầu riêng a. Giá trị dinh dưỡng Sầu riêng là một loại quả rất bổ, các giá trị về calo, đường, đạm, chất béo, chất khoáng đều rất cao so với các loại quả khác. Hạt/hột sầu riêng chứa 3,1% protit, 0,4% lipit, các chất P, Na, K, Ca, Mg, Fe, vitamin B1, B2, C... do đó cũng được sử dụng làm thức ăn và làm thuốc bổ dưỡng. Bột hạt sầu riêng được dùng làm chất phụ gia trong chế biến kẹo, mứt… b. Giá trị sử dụng - Sầu riêng thường dùng để ăn tươi, sau khi tách vỏ, cơm (hình 3.1.2) sầu riêng được dùng để ăn trực tiếp.
  8. 8 Hình 3.1.2. Cơm sầu riêng - Ngoài ăn tươi, sầu riêng còn có nhiều công dụng khác như: + Chế biến thành kẹo, bánh (hình 3.1.3) Hình 3.1.3. Sầu riêng được dùng để chế biến bánh + Làm phụ gia để tăng mùi vị cho kem, nước giải khát (hình 3.1.4). Hình 3.1.4. Làm phụ gia tăng mùi vị cho nước giải khát
  9. 9 - Hạt/hột (hạt hay còn được gọi là hột) sầu riêng (hình 3.1.5): Hột còn được luộc, nướng hoặc rang chín, ăn bùi như hạt dẻ, hạt mít. Hình 3.1.5. Hột sầu riêng - Gỗ dùng trong xây dựng và làm đồ đạc như bàn, ghế và đồ gia dụng trong nhà (hình 3.1.6). Hình 3.1.6. Bàn được làm từ gỗ sầu riêng - Rễ và lá làm thuốc hạ sốt, trị vàng da do gan: Theo kinh nghiệm dân gian lấy 10 - 20g rễ và lá sầu riêng thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml uống hàng ngày, đồng thời lấy lá tươi nấu nước tắm cho người bị vàng da do gan. - Vỏ thân cây sầu riêng dùng nấu nước tắm chữa bệnh ngoài da và diệt chấy, rận, rệp... - Vỏ quả sầu riêng còn được dùng làm thuốc bổ khí, chữa đầy bụng, khó tiêu, ho do hàn, cảm sốt. Sau khi ăn người ta lấy vỏ rửa sạch, dùng 15 - 20g thái nhỏ nấu nước uống/ngày hoặc thái lát mỏng, phơi khô để dùng dần. c. Giá trị kinh tế của sầu riêng Ở nước ta, sầu riêng là một trong những loại quả có giá trị cao hơn hẳn so với nhiều loại quả khác. Với năng suất bình quân của giống sầu riêng hạt lép từ 7 năm tuổi trở lên có khoảng 15 tấn quả/ha, với giá bán 30.000-35.000 đồng/kg, sẽ cho thu nhập từ 280.000.000 đến 350.000.000 đồng/ha. Nếu điều khiển được sầu riêng nghịch vụ thì giá trị này còn cao hơn nữa.
  10. 10 1.4. Tình hình sản xuất sầu riêng trên thế giới b. Tình hình sản xuất Trên thế giới, sầu riêng được trồng ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippine, Việt Nam, Ấn Độ, Srilanka, Căm Pu Chia, Bắc Australia … Thái Lan là nước chiếm khoảng 58% toàn bộ sản lượng sầu riêng trên thế giới. Ở Mã Lai, sầu riêng được trồng ở tất cả các bang. Giống lai được trồng phổ biến nhất là D24 chiếm đến 70% diện tích trồng sầu riêng của Mã Lai. Ở Indonesia, các giống sầu riêng được trồng chủ yếu là Sunan, Monthong, Sukun, Sitokong, Simas, Petrack, Chanee. Ở Philippines, giống trồng chủ yếu là Chanee và Monthong. Ở Brunei diện tích sản xuất không lớn chỉ vài trăm ha. b. Thị trường sầu riêng thế giới Trên thế giới có 3 nước xuất khẩu sầu riêng chủ yếu là Thái lan, Malaysia và Indonesia. Trong đó Thái lan là nước sản xuất và xuất khẩu sầu riêng lớn nhất, kế đến là Malaysia rồi mới đến Indonesia. Singapore, Hồng Kông và Đài Loan là ba nước nhập khẩu sầu riêng chính trên thế giới. Singapore là thị trường nhập khẩu sầu riêng lớn nhất, sau đó mới đến Hồng Kông. Đài Loan chỉ là thị trường nhập khẩu sầu riêng lớn ở châu Á. Mỹ là thị trường nhập khẩu sầu riêng lớn ở khu vực Bắc Mỹ. Canada và thị trường châu Âu nhập khẩu sầu riêng không lớn, chủ yếu phục vụ người tiêu dùng có nguồn gốc Đông Nam Á. Pháp là thị trường nhập khẩu sầu riêng tươi và sầu riêng đông lạnh lớn nhất trong các nước thuộc thị trường châu Âu. 1.5. Tình hình sản xuất sầu riêng ở Việt Nam a. Tình hình sản xuất Sầu riêng được trồng chủ yếu ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu long, nhiều nhất là các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Lâm Đồng. Một số nơi khác như Quảng Nam, Huế, Khánh Hòa cũng đã trồng được sầu riêng có quả to (hình 3.1.7), ngọt nhưng ít mùi thơm hơn. Diện tích trồng sầu riêng vẫn đang tiếp tục mở rộng. Đến nay, cả nước có khoảng 15.000ha. Hình 3.1.7. Sầu riêng trồng ở Khánh Hòa
  11. 11 b. Nguồn cung cấp sầu riêng từ sản xuất trong nước: Nguồn sầu riêng sản xuất trong nước cung cấp cho thị trường Nam Bộ chủ yếu từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, TP.HCM. c. Nguồn cung cấp sầu riêng từ nước ngoài: Ngoài sản lượng sầu riêng sản xuất trong nước, hàng năm nước ta vẫn nhập một lượng khá lớn sầu riêng từ Thái Lan. Sản lượng sầu riêng nhập khẩu vào Việt Nam tiêu thụ hầu hết ở thị trường Nam Bộ và chủ yếu ở TP. HCM. c. Chất lượng sầu riêng cung cấp cho thị trường Nam Bộ: Trên thị trường có nhiều giống, các giống sầu riêng có sản lượng khá lớn là: Khổ qua xanh, monthong, hạt lép Đồng Nai… Một số giống chất lượng cao như sầu riêng monthong, sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép Chín Hóa, sầu riêng cơm vàng hạt lép Đồng Nai … đã và đang được người tiêu dùng ưa chuộng. 2. Đặc tính thực vật của cây sầu riêng 2.1. Rễ cây sầu riêng Bộ rễ sầu riêng (hình 3.1.8) có thể đâm sâu 5-6m. Sự phân bó của bộ rễ phụ thuộc vào tính chất đất, mực nước ngầm nơi trồng, hình thức nhân giống như gieo hạt, chiết cành, ghép và kỹ thuật chăm sóc Hình 3.1.8. Rễ cây sầu riêng 2.2. Thân của cây sầu riêng Là cây thân gỗ (hình 3.1.9) cao lớn, cây mọc từ hạt có thể cao tới 20-30m, tán lá thưa. Nếu trồng bằng hạt thì sau 7-8 năm cây cho quả (trái). Trồng bằng chiết hay ghép thì sau 3-4 năm sẽ cho quả. Cây sầu riêng trên 10 năm tuổi có thể cho 60-80 quả/năm. Hình 3.1.9. Thân cây sầu riêng
  12. 12 2.3. Lá cây sầu riêng - Lá đơn, mọc so le, phiến lá dày hình trứng thuôn dài, mặt dưới màu hơi ánh vàng (hình 3.1.10). Hình 3.1.10. Mặt dưới màu hơi ánh vàng - Tán lá sầu riêng + Sau khi trồng lá và cành có xu hướng mọc đều ra các phía (hình 3.1.11). Hình 3.1.11. Tán lá sầu riêng phát triển sau trồng + Sau trồng 24 tháng (hình 3.1.12), cây có thể cao 1,5m, tán lá của cây có dạng hình tháp Hình 3.1.12. Tán lá sầu riêng sau trồng 24 tháng
  13. 13 + Sau trồng 36 tháng cây cao tới 3 mét (hình 3.1.13), tán lá vẫn phát triển đều ra các phía. Hình 3.1.13. Cây sầu riêng sau trồng 36 tháng Cây càng lớn, các cành nằm ngang so với thân cây (hình 3.1.14), tán lá vẫn có dạng hình tháp. Hình 3.1.14. Cành nằm ngang so với thân cây 2.4. Hoa và quả sầu riêng a. Hoa sầu riêng Hoa lưỡng tính mọc thành chùm, nụ hoa tròn (hình 3.1.15). Hình 3.1.15. Nụ hoa mọc thành chùm
  14. 14 Chùm hoa chỉ mọc trên thân cây (hình 3.1.16) Hình 3.1.16. Chùm hoa mọc trên thân cây Hoặc trên thân cành (hình 3.1.17) chứ không có hoa ở đầu cành. Hình 3.1.17. Chùm hoa mọc trên thân cành Một chùm có tới hàng trăm nụ hoa (hình 3.1.18) Hình 3.1.18. Một chùm có nhiều nụ hoa
  15. 15 Trong cùng một chùm, các nụ hoa khác nhau có thể nở hoa ở các ngày khác nhau (hình 3.1.19) Hình 3.1.19. Hoa nở trên chùm ở các ngày khác nhau a Formatted: Font: Times New Roman Hoa có 5 cánh màu kem hơi xanh (hình 3.1.20 a). Nhị đực dài hơn cánh (hình 3.1.20 b) chứa các bao phấn mọc xung quanh b Formatted: Font: Times New Roman nhụy cái (hình 3.1.20 c). c Hình 1.1.20. Hoa sầu riêng Bầu hoa hình quả xoan có vòi dài (hình 3.1.21), đó là vòi nhụy, đầu nhụy tròn gồm 5 mảnh, khi chín có nhựa dính. Hình 3.1.21. Bầu hoa sầu riêng
  16. 16 Hoa nở từ 15 giờ chiều cho đến 6h sáng hôm sau. Bao phấn nứt từ 19 giờ tới 23 giờ đêm thì mới có thể thụ phấn tốt cho nhụy, nhưng lúc này nhụy đã tàn. Vì vậy hoa sầu riêng thường không tự thụ phấn được mà cần nhờ phấn của cây khác qua gió, côn trùng, dơi... Chính vậy, trên một chùm có rất nhiều hoa, nhưng tỉ lệ đậu quả rất thấp, trung bình chỉ có non nửa số hoa trong chùm thụ phấn được thành quả (hình 3.1.22). Sau đó quả tiếp tục bị rụng. Hình 3.1.22. Các quả sầu riêng mới đậu trên một chùm b. Quả sầu riêng: Sau khi hoa nở, quả sầu riêng được hình thành (hình 3.1.23) Hình 3.1.23. Quả sầu riêng hình thành sau khi hoa nở
  17. 17 Nếu thụ phấn không hoàn hảo thì nuốm nhụy bị héo và rụng sau hoa nở 4 ngày (hình 3.1.24). Hình 3.1.24. Quả sầu riêng sau khi hoa nở 4 ngày Sau hoa nở 10 ngày đến 2 tuần, số lượng quả trên một chùm chỉ còn lại rát ít (hình 3.1.25) và sau đó vẫn tiếp tục rụng đi Hình 3.1.25. Chùm hoa sau nở 10 ngày Muốn có năng suất cao thường phải thụ phấn bổ sung. Vì khi được thụ phấn hoàn hảo, quả phát triển đều (hình 3.1.26 a). Nếu thụ phấn không hoàn hảo thì quả bị rụng hoặc có đậu thì quả bị méo mó (hình 3.1.27 b), chỗ méo không có cơm. (a) (b) Hình 3.1.27. Quả sầu riêng được thụ phấn hoàn hảo (a) và không hoàn hảo (b)
  18. 18 Trong trường hợp quả đậu quá nhiều thì phải tỉa quả, chỉ để 3-4 quả (hình 3.1.28) trên một chùm. Một cây từ 10 tuổi trở lên, mỗi cây nên để 60-80 quả là vừa. Hình 3.1.28. Trên một chùm chỉ nên để 3-4 quả c. Sự phát triển của quả Quả sầu riêng non thay đổi từ màu xanh nâu sang xanh vàng. Quả tăng trưởng nhanh từ tuần thứ 5 (hình 3.1.29). Hình 3.1.29. Quả sầu riêng sau thụ phấn 5 tuần Quả tăng trưởng nhanh từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 13 (hình 3.1.30), sau đó chậm dần, đến tuần thứ 16 thì quả chín. Hình 3.1.30. Quả sầu riêng sau thụ phấn 13 tuần
  19. 19 Khi quả chín thì nứt ra năm ngăn, mỗi ngăn có từ 1-3 múi (hình 3.1.31). Hình 3.1.31. Các múi của quả sầu riêng Bao quanh hạt (hình 3.1.32) là phần ăn được, mềm, màu vàng trắng, vàng, đỏ … (gọi là cùi hoặc cơm), có vị ngọt, béo và rất thơm (những người không quen thì mùi này lại là khó chịu). Tỉ lệ phần cơm ăn được chiếm khoảng 22- 30%. Hình 3.1.32. Cơm sầu riêng bao quanh hạt c. Hạt (hột) sầu riêng: Hạt to màu nâu, dài 5cm, rộng 3-4 cm tùy theo giống và tình hình thụ phấn mà có hạt mẩy (hình 3.1.33). Hình 3.1.33. Hột sầu riêng mẩy
  20. 20 Có những giống sầu riêng hột bị lép, chính vậy hột thì nhỏ mà cơm rất dày (hình 3.1.34). Hình 3.1.34. Hột sầu riêng lép d. Cơm sầu riêng: Cơm sầu riêng có nhiều màu: Màu vàng xanh (hình 3.1.35) Hình 3.1.35. Cơm sầu riêng có màu vàng xanh Màu vàng nhạt (hình 3.1.36) Hình 3.1.36. Cơm sầu riêng có màu vàng nhạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2