intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Trồng cây Trôm - MĐ04: Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

168
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Trồng cây Trôm thuộc MĐ04: Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm được bố trí giảng dạy trong trong thời gian 132 giờ và gồm 05 bài. Nội dung giới thiệu chung về cây Trôm, sản xuất cây con Trôm, trồng rừng Trôm, chăm sóc và bảo vệ rừng Trôm, khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa Trôm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Trồng cây Trôm - MĐ04: Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY TRÔM MÃ SỐ MÔ ĐUN: MĐ 04 NGHỀ: TRỒNG CÂY LẤY NHỰA: SƠN TA, THÔNG, TRÔM Trình độ: Sơ câp nghề TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liêu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Trôm (Sterculia Foetida L.), tên tiếng Anh là Bastard poom thuộc họ Sterculiaceae, là loài cây gỗ lớn sống lâu năm. Trôm là loài cây đa mục đích, có giá trị kinh tế cao, được sử dụng trong cơ cấu cây trồng rừng kinh tế và phòng hộ, phủ xanh đất hoang, đồi núi trọc, hạn chế thoái hóa đất và hoang mạc hóa ở những vùng khô hạn duyên hải Nam Trung Bộ. Giá trị kinh tế nhất của cây Trôm là nhựa Trôm. Nhựa Trôm chứa nhiều chất inh ưỡng có giá trị cao, có tác dụng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc gan, mau lành vết thương, chống táo bón... Đây là loại nguyên liệu quan trọng dùng trong công nghiệp chế biến nước giải khát. Để góp phần nâng cao hiệu quả trồng rừng Trôm lấy nhựa, chúng tôi biên soạn giáo trình mô đun: Trồng cây Trôm. Giáo trình được bố trí giảng dạy trong trong thời gian 132 giờ và gồm 05 bài: Bài 1: Giới thiệu chung về cây Trôm Bài 2: Sản xuất cây con Trôm Bài 3: Trồng rừng Trôm Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng Trôm Bài 5: Khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa Trôm Để hoàn thiện được cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sử chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng cục Dạy nghề - Bộ lao động – Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của các nhà khoa học, các cơ sở sản xuất nhựa Trôm, nông dân sản xuất giỏi và thầy cô giáo đã tham gia đóng góp ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình. Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình, ù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và người lao động trực tiếp trong lĩnh vực trồng Trôm để chương trình, giáo trình được hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học nghề. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Th.S Nguyễn Thị Thanh Thủy (chủ biên) 2. Th.S Vũ Ngọc Hà
  4. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Giới thiệu mô đun .................................................................................. ..............8 Bài 1: Giới thiệu chung về cây Trôm .............................................................. ….8 Nội ung ......................................................................................................... …..8 1. Đặc điểm cây Trôm ……………………………………………………… 8 1.1. Hình thái ....................................................................................................... 8 1.2. Sinh thái ...................................................................................................... 10 2. Công ụng ...................................................................................................... 12 3. Điều kiện gây trồng ....................................................................................... 13 3.1. Điều kiện khí hậu, địa hình......................................................................... 14 3.2. Điều kiện đất đai thực bì............................................................................. 14 Bài 2: Sản xuất cây con Trôm ............................................................................ 15 A. Nội ung ........................................................................................................ 15 1. Thiết lập vườn ươm ....................................................................................... 15 1.1. Phân loại vườn ươm.................................................................................... 15 1.1.1. Căn cứ vào quy mô sản xuất .................................................................... 15 1.1.2. Căn cứ theo nguồn vật liệu giống ............................................................ 16 1.1.3. Căn cứ vào thời gian sử ụng .................................................................. 16 1.1.4. Căn cứ vào nền vườn ươm...................................................................... 16 1.2. Chọn địa điểm lập vườn ươm ..................................................................... 17 1.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 17 1.2.2. Đất đai ...................................................................................................... 17 1.2.3. Nguồn nước ............................................................................................. 17 1.2.4. Điều kiện kinh doanh ............................................................................... 18 1.3. Bố trí các khu trong vườn ươm .................................................................. 19 1.3.1. Khu vực sản xuất ..................................................................................... 20 1.3.2. Khu vực không sản xuất .......................................................................... 24 2. Thu hái, sơ chế và bảo quản hạt Trôm .......................................................... 31 2.1. Chuẩn bị ụng cụ, vật tư ............................................................................. 32 2.2. Thu hái ........................................................................................................ 32 2.2.1. Lựa chọn cây mẹ lấy giống...................................................................... 32 2.2.2. Thu hái ..................................................................................................... 33 2.3. Sơ chế quả................................................................................................... 34 2.3.1. Chuẩn bị ụng cụ ..................................................................................... 34 2.3.2. Nguyên tắc chung .................................................................................... 35 2.3.3. Sơ chế quả................................................................................................ 35 2.4. Bảo quản hạt ............................................................................................... 35
  5. 5 2.4.1. Làm sạch hạt ............................................................................................ 35 2.4.2. Bảo quản hạt ............................................................................................ 36 3. Cấy hạt Trôm ................................................................................................. 37 3.1. Chuẩn bị ụng cụ, vật tư ............................................................................. 37 3.2. Tạo bầu gieo ươm ....................................................................................... 39 3.2.1. Làm đất ruột bầu ...................................................................................... 39 3.2.2. Đóng bầu.................................................................................................. 40 3.3. Gieo ươm Trôm .......................................................................................... 42 3.3.1. Xử lý hạt .................................................................................................. 42 3.3.2. Tạo lỗ tra hạt ............................................................................................ 43 3.3.3. Tra hạt ...................................................................................................... 44 3.3.4. Lấp đất ..................................................................................................... 44 3.3.5. Che phủ và tưới nước .............................................................................. 45 4. Chăm sóc cây con ở vườn ươm ..................................................................... 45 4.1. Tưới nước ................................................................................................... 45 4.2. Làm cỏ phá váng......................................................................................... 45 4.3. Bón phân ..................................................................................................... 46 4.4. Phòng trừ sâu bệnh hại ............................................................................... 46 4.4.1 Một số loài sâu hại và biện pháp phòng trừ.............................................. 46 4.4.2. Một số loại bệnh hại thường gặp và biện pháp phòng, trừ ...................... 50 4.4.3. Một số chú ý khi phòng trừ sâu bệnh hại ................................................ 51 4.5. Đảo bầu và phân loại cây............................................................................ 53 4.6. Hãm cây ...................................................................................................... 54 4.6.1. Mục đích hãm cây.................................................................................... 54 4.6.2. Biện pháp hãm cây .................................................................................. 54 5. Tiêu chuẩn cây xuất vườn.............................................................................. 55 B. Câu hỏi và bài tập thực hành.......................................................................... 56 1. Câu hỏi ........................................................................................................ 56 2. Bài thực hành ............................................................................................... 56 C. Ghi nhớ........................................................................................................... 56 Bài 3: Trồng rừng Trôm ..................................................................................... 58 A. Nội dung ........................................................................................................ 58 1. Chuẩn bị hiện trường trồng rừng Trôm ......................................................... 58 1.1. Chuẩn bị ụng cụ, vật tư ............................................................................. 58 1.1.1. Dụng cụ .................................................................................................... 58 1.1.2. Bảo hộ lao động ....................................................................................... 59 1.1.3. Chọn đất trồng rừng ................................................................................. 59 1.2. Phát ọn thực bì .......................................................................................... 59 1.3. Làm đất trồng rừng Trôm ........................................................................... 61 1.3.1. Mục đích yêu cầu ..................................................................................... 61 1.3.2. Chuẩn bị ................................................................................................... 61
  6. 6 1.3.3. Kỹ thuật làm đất cục bộ ........................................................................... 62 2. Thời vụ, mật độ và khoảng cách trồng Trôm ................................................ 64 2.1. Thời vụ ........................................................................................................ 64 2.2. Mật độ khoảng cách trồng Trôm ................................................................ 64 3. Kỹ thuật trồng rừng Trôm ............................................................................. 65 3.1. Chuẩn bị ụng cụ vật tư .............................................................................. 65 1.1.Dụng cụ........................................................................................................ 65 1.2.Vật tư nguyên liệu ....................................................................................... 65 3.2. Bứng và chuyển cây.................................................................................... 66 3.2.1. Bứng cây .................................................................................................. 66 3.2.2. Vận chuyển cây ....................................................................................... 66 3.3. Kỹ thuật trồng ............................................................................................. 67 3.3.1. Tạo hố trồng............................................................................................. 67 3.3.2. Rạch vỏ bầu ............................................................................................. 67 3.3.3. Đặt cây và lấp đất .................................................................................... 68 B. Câu hỏi và bài tập thực hành.......................................................................... 68 1. Câu hỏi ......................................................................................................... 68 2. Bài thực hành ............................................................................................... 68 C. Ghi nhớ.......................................................................................................... .70 Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng Trôm ............................................................... 71 A. Nội ung ........................................................................................................ 71 1. Chăm sóc Trôm.............................................................................................. 71 1.1. Chuẩn bị ụng cụ, vật tư ............................................................................. 71 1.2. Kiểm tra, trồng ặm .................................................................................... 72 1.3. Chăm sóc rừng Trôm .................................................................................. 72 1.3.1. Chăm sóc năm thứ 1 ................................................................................ 72 1.3.2. Chăm sóc năm thứ 2 ................................................................................ 73 1.3.3. Chăm sóc năm thứ 3 ................................................................................ 73 2. Bảo vệ rừng Trôm .......................................................................................... 74 2.1. Phòng và chữa cháy rừng ........................................................................... 74 2.1.1. Các biện pháp phòng cháy rừng .............................................................. 74 2.1.2. Các biện pháp chữa cháy rừng ................................................................ 75 2.2. Phòng, trừ sâu bệnh hại .............................................................................. 76 2.2.1. Bệnh hại và biện pháp phòng trừ ............................................................. 76 2.2.2. Sâu hại và biện pháp phòng trừ ............................................................... 79 2.3. Ngăn chặn người và gia súc phá hoại ......................................................... 83 B. Câu hỏi và bài tập thực hành.......................................................................... 83 1. Câu hỏi ......................................................................................................... 83 2. Bài thực hành ............................................................................................... 83 C. Ghi nhớ........................................................................................................... 85 Bài 5: Khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa Trôm............................................... 86
  7. 7 A. Nội ung ........................................................................................................ 86 1. Khai thác nhựa Trôm ..................................................................................... 86 1.1. Chuẩn bị ụng cụ khai thác ........................................................................ 86 1.2. Chọn thời điểm khai thác ............................................................................ 87 1.3. Khai thác nhựa ............................................................................................ 88 1.2.1. Khai thác trên thân ................................................................................... 88 1.2.2. Khai thác trên cành .................................................................................. 92 1.2.3. Thu nhựa Trôm ........................................................................................ 93 2. Sơ chế và bảo quản nhựa Trôm ..................................................................... 94 2.1. Sơ chế nhựa ................................................................................................ 94 2.2. Bảo quản nhựa ............................................................................................ 95 B. Câu hỏi và bài tập thực hành.......................................................................... 95 1. Câu hỏi ......................................................................................................... 95 2. Bài thực hành ............................................................................................... 95 C. Ghi nhớ........................................................................................................... 95 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN HỌC............................................... 96 I. Vị trí, tính chất của mô đun .......................................................................... 96 II. Mục tiêu ...................................................................................................... 96 III. Nội ung chính của mô đun....................................................................... 96 IV. Hướng ẫn thực hiện bài tập thực hành…………………………… 97 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ……………………………… 102
  8. 8 MÔ ĐUN: TRỒNG CÂY TRÔM Mã số mô đun: MĐ 04 Giới thiệu mô đun Mô đun Trồng cây Trôm là một trong những mô đun chuyên môn trọng tâm trong chương trình ạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng cây lấy nhựa: Sơn ta, Thông, Trôm. Mô đun 04: Trồng cây Trôm” có thời gian học tập là 132 giờ, trong đó có 30 giờ lý thuyết, 86 giờ thực hành và 16 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc: Nhận biết và lựa chọn được điều kiện thích hợp gây trồng cây Trôm; thiết lập vườn ươm, tạo giống, chăm sóc cây con Trôm ở vườn ươm đạt hiệu quả kinh tế và bền vững; thực hiện đúng qui trình đào hố và trồng cây Trôm; thực hiện chăm sóc và bảo vệ rừng Trôm sau khi trồng; tiến hành khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa Trôm đảm bảo năng xuất cây trồng. Bài 1: Giới thiệu chung về cây Trôm MĐ 04-01 Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm, công dụng và điều kiện gây trồng Trôm; - Lựa chọn được điều kiện thích hợp gây trồng Trôm. A. Nội dung 1. Đặc điểm cây Trôm Cây Trôm thuộc họ Trôm. Tên khác: Trôm quạt, Trôm hôi, Cây quả mõ, Chim chim rừng, Mạy Trôm. Tên thương phẩm: Poon tree, Wil almon , Bottle tree, Java olive (Anh). 1.1. Hình thái Cây gỗ trung bình đến lớn, cây rụng lá hàng năm. Thân hình trụ, gốc có múi, cao 15-30m, đường kính tới 50-80cm; vỏ màu xám nhẹ đến nâu đậm, nứt nhẹ. Phân cành cao, mập, thô, gãy khúc, có nhiều sẹo lá hình tim, tán rộng, ày.
  9. 9 Hình 4.1.1: Cây Trôm Lá kép chân vịt, mọc so le, có cuống lá ngắn, ày 1cm. Lá chét 5-9 lá, hình mác, ài 30cm, màu xanh lục đậm, bóng nhẵn, có nơi rụng vào mùa khô, gân bên xếp song song nổi rõ cả 2 mặt. Cuống chung ài 10-20cm, mảnh. Lá kèm ễ rụng. Hình 4.1.2: Lá Trôm Cụm hoa ạng chuỳ, mọc ở ngọn, thường xuất hiện cùng lá non, gồm những chùm hẹp, nhẵn, ài 15-20 cm. Hoa tạp tính, có mùi hơi hôi, đài hình ống, lá đài
  10. 10 màu đỏ mặt trong, có ít lông mép. Không có cánh hoa. Hoa đực có cuống, bộ nhị mở thành ạng chén ở đầu, bao phấn 15-20. Hoa cái có bầu hình cầu hợp bởi 5 lá noãn, mỗi lá noãn có 8-15 noãn. Hoa nở tháng 2-3, quả chín tháng 10-12. Hình 4.1.3: Hoa Trôm Quả gồm 1-5 ngăn, hình trứng, ài đến 10cm, đầu hơi nhọn. Vách quả ày, cứng hoá gỗ, màu đỏ sau chuyển qua đỏ đến đen. Hạt nhiều, 10-15 hạt/ quả, thuôn dài 1,8-2cm, màu đen bóng. Hình 4.1.4: Quả Trôm
  11. 11 Hình 4.1.5: Quả và hạt Trôm 1.2. Sinh thái Cây Trôm phân bố tự nhiên tại các tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng và các tỉnh miền uyên hải Nam Trung Bộ: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Ở Ninh Thuận, Trôm phân bố nhiều nơi, nhưng đặc biệt nhiều vùng rừng ven biển thuộc xã Phước Dinh, huyện Phước Dinh. Trôm cũng đã được trồng ở nhiều thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuật để làm cây cảnh và cây bóng mát trong các công viên, đường phố. Chịu được khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng, lượng mưa thấp, 600-700mm/ năm, nhiệt độ đất và không khí cao có khí đến 40-45oC với 6-7 tháng mùa khô, đất trống đồi trọc nghèo xấu trên các loại đá mẹ thô như Granit, phù sa cổ, sa thạch, thậm chí có 80-90% là cát hay có nhiều đá lẫn hoặc đá lộ đầu. Mọc tốt trên vùng có khí hậu mưa ẩm, lạnh rét hơn trên đất phù sa, đất hình thành trên các loại đá mẹ hạt mịn, tầng ày, chua đến ít chua. Trôm có khả năng chịu nắng, chịu nóng, chịu hạn rất cao trong điều kiện môi trường đất rất nghèo xấu thiếu mùn và inh ưỡng. Cây Trôm cũng phát triển được ở các vùng có lượng mưa lớn như: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, khi đó, cây có kích thước lớn và thời gian rụng lá rất ngắn hay chỉ thay lá. Trôm rụng lá vào cuối mùa đông, ra lá non và hoa đồng thời vào đầu mùa mưa, tháng 3-4. Mùa hoa tháng 2-4, mùa quả tháng 5-9.
  12. 12 Hình 4.1.6: Phân bố cây Trôm ở Việt Nam 2. Công dụng - Gỗ ùng trong xây ựng, xẻ ván, đóng đồ mộc, ễ gia công chế biến. - Vỏ làm thuốc lợi tiểu và có chất nhầy làm săn a; - Lá làm thuốc kháng sinh, tiêu viêm, nhuận tràng. - Hạt Trôm có thành phần: nước 35,6%, protein 11,4%, chất béo 35,5%, chất vô cơ 2,4% (gồm calci, photpho, sắt, magie, kali, sulphur, đồng…), vitamin C 5mg/100g; có tác ụng nhuận tràng, lợi trung tiện, chữa ghẻ, thắp sáng, có thể ăn được và xay bột làm nhân bánh.
  13. 13 Nhựa Trôm là một hợp chất polysacchari e cao phân tử, khi thủy phân sẽ cho ra các đường D-galactose, L-rhamnose, acid D-galacturonic cùng một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin. Nhựa Trôm chứa khoảng 37% uronic aci , nhiều khoáng tố như calcium và muối magnesium. Trong 100 g nhựa Trôm có chứa 101,06 mg Ca, Zn 0,29 mg, Na 5,27 mg, K 291,01 mg, Mg 43,01 mg, Fe 0,91 mg, gluci 64,06 g và một hàm lượng cao chất xơ hòa tan trong nước. Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4%-5%) nhựa Trôm sẽ trở thành ạng keo. Nhựa Trôm khô, màu trắng, có nhiều tác ụng; vị ngọt tính mát, nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao có tác ụng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc gan, mau lành vết thương, chống táo bón... Dùng để chế các loại nước giải khát, giải nhiệt cao cấp và một số loại mỹ phẩm trị nám, mụn và tàn nhang... Hình 4.1.7: Nhựa Trôm làm nước Hình 4.1.8: Nhựa Trôm làm mỹ giải khát phẩm Trôm là cây gỗ lớn, tán rậm được trồng trên đường phố, trong công viên, là cây xanh tạo cảnh quan và bóng mát rất được ưa chuộng.
  14. 14 Hình 4.1.9: Cây Trôm được trồng ven đường phố 3. Điều kiện gây trồng 3.1. Điều kiện khí hậu, địa hình - Cây Trôm là cây ưa sáng, mọc nhanh; - Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ trung bình từ 240C - 300C. Ở nơi có nhiệt độ trung bình từ 20oC Trôm sinh trưởng quanh năm. Đặc biệt thích hợp với vùng có chế độ khí hậu khô hạn; - Lượng mưa trung bình năm từ 600mm trở lên; - Độ ẩm không khí trên 70%. 3.2. Điều kiện đất đai thực bì Cây Trôm sinh trưởng tốt trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, ẩm, thoát nước tốt. Các loại đất có thành phần cơ giới nặng, thoát nước kém hay đất bí chặt, đất có độ đá lẫn hơn 40% ít thích hợp cho việc trồng Trôm.
  15. 15 Bài 2: Sản xuất cây con Trôm MĐ: 04-02 Mục tiêu: - Trình bày được quy trình kỹ thuật sản xuất cây con Trôm bao gồm: Thiết lập vườn ươm; thu hái, chế biến và bảo quản hạt; gieo ươm và chăm sóc cây con; - Thực hiện được các công việc: thiết lập vườn ươm; thu hái, chế biến và bảo quản hạt; gieo ươm và chăm sóc cây con Trôm đến khi đủ tiêu chuẩn xuất vườn; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ trong công việc; đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. A. Nội dung 1. Thiết lập vườn ươm 1.1. Phân loại vườn ươm Vườn ươm là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động sản xuất cây giống (gồm các khâu chủ yếu: Làm đất, tạo bầu, gieo hạt tao ra cây mạ, cấy cây, đảo bầu, chăm sóc …) đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng rừng và dịch vụ. Căn cứ vào quy mô sản xuất, tính chất sản xuất và thời gian sử dụng người ta có nhiều cách phân loại vườn ươm: 1.1.1. Căn cứ vào quy mô sản xuất 1.1.1.1. Vườn ươm lớn - Đầu tư xây ựng nhiều tiền, quy mô sản xuất lớn, sản xuất mang tính công nghiệp. - Vườn ươm có iện tích khoảng 0,5-2,0 ha hoặc công suất lớn hơn 1.000.000 cây/năm. - Áp dụng cho những cơ sở sản xuất lớn có nhiệm vụ sản xuất cây con phục vụ yêu cầu trồng rừng theo vùng chủ yếu ươm cây con phục vụ yêu cầu trồng rừng theo vùng chủ yếu vườn ươm cây con, chọn bầu từ hạt, giâm hom và cấy mô. 1.1.1.2. Vườn ươm trung bình Vườn ươm có tính nửa cố định. Là loại vườn ươm được dùng ở các đội trồng rừng của các lâm trường áp dụng phương pháp giâm hom, nuôi cấy mô, ươm cây trong bầu dện tích khoảng 500-5000 m2 hoặc công suất từ 500.000 – 1.000.000 cây/năm sản xuất cây con phục vụ kế hoạch trồng rừng của các lâm trường. Áp dụng các phương pháp gieo ươm hạt, giâm hom, nuôi cấy mô diện tích khoảng 500-5000m2 sản xuất cây con phục vụ trồng rừng. 1.1.1.3. Vườn ươm nhỏ
  16. 16 Vườn ươm nhỏ có tính chất thời vụ, diện tích khoảng 50-500 m2 hoặc công suất ưới 500.000 cây/năm ở các hộ gia đình, sản xuất cây con có bầu và rễ trần phục vụ yêu cầu trồng rừng cụ thể. 1.1.2. Căn cứ theo nguồn vật liệu giống 1.1.2.1. Vườn ươm hữu tính Vườn ươm hữu tính là vườn ươm tạo cây con từ hạt giống. 1.1.2.2. Vườn ươm vô tính Vườn ươm vô tính là vườn ươm tạo cây con bằng biện pháp giâm hom, nuôi cấy mô, chiết ghép… từ các vật liệu giống vô tính. 1.1.3. Căn cứ vào thời gian sử dụng 1.1.3.1. Vườn ươm cố định - Vườn ươm cố định là vườn ươm có thời gian sử dụng lâu dài, thực hiện cả hai nhiệm vụ cơ bản của vườn ươm là chọn lọc, bồi ưỡng giống tốt và nhân nhanh, cung cấp số lượng nhiều có chất lượng cao cho sản xuất. Sản xuất cây con trong thời gian dài, cung cấp cho nhiều nơi. - Ưu điểm: + Sản lượng lớn, ổn định; + Biện pháp kỹ thuật tập trung → hạ được giá thành cây con; + Cán bộ kỹ thuật ổn định→ có điều kiện chăm sóc với cường độ cao. - Nhược điểm: + Xa nơi trồng rừng nên vận chuyển gặp nhiều khó khăn; + Khi đem trồng ở rừng thì điều kiện thích nghi không tốt với môi trường sống mới; + Trong quá trình vận chuyển thường gây tổn thương hoặc khô héo cây con; + Sâu bệnh dễ phát sinh (do sản xuất lâu năm nên sâu bệnh có khả năng kháng thuốc). 1.1.3.2. Vườn ươm tạm thời - Vườn ươm tạm thời là loại vườn ươm chủ yếu ùng để nhân giống. Vườn ươm này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn sau khi đa hoàn thành nhiệm vụ cung cấp giống cho sản xuất. (thời gian ưới 3 năm) - Ưu điểm: + Dễ chọn; + Gần nơi trồng rừng nên không phải bảo quản và vận chuyển xa. - Nhược điểm: + Sản lượng, chất lượng không cao; + Không đảm bảo sự đồng đều về chất lượng. Sản xuất phân tán, cán bộ kỹ thuật không ổn định. 1.1.4. Căn cứ vào nền vườn ươm 1.1.4.1. Vườn ươm nền mềm
  17. 17 Đây là loại vườn ươm truyền thống, vườn ươm trực tiếp trên nền đất hoặc ươm cây trong bầu đất hoặc ươm cây trong bầu đặt trên nền đất tuỳ quy mô sản xuất lớn hay nhỏ 1.1.4.2. Vườn ươm nền cứng (nền không thấm nước) Đây là loại vườn ươm cố định. Nền luống xây dựng hoặc láng xi măng, hoặc trải bạt, nilon. Hệ thống tưới nước tự động, cây con tạo từ hạt hoặc từ hom ươm trong bầu. Loại vườn ươm này chi phí đầu tư lớn, chỉ áp dụng cơ sở lớn có điều kiện đầu tư. Ưu điểm: Tạo được cây con đồng đều ít sâu bệnh; Chủ động nước tưới, hạn chế xói mòn và rửa trôi; Hạn chế cỏ dại. Nhược điểm: Đầu tư tốn kém; Sản xuất cố định không di chuyển được. 1.2. Chọn địa điểm lập vườn ươm 1.2.1. Điều kiện tự nhiên - Khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm, chế độ mưa, lượng bốc hơi… phù hợp với đặc tính sinh thái của các loài cây sẽ gieo ươm, tránh được các yếu tố thời tiết bất lợi như: giá rét, sương muối hoặc nhiệt độ quá cao. + Không nên xây dựng ở nơi thấp, ẩm ướt… là những điều kiện dễ cho dịch bệnh phát triển gây ảnh hưởng xấu tới cây con; + Nơi đặt phải thoáng, tránh được ảnh hưởng của gió to và bão; - Địa hình: Tương đối bằng, thoát nước, dốc nhỏ hơn 5o (nhằm tiện áp dụng các biện pháp cơ giới, tiện chăm sóc, vận chuyển tránh hiện tượng xói mòn…). + Nếu ở vùng núi, độ dốc quá cao thì làm thành bậc thang; + Nếu ở gần rừng nên chọn vị trí vườn ươm cách 20m trở lên. 1.2.2. Đất đai Đất thịt nhẹ hoặc thịt trung bình có kết cấu tốt, tầng canh tác dày, màu mỡ, có khả năng giữ nước và thoát nước tốt. Đất: Có kết cấu tốt, tầng đất dày 40-50cm, có khả năng giữ nước và thoát nước tốt, tốt nhất là đất cát pha đến thịt trung bình, phải gần nơi ễ dàng lấy đất đóng bầu, đủ ánh sáng, thoáng gió và tốt nhất có đai rừng chắn gió. Vùng trung du và miền núi chọn đất có pH=5-7, mực nước ngầm 0,8-1,0m. Nếu gieo ươm thông thường thì phải chọn những nơi có khả năng khai thác ễ àng đất ưới tán rừng. 1.2.3. Nguồn nước Yêu cầu nguồn cung cấp đủ nước tưới cho cả các tháng trong năm, đảm nảo yêu cầu về chất lượng. Nước tưới không được nhiễm phèn, mặn, các chất thải công nghiệp hoặc các hóa chất bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép.
  18. 18 1.2.4. Điều kiện kinh doanh - Vị trí vườn ươm: Vườn ươm xây ựng ở trung tâm khu rừng để tiện cho việc vận chuyển và cây con dễ thích nghi với điều kiện hoàn cảnh. Nên xây dựng ở gần khu ân cư, thuận tiện giao thông, thuận lợi sinh hoạt, mua sắm vật tư và sử dụng được nhân lực tại chỗ để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Vườn ươm phải có vị trí đặt thuận lợi về giao thông, bằng phẳng, không bị úng nước, cách nơi tiêu thụ cây giống trong phạm vi bán kính 100km là tốt nhất đối với vườn ươm cố định, < 50km đối với vườn ươm tạm thời (đối với vườn ươm tạm thời càng gần càng tốt). - Hình dạng: Hình chữ nhật hoặc hình vuông để dễ quy hoạch và sử dụng cơ giới. - Diện tích vườn ươm đủ lớn đảm bảo được số lượng cây con cần gieo ươm, tránh nơi có nhiều mầm mống sâu bệnh hại. - Nguồn cung cấp điện: Trong quá trình sản xuất cây giống cần dùng đến điện để chạy một số loại máy móc như máy bơm, điện thắp sang o đó địa điểm đặt vườn ươm phải có nguồn cung cấp điện. Bảng 4.2.1: Tiêu chuẩn điều kiện vườn ươm ĐỐI TƯỢNG ÁP CHỈ TIÊU THÍCH HỢP CHẤP NHẬN ĐƯỢC DỤNG Cách vườn 30m Vườn giống lấy
  19. 19 tầng đất mặt hom Khu luân canh Vườn giống lấy 7. Thành hom Thịt trung bình Thịt nhẹ đến sét nhẹ phần Khu luân canh Có mầm mông sâu 8. Mầm bệnh hại nhẹ. Phải xử Không có màm mống mống sâu lý đất bằng biện pháp Tất cả các loại sâu bệnh hại. Không bệnh hại của thông thường, ít tốn vườn ươm phải xử lý đất. đất kém, không ô nhiễm môi trường 1.3. Bố trí các khu trong vườn ươm Nguyên tắc bố trí: đảm bảo cho mỗi khu có đủ diện tích và điều kiện cần thiết để hoàn chỉnh từng khâu công việc trong 1 dây truyền khép kín. Đồng thời đảm bảo tính hợp lý của từng loại công việc, tiết kiệm được thời gian và sức lao động trong quá trình sản xuất. - Để quy hoạch được vườn ươm đầu tiên phải dự trù diện tích vườn ươm bao gồm: đất sản xuất và đất không sản xuất. + Đất sản xuất là đất trực tiếp gieo hạt, cấy cây và đất luân canh; + Đất không sản xuất là đất làm rãnh luống, hệ thống tưới tiêu, đường đi, đất làm nhà ở, nhà kho, bờ rào, các dải rừng phòng hộ… - Thông thường diện tích chia làm 03 loại: + Vườn ươm nhỏ: Diện tích đất phục vụ không sản xuất: 40-45% diện tích đất sản xuất; + Vườn ươm trung bình: Diện tích đất phục vụ sản xuất: 30-40% diện tích đất sản xuất; + Vườn ươm lớn: Diện tích đất phục vụ sản xuất: 30% diện tích đất sản xuất.- Ngoài ra khi quy hoạch mặt bằng vườn ươm cần chú ý các vấn đề: + Khu vực ành cho gieo ươm cây mạ chiếm khoảng 10% diện tích toàn vườn ươm; + Khu vực dành cho cấy cây, huấn luyện cây con chiếm ≥ 70% iện tích vườn ươm; + Đường đi, hàng rào và cổng chiếm 1-3% diện tích vườn ươm; + Nhà để phân, đóng bầu, kho chứa và văn phòng làm việc chiếm 10% vườn ươm; + Nguồn nước tưới, hệ thống tưới. - Diện tích đất liên canh tính theo công thức sau:
  20. 20 N P= A n - Diện tích luân canh: NxA B P= x n c Trong đó: P: là diện tích đất sản xuất cho 1 loại cây (m2; ha) N: số cây con phải sản xuất hàng năm (cây) n: sản lượng cây con hợp lý∕ 1 đơn vị diện tích A: số năm nuôi cây ươm B: tổng số các khu trong vườn ươm C: số khu sử dụng để gieo ươm hàng năm - Trường hợp luân canh theo hàng tính theo công thức sau: NxA B P= x mn C Trong đó: m: tổng số chiều dài của luống gieo∕ 1 đơn vị diện tích (ha) n: sản lượng cây con hợp lý∕ 1m ài của luống. Chú ý: Nếu gieo vườn ươm nhiều loài cây thì tính P cho từng loài để từ đó tính tổng 1.3.1. Khu vực sản xuất 1.3.1.1. Khu trộn đất ruột bầu Là nơi ự trữ và trộn đất ruột bầu nên cần có mái che mưa, nắng đồng thời cũng là nơi để đóng bầu sau đó xếp bầu vào luống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2