intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Trồng quế hữu cơ (Trình độ: Sơ cấp nghề) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai

Chia sẻ: Luis Mathew | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

40
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Trồng quế hữu cơ (Trình độ: Sơ cấp nghề) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai gồm có 4 bài như sau: Bài 1: Giới thiệu chung về cây Quế; Bài 2: kỹ thuật trồng Quế hữu cơ; Bài 3: Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh; Bài 4: Khai thác, chế biến và bảo quản sản phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Trồng quế hữu cơ (Trình độ: Sơ cấp nghề) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH TRỒNG QUẾ HỮU CƠ TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP NGHỀ Lào Cai - Năm 2019
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI NGHỀ: TRỒNG QUẾ HỮU CƠ TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP NGHỀ Lào Cai, năm 2019 Bài 1: Giới thiệu chung về cây Quế MÔ ĐUN 1: NHÂN GIỐNG CÂY QUẾ HỮU CƠ
  3. 1.Giá trị kinh tế Quế là loài cây đa tác dụng.Vỏ và quả Quế dùng làm thuốc, lá và vỏ khô cho tinh dầu và làm gia vị, gỗ dùng trong xây dựng và làm đồ dùng gia đình. Đây là loài cây cho hiệu quả kinh tế cao và được trồng ở nhiều nơi Theo tài liệu thống kê cho thấy: Nếu 1ha Quế sau chu kỳ 15-20 năm thu được 1,5-2 tấn vỏ trị giá 15-20 triệu đồng tương ứng với 10 tấn thóc. Để thu đượ 10 tấn thóc phải canh tác trên 10ha lúa nương (sản lượng lúa nương 1tấn/ha/năm) hoặc 20 ha sắn hoặc ngô. Tuy nhiên trồng cây trên đất dốc không tiến hành liên tục trong 10 năm được vì sau 3-5 năm lại bỏ hoang rồi mới trở lại canh tác. Như sau trong 10 năm 1ha lúa nương chỉ canh tác được 3-5 năm và cho sản lượng 3-5 tấn thóc. Ngoài ra trồng cây lương thực trên đất dốc liên tục còn làm tăng xói mòn đất, giảm độ phì đất, trong khi đó rừng Quế thuần loài ở 5 - 6 tuổi đã khép tán, dưới tán rừng Quế cây bụi thảm tươi phát triển, đất được bảo vệ và lượng lá rơi rụng có tác dụng cải tạo đất. Trong những năm 2000-2001 tại Yên Bái trồng Quế với mật độ ban đầu là 3300 cây/ha. - Chi phí cho 4 năm đầu là 7-8 triệu đồng/ha - Lợi nhuận bình quân : 20- 22 triệu đồng/ha. Xác định hiệu quả trồng Quế tại Na Mèo, Thanh Hóa cho thấy: Sau 15 năm lợi nhuận thu được từ 1ha quế là > 21 triệu đồng. Như vậy trồng Quế ở các địa phương đều mang lại hiệu quả kinh tế cao 2. Công dụng của quế 2.1. Trong y học - Theo nghiên cứu của hội hóa học Hoa Kỳ “Mùi hương của tinh dầu Quế giúp cải thiện trí tuệ con người”. Khi ngửi mùi hương này giúp nâng cao sức tập trung, ghi nhớ và xử lý các hình ảnh nhanh và chính xác khi đang làm việc với máy tính. - Có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, hô hấp tăng lên, kích thích tăng bài tiết, tăng cường co bóp tử cung, tăng nhu động ruột. - Tinh dầu quế dùng để xoa bóp vùng đau bầm tím do chấn thương, đánh gió khi cảm. - Tinh dầu quế có tác dụng làm ấm toàn thân, khử mùi hôi, trừ cảm cúm, cảm lạnh, tiêu chảy, có tác dụng kích dục, giảm buồn phiền, chống đau cơ. - Quế được coi là một trong bốn vị thuốc rất có giá trị (Sâm, Nhung, Quế, Phụ). Quế có vị ngọt cay, tính nóng, thông huyệt mạch làm mạnh tim, tăng sức nóng, chữa các chứng trúng hàn, hôn mê, mạch chạy chậm, nhỏ, yếu (trụy mạch, huyết áp hạ) và dịch tả nguy cấp. - Tinh dầu quế có tính sát trùng mạnh làm ức chế nhiều loại vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn tả. Ở các nước Châu Âu quế được sử dụng là thuốc chữa các bệnh đau bụng tiêu chảy, sốt rét, ho và một số bệnh khác. 2.2. Trong công nghiệp, thực phẩm - Quế được sử dụng một khối lượng lớn để làm gia vị vì quế có vị thơm, cay và ngọt có thể khử bớt được mùi tanh, gây của cá, thịt, làm cho các món ăn hấp dẫn hơn, kích thích được tiêu hoá.
  4. - Quế còn được sử dụng trong các loại bánh kẹo, rượu: như bánh quế, kẹo quế, rượu quế được sản xuất và bán rất rộng rãi. Bột quế còn được nghiên cứu thử nghiệm trong thức ăn gia súc để làm tăng chất lượng thịt các loại gia súc, gia cầm. - Quế được sử dụng làm hương vị, bột quế được trộn với các vật liệu khác để làm hương khi đốt lên có mùi thơm được sử dụng nhiều trong các lễ hội, đền chùa, thờ cúng trong nhiều nước châu á nhất là các nước có đạo phật, đạo Khổng Tử, đạo Hồi. - Gần đây nhiều địa phương còn sử dụng gỗ quế, vỏ quế để làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như bộ khay, ấm, chén bằng vỏ quế, đĩa quế, đế lót dầy có quế. - Một số dân tộc Châu Á dùng quả chín và nụ hoa quế lấy hương thơm làm bánh và ướp chè hay thay nước hoa. 3. Đặc điểm hình thái - Cây quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, ở cây trưởng thành có thể cao trên 15 m, đường kính ngang ngực (1,3 m) có thể đạt đến 40 cm. - Quế có lá đơn mọc cách hay gần đối lá có 3 gân gốc kéo dài đến tận đầu lá và nổi rõ ở mặt dưới của lá, các gân bên gần như song song, mặt trên của lá xanh bóng, mặt dưới lá xanh đậm, lá trưởng thành dài khoảng 18 – 20 cm, rộng khoảng 6 - 8 cm, cuống lá dài khoảng 1 cm. - Quế có tán lá hình trứng, thường xanh quanh năm, thân cây tròn đều, vỏ ngoài màu xám, hơi nứt rạn theo chiều dọc. - Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, đặc biệt trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4 – 5%. - Cây quế khoảng 8 đến 10 tuổi thì bắt đầu ra hoa, hoa quế mọc ở nách lá đầu cành, hoa tự chùm, nhỏ chỉ bằng nửa hạt gạo, vươn lên phía trên của lá, màu trắng hay phớt vàng. - Quế ra hoa vào tháng 4,5 và quả chín vào tháng 1,2 năm sau. Quả quế khi chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím than, quả mọng trong chứa một hạt, quả dài 1 đến 1,2 cm, hạt hình bầu dục, 1 kg hạt quế có khoảng 2500 – 3000 hạt. - Hạt quế có dầu nên khi gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao hạt sẽ bị chảy dầu mất sức nảy mầm - Bộ rễ quế phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng lan rộng, đan chéo nhau vì vậy quế có khả năng sinh sống tốt trên các vùng đồi núi dốc. 4. Đặc điểm sinh thái Cây sinh trưởng trong rừng nhiệt đới, ẩm thường xanh, ở độ cao dưới 800m. Quế là cây gỗ ưa sáng, nhưng ở giai đoạn còn non cây cần được che bóng. Khi trưởng thành 3-4 năm cây cần được chiếu sáng đầy đủ. Ánh sáng càng nhiều, cây sinh trưởng càng nhanh và chất lượng tinh dầu càng cao. Quế có hệ rễ phát triển mạnh, rễ trụ ăn sâu vào đất và cây có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Tại vùng đồi núi A Lưới (Quảng Trị), cây trồng từ hạt đến giai đoạn 3,5 năm tuổi đã đạt chiều cao trung bình 2,2m (tối đa 2,7m). Cây 9 năm tuổi có chiều cao trung bình 6,9-7,0m với đường kính thân trung bình 20- 21cm. Quế có khả năng tái sinh chồi từ gốc khá mạnh. Trong sản xuất, sau khi chặt cây thu vỏ, từ gốc sẽ sinh nhiều chồi non. Có thể để lại một chồi và tiếp tục chăm sóc để sau này lại cho thu hoạch vỏ 5. Yêu cầu ngoại cảnh
  5. 5.1.Khí hậu Quế là loài cây thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều, vì vậy các vùng có quế mọc tự nhiên ở nước ta là vùng có: - Lượng mưa cao từ 2000- 4000 mm/năm; lượng mưa thích hợp nhất 2000- 3000mm/năm. Lượng mưa hàng năm ở các địa phương trồng quế ở nước ta thường vào khoảng 1.600-2.500mm. - Quế ưa khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của quế là 0 20- 25 C. - Tuy nhiên quế vẫn có thể chịu được điều kiện nhiệt độ thấp (lạnh tới 1 0C hoặc 00 C) hoặc nhiệt độ cao tối đa tới 37-380C - Nhiệt độ bình quân hàng năm từ 20 – 290 C - Độ ẩm không khí trên 85%; 5.2. Đất đai Quế có thể mọc được trên nhiều loại đất có nguồn gốc đá mẹ khác nhau (sa thạch, phiến thạch…), đất ẩm nhiều mùn, tơi xốp; đất đỏ, vàng, đất cát pha; đất đồi núi, chua (pH 4-6), nghèo dinh dưỡng, nhưng thoát nước tốt (trừ đất đá vôi, đất cát, đất ngập úng). Tốt nhất nên trồng Quế những nơi còn tính chất đất rừng, đất có tầng trung bình đến dày, đất rừng mới phục hồi sau nương rẫy, rừng còn cây bụi mọc rải rác...Quế thường trồng ở những nơi có độ cao so với mặt nước biển: + Ở miền Bắc: 200m + Ở miền Trung: 500m + Ở miền Nam: 800m Nhân dân các vùng trồng quế cho biết lên cao hơn cây quế có xu hướng thấp lùn, chậm lớn nhưng vỏ dày và có nhiều dầu, xuống thấp hơn cây quế thường dễ bị sâu bệnh, vỏ mỏng và ít dầu trong vỏ, đời sống cây cũng ngắn hơn. Ở những nơi mùa khô kéo dài, ít mưa, vùng đồi núi trọc, đất xấu, đất thoái hóa, đất đá ong, khô cằn, có lẫn đã hoặc chứa nhiều sỏi sạn, đất đã mất tầng thảm mục, tầng mùn bị rửa trôi, nghèo dinh dưỡng, mất tính chất đất rừng không thích hợp với quế. 6. Giới thiệu các giống Quế ở Việt Nam 6.1. Quế Thanh Hóa 6.1.1. Đặc điểm hình thái Cây gỗ thường xanh, cao 10-20m, vỏ thân màu nâu xám hay nâu sẫm, rất thơm. Cành non có dạng 4 cạnh theo lát cắt ngang, nhẵn. Lá mọc gần như đối hoặc mọc cách;phiến hình bầu dục thuôn đến hình mác thuôn, đầu có mũi nhọn, mềm, gốc hình nêm;thường dài 12-15cm, rộng 5 cm màu xanh đậm; mặt dưới có phủ vẩy nhỏ, gân chính 3; cuống lá có rãnh, dài 1,2-1,5cm. Cụm hoa dạng chuỳ mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Hoa nhỏ, lưỡng tính, màu trắng hay trắng vàng nhạt. Quả hình trứng, dài khoảng 1cm, khi chín có màu đen hay tím, nhẵn, đài tồn tại. Mỗi quả 1 hạt. 6.1.2. Đặc điểm sinh học:
  6. Cây mọc trong rừng nhiệt đới lá rộng, ẩm trên dãy Trường Sơn từ bắc Thanh Hóa đế Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng nam, Quảng Ngãi ở độ cao trung bình, đôi khi có thể lên tới độ cao 2.000m. Cây ưa điều kiện nóng, ẩm; thường mọc ở các khu vực có tổng lượng mưa hàng năm cao (2.500-3.000mm), trên các loại đất feralit đỏ, vàng; đặc biệt là trên đất phong hoá từ nham thạch núi lửa. Hệ rễ của cây phát triển nhanh, rễ trụ ăn sâu vào đất. Cây tái sinh chồi khỏe. Khi còn non chịu bóng, nhưng cây trưởng thành lại ưa sáng. Mùa hoa quả tháng 4 đến tháng 8. 6.2. Quế Yên Bái Quế Yên Bái hay còn gọi là quế đơn, quế rành, quế Trung Quốc, quế bì, nhục quế...Loài này phân bố chủ yếu ở Bắc bộ và một số vùng của Việt Nam. 6.2.1. Đặc điểm hình thái Cây gỗ thường xanh, cao 10-20m, đường kính thân có thể đạt 50-80cm. Vỏ ngoài màu nâu xám, thường bong ra từng mảnh; thịt vỏ màu nâu, dày 0,4-0,6cm, có mùi thơm. Cành non nhẵn, màu xanh nhạt. Lá mọc đối hoặc gần như đối; phiến lá nguyên, đơn, hình bầu dục thuôn tới hình mác, kích thước 4-8(-15)x(2-)3-5(-6)cm, đầu nhọn, gốc hình nêm hay nêm rộng; khi còn non thường có màu đỏ nhạt và phủ lông mịn, sau đó nhẵn;mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới lục nhạt; cuống lá dài 0,5- 1cm. Cụm hoa chuỳ, mọc ở nách lá; cuống ngắn, dài 0,4-1,2cm. Hoa lưỡng tính; bao hoa 6 mảnh, màu trắng xanh hoặc xanh vàng nhạt; nhị 9, xếp thành 3 vòng, chỉ nhị ngắn, gốc của vòng nhị thứ 3 có 2 tuyến mật; bầu thượng, nhỏ. Quả hình trứng hay gần hình cầu; khi chín có màu nâu vàng, đài tồn tại. 6.2.2. Đặc điểm sinh học Cây mọc rải rác trong rừng nhiệt đới, thường xanh, có tán che thưa thớt; rất ít gặp trong rừng rậm. Cây chịu bóng ở mức độ trung bình, ưa ẩm; song cũng chịu hạn. Quế rành cho vỏ dày, với chất lượng cao khi sinh trưởng ở những nơi có đầy đủ ánh sáng và đất đai giàu dinh dưỡng. Ở điều kiện tự nhiên, quế rành tái sinh bằng hạt kém, tỷ lệ nẩy mầm của hạt thấp. Cây có tốc độ tăng trưởng trung bình. Trong quá trình sinh trưởng, đến giai đoạn 20-30 năm tuổi cây có tốc độ tăng trưởng theo đường kính thân mạnh nhất. Mùa hoa tháng 5-8. 6.3 Quế quan 6.3.1 Đặc điểm hình thái Cây gỗ thường xanh, cao 10-18m, đường kính thân có thể đạt 50-60cm. Cây thường phân cành từ gần gốc, tạo thành tán rậm, hình bán cầu. Vỏ ngoài ở cành non có màu nâu nhạt, nhẵn; nhưng ở cành và thân già lại có màu nâu xám hay nâu đậm. Các tế bào chứa tinh dầu thường có trong vỏ hoặc ở lớp gỗ dác trên thân. Lá đơn, mọc đối; phiến lá hình trứng hay hình trái xoan, kích thước 5-25x3- 10cm; đầu nhọn, gốc gần như tròn; mặt trên xanh đậm, bóng; mặt dưới xanh nhạt, có mùi thơm mạnh; gân chính 3 hoặc 5;cuống lá dài 1-2cm. Cụm hoa thường dạng chùm, mọc ở nách lá hay ở đầu cành, dài khoảng10cm, cuống có lông mềm, màu trắng kem. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt; đài hợp ở phía dưới, dạng hình chuông
  7. ngắn; nhị hữu thụ 9, xếp thành 3 vòng, chỉ nhị có lông mượt; vòi nhuỵ ngắn. Quả hình trứng hay hình trái xoan, dài 1,3-1,7cm, có đài tồn tại, to, khi chín có màu đen. 6.3.2. Đặc điểm sinh học Cây sinh trưởng thuận lợi ở những khu vực có khí hậu ẩm, ấm áp với nhiệt độ trung bình năm đạt 270C, tổng lượng mưa hàng năm 2000-2500mm và phân bố đều trong các tháng. Cây ưa sáng, sinh trưởng tốt ở những khu vực đất thấp, quang đãng. Điều kiện đất đai có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng vỏ Quế có hệ rễ phát triển mạnh và tương đối sâu. Cây phân cành nhiều ngay từ đoạn thân gần gốc, tạo thành bộ tán rậm, nhiều cành. Ngọn và lá non thường có màu đỏ nhạt, sau đó chuyển dần sang màu xanh đậm. Cây thụ phấn chéo nhờ côn trùng. Mùa quả tháng 4-9. 7. Phân bố 7.1. Vùng Hoàng Liên Sơn (Trung tâm Bắc bộ cũ) - Vùng này Quế được trồng ở hầu hết các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang…tuy nhiên chủ yếu tập trung ở Yên Bái, đây là vùng trồng Quế lớn nhất nước ta - Vùng quế Yên Bái tập trung ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Văn Bàn và Trấn Yên tỉnh Yên Bái. Các khu vực có quế nhiều như Đại Sơn, Viễn Sơn, Châu Quế, Phong Dụ, Xuân Tầm… có diện tích trồng quế và sản lượng vỏ quế chiếm khoảng 70% của cả vùng. - Đặc điểm của vùng quế Yên Bái là vùng rừng núi chia cắt, hiểm trở, nằm phía Đông và Đông Nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn + Độ cao tuyệt đối khoảng 300 – 700 m; + Nhiệt độ trung bình năm là 22,70 C, + Lượng mưa bình quân năm trên 2000 mm, có nơi như Phong Dụ lượng mưa bình quân năm đạt đến trên 3000 mm; + Độ ẩm bình quân là 84%. + Đất đai phát triển trên đá sa thạch, phiến thạch, có tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn và thoát nước. 7.2. Vùng quế Quảng Ninh (nay là vùng Đông Bắc) + Lượng mưa trong vùng rất cao khoảng trên 2300 mm/năm, + Nhiệt độ bình quân năm là 230 C. + Quế được gây trồng trên đai cao khoảng 200 – 400 m. - Quế Quảng Ninh là nguồn lợi đáng kể của đồng bào Thanh Y, Thanh Phán sinh sống trong vùng. 7.3. Vùng quế Thanh Hóa- Nghệ An (nay là vùng Bắc trung bộ) - Tại Thanh Hóa quế được trồng tập trung ở các huyện Thường Xuân, Quan Sơn, Ngọc Lặc. Ngoài ra quế còn được trồng rải rác ở nhiều huyện khác trong tỉnh (hầu hết là những diện tích mới trồng). Quế Thanh Hóa có đặc điểm về hình thái giống quế Yên bái, cây thân thẳng, vỏ nhẵn, tán lá dày, lá xanh tuy nhiên cây thường nhỏ hơn quế Yên bái - Ở Nghệ An quế được trồng tập trung ở hai huyện Quỳ Châu và Quế Phong - Quế Quỳ là tên gọi một giống Quế bản địa tại phủ Quỳ Châu trước đây bao gồm các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Quế Phong hiện nay. Quế quỳ nổi tiếng về chất
  8. lượng, được các thày lang và thương lái mua để bán ra các địa phương trong nước và nước ngoài. Trước đây quế quỳ đã nổi tiếng với thương hiệu: “ Nhất quế Quỳ nhì quế Quảng” - Quế Thanh và quế Quỳ là quế tốt vì hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao nổi tiếng trong cả nước. Ở đây được xác định là còn các diện tích quế tự nhiên, đó là nguồn gen rất quí hiếm cần được bảo tồn và phát. 7.4. Vùng Quảng Nam- Quảng Ngãi (nay là Duyên hải Nam trung bộ) - Cây quế ở vùng này có đặc điểm: Thân không thẳng, vỏ xù xì, phân cành thấp, tỷ lệ bênh tua mực cao đạc biệt là những nơi ẩm thấp + Vùng quế Trà Mi, Trà Bồng có độ cao khoảng 400 – 500 m; + Nhiệt độ bình quân năm 220 C; + Lượng mưa bình quân là 2300mm/năm; + Ẩm độ bình quân 85%; + Đất đai phát triển trên các loại đá mẹ, sa thạch hoặc sa phiến thạch có tầng đất dày ẩm, thoát nước, thành phần cơ giới trung bình. 8. Xác định giống quế đem trồng Để tăng sản lượng vỏ quế, hàm lượng và chất lượng tinh dầu cần phải chọn nguồn giống quế đem trồng Thực tiễn việc đưa giống Quế có ở các tỉnh phía Bắc vào trồng tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đã cho thấy rõ tầm quan trọng của nguồn giống. Các vườn quế có nguồn giống từ các tỉnh phía Bắc trồng ở các tỉnh phía Nam thường cho vỏ mỏng, hàm lượng tinh dầu thấp nên giá trị không cao bằng quế địa phượng. Kết quả khảo nghiệm cho thấy quế ở vùng nào sinh trưởng tốt ở vùng đó. Vì vậy có thể lấy: - Giống Quế ở Yên Bái trồng cho các tỉnh phía Bắc - Giống Quế ở Thanh Hóa, Nghệ An trồng cho các tỉnh miền Trung cũ từ Thanh Hóa đến Quảng Bình, Quảng Trị - Giống ở Quảng Nam, Quảng Ngãi trồng cho các tỉnh phía Nam và Nam Trung bộ
  9. Bài 2: Xây dựng vườn ươm 2.1. Xây dựng vườn ươm 2.1.1. Khái niệm vườn ươm - Vườn ươm là nơi tập trung sản xuất và bồi dưỡng cây con đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng rừng. 2.1.1.1. Phân loại vườn ươm Căn cứ vào quy mô sản xuất, tính chất sản xuất và thời gian sử dụng người ta có nhiều cách phân loại vườn ươm: a. Căn cứ vào quy mô sản xuất * Vườn ươm lớn - Đầu tư xây dựng nhiều tiền, quy mô sản xuất lớn, sản xuất mang tính công nghiệp. - Vườn ươm có diện tích khoảng 0,5 - 2,0ha hoặc công suất lớn hơn 1.000.000 cây/năm. - Áp dụng cho những cơ sở sản xuất lớn có nhiệm vụ sản xuất cây con phục vụ yêu cầu trồng rừng theo vùng chủ yếu ươm cây con phục vụ yêu cầu trồng rừng theo vùng chủ yếu vườn ươm cây con, chọn bầu từ hạt, giâm hom và cấy mô. * Vườn ươm trung bình Vườn ươm có tính nửa cố định. Là loại vườn ươm được dùng ở các đội trồng rừng của các lâm trường áp dụng phương pháp giâm hom, nuôi cấy mô, ươm cây trong bầu dện tích khoảng 500 - 5000 m2 hoặc công suất từ 500.000 – 1.000.000 cây/năm sản xuất cây con phục vụ kế hoạch trồng rừng của các lâm trường. Áp dụng các phương pháp gieo ươm hạt, giâm hom, nuôi cấy mô diện tích khoảng 500 - 5000m2 sản xuất cây con phục vụ trồng rừng. * Vườn ươm nhỏ Vườn ươm nhỏ có tính chất thời vụ, diện tích khoảng 50 - 500m 2 hoặc công suất dưới 500.000 cây/năm ở các hộ gia đình, sản xuất cây con có bầu và rễ trần phục vụ yêu cầu trồng rừng cụ thể. b. Căn cứ theo nguồn vật liệu giống * Vườn ươm hữu tính: Vườn ươm hữu tính là vườn ươm tạo cây con từ hạt giống * Vườn ươm vô tính Vườn ươm vô tính là vườn ươm tạo cây con bằng biện pháp giâm hom, nuôi cấy mô, chiết ghép… từ các vật liệu giống vô tính c. Căn cứ vào thời gian sử dụng * Vườn ươm cố định - Vườn ươm cố định là vườn ươm có thời gian sử dụng lâu dài, thực hiện cả hai nhiệm vụ cơ bản của vườn ươm là chọn lọc, bồi dưỡng giống tốt và nhân nhanh, cung cấp số lượng nhiều có chất lượng cao cho sản xuất. Sản xuất cây con trong thời gian dài, cung cấp cho nhiều nơi. Vườn ươm cố định dùng để ươm cây trong thời gian dài, trên diện tích lớn, ươm nhiều loài cây với cường độ kinh doanh cao, có đủ các hạng mục xây dựng cơ bản và thiết bị chuyên
  10. dùng, thuận lợi cho việc cơ giới hóa, tự động hóa, có thể khống chế được những điều kiện hoàn cảnh bất lợi, không ngừng nâng cao sản lượng và chất lượng cây con. +) Ưu điểm - Sản lượng lớn, ổn định - Biện pháp kỹ thuật tập trung, hạ được giá thành cây con - Cán bộ kỹ thuật ổn định, có điều kiện chăm sóc với cường độ cao +) Nhược điểm: - Xa nơi trồng rừng nên vận chuyển gặp nhiều khó khăn - Khi đem trồng ở rừng thì điều kiện thích nghi không tốt với môi trường sống mới. - Trong quá trình vận chuyển thường gây tổn thương hoặc khô héo cây con. - Sâu bệnh dễ phát sinh (do sản xuất lâu năm nên sâu bệnh có khả năng kháng thuốc * Vườn ươm tạm thời - Vườn ươm tạm thời dùng để gieo ươm cây con phục vụ cho một khu vực trồng rừng có diện tích nhỏ, trong một thời gian ngắn, thường được bố trí ở gần nơi trồng rừng, sử dụng các loại vật liệu tại chỗ, rẻ tiền để xây dựng như tre gai làm hàng rào, khung gỗ be xung quanh luống,vv…cây con sản xuất ra có thể thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh nơi trồng, không phải vận chuyển xa, tận dụng được mọi diện tích gieo ươm để phục vụ kịp thời cho yêu cầu của trồng rừng. +) Ưu điểm: - Dễ chọn - Gần nơi trồng rừng nên không phải bảo quản và vận chuyển xa +) Nhược điểm: - Sản lượng, chất lượng không cao - Không đảm bảo sự đồng đều về chất lượng. Sản xuất phân tán, cán bộ kỹ thuật không ổn định d. Căn cứ vào nền vườn ươm * Vườn ươm nền mềm Đây là loại vườn ươm truyền thống, vườn ươm trực tiếp trên nền đất hoặc ươm cây trong bầu đất hoặc ươm cây trong bầu đặt trên nền đất tuỳ quy mô sản xuất lớn hay nhỏ * Vườn ươm nền cứng (nền không thấm nước) Đây là loại vườn ươm cố định. Nền luống xây dựng hoặc láng xi măng, hoặc trải bạt, nilon. Hệ thống tưới nước tự động, cây con tạo từ hạt hoặc từ hom ươm trong bầu. Loại vườn ươm này chi phí đầu tư lớn, chỉ áp dụng cơ sở lớn có điều kiện đầu tư. +) Ưu điểm: -Tạo được cây con đồng đều ít sâu bệnh -Chủ động nước tưới, hạn chế xói mòn và rửa trôi -Hạn chế cỏ dại
  11. +) Nhược điểm: -Đầu tư tốn kém -Sản xuất cố định không di chuyển được 2.1.2. Chọn địa điểm lập vườn ươm Vị trí vườn ươm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, phẩm chất và giá thành cây con, ảnh hưởng đến điều kiện làm việc và đời sống của công nhân vườn ươm. Muốn chọn vị trí vườn ươm thích hợp cần phải nắm vững các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh doanh. 2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên - Khí hậu: Khu vực vườn ươm có điều kiện khí hậu (nhiệt độ, ẩm độ, chế độ mưa...) phù hợp với đặc tính sinh thái của các loài cây sẽ gieo ươm. Cần tránh xây dựng vườn ươm ở nơi thấp, ẩm ướt, không khí tù úng vì đó là môi trường thuận lợi cho dịch bệnh phát triển, ảnh hưởng xấu đến cây con. Nơi đặt vườn ươm phải thông thoáng nhưng cũng phải có khả năng hạn chế được ảnh hưởng của gió to và bão. - Địa hình: Nên xây dựng vườm ươm nơi tương đối bằng, thoát nước, độ dốc dưới 5 0 để tiện cho việc áp dụng cơ giới, chăm sóc cây con và tránh được hiện tượng xói mòn, thoái hoá đất. Ở vùng núi, nếu độ dốc quá lớn, cần làm thành bậc thang để tạo mặt bằng gieo ươm. Không nên chọn những nơi thung lũng hẹp, ít ánh sáng, nơi đất bồi ven sông thường ngập nước. Nếu ở gần rừng, nên chọn vị trí cách xa rừng từ 20m trở lên. Đối với vườn ươm thông, không nên chọn dưới chân đồi có nước. - Hướng dốc: Khi chọn hướng cho vườn ươm, cần căn cứ vào điều kiện khí hậu từng nơi, khả năng cung cấp nước và đặc tính loài cây để xác định. Nên chọn sườn nam, có giờ chiếu sáng dài, ấm áp về mùa đông, thông thoáng trong mùa hạ. Cần tránh xây dựng vườn ươm ở nơi bị che bóng mặt trời trực tiếp từ hướng đông và hướng tây (cây cối, núi non, nhà cao tầng…). - Đất: Đất vườn ươm tốt nhất là đất cát pha đến thịt trung bình. Đất tốt, sâu, mát, kết cấu tơi xốp, thoáng khí, lượng nước chứa thích hợp và thoát nước. Đất thịt có đầy đủ các đặc điểm trên, thuận lợi cho cây con sinh trưởng tốt. Ngoài ra đất thịt còn thuận tiện cho việc cày bừa, hạt sau khi gieo xuống dễ nhú mầm, đồng thời khi bứng cây ít gây tổn thương cho bộ rễ. - Độ pH trong đất vườn ươm cần phù hợp với đặc tính của từng loài cây. Nên chọn đất từ hơi chua đến gần trung tính sẽ thích hợp cho nhiều loài (pH = 5 - 6,5). Đối với các loài cây gieo ươm trong bầu thì vườn ươm phải gần nơi có thể dễ dàng lấy đất đóng bầu. - Tình hình sâu bệnh hại: Trước khi xây dựng vườn ươm, cần tiến hành điều tra tình hình sâu bệnh hại trong khu vực dự kiến sử dụng để có biện pháp phòng trừ. Nếu có mầm mống sâu bệnh, phải tiến hành diệt trừ ngay để tránh dịch bệnh lây lan trong quá trình gieo ươm sau này. 2.1.2.2. Điều kiện kinh doanh - Vị trí vườn ươm: Vườn ươm xây dựng ở trung tâm khu trồng rừng để tiện cho việc vận chuyển và cây con dễ thích nghi với điều kiện hoàn cảnh. Ngoài ra nên xây dựng vườn ươm ở gần khu vực dân cư để thuần lợi cho sinh hoạt hàng ngày, mua sắm vật tư và sử dụng được nhân lực tại chỗ.
  12. Hình dạng vườn ươm nên là hình chữ nhật hoặc hình vuông để dễ quy hoạch và sử dụng cơ giới. Diện tích vườn cần đủ rộng, thỏa mãn được nhu cầu sản xuất và cung ứng cây con trong vùng trồng rừng. - Nguồn nước: Phải chọn nơi có nguồn nước sạch, đảm bảo đủ cung cấp trong năm cho vườn ươm. Nguồn nước tốt nhất là nước sông, suối hoặc nước hồ không bị ô nhiễm. Nếu nguồn nước tự nhiên khó tìm thì phải chọn nơi có điều kiện đào giếng dễ dàng, đủ nước tưới cho cây con. Không nên lập vườn ở nơi ven sông hay sát bên hồ nước, vì về mùa mưa dễ bị nước ngập hoặc mạch nước ngầm quá cao, không có lợi cho sinh trưởng của cây con. - Giao thông: Vườn ươm nên gần đường giao thông để tiện cho việc vận chuyển vật tư (hạt giống, túi bầu, đất, phân bón, thuốc trừ sâu...), trang thiết bị, cây con. Bảng: Tiêu chuẩn điều kiện vườn ươm Đối tượng áp Chỉ tiêu Thích hợp Chấp nhận được dụng 1. Nguồn Cách vườn < 50m, đào Cách vườn < 20m, đủ Tất cả các loại nước thêm giếng đủ tưới mùa tưới mùa khô vườn ươm khô Nước ngọt, độ pH 6,5- Nước ngọt, độ pH 6,0- 2. Chất lượng Tất cả các loại 7,0, hàm lượng muối 7,5, hàm lượng muối nước tưới vườn ươm NaCl < 0,2% NaCl 50cm > 30m hom tầng đất mặt Khu luân canh Vườn giống lấy 7. Thành Thịt trung bình Thịt nhẹ đến sét nhẹ hom phần đất Khu luân canh 8. Mầm Không có màm mống Có mầm mông sâu bệnh Tất cả các loại mống sâu sâu bệnh hại. Không hại nhẹ. Phải xử lý đất vườn ươm bệnh hại của phải xử lý đất. bằng biện pháp thông
  13. thường, ít tốn kém, đất không ô nhiễm môi trường. 2.1.3. Quy hoạch vườn ươm Qui hoạch vườn ươm là phân chia đất vườn ươm thành nhiều khu và đề xuất phương hướng sử dụng một cách hợp lý nhằm lợi dụng triệt để đất và các điều kiện khác của vườn. Qui hoạch vườn ươm phải dựa vào bản đồ địa hình tỉ lệ 1/500, bản đồ đất, đặc tính sinh vật học của các loài cây gieo ươm, điều kiện quản lý kinh doanh và công tác kiến thiết cơ bản… vv để bố trí đất sản xuất và không sản xuất, sao cho tận dụng được mọi điều kiện tự nhiên và kinh doanh của vườn. Nguyên tắc bố trí: đảm bảo cho mỗi khu có đủ diện tích và điều kiện cần thiết để hoàn chỉnh từng khâu công việc trong 1 dây truyền khép kín. Đồng thời đảm bảo tính hợp lý của từng loại công việc, tiết kiệm được thời gian và sức lao động trong quá trình sản xuất - Để quy hoạch được vườn ươm đầu tiên phải dự trù diện tích vườn ươm bao gồm: đất sản xuất và đất không sản xuất. + Đất sản xuất là đất trực tiếp gieo hạt, cấy cây và đất luân canh + Đất không sản xuất là đất làm rãnh luống, hệ thống tưới tiêu, đường đi, đất làm nhà ở, nhà kho, bờ rào, các dải rừng phòng hộ… - Thông thường diện tích chia làm 03 loại: + Vườn ươm nhỏ: diện tích đất phục vụ không sản xuất: 40 - 45% diện tích đất sản xuất. + Vườn ươm trung bình: diện tích đất phục vụ sản xuất: 30 - 40% diện tích đất sản xuất. + Vườn ươm lớn: diện tích đất phục vụ sản xuất: 30% diện tích đất sản xuất. - Ngoài ra khi quy hoạch mặt bằng vườn ươm cần chú ý các vấn đề: + Khu vực dành cho gieo ươm cây mạ chiếm khoảng 10% diện tích toàn vườn ươm + Khu vực dành cho cấy cây, huấn luyện cây con chiếm ≥ 70% diện tích vườn ươm + Đường đi, hàng rào và cổng chiếm 1 - 3% diện tích vườn ươm + Nhà để phân, đóng bầu, kho chứa và văn phòng làm việc chiếm 10% vườn ươm + Nguồn nước tưới, hệ thống tưới 2.1.3.1. Bố trí các khu ươm hạt, ươm cây mạ, giâm hom cây a. Khu gieo ươm hạt - Khi thiết kế vườn ươm, nên dành một diện tích nhất định để xây dựng luống ươm hạt, luống ươm hạt nên bố trí gần văn phòng để tiện theo dõi. - Luống gieo hạt và luống cây bố trí theo hướng đông tây, nhằm tạo điều kiện cho cây con có khả năng tiếp cận ánh sáng mặt trời được nhiều nhất.
  14. Hình 01: Luống ươm hạt trong vườn ươm b. Khu ươm cây mạ - Khu gieo hạt ươm mạ: Chọn nơi đất tốt nhất, bằng phẳng, ít gió, quản lý và tưới nước thuận lợi để gieo hạt. Khi cây mạ đủ tiêu chuẩn được đánh đi cấy (ra ngôi) trên luống cấy hoặc vào bầu. c. Khu giâm hom cây - Khu trộn đất ruột bầu: Là nơi dự trữ và trộn đất ruột bầu nên cần có mái che mưa, nắng đồng thời cũng là nơi để đóng bầu sau đó xếp bầu vào luống.
  15. Hình 02 : Luống nền cứng trong vườn ươm. - Khu vực luống cây nền cứng: Là luống nền láng bê tông và được xây gờ bao quanh, có lỗ thoát nước đóng mở được, nền luống phải được láng phẳng và hơi sốc về phía lỗ thoát nước, tháo được kiệt nước. Gờ luống nên xây bằng gạch cao 10-12cm và trát vữa xi măng cẩn thận. Tùy theo địa hình cụ thể của nơi đặt vườn ươm mà xây luống dài ngắn khác nhau. Một luống bình thường có kích thước 10m dài x 1 mét rộng có thể xếp được.500 bầu cây với đường kính bầu 4,5cm. Luống cây nên xây thành từng cụm 4-5 Hình 03: Luống nền mềm trong vườn luống, các cụm cách nhau 1,5m và giữa các luống các nhau khoảng 50cm là phù hợp trong quá trình sản xuất cây con. - Khu vực luống cây nền mềm: Được xây dựng theo kích thước như nền cứng, dài 10m, rộng 1m. Gờ bao quanh luống có thể làm bằng khung gỗ, đan bằng tre nứa thậm chí bằng đá, gạch để giữ cho bầu cấy cây không bị đổ hoặc nền luống làm thấp hơn mặt vườn khoảng 5-7cm. - Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống luống và giàn che gieo ươm cây thực hiện theo quy định ở biểu sau:
  16. 2.1.3.2. Khu vực cấy cây, huấn luyện cây con - Khu cấy cây và khu huấn luyện cây con: là khu chính có diện tích lớn nhất trong vườn ươm nhằm nuôi dưỡng cây con trong thời gian dài trước khi đem trồng + Khu xếp bầu theo các luống + Khu sản xuất cây rễ trần và khu dự trữ + Khu giâm hom Hình 04: Khu vực dành cho cấy cây, huấn luyện cây con 2.1.3.3. Hệ thống tưới tiêu a. Hệ thống tưới - Hệ thống tưới phải đảm bảo nước được dẫn đến khắp nơi trong vườn ươm. Cần phải xây dựng hệ thống cung cấp nước cố định và hệ thống cung cấp nước linh hoạt phục vụ tưới cây trong vườn ươm. - Hệ thống tưới nước trong vườn ươm chia làm các bộ phận sau: + Nguồn cung cấp nước: song, suối, giếng khoan, đào… + Bể chứa: thường được bố trí ở vị trí cao nhất trong vườn ươm để có thể sử dụng áp lực dẫn nước đến mọi nơi trong vườn ươm, loài cây định sản xuất… - Hệ thống ống dẫn nước đến các luống sản xuất cây con, nhà giâm hom: hệ thống ống dẫn nước này cần được lắp đặt sao cho nước đến đầu luống sản xuất. Hệ thống dẫn nước có 2 loại: + Hệ thống dẫn nước cố định làm bằng ống thép hoặc nhựa b. Hệ thống thoát nước Hệ thống thoát nước trong vườn ươm thường được thiết kế cạnh hàng rào, đường đi lại trong vườn ươm dưới dạng các kênh thoát nước. - Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống thoát nước được thể hiện theo quy định ở biểu sau:
  17. 2.1.3.4. Khu nhà kho, đường đi a. Khu nhà kho - Nhà kho nên đặt về hướng không che khuất ánh sáng mặt trời tới luống gieo hoặc luống cây con. - Nhà kho nên có cửa khóa để chứa phân bón, thuốc trừ sâu, túi bầu và những loại dụng cụ khác như: bình phun, cuốc, xẻng, xô, chậu .... của vườn ươm. - Tùy thuộc vào điều kiện sản xuất chúng ta tiến hành xây dựng nhà kho tạm thời hay lâu dài. Bảng : Tiêu chuẩn kỹ thuật nhà kho trong vườn ươm Hạng mục Yêu cầu kỹ thuật Đối tượng áp dụng - Nền nhà bằng gạch hoặc xi măng bằng phẳng Vườn ươm từ hạt, từ - Khung nhà bằng gỗ, cao 2 - 2,5m hom, nhỏ, tạm thời Không lâu bền - Tường, vách ngăn xây gạch - Mái lợp bằng tấm hợp phi brô xi măng (nhà cấp 4) - Nền nhà xây gạch, bằng phẳng Vườn ươm từ hạt, từ Lâu bền - Nhà kiên cố (mái bằng, bê tông) cao hom trung bình, lớn, 2 - 2,5m. Có máy điều hòa nhiệt độ, độ ẩm lâu dài b. Đường đi - Đường đi lại thiết kế ở giữa và xung quanh vườn ươm, để thuận tiện cho mọi hoạt động trong vườn. - Hệ thống đường: + Đường trục chính: là đường chủ yếu chạy ở trung tâm vườn dành cho các loại xe đi lại vận chuyển vật tư. Mặt đường rộng 6 - 8m (vườn ươm lớn); 3 - 4m (vườn ươm nhỏ) + Đường phụ: là đường nối liền với đường chính phân chia vườn ươm thành các khu nhỏ, dành cho xe thô sơ và người đi lại. + Đường quanh vườn: đối với vườn ươm cố định cần làm đường chạy quanh vườn, bên trong hàng rào rộng 5 - 6m vừa để tiện cách ly khu gieo ươm cây con với môi trường xung quanh. Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống đường đi trong vườn ươm được thực hiện theo quy định ở bảng : 2.1.3.5. Hàng rào - Xung quanh vườn phải bố trí hàng rào, đào rãnh sâu thoát nước. Nhằm bảo vệ ngăn chặn sự xâm nhập của động vật, côn trùng, nguồn bệnh từ bên ngoài vào vườn ươm phá hoại cây con.
  18. - Hàng rào bảo vệ: được xây dựng bảo vệ xung quanh vườn ươm. Hàng rào phải chắc chắn để có thể ngăn chặn để có thể ngăn chặn được gia súc, gia cầm, thú rừng phá hoại, có thể dùng gỗ, tre gai, cây găng hoặc xây tường rào. * Chú ý: Ở nơi có gió hại cần trồng các đai rừng phòng hộ cho vườn ươm. Cây phòng hộ nên chọn nhiều cây mọc nhanh như: bạch đàn, muồng, keo. - Cổng ra vào: đủ rộng để xe tải ra vào vận chuyển vật tư và cây con. Bài 3: Thu hái, chế biến, bảo quản hạt giống Quế 1.1. Thu hái hạt giống 1.1.1. Chọn cây lấy giống Tại mỗi địa phương cần có rừng giống hoặc vườn giống chuyên doanh để phục vụ công tác trồng rừng ở nơi đó. Nhưng trong thực tế sản xuất hiện nay thường phải lấy hạt giống ở những khu rừng tự nhiên hay rừng trồng kinh tế sẵn có để phục vụ trồng rừng. Muốn hạt giống có chất lượng cao thì khi tiến hành lấy giống ở những khu rừng này cần phải biết cách chọn cây lấy giống. Nguyên tắc và các bước làm như sau: - Nên lấy giống trong vùng phân bố của loài cây đó vì ở đó cây sinh trưởng tốt, có sản lượng cao. Nếu cây giống của địa phương không đủ phải đưa từ nơi khác đến, nên lấy ở vùng xung quanh gần nhất, gần giống nhau về biên độ sinh thái, khí hậu, đất đai... - Chọn những khu rừng có sức sinh sản cao, chưa bị dịch sâu bệnh hoặc lửa rừng phá hoại lần nào. Tuổi của rừng lấy giống nên ở giai đoạn thành thục, không nên ở giai đoạn già cỗi. - Trong những khu rừng đó tiến hành lấy giống ở những cây tuổi còn trẻ, gần thành thục và đầu thời kỳ thành thục có đường kính, chiều cao từ trung bình trở lên, thân cây thẳng, tròn đều, tán lá cân đối, không bị sâu bệnh, tỉa cành tự nhiên tốt. Không được lấy giống ở những cây sinh trưởng kém, cong queo, sâu bệnh hoặc bị chèn ép, lệch tán, bị trích nhựa. 1.1.2. Nhận biết độ chín của quả và hạt giống Nhận biết hạt chín để thu hái đúng lúc. Nếu thu hoạch hạt còn non, chất dự trữ chưa tích luỹ được đầy đủ, lượng nước trong hạt còn nhiều, hạt sẽ khó bảo quản, chóng mất sức nảy mầm. Nếu thu hoạch quá muộn hạt có thể rơi rụng hoặc bị gió đưa đi xa, hoặc chim thú ăn hại. Trên thực tế thu hoạch hạt giống bắt đầu từ việc thu hái quả, cho nên trước hết cần phải nhận biết quả chín. * Nhận biết quả chín Thông thường người ta căn cứ vào hình thái, màu sắc vỏ quả để nhận biết độ chín của nó. - Loại quả khô: Khi chín vỏ quả thường chuyển màu như chuyển từ màu xanh sang màu vàng (quả phi lao) hoặc sang màu canh dán (quả thông) hoặc sang màu xám có mốc trắng (quả xà cừ), vỏ quả nhăn hoặc có vết nứt...thường các loại quả khô này khi quả chín nếu không thu hái kịp thời hạt sẽ rơi rụng và bị gió đưa đi như thông, phi lao, bạch đàn.
  19. - Loại quả thịt, quả mọng: Căn cứ vào màu sắc và độ cứng của vỏ quả. Khi chín vỏ quả chuyển sang màu đỏ, màu đen hoặc màu vàng sẫm, phần vỏ thịt mềm. Các loại quả này khi chín thường bị chim thú ăn hại. * Nhận biết hạt chín Đa số các loài cây hạt chín có liên hệ với quả chín. Thông thường là khi quả chín thì hạt cũng chín. Nhưng để xác định chắc chắn và loại trừ những ngoại lệ thì chúng ta có thể nhận biết hạt chín bằng cách: - Căn cứ vào màu sắc, mùi vị và hình thái của vỏ hạt, nhân: Mỗi loại hạt khi chín vỏ hạt, nhân của nó có màu sắc, mùi vị, hình thái đặc trưng riêng. - Xác định tỷ trọng: thường khi chín tỷ trọng của hạt thay đổi, do vậy phải biết tỷ trọng tiêu chuẩn của mỗi loại hạt khi chín. - Thí nghiệm nảy mầm: Khi tỷ lệ nảy mầm cao nhất là lúc hạt chín đều. Cách này chỉ có giá trị trong công tác nghiên cứu. - Phải theo dõi sát tình hình thực tế của từng nơi và từng loài cây để kịp thời tổ chức thu hái hạt giống. Bảng 01: Thời vụ thu hoạch hạt giống một số loại cây. Loài cây Mùa ra hoa (tháng) Mùa quả chín (tháng) Thông nhựa 5-6 8-9 Thông đuôi ngựa 4-5 10 - 11 Tếch 5-6 1 - 2 năm sau Bạch đàn liễu 6-7 10 - 11 Bạch đàn trắng 2-3 8-9 Phi lao 3-4 8-9 Mỡ 2-4 8-9 Bồ đề 3-4 9 - 10 Long não 5-6 11 - 12 Trám trắng 2-3 9 - 10 Quế 9 - 10 2 - 3 năm sau 1.1.3. Các phương pháp thu hái quả và hạt 1.1.3.1. Xác định thời điểm thu hái - Xác định thời điểm thu hoạch khi hạt chín vì nếu thu hoạch sớm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng hạt giống, thu hoạch muộn tổn thất hạt lớn do hạt chín quả vỡ mất hạt hoặc hư hỏng hạt ngay trên cây. Cần đảm bảo nguyên lý chung sau: + Chất lượng hạt giống, đặc biệt sức sống và khả năng nảy mầm của hạt. + Năng suất hạt giống. + Thuận tiện cho phơi sấy, chế biến (trời nắng, khô).
  20. - Một số loài cây thu hoạch muộn dẫn đến tổn thất hạt như: Hạt thông, hạt Sa mộc thu khi quả mầu xanh chuyển dần sang màu vàng nếu không quả sẽ tách ra và rơi hết. Độ ẩm hạt khi thu hoạch cũng là một yêu cầu đối với hạt giống, nó phụ thuộc vào loài cây trồng, thời tiết và môi trường thu hoạch. Những căn cứ chủ yếu là: Màu sắc vỏ quả, màu sắc hạt, độ tàn của cây. * Nguyên tắc khi thu hái. Để đảm bảo chất lượng hạt giống và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình chế biến, bảo quản, đồng thời bảo vệ cây giống phục vụ sản xuất lâu dài và sản lượng vụ sau, khi thu hái cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Chỉ thu hái những quả đã già, mẩy, không sâu bệnh. - Quả non, xanh và hoa quả của vụ sau cần được bảo vệ. - Không bẻ cành, chặt ngọn cây giống. Chỉ hái từng quả (quả to), hoặc chùm quả trên những nhánh nhỏ. Việc áp dụng các phương pháp thu hái giống và sử dụng các công cụ thích hợp phụ thuộc vào một số yếu tố sau: - Đặc điểm của quả: Kích thước, số lượng, vị trí, sự phân bố của quả, độ dẻo dai của cuống quả, thời gian từ khi quả chín đến lúc vỏ quả nứt ra (hạt phát tán). - Đặc điểm cây giống: Đường kính, chiều cao, độ thon thân cây, độ dày vỏ, đường kính và độ dày tán lá, số lượng cành, góc phân cành và sức chịu đựng của cành. - Đặc điểm của quần thụ: Mật độ, sự phân bố của cây rừng và lớp thảm tươi, thảm mục rừng. - Điều kiện địa hình trong khu vực: Độ dốc, độ cao. 1.1.3.2. Phương pháp thu hái trên cây - Thường áp dụng đối với những loài cây khi chín hạt rơi rụng ngay hoặc dẽ bị gió đưa đi xa như phi lao, bạch đàn, thông... - Một số loài cây sau khi chín quả còn treo trên cây tương đối lâu (xoan) cũng áp dụng phương pháp thu hái trên cây nhưng không cần thu hoạch gấp. - Cách tiến hành: Có thể trèo lên cây để hái quả, đứng dưới đất dùng dụng cụ để thu hái hoặc có thể kết hợp khi khai thác chặt cây lấy quả. Loại quả to thì thu hái từng quả, loại quả nhỏ thu hái từng chùm quả. Chú ý hạn chế bẻ cành nhất là cây lá kim, vì mầm hoa ở đầu cành hình thành ngay trong năm thu quả. Trên cùng một cây quả có thể chín sớm muộn khác nhau nhưng không chênh lệch nhiều lắm, cần thu hái cây nào hết cây ấy, thu hái từ trên xuống dưới, từ trái sang phải hoặc ngược lại để tránh leo trèo nhiều lần, lẵng phí sức lao động năng suất thấp. Hạt thu hái về cần để nguyên từng lô theo nguồn gốc khác nhau và phải vào sổ đăng ký. Một lô hạt giống gồm những hạt giống cùng một loài, thu hái cùng một thời gian trên những cây mẹ sinh trưởng trong cùng một điều kiện lập địa (hay trong các điều kiện lập địa tương tự), tuổi cây mẹ chênh lệch không quá hai cấp tuổi và cùng một điều kiện bảo quản. 1.1.3.3. Phương pháp thu nhặt trên mặt đất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2