intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Vận hành cần trục bánh lốp, bánh xích (Nghề: Vận hành cần cầu trục - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

25
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Vận hành cần trục bánh lốp, bánh xích được biên soạn gồm các nội dung chính sau: An toàn nội quy thực tập; Giới thiệu về cần trục bánh lốp, bánh xích; Bảo dưỡng thường xuyên cho cần trục; Di chuyển cần trục bánh lốp, bánh xích; Điều khiển chân chống cần trục bánh lốp và cơ cấu mở rộng giải xích; Điều khiển thiết bị công tác cần trục không tải;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Vận hành cần trục bánh lốp, bánh xích (Nghề: Vận hành cần cầu trục - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔĐUN: VẬN HÀNH CẦN TRỤC BÁNH LỐP, BÁNH XÍCH NGÀNH/NGHỀ: HÀNH CẦN CẦUTRỤC TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP NGHỀ Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày…….tháng….năm 2021 của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Tam Điệp, năm 2021 0
  2. 1
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  4. LỜI GIỚI THIỆU Vận hành cần trục là môn học kỹ thuật chuyên môn trong chương trình đào tạo trung cấp nghề vận hành cần cầu trục. Giáo trình này được biên soạn dựa trên chương trình đào tạo nghề trình độ trung cấp nghề vận hành Cần trục. Nội dung gồm 2 phần nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về An toàn khi vận hành máy cần trục bánh lốp và cần trục bánh xích. Chương trình biên soạn có kế thừa các kiến thức cũ và bổ sung các kiến thức mới. Trong quá trình biên soạn các tác giải đã có nhiều cố gắng, có tham khảo các tài liệu của các trường, các giáo trình đã được xuất bản, các tài liệu trên mạng internet... song thời gian đầu tư chưa được nhiều, kinh nghiệm chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của bạn đọc để cuốn giáo trình được hoàn thiện hơn. Tam Điệp., ngày…..........tháng…........... năm…… Tham gia biên soạn 3
  5. MỤC LỤC NỘ DUNG TRANG Bài 1: An toàn nội quy thực tập 7 Bài 2: Giới thiệu về cần trục bánh lốp, bánh xích 13 Bài 3: Bảo dưỡng thường xuyên cho cần trục 24 Bài 4: Di chuyển cần trục bánh lốp, bánh xích 30 Bài 5: Điều khiển chân chống cần trục bánh lốp và cơ cấu mở rộng giải xích 40 Bài 6: Điều khiển thiết bị công tác cần trục không tải 48 Bài 7: Cẩu hàng nhẹ 54 Bài 8: Cẩu hàng theo H – Q – R 57 Bài 9: Cẩu hàng lên xuống phương tiện vận tải 60 Bài 10: Cẩu lắp dựng kết cấu Cột, Dầm 62 Bài 11; Cẩu lắp đặt máy, thiết bị 66 Bài 12: Cẩu lắp kết cấu bị che khuất 68 4
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN MÔĐUN: VẬN HÀNH CẦN TRỤC BÁNH LỐP BÁNH XÍCH MÔĐUN:MĐ 19 VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA VAI TRÒ CỦA MÔĐUN: - Vị trí: Mô đun nằm trong chương trình đào tạo hệ Trung cấp nghề nghề Vận hành cần, cầu trục; được học sau các môn học chung, các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở và các mô đun bảo dưỡng. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Giúp cho người học các kiến thức cơ bản về tổ chức và vân hành cần trục bánh lốp, bánh xích MỤC TIÊU MÔĐUN: - Về kiến thức: + Trình bày được các quy trình vận hành cần trục bánh xích, bánh lốp; Nội dung bảo dưỡng thường xuyên trên cần trục. + Lựa chọn được cần trục bánh xích, bánh lốp phù hợp với điều kiện thi công khác nhau’ + Về kỹ năng: + Thực hiện thành thạo công việc chuẩn bị xe máy, hiện trường trước khi thi công; + Thực hiện thành thạo công việc khởi động máy các thao tác cơ bản trong một chu kỳ làm việc và di chuyển cần trục bánh xích, bánh lốp; + Vận hành được một số cần trục bánh xích, bánh lốp xếp dỡ hàng hóa, lắp dựng kết cấu xây dựng và công nghiệp đúng quy trình, đảm bảo an toàn; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, chính xác; đảm bảo an toàn cho người và máy trong quá trình vận hành cần trục bánh xích, bánh lốp. 5
  7. NỘI DUNG MÔĐUN BÀI 1: AN TOÀN NỘI QUY THỰC TẬP Mã môđun: 01 GIỚI THIỆU: Trang bị cho người học nhựng quy định trong bảng nội quy , kỹ thuật an toàn khi vận hành cẩn trục bánh lốp trong lao động sản xuất. MỤC TIÊU: - Trình bày được nội qui, kỹ thuật an toàn trước khi vận hành máy; - Hiểu được các cảnh báo nguy hiểm tên xe cần trục; - Biết được các tính năng kỹ thuật, trang thiết bị có trên cần trục bánh lốp; - Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, chính xác. 1. Nội quy thực tập 1. Sinh viên phải có mặt tại xưởng đúng giờ. Sinh viên có mặt trễ sau 15 phút sẽ không được thực tập buổi đó, vắng một buổi học trở lên sẽ không có điểm thực tập. 2. Sinh viên phải ăn mặc đúng quy định : mặc áo bảo hộ màu xanh dương đậm ngắn tay, mang giày, tóc phải gọn gàng, nữ không để tóc xoã phải cột tóc gọn gàng. Sinh viên phải đeo thẻ sinh viên trước ngực áo. 3. Sinh viên phải ở đúng vị trí thực tập theo thời khoá biểu. Sinh viên không được tự tiện đi lại ở những nơi khác trong xưởng, không được hút thuốc lá và không dùng điện thoại di động trong khu vực thực tập. 4. Tập vở, sách, cặp phải để ngăn nắp trên kệ. 5. Sinh viên không được tiếp xúc, vận hành thiết bị khi chưa được hướng dẫn hoặc cho phép của giáo viên phụ trách. 6. Sinh viên phải chấp hành nội quy an toàn – PCCC của xưởng thực tập và nội quy an toàn của từng môn học. 7. Sinh viên không làm mất trật tự, đùa giỡn, không chữi thề, nói tục và làm việc khác trong giờ thực tập. 8. Khi sinh viên có nhu cầu làm gì phải xin phép và phải được sự đồng ý của giáo viên phụ trách. 9. Khu vực thực tập phải được giữ gìn ngăn nắp, sạch sẽ. Sinh viên phải vệ sinh máy, trả dụng cụ sau mỗi buổi thực tập và tổng vệ sinh sau mỗi đợt thực tập. 6
  8. 10. Sinh viên phải làm báo cáo thực tập đúng nội dung của đề cương và nộp báo cáo đúng thời hạn. * Sinh viên vi phạm nội quy thực tập trên sẽ được mời ra khỏi xưởng ngay lập tức và sẽ không có điểm thực tập. BAN GIẢNG DẠY THỰC HÀNH 2. Ghi nhật trình và bàn giao ca - Ghi nhật trình la một phần công việc của người thợ vận hành cần trục nhằm xác nhận tình trạng kỹ thuật của xe, máy, thời gian làm việc để từ đó làm cơ sở thực hiện các công việc chăm sóc bảo dưỡng, sửa chữa cho cần trục đúng định kỳ. - Bảng mẫu nhật trình máy - Bàn giao ca là công việc giao và nhận trước và sau khi thực hiện một ca làm việc với cần trục, nội dung bàn giao ca phải thực hiện các công việc sau: + Tình trạng kỹ thuật cuả máy + Hiện trạng bên ngoài máy + Nhiên liệu + Phụ tùng kèm theo. 3. Những quy định kỹ thuật an toàn khi sử dụng cần trục Hầu hết các sự cố, các tai nạn sảy ra trong quá trình sử dụng, vận hành và bảo dưỡng sửa chữa xe cẩu do không nghiêm chỉnh chấp hành những quy trình hoặc những lưu ý về kỹ thuật an toàn. 7
  9. Trước khi vận hành hoạc tiến hành bảo dưỡng sửa chữa người thợ vận hành phải đọc và làm quen với những quy định về an toàn sau: - Các ký hiệu, cảnh báo được in trên thân xe máy DANGER NGUY HIỂM Ký hiệu này báo trước tình trạng nguy hiểm có thể sảy ra, có thể gây tai nạn chết người hoạc bị thương nặng. WARNING CẢNH BÁO Ký hiệu này cảnh báo khả năng có thể gây nên tai nạn, cần lưu ý để không sảy ra tai nạn chết người hoạc bị thương. CAUTION CHÚ Ý Ký hiệu này báo trước tình trạng nguy hiểm trong quá trình quản lý, sử dụng vận hành xe cần tránh để không gây thương tích cho người và xe cẩu. NOTE GHI CHÚ Ký hiệu này chỉ dẫn những lưu ý cần thiết trong quá trình sử dụng, vận hành cũng như kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa xe cẩu. - Những quy định kỹ thuật an toàn trước khi vận hành + Trình độ của thợ vận hành: Thợ vận hành phải được đào tạo chuyên nghiệp tại các trường công nhân kỹ thuật, đã qua các kỳ kiểm tra, sát hạch về lý thuyết và tay nghề mới được phép vận hành. + Tuân thủ các chỉ dẫn cảnh báo trên xe và thiết bị + Giữ gìn và bảo quản các nhãn hiệu trên từng hệ thống, từng bộ phận và hiểu được nội dung truyền tải trên các nhãn hiệu đó. + Quần áo bảo hộ lao động phải đầy đủ, gọn gàng không làm ảnh hưởng đến các thao tác trong quá trình vận hành. + Sử dụng trang bị bảo hộ lao động khác theo yêu cầu tính chất của công việc 8
  10. + Không được phép vận hành xe cẩu khi không đủ sức khỏe cũng như sau khi uống rượu hay dùng chất kích thích khác. + Giữ cho bậc lên xuống và giày bảo hộ sạch sẽ không được dính dầu mỡ có thể gây trượt ngã khi làm việc. + Việc lên xuông xe cẩu một cách an toàn, không nhảy lên xe cẩu cũng như nhảy từ trên xe xuống đất. Không trèo lên xe cẩu và xuống khi cầm các vật dụng hay đồ nghề. + Điều chỉnh vị trí ghế ngồi + Chuẩn bị để có được vị trí tầm nhìn tốt nhất + Kiểm tra trước khi sử dụng xe cẩu + Không vận hành xe cẩu khi xe cẩu đang phải kiểm tra hoặc bảo dưỡng, sửa chữa + Kiểm tra vị trí các thiết bị điều khiển trước khi khởi động động cơ + Đảm bảo khu vực làm việc an toàn trước khi khởi động động cơ + Chỉ được khởi động động cơ khi thợ điều khiển và vận hành đã ở trong ca bin + Kiểm tra các thiết bị chỉ báo và đo kiểm trên ca bin đặc biệt là trang thiết bị an toàn + Khởi động và duy trì nhiệ độ trước khi đưa cẩu vào hoạt động + Lưu ý khi làm việc ban đêm phải được chiếu sáng đầy đủ vị trí làm việc + Lập rào chắn khu vực làm việc “Không phận sự miễn vào” + Dự đoán các tình huống có thể sảy ra tai nạn để kịp thời đối phó + Tuân thủ mọi nội quy của công trường + Cử người quan sát và xinh nhan + Trao đổi cụ thể tại hiện trường với những người có liên quan trước khi đưa cẩu đến làm việc như quy cách hàng hóa; địa hình thi công; với thợ phụ và người giám sát, điều khiển. + Nghiên cứu địa hình và hiện trường thật cẩn thận + Đặt xe trên mặt nền cứng vững + Lấy thăng bằng cho xe cẩu + Ra chân chống với khẩu độ lớn nhất khi có thể + Kiểm tra chân chống sau khi cố định - Những quy định kỹ thuật an toàn khi vận hành + Tuân thủ các điều kiện làm việc của xe cẩu theo đặc tính tải trọng của cẩu 9
  11. + Không nâng vật có trọng lượng bằng tải trọng cho phép và chú ý: Tải trọng tổng cộng = Trọng lượng khối móc + Trọng vật + Sử dụng các thiết bị an toàn đúng chức năng + Không thay đổi trạng thái các thiết bị an toàn + Trước khi nâng tải thợ vận hành phải kiểm tra chắc chắn các thông số cụ thể sau: Tổng tải trọng của mã hàng phải nhẹ hợn tải trọng cho phép cẩu ( theo bảng đặc tính tải của cẩu) Số lượng đường cáp tiêu chuẩn được luồn qua tổ múp phù hợp với tải trọng nâng cho phép Sử dụng đúng loại cáp treo tải cũng như trang thiết bị, dụng cụ treo tải phù hợp Khối móc cẩu phải được treo thẳng trên tâm của tải trọng Cáp treo tải được buộc đúng góc độ để nâng tải theo phương thẳng đứng Lẫy an toàn của móc cẩu phải hoạt động tốt Cáp tải không bị kẹt, bị chống lên nhau trong tang. + Dự tính được độ võng của tay cần khi nâng + Không được nâng hai hay nhiều vật ngay cả khi tổng tự trọng của chúng nằm trong giới hạn cho phép. + Khong được nhả cáp rơi tự do khi có treo tải trọng vì điều đó có thể làm cho cẩu bị giật mạnh gây hư hỏng hoạc lật cẩu. + Ở những vị trí thợ vận hành không quan xát được hoạc hạn chế tầm nhìn phải tuân theo hiệu lệnh người điều khiển + Chỉ được vận hành xe và thiết bị khi đã ngồi trong ca bin cẩu + Kiểm tra xác định bán kính an toàn trước khi làm việc + Không được nâng tải khỏi mặt đắt bằng các vừa nâng cần vừa ra cần + Không được nâng tải trọng không rõ trọng lượng, quy cách + Tránh quá tải mặc dù tải trọng có trọng lượng nhỏ hơn tải trọng cho phép, vẫn có thể gây quá tải nếu tải trọng bị lắc mạnh mà không khử được lắc + Khi sảy ra quá tải không được tiếp tục nâng cần hay hạ cần xuống. Mà chỉ được phép thận trọng hạ tời đặt tải trọng xuống đất ngay lập tức + Không quay tháp cẩu đột ngột để sảy ra lực biên, không quay cần về phía trước đầu xe khi không chống chân chống phụ. 10
  12. + Khi vận hành cẩu với nhiều chức năng cùng một lúc phải làm ở tốc độ chậm- cấm không được thay đổi tốc độ đột ngột + Chú ý quan sát tránh va chạm vào các vật xung quanh + Cần thận trọng khi nâng các tải trọng nằm dưới nước, tuyệt đối không được nâng các vật khi bị vật khác đè lên hoạc bị vùi một phần xuống đất + Phải theo dõi khi nâng móc khi hạ cần và đẩy cần, tránh để khối móc chạm vào đầu cần + Không được thả hết cáp trong tang. Phải luôn để ít nhất 3 vòng cáp còn lại trong tang. + Không được dùng cẩu để nâng người, dùng cần chính để đẩy kéo tải trọng + Ngừng vần hành cần trục khi có sấm chớp, gió to lớn hơn hoạc bằng 10m/giây phải ngừng làm việc và thu cần chính lại. 11
  13. BÀI 2: GIỚI THIỆU VỀ CẦN TRỤC BÁNH LỐP, BÁNH XÍCH Mã môđun: 02 GIỚI THIỆU: Giới thiệu cho người học những cụm chi tiết trên cần trục bánh lốp để khi ra thực tế người học nhận biết được các chi tiết, tính năng các tay điều khiển trên ca bin của nhiều loại cần trục MỤC TIÊU: - Biết được các tính các cần điều khiển có trên cần trục bánh lốp và cần trục bánh xích; - Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, chính xác. NỘI DUNG CHÍNH: 2.1. Kết cấu chung về cần trục 2.1.1. Cần trục bánh lốp Cấu tạo chung cần trục bánh lốp XCMG – qy12: Là cần trục bánh lốp do Trung Quốc chế tạo với sức nâng của thiết bị công tác là 12 tấn. Tháp cẩu được lắp trên xe tải sử dụng động cơ diesel có các thông số kỹ thuật sau: Mô tả Đơn vị Thông số Tổng chiều dài của xe mm 10800 Tổng chiều rộng của xe mm 2500 Thông số Tổng chiều cao của xe mm 3015 kích cõ Khoảng cách trục mm 4500 Khoảng cách Bánh trước(một trục) mm 2090 bánh xe Bánh sau (hai trục) mm 1880 Thông số Tổng trọng lượng xe khi di chuyển kg 16000 12
  14. trọng Trục trước kg 6000 Trục xe tải lượng Trục sau kg 10000 6C215-2 Model động cơ WD415.21 SC8DK230Q3 Thông số 170/2200 động cơ Công suất lý thuyết động cơ kw/(r/min) 158/2200 155/2200 830/1400 Mômen động cơ N.m/(r/min) 820/1400 790/1400 Tốc độ di Tốc độ di chuyển lớn nhất km/h 68/75 chuyển Tốc độ di chuyển nhỏ nhất km/h 4 Đường kính vòng quay nhỏ nhất m 18 Đường kính Thông số Đường kính quay vòng nhỏ nhất đến đầu quay vòng m 20.2 khi di vòng nhỏ nhât chuyển Khoảng cách gầm nhỏ nhất mm 260 Góc tiếp đất ° 21 Góc rời ° 10 Khoảng cách phanh(ở vận tốc 30km/h) m ≤9.5 Khả năng leo dốc lớn nhất % ≥35 Lượng dầu tiêu hao /100km l 30/40 Tên gọi các cụm chi tiết máy cần trục XCMG – QY 12 1- Ca bin lái; 2- Thân xe; 3- Bánh xe; 11- Thiết bị công tác (cần) 13
  15. 4- Chân chống; 5- Đế tì chân chống 6- Mâm quay; 7- Ca bin điều khiển thiết bị công tác; 8 – Xilanh nâng cần chính; 10 – Cần chính 14
  16. 9 – Móc cẩu và tổ múp 12 – Giá tựa gốc cần chính; 13 – Sàn tháp cẩu; 14 – Tang tời cáp móc chính; 15 – Đối trọng 15
  17. 2.1.1. Cần trục bánh xích Sơ đồ các cụm chi tiết máy cần trục bánh xích KOBELCO (1) Cần (9) Khung theo di chuyển (2) Đèn làm việc (10) Bánh bị động (3) Xi lanh nâng cần (11) Xích di chuyển (4) Tời (12) Khối móc (5) Đèn đầu (13) Cảm biến giới hạnh móc cẩu (6) Gạt nước (Cửa sổ trước) (14) Đèn cảnh báo xoay (7) Gạt nước (Cửa sổ trần) (15) Gương chiếu hậu (8) Nhông xích, động cơ di chuyển (16) Camera quan sát phía sau 16
  18. 2.2. Tính năng các tay điều khiển và các đồng hồ báo trong ca bin - Ca bin điều khiển di chuyển cần trục bánh lốp 1- Bảng táp lô 2- Tay điều khiển tín hiệu 3 – Nhóm công tác điều khiển 4- Nhóm các pedan điều khiển 5 – Ghế ngồi Bảng táp lô 1- Đồng hồ báo nạp cho ácquy 2 – Đồng hồ báo áp suất dầu bôi trơn 3; 9 – Đồng hồ báo áp suất hơi hệ thống và phanh 4 – Đồng hồ báo comtermet 5 – Đồng hồ báo số vòng quay động cơ 6- Cần điều khiển đèn và tín hiệu 7 – Đồng hồ báo nhiệt độ động cơ 8 – Đồng hồ báo mức nhiên liệu 10 – Vô lăng chuển hướng 0
  19. Nhóm đèn báo công tắc điều khiển 1- Công tắc kiểm tra (test) 2- Công tắc quạt 3- Công tắc đền cảnh báo sự cố 4- Công tắc cài cầu chủ động 5; 12 – Công tác đền cảnh báo 6- Công tắc tắt động cơ 7 – Công tắc đèn pha 8 – Công tắc cài bơm thủy lực 9- Công tắc đèn báo kích thước 10 – Radio 11- Công tác đèn chiếu gần 13 – Khóa điện 1
  20. - Ca bin điều khiển thiết bị công tác cần trục bánh lốp A – Nhóm cần điều khiển B – Hộp cài đặt thiết bị tự động C – Hộp công tắc điều khiển A – Nhóm cần điều khiển 1- Cần điều khiển quay tháp cẩu 2- Cần điều khiển thay đổi chiều dài cần 3- Cần điều khiển nâng hạ cần 4 - Cần điều khiển nâng hạ móc cẩu 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2