intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Xây tường gạch (Nghề: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Chia sẻ: Hayato Gokudera | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

26
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Xây tường gạch (Nghề: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên làm được các công việc như xây móng, xây tường, xây trụ, xây gờ, xây bậc, xây cuốn, xây vòm cong một chiều. Giáo trình được chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: xây trụ liền tường; xây móng; xây bậc tam cấp, bậc cầu thang; xây vòm cuốn;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Xây tường gạch (Nghề: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

  1. BÀI 4: XÂY TRỤ LIỀN TƯỜNG Mã bài: MĐ 25-04 Giới thiệu: Trong quá trình thi công các công trình do những bức tường có chiều dài lớn do vậy người ta tiến hành xây các trụ kết hợp với tường tạo độ ổn định vững chắc cho tường vì trụ làm nhiệm vụ chịu lực. Do vậy trụ liền tường là cấu kiện hết sức quan trong trong các công trình. Mục tiêu: - Mô tả được cấu tạo, trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của trụ liền tường. - Trình bày được phương pháp xây trụ liền tường. - Đọc được bản vẽ, xây được trụ liền tường đạt yêu cầu kỹ thuật. - Tự giác trong học tập, hợp tác tốt khi thực tập theo nhóm. - Tuân thủ thực hiện vệ sinh công nghiệp, có ý thức tiết kiệm vật liệu và bảo quản dụng cụ thực tập Nội dung của bài: 1. Cấu tạo trụ gạch liền tường 1.1. Cấu tạo trụ liền tường 110 (hình 25-82) Hình 25 – 82: Trụ 220 x 220 liền tường 110 1.2. Cấu tạo trụ liền tường 220 (hình 25-83) Hình 25 – 83: Trụ liền tường 220 2. Các yêu cầu kỹ thuật. 2.1. Yêu cầu chung về chất lượng đối với khối xây 64
  2. Khối xây trụ phải đúng hình dáng, vị trí, kích thước, thẳng đúng vuông góc các lớp xây phải ngang bằng. 2.2. Các yêu cầu kỹ thuật riêng của khối xây trụ liền tường. Yêu cầu kỹ thuật của trụ liền tường tương tự như trụ độc lập TDCN, chỉ khác ở điểm: Gạch xây ở phần trụ phải được câu vào phần tường để trụ liên kết với tường thanh một khối xây thống nhất. 3. Trình tự và phương pháp xây trụ liền tường 3.1. Vệ sinh mặt móng (Hoặc sàn) - Đọc bản vẽ: Đọc bản vẽ mặt bằng để biết vị trí, kích thước phần nhô ra khỏi tường, khoảng cách của các trụ (L). - Vệ sinh vị trí xây tường và trụ 3.2. Vạch dấu xác định đường bao kích thước trụ. - Vạch dấu tim trụ: Vị trí của tường 105 đã được xác định bởi mỏ ở hai đầu (xem MĐ 18-05), việc còn lại là vạch dấu tim trụ. Căn cứ vào khoảng cách các trụ (L), đo để vạch dấu tim. - Vạch dấu giới hạn 2 mặt bên trụ: Từ tim đo sang 2 bên, mỗi bên bằng 110 để vạch dấu giới hạn 2 mặt bên trục ( hình 25-84) Hình 25 – 84: Vạch dấu tim và dấu giới hạn 2 mặt bên trụ 3.3. Xây 3 lớp gạch làm chuẩn: - Xây lớp thứ nhất: Lớp thứ nhất được xây câu ngay vào phần tường. Căn cứ vào 2 dấu giới hạn để xây; 2 mép ngoài của 2 viên gạch trùng với vạch giới hạn; phần nhô ra khỏi mép trong tường tới mép ngoài trụ là 115 ( hình 25-85) Hình 25 – 85 65
  3. 3.4. Xây lớp thứ tư trở lên (Kiểm tra theo 3 lớp chuẩn, theo 3 phương pháp). Từ lớp thứ tư trở lên có thể dựng thước cữ theo 3 lớp chuẩn để xây. Thông thường cao độ thiết kế của tường và trụ như nhau, khi xây gần tới cốt đỉnh trụ phải kiểm tra cao độ, độ ngang bằng, có biện pháp điêu chỉnh chiều dày mạch vữa để không bị nhỡ lớp xây. 4. Các sai phạm khi xây trụ liền tường 4.1 Trụ không liên kết tốt với tường. - Xây không đúng cấu tạo khối xây trụ liền tường - Các viên xây dật mớm, trùng mạch. - Cách khắc phục : Phải xây đúng cấu tạo khối xây các viên xây phải gối ít nhất là ¼ chiều dài viên gạch và không xây trùng mạch. 4.2. Không kiểm tra thường xuyên trong quá trình xây. - Lệch về thẳng đúng, ngang bằng, phẳng mặt khối xây - Cách khắc phục: Trong quá trình xây phải thường xuyên kiểm tra thẳng đứng, ngang bằng, mặt phẳng và thấy sai phải tiến hành sửa ngay. CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC Câu 1. Vẽ cấu tạo trụ 220X220 liền tường 105; trụ 335X335 liền tường 220. Câu 2. Hãy trình bày phương pháp xây trụ 220×220 liền tường 105. TRẢ LỜI CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC Câu 1. Vẽ cấu tạo trụ 220X220 liền tường 105; trụ 335X335 liền tường 220. Cấu tạo trụ liền tường 105 Trụ 220 x 220 liền tường 110 Cấu tạo trụ liền tường 220 66
  4. Trụ liền tường 220 Câu 2: Xây trụ 220x335 liền tường 105 1. Công việc chuẩn bị: Đọc bản vẽ. vệ sinh vị trí chân trụ và tường. Vạch dấu xác định tim trụ. Vạch dấu giới hạn hai mặt bên trụ. 2. Trình tự xây: Dựa vào cấu tạo và vạch dấu giới hạn trụ để xây lớp thứ nhất. Xây lớp thứ hai, ba thẳng đứng và phẳng với lớp thứ nhất. Áp thước cữ theo ba lớp chuẩn để xây lớp thứ tư trở lên. BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 1: Xây trụ 220 liền tường 105 Đề bài: Xây trụ liền tường có thiết kế như hình vẽ sau (hình 25-86 ) Hình 25-86 67
  5. a. Mô tả kỹ thuật bài tập: Đọc bản vẽ chuẩn bị vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị. Lấy dấu xác định kích thước trụ và tường. Xây trụ và tường theo đúng trình tự, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. b. Bố trí luyện tập: - Phân công luyện tập: 1 hs xây 1 trụ liền tường - Thời gian luyện tập 7 giờ - Số lần thực hiện: 2 (3,5 giờ/lần) - Khối lượng: 0,09m3/hs/lần c. Vật liệu dụng cụ trang thiết bị để thực hiện bài tập. Vật liệu, dụng cụ, Đơn Số Ghi TT Đặc tính trang thiết bị vị lượng/hs chú Vật liệu 1 - Gạch chỉ viên 55/1 Kt 60×105×220 loại A - Vữa vôi cát đen lít 30/1 Mác 4 Dụng cụ: - Dao xây cái 1/1 1 lưỡi (bằng thép) - Quả dọi quả 1/1 Thép 0,2kg - Thước tầm cái 1/1 Dài 1,2m, gỗ thông hoặc nhôm hộp - Thước cữ cái 2/1 Có vạch dấu chiều 2 dày lớp xây trên thước - Kẹp giữ thước cái 2/1 Sắt 6 ÷ 8 - Thước vuông cái 1/1 Thép, cạnh dài ≥ 30cm - Dây xây cuộn 1/1 Nilon dài 15m - Hộc đựng vữa cái 1/1 Bằng tôn 1,5 ly - Xẻng trộn vữa cái 2/4 Bằng sắt mũi tròn - Xe rùa (cút kít) cái 1/4 Thùng sắt bánh cao su Trang thiết bị - Máy cắt gạch cầm cái 1/4 Nhãn MAKITA tay cái 1/15 100 lít 3 - Máy trộn vữa đôi 1/1 Giày vải - Giày bảo hộ bộ 2/1 TCVN - Quần áo bảo hộ lao động Màu trắng 68
  6. - Kính bảo hộ Vải mềm - Khẩu trang Bài 2. Xây trụ 220 × 335 liền tường 105 Đề bài Xây trụ liền tường có thiết kế như hình vẽ sau (hình 25-87 ) Hình 25-87 a. Mô tả kỹ thuật bài tập: Đọc bản vẽ chuẩn bị vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị. Lấy dấu xác định kích thước trụ và tường. Xây trụ và tường theo đúng trình tự, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. b. Bố trí luyện tập: - Phân công luyện tập: 1 hs xây 1 trụ liền tường - Thời gian luyện tập 7 giờ - Số lần thực hiện: 2 (3,5 giờ/lần) - Khối lượng: 0,11m3/hs/lần c. Vật liệu dụng cụ trang thiết bị để thực hiện bài tập. 69
  7. Vật liệu, dụng cụ, Đơn Số Ghi TT Đặc tính trang thiết bị vị lượng/hs chú Vật liệu 1 - Gạch chỉ viên 70/1 Kt 60×105×220 loại A - Vữa vôi cát đen lít 40/1 Mác 4 Dụng cụ: - Dao xây cái 1/1 1 lưỡi (bằng thép) - Quả dọi quả 1/1 Thép 0,2kg - Thước tầm cái 1/1 Dài 1,2m, gỗ thông hoặc nhôm hộp - Thước cữ cái 2/1 Có vạch dấu chiều 2 dày lớp xây trên thước - Kẹp giữ thước cái 2/1 Sắt 6 ÷ 8 - Thước vuông cái 1/1 Thép, cạnh dài ≥ 30cm - Dây xây cuộn 1/1 Nilon dài 15m - Hộc đựng vữa cái 1/1 Bằng tôn 1,5 ly - Xẻng trộn vữa cái 2/4 Bằng sắt mũi tròn - Xe rùa (cút kít) cái 1/4 Thùng sắt bánh cao su Trang thiết bị - Máy cắt gạch cầm cái 1/4 Nhãn MAKITA tay cái 1/15 100 lít - Máy trộn vữa đôi 1/1 Giày vải - Giày bảo hộ bộ 2/1 TCVN 3 - Quần áo bảo hộ lao Màu trắng động Vải mềm - Kính bảo hộ - Khẩu trang 70
  8. Bài 3. Xây trụ 335 × 335 liền tường 220 Đề bài: Xây trụ liền tường có thiết kế như hình vẽ sau (hình 25-88) Hình 25-88 a. Mô tả kỹ thuật bài tập: Đọc bản vẽ chuẩn bị vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị. Lấy dấu xác định kích thước trụ và tường. Xây trụ và tường theo đúng trình tự, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. b. Bố trí luyện tập: - Phân công luyện tập: 2 nhóm học sinh xây 1 trụ liền tường - Thời gian luyện tập 7 giờ - Số lần thực hiện: 2 (3,5 giờ/lần) - Khối lượng: 0,13m3/hs/lần c. Vật liệu dụng cụ trang thiết bị để thực hiện bài tập. Vật liệu, dụng cụ, trang Đơn Số Ghi TT Đặc tính thiết bị vị lượng/hs chú 1 Vật liệu 71
  9. - Gạch chỉ viên 80/1 Kt 60×105×220 loại A - Vữa vôi cát đen lít 45/1 Mác 4 Dụng cụ: - Dao xây cái 1/1 1 lưỡi (bằng thép) - Quả dọi quả 1/1 Thép 0,2kg - Thước tầm cái 1/1 Dài 1,2m, gỗ thông hoặc nhôm hộp - Thước cữ cái 2/1 Có vạch dấu chiều 2 dày lớp xây trên thước - Kẹp giữ thước cái 2/1 Sắt 6 ÷ 8 - Thước vuông cái 1/1 Thép, cạnh dài ≥ 30cm - Dây xây cuộn 1/1 Nilon dài 15m - Hộc đựng vữa cái 1/1 Bằng tôn 1,5 ly - Xẻng trộn vữa cái 2/4 Bằng sắt mũi tròn - Xe rùa (cút kít) cái 1/4 Thùng sắt bánh cao su Trang thiết bị - Máy cắt gạch cầm tay cái 1/4 Nhãn MAKITA - Máy trộn vữa cái 1/15 100 lít - Giày bảo hộ đôi 1/1 Giày vải 3 - Quần áo bảo hộ lao bộ 2/1 TCVN động - Kính bảo hộ Màu trắng - Khẩu trang Vải mềm 72
  10. BÀI 5: XÂY MÓNG Mã bài: MĐ 25-05 Giới thiệu: Trong công trình móng là bộ phận quan trọng trong công trình vì nó đỡ toàn bộ tải trọng của công trình truyền xuống. Móng là bộ phận quan trong quyết định đến sự bền vững của công trình do vậy xây phải đúng cấu tạo, đúng vị trí, đúng kích thước. Mục tiêu: - Mô tả được cấu tạo móng gạch. - Trình bày được phương pháp xây móng. - Đọc được bản vẽ móng. - Xây được móng gạch đạt yêu cầu kỹ thuật. - Hợp tác tốt với nhóm để tiến hành công việc. - Tuân thủ các quy định an toàn lao động khi làm việc dưới hố móng. Nội dung của bài: 1. Chức năng làm việc và cấu tạo 1.1. Chức năng làm việc của móng Móng là bộ phận dưới cùng của nhà, nằm dưới mặt đất thiết kế, là kết cấu chịu lực của nhà, móng có nhiệm vụ truyền tải trọng của ngôi nhà xuống nền móng. Vì vậy khi thiết kế, thi công móng phải chú ý đảm bảo kiên cố; ổn định, bền lâu và kinh tế. 1.2. Cấu tạo móng gạch Móng có tiết diện lớn dần về phía dưới để giảm ứng xuất; Móng gồm có 03 bộ phận: - Tường móng ( Cổ móng): là bộ phận trung gian truyền tải trọng từ tường nhà xuống tảng móng và chống lại lực đạp của đát nền. Chiều rộng tường móng thường lớn hơn tường nhà mỗi phía từ 5 – 6 cm. - Tảng móng ( thân móng): Là bộ phận chịu lực chính của móng, có hình giật cấp trên nhỏ dưới to. Tảng móng nằm dưới mặt đất thiết kế. - Đế móng ( Đệm móng): Là phần dưới cùng của móng, có tác dụng tạo mặt phẳng cho đáy móng và có nhiệm vụ phân bố đều áp lực xuống nền móng. Đế móng nằm dưới mặt đất tự nhiên ≥ 500 để chống trượt. Lớp đệm đáy móng thường làm bằng bê tông gạch vỡ hoặc bê tông đá 4x6 vữa XM mác 50# dày 100- 150. Tại nơi có nền đất tốt thì thay lớp này bằng lớp cát mịn san phẳng đầm chặt dày 50.(hình 25-89). 73
  11. 3 2 1 50÷100 50÷100 Hình 25-89: Cấu tạo chung của móng 1. Lớp lót; 2. Tảng móng; 3. Tường móng - Cấu tạo móng gạch đối xứng. - Các cấp móng theo chiều cao đi với nhau theo từng cặp (Tính từ dưới lên) 140; 70. Bề rộng các cấp móng(tính từ trên xuống dật theo các cấp 335; 450; 565; 680… (hình 25-90) Hình 25-90: Cấu tạo móng gạch đối xứng - Cấu tạo móng gạch không đối xứng Các cấp móng theo chiều cao đi với nhau theo từng cặp (tính từ dưới lên) 210; 140. Bề rộng các cấp móng (tính từ trên xuống) giống như móng đối 74
  12. xứng. Móng không đối xứng được xây ở vị trí khe lún hoặc ở vị trí hai công trình riêng biệt tiếp giáp nhau (hình 25-91). Hình 25-91: Cấu tạo móng gạch không đối xứng 2. Các yêu cầu kỹ thuật 2.1 Yêu cầu về vật liệu - Dùng gạch chỉ đặc có mác ≥75 để xây móng. - Dùng vữa xi măng cát mác 50÷75 để xây móng. Móng xây ở nơi khô ráo, cho nhà thấp tầng (≤3 tầng) có thể xây bằng vữa tam hợp mác 25÷50. 2.2. Yêu cầu về chất lượng khối xây Ngoài các yêu cầu kỹ thuật của khối xây nói chung, khối xây móng còn phải đạt được các yêu cầu sau: - Không được để mỏ nanh, mỏ hốc khi xây móng. - Khi xây không được để chiều cao giữa các tường móng chênh nháu quá 1,2m (đề phòng lún không đều). - Phải để đúng, chính xác các lỗ chứa sẵn trong than móng. Các lỗ có kích thước lớn phải đặt lanh tô ở phía trên hoặc xây vỉa, xây cuốn. 3. Phương pháp xây móng 3.1. Phương pháp xây móng gạch đối xứng 3.1.1. Công việc chuẩn bị - Đọc bản vẽ: ● Đọc bản vẽ mặt bằng để biết được vị trí và tên các trục móng. ● Đọc bản vẽ chi tiết móng để nắm được cấu tạo của từng trụ móng. 75
  13. ● Đọc các bản vẽ liên quan khác (cấp, thoát nước) để nắm được vị trí, kích thước các lỗ chờ. - Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, hiện trường. ● Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ xây, dụng cụ kiểm tra như xây các bộ phận khác. Chuẩn bị thêm xẻng cán ngắn để rải vữa xây (vì tường móng rộng) để tăng năng suất lao động. ● Không dùng gạch có cường độ thấp để xây móng. Khi vận chuyện vật liệu chú ý không để cho thành hố móng bị sạt lở. ● Bắc cầu để vận chuyển vật liệu vào các trí móng bên trong. Chuẩn bị máy bơm để đề phòng móng bị ngập khi trời mưa to… - Kiểm tra cao độ lớp lót: Căn cứ vào cốt ± 0.0 của công trình, căng dây, đo từ dây xuống để kiểm tra, nếu có sai sót phải xử lý. - Vệ sinh sạch bề mặt đáy móng ( lớp lót). - Xác định tim móng: Dựa vào các cọc tim trụ ngang, dọc để căng dây. Từ giao điểm của 2 dây, dùng dọi để xác định điểm giao nhau đó trên mặt lớp lót. ● Từ các điểm giao nhau ở các góc, căng dây vạch các đường tim trụ ở góc móng, đồng thời truyền các tim trục vào thành hố móng ( hình 25-92). 3.1.2. Trình tự xây - Xây tảng móng: Tảng móng gồm nhiều cấp có bề rộng khác nhau, chúng ta tiến hành xây cho từng cấp móng theo trình tự sau: ● Xác định bề rộng cấp móng: Dựa vào vạch tim trục trên lớp lót và kích thước thiết kế để xác định cho cấp móng dưới cùng. Các cấp bên trên dựa vào vạch tim trên thành hố móng để xác định ( hình 25-93) 76
  14. ● Xây mỏ: Dựa vào đường giới hạn để xây mỏ ở các góc móng. ● Xây đoạn móng bên trong mỏ: Căng dây theo các mỏ để xây. ● Các cấp móng bên trên cũng được làm tương tự như trên. - Xây tường móng : Tiến hành theo trình tự : Xác định bề mặt rộng tường móng ở mặt trên cấp tảng móng trên cùng, sau đó xây mỏ và xây đoạn tường bên trong mỏ. Khi xây cần chú ý để các lỗ chờ theo quy định. 3.2. Phương pháp xây móng gạch không đối xứng 3.2.1. Công việc chuẩn bị - Đọc bản vẽ: ● Đọc bản vẽ mặt bằng để biết được vị trí và tên các trục móng. ● Đọc bản vẽ chi tiết móng để nắm được cấu tạo của từng trụ móng. ● Đọc các bản vẽ liên quan khác (cấp, thoát nước) để nắm được vị trí, kích thước các lỗ chờ. - Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, hiện trường. ● Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ xây, dụng cụ kiểm tra như xây các bộ phận khác. Chuẩn bị thêm xẻng cán ngắn để rải vữa xây (vì tường móng rộng) để tăng năng suất lao động. ● Không dùng gạch có cường độ thấp để xây móng. Khi vận chuyện vật liệu chú ý không để cho thành hố móng bị sạt lở. ● Bắc cầu để vận chuyển vật liệu vào các trí móng bên trong. Chuẩn bị máy bơm để đề phòng móng bị ngập khi trời mưa to… - Kiểm tra cao độ lớp lót: Căn cứ vào cốt ± 0.0 của công trình, căng dây, đo từ dây xuống để kiểm tra, nếu có sai sót phải xử lý. - Vệ sinh sạch bề mặt đáy móng ( lớp lót). 77
  15. - Xác định tim móng: Dựa vào các cọc tim trụ ngang, dọc để căng dây. Từ giao điểm của 2 dây, dùng dọi để xác định điểm giao nhau đó trên mặt lớp lót. ● Từ các điểm giao nhau ở các góc, căng dây vạch các đường tim trụ ở góc móng, đồng thời truyền các tim trục vào thành hố móng 3.2.2. Trình tự xây. Xây móng không đối xứng có cách làm tương tự như xây móng đối xứng, chỉ có khác ở các điểm sau: - Móng không đối xứng chỉ dật cấp ở một phía. - Số lượng lớp xây của từng cấp móng khác với móng đối xứng vì vậy cần xem kỹ bản vẽ chi tiết móng để đặt cấp cho đúng. - Để khe lún theo đúng quy định của thiết kế ở 2 móng không đối xứng xây tiếp giáp nhau ( hình 25-94) Khe lón V÷a XM chèng Èm m¸c 75 dµy 20 L¸t nÒn 1 1 Hình 25-94: Khe lún tại hai móng không đối xứng xây giáp nhau 4. Các lỗi và cách khắc phục - Quên để lỗ chờ. - Không khống chế được cao độ thiết kế của từng lớp móng. - Móng bị lệch tim. Tất cả các sai phạm trên đều do chủ quan vì vậy yêu cầu khi xây móng cần xem kỹ bản vẽ và cẩn thận làm đúng trình tự. 5. An toàn lao động khi xây móng 5.1. An toàn trong khâu vận chuyển vật liệu - Không xếp vật liệu nhiều và gần mép hố móng để tránh bị sạt lở vách đất, gây tai nạn. 78
  16. - Không trực tiếp ném gạch và hắt vữa xuống hố móng. 5.2. An toàn trong quá trình xây - Cần có biện pháp chống sạt lở thành hố móng trong quá trình xây. - Không đi lại trên cấp móng mới xây xong sẽ làm hỏng mạch khối xây. Trong trường hợp cần di chuyển phải bắc ván để đi lại. CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC Câu 1. Vẽ cấu tạo móng gạch đối xứng và không đối xứng? Câu 2. Hãy nêu các yêu cầu kỹ thuật của móng gạch? Câu 3. Hãy trình bày phương pháp xây móng gạch đối xứng? Câu 4. Hãy nêu các quy định an toàn lao động khi xây móng? TRẢ LỜI CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC Câu 1. Vẽ cấu tạo móng gạch đối xứng và không đối xứng? Cấu tạo móng gạch đối xứng 79
  17. Cấu tạo móng gạch không đối xứng Câu 2: Các yêu cầu kỹ thuật của móng gạch: Trình bày rõ các yêu cầu về vật liệu (gạch, vữa). Trình bày rõ các yêu cầu về chất lượng khối xây nói chung và các yêu cầu kỹ thuật riêng của khối ây móng. Câu 3: Phương pháp xây móng gạch đối xứng. 1. Công việc chuẩn bị: Đọc bản vẽ (bản vẽ mặt bằng, chi tiết và bản vẽ liên quan khác). Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu hiện trường: Chuẩn bị dụng cụ xây và dụng cụ kiểm tra. Bắc cầu vận chuyển vật liệu vào các trục móng bên trong. Kiểm tra cao độ lớp lót móng. Vệ sinh mặt lớp lót móng. Xác định trục tim ngang dọc của móng. 2. Trình tự xây: Dựa vào tim trục ngang, dọc để xác định bề rộng của cấp móng thứ nhất. Xây mỏ và đoạn bên trong mỏ của cấp móng thứ nhất. Xác định bề rộng và xây các cấp móng tiếp theo. Xác định bề dày tường móng và xây tường móng. Câu 4: Quy định an toàn lao động khi xây móng: Không xếp vật liệu nhiều và gần mép hố móng để tránh sạt lở vách đất. Không trực tiếp ném gạch và hắt vữa xuống hố móng. Cần có biện pháp chống sạt lở vách đất. Không đi lại trên cấp móng mới xây. 80
  18. BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài tập 1: Xây móng gạch đối xứng Đề bài: Xây móng gạch đối xứng theo hình vẽ sau (hình 25-95 ) Hình 25 - 95 a. Mô tả kỹ thuật bài tập. - Đọc bản vẽ, chuẩn bị vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị. Vạch dấu xác định kích thước và xây từng cấp móng theo đúng trình tự đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. b. Bố trí luyện tập: - Phân công luyện tập: Nhóm 4 học sinh - Thời gian luyện tập: 11 giờ. - Số lần thực hiện: 2 lần (5,5 giờ một lần). - Khối lượng: 0,27m3/học sinh/lần. - Địa điểm luyện tập: Xưởng học thực hành xây. c. Vật liệu, dụng cụ, trong thiết bị để thực hiện bài tập: Vật liệu, dụng cụ, Đơn Số Ghi TT Đặc tính trang thiết bị vị lượng/hs chú 1 2 3 4 5 6 Vật liệu 1 - Gạch chỉ viên 160/1 Kt 60×105×220 loại A - Vữa vôi cát đen lít 95/1 Mác 4 81
  19. Dụng cụ: - Dao xây cái 1/1 1 lưỡi (bằng thép) - Quả dọi quả 1/4 Thép 0,2kg - Thước tầm cái 2/4 Dài 1,2m, gỗ thông hoặc nhôm hộp 2 - Thước rút cái 1/4 Sắt dài 3m - Dây xây cuộn 1/1 Nilon dài 15m - Hộc đựng vữa cái 1/1 Bằng tôn 1,5 ly - Xẻng trộn vữa cái 1/2 Bằng sắt mũi tròn - Xe rùa (cút kít) cái 1/4 Thùng sắt bánh cao su Trang thiết bị - Máy cắt gạch cầm Cái 1/4 Nhãn MAKITA tay cái 1/15 Dung tích 100 lít -Máy trộn vữa đôi 1/1 Giày vải 3 - Giày bảo hộ bộ 2/1 TCVN - Quần áo bảo hộ lao động cái 1/1 Vải mềm - Khẩu trang Bài tập 2: Xây móng gạch không đối xứng Đề bài: Xây móng gạch không đối xứng theo hình vẽ sau (hình 25-96 ) Hình 25 - 96 a. Mô tả kỹ thuật bài tập. 82
  20. - Đọc bản vẽ, chuẩn bị vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị. Vạch dấu xác định kích thước và xây từng cấp móng theo đúng trình tự đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. b. Bố trí luyện tập: - Phân công luyện tập: Nhóm 4 học sinh - Thời gian luyện tập: 11 giờ. - Số lần thực hiện: 2 lần (5,5 giờ một lần). - Khối lượng: 0,27m3/học sinh/lần. - Địa điểm luyện tập: Xưởng học thực hành xây. c. Vật liệu, dụng cụ, trong thiết bị để thực hiện bài tập: Vật liệu, dụng cụ, Đơn Số Ghi TT Đặc tính trang thiết bị vị lượng/hs chú 1 2 3 4 5 6 Vật liệu 1 - Gạch chỉ viên 160/1 Kt 60×105×220 loại A - Vữa vôi cát đen lít 95/1 Mác 4 Dụng cụ: - Dao xây cái 1/1 1 lưỡi (bằng thép) - Quả dọi quả 1/4 Thép 0,2kg - Thước tầm cái 2/4 Dài 1,2m, gỗ thông hoặc nhôm hộp 2 - Thước rút cái 1/4 Sắt dài 3m - Dây xây cuộn 1/1 Nilon dài 15m - Hộc đựng vữa cái 1/1 Bằng tôn 1,5 ly - Xẻng trộn vữa cái 1/2 Bằng sắt mũi tròn - Xe rùa (cút kít) cái 1/4 Thùng sắt bánh cao su Trang thiết bị - Máy cắt gạch cầm Cái 1/4 Nhãn MAKITA tay cái 1/15 Dung tích 100 lít -Máy trộn vữa đôi 1/1 Giày vải 3 - Giày bảo hộ bộ 2/1 TCVN - Quần áo bảo hộ lao động cái 1/1 Vải mềm - Khẩu trang 83
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2