intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình

Chia sẻ: Conbongungoc09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

45
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Y học cổ truyền cung cấp cho người học những kiến thức như: Một số kiến thức cơ bản về đại cương lý luận của y học cổ truyền; Xoa bóp bấm huyệt để chữa một số chứng bệnh hay gặp; Nhận định và đánh giá bệnh nhân bằng phương pháp đông y; Xác định đúng vị trí và châm đúng kỹ thuật một số huyệt đã học;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình

  1. MỤC LỤC STT Nội dung Trang PHẦN LÝ THUYẾT Bài 1 Một số kiến thức cơ bản về đại cương lý luận của y học cổ truyền Bài 2 Châm cứu cơ bản Bài 3 60 huyệt cơ bản Bài 4 Xoa bóp bấm huyệt để chữa một số chứng bệnh hay gặp Bài 5 Đánh cảm, xông Bài 6 Thuốc Nam Kiểm tra PHẦN THỰC HÀNH Bài 1 Nhận định và đánh giá bệnh nhân bằng phương pháp đông y Bài 2 Kỹ thuật châm- cứu Bài 3 Xác định đúng vị trí và châm đúng kỹ thuật một số huyệt đã học Bài 4 Xoa bóp bấm huyệt để chữa một số chứng bệnh hay gặp Bài 5 Tập luyện dưỡng sinh Bài 6 Nhận dạng thuốc Nam và sơ chế thuốc Nam Bài 7 Kỹ thuật sắc thuốc Bài 8 Kỹ thuật tán thuốc Bài 9 Kỹ thuật làm viên hoàn Bài 10 Kỹ thuật điều chế rượu thuốc Kiểm tra 2
  2. PHẦN LÝ THUYẾT Bài 1: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐẠI CƯƠNG LÝ LUẬN CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN 1.1. VỌNG CHẨN (nhìn) 1.1.1 Nhìn thần: Quan sát thần xem bệnh nhân có tỉnh táo, tiếp xúc tốt là thần tốt. Vẻ mặt u uất, ánh mắt lờ đờ, tiếp xúc chậm là thần yếu. 1.1.2. Quan sát màu da: Sắc da đỏ, bệnh nhiệt(sốt cao mê sảng) thuộc tạng tâm, sắc da trắng là bệnh thuộc tạng phế (hô hấp), sắc da xanh thuộc tạng can (đau, thiếu máu), sắc vàng thuộc tạng tỳ (tiêu hóa), sắc đen là bệnh thuộc thận (tiết niệu). 1.1.3. Quan sát lưỡi: - Rêu lưỡi trắng thuộc hàn, rêu lưỡi vàng thuộc nhiệt, rêu lưỡi mỏng bệnh ở biểu, rêu lưỡi dày bệnh ở lý. - Chất lưỡi: chất lưỡi nhạt bệnh hư hàn, chất lưỡi đỏ chứng nhiệt. 1.2. VĂN CHẨN (nghe, ngửi) 1.2.1. Nghe tiếng nói nhỏ yếu là hư chứng, tiếng to là thực chứng. 1.2.2. Ngửi phân và nước tiểu. - Mùi phân tanh loãng: chức năng đường tiêu hóa kém (tỳ hư) - Phân chua hoặc thối khẳn: thực tích, nhiệt. - Nước tiểu rất khai và đục: thấp nhiệt (viêm nhiễm) 1.3. VẤN CHẨN (hỏi bệnh) Ngoài những nội dung hỏi bệnh chung như y học hiện đại, phần hỏi đặc thù của y học cổ truyền gồm: 1.3.1. Hỏi về hàn nhiệt: hỏi xem trong người bệnh nhân thấy nóng hay lạnh, có phát sốt hay không ? 1.3.2. Hỏi về mồ hôi: Hỏi xem trong người bệnh nhân thấy có mồ hôi tự chảy ra (tự hãn) hay ra mồ hôi trộm (đạo hãn). 1.3.3. Hỏi về đau: hỏi về vị trí đau, hỏi về tính chất đau. Đau liên miên do hàn, đau di chuyển do phong, đau ê ẩm vận động khó do thấp. 1.3.4. Hỏi về ăn uống - Không muốn ăn, đày chướng bụng do tỳ hư (bệnh đường tiêu hóa mạn). - Thích ăn thứ mát thuộc chứng nhiệt. - Thích ăn thứ nóng thuộc chứng hàn. 1.3.5. Hỏi về đại tiểu tiện - Đại tiện táo, tiểu tiện vàng: do nhiệt. - Đại tiện lỏng, tiểu tiện trong nhiều: do hàn. 1.3.6. Hỏi về ngủ - Mất ngủ kèm hồi hộp hay mê: tâm huyết hư (suy tim và thiếu máu). - Mất ngủ kèm miệng đắng hôi: thực tích. 1.3.7. Hỏi về kinh nguyệt: Hỏi xem kinh nguyệt có đều không, tính chất (màu sắc, số lượng) của kinh. 1.4. THIẾT CHẨN Chủ yếu là bắt mạch, ngoài ra còn sờ nắn. 1.4.1. Bắt mạch: để biết được vị trí, tính chất mức độ của bệnh. 3
  3. - Vị trí xem mạch: ở động mạch quay cổ tay. - Phương pháp xem: bệnh nhân nằm hoặc ngồi tay để kê lên gối mỏng, thầy thuốc ngồi đối diện với bệnh nhân, tay phải bắt mạch tay trái người bệnh và tay trái bắt mạch tay phải người bệnh. Hình 1.1: Cách bắt mạch của đông y - Có 6 loại mạch chính sau: + Mạch phù: bệnh ở biểu. + Mạch trầm: bệnh ở lý. + Mạch trì (nhịp mạch < 60 l/p): bệnh thuộc hư, hàn. + Mạch sác (nhịp mạch > 80 l/p): bệnh thuộc nhiệt. + Mạch có lực: thuộc chứng thực. + Mạch vô lực: thuộc chứng hư. 1.4.2. Sờ nắn: đánh giá người nóng hay lạnh, da khô hay ẩm, có đau hay không, cơ nhẽo hay chắc, có u hạch hay không? 1.5. BÁT CƯƠNG (phần tự đọc) Bát cương là 8 cương lĩnh chẩn đoán của y học cổ truyền trước tình trạng phức tạp của các triệu chứng bệnh (8 hội chứng chính của bệnh). 1.5.1. Chứng biểu: - Chứng biểu là bệnh còn ở phần ngoài cơ thể như kinh lạc, da, cơ, khớp xương. - Biểu hiện: phát sốt, sợ gió, đau người, sổ mũi hắt hơi, ho, rức đầu, mạch phù. -Ý nghĩa: bệnh mới mắc. 1.5.2. Chứng lý - Biểu hiện: sốt cao, nôn, đau bụng hoặc táo bón hoặc ỉa chảy, đau bụng, chất lưỡi đỏ, mạch trầm. -Ý nghĩa: bệnh đã vào sâu trong cơ thể ở các tạng phủ hay các bệnh nội thương như đau dạ dày, cao huyết áp.v.v… 1.5.3. Chứng hàn: - Biểu hiện: sợ lạnh, thích nóng, miệng nhạt, sắc mặt xanh trắng, chất lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng mạch trì. -Ý nghĩa: chứng hàn do hàn tà hay do dương hư 1.5.4. Chứng nhiệt: - Biểu hiện: sốt cao, sợ nóng, không sợ lạnh, tiểu tiện ít và đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch sác. -Ý nghĩa: chứng nhiệt do hỏa, thử, nhiệt hoặc do hàn thấp, phong thực, đàm, khí huyết uất hóa nhiệt gây nên. 1.5.5. Chứng hư: - Biểu hiện: vẻ mặt bơ phờ, mệt mỏi, thở yếu ngắn, mạch nhỏ, không có lực. -Ý nghĩa: Nói lên sức đề kháng của cơ thể suy yếu. 4
  4. 1.5.6. Chứng thực: - Biểu hiện: sức khoẻ còn tốt, tiếng nói và hơi thở to mạnh, ấn đau, mạch có lực. -Ý nghĩa: sức chống đỡ của cơ thể còn mạnh. 1.5.7. Chứng âm: - Biểu hiện: trong người lạnh, chân tay lạnh, mệt mỏi, thở yếu, thích ấm nóng, không khát, tiểu tiện trong, đại tiện lỏng, nằm quay mặt vào tối, mạch trầm nhược. -Ý nghĩa: chức năng các tạng phủ suy yếu hay hàn thịnh. 1.5.8. Chứng dương: - Biểu hiện: chân tay nóng ấm, khát nước, tiếng nói, tiếng thở thô mạnh, nằm quay mặt ra sáng, mặt đỏ, lưỡi đỏ, mạch phù sác có lực. Ý nghĩa: chức năng của tạng phủ vượng, quá vượng, tà khí mạnh và nhiệt tà thịnh. 5
  5. Bài 2 CHÂM CỨU CƠ BẢN 2.1. KỸ THUẬT CHÂM Châm là phương pháp điều trị không dùng thuốc, dùng kim châm vào các huyệt. 2.1.1. Dụng cụ - Kim châm làm bằng thép không gỉ. - Panh, bông vô khuẩn, cồn 700, khay men, hộp lồng đựng kim... - Hộp thuốc chống sốc - Các dụng cụ trên phải được khử khuẩn đảm bảo và đựng vào khay men. 2.1.2. Tư thế châm Thầy thuốc tay sạch, vô trùng, luôn ở bên bệnh nhân, giải thích cho bệnh nhân hiểu việc mình làm và họ có thể hợp tác với thày thuốc. Tùy thuộc vào từng bệnh mà chọn huyệt để châm, mà chọn bệnh nhân ở tư thế thuận lợi cho dễ thao tác và bệnh nhân thoải mái không gò bó khi lưu kim. 2.1.3. Góc châm: là góc tạo bởi giữa kim và mặt da. - Châm ngang: ( 100: áp dụng vùng da sát xương như đầu mặt. - Châm xiên: kim và da tạo góc 450 hay châm ở vùng lưng, ngực bụng. - Châm thẳng kim: góc kim 900 châm ở nơi nhiều cơ như chân, tay. Hình 2.1. Các góc châm kim 2.1.4. Chỉ định và chống chỉ định 2.1.4.1. Chỉ định: - Các bệnh thuộc về cơ năng và triệu chứng một số bệnh như: suy nhược thần kinh, co giật, liệt dây thần kinh, di chứng não viêm di chứng tai biến mạch máu não. - Bệnh tuần hoàn: cao huyết áp, rối loạn thần kinh tim. - Bệnh hô hấp: ho hen, đờm, khó thở… - Bệnh tiêu hóa: cắt cơn đau dạ dày, nôn, nấc đầy chướng bụng, giun chui ống mật. - Bệnh tiết niệu: bí đái, đái dầm, đái buốt... - Bệnh sinh dục: di tinh, liệt dương, thống kinh... - Viêm nhiễm: viêm tuyến vú, tắc tia sữa, chắp lẹo, viêm màng tiếp hợp, đau mắt đỏ... - Giảm đau trong các bệnh về cơ, xương, khớp. - Giảm đau trong phẫu thuật (châm tê). 2.1.4.2. Chống chỉ định - Các cơn đau bụng cấp cứu ngoại sản, cần mổ, cần theo dõi. - Bệnh nhân suy nhược nặng, bệnh nhân tâm thần. - Không châm các huyệt đầu vú, rốn, thóp trẻ em. 6
  6. 2.1.5. Các tai biến khi châm - xử trí 2.1.5.1. Choáng (sốc, say kim, vượng châm) là tai biến hay gặp. - Triệu chứng: bệnh nhân choáng váng, chóng mặt, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh, khó bắt. - Nguyên nhân:do bệnh nhân đau, quá sợ. - Xử trí: rút kim ra ngay, cho bệnh nhân nằm nơi thoáng, mùa đông ủ ấm cho bệnh nhân. Cho uống nước chè đường nóng. Xát nóng và sử dụng thuốc trợ tim: long não... 2.1.5.2. Chảy máu: Rút kim. Dùng bông khô day tan cục máu. 2.1.5.3. Châm vào nội tạng (màng phổi, màng tim...) - Chủ yếu là đề phòng, không châm sâu các huyệt gần nội tạng. - Khi châm vào màng phổi sẽ gây tràn khí màng phổi hoặc dưới da. Tùy mức độ có thể giữ theo dõi tại trạm hay gửi đi bệnh viện. 2.1.5.4. Gãy kim: do kim cong, gỉ - Xử trí: cố định bệnh nhân, dùng kẹp rút ra. Nếu không xử trí được gửi đi bệnh viện. 2.1.5.5. Nhiễm trùng: gây abces, lây HIV - Sát khuẩn tốt, hấp sấy vô khuẩn trước khi châm. - Mỗi bệnh nhân nên dùng bộ kim riêng. 2.1.6. Cảm giác đắc khí - Cảm giác đắc khí biểu hiện lượng kích thích đã đến ngưỡng sẽ có biểu hiện: + Người bệnh có cảm giác tê, tức, nặng tại chỗ châm. + Thày thuốc thấy có lực giữ kim lại, không lỏng lẻo, thấy màu da quanh kim châm thay đổi. Quy trình châm Châm qua da. Tiến kim. Đạt cảm giác đắc khí. Lưu kim. Rút kim. Hình 2.2. Kỹ thuật châm kim 7
  7. 2.2. KỸ THUẬT CỨU Cứu là dùng sức nóng tác động lên huyệt. 2.2.1. Dụng cụ: Hộp đựng ngải nhung, gừng hoặc tỏi tươi, dao thái gừng tỏi, diêm hoặc hương đốt, gạt tàn, khay men để đựng các dụng cụ trên. 2.2.2. Chỉ định và chống chỉ định Nói chung giống như châm. Ngoài ra thêm một số điểm: - Bệnh thuộc hàn cứu tốt hơn châm, không cứu bệnh thực nhiệt. - Không được cứu gây sẹo bỏng ở vùng đầu, mặt, vùng có nhiều gân, mạch máu ở ngay sát dưới da. 2.2.3. Thời gian và mức độ nóng. - Thời gian: trung bình 3 mỗi ngải cho một lần cứu. Trẻ em và người già thời gian cứu ít hơn. - Mức độ nóng, người bệnh cảm thấy nóng ấm nhưng không rát bỏng. 2.2.4. Tai biến khi cứu và xử trí - Bỏng: hay gặp sau cứu, nốt cứu nổi phồng. - Xử trí đề phòng nhiễm khuẩn. - Hỏa hoạn: đề phòng hỏa hoạn do mồi ngải gây ra không cứu nhiều huyệt và nhiều người cùng một lúc. Không đi xa khi bệnh nhân đang cứu. Khi cứu xong cần dập tắt hoàn toàn mồi ngải. 2.2.5.Thao tác cứu Cứu cách gừng: Lấy lá ngải khô vê , vò nát mịn như nhung. Dùng 3 đầu ngón tay trỏ, nhẫn, giữa nhúm một lượng ngải bằng đầu ngón tay đặt lên một lát gừng (Dùng dao cắt lát gừng dày 2 ly, lấy kim châm thủng vài lỗ), đặt mồi ngải lên huyệt, dùng que hương đốt cháy đỉnh mồi ngải. Khi bệnh nhân thấy nóng rát thì thêm lát gừng mới. Khi hết mồi ngải cầm mồi ngải lên và cho hết vào gạt tàn. Cứu điếu ngải: lấy giấy bản, cuốn ngải nhung thành những điếu với đường kính 1-2cm như điếu xì gà. Sau đó châm lửa rồi hơ vào huyệt để tạo cho bệnh nhân có cảm giác nóng tới mức có thể chịu được. 8
  8. Hình 2.3: Các phương pháp cứu a) Mồi cứu cháy trên miếng gừng a’) Cứu ở tay a’’) Cứu ở bụng b ) Hơ điếu ngải b’) Hơ điếu ngải mổ cò c) Kết hợp châm và cứu 9
  9. Bài 3 60 HUYỆT CƠ BẢN 3.1. CÁCH XÁC ĐỊNH HUYỆT: 3.1.1. Đo để xác định huyệt: Dùng đơn vị là thốn (tấc): bảo người bệnh co đầu ngón tay giữa và ngón tay cái thành một vòng tròn. Đoạn dài giữa 2đầu nếp đốt giữa của ngón tay giữa là một tấc. Hình 3.1. Cách xác định thốn(tấc) 3.1.2. Nhìn để xác định huyệt - Dựa vào những mốc giải phẫu (mũi miệng, mốc gân xương..). - Dựa vào một tư thế: co hay duỗi tay chân... 3.1.3. Sờ nắn để xác định huyệt: - Dựa vào mốc gân hay xương của bệnh nhân. - Dựa vào cảm giác tay thầy thuốc và cảm giác đau của bệnh nhân để xác định huyệt. 3.2. HUYẾT VÙNG ĐẦU MẶT CỔ 3.2.1. Bách hội: 10
  10. Hình 3.2. Huyệt bách hội - Vị trí (VT): tỳ 2 đỉnh tai kéo thẳng lên gặp đường từ sống mũi đi lên. - Tác dụng (TD): chữa đau đầu, mất ngủ, sa trực tràng, sa dạ con, trĩ. - Các châm (CC): Hướng mũi kim từ trước về sau châm ngang, sâu 0,2 -0,5 tấc. 2.2. Ấn đường Hình 3.3. Các huyệt vùng đầu mặt - VT: Lõm giữa hai lông mày - TD: Chữa đau đầu, ngạt mũi, co giật trẻ em. - CC: Véo nếp da, luồn kim dưới da 0,1 - 0,2 tấc. Có thể châm nặn máu, giác hơi. Cứu 5-10 phút. 11
  11. Hình 3.4. Một số huyệt chữa đau đầu 3.2.3. Thái dương: - VT: Sau đuôi mắt một tấc, sát bờ trên mỏm tiếp xương thái dương. Hình 3.5. Ấn Huyệt thái dương - TD: Chữa đau đầu, giảm thị lực, đau mắt. - CC: Châm 0,2 - 0,3 tấc. Có thể trích nặn máu. 3.2.4. Nhân trung: - VT: Điểm nối 1/3 trên với 2/3 dưới rãnh nhân trung. Hình 3.6. Huyệt nhân trung - TD: Cấp cứu ngất, trụy tim mạch, sốt cao co giật, liệt mặt. - CC: Châm thẳng 0,2 tấc. 12
  12. 2.5. Giáp xa: Hình 3.7. Huyệt giáp xa - VT: Cắn chặt răng huyệt ở đỉnh cao nhất của cơ nhai. - TD: chữa liệt mặt, cứng hàm, đau răng hàm dưới. - CC: châm ngang, hướng mũi kim về phía huyệt địa thương. 2.6. Địa thương - Hình 3.8. Huyệt địa thương - VT: từ khoé miệng đo ngang ra 0,4 thốn - TD: chữa liệt mặt. - CC: châm ngang hướng mũi kim về phía huyệt giáp xa. 2.7. Phong trì: - VT: Từ khe xương chẩm - cổ 1 đo ra 2 tấc, chỗ lõm tạo bởi cơ thang, cơ ức đòn chũm và xương chẩm. Hình 3.9. Huyệt phong trì 13
  13. - TD: Nhức đầu, chóng mặt, đau vai gáy, cảm mạo. - CC: Châm mũi kim hướng về mắt bên đối diện, sâu 0,5 - 0,8 tấc. 3. Huyệt vùng ngực, bụng 3.1. Đản trung: - VT: Điểm giữa đường nối 2 núm vú. - TD: Đau ngực, khó thở, hen suyễn, ít sữa. Hình 3.10. Huyệt đản trung - CC: Luồn kim dưới da, mũi kim hướng xuống bụng sâu 0,3 - 0,5 tấc. Cứu 5-10 phút. 3.2. Nhũ căn Hình 3.11. Huyệt nhũ căn - VT: Liên sườn V, bờ trên xương sườn 6, trên đường vú. - TD: Tắc tia sữa, ít sữa, đau ngực. - CC: Châm xiên 0,2 - 0,3 tấc. Cứu 5-10 phút. 3.3. Trung quản: - VT: Trên rốn 4 tấc (giữa đường nối từ rốn đến mũi ức). Hình 3.12. Huyệt trung quản - TD: Đau dạ dày, nôn mửa, ỉa lỏng, ăn không tiêu. - CC: Châm xiên 0,5 - 1 tấc. Cứu 15-30 phút. 14
  14. 3.4. Thiên khu: . Hình 3.13. Huyệt thiên khu VT: từ rốn đo ngang ra 2 tấc. TD: chữa đau bụng vùng quanh rốn, sôi bụng. CC: châm xiên sâu 0,3-0,5 tấc. 3.5. Khí hải: - VT: Thẳng dưới rốn 1,5 tấc, trên đường giữa bụng . Hình 3.14. Huyệt khí hải - TD: Đau bụng quanh rốn, bệnh về sinh dục, tiết niệu, tiêu hoá, hạ huyết áp. - CC: Châm xiên 0,5-1 tấc. Cứu 15-30 phút. Có thai cấm châm. 3.6. Quan nguyên - VT: Thẳng dưới rốn 3 tấc trên đường giữa bụng. Hình 3.15. Huyệt quan nguyên - TD: Các bệnh về sinh dục, tiết niệu, bổ toàn thân, cấp cứu trụy tim mạch. 15
  15. 3.7. Trung cực: Hình 3. 16. Huyệt trung cực - VT: Trên bờ khớp mu 1 tấc (dưới rốn 4tấc). - TD: Các bệnh sinh dục, tiết niệu. - CC: Châm xiên 0,5 - 1 tấc. Có thai cấm châm. 4. HUYỆT VÙNG LƯNG MÔNG 4.1. Đại chùy: Hình 3.17. Huyệt đại chùy - VT: Khe giữa C7-D1 - TD: Đau cổ gáy, đau đầu, cảm mạo. - CC: Luồn kim dưới mỏm gai. Sâu 0,5 - 1 tấc. Cứu 5 phút. 4.2. Kiên tỉnh: Hình 3.18. Huyệt kiên tỉnh - VT: ở điểm giữa đại chùy và kiên ngung. - TD: Đau vai gáy, tắc tia sữa, đau vú. - CC: Châm thẳng 0,3 - 0,5 tấc. Cứu 5-10 phút. 16
  16. 4.3. Phế du: Hình 3.19. Huyệt phế du - VT: Khe giữa D3-D4 ngang ra 1,5 tấc. - TD: Đau lưng, vẹo cổ, ho hen, lẹo mắt. - CC: Châm xiên, sâu 0,5 - 1 tấc. Cứu 10-20 phút. 4.4. Cách du: Hình 3.20. Huyệt cách du - VT: Khe giữa D7-D8 ngang ra 1,5 tấc. - TD: Đau lưng, huyết nhiệt, huyết hư, ho. - CC: Châm xiên sâu 0,5 - 1 tấc. Cứu 10-20 phút. 4.5. Can du: Hình 3.21. Huyệt can du - VT: Khe giữa D9-D10 ngang ra 1,5 tấc. - TD: Đau mắt, hoa mắt chóng mặt. - CC: Châm xiên sâu 0,5-1 tấc. Cứu 10-20 phút. 17
  17. 4.6. Tỳ du Hình 3.22. Một số huyệt chữa về tiêu hóa và huyệt tỳ du - VT: Khe giữa D11-D12 ngang ra 1,5 tấc. - TD: Đau dạ dày, chướng bụng, ỉa lỏng. - CC: Châm xiên 0,5-1 tấc. Cứu 10-30 phút. 4.7. Thận du: Hình 3.23. Huyệt thận du - VT: Khe giữa L2 –L3 đo ngang ra 1,5 tấc - TD: Đau thắt lưng, ù tai, di mộng tinh, đái đục, đái dầm, viêm đường tiết niệu, rối loạn kinh nguyệt. - CC: Châm xiên 0,5-1 tấc. Cứu 10-30 phút. 4.8. Đại trường du Hình 3.24. Huyệt đại trường du VT: dưới mỏm gai L4 ngang ra 1,5 tấc. TD: đau thắt lưng, đau thần kinh toạ, liệt chi dưới, chướng bụng, ỉa lỏng. CC: Châm xiên 0,5-1 tấc. Cứu 10-30 phút 18
  18. 4.9. Hoàn khiêu Hình 3.25. Huyệt hoàn khiêu VT: Nằm ở điểm nối 1/3 ngoài và 2/3 trong của đường nối gai S4 và mấu chuyển lớn của xương đùi. TD: đau khớp háng, đau thần kinh hông, liệt chi dưới. CC: châm thẳng sâu 1,5 – 2 tấc 5. HUYỆT VÙNG CHI TRÊN 5.1. Hợp cốc: - VT: Lõm giữa xương bàn tay I-II ấn thấy tê tức. Hình 3.26. Huyệt hợp cốc - TD: Bệnh vùng mặt, mắt, viêm họng, đẻ khó. - CC: Châm thẳng 0,3 -0,7 tấc. Cứu 10-20 phút, không châm người đang có thai. 5.2. Thập tuyên Hình 3.27. Một số huyệt chữa choáng ngất - VT: Đỉnh chót của 10 đầu ngón tay. - TD: Cấp cứu ngất, hôn mê, sốt cao. 19
  19. - CC: Nếu cấp cứu châm kim lần lượt từng huyệt, vê mạnh rồi rút kim, tỉnh thì thôi, sâu 0,1 tấc 5.3. Thần môn: Hình 3.28. Huyệt thần môn - VT: Trên lằn chỉ cổ tay, chính giữa đầu dưới xương trụ và xương đậu. - TD: Mất ngủ, hay quên, đau vùng tim. - CC: Châm sau 0,2-0,3 tấc. 5.4. Dương trì: Hình 3.29. Huyệt dương trì - VT: Lõm trên nếp lằn mu cổ tay ở phía ngoài. - TD: Tai ù, điếc, đau cổ tay, cánh tay vai. - CC: Châm sâu 0,2-0,3 tấc. Cứu 5-10 phút. 5.5. Nội quan: Hình 3.30. Huyệt nội quan - VT: Từ lằn chỉ cổ tay đo lên 2 tấc, giữa hai gân cơ gan tay. - TD: Đau ngực, mất ngủ, suy nhược thần kinh. - CC: Châm thẳng 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-10 phút. 20
  20. 5.6. Khúc trì: Hình 3.31. Huyệt khúc trì - VT: Gấp Khuỷu tay 90o. Huyệt ở đầu ngoài nếp lằn khuỷu tay. - TD: Đau vai - cánh, cẳng tay, sốt cao, dị ứng. - CC: Châm thẳng 0,5-1 tấc. 5.7. Huyệt ngoại quan Hình 3.32. Huyệt ngoại quan VT: từ huyệt dương trì đo lên 2 tấc hay đối diện với huyệt nội quan. TD: sốt ngoại cảm, đau đầu, ù tai, liệt chi trên. CC: châm thẳng sâu 0,5-1 tấc. Cứu 5-10 phút. 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2