intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giới thiệu chuyên đề "Lí thuyết dịch: Mấy thời điểm quan trọng"

Chia sẻ: Nguyen Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

105
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giới thiệu chuyên đề "Lí thuyết dịch: Mấy thời điểm quan trọng" Nhìn ở mức độ số lượng bản dịch có được cho tới nay tại Việt Nam, cũng như mối quan tâm đặc biệt mà xã hội dành cho các bản dịch và vấn đề văn học dịch lấn lướt văn học Việt Nam trên thị trường xuất bản, dịch văn học không thể tiếp tục được coi một cách nhẹ dạ như là một hoạt động “tài tử”, một “thể loại” bên lề trong mối tương quan với tác phẩm văn học...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giới thiệu chuyên đề "Lí thuyết dịch: Mấy thời điểm quan trọng"

  1. Giới thiệu chuyên đề "Lí thuyết dịch: Mấy thời điểm quan trọng"
  2. Nhìn ở mức độ số lượng bản dịch có được cho tới nay tại Việt Nam, cũng như mối quan tâm đặc biệt mà xã hội dành cho các bản dịch và vấn đề văn học dịch lấn lướt văn học Việt Nam trên thị trường xuất bản, dịch văn học không thể tiếp tục được coi một cách nhẹ dạ như là một hoạt động “tài tử”, một “thể loại” bên lề trong mối tương quan với tác phẩm văn học. Sự chuyển dịch của dịch vào dòng chính, hoặc ít nhất là bớt dần đi màu sắc của một hiện tượng không mấy quan trọng, cho tới nay gần như mới chỉ được xếp vào một mối bận tâm phần nhiều mang tính xã hội học: người ta quan tâm đến dịch ở các khía cạnh như nhận thức sự thiếu vắng của một hoạt động “chuyên nghiệp”, từ đó dẫn tới các đòi hỏi về chiến lược, cơ chế, đề nghị thành lập hội nghề nghiệp, v.v… Còn trơ lại các vấn đề nền tảng hơn như bản chất của dịch, làm thế nào để hình dung dịch trong mối tương quan giữa các ngôn ngữ, tiếng Việt ở trong hoạt động dịch với bối cảnh hậu thuộc địa và tiếng nói ngày một lớn mạnh của các nền văn hóa mới mấy thập niên trước đây thôi còn bị coi là “lạc hậu”, thậm chí “yếu kém”. Chuyên đề về lý thuyết dịch lần này đóng góp nỗ lực cho sự suy tư sâu hơn bề mặt của vấn đề. Như nhan đề đã chỉ ra, chuyên đề tập trung vào “mấy thời điểm quan trọng” trong tiến tr ình phát triển của lý thuyết dịch thế giới, với các lưu ý và ví dụ thực tiễn rút ra từ dịch thuật Việt Nam. Mong muốn của ch uyên đề là chỉ ra rằng bàn về dịch thực chất không nhất thiết đồng nghĩa với cái diễn ngôn phổ biến hiện nay luôn quanh quẩn với những lời bình luận xoay quanh các nguyên tắc “tín, đạt, nhã” và các quan niệm hời hợt về “đích”, “nguồn” hay “văn hóa” chung c hung. Bài Dịch và lý thuyết dịch như một hệ hình lý luận, phê bình mới đưa ra một phân tích tham vọng về dịch trong mối quan hệ với phê bình (hiểu theo nghĩa của Michel Foucault và Judith Butler), vì “dịch không còn đơn giản là một thao tác, một công cụ, hay một hoạt động tích hợp trong giao tiếp mà là một cơ chế văn hóa chính trị cốt yếu cho sự tồn tại của con người, là một tấm gương phản ánh quá trình nhận thức và tái nhận thức”. Đưa ra các yếu tố “thiết trị”, “áp chế” và nhất là “bước ngoặt dịch thuật” (translation turn), bài viết đi đến lập luận quan trọng theo đó dịch đ ược hình dung như một cách phê bình, trước hết là phê bình chính các quan niệm sẵn có về dịch trong lịch sử (ng ười dịch vô hình, đòi hỏi sự lưu loát của ngôn ngữ bản dịch, vấn đề gây bạo lực với ngôn ngữ…), rồi vai trò của dịch trong lịch sử bạo lực Đông-Tây, và vai trò c ủa dịch trong
  3. chương tr ình giải áp chế đặc biệt có vai tr ò trong bối cảnh hậu thuộc địa, nơi Việt Nam cũng có vị trí và có các vấn đề đặc thù của mình. Các “thời điểm quan trọng” cũng gắn kết chặt chẽ với một số tên tuổi. Ba lý thuyết gia có mặt ở chuyên đề lần này (tất nhiên không thể nói họ đại diện đầy đủ cho một lịch sử suy tư về dịch rất dài và rất phong phú của phương Tây, nhưng lý do để họ có mặt ở đây sẽ lộ rõ nếu đọc đầy đủ các bài viết, với những liên quan, dẫn chiếu rõ ràng và có mật độ lớn) là Walter Benjamin, Antoine Berman và Susan Bassnett. Tiểu luận Nhiệm vụ của dịch giả của Walter Benjamin (1892-1940) có vị trí vô cùng đặc biệt và nổi bật trong lịch sử lý thuyết dịch. Là tác phẩm của một triết gia độc đáo đi sâu vào vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, “thành viên từ xa” của trường phái Frankfurt, tiểu luận đả phá mạnh mẽ quan điểm truyền thống về “trung thành” và “tự do” trong dịch. Quả đúng như nhận xét của Leon Wieseltier, Benjamin “nhìn thấy nhiều hơn người khác, trong những quyển sách và các nơi chốn, và ông nhìn khác”(1), ông làm sáng tỏ dịch dưới một ánh sáng đặc biệt. Cách nhìn của Benjamin có không ít chất tôn giáo, nhưng rõ ràng nó đóng góp rất lớn cho một hình dung mang tính toàn thể về dịch. Cũng cần lưu ý là các ý kiến về dịch của Benjamin cần được đặt vào trong hệ thống triết học về ngôn ngữ do ông xây dựng, một triết học “được xây dựng trên một nhị nguyên luận mang tính nền tảng đối lập các chức năng truyền đạt, được coi là mang tính vật dụng và thiển cận, với một chức năng theo ông là trung tâm của ngôn ngữ: làm phát lộ bản chất con người thông qua ngôn từ”(2). Trong khi đó, với Antoine Berman (1942-1991), dịch luôn đứng trước nhiều nguy cơ làm biến dạng trong quá trình chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Berman là người lập ra bảng loại hình những hình thức làm biến dạng, chủ yếu xuất phát từ quan điểm, hay “cái thói” dân tộc vi trung tồn tại ở những người coi dân tộc mình là trung tâm, là “bản vị” để các nền văn hóa của những dân tộc khác soi chiếu vào và tự điều chỉnh cho “phù hợp”. Bài viết Quan điểm dịch thuật của Antoine Berman trình bày một số xu hướng biến dạng trong dịch thuật và tìm dấu vết của chúng trong các bản dịch ở Việt Nam. Cùng chung hướng phân tích sự bóp méo và sai lệch này là bài viết Vai trò nghệ thuật của ngôn ngữ và mấy vấn đề dịch phong cách Proust. Marcel Proust, nhà văn thuộc hàng đồ sộ và cũng “khó dịch” nhất thế giới sẽ là đối tượng cho câu hỏi: “Làm thế nào để hình dung
  4. Proust trong tiếng Việt?”; bài viết dựa trên bản dịch tiếng Việt Dưới bóng những cô gái tuổi hoa và một số trích đoạn dịch khác nhằm chỉ ra văn chương của Proust khi vào tiếng Việt thì vấp phải những vấn đề đặc thù như thế nào. Susan Bassnett là lý thuyết gia đương đại, giáo sư thuộc Trung tâm Dịch thuật và Nghiên cứu Văn hóa So sánh thuộc Đại học Warwick. Các tác phẩm của bà tập trung vào các vấn đề dịch và văn học so sánh, trong đó có một mảng đào sâu vấn đề dịch trong bối cảnh hậu thuộc địa. Cũng ở trong mạch đó, bài viết Dịch thể loại mở rộng vấn đề về phía một trong các chủ đề hóc búa nhất của lý thuyết văn học: thể loại(3). Bassnett đã vượt ra khỏi các giới hạn thông thường của diễn ngôn lý thuyết dịch như nghĩa, tính chất dân tộc để hướng tới một bình luận về hiện tượng dịch thể loại, tức là thông qua dịch mà thể loại văn học được hồi sinh, được phát triển, thậm chí gây tác động mạnh mẽ tới một giai đoạn phát triển văn học mãi về sau. Điều này cũng giúp chúng ta thấy được rằng lý thuyết dịch có thể chạm tới được rất nhiều vấn đề lý thú và quan yếu của văn học
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2