intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

giới thiệu ngành nghề - Ngành Mỏ

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

152
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngành Mỏ Ngành mỏ là một tổ hợp đa ngành kỹ thuật – công nghệ liên quan tới các công tác xây dựng mỏ, khai thác mỏ, làm giàu, chế biến khoáng sản phục vụ cho nền kinh tế quốc dân như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải v.v… Khoáng sản có thể được khai thác dưới lòng đất, dưới đáy biển và đại dương. Hiện nay, ngành mỏ tiến hành khai thác các loại khoáng sản dạng rắn (than, quặng, vật liệu xây dựng), dạng khí (khí đốt) và dạng lỏng (nước khoáng, nước nóng, nước...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: giới thiệu ngành nghề - Ngành Mỏ

  1. Ngành Mỏ Ngành mỏ là một tổ hợp đa ngành kỹ thuật – công nghệ liên quan tới các công tác xây dựng mỏ, khai thác mỏ, làm giàu, chế biến khoáng sản phục vụ cho nền kinh tế quốc dân như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải v.v… Khoáng sản có thể được khai thác dưới lòng đất, dưới đáy biển và đại dương. Hiện nay, ngành mỏ tiến hành khai thác các loại khoáng sản dạng rắn (than, quặng, vật liệu xây dựng), dạng khí (khí đốt) và dạng lỏng (nước khoáng, nước nóng, nước ngầm, dầu mỏ). Tại một số nước, người ta đã bắt đầu khai thác nhiệt năng trong lòng đất. Điều kiện làm việc và cơ hộ nghề nghiệp Làm việc trong các lĩnh vực ngành mỏ, bạn sẽ được tiếp cận với những công nghệ khai thác tài nguyên khoáng sản tiên tiến, tự mình khám phá những bí ẩn của quá trình khia thác khoáng sản phức tạp và thú vị. bạn được học những kiến thức chuyên ngành cần thiết và được thực thi chúng một cách nghiêm ngặt trong thực tế để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho quá trình khai thác khoáng sản. Các mỏ khai thác khoáng sản nằm tại rất nhiều vùng, miền trên suốt chiều dài đất nước, mà nhiều nhất là ở các tỉnh miền núi, trung du. Những năm gần đây, than và dầu khí đã được tìm thấy ở đồng bằng sông Hồng nên trong tương lai bạn sẽ có
  2. nhiều cơ hội được làm việc ngay tại các vùng đồng bằng của tổ quốc. Việt nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với tiềm năng khai thác của nhiều loại khoáng sản rất lớn nên cơ hội làm việc trong ngành mỏ rất rộng mở. Kỹ sư tốt nghiệp ngành mỏ có thể đảm nhiệm các công việc nghiên cứu, thiết kế, điều hành, tổ chức thi công các loại công trình, công tác sản xuất mỏ… Sau khi tốt nghiệp ngành mỏ, bạn có thể làm việc ở các viện, trung tâm nghiên cứu về mỏ, các công ty tư vấn – khảo sát – thiết kế mỏ, các xí nghiệp, cơ sở khai thác khoáng sản. Bạn cũng có thể làm việc trong các lĩnh vực có liên quan như: xây dựng, giao thông, thủy lợi, thủy điện… Ngoài ra, các kỹ sư mỏ còn có cơ hội làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước về khai thác, quản lý tài nguyên khoáng sản và các lĩnh vực liên quan. Một số nghề nghiệp trong ngành mỏ: - Kỹ sư khai thác mỏ lộ thiên - Kỹ sư khai thác hầm lò - Kỹ sư xây dựng mỏ - Kỹ sư tuyển khoáng - Kỹ sư máy và thiết bị mỏ - Kỹ sư điện khí hóa xí nghiệp mỏ và dầu khí - Kỹ sư tự động hóa xí nghiệp mỏ và dầu khí
  3. - Kỹ sư khoan – khai thác dầu khí - Kỹ sư kinh tế và quản trị doanh nghiệp mỏ Phẩm chất và kỹ năng cần thiết: - Có sức khỏe tốt và biết chấp nhận hoàn cảnh khó khăn - Năng lực làm việc tập thể - Có khả năng tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách logic, khoa học. - Có tính kỷ luật, nghiêm túc, cẩn thận trong quá trình tiếp cận và thực hiện công tác nghiên cứu cũng như thi công trong thực tế. - Yêu thích các môn khoa học tự nhiên - Hiểu biết đa ngành về khoa học công nghệ - Có trình độ về ngoại ngữ và tin học. Một số địa chỉ đào tạo: Bạn có thể học về ngành mỏ tại nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước như: Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Mỏ Quảng Ninh, Trường Cao đẳng nghề Mỏ Hồng Cẩm – Quảng Ninh, Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên – Vĩnh Phúc v.v… Ngành luyện kim
  4. Luyện kim là một ngành công nghiệp rộng lớn, phức tạp và còn non trẻ ở nước ta. Việt Nam nằm trong số mười nước giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng chủ yếu đang ở dạng tiềm năng, chưa được thăm dò, khảo sát đầy đủ. Chúng ta đã thấy có các mỏ sắt, mangan, crôm, nhôm, đồng, chì kẽm, thiếc, titan, wonfram, vàng, bạc… Có bao nhiêu loại quặng thì ít nhất có bấy nhiêu phương pháp giải phóng các kim loại ấy ra khỏi các quặng chứa chúng. Tiếp đó phải tinh luyện để các kim loại đạt được độ sạch cao, pha trộn giữa các kim loại đó để có các hợp kim đáp ứng được những yêu cầu mong muốn và tạo hình dáng cho chúng phù hợp với các nhu cầu sử dụng. Đó chính là công nghệ luyện kim, công nghệ tinh luyện, công nghệ hợp kim hóa, công nghệ đúc và công nghệ cán… Đây chính là ngành luyện kim mà các bạn đang tìm hiểu. Sau khi có được kim loại và hợp kim, các nhà luyện kim còn làm thay đổi được cấu trúc và tính chất của chúng để các sản phẩm được chế tạo ra đáp ứng được những yêu cầu ngày càng đa dạng của cuộc sống, của nền kinh tế và quốc phòng. Công việc chính của người làm trong ngành luyện kim: Công việc của người làm trong ngành luyện kim rất đa dạng và chuyên môn hóa vào các lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể là nhà nghiên cứu, kỹ sư luyện kim, kỹ thuật viên hay nhà quản lý, nhà tư vấn và chuyển giao công nghệ v.v… Tuy nhiên,
  5. tựu trung lại, người làm trong ngành luyện kim sẽ tham gia vào một hoặc một vài trong những công việc sau: - Thiết kế nhà máy và các thiết bị luyện kim - Lập các quy trình công nghệ và điều hành các quy trình đó để sản xuất ra các kim loại và hợp kim như: gang, thép, đồng, nhôm, vàng, bạc, các ferrô hợp kim… - Nghiên cứu công nghệ luyện kim phi cốc và các công nghệ mới cho tương lại. - Tạo hình các vật liệu kim loại: thép tấm, thép hình, thanh, chi tiết máy, tượng đài, các chi tiết lớn liền khối trong chế tạo tàu thủy, máy bay… - Làm thay đổi cấu trúc, tính chất theo yêu cầu. - Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ và thiết bị luyện kim tiên tiến, hiện đại. - Nghiên cứu mô hình hóa các quá trình luyện kim - Điều khiển các quá trình luyện kim bằng máy tính theo chương trình. - Nghiên cứu tính chất luyện kim và sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Nghiên cứu tinh luyện, hợp kim hóa và xử lý nhiệt để sản xuất kim loại siêu sạch, siêu mịn và siêu bền. - Nghiên cứu chế tạo các hợp kim đặc biệt và hợp kim chuyên dụng: Bền nóng, bền ăn mòn, chịu mài mòn, chịu va đập, chịu tải lớn, từ tính cao và phi từ, dẫn
  6. nhiệt, dẫn đện tốt và các nhiệt, cách điện, lành tính cho y tế, chống rung trước dao động, ghi nhớ hình cho kỹ thuật cao… - Nghiên cứu các công nghệ xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp: Trong ngành luyện kim, các bạn sẽ làm việc ở các nhà máy luyện kim (đã và đang xây dựng) ở TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên, Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng… Ngoài ra, còn có các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu như: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Hà Hoa Tiên (Hà Nam), Trường Cao đẳng Cơ khí luyện kim (Thái Nguyên), Đại học Công nghiệp, Viện Luyện kim đen, Viện Công nghệ, Viện nghiên cứu mỏ và luyện kim, Viện công nghệ Bộ Quốc phòng… Phẩm chất và năng lực cần thiết: - Giỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là hóa học, vật lý - Yêu thích ngành luyện kim - Có khả năng tư duy và phán đoán tốt. - Thích tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo.
  7. Một số địa chỉ đào tạo: Bạn có thể học ngành luyện kim tại nhiều trường đại học, cao đẳng công nghệ, kỹ thuật trong cả nước như: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa TP. HCM, Trường Đại học Hà Hoa Tiên (Hà Nam), Trường Cao đẳng Cơ khí luyện kim v.v…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2