intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giới thiệu rừng ngập mặn

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:30

183
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Là kiểu rừng phát triển trên vùng đất lầy, ngập nước mặn vùng cửa sông, ven biển, dọc theo các sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều lên xuống hàng ngày. - Rừng ngập mặn là thuật ngữ mô tả một hệ sinh thái thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tạo thành trên nền các thực vật vùng triều cường với tổ hợp động, thực vật đặc trưng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giới thiệu rừng ngập mặn

  1. GIỚI THIỆU 1. Khái niệm về rừng  ngập mặn 2. Những chức năng  và  vai trò của rừng ngập  mặn
  2. TỔNG QUAN RỪNG NGẬP MẶN 1.1. Rừng ngập mặn (RNM)  ­ Là kiểu rừng phát triển trên vùng  đất lầy, ngập nước  mặn vùng cửa sông, ven biển, dọc theo các sông ngòi,  kênh  rạch  có  nước  lợ  do  thủy  triều  lên  xuống  hàng  ngày. ­ Rừng ngập mặn là thuật ngữ mô tả một hệ sinh thái thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tạo thành trên nền các thực vật vùng triều cường với tổ hợp động, thực vật đặc trưng.
  3. RNM ở miền Nam Việt Nam phát triển xanh tốt hơn rừng ở  miền Bắc. RNM Việt Nam phân bố ở 4 khu vực từ Bắc vào Nam:  - Ven biển Đông Bắc từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Đồ Sơn (Hải Phòng). - Ven biển đồng bằng Bắc Bộ từ Đồ Sơn đến Lạch Trường (Thanh Hóa). - Ven biển miền Trung kéo dài từ Lạch Trường tới Vũng Tàu. - Ven biển Nam Bộ từ Vũng Tàu tới Hà Tiên, RNM phát triển tốt nhất.
  4. 1.2. Đặc điểm rừng ngập mặn Việt Nam Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km và hệ thống - sông ngòi dày đặc chở phù sa đổ ra cửa sông, ven biển tạo ra nhiều bãi lầy thuận lợi cho sự hình thành các RNM. Nơi có RNM phát triển tốt nhất là Bán đảo Cà Mau.
  5. 2. Chức năng và vai trò của rừng ngập mặn Bảo vệ bờ biển, hạn chế thiên tai;  Chống xói mòn;  Góp phần bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học;  Giá trị về mặt cảnh quang; 
  6. RNM cũng đóng góp đáng kể trong việc cung cấp thức ăn,  làm sạch môi trường, bảo vệ cho các đối tượng nuôi như tôm, cua, sò. Cung cấp các nguồn thủy sản, gỗ mang lại thu nhập co  quốc gia. Bảo vệ bờ biển, hạn chế tác hại của thiên tai mà nguồn  lợi trong hệ sinh thái RNM cũng rất quan trọng Vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế­xã   hội, giữ cân bằng môi trường sinh thái toàn khu vực. 
  7. Một vài số liệu về diện tích rừng ngập mặn tại Việt Nam ĐBSCL hiện có khoảng 347.500 ha rừng các  loại: - Rừng tự nhiên là 53.700 ha ­Rừng trồng là 294.500 ha         
  8. Diện tích rừng che phủ trong toàn vùng đạt chưa đến  10% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, tổng diện tích rừng ngập mặn (chiếm cứ  trên các bãi bồi phù sa ven biển, lưu vực của cửa sông thông ra biển và các đầm trũng nội địa) chưa đến 100.000 ha, Tập trung ở các tỉnh Cà Mau (58.285 ha), Bạc Liêu  (4.142 ha), Sóc Trăng (2.943 ha), Trà Vinh (8.582 ha), Bến Tre (7.153 ha), Kiên Giang (322 ha), Long An (400 ha)..
  9.  Thành phần hệ thực vật, động vật vùng ven biển đồng bằng sông cửu long Các loài mắm trắng, đước, bần trắng, bần chua,  vẹt tách, dà quánh, dà vôi, giá, cóc vàng, dừa nước....  Theo số liệu của ngành lâm nghiệp, vùng ĐBSCL có  98 loài cây rừng ngập mặn; ngoài ra ở các hệ sinh thái đất ngập nước có đến 36 loài thú, 182 loài chim, 34 loài bò sát và 6 loài lưỡng cư; vùng biển và ven biển có đến 260 loài cá và thủy sản. Những số liệu trên cho thấy tính đa dạng sinh học ở ĐBSCL.. 
  10. Khu  vực  ĐBSCL  còn  có  10  khu  đất  thuộc  vùng  bảo   tồn  đất ngập nước  đã  được thành lập và  đầu tư phát  triển như: Hà Tiên, Vườn quốc gia Tràm Chim, khu dự  trữ  thiên  nhiên  U  Minh  Thượng,  Vườn  quốc  gia  Đất  Mũi,  Rừng  đặc  dụng  Vồ  Dơi,  Bãi  bồi  Cà  Mau,  Tính  Dơi, Trà Sư, Láng Sen và Lung Ngọc Hoàng...  Đặc  biệt  ở  đảo  Phú  Quốc,  tỉnh  Kiên  Giang  đã  được   đầu tư dự án Bảo tồn rạn san hô và thảm cỏ trong Dự  án  ngăn  chặn  suy  thoái  biển  Đông  và  vịnh  Thái  Lan  do Ngân hàng Thế giới tài trợ
  11. Tìm hiểu nguyên nhân Diện tích rừng ngập mặn bị giảm trong những năm gần đây? Phá rừng làm ruộng rẫy, phá rừng lấy đất nuôi trồng thủy   sản, phá rừng lấy củi, gỗ...  Công tác bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập   mặn ven biển được các tỉnh trong khu vực quan tâm  thực hiện.  Diện tích nuôi tôm trong rừng ngập mặn là một tác nhân ảnh  hưởng rất nghiêm trọng đến công tác quản lý quy hoạch và khai thác bền vững nguồn tài nguyên ven biển ở khu vực ĐBSCL.
  12. Tìm hiểu nguyên nhân suy giảm RNM? Nuôi tôm  đem lại lợi  ích kinh tế nhanh, nhưng hậu quả là   làm  suy  giảm  thảm  rừng  ngập  mặn,  làm  biến  đổi  môi  trường đất, môi trường nước và môi trường sinh thái.  Thảm rừng ngập mặn có  độ che phủ cao trở nên trơ trọi,   bị chia cắt phân tán thành nhiều thảm nhỏ và thay bằng  các vuông tôm, kinh mương  đào  đắp, sên vét bùn  đất  để  lấy mặt nước nuôi tôm; 
  13. HẬU QUẢ? Môi trường đất bị ô nhiễm do quá trình phèn hóa  gia tăng ở quy mô lớn; Đất đai bị phát quang làm gia tăng quá trình rửa  trôi do mưa, gia tăng quá trình lan truyền phèn trong môi trường đất, nước và các hệ sinh thái; Giảm đi quá trình bồi tụ phù sa do mất rừng; đa  dạng sinh học bị suy giảm nhanh chóng do không còn điều kiện thích hợp để các loài sinh vật sinh sống và trú ngụ;
  14. Sự biến đổi môi trường vi khí hậu, sụp lở bờ  biển, cửa sông gia tăng... làm mất cân bằng sinh thái trong khu vực. Hậu quả là nạn tôm chết hàng loạt ở các khu ven biển đến nay vẫn tiếp tục diễn ra. Quá trình mặn xâm nhập gia tăng đã tác động  các hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống, lúa nước, cá đồng, cây ăn trái, cây công nghiệp.
  15. HẬU QUẢ? Các dự án thủy lợi trong vùng mặn hóa, vùng luân canh  lúa-tôm, vùng ngăn mặn xổ phèn... chưa phát huy được tác dụng trong thực tiễn đang trở thành nỗi trăn trở của các cấp chính quyền, các ngành quản lý và người dân . Chất thải nuôi trồng thủy sản ven biển, đặc biệt là chất  thải nuôi tôm, ngày càng nhiều làm gia tăng áp lực tới môi trường và độ bền vững của hệ thống canh tác thủy sản với bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn.
  16. Giải pháp? 1.  Quy hoạch môi trường trong phát triển KT-XH ở các  vùng ven biển, đặc biệt là quy hoạch môi trường cho bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ở ĐBSCL, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong khu vực. 2. Phân vùng sinh thái trong quy hoạch bảo tồn và phát  triển các vùng đất ven biển, trong đó tập trung tiếp cận tổng hợp đa ngành, đa mục tiêu nông-lâm-ngư và bảo vệ môi trường trong mục tiêu phát triển KT-XH.
  17.  Giải pháp? 3.Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án bảo tồn và  phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, các dự án trồng mới và tái sinh rừng ngập mặn ven biển; 4. Nghiêm cấm bao ví bãi bồi cửa sông để nuôi trồng  thủy sản làm hủy hoại diễn thế tự nhiên bồi tụ và phát triển rừng ngập mặn non trẻ. 5. Tiến hành quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập  nước và bảo vệ đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước, các sân chim tự nhiên, các rừng đặc dụng ngập mặn phòng hộ ven biển có giá trị như là lá chắn bảo vệ môi trường ở ĐBSCL.
  18. Giải pháp? 6. Tiếp cận sinh thái để nghiên cứu sâu sắc mối quan hệ  của các thành phần trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, đặc biệt là thành phần các loài về đa dạng sinh học, môi trường sống và điều kiện trú ngụ và phát sinh, phát triển của cả quần thể trong hệ sinh thái, để tăng cường các khả năng phát triển nguồn lợi về kinh tế và sinh thái trong khu vực. 7. Đánh giá khả năng tự làm sạch và mức độ chịu tải của  hệ sinh thái rừng ngập mặn nhằm tránh các tác động bất lợi đến hệ sinh thái, làm tổn thất các giá trị quý giá của hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển trong khu vực    ĐBSCL.
  19. Giải pháp? Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các cấp chính  quyền tại địa phương, đặc biệt là chính quyền cơ sở và cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp, môi trường trong công tác bảo vệ và phát triển hiệu quả hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển ở khu vực ĐBSCL. Tăng nhanh diện tích phủ xanh của thảm rừng ngập mặn  phòng hộ ven biển, bảo vệ rừng ngập mặn khỏi nạn bị chặt phá làm củi, gỗ, nuôi trồng thủy sản. 
  20. Giải pháp? Theo dõi giám sát chất lượng thảm rừng ngập  mặn đã bị suy giảm và các hệ sinh thái rừng ngập mặn để kịp thời xử lý các vấn đề gây tổn thất đến tài nguyên nước, tài nguyên đất và tài nguyên sinh học, đảm bảo cho độ ổn định của hệ sinh thái này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2