intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIỚI THIỆU VỀ BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ

Chia sẻ: Thaithanhvu Vu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

996
lượt xem
143
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

a) Khái niệm về bản đồ chuyên đề: · Bản đồ chuyền đề là bản đồ chỉ thể hiện chi tiết và thật đầy đủ một số yếu tố trong nội dung của bản đồ địa lý tổng quát . VD : Thực vật, đường xá, khu dân cư, … · Các bản đồ chuyên đề phản ánh các hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội rất đa dạng như : khí hậu, mật độ dân cư, kết cấu địa chất của vỏ trái đất, phân vùng kinh tế, …...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIỚI THIỆU VỀ BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ

  1. A . GIỚI THIỆU VỀ BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ: a) Khái niệm về bản đồ chuyên đề: • Bản đồ chuyền đề là bản đồ chỉ thể hiện chi tiết và thật đầy đủ m ột số yếu tố trong nội dung của bản đồ địa lý tổng quát . VD : Thực vật, đường xá, khu dân cư, … • Các bản đồ chuyên đề phản ánh các hiện tượng tự nhiên ho ặc xã hội r ất đa dạng như : khí hậu, mật độ dân cư, kết cấu địa chất của v ỏ trái đ ất, phân vùng kinh tế, … • Khác với bản đồ địa lý tổng quát bản đồ chuyên đề còn thể hiện cả những hiện tượng không nhìn thấy được bằng mắt thường như nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước biển ở độ sâu lớn,từ trường trái đất hoặc sự phân bố nhiệt độ trung bình trên lãnh thổ, các sự kiện lịch sử đã tr ải qua ở m ột vùng cụ thể,bản đồ các luồng không khí, bản đồ các vùng động đất , … b) Đối tượng, nhiệm vụ, đặc điểm, ý nghĩa và nhi ệm vụ của b ản đ ồ chuyên đề: • Đối tượng, nhiệm vụ, đặc điểm ý nghĩa và nhiệm vụ của bản đồ chuyên đề gắn liền với các đối tượng nghiên cứu và đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh vực trong không gian địa lý của chúng, gắn li ền v ới nhi ệm v ụ chung và cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn xây dựng và phát triển. • Các bản đồ chuyên đề ngày càng trở nên đa dạng phong phú h ơn về m ặt đề tài. • Nhiều loại bản đồ chuyên đề rất độc đáo, nội dung c ủa bản đồ chuyên đề không phải bắt đầu từ nội dung của bản đồ cơ bản mà là từ nguồn các văn bản khác nhau, các bản mô tả hoặc từ các nguồn tài li ệu th ống kê đ ịnh kỳ hay đặc biệt nào đó. • Trong bản đồ chuyên đề có một hoặc vài yếu tố của bản đồ c ơ bản đ ược thể hiện đầy đủ và chi tiết hơn so với các loại bản đồ khác . • Công tác thành lập bản đồ của các ngành còn ít được chú ý do thi ếu tổ chức nghiệp vụ mang tính nhà nước hoặc thiếu sự quy hoạch từ đầu . • Lĩnh vực bản đồ học chuyên đề là sự tổ hợp các lo ại bản đồ tự nhiên – kinh tế xã hội, trong đó có cả bản đồ học chuyên ngành – nhiên c ứu các hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội cụ thể . • Bản đồ học chuyên đề có nhiệm vụ phản ánh : + Bản chất nội dung của hiện tượng . + Trật tự không gian của các đối tượng, hiện tượng . + Cấu trúc các mối liên hệ, động thái và tính tương hổ của hiện tượng . + Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của một lãnh thổ nhất định . • Trong quá trình xây dựng các bản đồ chuyên đề thường có sự h ợp tác ch ặt chẽ giữa nhà bản đồ và người làm công tác ngành tương ứng . • Tập bản đồ chuyên đề được thành lập ra là để thỏa mãn nhu c ầu thông tin định vị không gian của các đối tượng tự nhiên cũng như các đối tượng kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề quy hoạch ngành và lãnh thổ, gi ải quyết các bài toán về khoa học cũng như trong nền kinh tế quốc dân . Ý nghĩa :
  2. • Các bản đồ chuyên đề của từng miền, vùng, c ả nước, khu vực, t ừng ph ần châu lục nhóm nước hay thậm chí cả quy mô toàn cầu đ ều th ực s ự quan trọng, rất có ý nghĩa không chỉ đối với sự phát tri ển của b ản đ ồ h ọc chuyên đề hay địa lý học mà còn đóng góp rất lớn và có hiệu quả cho việc quy hoạch, xây dựng, phát triển khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động cũng như tài nguyên kinh tế xã hội c ủa t ừng n ước, nhóm nước, toàn cầu. • Bản đồ chuyên đề có vai trò, ý nghĩa to lớn trong giai đoạn thăm dò tìm kiếm, thống kê, nghiên cứu quy hoạch và phát triển khai thác trong bất kỳ dự án nào trong các nền kinh tế quốc dân cũng như trong quốc phòng. c) Sự phát triển của bản đồ chuyên đề : • Các bản đồ chuyên đề đã xuất hiện từ rất sớm .Chẳng hạn như bản đồ vẽ đường xá của chế độ La Mã hoặc bản đồ đi biển (portolan) .N ổi tiếng nh ất của thời kỳ này là này là bản vẽ Peutinger – dùng như một phương tiện định hướng khi đi đường . • Tuy nhiên loại bản đồ cổ xưa nhất là các bản vẽ những th ửa đất canh tác ở thời Ai Cập cổ đại . • Nhà thiên văn học người Anh Eđmon Hally đã đặt nền móng đầu tiên cho bản đồ chuyên đề với việc biên soạn các bản đồ địa vật lý : bản đồ gió (1688), bản đồ từ thiên (1701) dùng trong các quy luật phân bố không gian của các hiện tượng tự nhiên . • Cho đến năm 1817,nhà tự nhiên học nổi tiếng người Đức A.Humbolt đã ứng dụng các đường đẳng nhiệt để tìm ra quy luật phân bố nhiệt trên bề mặt trái đất .Ví thế ông đã trở thành người đặt cơ sở đầu tiên cho việc xây dựng các bản đồ khí hậu, đồng thời tạo điều kiện cho khí hậu tr ở thành m ột ngành độc lập của khoa học địa lý . • Vào những năm 1836 – 1941 Berhaus đã công bố cuốn atlat tự nhiên nổi tiếng chuyên đề về khí tượng thủy văn học, … • Cùng với sự phát triển không ngừng và nhanh chóng trong đo v ẽ và thành lập các bản đồ chuyên đề ngay từ đầu thế kỷ XIX đã dẫn tới việc xây dựng các bản đồ toàn cầu. VD : Bản đồ về độ sâu các đại dương, bản đồ địa chất thế gi ới, bản đ ồ thực vật … Cho đến nay số lượng bản đồ chuyên đề thế giới đã lên đến 60.  Hiện nay có trên 60 nước đã xuất bản atlat của quốc gia mình trong đó có Việt Nam .Các atlat này phản ánh về mọi mặt của một quốc gia : tự nhiên, dân cư, kinh tế, văn hóa, tài nguyên, chính tr ị, y t ế, giáo dục, lịch sử … • Đặc biệt hai loại đề tài : đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính được chú ý trong hệ thống thành lập bản đồ chuyên đề nhằm xét đặc tính nông nghi ệp, đánh giá và bản đồ sử dụng thể hiện sự phân bố các lo ại đất canh tác, sử dụng khác nhau trong xây dựng kinh tế . • Tồn tại chung của các quốc gia trong xây dựng và phát tri ển bản đ ồ h ọc nói chung và các bản đồ chuyên ngành nói riêng : + Thiếu sự quan tâm đúng mức và có tính hệ thống rõ rệt trong t ừng ngành . + Công việc phần lớn là do các nhà chuyên môn nghiên c ứu th ực hi ện, ch ỉ một số ngành có phòng bản đồ .
  3. + Thiếu liên hệ giữa các ngành liên quan để có sản phẩm chặt chẽ hơn, … d) Mối quan hệ giữa các bản đồ chuyên đề với các môn khoa học khác : • Mục tiêu chủ yếu của bản đồ học là nghiên cứu thực tế và ph ản ánh đúng thực tế bằng cách biểu hiện trên bản đồ chuyên đề như là những mô hình không gian đặc biệt của các hiện tượng thực tế. • Thứ nhất phương pháp bản đồ xây dựng mô hình và sử dụng mô hình – quá trình nhận thức khách quan  Đây là mục tiêu của bản đồ học nói chung . • Thứ hai mô hình được xây dựng là mô hình không gian c ủa các hi ện tượng thực tế .  Như vậy đối tượng nghiên cứu chung là địa lý còn đối tượng nghiên cứu riêng là địa lý chuyên ngành .Từ đó tồn tại hai nhóm chuyên ngành : bản đồ học địa hình và bản đồ học chuyên đề . • Ngoài trái đất bản đồ học còn nghiên cứu mặt trăng và các hành tinh khác trong khoảng không gian vũ trụ  Xuất hiện bản đồ học vụ trụ, từ đó cũng ra đời bản đồ học chuyên đề vũ trụ với nội dung cụ thể là các thành phần thuộc các hành tinh khác ngoài trái đất . • Với trắc địa bản đồ học chuyên đề có số liệu về hình dạng, kích thước và trọng trường trái đất, các phương pháp đo đạc trên mặt đất … đ ể có đ ược những dữ liệu chính xác về các thông số hình học c ủa trái đất, có đ ược t ọa độ của các mạng lưới trắc địa khống chế đo vẽ. Kết hợp phương pháp viễn thám thông qua vệ tinh sẽ cho phép thành lập hoàn thi ện và hi ệu chỉnh thông tin của bản đồ trái đất cũng như các hành tinh khác . • Bản đồ học chuyên đề sử dụng các công cụ khác nhau c ủa toán h ọc nh ư : tính toán, phân tích, thống kê xác suất , … đặc biệt sử dụng máy tính và t ự động hóa để biên vẽ các bản đồ chuyên đề tỷ lệ nhỏ nhằm nâng cao năng suất lao động, soạn thảo các loại bản đồ mới. • Bản đồ học chuyên đề còn sử dụng cả lĩnh vực tin học – khoa học nghiên cứu các phương pháp thu nhập, chuyển đổi, lưu trữ, tìm ki ếm, truyền và phổ biến thông tin … • Nhà bản đồ chuyên đề còn cần có kiến thức và kỹ năng nhất định ở lĩnh vực nghệ thuật đồ họa và phải gắn liền với tâm lý học, với ấn loát và các kiến thức cơ bản về ký hiệu học và màu sắc. B. CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU THỊ NỘI DUNG CỦA BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ a) Phương pháp ký hiệu dạng điểm:
  4.  Dùng các ký hiệu dạng điểm để biểu thị các đối tượng phân bố rời rạc ,có vi6 trí co cụm dạng điểm ,kích thước không theo tỷ lệ bản đ ồ .Thông thường kích thước của các ký hiệu lớn hơn diện tích của đối tượng . VD : Ký hiệu của chùa, nhà máy ...  Ký hiệu phản ánh các đối tượng có chiều trong không gian bằng “0”.Tâm của ký hiệu quy ước trùng với tâm của đối tượng ,định vị bởi cặp tọa độ (x,y).  Các ký hiệu được cấu tạo từ hình dạng, kích thước, màu sắc khác nhau .  Nếu muốn phản ánh các đặc trưng chất lượng và trạng thái thì dùng các ký hiệu có hình dạng và màu sắc khác nhau .Các ký hiệu có kích thước khác nhau cho biết về quy mô hoặc đối tượng của giá trị định lượng .  Ứng dụng : rộng rãi trên nhiều loại bản đồ khác nhau . b) Phương pháp ký hiệu dạng đường :  Phương pháp này dùng để biểu thị các đối tượng phân bố rời rạc kéo dài dạng kinh tuyến, có độ rộng không xác định theo tỷ lệ bản đồ . VD : sông,đường …  Ký hiệu dạng tuyến phản ánh các đối tượng có phân bố không gian m ột chiều , xác định bởi chuỗi tọa độ (x1y1,…,xnyn) là tâm của đối tượng .  Các ký hiệu dạng tuyến được cấu tạo từ các phân tử đồ họa có cấu trúc lực nét ,độ rộng tuyến và màu sắc khác nhau .  Các đặc trưng của chất lượng thường được phân biệt bởi lực nét và độ rộng của ký hiệu .Giá trị định lượng được phân biệt bởi các lực nét và đ ộ rộng của ký hiệu .  Ứng dụng : cho tất cả các bản đồ có các đối tượng dạng tuy ến nh ư : sông,đường bờ nước đường xá, ranh giới c) Phương pháp nền chất lượng:  Thể hiện các hiện tượng phân bố liên tục trên bề mặt đất (lớp phủ th ực vật, loại đất,...) hay các hiện tượng phân bố theo khối (dân cư, phân vùng lãnh thổ).  Thể hiện sự khác nhau về chất lượng của các hiện tượng  Dùng màu sắc, mẫu tô hay đánh số khu vực trong ranh giới của hiện tượng  Vị trí, hình dạng phải bảo đảm tính chính xác về mặt địa lý  Dùng cho đối tượng dạng vùng. d) Phương pháp đường đẳng trị :  Dùng để biểu thị các đối tượng hay hiện tượng phân bố phủ kín trên toàn khu vực lập bản đồ ,mà giá trị định lượng của nó biến đ ổi liên t ục.Đ ường đẳng trị là đường mà các điểm trên đó có cùng giá trị như : đ ường bình đ ộ, đẳng áp,đẳng nhiệt …Riêng rẽ từng đường đẳng trị chỉ cho bi ết giá tr ị c ủa những điểm trên đường đó .  Đường đẳng trị cho ta biết tính chất và đặc điểm phân bố của hiện tượng .
  5. VD: Nghiên cứu về hướng núi ,kiểu địa hình ,đặc điểm sườn ,dốc …  Đường đẳng trị được lập ra từ việc đo đạc các điểm rời rạc trong khu v ực lập bản đồ ,được biểu thị bằng màu sắc hoặc lực nét và cấu trúc đường nét khác nhau .  Ứng dụng : các hiện tượng tự nhiên như độ cao,trọng lực ,nhi ệt đ ộ ,t ừ trường …Còn đối với phương pháp đường đẳng trị giả thì dùng cho các bản đồ kinh tế - xã hội . e) Phương pháp vùng phân bố :  Phương pháp này được dùng để biểu thị các đối tượng hoặc hiện tượng phân bố hai chiều ( có diện tích,khoanh vi), không liên tục trong khu vực lập bản đồ . VD: Các vùng mỏ than ,trồng lúa,…  Các vùng phân bố thể hiện trên bản đồ bởi : + Đường ranh giới(chính xác vẽ nét liền ,không chính xác vẽ nét đ ứt). Đôi khi người ta không vẽ đường ranh giới mà dùng màu n ền ho ặc n ền nét k ẻ vạch, nền hoa văn để phản ánh nội dung của vùng ,hoặc cũng có khi sử dụng quy ước ,ký hiệu .Chẳng hạn như khi ta vẽ con voi ho ặc cây thong thì ta hiểu đây là vùng phân bố voi, loài thông. + Nền màu,nền cấu trúc của các vật hoặc hoa văn,ký hi ệu tượng tr ưng đ ể phản ánh tính chất trạng thái quy mô hoặc số lượng của đối tượng .  Trên một bản đồ có thể biểu thị một hoặc một số đối tượng khác nhau .  Ứng dụng : nhiều đối tượng hiện tượng tự nhiên kinh tế xã hội . f) Phương pháp điểm:  Dùng để biểu thị các hiện tượng phân bố rải rác như : dân c ư,tr ồng trọt,chăn nuôi,…  Dùng các điểm có kích thước nhất định, hình dạng như nhau để phản ánh phạm vi phân bố,số lượng và mật độ tập trung của hiện tượng trong m ột đơn vị lãnh thổ .Đơn vị lãnh thổ có thể tính theo đơn vị hành chính, tự nhiên,hoặc lưới bản đồ.  Người ta thống kê những giá trị định lượng (Q i) nào đó của hiện tượng trong từng đơn vị lãnh thổ ( số dân, diện tích gieo trồng,…) sau đó đặt tr ọng số (P) là số lượng tương ứng với một điểm( một đi ểm tương ứng v ới 200 người ),rồi chia giá trị định lượng Q i cho P để tính ra số lượng điểm của từng đơn vị lãnh thổ,vẽ các chấm với kích thước đã chọn và số lượng đã biết trong phạm vi đơn vị lãnh thổ, với kho ảng cách đồng đ ều ho ặc theo tính chất phân bố .Chú ý là khi xác định các trọng số và đi ểm sao cho d ễ đọc và sát với thực tế .  Trên một bản đồ có thể biểu thị một hoặc một số đối tượng khác nhau. Khi đó cần dùng các chấm có màu sắc khác nhau để dễ phân biệt .  Ứng dụng : bản đồ nông nghiệp dân cư, động thực vật ,… g) Phương pháp biểu đồ định vị :  Biểu thị các số liệu quan trắc,thống kê tại các điểm độc lập,nhưng đại diện cho vùng lân cận .Các số liệu được chọn biểu thị thường là giá trị trung
  6. bình của các số liệu quan trắc nhiều lần theo chu kỳ (gi ờ ,ngày ,tháng ,năm…)như nhiệt độ ,lượng mưa,sức gió,…  Sử dụng ác biểu đồ có hướng hoặc vô hướng để phản ánh tính chất số lượng (độ lớn,độ dài), của hiện tượng hoặc tiến trình theo thời gian ho ặc theo chu kỳ .Các biểu đồ thể hiện tiến trình theo thời gian có thể được xây dựng trong một hệ tọa độ (hệ tọa độ đề các ho ặc hệ tọa độ cực ) t ại v ị trí quan trắc .  Ứng dụng : rộng rãi trong các hiện tượng tần su ất và c ường đ ộ gió có các hướng khác nhau .Nói chung được dùng cho bản đồ khí tượng ,thủy văn ,ô nhiễm không khí. h) Phương pháp đồ giải:  Biểu thị các số liệu thống kê mang giá trị tương đối (mật độ,tỷ lệ,phần trăm) trên từng đơn vị lãnh thổ về một đối tượng hiện tượng phân bố rộng khắp.  Ranh giới lãnh thổ có thể theo tự nhiên,phân chia hành chính chính tr ị ho ặc lưới tọa độ địa lý hoặc lưới ô vuông .  Sử dụng nền màu sắc ,cấu trúc đường nét hoặc nền hoa văn để phản ánh các bậc giá trị khác nhau .Điều quan trọng là phải xác định đ ược các bậc phân khoảng phù hợp cho phản ánh đúng thực tế .  Dãy số liệu thống kê về hiện tượng nào đó được sắp xếp thứ tự giá tr ị tăng dần .Căn cứ vào mục đích của bản đồ người ta quy định số b ậc phân kho ảng .Sau khi nghiên cứu đặc điểm biến thiên của dãy số thống kê,sẽ xác định ra ranh giới của các bậc phân khoảng ,lựa chọn màu sắc cho từng bậc đã ch ọn ,b ậc càng lớn thì màu càng đậm hoặc càng mạnh gây ấn t ượng như gam màu nóng hoặc tối .  Ứng dụng : bản đồ phân tích đánh giá, mật độ sông ngòi, m ật đ ộ đ ường xá mật độ dân cư,tỷ lệ theo diện tích, tỷ lệ theo đầu người … i) Phương pháp bảng biểu đồ:  Biểu thị các số liệu thống kê tuyệt đối trên từng đơn vị lãnh thổ của toàn khu vực lập bản đồ .Các số liệu thống kê được phản ánh thong qua các biểu đồ và định vị ở vị trí tương đối trung tâm của đơn vị lãnh thổ.  Người làm bản đồ cần nghiên cứu đặc điểm của dãy số liệu thống kê và không gian của các đơn vị lãnh thổ trên bản đồ để lựa chọn kiểu b ản đ ồ thích hợp (hình tròn ,cột đứng .hình vuông,hình khối …) và quy định tỷ lệ tương ứng giữa biểu đồ và số liệu.  Cùng một bản đồ có thể phản ánh nhiều giá trị của nhiều đối tượng thống kê khác nhau bằng cách sử dụng các loại biểu đồ, màu sắc, hình dạng khác nhau.  Ứng dụng : áp dụng cho bản đồ kinh tế - xã h ội, th ể hi ện các s ố li ệu c ủa niên giám thống kê hàng năm. k) Phương pháp đường chuyển động :  Biểu thị sự vận động của các hiện tượng, có hướng hoặc vô hướng .
  7. VD : luồng di cư của người ,dòng biển, …  Sử dụng các ký hiệu dạng tuyến với mũi tên chỉ hướng, độ rộng phản ánh số lượng hoặc quy mô, màu sắc hoặc cấu trúc đướng phản ánh tính chất.  Các đường chuyển động có thể vẽ chính xác theo đúng tuyến ,ho ặc không chính xác – vẽ hướng chuyển động .  Ứng dụng : dùng trong bản đồ tự nhiên ,kinh tế và lịch sử. Bản đồ hình chính Việt Nam Một loại bản đồ khí hậu.
  8. Bản đồ chi tiết về một số ranh giới tỉnh thành C.QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ QUY TRÌNH THÀNH LẬP. I. 1. Một số đặc điểm chung. Bản đồ chuyên đề được sử dụng ở tất cả các ngành kinh tế quốc dân và các c ơ quan nghiên cứu khoa học. Do đó nội dung và mục đích thành lập bản đ ồ rất phong phú và đa dạng, thu hút rất nhiều nhà khoa học trong các lĩnh v ực khác nhau tham gia. Tài liệu thành lập bản đồ rất phong phú và đa dạng, nhưng cũng có th ể chia ra thành ba nhóm chính: Nhóm tài liệu bản đồ - Nhóm tài liệu thành văn - Nhóm tài liệu thống kê - Những tài liệu trên đây có liên quan đến n ội dung của bản đ ồ đ ược thành l ập. Chúng cần phải đảm bảo tính pháp lý và tính khoa học cần thiết. 2. Những nội dung của quá trình thiết kế bản đồ chuyên đề. Biên tập bản đồ chuyên đề là một công việc rất phức tạp, nó bao gồm nhi ều giai đoạn với nhiều nội dung phong phú. Có thể khái quát những nội dung chính trong quá trình thiết kế của bản đồ chuyên đề như sau: Mục đích, nhiệm vụ của bản đồ. - Cơ sở toán học. - Nội dung và nội dung phân loại bản đồ. - Các Phương pháp và phương tiện biểu hiện. - Bản chú giải. - Marker tác giả. - 3. Xác định rõ mục đích và nhiệm vụ của bản đồ. Muốn thiết kế bản đồ đạt yêu cầu kỹ thuật, khoa học, mỹ thuật đã đặc ra, đồng thời phục vụ đúng mục đích đã nêu trong đề cương biên tập thì tr ước h ết phải làm rõ mục đích và nhiệm vụ của bản đồ.
  9. Để làm rõ nội dung trên, người biên tạp cần phải xác định mục đích c ủa tập bản đồ dùng để làm gì? Tra cứu hay dạy học? Yêu c ầu đ ộ chính xác, m ức đ ộ chi tiết và các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật đến đâu? Yêu cầu thời hạn hoàn thành từng nội dung công việc,… Từ mục đích yêu cầu trên đây, nhiệm vụ cụ thể của công tác biên tập là gì? 4. Thiết kế cơ sở toán học của bản đồ. Bố cục và cơ sở toán học của bản đồ cần phải nêu ra và giải quyết: Kích thước tờ bản đồ được tính theo cỡ giấy dùng để in bản đồ, trong đó - chia ra: kích thước khung trong, khung ngoài, lề giấy. Kích thước của bản đồ phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ, phạm vi lãnh thổ cần biểu thị, đặc đi ểm phép chiếu lựa chọn nó được tính từ khung trong của tờ bản đồ. Lựa chọn tỷ lệ và lưới chiếu bản đồ. - Dựa vào mục đích sử dụng bản đồ chuyên đề, kích thước và bố c ục o bản đồ mà lựa chọn tỷ lệ và lưới chiếu bản đồ. Dựa vào yêu cầu độ chính xác và mức độ tỷ mỉ của việc thể hiện o nội dung bản đồ. Tầm quan trọng của lãnh thổ hoặc bộ phận lãnh thổ biên vẽ bản đồ, o mức độ tập trung đối tượng nhiều hay ít. Các tỷ lệ trong tập bản đồ là một hệ thống thống nhất, chúng nên có o quan hệ bội số đơn giản để dễ sử dụng. Đối với những bản đồ khi sử dụng phải đo đạc ở trên đó thì nên o chọn tỷ lệ lớn đảm bảo độ chính xác cao, mật độ lưới dày đặc. Đối với những bản đồ đòi hỏi so sánh diện tích, thể hiện sự phân bố o mật độ các đối tượng, hiện tượng địa lý trên diện tích bản đồ thì dùng lưới chiếu giữ diện tích. 5. Thu thập,phân tích và đánh giá các tư liệu bản đồ chuyên đề. Nguồn tư liệu dùng để thành lập bản đồ chuyên đề gọi là tư liệu bản đồ chuyên đề. Nguồn tư liệu bản đồ rất phong phú và đa dạng. Những bản đồ cùng hoặc khác chuyên đề nhưng có n ội dung liên quan đ ến bản đồ cần thành lập, có tỷ lệ lớn hơn, bằng, nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ c ần thành lập gọi chung là tư liệu bản đồ. Những tài liệu khoa học viết dưới dạng sách, báo , tạp chí, các văn bản ngo ại giao, các báo cáo khoa học nghiệm thu,… gọi là các tài liệu thành văn. Những tài liệu thống kê của các tổ chức quốc tế, c ủa tổng c ục th ống kê nhà nước, của các chi cục thống kê tỉnh, thành; các tài li ệu thống kê c ủa các đài, trạm quan trắc khí tượng, thủy văn,… gọi chung là các tài liệu thống kê. Tư liệu thu thập, chọn lọc và cần phải phân theo nhóm bản đồ cùng lo ại, đảm bảo tính cập nhật, tính chính xác. Vì thời gian thành lập bản đồ tương đối dài, cho nên tư li ệu phải thường xuyên cập nhật ngay cả sau khi dẫ biên vẽ bản gốc, thậm chí thanh v ẽ xong vẫn phải tiếp tục cập nhật tư liệu bản đồ, nếu cần vẫn phải tu sửa trên b ản in. 6. Xác định nội dung bản đồ và nguyên tắc tổng quát hóa. Dựa vào mục đích thành lập bản đồ để xác định nôi dung chính, phụ và m ứ độ chi tiết của việc biểu hiện từng đối tượng, hiện tượng địa lý. Sau khi xác định nội dung bản đồ,các nhà thi ết kế bản đ ồ c ần nghiên c ứu các nguyên tắc và phương pháp tổng quát nó. Việc tổng quát hóa còn dựa trên việc phân tích những bản đ ồ có đ ề tài, t ỷ l ệ, mục đích giống hoặc khác bản đồ thành lập và thiết kế thử nghiệm trên bản
  10. đồ mẫu. Điều đó giúp các nhà thiết kế nhìn nhận toàn di ện nhi ệm v ụ t ổng quát hóa và trình bày bản đồ. 7.Sự lựa chọn các phương pháp biểu hiện Việc lựa chọn các phương pháp biểu hiện phải dựa vào đặc đi ểm phân bố của các đối tượng , hiện tượng địa lý, đề tài và mục đích thành lập b ản đ ồ, t ỷ lệ bản đồ và đặc điểm nguồn tư liệu hiện có. Trên cùng một bản đồ, để biểu thị cùng một hiện tượng thì có thể sử d ụng các phương pháp khác nhau. Ngược lại, cùng một phương pháp có thể sử dụng để biểu thị các hiện tượng khac nhau trên cùng một bản đồ. Khi lựa chọn phương pháp biểu hiện và thiết kế kí hiệu cần phải hiểu rõ đặc điểm của ngôn ngữ bản đồ là trình bày thông tin về phân bố không gian c ủa các đối tượng và hiện tượng địa lý, do đó thiết kế kí hiệu bản đ ồ phải có kh ả năng làm cho người sử dụng nó để truyền đạt thông tin và người nhận thông tin hi ểu được nhau. Thiết kế kí hiệu phải chú ý đến khả năng in ấn và giá thành. 8.Thiết kế bản chú giải Bản đồ nào cũng kèm theo bản chú giải . Nó là “chìa khóa” cho m ọi bản đ ồ và là cơ sở logic cho mọi bản đồ. Không phỉa vô cớ vi ệc thành l ập b ản đ ồ bao gi ờ cũng bắt đầu từ việc chuẩn bị bản chú giải. Bản chú giải của bản đồ không chỉ giải thích kí hiệu , mà nó còn là c ơ s ở phân loại, phân cấp bậc, là cơ sở đo tính, giúp người đọc bản đồ hiểu mô hình bản đồ với các đặc trưng số lượng , chất lượng, c ấu trúc, các m ối t ương quan không gian và mọi biến đổi theo thời gian. Bản chú giải có chức năng như tài liệu hướng dẫn in ấn bản đ ồ và ch ức năng “từ điển” khi dọc bản đồ. Trên các bản đồ thành phần có đề tài hẹp chỉ biểu thị một khía c ạnh về một đặc điểm nào đó của các đối tượng , hiện tượng biểu thị trên bản đồ được thiết kế bản chú giải đơn giản. Trên các tập bản đồ chuyên đề, các kí hiệu của các yếu tố c ơ sở địa lí thường được xếp đặt trong bản chú giải, ở trang đầu, còn ở những trang bản đ ồ trong tập, bản chú giải chỉ giải thích những đối tượng, hiện tượng thuộc nội dung chuyên đề. 9. Thành lập bản tác giả của bản đồ chuyên đề Khi thành lập bản đồ chuyên đề, người thiết kế phải xây dựng bản đồ tác giả. Bản tác giả của bản đồ chuyên đề là bản đồ vẽ tay trên bản đồ n ền xây dựng từ nhóm bản đồ địa lí chung. Nó có thể là bản gốc tác gi ả , sơ đồ tác gi ả ho ặc bản phác tác giả. Bản gốc tác giả do người thiết kế bản đồ ti ến hành soạn thảo. Nó được xây dựng dụa trên bản đồ in, đảm bảo độ chính xác và m ức đ ộ chi tiết cần thiết. Khi xây dựng bản đồ tác giả, nên tiến hành xây dựng theo các phương án khác nhau, từ đó chọn một phương án tối ưu về tổng quat hóa, v ề các kí hiệu quy ước va trình bày màu sắc. Nếu bản gốc tác giả thỏa mãn yêu cầu như bản biên vẽ, thì bản gốc tác giả có thể thay thế bản gốc biên vẽ. Bản phác tác giả là tài liệu hướng dẫn thực hiện yếu tố nội dung chuyên đề trên bản gốc biên vẽ, mức độ chi tiết và độ chính xác thấp. 10. Viết kế hoạch biên tập bản đồ Nội dung của bản kế hoạch biên tập bản đồ thường bao gồm các muuj sau: Tên bản đồ: Phản ánh nội dung địa lí, không gian đ ịa lí và th ời gian l ập b ản - đồ. Mục đích , yêu cầu thành lập và sử dụng bản đồ. - Thống kê , phân tích và đánh giá các tài liệu dùng để thành lập bản đồ. -
  11. Xác định nội dung bản đồ, trong đó có các yếu tố nội dung, nêu nh ững đ ặc - điểm và các chỉ số cần được thể hiện với từng loại yếu tố nội dung. Lựa chọn các phương pháp biểu hiện, thiết kế kí hiệu và chữ viết trên bản - đồ. Chỉ dẫn tổng quát hóa các yếu tố nội dung, lập bản chú gi ải , ch ỉ d ẫn trình bày bản đồ. Phụ lục bao gồm: - Mẫu bố cục bản đồ  Bảng kí hiệu qui ước  Mẫu chữ  Sơ đồ hướng dẫn lựa chọn các yếu tố nội dung  Bản tác giả   Bản mẫu biên vẽ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ II. 1.Cơ sở địa lí Tùy từng nội dung chuyên đề mà lựa chọn các c ơ sở đ ịa lí d ưới đây: c ơ s ở toán học, địa hình, thủy văn, thực vật, đất, điểm dân cư , lưới giao thông, phân chia chính trị- hành chính. Bản cơ sở địa lí đã xây dựng hoàn chỉnh được gọi là bản đ ồ n ền. B ản đ ồ n ền dùng để xây dựng bản đồ chuyên đề, không có bản đồ n ền thì không th ể xây dựng được bấy kì bản đồ chuyên đề nào khác. 2. Dùng tài liệu để thành lập bản đồ chuyên đề Việc dùng tài liệu để thành lập bản đồ dựa trên kế hoạch biên tập bản đồ. Nội dung của công việc bao gồm: Chuyển hệ tọa độ trên bản đồ tài liệu sang hệ tọa độ trên bản đồ thành lập - Trường hợp sử dụng tài liệu bản đồ thì cần phải chuyển đổi đơn vị đo - lường, chuyển đổi thang liên tục sang thang cấp bậc, chuyển đ ổi t ừ ch ỉ s ố s ố lượng của bản đồ tài liệu sang chỉ số số lượng của bản đồ thành lập, chuyển từ đặc trưng chất lượng của bản đồ tài liệu sang đặc trưng chất lượng c ủa b ản đ ồ thành lập, từ bảng phân loại trong bản chú giải c ủa bản đ ồ tài li ệu sang b ảng phân loại của bản đồ thành lập Kế hoạch biên tập bao gồm: Tên bản đồ, tỷ lệ, kích thước, số trang, phép chiếu, mật độ lưới chiếu - Bố cục - Chỉ thị cụ thể về biên vẽ các yếu tố nội dung, phương pháp lựa chọn và - tổng quát hóa Phương pháp kĩ thuật và trình tự biên vẽ bản đồ gốc - Yêu cầu đối với thanh vẽ và trình bày,v.v… - Sơ đồ các tài liệu, bản mẫu , bản chú giải - 3.Công tác trong quá trình biên vẽ, thanh vẽ và chế in Sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị biên tập thì chuyển sang chuẩn b ị biên v ẽ, thanh vẽ và chế in. Ban biên tập cần tăng cường chỉ đạo các công vi ệc , nh ằm đảm bảo thực hiện đúng qui định trong các văn bản biên tập. D.CÁC LOẠI BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ
  12.  NHÓM BẢN ĐỒ VỀ HOÀN CẢNH TỰ NHIÊN. CÁC BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT. I. Các bản đồ địa chất là những bản đồ khác nhau về n ội dung, chúng ph ản ánh các đặc điêm cấu trúc của lãnh thổ như tuổi, thành phần thạch học, th ế n ằm của đá, cấu trúc và vận động của lớp vỏ quả đất và các loại khoáng sản. Các bản đồ địa chất bao gồm: - Bản đồ địa chất (còn gọi là bản đồ địa tầng). N ội dung c ơ bản c ủa nó ph ản ánh những đường ranh giới của lớp đá lộ ra khỏi lớp đất thu ộc các tu ổi khác nhau trước thời kỳ Đệ tứ. - Bản đồ nham thạch. - Bản đồ kiến tạo biểu hiện cấu trúc của vỏ Trái Đất. - Bản đồ địa chất tướng đá biểu hiện sư thay đổi tính chất trên di ện tích c ủa đá trầm tích cùng tuổi. - Bản đồ trầm tích Đệ tứ biểu hiện các đặc điểm về nguồn gốc tu ổi, thành phần thạch học. - Bản đồ khoáng sản. - Bản đồ địa chất công trình. - Bản đồ thủy văn, v.v.. Trong các bản đồ trên đây, bản đồ địa chất là bản đồ sử dụng rộng rãi. II. CÁC BẢN ĐỒ ĐẲNG CAO. Bản đồ đẳng cao là bản đồ thể hiện địa hình bề mặt đất. Dáng đất là yếu tố chính của nội dung bản đồ được biểu hiện bằng đường đẳng cao (đường bình độ). Bản đồ đẳng cao có ý nghĩa rất lớn trong nghiên c ứu khoa h ọc, là c ơ s ở dùng để biên vẽ các bản đồ địa lý tự nhiên. Nội dung chính của bản đồ đẳng cao là dáng đất và thủy h ệ, ngoài ra còn có một số điểm dân cư quan trọng, một vài tuyến đường chính và ranh gi ới hành chính – chính trị. III. CÁC BẢN ĐỒ ĐỊA MẠO Đối tượng nghiên cứu của bản đồ địa mạo là bề m ặt địa hình c ủa th ạch quyển, bao gồm lục địa và đáy đại dương. Chúng bao gồm các nhóm bản đồ dưới đây: - Các bản đồ địa mạo hình thái. - Các bản đồ trắc lượng hình thái. - Các bản đồ cấu trúc địa mạo. - Các bản đồ trạm trổ địa mạo. - Các bản đồ niên đại địa mạo. - Các bản đồ động thái địa mạo. IV. CÁC BẢN ĐỒ KHÍ HẬU Nhóm bản đồ khí hậu bao gồm nhiều bản đồ phản ánh các yếu tố khí tượng khác nhau như bức xạ Mặt Trời, nhiệt độ không khí,độ ẩm không khí, lượng nước rơi,… Nếu theo tầm mở rộng của đề tài, các bản đồ khí hậu được phân thành b ản đồ khí hậu thành phần và bản đồ khí hậu chung. - Bản đồ khí hậu thành phần bao gồm bản đồ chế độ bức xạ, bản đồ lượng mưa, bản đồ độ ẩm không khí, bản đồ lượng mây, bản đồ áp xuất không khí, bản đồ số ngày nắng trong năm,…
  13. - Các bản đồ khí hậu chung bao gồm bản đồ tổng hợp và bản đồ hợp đề. Hình 1. Ứng dụng biểu đồ biểu hiện diên biến lượng mưa theo tháng trong 100 80 60 Lư?ng m ưa 40 20 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 năm. V. CÁC BẢN ĐỒ THỦY VĂN. Các bản đồ thủy văn biểu hiện các chỉ số số lượng, đặc trưng cho sự phân bố, độ hoạt động, thành phần và tính chất của nó trên bề mặt lục địa. Một số bản đồ thủy văn: - Bản đồ lưu lượng trung bình. - Bản đồ mô đun dòng chảy trung bình năm hoặc mùa. - Bản đồ phân bố dòng chảy trung bình. - Bản đồ hệ số dòng chảy. - Bản đồ thủy văn ở các cấp lãnh thổ khác nhau,… Phương pháp xây dựng bản đồ thủy văn có nhiều điểm giống phương pháp xây dựng bản đồ khí hậu, nghĩa là dựa trên số li ệu quan tr ắc nhi ều năm tại c ấc trạm để xây dựng bản đồ. VI. CÁC BẢN ĐỒ THỦY VĂN ĐỊA CHẤT. Bản đồ thủy văn địa chất phản ánh các quy luật phân bố n ước ngầm dduocj dặc trưng bởi các chỉ số chất lượng và số lượng. Nội dung của bản đồ thủy văn địa chất có tỷ lệ lớn và trung bình gồm: - Các tầng nước và các thể tổng hợp của chúng. - Các đá không thấm nước hoặc thấm nước nhưng không có nước đ ược th ể hiện như những tầng mang nước, nhưng đối với các tầng không có n ước l ộ trên mặt đất được ký hiệu bằng các vạch màu nằm ngang. - Sự cung cấp nước, hướng vận động và sự tiêu nước của nước ngầm được thể hiện bằng các đường và dấu màu xanh lá cây. - Các điểm nước dùng ký hiệu tròn hoặc vuông,… Ngoài ra, trên bản đồ còn vẽ các lát cắt thủy địa chất. VII. CÁC BẢN ĐỒ THỔ NHƯỠNG. Các bản đồ thổ nhưỡng thể hiện sự phân bố các loại đất trên bề mặt Trái Đất và các tính chất lý hóa của chúng. Bản đồ thổ nhưỡng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn. Nó là cơ sở khoa học trong việc điều tra chất lượng đất, xây dựng kế ho ạch tổ chức và quản lý nông nghiệp, lựa chọn địa điểm để xây dựng các c ơ sở nông nghi ệp, nghiên cứu tăng độ phì của đất. Và được phân thành bản đồ thổ nhưỡng chung và b ản đồ thổ nhưỡng thành phần. VIII. CÁC BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ THỰC VẬT.
  14. Bản đồ địa lý thực vật biêu hiện các quần xã thực vật đã được hệ thống hóa theo tỷ lệ, trên bản đồ biểu hiện không gian phân bố c ủa chúng ho ặc các t ổ hợp, các miền, các đới thực vật. Các bản đồ địa lý thực vật lớn, rất lớn được xây dựng hoàn toàn bằng ph ương pháp đo vẽ mặt đất. Chúng phản ánh sự phân bố các quần xã thực vật một cách chi tiết. Thành lập bản đồ địa lý thực vật cần phải chú ý: - Tổng quát hóa bản đồ thực vật. - Lập bảng chú giải. IX. CÁC BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ ĐỘNG VẬT. Các bản đồ địa lý động vật phản ánh sự phân bố của gi ới động vật trên Trái Đất. Chúng được chia làm hai nhóm lớn. - Bản đồ các khu phân bố các loài , giống, các nhóm động vật riêng biệt. - Bản đồ các miền, á miền và vùng động vật (phân vùng động vật). X. CÁC BẢN ĐỒ CẢNH QUAN Các bản đồ cảnh quan hay còn gọi là bản đồ địa lý tự nhiên tổng hợp là những bản đồ hiện đại. Đối tượng của bản đồ cảnh quan là các thể tổng hợp đ ịa lý hay lãnh thổ tự nhiên, nghĩa là sự kết hợp lãnh thổ theo khu v ực c ủa các thành phần địa lý tự nhiên, chúng có mối quan hệ qua lại với nhau rất chặc ch ẽ và phát triển như một bộ phận trong hệ thống tự nhiên thống nhất. Đi ều đó cho phép phản ánh chúng lên bản đồ như một cơ thể hoàn chỉnh.  NHÓM BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH I. KHÁI QUÁT VỀ CÁC BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH Bản đồ chính trị - hành chính được sử dụng rộng rãi trong nhân dân. Các bản đồ này đòi hỏi trình bài các thông tin c ập nhật như sự thay đ ổi biên gi ới của các nước,sự phân đôi và sự hợp nhất của các quốc gia,sự tranh ch ấp lãnh thổ,sự thay đổi địa giới các tỉnh,huyện… Có thể phân chia nhóm bản đồ chính trị - hành chính làm 3 lo ại: bản đ ồ chính trị, bản đồ hành chính – chính trị, bản đồ hành chính. Bản đồ chính trị biểu thị sự phân chia thế giới hoặc các châu lục,các khu vực ra thành các hệ thống chính trị khác nhau. Bản đồ hành chính – chính trị biểu thị sự phân chia hành chính c ủa m ột nước trọn vẹn. Các bản đồ hành chính biểu thị sự phân chia hành chính c ủa m ột c ấp nào đó. II.ĐẶC ĐIỂM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH. 1. ĐẶC ĐIỂM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ.
  15. Các bản đồ chính trị thường được thành lập trong một phạm vi rộng lớn ( toàn thế giới hay một châu lục) với tỷ lệ nhỏ. Do đó,để đảm bảo sự tương quan vị trí giữa các quốc gia,các bản đồ nên thành lập trong phép chi ếu đ ồng diện tích hoặc phép chiếu có biến dạng nhỏ về diện tích (phép chiếu hình nón hay phép chiếu hình trụ giả). Bản đồ chính trị thế giới và châu lục thường được biểu thị toàn vẹn lãnh thổ,kể cả những vùng đất và đại dương không thuộc về quốc gia nào. Những vùng lãnh thổ và biên gi ới gi ữa các quốc gia được ưu tiên thể hiện trên bản đồ,tên nước được ghi chú đầy đủ trên lãnh thổ,trường hợp lãnh thổ quá nhỏ không thể ghi chú tên n ước được thì đánh s ố và giải thích ở ngoài bản đồ. Các phần đất đang tranh chấp,các qu ốc gia,các vùng đảo thuộc quốc gia nào đó đều được ghi chú đầy đủ. Bên cạnh những nội dung chính trên đây,trong các bản đ ồ chính tr ị còn thể hiện thủ đô các nước,các thành phố lớn.các đường ô tô, đường sắt, đ ường biển, đường hàng không có ý nghĩa quốc tế,các đại d ương và bi ển, các sông lớn trên thế giới….. 2. ĐẶC ĐIỂM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH – CHÍNH TRỊ. Bản đồ hành chính – chính trị chủ yếu thể hiện phạm vi lãnh thổ c ủa một nước và sự phân chia các đơn vị hành chính của nước đó. Các nước trên thế giới có diện tích và hình dạng rất khác nhau.Do đó, t ỷ lệ và phép chiếu dùng cho các nước rất khác nhau.Đối với các n ước có diện tích nhỏ, viêc lựa chọn phép chiếu dễ dàng,bởi vì có nhiều phép chiếu đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đối với các nước có diện tích lớn và hình d ạng khác nhau thì tùy thuộc vào yêu cầu thành lập bản đồ mà lựa chọn hợp lý. Phần lãnh thổ của quốc gia được trình bày ở trung tâm b ản đ ồ,trong dó biên giới quốc gia, địa giới tỉnh được trình bày rõ rang chính xác. Biên gi ới qu ốc gia đươc viền bằng màu đỏ ở phía ngoài lãnh thổ. Các điểm dân cư thị trấn,thị xã,thành phố và thủ đô đươc biểu hiện đầy đủ bằng các khoanh tròn to nhỏ khác nhau phụ thuộc vào chức năng hành chính của chúng. Riêng th ủ đô đ ươc trình bày bằng ký hiệu nổi bật. Các đường giao thông quốc lộ,các đường liên tỉnh, liên huyện, các tuyến đường sắt. đường biển được biểu hiện rõ trên bản đồ. Riêng đường bi ển phải ghi rõ số hải lý. Các hê thống sông quan trọng của các vùng trong qu ốc gia đ ược trình bày đ ầy đủ. 3. ĐẶC ĐIỂM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH Bản đồ hành chính thể hiện phạm vi lãnh thổ một tỉnh ho ặc m ột huyện. Đây là phạm vi nhỏ, vì vậy nên dùng lưới chiếu của bản đồ địa hình hiện hành. Trên bản đồ hành chính tỉnh biểu hiện địa giới tỉnh,huyện(hoặc xã,n ếu thấy cần thiết), địa giới thành phố và thị xã. Các điểm dân cư thành phố, thị xã,thị trấn và các điểm dân cư quan trọng của các xã, các đ ịa danh l ịch s ử bi ểu hi ện bằng các vòng tròn to nhỏ dựa theo chức năng hành chính và t ầm quan tr ọng của nó. Hê thống giao thông trên bản đồ hành chính được bi ểu hi ện khá tỷ m ỷ, các đường ô tô từ tỉnh đến các huyện lỵ,thôn b ản, các nhà ga, c ảng sông,c ảng biển đều được thể hiện đầy đủ.
  16. Hệ thống sông ngòi,hồ,biển và đảo được biểu hiện như trên bản đồ địa hình cùng tỷ lệ.  NHÓM BẢN ĐỒ DÂN CƯ I. CÁC BẢN ĐỒ VỀ ĐỘNG LỰC DÂN SỐ. Nội dung các bản đồ thể hiện các chỉ số về sự gia tăng tự nhiên, gia tăng c ơ giới, gia tăng thực tế của dân số,dự báo kết c ấu dân số theo đ ộ tu ổi, theo gi ới tính, kết cấu gia đình, mức sinh, tử,… Dự báo về trình độ học vấn, nghề nghiệp,số người về hưu, tình hình sức khỏe,… II. CÁC BẢN ĐỒ VỀ KẾT CẤU DÂN SỐ. Nội dung các bản đồ kêt câu dan cư thể hiện các chỉ số k ết c ấu dân s ố theo độ tuổi, theo giới tính, theo quốc tịch, theo nghề nghiệp, theo trình đ ộ văn hóa, tỷ lệ người biết chữ,… Đối với các chỉ số kết cấu theo độ tuổi thường được dùng tháp tuổi để biểu hiện, chỉ số kết cấu giới tính được thể hiện bằng phương pháp bản đ ồ - biểu đồ, đối với chỉ số phân bố dân tộc có thể biểu hiện bằng arêan, n ền chất lượng, biểu đồ cấu trúc hoặc phương pháp chấm điểm. Dân số trung bình phân theo nhóm tuổi.
  17. III. CÁC BẢN ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ. Nội dung các bản đồ biểu hiện các chỉ số về phân bố dân cư, m ật đ ộ dân c ư, mật độ dân số, tỷ lệ dân thành thị,.. Các chỉ số mật độ dân số tự nhiên về phân bố dân cư và tỷ lệ dân thành thị có thể biểu hiện bằng phương pháp đồ giải. Mật độ dân số tự nhiên tính bằng công thức D = P/Q Trong đó: P là dân số thường trú của lãnh thổ; Q là diện ticchs lãnh thổ. Trên bản đồ mật độ dân cư có thể biểu hiện kết hợp gi ữa hai phương pháp ký hiệu và đồ giải hoặc ký hiệu và chấm điểm.  NHÓM BẢN ĐỒ VĂN HÓA I. KHÁI QUÁT VỀ BẢN ĐỒ VĂN HÓA. Nhiệm vụ của bản đồ văn hóa là biểu hiện hiện trạng và sự phát tri ển c ủa ngành giáo dục,các hoạt động văn hóa và các lĩnh vực khác c ủa đ ời sống tinh thần. Đối với các bản đồ văn hóa, phương pháp ký hiệu phù hợp với vi ệc bi ểu hiện sự phân bố mạng lưới cơ sở giáo dục, văn hóa và y tế. Ngoài ra, đ ể th ể hiện sự phát triển của các hiện tượng trong nhóm bản đồ văn hóa, ng ười ta còn dùng các phương pháp khác nhau như phương pháp bản đồ - biểu đồ, phương pháp đồ giải,… II. CÁC BẢN ĐỒ GIÁO DỤC. Các bản đồ giáo dục bao gồm bản đồ giáo dục phổ thông và bản đ ồ giáo d ục chuyên nghiệp. - Bản đồ giáo dục phổ thông (bao gồm giáo dục ti ểu học, trung h ọc, ph ổ thông trung học và các trung tâm giáo dục thường xuyên,… - Trên bản đồ giáo dục chuyên nghiệp, các trường đại học, tr ường cao đ ẳng và các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường sơ cấp,…được biểu hiện bằng phương pháp ký hiệu. III. CÁC BẢN ĐÒ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC KỸ THUẬT. Chỉ số biểu hiện trình độ pháy triển khoa học kỹ thuật là tỷ số gi ữa cán bộ khoa học kỹ thuật trên tổng số dân được biểu hiện bằng phương pháp đ ồ gi ải, mạng lưới các cơ sở khoa học bao gồm các cơ quan chỉ đạo, các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở thử nghiệm khoa học,…được thể hi ện bằng ph ương pháp ký hiệu. IV. CÁC BẢN ĐỒ MẠNG LƯỚI CƠ SỞ VĂN HÓA. Trên bản đồ mạng lưới cơ sở văn hóa, các thư viện, các câu lạc bộ, cung văn hóa, nhà văn hóa, nhà hát,… cũng được biểu hiện bằng phương pháp ký hiệu.
  18.  NHÓM BẢN ĐỒ KINH TẾ. I. CÁC BẢN ĐỒ KINH TẾ CHUNG. 1. Khái niêm chung. Bản đồ kinh tế chung phản ánh nền kinh tế của lãnh thổ biên vẽ bản đồ, nó cho ta bức tranh hoanf chỉnh về tình hình phát tri ển kinh t ế c ủa lãnh th ổ, trong đó biểu hiện nổi bật sự phân bố và cơ các cấu ngành kinh tế chính, các m ối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành kinh tế với nhau và với các đi ều ki ện t ự nhiên, xã hội của lãnh thổ, đồng thời bi ểu hi ện sản xu ất chuyên môn hóa c ủa các vùng lãnh thổ. 2. Nội dung. Nội dung của nền kinh tế chung dược phân ra thành hai n ội dung: n ội dung chính và nội dung phụ. - Nội dung chính gồm có công nghiệp,nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ và du lịch, tài nguyên và khoáng sản. - Nội dung phụ bao gồm các biểu đồ, đồ thị, bản đồ phụ,… đặc ngoài bản đồ, nhằm giải thích rõ nội dung chính trên bản đồ, nêu các m ối quan h ệ kinh t ế n ội ngoại vùng. II. CÁC BẢN ĐỒ CÔNG NGHIỆP Bản đồ công nghiệp chung. 1. Bản đồ công nghiệp chung biểu thị hiện trạng phân bố, sự phát triển của toàn bộ ngành công nghiệp của toàn lãnh thổ biên vẽ bản đồ, trong đó nêu lên đ ầy đủ mức độ công nghệp hóa của toàn lãnh thổ hay từng vùng lãnh th ổ; quy mô đầu tư vào xây dựng cơ bản cho các xí nghiệp lớn và trung bình; cơ c ấu c ủa các ngành công nghiệp; mức đọ cơ giới hóa và tự đọng hóa trong công nghiệp. Bản đồ công nghiệp ngành. 2. Bản đồ công nghiệp ngành biểu hiện sự phân bố sản xuất của m ột ngành công nghiệp nào đó như cơ khí, hóa chất, thực phẩm,…, biểu hiện giá tr ị t ổng sản lượng của ngành biến đổi qua các năm, giá trị sản lượng c ủa ngành so v ới toàn ngành công nghiệp. III. CÁC BẢN ĐỒ NÔNG NGHIỆP. Bản đồ nông nghiệp phản ánh các điều kiện sản xuất nông nghiệp, tình hình phát triển và phân bố sản xuất nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, quy ho ạch sản xuất nông nghiệp. Các bản đồ phân bố sản xuất nông nghiệp bao gồm các bản nông nghiệp chung và bản đồ nông nghiệp ngành. - Các bản đồ nông nghiệp chung biểu hiện các nông trường, các đơn v ị hành chính, cơ cấu của xí nghiệp nông nghiệp, các loại cây trồng chính, các vùng chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp, phân vùng nông nghiệp, c ơ cấu n ội t ại và mức độ phát triển của mỗi vùng nông nghiệp. - Các bản đồ nông nghiệp ngành biểu hiện ngành nông nghi ệp cụ thể hoặc loại cây trồng cụ thể. IV. CÁC BẢN ĐỒ GIAO THÔNG VẬN TẢI. Mạng lưới giao thông biểu hiện trên bản đồ khái quát hay tỷ mỷ phụ thu ộc vào mục đích và tỷ lệ bản đồ nhỏ hay lớn. nói chung, m ạng lưới giao thông trên bản đồ giao thông không thể sơ lược hơn so với bản đồ địa lý chung cùng tỷ lệ. V. BẢN ĐỒ MÔI TRƯỜNG.
  19. Bản đồ môi trường biểu hiện các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật ch ất nhân tạo, các mối quan hệ của chúng trong môi trường, sự ô nhiễm làm thay đ ổi tính chất môi trường, ảnh hưởng tới đời sống,sản xuất, sự tồn tại phát tri ển c ủa con người và thiên nhiên. Nếu dựa theo nội dung, các bản đồ môi trường chia ra làm hai nhóm lớn. - Nhóm bản đồ môi trường tự nhiên, bao gồm. o Các bản đồ tài nguyên thiên nhiên o Các bản đồ ô nhiễm va suy thoái môi trường. o Các bản đồ thiên tai. - Nhóm bản đồ môi trường vật chất nhân tạo, bao gồm. o Các bản đồ biểu hiện cơ sở văn hóa, xã hội, kinh tế. o Các bản đồ biểu hiện các tài nguyên nhân văn. VI. CÁC BẢN ĐỒ DU LỊCH. Bản đồ du lịch thể hiện nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, xã h ội và nhân văn, thể hiện các cụm, tuyến, điểm du lịch; tổ chức lãnh thổ du l ịch; đánh giá và định hướng khai thác tài nguyên du lịch. Nếu dựa theo mục đích, các bản đồ du lịch chia ra làm hai loại. - Bản đồ du lịch phục vụ nghiên cứu bao gồm các bản đồ hiện trạng tài nguyên du lịch, các bản đồ đánh giá và định hướng khai thác ti ềm năng du l ịch, các b ản đồ quy hoạch du lịch,… - Các bản đồ phục vụ khách du lịch bao gồm các bản đồ ph ản ánh các đi ều kiện du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch, các tuyến, điểm du lịch, các loại hình du lịch, nghỉ dưỡng, thể thao, sinh thái,…  NHÓM BẢN ĐỒ LỊCH SỬ. Bản đồ lịch sử là loại bản đồ chuyên đề, trên đó phản ánh các sự kiện lịch sử tồn tại độc lập tương đối và có liên quan mật thiết với nhau trogn m ột giai đoạn lịch sử nhất định, phản ánh quá trình đấu tranh giai c ấp và phát tri ển c ủa xã hội loài người. Các bản đồ lịch sử dựa theo nội dung có thể phân ra làm ba loại: - Bản đồ lịch sử chung phản ánh lịch sử của một quốc gia hay m ột số n ước ở một thời điểm nhất định của quá trình phát triển lịch sử. - Bản đồ lịch sử tổng hợp phản ánh những biến cố lịch sử thay đổi v ề lãnh th ổ trong một thời kỳ nào đó, nó phản ánh những thời đi ểm, những yếu t ố n ối ti ếp nhau trong sự phát triển của lịch sử. - Bản đồ lịch sử phân tích trình bày một sự kiện, một vấn đề hay m ột khía cạnh lịch sử một cách chi tiết, giúp người dùng bản đồ hi ểu m ột cách sâu s ắc các mặt khác nhau của đời sống xã hội trong quá khứ.  NHÓM BẢN ĐỒ GIÁO KHOA. Bản đồ giáo khoa là biểu hiện thu nhỏ bề mặt Trái Đất lên m ặt ph ẳng d ựa trên cơ sở toán học. Bản đồ giáo khoa có thể chia thành một số loại chính: - Mô hình địa lý giao khoa.
  20. - Bản đồ giáo khoa treo tường. - Bản đồ trong sách giáo khoa. - Átlás giáo khoa. - Bản đồ câm. Bản đồ giáo khoa có một số đặc tính như: - Tính khoa học. o Tính trừu tượng. o Tính tổng hợp và tính chọn lọc. o Tính bao quát. o Tính đồng dạng hình học va sự phù hợp địa lý. o Tính logic. - Tính trực quan. - Tính sư phạm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2