intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giống lúa hương cốm

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

330
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguồn gốc: Giống lúa Hương cốm là giống lúa thơm thuần do PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm và các cộng tác viên Viên Sinh học Nông nghiệp, ĐHNNI lai tạo, chọn lọc và đưa ra sản xuất. Giống Hương cốm được chọn từ tổ hợp lai: Hương 125S/MR365//TX93///Maogô////R9311. 2. Đặc điểm: - Thời gian sinh trưởng vụ xuân: 145-160 ngày, vụ mùa 125-130 ngày. - Chiều cao cây: 95-105cm, thân mập, lá rộng dầy, xanh đậm, lá đòng to dài cứng, kiểu thân thâm canh, đẻ nhánh trung bình. - Năng suất trung bình 5-6 tấn/ha/vụ, cao nhất 7,5 tấn/ha/vụ,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giống lúa hương cốm

  1. Giống lúa hương cốm
  2. 1. Nguồn gốc: Giống lúa Hương cốm là giống lúa thơm thuần do PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm và các cộng tác viên Viên Sinh học Nông nghiệp, ĐHNNI lai tạo, chọn lọc và đưa ra sản xuất. Giống Hương cốm được chọn từ tổ hợp lai: Hương 125S/MR365//TX93///Maogô////R9311. 2. Đặc điểm: - Thời gian sinh trưởng vụ xuân: 145-160 ngày, vụ mùa 125-130 ngày. - Chiều cao cây: 95-105cm, thân mập, lá rộng dầy, xanh đậm, lá đòng to dài cứng, kiểu thân thâm canh, đẻ nhánh trung bình. - Năng suất trung bình 5-6 tấn/ha/vụ, cao nhất 7,5 tấn/ha/vụ, bông to, hạt to dài, vàng rơm, vỏ hạt trắng, hạt đầu bông, có râu. - Gạo trong, tỷ lệ bạc bụng rất thấp, tỷ lệ gạo xát 68-69%, gạo nguyên 60-70%, hàm lượng amylose 11-12%, protein 7,7%, nhiệt độ hóa hồ thấp, cơm ngon; dẻo đậm, bóng, thơm nhẹ mùi cốm mới. - Giống cảm ôn nên có thể gieo cấy được cả 2 vụ xuân và vụ mùa.
  3. - Đặc điểm chống chịu: chống đổ tốt, chịu lạnh yếu ở thời kỳ mạ, nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh khô vằn, bạc lá, đạo ôn. 3. Kỹ thuật gieo cấy: - Loại đất phù hợp: vàn, vàn trũng, giàu dinh dưỡng, đất chua mặn ven biển. - Thời vụ: + Vụ mùa trà mùa trung gieo 10-30 tháng 6, muộn nhất 10/7. + Vụ xuân: Giao 10-20/12 (mạ dược), hoặc 15-30/1 (mạ nền, dầy xúc, có che phủ nilon). - Mật độ cấy: 50-60 khóm/m2, 2-3 dảnh/khóm. - Phân bón: Phân chuồng hoặc hữu cơ 10 tấn/ha, tỷ lệ N:P:K = 1:1:1 (hoặc 1:0,75:1), lượng bón 100kg N + 100kg P2O5 + 100kg K2O/ha), nếu đất chua bón vôi. Nên bón NPK hỗn hợp đảm bảo cân đối, hạn chế sâu bệnh gây hại. - Kỹ thuật bón: + Lót: 100% phân chuồng + vôi + lân + 20% đạm + 20% kalli + Thúc lần 1: (đẻ nhánh) sau cấy 10-15 ngày 40% đạm.
  4. + Thúc lần 2: sau lần 1: 7-10 ngày (trước khi ra lá thứ 8) 50% kali + 30% đạm. + Thúc nuôi hạt: khi lúa trỗ thấp tho bón toàn bộ lượng đạm và kali còn lại. - Chế độ nước: Cấy xong giữ nước 7-10 cm cho lúa hồi xanh. Thời kỳ đẻ nhánh giữ nước nông cho lúa đẻ tập trung, từ lá thứ 9 đến phân hóa bước 6 rút nước phơi ruộng, từ phân hóa đòng bước 6 đến chín sáp giữ nước 10-15 cm, sau đó rút nước cho khô ruộng để thu hoạch. - Phòng trừ sâu bệnh: Giống Hương cốm không kháng sâu bệnh, vì vậy cần thâm canh hợp lý để hạn chế các loại bệnh hại. Cần theo dõi thường xuyên phát hiện sâu bệnh, điều chỉnh dinh dưỡng hợp lý và phun thuốc trừ sâu và rầy gây hại. - Vì là lúa thơm nên khi lúa chín vàng thì thu hoạch, tuốt, phơi trên bạt cẩn thận đến độ ẩm 14%, đóng bao 2 lớp: lớp trong polietylen, lớp ngoài bao PP, bảo quản trong kho thoáng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2