intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIS ứng dụng trong Giao thông

Chia sẻ: Nguyen Anh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:24

879
lượt xem
169
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ thống thông tin địa lý GIS là một công cụ tập hợp những quy trình dựa trên máy tính để lập bản đồ, lưu trữ và thao tác dữ liệu địa lý, phân tích các sự vật hiện tượng thực trên trái đất, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIS ứng dụng trong Giao thông

  1. GVHD: Trần Ngọc Châu Thành viên nhóm: • Hồ Văn Phước • Nguyễn Văn Lúa • Phạm Tuấn Anh • Nguyễn Đoàn Nhật Ánh • Trần Ngọc Thiện Anh
  2. CẤU TRÚC 1. Giới thiệu sơ lược về GIS 2. Ứng dụng GIS trong quản lý Hạ tầng giao thông 3. Kết luận và kiến nghị
  3. 1. Giới thiệu sơ lược về GIS Hệ thống thông tin địa lý GIS là một công cụ tập hợp những quy trình dựa trên máy tính để lập bản đồ, lưu trữ và thao tác dữ liệu địa lý, phân tích các sự vật hiện tượng thực trên trái đất, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược.
  4. Một tập hợp có tổ chức của phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và con người được thiết kế để thu nhận, lưu trữ, cập nhật, thao tác phân tích làm mô hình và hiển thị tất cả các dạng thông tin địa lý có quan hệ không gian nhằm giải quyết các vấn đề về quản lý và quy hoạch.
  5. GIS sẽ làm thay đổi đáng kể tốc độ mà thông tin địa lý được sản xuất, cập nhật và phân phối. GIS cũng làm thay đổi phương pháp phân tích dữ liệu địa lý. Hai ưu điểm quan trọng của GIS so với bản đồ giấy là: - Dễ dàng cập nhật thông tin không gian. - Tổng hợp hiệu quả nhiều tập hợp dữ liệu thành một cơ sở dữ liệu kết hợp.
  6. GIS lưu giữ thông tin về thế giới thực dưới dạng tập hợp các lớp chuyên đề có thể liên kết với nhau nhờ các đặc điểm địa lý. Điều này đơn giản nhưng vô cùng quan trọng và là một công cụ đa năng đã được chứng minh là rất có giá trị trong việc giải quyết nhiều vấn đề thực tế, từ thiết lập tuyến đường phân phối của các chuyến xe, đến lập báo cáo chi tiết cho các ứng dụng quy hoạch, hay mô phỏng sự lưu thông khí quyển toàn cầu.
  7. 2. Ứng dụng GIS trong quản lý Hạ tầng giao thông 2.1 Ứng dụng GIS trong quản lý và lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới hạ tầng giao thông, triển khai thí điểm trên địa bàn Quận 1 2.2 Công nghệ GIS cho hệ thống giao thông hàng hải 2.3 Ứng dụng công nghệ tích hợp hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để quản lý xe buýt
  8. 2.1 Ứng dụng GIS trong quản lý và lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới hạ tầng giao thông, triển khai thí điểm trên địa bàn Quận 1 Đầu tháng 6/2009, Công ty Cổ phần Đầu tư Địa Việt (DiaViet JSC) bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học ở quy mô một đề tài, đã thực hiện thành công việc nghiên cứu triển khai “Ứng dụng GIS trong quản lý và lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới hạ tầng giao thông, triển khai thí điểm trên địa bàn Quận 1”. Việc triển khai nghiên cứu ứng dụng này vào công tác quản lý hạ tầng giao thông đô thị đã nhận được sự ủng hộ và hơp tác nhiệt tình của Khu Quản Lý Giao Thông Đô Thị Số 1 - Sở Giao Thông Vận Tải TP.HCM.
  9. Trong khuôn khổ của nghiên cứu ứng dụng đã thực hiện các công việc sau:  Xây dựng và chuẩn hóa cấu trúc CSDL các đối tượng hạ tầng giao thông như: đường, cầu, cây xanh, biển báo, hệ thống tín hiệu giao thông và hệ thống chiếu sáng.  Hoàn thành việc xây dựng CSDL tất cả các đối tượng hạ tầng giao thông (đường, cầu, cây xanh, biển báo, hệ thống tín hiệu giao thông và hệ thống chiếu sáng) trên tất cả các tuyến đường thuộc địa bàn Quận 1.
  10.  Hoàn thành việc xây dựng ba nhóm công cụ đáp ứng hầu như đầy đủ tất cả các nghiệp vụ quản lý và lập kế hoạch duy tu các đối tượng hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố tại các khu quản lý giao thông đô thị, bao gồm: – Nhóm công cụ lập kế hoạch và ước lượng chi phí duy tu. – Nhóm công cụ tạo báo cáo thống kê. – Nhóm công cụ phục vụ quản lý và cập nhật dữ liệu.
  11. Các kết quả đã đạt được này đương nhiên còn chưa được hoàn chỉnh và cần thiết phải chỉnh sửa, bổ sung. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu này được ứng dụng triển khai ở quy mô mở rộng trên địa bàn toàn thành phố, sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng về mặt quản lý, kinh tế và xã hội. Có thể chỉ ra một số lợi ích cơ bản gồm:  Về mặt quản lý: giúp đơn giản hóa công tác quản lý hạ tầng giao thông và nhất là đảm bảo tính đồng bộ, chính xác của dữ liệu hạ tầng giao thông.  Về mặt kinh tế: Giảm chi phí đáng kể cho công tác quản lý và cập nhật dữ liệu hạ tầng giao thông cho Sở GTVT nói riêng và cho các đơn vị quản lý hạ tầng nói chung.
  12.  Về mặt xã hội: Người dân thành phố thông qua trang Web GIS của Sở GTVT có thể xem trực quan về hệ thống giao thông (chiều lưu thông, cấm/hạn lưu thông trên các tuyến đường) và các thông tin về các công trình duy tu sửa chữa hạ tầng giao thông nhằm giúp vạch lộ trình đi lại cho mình Hình minh họa CSDL HTGT được thuận tiện hơn. đã được xây dựng
  13. 2.2 Công nghệ GIS cho hệ thống giao thông hàng hải Tại Học viện Hải quân Viện nghiên cứu tại Pháp, hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và vận chuyển hàng hải là sản xuất các mô hình dữ liệu và các kiến trúc tính toán có lợi cho sự phát triển của giám sát lưu lượng truy cập. An toàn và an ninh là mối quan tâm liên tục trong hàng hải, nhất là vì sự gia tăng liên tục trong giao thông hàng hải.Một trong những giải pháp triển vọng nhất cho vấn đề này là sự tích hợp của hệ thống thông tin địa lý (GIS) với hệ thống định vị hàng hải.
  14. Dựa vào một dự án giám sát, mục đích của nó là để tích hợp dữ liệu không đồng nhất vị trí từ ba nguồn: một tự động nhận dạng hệ thống (AIS), dữ liệu giao thông công cộng có sẵn từ Internet, và một hệ thống giám sát thời gian thực được phát triển cho các cuộc đua chèo thuyền. Cùng với cơ sở dữ liệu bên ngoài, điều này tạo thành đầu vào cho một cơ sở dữ liệu không thời gian nội bộ mà quản lý lịch sử và thời gian thực dữ liệu. Những dữ liệu này bao gồm quỹ đạo hàng hải, đặc điểm tàu và dữ liệu môi trường.
  15. Các khuôn khổ phát triển cho đến nay một số các module tích hợp. Một trong số đó là chức năng chống va chạm mà theo dõi hành vi nguy cơ chạy tàu bị mắc cạn. Module này cũng tích hợp khả năng mô phỏng để kiểm soát và dự đoán sự tiến hóa của hành vi của con tàu và quỹ đạo. Những mô phỏng này dựa trên một hệ thống đa nhân và vi mô phỏng khả năng, nơi mà tàu được mô hình hóa như các đại lý tự động trong môi trường của họ theo quy tắc hàng hải.
  16. Module này được thiết kế cho các cơ quan hàng hải và cho mục đích giáo dục và đào tạo. Hơn nữa, các module phân tích lưu lượng tích hợp cơ chế suy luận thông minh có thể sử dụng khai thác dữ liệu để lấy mẫu lưu lượng. Mục tiêu là để quan sát và hiểu giao thông hàng hải các cấp chi tiết. Tác giả của module chống va chạm.
  17. 2.3 Ứng dụng công nghệ tích hợp hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để quản lý xe buýt Nếu phóng nhanh, lấn tuyến, bỏ trạm, bỏ khách…, xe buýt lập tức bị đơn vị quản lý phát hiện và cảnh cáo thông qua hệ thống GIS– GPS. Mô hình này đã được TP Hồ Chí Minh thử nghiệm hiệu quả. Tại TP HCM gần đây dồn dập xảy ra những vụ tai nạn thương tâm do xe buýt phóng nhanh, vượt ẩu, lấn tuyến, không dừng đúng trạm… gây ra. Thống kê của Phòng cảnh sát giao thông đường bộ, Công an TP HCM, cho biết, năm 2008, xe buýt tại đây đã gây ra 38 vụ tai nạn giao thông, làm 38 người chết, 7 người bị thương.
  18.  Tiến sĩ Lê Văn Trung, Viện phó Viện Địa tin học, ĐH Quốc gia TP HCM, đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ tích hợp hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để quản lý xe buýt.  Theo tiến sĩ Trung, cách quản lý xe buýt theo hệ thống định vị toàn cầu sẽ tốn rất ít nhân lực. Mỗi xe được gắn một module di động gồm thiết bị cảm biến thu thập dữ liệu, thiết bị báo tin khẩn cấp, bộ tập trung dữ liệu (data logger) để kết nối với trung tâm điều hành.
  19.  Các thiết bị định vị và cảm biến sẽ tự động thu thập thông tin và lưu trữ ở bộ nhớ. Bộ điều khiển tập trung dữ liệu sẽ truy xuất bộ nhớ khi nhận các yêu cầu từ trung tâm điều hành để gửi dữ liệu thu thập về trung tâm, hoặc hiển thị thông tin cho hành khách, hoặc gửi cảnh báo đến tài xế…  Trung tâm điều hành sẽ được cung cấp thông tin về vị trí xe, tốc độ di chuyển, lộ trình di chuyển, trạm dừng, bến đỗ, giá vé, tài xế và nhân viên phục vụ trên xe... Hệ thống này tự động hiển thị trực quan, nếu có tình trạng khẩn cấp nào thì nhà quản lý ngay lập tức có thể xử lý...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2