intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Góc nhìn chuyên gia về CPI giảm

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

77
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều ý kiến lo ngại nguy cơ giảm phát những tháng cuối năm, song các chuyên gia cũng cho rằng, lạm phát giảm thấp chỉ mang tính tạm thời, thậm chí có thể tăng cao trở lại. . Điều này xảy ra nếu sản xuất kinh doanh vẫn tiếp tục trì trệ như hiện nay và nợ xấu chưa được giải quyết, chưa kể lại đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục xấu. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright cũng cho rằng, nếu "tháo khoán" đầu tư công ở giai đoạn này và đẩy mạnh tăng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Góc nhìn chuyên gia về CPI giảm

  1. Góc nhìn chuyên gia về CPI giảm Nhiều ý kiến lo ngại nguy cơ giảm phát những tháng cuối năm, song các chuyên gia cũng cho rằng, lạm phát giảm thấp chỉ mang tính tạm thời, thậm chí có thể tăng cao trở lại. . Điều này xảy ra nếu sản xuất kinh doanh vẫn tiếp tục trì trệ như hiện nay và nợ xấu chưa được giải quyết, chưa kể lại đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục xấu. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright cũng cho rằng, nếu "tháo khoán" đầu tư công ở giai đoạn này và đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng để đạt mục tiêu 12 - 13% bằng mọi giá trong những tháng cuối năm thì có thể tạo ra vòng xoáy lạm phát và bất ổn vĩ mô mới. Liệu có nguy cơ giảm phát? Trước hết, cần phải khẳng định dứt khoát rằng lạm phát được kiềm chế là một thành tựu quan trọng của Việt Nam. Trong báo cáo ngày 2/8 về kinh tế Việt Nam, ngân hàng HSBC nhận định: Các nhà quản lý của Việt Nam đã thành công trong việc củng cố cân bằng giữa phát triển kinh tế với kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, lạm phát tại Việt Nam chưa được kiềm chế một cách thực sự vững chắc và kết quả đạt được vẫn chưa phải là “lý tưởng”.
  2. Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam cũng chỉ rõ, mặc dù CPI tháng 6 và tháng 7 đều âm nhưng nếu chúng ta loại bỏ năng lượng và lương thực - 2 nhóm mặt hàng phụ thuộc nhiều vào điều kiện bên ngoài và vào mùa màng, không phụ thuộc bản chất tài chính tiền tệ của nền kinh tế - ra khỏi rổ hàng hóa tính CPI theo như thông lệ, thì “lạm phát lõi” vẫn là dương trong 2 tháng qua. Nhìn xa hơn, ngay cả mức CPI dự kiến không quá 7% cho cả năm 2012 vẫn là mức rất cao. Tại chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” tối 5/8, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết thêm, 7%/năm vẫn là mức rất cao so với “mức lý tưởng” khoảng 2 - 3% và mục tiêu lạm phát dưới 5% mà Chính phủ đặt ra cho những năm tới đây. Trong bản báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam 7 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2012 vừa được ban hành, Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia nhận định: hiện tượng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm trong hai tháng là dấu hiệu rất đáng quan tâm, nhưng lạm phát giảm thấp sẽ chỉ mang tính tạm thời. Có khả năng CPI và lạm phát sẽ tăng trở lại vào những tháng tới và những năm tiếp theo, nếu nới lỏng chính sách quá mức. Đẩy mạnh đầu tư công làm lạm phát quay lại? Như vậy, vấn đề đặt ra là việc đẩy mạnh đầu tư công và tăng trưởng tín dụng có làm lạm phát quay trở lại hay không và việc đẩy mạnh ở mức độ nào là vừa phải? Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, do lạm phát trong những tháng đầu năm là thấp nên chúng ta có dư địa
  3. điều hành rất lớn trong nửa cuối năm để thúc đẩy sản xuất. Một trong những dư địa đó là vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và có thể đạt trên 20.000 tỷ đồng mỗi tháng trong nửa cuối năm. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh đầu tư trong những tháng cuối năm hoàn toàn nằm trong kế hoạch, không làm tăng tổng phương tiện thanh toán, do đó không sợ lạm phát quay trở lại. Việc đẩy mạnh đầu tư trong những tháng cuối năm “không phải là gói kích cầu hay tháo khoán” đầu tư.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2