intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hành lang pháp lý về an toàn thực phẩm liên quan đến dinh dưỡng và sức khỏe người tiêu dùng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

38
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này hướng đến sự giảm thiểu của các loại thực phẩm không an toàn gây tác hại cho con người nhằm tiếp tục nhân rộng công tác tuyên truyền tại địa phương. Từ thế mạnh một tỉnh nông nghiệp có doanh nghiệp đặc trưng chuyên kinh doanh thuốc trừ sâu và tiềm năng phát triển “hạt ngọc trời” là sản phẩm chủ lực về dinh dưỡng, đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi người. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hành lang pháp lý về an toàn thực phẩm liên quan đến dinh dưỡng và sức khỏe người tiêu dùng

  1. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 HÀNH LANG PHÁP LÝ VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM LIÊN QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI TIÊU DÙNG Ths. Nguyễn Minh Diễm Quỳnh Trường Đại học An Giang Email: nmdquynh@agu.edu.vn TÓM TẮT Từ thế mạnh một tỉnh nông nghiệp có doanh nghiệp đặc trưng chuyên kinh doanh thuốc trừ sâu và tiềm năng phát triển “hạt ngọc trời” là sản phẩm chủ lực về dinh dư�ng, đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi người, tác giả liên hệ thực tiễn để làm minh chứng cho việc nâng cao ý thức người tiêu dùng về việc chọn thực phẩm sạch. Đồng thời, nêu bật các vấn đề cần được trao đổi, kiến nghị nhằm hướng đến sự phối hợp của cơ quan chức năng, chính quyền và chủ thể sản xuất kinh doanh trong việc tuyên truyền hành lang pháp lý liên quan đến an toàn thực phẩm, tránh gây nguy hại cho con người- thực thể quan trọng nhất của xã hội. Từ khóa: an toàn thực phẩm; hành lang pháp lý; sức khỏe con người. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ Liên quan đến cơ sở đào tạo ngành an toàn thực phẩm tại địa phương và những vấn đề phát sinh từ thực tiễn. Là một tỉnh đầu nguồn phía Tây Nam của tổ quốc, An Giang đã thành lập trường Đại học vào năm 1999. Cùng với đó, Khoa Nông nghiệp - Tài nguyên thiên nhiên của trường được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương với các ngành đào tạo: phát triển nông thôn, công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, khoa học cây trồng, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, bảo vệ thực vật.Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, Trung tâm Dạy nghề Khai Trí cũng đã liên kết trường Đại học Công nghệ Thực phẩm TP.HCM chiêu sinh các lớp đào tạo về công nghiệp thực phẩm, bảo vệ thực vật, kế toán tài chính, chăn nuôi thú y, quản lý đất đai nhằm trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng vận dụng các vấn đề về an toàn thực phẩm. Qua quá trình tiếp cận đội ngũ sinh viên và học viên các lớp của chuyên ngành này, vận dụng quy định của pháp luật vào trong giảng dạy, tác giả chọn “hành lang pháp lý về an toàn thực phẩm liên quan đến dinh dư�ng và sức khỏe người tiêu dùng” thay cho việc giới hạn nội dung tiêu đề khi tham gia Hội nghị khoa học an toàn dinh dư�ng và an ninh lương thực lần 2 năm 2018. Theo cách hiểu giản đơn nhất, thực phẩm an toàn là thực phẩm tự nhiên, không sử dụng phân thuốc, mang tính thiên nhiên, dễ dàng tìm thấy ở khu vực nông thôn như rau cải trời, bông súng, bông điên điển, rau càng cua, rau muống đồng, rau má, rau dại mọc ven đường; cá, tép, hến, cua 143
  2. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 đồng, ốc đắng… tự bao giờ đã trở thành món ăn dân dã của người Việt Nam nói chung và đồng bằng Nam Bộ nói riêng. Chỉ cần đi bộ một vòng dọc quanh bờ ruộng, hái chút rau trai, vài ba con cá là có thể chuẩn bị được bữa cơm đạm bạc của gia đình nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe hoặc cơn mưa vừa dứt thì dân quê thường cầm đèn bình dạo quanh vườn là có thể tìm được mớ ếch, nhái phục vụ cho cả nhà của sáng hôm sau. Gạo chứa đầy lu từ lúa ngoài đồng dự trữ sau mỗi mùa thu hoạch đều là ký ức đẹp vẫn còn sống mãi với bất kỳ ai tự hào nhắc đến hai chữ “quê hương”. Thực tế ấy đi vào lòng người qua dòng thi ca, những tác phẩm văn học hay điện ảnh; các chương trình ẩm thực, món ngon đặc trưng của vùng sông nước miền Tây đều là điểm đến hấp dẫn cho du khách thưởng thức các đặc sản Nam Bộ gắn liền với từng địa danh mang đậm yếu tố đặc trưng của vùng sông nước phù sa quanh năm màu m�. Đó còn là cơ sở của việc gia tăng tuổi thọ để ông bà quây quần hạnh phúc bên con cháu ở khu vực nông thôn. Dân thành thị ngày nay không khó tìm với các loại thực phẩm ngon hay và cây trái ngoại nhập. Nhưng để an toàn cho người sử dụng, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người bởi tác hại của hóa chất hay dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu là những câu hỏi luôn đặt ra cho người sử dụng. Đó là điểu tất yếu khi thực trạng trên mỗi lúc một nhiều, những bệnh tật xuất phát bởi nguyên nhân từ thực phẩm gây nên lại càng thêm báo động. Tuy vậy, các trang bán hàng online, những người bạn chuyên kinh doanh qua mạng vẫn thường tranh thủ các mối quan hệ thân quen để giới thiệu thực phẩm sạch, hàng đảm bảo chất lượng, thậm chí là lời chào mời sản phẩm thu hoạch từ ở quê ra nhưng dường như vẫn chưa thể lay động niềm tin của khách hàng biết sử dụng, ưa chuộng thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn… Cùng với sự phát triển của xã hội nói chung, nhu cầu về chất lượng cuộc sống nói riêng, người tiêu dùng ngày nay sẵn sàng chấp nhận giá thành cao để chọn lựa và tín nhiệm các loại hàng hóa, thực phẩm ghi rõ nhãn mác nhằm đảm bảo an toàn. Tâm lý thích mua hàng sạch từ vườn nhà trồng mang ra chợ bán là một trong những biểu hiện của khách hàng trong giai doạn hiện nay. Theo đó, các cơ sở kinh doanh thời gian gần đây cũng tùy tiện đồng loạt bổ sung hai chữ “nhà làm” như một “hội chứng” đi kèm bảng hiệu để cảm giác phần nào trấn an sự tin cậy của người tiêu dùng dù bản chất vẫn chưa phát huy được hết giá trị thực của nó. Đó là một số vấn đề từ thực tiễn dựa trên thế mạnh một tỉnh nông nghiệp có liên quan đến nội dung nghiên cứu có liên quan về dinh dư�ng, thực phẩm và sức khỏe cho người sử dụng. Trong phạm vi tham luận, tác giả hướng đến sự giảm thiểu của các loại thực phẩm không an toàn gây tác hại cho con người nhằm tiếp tục nhân rộng công tác tuyên truyền tại địa phương. Hành lang pháp lý Các quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm Luật an toàn thực phẩm năm 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố 144
  3. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 về an toàn thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.1 Người tiêu dùng thực phẩm có các quyền sau đây: Được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm; Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật; Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật; Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra. Người tiêu dùng thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây: Tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm; Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng thực phẩm.2 Các quy phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.3 Người tiêu dùng có quyền: được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp; Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng; Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu 1 Điều 1 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 2 Điều 5 luật An toàn vệ sinh thực phẩm năm 2010 3 Điều 1 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 145
  4. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 dùng; Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết; Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.4 Người tiêu dùng có nghĩa vụ: kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ; Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.5 Đó là nhưng hành lang pháp lý liên quan đến sức khỏe con người. Thế nhưng trong thực tiễn, người tiêu dùng và người kinh doanh đã làm được điều đó hay chưa thì nội dung ấy cần được cụ thể để phân tích. Với tư cách là người giảng dạy các môn chuyên ngành pháp luật và trong vai trò của khách hàng- người tiêu dùng trước các tình huống phát sinh trong thực tiễn về an toàn thực phẩm, trong tâm của tham luận này tập trung làm rõ các nội dung cần được luận bàn. MINH CHỨNG THÔNG QUA TÌNH HUỐNG Liên quan đến dinh dư�ng và sức khỏe an toàn cho con người thì không thể không đề cập giá thành sản phẩm cũng là một trong những bài toán khó trong cân nhắc chi tiêu đối với người sử dụng. Thực trạng diễn ra ở nhiều siêu thị kinh doanh khi khách hàng chính là đối tượng phải chấp nhận thanh toán khoản tiền chênh lệch cao khi quyết định chọn mua thực phẩm sạch. Thêm vào đó, không phải tất cả hàng được bán ở siêu thị đều là hàng đảm bảo về chất lượng sản phẩm. Vì có trường hợp đối tác đã không tuân thủ hợp đồng theo quy định pháp luật, không quan tâm đến yếu tố con người mà thay vào đó chủ yếu chỉ vì tư lợi nên đã gián tiếp gây tác hại đến tính mạng và sức khỏe con người do sử dụng thực phẩm bẩn, không đạt tiêu chuẩn về quy cách và hàm lượng an toàn vệ sinh thực phẩm dù chi phí và giá thành cao hơn so với thị trường mà người tiêu dùng đã phải bỏ ra. Các tình huống sau đây là bằng chứng hiện hữu xảy ra ở siêu thị Co.oop mart và siêu thị Metro- nơi người tiêu dùng địa phương thường hay dừng chân để chọn mua thực phẩm an toàn cho gia đình đã không tránh khỏi sự hoài nghi và thất vọng trước thực trạng đáng tiếc mà các phương tiện thông tin truyền thông nhiều lần đã đăng tải. Tình huống 1 Trong quá trình phát triển thị trường, các nhà sản xuất muốn đưa sản phẩm của mình vào hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại nhưng hiện đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn. Bên 4 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 5 Điều 9 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 146
  5. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 cạnh những quy định, yêu cầu khắt khe về chất lượng hàng hóa, các doanh nghiệp còn phải “cõng” hàng loạt khoản phí từ hỗ trợ quảng cáo, bán hàng, giá kệ, đóng phí mã hàng,… cho đến mức chiết khấu quá cao, khiến không ít doanh nghiệp rơi vào cảnh “dở khóc dở cười”, làm ăn thua lỗ. Trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các nhà cung ứng sản phẩm khiến các siêu thị thường đưa ra các “rào cản” kỹ thuật, trong đó bao gồm cả "phần cứng lẫn phần mềm" để lựa chọn đối tác, khách hàng. Từ nhu cầu siêu thị muốn chọn nhà cung ứng tốt còn doanh nghiệp muốn siêu thị lớn, đông khách để đẩy hàng vào đã dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị ép giá, tăng mức chiết khấu, dây dưa công nợ,... ngày một tăng. Nếu như trước kia doanh nghiệp muốn đưa hàng mới vào siêu thị chỉ cần đóng phí tạo mã hàng thì nay còn phải đóng cả phí nhà cung cấp. Theo phản ánh của các doanh nghiệp, việc đóng phí mã hàng mới cũng rất đa dạng, tùy từng siêu thị nhưng thường ở mức 300 nghìn đồng/mã hàng đến 2 triệu đồng/mã hàng, có siêu thị đưa mức phí này lên tới 15 triệu đồng/mã hàng,... Tiếp đến là hàng loạt các dịch vụ cộng thêm như hỗ trợ khai trương, hỗ trợ thẻ thành viên,… hầu như siêu thị nào cũng buộc doanh nghiệp phải tham gia, chi phí cho mỗi đợt này khá cao, có khi lên tới cả trăm triệu đồng, khiến nhiều doanh nghiệp hoạt động không có lãi, bắt buộc phải rút hàng ra khỏi siêu thị. Nhìn nhận vấn đề này dưới góc độ nhà phân phối, đại diện của Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cho biết, việc quy định về chiết khấu khi đưa hàng vào siêu thị được xem xét theo nhóm hàng và doanh số bán hàng, đồng thời chi phí này được sử dụng cho công tác trưng bày, quảng bá sản phẩm tại điểm bán và các hoạt động tiếp thị bên ngoài nhằm thu hút người tiêu dùng. Việc bán hàng ở các kênh truyền thống như chợ không tốn chi phí trong khi siêu thị phải quảng bá, in ấn ca-ta-lô, ma-két-tinh..., mục đích là hỗ trợ tối đa cho việc bán hàng được nhanh hơn, hiệu quả hơn. Khi phối hợp thực hiện chương trình khuyến mãi cho khách hàng, Saigon Co.op giảm lãi từ 10% đến 20% cùng với nhà cung cấp để thực hiện khuyến mãi sản phẩm của nhà cung cấp tới khách hàng6. Tình huống 2 Sự mất niềm tin của người tiêu dùng, sự hoài nghi cho phía bên mua có thể được chi tiết thông qua siêu thị Metro (nay đổi thành Mega market) từng vi phạm về vấn đề này đối với rau VietGap. Không ít người tiêu dùng đang lựa chọn tìm mua sản phẩm rau sạch tại các hệ thống siêu thị như là cứu cánh để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Nhưng rau siêu thị liệu có an toàn không thì câu hỏi ấy đã được nhóm phóng viên báo Lao động thể hiện như sau: Câu chuyện bắt đầu từ cuộc “đột kích” bất ngờ của Đội Quản lý thị trường số 32 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) vào cơ sở cung cấp rau an toàn của bà Nguyễn Thị Tưởng, nằm trên địa bàn đội 3, thôn Thường Lệ, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh. Tại thời điểm kiểm tra chiều 21/4/2016, chủ nhân của cơ sở khổng lồ này đã không thể chứng minh được nguồn gốc của rất nhiều loại rau củ, trong đó có cả các sản phẩm đang được các nhân 6 .www.nhandan.com.vn/.../29881002-doanh-nghiep-viet-lan-dan-khi-dua- hang-vao-sieu-thi.html,truy cập ngày 15/6/2016 147
  6. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 viên tất tả đóng gói vào các túi lưới, dán nhãn đảm bảo, để sau đó cung cấp vào chuỗi siêu thị Metro (Hà Nội). Chiều 8/5/2016, trả lời Phóng viên Báo Lao Động về vụ việc này, ông Nguyễn Xuân Cường - Đội phó Đội Quản lý thị trường số 32 - cho biết, sau khi lập biên bản xử phạt với số tiền 5 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, đơn vị này đã yêu cầu cơ sở của bà Tưởng phải tiêu hủy toàn bộ hơn 1 tấn rau củ vi phạm gồm hành tây, dưa chuột, mướp đắng... Đáng chú ý, đây là một trong những địa chỉ đã và đang được đại siêu thị Metro “chọn mặt gửi vàng” suốt 4 năm qua. Hằng ngày, ít thì vài tạ, nhiều thì cả tấn rau củ từ cơ sở Nguyễn Thị Tưởng sẽ đến thẳng các giá, kệ nằm trong khu vực “rau an toàn” của đại siêu thị đình đám. Thế nhưng, đây cũng là lần đầu tiên cơ sở này bị cơ quan chức năng truy vấn về nguồn cung hàng hóa. “Tại thời điểm kiểm tra, bà Tưởng định đưa vào Metro khoảng 2,5 tạ rau củ. Tuy nhiên qua xác minh, chỉ 70-80% số rau trên là được mua tại khu vực có chứng chỉ an toàn. Số còn lại mua trôi nổi ngoài thị trường, không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ” - ông Cường nói. Cũng theo lời vị Đội phó Đội Quản lý thị trường số 32, cơ sở của bà Tưởng vừa cung cấp rau an toàn (theo quy định phải được lấy từ vùng rau an toàn, được dán nhãn của đơn vị cung cấp) cho hệ thống siêu thị Metro, nhưng lại cung cấp cả rau cho các chợ đầu mối (không cần dán nhãn). Thế nên trong quá trình đơn vị này hoạt động, rất khó để biết họ có trộn lẫn các loại vào hay không. Tuy nhiên, hóa đơn bán hàng của siêu thị Metro lại ghi tên hai sản phẩm này của nhà cung cấp Nguyễn Thị Tưởng là: “khoai Tay Bac an toan” (khoai Tây Bắc an toàn) và “hanh Tay Bac an toan” (hành Tây Bắc an toàn)..7 Như vậy, trong vô số các loại thực phẩm có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người thì rau sạch đang được khuyến cáo sử dụng. Thế nhưng, trước những diễn biến tiêu cực ấy đã đặt ra cho các nhà đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh, các kỹ sư và cả những người đang nghiên cứu khoa học cũng cần suy ngẫm, đưa ra những phương hướng khắc phục nhằm trao đổi, thống nhất các nội dung chung nhằm tìm ra mấu chốt giải quyết vấn đề an toàn cho sức khỏe con người. NỘI DUNG BÀN LUẬN Vấn đề 1: Năng suất và chất lượng sản phẩm gắn liền việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Đây là điều tất nhiên và hoàn toàn chắc chắn. Bởi lẽ sự phát triển nông nghiệp, dinh dư�ng trong thực phẩm luôn gắn liền với áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật và cải tiến trong sản xuất một cách khoa học và hợp lý ở khâu thâm canh, tăng vụ; trước và sau khi thu hoạch. Các nhà khoa học trẻ, những kỹ sư nông nghiệp vẫn luôn tìm tòi các phát minh và sáng kiến hữu ích của chuyên gia để ứng dụng trong thực tiễn, đặc biệt là kỹ sư trẻ không ngừng học hỏi, tiếp thu thành 7 dantri.com.vn/.../su-that-nhuc-nhoi-ve-rau-an-toan-cho-sieu-thi- 20160509102152214.htm, truy cập ngày 9/5/2016 148
  7. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 tựu đưa chất lượng sản phẩm cạnh tranh với thị trường và xuất khẩu sang nước ngoài, vừa nâng tầm chất lượng hàng hóa Việt Nam, vừa khẳng định thương hiệu, vị trí của hàng hóa và khả năng tư duy của các kỹ sư đã tốt nghiệp chuyên ngành tại các cơ sở đào tạo. Cây trái và rau cải, thịt cá nếu không có sự chăm sóc từ bàn tay lao động của người nông dân cần mẫn thông qua thuốc bảo vệ thực vật thì không thể phát triển tốt và có quả sai; không biết cách bảo quản và chế biến thực phẩm thì vẫn không đảm bảo được sức khỏe an toàn đối với con người. Nhưng nghịch lý lại thể hiện ở chỗ việc lạm dụng phân bón và chất kích thích quá nhiều, gây nên nhiều tác hại là mặt trái của cơ chế thị trường. Thành tựu của người làm ra sản phẩm thể hiện ở việc không ngừng nghiên cứu từ những bài học chính quy và không chính quy được thử nghiệm trên giống cây trồng và vật nuôi hoặc tự sáng tạo ra cách thức bằng kỹ năng, kinh nghiệm và cả nghệ thuật riêng của bản thân mình dựa trên nhu cầu và thị hiếu của người sử dụng. Mặt khác, điểm hạn chế ở người sản xuất và kinh doanh thể hiện thông qua việc chưa quan tâm đến sức khỏe con người. Giả thiết nếu có trọng lương tâm và đạo đức ở một số chủ thể thì cũng sẽ khó lường trước những ảnh hưởng kéo theo thu nhập kinh tế của họ chắc chắn bị giảm sút. Hơn nữa, người làm ăn chân chính trước sự cám dỗ của sức mạnh đồng tiền đã dẫn đến thực trang chung vì chạy theo lợi nhuận nên họ chấp nhận tất cả, vì đối thủ cạnh tranh nên họ sẵn sàng mang sức khỏe con người đem ra đánh đổi. Vấn đề 2: Trách nhiệm của cơ quan chức năng và sự phối hợp liên ngành trong quản lý an toàn thực phẩm liên quan quyền lợi của người tiêu dùng ở mỗi địa phương. Đã có bao nhiêu vụ kiện về an toàn thực phẩm? Bao nhiêu vụ việc được giải quyết đến nơi đến chốn theo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ các vấn đề về dinh dư�ng và sức khỏe bị ảnh hưởng bởi lương thực, thực phẩm gây ra trong phạm vi của mỗi một địa phương? Bao nhiêu vụ việc khiếu nại khi người tiêu dùng phát hiện ra sự thật bị che giấu trong kinh doanh mà vụ rau sạch VietGap ở siêu thị Metro vừa qua là một trường hợp điển hình? Do người dân không am hiểu pháp luật hay sự phiền hà trong thủ tục hành chính trong giải quyết quyền lợi của chủ thể có liên quan dẫu biết rằng pháp luật đã có dự liệu nhưng vẫn chưa phát huy được tác dụng? Về thực chất, vẫn có lúc, có nơi xem xét việc giải quyết những trường hợp trên chỉ là bọt nổi của tảng băng chìm trong vi phạm pháp luật về an toàn về thực phẩm. Đó vẫn là thách thức đang được đặt ra đối với từng cơ quan chuyên trách khi khâu tuyên truyền các quy định của pháp luật cũng cần tiếp tục được triển khai. Không những thế, cơ quan chức năng đôi lúc thiếu sự quan tâm sâu sát đối với các hộ nuôi trồng nhỏ lẻ. Quá trình thanh, kiểm tra chưa kịp thời và xử lý triệt để, nghiêm minh. Thủ tục hành chính còn rườm rà và trở thành rào cản nên chỉ giải quyết những vụ việc điển hình hay nổi cộm mỗi khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân. Các ngành, các cấp chưa chủ động trong khâu tìm, thu thập thông tin và tích cực phát hiện nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn đang còn tiểm ẩn những nguy cơ khó lường về an toàn, vệ sinh thực phẩm chứ không chỉ riêng lĩnh vực nông nghiệp như các trường hợp đã viện dẫn ở trên. Vấn đề 3: Niềm tin trong mối quan hệ mua bán và giá cả tiêu thụ hàng hóa chưa phản ánh mức thu nhập bình quân đầu người. 149
  8. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 Điều này có nghĩa cá nhân hay hộ gia đình nào muốn chọn mua sản phẩm chất lượng thì phải chấp nhận bỏ ra một chi phí không nhỏ khi đến các điểm bán thực phẩm an toàn để mua. Vậy thì với người có thu nhập thấp, với nông dân, công nhân hay đối với sinh viên ở trọ hoặc người sống trong điều kiện vùng sâu, vùng xa thì cơ hội lựa chọn thực phẩm an toàn trong sinh hoạt hàng ngày lại khó có thể trở thành hiện thực. Đó là sự bất hợp lý vì sức khỏe của con người đều được pháp luật bảo vệ như nhau. Thay vào đó, cơ chế của sự phối hợp mang tính giao thoa giữa người mua và người bán cần được minh bạch và rõ ràng, có chú ý đến trách nhiệm pháp lý của bên vi phạm đến quyền lợi người tiêu dùng mà có biện pháp xử lý kịp thời và triệt để. Dẫu bất kỳ ai, chọn mua thực phẩm tốt, có chất lượng là tiêu chí luôn đặt ở hàng đầu. Niềm tin, nhu cầu và thói quen chuộng hàng Việt Nam là điều cần khuyến khích. Thế nhưng, tâm lý vẫn còn e ngại do giá thành sản phẩm cao; nơi bày bán đa phần gắn liền với siêu thị hay cửa hàng, không đảm bảo sự thuận tiện khi tham gia mua sắm. Chi phí ở những nơi kinh doanh ấy thường tốn kém bởi việc trả lương cho nhân viên, cơ sở vật chất cùng vị trí mặt bằng, tiếp thị sản phẩm; phát tờ rời, gánh nặng thuế nên vô hình trung đã trở thành rào cản đối với đa phần người dân có thói quen chọn chợ là điểm cần mua nhu yếu phẩm hằng ngày. Người làm ra thực phẩm sạch không dễ dàng chấp nhận hay an phận với mô hình sản xuất nhỏ mà thay vào đó là quá trình liên kết chuỗi kinh doanh và tìm kiếm hợp đồng, đối tác với đầu ra và cần nguồn vốn ổn định để phát triển. Nông dân có tinh thần cầu tiến và thi đua để gia tăng sản lượng nhằm cải thiện và tăng thu nhập kinh tế gia đình. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp người tiêu dùng đôi lúc không quan tâm nhiều đến sức khỏe vì cuộc sống còn bề bộn những âu lo nên không chú trọng đến việc thể trạng hấp thụ một ít mỗi ngày từ nguồn thực phẩm không an toàn nên khó lường hết những bệnh tật có thể sẽ xảy ra. Thương lái thường chê hoa màu xấu nên ép giá trong khi hàng hóa cạnh tranh, sản phẩm thiếu mẫu mã đẹp lại không được ưa chuộng. Quy luật cung- cầu của thị trường đã buộc người sản xuất không còn sự chọn lựa nào khác tốt hơn nên bất chấp sức khỏe người tiêu dùng, không loại trừ ngay cả sức khoẻ của chính bản thân họ để miễn sao đạt được mục tiêu vì lợi nhuận. Sở Giao dịch hàng hóa8 hiện nay là nội dung chưa được am hiểu một cách rộng rãi đối với người sản xuất. Hàng lang pháp lý ấy chưa đủ sức thuyết phục và tạo niềm tin cho đối tượng được áp dụng nhằm giúp cho các bên đảm bảo hàng hóa về nông sản có đầu ra một cách an toàn nhất. Đó vẫn là những câu hỏi lớn đang được đặt ra cho các nhà chức trách, nhà chuyên môn trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, quyền lợi người tiêu dùng cần được quan tâm và giải quyết kịp thời. KẾT LUẬN Thật vậy, con người là vốn quý nhất của xã hội. Việc kéo dài tuổi thọ hay đảm bảo sức khỏe tốt là nhân tố cốt lõi nhằm đạt được mục tiêu của những vấn đề mà xã hội đặt ra. Lương tâm và đạo đức kinh doanh là một trong những nội dung luôn được các nhà hoạch định chính sách đề cập trong chiến lược phát triển con người luôn cần được đảm bảo tối ưu. 8 Xem Luật Thương mại năm 2005 150
  9. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 Sự an toàn trong dinh dư�ng và sức khỏe con người đòi hỏi sự đồng lòng, chung sức của người tạo ra sản phẩm, các nhà sản xuất kinh doanh và đầu tư chân chính, người có lương tâm và đạo đức. Trong một khuôn khổ nhất định, vì sự an toàn của mỗi công dân, nhà nước cần ban hành khung pháp lý đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm an toàn thực phẩm khi không chú trọng đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, giá cả của hàng hóa cũng được tính toán trên cơ sở giá thành sản phẩm phù hợp với khả năng của đại đa số nhân dân lao động. Có như vậy thì vừa phát triển hàng hóa trong nước, vừa đảm bảo sự cạnh tranh với hàng ngoại nhập; sự chân chính trong kinh doanh là điều mà cơ quan chức năng, nhà đầu tư, doanh nghiệp và người tiêu dùng cân lưu tâm cân nhắc. Tóm lại, trên đây là toàn bộ phần trình bày của tác giả được dựa trên các quy định của pháp luật làm cơ sở chủ đạo của bài viết. Đồng thời có liên hệ viện dẫn các tình huống có liên quan trước thực trạng vi phạm an toàn thực phẩm và quyền lợi của người tiêu dùng gây tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong giai đoạn hiện nay. Rất mong nhận được sự phản hồi, các ý kiến đóng góp của quý thầy, cô; quý đại biểu để nội dung nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] dantri.com.vn/.../su-that-nhuc-nhoi-ve-rau-an-toan-cho-sieu-thi 20160509102152214. htm, truy cập ngày 9/5/2016 [2] Quốc hội, (2005). Luật Thương mại, xem Sở Giao dịch hàng hóa [3] Quốc hội, (2010). Luật An toàn thực phẩm, Điều 1, Điều 5 [4] Quốc hội, ( 2010). Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Điều 1, Điều 8 và Điều 9 [5] www.nhandan.com.vn/.../29881002-doanh-nghiep-viet-lan-dan-khi-dua- hang-vao-sieu- thi.html, truy cập ngày 15/6/2016. LAW OF FOOD SAFETY RELATED TO NUTRITIONAL AND CONSUMPTION HEALTH ABSTRACT Relating to the strength of an agricultural province with specific business in pesticide and potential development of "jade sky" as the key product of nutrition, ensuring of health and safety for everyone, Practical to illustrate consumer awareness about the choice of clean food. At the same time, highlight issues that need to be exchanged and recommendations aimed at the coordination of functional agencies, authorities and business entities in propagating the legal framework related to real safety. to avoid harming people - the most important entity of the society. Key words: food safety;legal corridor; human health. 151
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2