intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hành trình đi tìm chữ Mông

Chia sẻ: Cường Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu khám phá những vấn đề mà cộng đồng Mông ở Sa Pa cho là quan trọng, cấp thiết trong đời sống của họ. Đó cũng là những chủ đề mới, gần gũi hơn với đời sống hiện tại của người dân và cung cấp những gợi ý quan trọng cho những chương trình, chính sách phát triển cũng như các nghiên cứu về sau. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hành trình đi tìm chữ Mông

ĐI TÌM CHỮ MÔNG<br /> Nghiên cứu cùng cộng đồng Mông<br /> thôn Giàng Tra, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa<br /> 2013 - 2014<br /> <br /> Thôn Giàng Tra,<br /> <br /> Viện Nghiên cứu<br /> <br /> Sở Văn hóa,<br /> <br /> Tả Phìn, Sa Pa<br /> <br /> Xã hội, Kinh tế<br /> và Môi trường<br /> <br /> Thể thao và Du<br /> lịch tỉnh Lào Cai<br /> <br /> Giàng A Của<br /> <br /> Phạm Thanh Trà<br /> <br /> Phan Thị Phượng<br /> <br /> Hạng Thị Sa<br /> <br /> Hoàng Nguyên<br /> <br /> Vũ Thị Trang<br /> <br /> Vàng A Vàng<br /> Giàng A Trư<br /> Lý Thị Tùng<br /> Giàng A Lềnh<br /> Thào Thị Di<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Lời cảm ơn<br /> <br /> 3<br /> <br /> A. Giới thiệu<br /> <br /> 4<br /> <br /> I. Bối cảnh<br /> <br /> 4<br /> <br /> II. Quá trình lựa chọn vấn đề nghiên cứu<br /> <br /> 4<br /> <br /> III. Điểm luận tài liệu<br /> <br /> 5<br /> <br /> B. Lý thuyết và phương pháp<br /> <br /> 7<br /> <br /> I. Cách tiếp cận “Nghiên cứu cùng cộng đồng”<br /> <br /> 7<br /> <br /> II. Nhóm nghiên cứu địa phương<br /> <br /> 9<br /> <br /> III. Phương pháp nghiên cứu<br /> C. Kết quả nghiên cứu<br /> <br /> 11<br /> 16<br /> <br /> I. Niềm khát khao được học chữ<br /> <br /> 16<br /> <br /> II. Chữ Mông Việt Nam: Hồi ức và tưởng tượng<br /> <br /> 18<br /> <br /> III. Chữ Mông quốc tế: Yêu thích và e ngại<br /> <br /> 22<br /> <br /> IV. Nguyện vọng của người dân<br /> <br /> 25<br /> <br /> D. Bình luận về quá trình nghiên cứu cùng cộng đồng<br /> <br /> 29<br /> <br /> I. Tính chất giáo dục và hành động của nghiên cứu cùng cộng đồng<br /> <br /> 29<br /> <br /> II. Thách thức của nghiên cứu cùng cộng đồng và bài học kinh<br /> nghiệm<br /> <br /> 31<br /> <br /> 1. Thách thức của nghiên cứu cùng cộng đồng<br /> <br /> 31<br /> <br /> 2. Bài học kinh nghiệm<br /> <br /> 34<br /> <br /> E. Kết luận và khuyến nghị<br /> <br /> 34<br /> <br /> Phụ lục 1. Bảng hỏi phỏng vấn sâu<br /> <br /> 37<br /> <br /> Phụ lục 2. Một số hệ chữ Mông*<br /> <br /> 40<br /> <br /> Phụ lục 3: Tóm lược các bước thực hiện nghiên cứu cùng cộng<br /> đồng tại Sa Pa<br /> <br /> 42<br /> <br /> Phụ lục 4: Các chương trình liên quan tới chữ Mông quốc tế ở<br /> Việt Nam hiện nay<br /> <br /> 44<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> <br /> 46<br /> <br /> Lời cảm ơn<br /> Nhóm nghiên cứu “Đi tìm chữ Mông” xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa,<br /> Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho<br /> chúng tôi thực hiện nghiên cứu. Chúng tôi đặc biệt biết ơn các thông tin viên,<br /> những người dân ở thôn Giàng Tra, xã Tả Phìn, Sa Pa bởi các bác, anh, chị đã<br /> tin tưởng, hết lòng chia sẻ thông tin, ý kiến, quan điểm, và tham gia nhiệt<br /> thành cùng chúng tôi trong dự án này. Chúng tôi chân thành cảm ơn các cán<br /> bộ UBND xã Tả Phìn: sự ủng hộ của UBND xã không chỉ giúp nghiên cứu này<br /> diễn ra suôn sẻ, mà còn là nguồn động viên rất lớn đối với chúng tôi.<br /> Nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lòng biết ơn tới anh Nguyễn Trường Giang<br /> (Bộ môn Nhân học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học<br /> Quốc gia Hà Nội), các chị Nguyễn Bích Tâm, Phan Tú Quỳnh, Nguyễn Thùy<br /> Linh, Đỗ Bích Thủy (Trung tâm Nâng cao Năng lực Cộng đồng - CECEM) đã<br /> giới thiệu với nhóm nghiên cứu địa phương những công cụ như PRA,<br /> photovoice (tiếng nói qua ảnh), và videovoice (phim cộng đồng) để nhóm có<br /> thể truyền tải ý kiến của mình một cách thuận lợi và hấp dẫn hơn. Chúng tôi<br /> chân thành cảm ơn anh Thào A Kỷ đã giúp phiên dịch tiếng Mông - tiếng Việt,<br /> và Nguyễn Quang Vũ giúp biên tập phim tài liệu “Đi tìm chữ Mông”.<br /> Chúng tôi vô cùng cảm ơn Vụ Địa phương I, Ủy ban Dân tộc, và anh Vừ Bá<br /> Thông, Vụ Pháp chế, Ủy Ban Dân tộc đã chia sẻ quan điểm và hết lòng ủng hộ<br /> việc nghiên cứu và vận động chính sách liên quan đến chữ Mông của các đơn<br /> vị tổ chức nghiên cứu. Cuối cùng, chúng tôi xin cảm ơn tổ chức CARE Đan<br /> Mạch đã tin tưởng, hỗ trợ chúng tôi thử nghiệm phương pháp nghiên cứu<br /> cùng cộng đồng tại Sa Pa, và ủng hộ các sáng kiến của nhóm nghiên cứu địa<br /> phương để hiện thực hóa những ước mơ, nguyện vọng của cộng đồng.<br /> <br /> 3<br /> <br /> A. Giới thiệu<br /> I. Bối cảnh<br /> Cách thành phố Lào Cai khoảng 30km đường núi, huyện Sa Pa là một<br /> trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất miền Bắc Việt Nam, thu hút hàng<br /> triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế mỗi năm. Với nhiều nhà hàng,<br /> khách sạn sang trọng, tiện nghi và hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, thị trấn<br /> Sa Pa là điểm xuất phát của các du khách để từ đó, họ đi thăm quan, khám phá<br /> những bản làng hoang sơ xung quanh, đồng thời cũng là nơi không ít người<br /> Mông và Dao tới kiếm sống bằng nghề bán hàng thổ cẩm và một số sản phẩm<br /> địa phương khác. Mặc dù sống khá gần thị trấn, nơi thống trị của văn hóa Kinh<br /> pha lẫn văn hóa phương Tây, nhưng người Mông ở Sa Pa dường như vẫn đang<br /> duy trì không gian văn hóa – sinh tồn của riêng họ. Tương phản với sự "hoa<br /> lệ" của thị trấn Sa Pa, người Mông ở các thôn bản lân cận vẫn nghèo và phải<br /> đối mặt với những vấn đề mà những người lạc quan về sự phát triển du lịch<br /> không muốn để mắt tới như thiếu nước sạch, thiếu nhà vệ sinh kiên cố, nạn<br /> buôn bán phụ nữ qua biên giới, bỏ học, thất nghiệp, thiên tai và sự bấp bênh<br /> của mùa màng.<br /> Với cách tiếp cận nghiên cứu cùng cộng đồng – trong đó những thành<br /> viên đại diện cộng đồng sẽ tham gia vào mọi khía cạnh của quá trình nghiên<br /> cứu, từ lựa chọn chủ đề cho tới báo cáo kết quả, nghiên cứu này nhằm mục<br /> tiêu khám phá những vấn đề mà cộng đồng Mông ở Sa Pa cho là quan trọng,<br /> cấp thiết trong đời sống của họ. Đó cũng là những chủ đề mới, gần gũi hơn với<br /> đời sống hiện tại của người dân và cung cấp những gợi ý quan trọng cho<br /> những chương trình, chính sách phát triển cũng như các nghiên cứu về sau.<br /> Như vậy, trong khi các nghiên cứu thông thường phục vụ mối quan tâm của<br /> nhà nghiên cứu bên ngoài, thì chương trình nghiên cứu cùng cộng đồng này<br /> hướng tới mối quan tâm của người trong cuộc, đồng thời giúp họ nâng cao<br /> năng lực tìm hiểu, phân tích và chủ động tạo ra những biến đổi xã hội tích cực<br /> ở địa phương.<br /> II. Quá trình lựa chọn vấn đề nghiên cứu<br /> Những nghiên cứu trước đây về người Mông ở Việt Nam nói chung và<br /> người Mông ở Sa Pa nói riêng thường tập trung vào những chủ đề như sinh kế<br /> từ ngành du lịch và giao thương với miền xuôi (Dương Bích Hạnh, 2008,<br /> Tugault-Lafleur và Turner, 2009, Michaud và Turner, 2000, Turner và<br /> Michaud, 2008, Turner, 2012), sở hữu và sử dụng đất – rừng (Vương Duy<br /> Quang, 2004, Corlin, 2004, Nguyen Tien Hai, 2009), sự cải đạo sang Tin Lành<br /> (Tapp, 1989, Ngô Thị Thanh Tâm, 2010), và văn hóa truyền thống (Vương<br /> Duy Quang, 2005, Mã A Lềnh, 2009). Bản thân nhóm nghiên cứu chúng tôi<br /> cũng rất quan tâm đến những vấn đề vĩ mô như đất rừng, khai khoáng, định<br /> kiến tộc người vì cho rằng đó là những chủ đề “hấp dẫn”, “quan trọng”, có tính<br /> khái quát cao. Mặc dù đặt mục tiêu chuyển quyền lựa chọn đề tài nghiên cứu<br /> sang cho người dân theo đúng tinh thần của cách tiếp cận nghiên cứu cùng<br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2