intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hát bội Bình Định ở đình, miếu

Chia sẻ: ViAtani2711 ViAtani2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

74
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này trình bày sinh hoạt hát bội Bình Định ở đình, miếu, là hai không gian diễn xướng tiêu biểu thuộc không gian thiêng của Hát bội Bình Định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hát bội Bình Định ở đình, miếu

TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 12 (37) - Thaùng 2/2016<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hát bội Bình Định ở đình, miếu<br /> <br /> Lasciviousness’s Binh Dinh in village communal houses, temples<br /> <br /> ThS. Đào Thị Nhu Mì,<br /> Nhạc viện TP.HCM<br /> <br /> M.A. Dao Thi Nhu Mi,<br /> Ho Chi Minh City Conservatoire<br /> <br /> Tóm tắt<br /> Bài viết này trình bày sinh hoạt hát bội Bình Định ở đình, miếu, là hai không gian diễn xướng tiêu biểu<br /> thuộc không gian thiêng của Hát bội Bình Định. Hát bội Bình Định phổ biến trong những sinh hoạt tế lễ<br /> tại đình, miếu; vừa để dâng cúng thần thánh, vừa để phục vụ nhu cầu giải trí của người dân trong và<br /> ngoài tỉnh Bình Định.<br /> Từ khóa: đình, miếu, không gian diễn xướng, không gian thiêng, hát bội Bình Định…<br /> Abstract<br /> This article provides information about the lasciviousness’s Binh Dinh in village communal houses,<br /> temples, two of the typical performing spaces in the sacred space of lasciviousness’s Binh Dinh. The<br /> lasciviousness’s Binh Dinh is popular among ceremonial activities in village communal houses temples;<br /> offering worship to the gods, satisfying the entertainment needs of the people in and outside the<br /> province of Binh Dinh.<br /> Keywords: village communal houses, temples, performing space, scared space, lasciviousness’s Binh Dinh…<br /> <br /> <br /> <br /> 1. Đặt vấn đề miền Trung và Việt Nam. Việc nghiên cứu<br /> Hát bội Bình Định (còn gọi là hát bội không gian đình, miếu – không gian diễn<br /> Đào Tấn) là một trong những phong cách xướng Hát bội Bình Định để thấy được đặc<br /> của nghệ thuật sân khấu hát bội truyền điểm và giá trị của không gian đình, miếu<br /> thống Việt Nam. Hát bội Bình Định hình đối với sự tồn tại của hát bội Bình Định<br /> thành từ thế kỷ XVII nhờ công lao của Đào trong đời sống tinh thần của người dân<br /> Duy Từ, phát triển rực rỡ ở thế kỷ XIX nhờ Bình Định nói riêng và người dân vùng<br /> vai trò to lớn của Đào Tấn. Trải qua bao duyên hải Nam trung bộ nói chung và để<br /> thăng trầm của lịch sử, hát bội Bình Định góp công lưu truyền, gìn giữ Hát bội Bình<br /> vẫn tồn tại trong đời sống của người dân Định đến mai sau.<br /> Bình Định. Bài viết này tập trung vào đối tượng<br /> Hát bội Bình Định rất có giá trị trong nghiên cứu là không gian đình, không gian<br /> đời sống người Bình Định. Thế kỷ XIX, miếu (thuộc không gian diễn xướng của hát<br /> hát bội Bình Định đã đạt đến cực thịnh, bội Bình Định). Nghiên cứu không gian<br /> phổ biến, lan rộng, ảnh hưởng khắp cả diễn xướng (đình, miếu) của hát bội Bình<br /> <br /> <br /> 66<br /> Định ở Bình Định và ở những nơi hát bội Không gian diễn xướng của hát bội<br /> Bình Định diễn ra (không giới hạn về mặt Bình Định gồm hai loại: không gian thiêng<br /> địa lý) trong thời gian khoảng 10 năm gần (không gian thờ cúng) và không gian đời<br /> đây (2006-2015). thường. Không gian thiêng là không gian<br /> Bài viết sử dụng các phương pháp gắn với các hoạt động sinh hoạt hát bội ở<br /> nghiên cứu chính như sau: các cơ sở thờ tự như đình, miếu, đền, chùa,<br /> Phương pháp so sánh: So sánh không lăng... Không gian đời thường là không<br /> gian diễn xướng (đình, miếu) của hát bội gian tách khỏi các hoạt động ở các cơ sở<br /> Bình Định và của hát bội ở nơi khác, như thờ tự. Hát bội Bình Định gắn bó với hai<br /> Bắc bộ, Nam bộ, Trung bộ (Bắc trung bộ không gian diễn xướng này.<br /> và các tỉnh Nam trung bộ khác). Qua kết quả khảo sát của chúng tôi từ<br /> Phương pháp khảo sát thực địa: Tìm các tờ hợp đồng diễn của các đoàn hát bội<br /> hiểu không gian diễn xướng hát bội Bình Bình Định (từ 2006 đến 2015), không gian<br /> Định thông qua việc tham dự các buổi biểu diễn xướng hát bội Bình Định gồm có 350<br /> diễn hát bội; khảo sát các hoạt động tổ địa điểm phổ biến khắp trong và ngoài tỉnh<br /> chức và biểu diễn của các đoàn hát bội Bình Định. Trong đó, không gian thiêng<br /> Bình Định... gồm 308 địa điểm (chiếm 88%) và không<br /> 2. Một số khái niệm cơ bản gian đời thường gồm 42 địa điểm (chiếm<br /> 2.1. Khái niệm “không gian 12%). Xem Hình 1. Sơ đồ không gian diễn<br /> diễn xướng”, “không gian thiêng”: xướng hát bội Bình Định.<br /> Không gian diễn xướng của Hát bội Trong 308 địa điểm không gian<br /> Bình Định chính là nơi (không gian cụ thể: thiêng, đình (27 cái) chiếm 9%, miếu (181<br /> đình, miếu, lăng, đền, sân khấu, nhà...), các cái) chiếm 59%, lăng (75 cái) chiếm 24%,<br /> điều kiện hình thức (lễ hội, tập tục...) cùng đền (8 cái) chiếm 2%), chùa (5 cái) chiếm<br /> với thời gian (ngày giờ, tháng...) diễn ra 2%, từ đường (12 cái) chiếm 4%. Xem<br /> quá trình sinh hoạt Hát bội Bình Định (ở Hình 2. Sơ đồ không gian thiêng của hát<br /> trong và ngoài tỉnh Bình Định). bội Bình Định.<br /> <br /> <br /> Không gian diễn xướng Không gian thiêng<br /> chùa<br /> từ đường<br /> hát bội Bình Định đền2% 4%<br /> không 2%<br /> gian đời đình<br /> thường 9%<br /> 12% không<br /> lăng<br /> gian 24%<br /> thiêng<br /> 88%<br /> miếu<br /> 59%<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> ình 1. Sơ đồ Không gian diễn xướng hát ình 2. Sơ đồ không gian thiêng của hát<br /> bội Bình Định. bội Bình Định<br /> <br /> 67<br /> 2.2. Khái niệm “hát bội”, “hát bội đình” (tên của nhà dạy hát bội của Đào<br /> Bình Định”: Tấn) mà ra [Đoàn Nồng 1942: 9].<br /> Hát bội là một trong ba loại hình nghệ Trong nhiều tài liệu, các nhà nghiên<br /> thuật sân khấu truyền thống Việt Nam (Hát cứu cho rằng, tên gọi “hát bộ” chỉ xuất hiện<br /> bội, Chèo, Cải lương). Hát bội được hình sau “hát bội”, khi cải lương mới hình<br /> thành vào thế kỷ XIII ở miền Bắc Việt thành, nhằm phân biệt với cải lương (thời<br /> Nam; phát triển rực rỡ ở thế kỷ XIX ở kỳ đầu chỉ có hát mà ít làm điệu bộ) [Vũ<br /> miền Trung nhờ sự bảo hộ của triều đình Ngọc Liễn 2001: tr.75-80]. Tuy nhiên, cải<br /> nhà Nguyễn và suy yếu vào đầu thế kỷ XX. lương hoặc chèo cũng vừa hát vừa làm điệu<br /> Đến nay, hát bội đã được nhà nước quan bộ. Vì thế tên gọi này cũng chưa hợp lý.<br /> tâm và đang dần dần phục hồi. Còn tên gọi “tuồng” xuất hiện những năm<br /> Hát bội thể hiện tính tổng hợp cao về đầu thế kỷ XX ở miền Bắc, chỉ cách biểu<br /> hát, múa, kịch, văn học, mỹ thuật, võ diễn có tuồng tích, cốt truyện, được xem là<br /> thuật… Hát bội thể hiện tính chất tượng cách gọi không hợp lý vì cải lương hay<br /> trưng, ước lệ, cách điệu cao nhất trong ba chèo cũng có tuồng tích. Tên gọi “tuồng”<br /> loại hình nghệ thuật sân khấu. Trong nghệ xuất hiện sau cùng, chỉ lối biểu diễn có<br /> thuật biểu diễn hát bội, nhiều quy tắc, kỹ tuồng có tích của loại hình nghệ thuật sân<br /> thuật biểu diễn, trình thức, mô hình nhân khấu này.<br /> vật… đã hình thành, tạo nên đặc trưng của Như vậy, chúng tôi cho rằng, “hát bội”<br /> hát bội Việt Nam. là tên gọi hợp lý nhất vì nó chỉ sự cách<br /> Về thuật ngữ, hát bội còn gọi là hát bộ điệu cao về điệu bộ - đây là nét đặc trưng<br /> hay tuồng. Có nhiều người giải thích khác loại hình nghệ thuật này. Tên gọi này cũng<br /> nhau về nguồn gốc các thuật ngữ này. Tuy là tên gọi xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam<br /> nhiên, chúng đều chỉ là tên gọi của một và cũng phổ biến ở Bình Định (phát âm<br /> loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống theo tiếng địa phương Bình Định là “hát<br /> Việt Nam, xuất hiện từ xa xưa và tồn tại bậu”). Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi<br /> đến ngày nay ở Việt Nam. sử dụng tên gọi “hát bội” thay cho “hát<br /> Theo Trần Văn Khải, gọi là “hát bội” bộ”/ “tuồng” vì xét trên ý nghĩa của tên gọi<br /> vì xuất phát từ chữ “bội” trong “gia bội”, gắn với đặc trưng của nghệ thuật sân khấu<br /> “bội nhị” (thêm gấp hai gấp ba lần), tức chỉ hát bội.<br /> loại nghệ thuật sân khấu dùng lối ca hát, Hiện nay, ở Việt Nam, có ba phong cách<br /> múa may, làm điệu bộ được cách điệu lên hát bội chính: phong cách hát bội (tuồng)<br /> rất nhiều [Trần Văn Khải 1970: 2,3]. miền Bắc, phong cách hát bội miền Nam và<br /> Tuần Lý Huỳnh Khắc Dụng cho rằng, phong cách hát bội (hát bộ) miền Trung.<br /> “bội”: là hát kịch, diễn kịch, diễn tuồng Hát bội Bình Định/ Hát bội Đào Tấn<br /> [Tuần Lý Huỳnh Khắc Dụng 1970: 249]. là thuật ngữ chỉ tên gọi của một trong<br /> Theo Đoàn Nồng, gọi là “hát bộ” vì những phong cách hát bội của miền Trung,<br /> người ta cho rằng đây là loại nghệ thuật sân tiêu biểu cho dòng hát bội Trung bộ ở Việt<br /> khấu “vừa hát, vừa đi và làm bộ tịch để Nam. Hát bội Bình Định là tên gọi của<br /> biểu diễn cảm giác, cảm tình với câu hát”. phong cách hát bội được hình thành và tồn<br /> Và tên gọi này cũng xuất phát từ “Học bộ tại ở Bình Định. Đào Tấn là người có công<br /> lớn trong việc hình thành dòng Hát bội này<br /> <br /> 68<br /> ở Bình Định mà đến nay nó được lưu giữa, các bàn hai bên thờ các bộ hạ của<br /> truyền qua các thế hệ học trò của Đào Tấn Thành hoàng. Nếu không có tượng Thành<br /> ở Bình Định. Vì vậy, để chỉ một phong hoàng thì có thần chủ, bài vị thay thế. Khác<br /> cách hát bội được hình thành nhờ góp công với đình làng Bắc bộ chỉ thờ vọng Thành<br /> to lớn của Đào Tấn mà hát bội Bình Định hoàng. Ở Bình Định, mỗi làng có vị Thành<br /> cũng được gọi tên là hát bội Đào Tấn. hoàng riêng, thường xuất thân từ dân gian,<br /> 3. Phân bố và tổ chức biểu diễn hát bội rất gần gũi với dân. Mỗi làng nghề thờ mỗi<br /> Bình Định ở đình làng vị. Làng nghề dệt thờ người có công dạy<br /> Đình là một tòa nhà năm gian hai chái. dân nghề canh cửi. Làng đúc đồng thờ<br /> Mái đình lợp ngói âm dương. Nóc đình đắp người đem nghề đúc đồng về làng. Tuy<br /> lưỡng long chầu nguyệt. Mặt tiền của đình nhiên, cũng có làng như làng Háo Đức,<br /> sau một lần cửa võng là lớp cửa bàn khoa. đình làng thờ ông Quan Vân Trường và các<br /> Nội thất đình gồm hoành phi, liễn đối, long ông Quan Bình, Châu Xương (thời Tam<br /> ngai, thần chủ rực rỡ vàng son. Nhiều hoa quốc). Làng An Định thờ thầy đồ Trần Văn<br /> văn, họa tiết chạm khắc trên mái, trên rui, Huấn, quê ở đâu không rõ, đến đây mở<br /> trên kèo, trên trính… Bên cạnh đình là trường ngồi dạy học, bên cạnh đình có lập<br /> những nhà tả gian, hữu gian và những hành nhà thờ “Ông Lớn” (là Lê Đình Xuân,<br /> lang. Đình có sân rộng ở trước, có bình người ở trong làng, nhờ đỗ khoa thi võ mà<br /> phong, trụ biểu với nhiều nghè đá, sư tử đá được ra làm quan võ triều Nguyễn). Dân<br /> ở trong sân và ngoài cùng là cửa Tam coi vị Thành hoàng nào cũng là Phúc thần,<br /> quan. Làng lớn như làng An Ngãi, làng luôn phù hộ độ trì cho những dân làng<br /> Biểu Chánh, đình làng 7 gian 2 chái, có ao lương thiện.(2)<br /> sen trước đình rộng tới mấy mẫu đất. Đa số Các nơi khác mỗi làng là một dòng họ<br /> các ngôi đình ở Bình Định đều hướng mặt và lập nên một đình làng. Riêng ở Bình<br /> vào Nam, chỉ có một ít đình do thuật phong Định, một làng thường có nhiều dòng họ<br /> thủy mới quay mặt hướng khác, như đình sinh sống nên 9 thôn (hoặc 5 thôn) sẽ lập<br /> Thái Thuận quay mặt ra hướng Bắc…(1) nên một đình làng(3). Ngày nay, số đình<br /> Đình làng là nơi được người dân lập ra làng hiện còn không nhiều. Tuy nhiên, nơi<br /> là để thờ vị Thành hoàng. Tượng Thành nào ở Bình Định còn đình làng thì nơi ấy<br /> hoàng ngồi trên long ngai đặt trên bàn thờ vẫn còn giữ tục hát bội cúng đình.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Đình Vinh Thạnh nhìn từ bên ngoài, Đình Vinh Thạnh và Thanh Minh Tự,<br /> ngày 06/4/2014 ngày 06/4/2014<br /> ình Đình Vinh Thạnh và Thanh Minh Tự (x Phước Lộc, h Tuy Phước, Bình Định)(4)<br /> <br /> 69<br /> Từ xưa đến nay, Bình Định có lệ cúng Theo số liệu thống kê gần đây nhất<br /> đình “Xuân Thu nhị kỳ” - mỗi năm 2 lần vào năm 2012 của tỉnh Bình Định, tổng số<br /> vào mùa Xuân (lễ kỳ yên / cầu an) và mùa đình làng được nhà nước công nhận là di<br /> Thu (lễ tạ ơn) vào khoảng tháng 1 và tháng sản văn hóa còn tồn tại ở Bình Định gồm<br /> 8 ÂL. Ở Nam bộ thì thường 3 năm cúng có 9 đình. Tuy nhiên, qua khảo sát của<br /> một lần. Vào những dịp này, dân làng Bình chúng tôi, hiện nay, Bình Định có khoảng<br /> Định thường mời gánh hát bội về diễn 23 đình làng (kể cả các đình làng chưa lập<br /> nhiều đêm liền. Giờ khởi ca (hát thứ lễ) là hồ sơ công nhận di sản) trong cả tỉnh. Hát<br /> để cúng thần thánh. Những đêm hát tiếp bội Bình Định gắn liền với nghi lễ cúng tế<br /> sau mới để cho dân xem. ở các đình này. Các đình làng Bình Định<br /> Theo kết quả khảo sát địa điểm diễn tập trung ở các nơi như: Tuy Phước, An<br /> hát bội Bình Định của chúng tôi từ các tờ Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Quy Nhơn… Ví<br /> hợp đồng diễn của các đoàn hát bội Bình dụ: Đình An Quang (x. Cát Khánh, h. Phù<br /> Định ở đình làng (từ 2006 đến 2015), có 27 Cát), Đình An Thường (x. Ân Thạnh, h.<br /> đình làng diễn ra hát bội Bình Định hàng Hoài Ân), Đình Hưng Lương (x. Nhơn Lý,<br /> năm, trong đó, 23 đình ở Bình Định (chiếm TP. Quy Nhơn), Đình Lạch (KV8, Nhơn<br /> 85%) và 4 đình (chiếm 15%) ở ngoài tỉnh Bình, TP. Quy Nhơn); Đình làng An Phú<br /> Bình Định. (Xem Hình 4. Tỉ lệ phân bố (th. Phú Mỹ 2, x. Phước Lộc, h. Tuy<br /> đình làng diễn ra hát bội Bình Định ở trong Phước)… Tổng số 23 đình làng trên được<br /> và ngoài tỉnh Bình Định). phân bố ở: Tuy Phước (7 đình), Quy Nhơn<br /> (5 đình), An Nhơn (4 đình), Hoài Nhơn (2<br /> đình), Tây Sơn (2 đình), Phù Mỹ (1 đình),<br /> Phù Cát (1 đình), Hoài Ân (1 đình). Như<br /> vậy, đình làng tập trung nhiều nhất là ở<br /> Tuy Phước, Quy Nhơn và An Nhơn. An<br /> Nhơn và Tuy Phước đều là những làng hát<br /> bội nổi tiếng của tỉnh Bình Định. (Xem<br /> ình . ỉ lệ phân bố đình làng diễn ra<br /> Hình 5 và Hình 6).<br /> hát bội Bình Định ở trong và ngoài tỉnh<br /> Bình Định.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> ình 5. ỉ lệ phân bố đình làng diễn ra hát ình 6. Tỉ lệ phân bố đình làng diễn ra<br /> bội Bình Định ở trong tỉnh Bình Định. hát bội Bình Định ở ngoài tỉnh Bình Định<br /> <br /> <br /> 70<br /> Thời gian diễn ra hát bội cúng đình là hát bội dịp tế lễ, như: Thừa Thiên Huế:<br /> từ tháng 1 đến tháng 8 âm lịch (tập trung đình làng Thai Dương Hạ (lễ: “trò bủa<br /> vào tháng 1, tháng 2, tháng 3, tháng 7, lưới”, hội: ngày trước có Hát bội, nay<br /> tháng 8 âm lịch). Ngoài ra, hiện nay, các không có)... Còn các tỉnh Nam trung bộ thì<br /> đoàn hát bội Bình Định còn lưu diễn ở một nơi nào còn đình làng thì thường có hát bội<br /> số đình làng ngoài tỉnh như: Quảng Ngãi (1 tế lễ, trong đó, tiêu biểu là tỉnh Bình Định.<br /> đình), Ninh Thuận (1 đình), Bình Thuận (2 Các tỉnh khác, hiện nay, trong tế lễ cúng<br /> đình); vào tháng 3, tháng 7, tháng 8, tháng đình ít khi có hát bội (như TP. Đà Nẵng -<br /> 11 âm lịch. Các buổi diễn trong dịp cúng đình làng Hòa Mỹ, đình làng An Hải),<br /> đình ở Bình Định thường kéo dài 2, 3 đêm thường là Bả trạo... Hoặc không tổ chức<br /> liền. Riêng ở ngoài tỉnh, hát bội Bình Định hát bội (như ở Ninh Thuận). Do tập tục, tín<br /> diễn ra ít nhất là 3 đêm liền. ngưỡng và thói quen thưởng thức hát bội<br /> Buổi hát thứ lễ cúng đình ở Bình Định của người dân Bình Định cùng với sự<br /> sẽ diễn ở nhà võ ca, mục đích cho thần phong phú các đoàn hát bội trong tỉnh nên<br /> thánh xem. Trong các buổi hát tiếp sau tất cả cuộc tế lễ ở đình làng Bình Định đều<br /> trong dịp cúng đình, người ta dựng rạp hát gắn với hát bội . Một số tỉnh khác như<br /> ở sân đình, mặt sân khấu cũng phải hướng Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Ngãi... đã<br /> vào đình để có không rộng rãi hơn cho mời các đoàn Hát bội Bình Định diễn cúng<br /> người dân thưởng thức. đình làng.<br /> Khán giả và diễn viên hát bội Bình Phổ biến trong dịp cúng đình làng ở<br /> Định trong lễ cúng đình đều với lòng tạ ơn Bắc trung bộ hoặc Trung trung bộ ngày<br /> và cầu mong sự bình an, may mắn, thành nay thường hiếm khi có hát bội mà phổ<br /> công cho năm mới. Các vở diễn cúng đình biến với những loại hình nghệ thuật khác<br /> thường là: “Cổ thành”, “Huê Dung Lộ”, như: Hát nhà trò, Hát Kiều... ở Quảng<br /> “Tam chiến Lữ Bố”, “Trương Phi thủ cổ Bình.(5); Chèo bả trạo ở Quảng Nam; Hát<br /> thành”, “Quan Công phò Nhị Tẩu”... nhằm xoan ở Phú Thọ, Vĩnh Phúc; Hát quan họ ở<br /> ca ngợi tâm đức của những vị thần thánh Bắc Ninh... Ở Nam bộ, hát bội (cùng với<br /> trong đình làng. Ở Nam bộ thường diễn vở cải lương) vẫn phổ biến trong nghi lễ cúng<br /> “Sơn Hậu” (hồi 3) khi cúng đình. Và cuối đình với các đoàn như: đoàn hát bội TP.<br /> buổi diễn hát bội cúng đình luôn phải có Hồ Chí Minh, đoàn hát bội Ngọc Khanh...<br /> phần “Tôn Vương” với lời lẽ chúc tụng sự nhưng không để cúng thần ở phần lễ (là lễ<br /> bình an, thịnh vượng cho làng xóm, mọi “xây chầu, đại bội”) mà chỉ có ở phần hội.<br /> người. Có đoàn hát bội Nam bộ còn kết Còn hát bội ở Bình Định đều có cả ở lễ<br /> thúc màn tôn vương bằng cách giơ cao tấm (cúng 1 buổi hát) và hội (nhiều đêm hát).<br /> liễn với các chữ “cầu chúc an khang thịnh Một số đình làng Nam bộ tiêu biểu có<br /> vượng”... tổ chức hát bội cúng đình là: TP. Hồ Chí<br /> Ngày xưa, tục hát bội cúng đình phổ Minh: đình Phú Nhuận (ở q. Phú Nhuận;<br /> biến khắp Trung bộ cho đến Nam bộ. Ngày 16-18/1 ÂL), đình Bình Đông (q. 8; 12-<br /> nay, tục này đã giảm đi rất nhiều vì số 13/2 ÂL). Đồng Nai: đình Tân Lân (p. Hòa<br /> lượng đình làng hoặc gánh Hát bội ngày Bình, TP. Biên Hòa; 12-14/2 ÂL). Bà Rịa –<br /> nay đã giảm nhiều. Một số tỉnh ở Bắc trung Vũng Tàu: đình Thắng Tam (17-20/2 ÂL).<br /> bộ tuy còn đình làng nhưng lại không có Tiền Giang: đình Kiểng Phước (x. Vàm<br /> <br /> 71<br /> Láng, h. Gò Công Đông; 9/3 ÂL), đình chủ. Nhiều miếu ở thôn xóm Bình Định đã<br /> Vĩnh Lợi (Vĩnh Bình, Gò Công Tây; 14- thờ những vong hồn này. Thời gian cúng<br /> 16/12 ÂL). TP. Cần Thơ: đình Bình Thủy thanh minh vào khoảng 3 giờ, 4 giờ sáng<br /> (14-15/4 ÂL và 15/12 ÂL). Bạc Liêu: một hoặc buổi trưa (sau khi tảo mộ xong).<br /> số đình vào dịp lễ kỳ yên vào mùa xuân. An Hát bội Bình Định cũng gắn liền với<br /> Giang: đình Châu Phú (h. Châu Phú; 10- tục cúng miếu, đặc biệt là vào dịp thanh<br /> 12/5 ÂL). Một số đình làng ở các tỉnh Nam minh cuối tháng hai và hết tháng ba âm<br /> bộ khác không có hát bội mà thường là Hát lịch hàng năm. Người dân đồng lòng góp<br /> bóng rỗi, Chặp địa nàng, Đờn ca tài tử... công, góp của để cúng miếu, mời đoàn hát<br /> Ở Bắc bộ, hiếm khi thấy diễn hát bội bội về diễn dịp cúng thanh minh với quan<br /> dịp cúng đình, trừ ở hội đình Dư Hàng niệm rằng, ở đâu cũng có Thành hoàng,<br /> (18/2 ÂL, ở Hải Phòng), lễ hội đình làng Thổ địa, cô hồn nên “có thờ có thiêng, có<br /> Đình Bảng (12-15/2 ÂL; tx. Từ Sơn, t. Bắc kiêng có lành”.<br /> Ninh), lễ hội đình làng Từ Phong (9/3 ÂL; Ở Bình Định ngày xưa, mỗi thôn có<br /> th. Từ Phong, x. Cách Bi, h. Quế Võ, t. Bắc nhiều miếu, mỗi xóm có ít nhất một miếu.<br /> Ninh) có diễn hát bội cùng với chèo...(6) Ngày nay, số lượng miếu cũng đã giảm đi<br /> 4. Phân bố và tổ chức biểu diễn hát bội rất nhiều nhưng tục cúng miếu vẫn diễn ra<br /> Bình Định ở miếu như thường lệ. Hiện nay (2015), sở thống<br /> Miếu có kiến trúc nhỏ hơn đình. Xung kê của tỉnh Bình Định chưa thống kê số<br /> quanh miếu có bờ thành (cắm miểng chai), lượng miếu còn tồn tại ở Bình Định (chỉ<br /> cổng vào có nhà ngõ, trụ biểu, bình thống kê số đình miếu được công nhận là<br /> phong… Mặt tiền miếu thường xây trấn di sản văn hóa). Theo khảo sát của chúng<br /> thủy, sẵn đó đắp tên miếu bằng chữ Hán tôi (căn cứ trên các tờ hợp đồng diễn),<br /> (cũng có miếu đề chữ Quốc ngữ). Nếu đình Bình Định hiện còn rất nhiều miếu. Có<br /> là nhà chung của cả làng thì miếu là nhà khoảng 181 miếu ở Bình Định vẫn còn diễn<br /> chung của xóm để thờ các bộ hạ của các vị ra Hát bội thường niên vào dịp tế lễ như:<br /> thần linh. Hầu hết các làng đều có miếu miếu/“chùa” Thanh Minh (“Thanh Minh<br /> thanh minh, nhiều làng có miếu Hà bá, Tự”; thờ thành hoàng làng...), miếu<br /> miếu Mục Đồng (miếu Thần Nông) ở bên Bà/“chùa Bà” (thờ bà Thiên Hậu…), miếu<br /> bến sông, giữa đồng.(7) Ông/“chùa Ông” (thờ Quan Công thánh đế),<br /> Ở miền Bắc, người dân cũng có tục miếu Mục Đồng (thờ Thần Nông), miếu âm<br /> cúng thanh minh nhưng không cúng trong hồn (miếu Cô bác/nghĩa tự)… Ngoài ra, các<br /> miếu. Ngược lại, ở miền Trung, tục cúng đoàn hát bội Bình Định còn lưu diễn ngoài<br /> thanh minh trở nên phổ biến ở miếu. Ở tỉnh, ở các miếu thờ (bà Thủy, bà Thiên<br /> Bình Định cũng vậy, hàng năm đều có Hậu...), gồm 18 miếu, tập trung ở các tỉnh:<br /> cúng thanh minh. Đình miếu ở Bình Định Quảng Ngãi, Gia Lai, Phú Yên…<br /> thường thờ cúng những người có công khai Theo thống kê của chúng tôi (từ 2006<br /> lập làng (Thành hoàng làng), khi qua đời, đến 2015), tổng số miếu có diễn hát bội Bình<br /> họ được gọi là những “tiền hiền khai Định là 181 miếu, phân bố ở các nơi như:<br /> khẩn”, “hậu hiền khai cơ”. Trong dịp cúng Trong tỉnh Bình Định (161 miếu,<br /> thanh minh, ngoài việc tảo mộ gia tiên, chiếm 89%): h. Tuy Phước (51miếu), tx.<br /> người dân còn tảo mộ cho các ngôi mộ vô An Nhơn (46), TP. Quy Nhơn (27), h. Phù<br /> <br /> 72<br /> Cát (17), h. Tây Sơn (16), h. Phù Mỹ (3), h. 11%): t. Phú Yên (8), t. Khánh Hòa (5),<br /> Hoài Nhơn (2). Quảng Ngãi (2), t. Vũng Tàu (2), t. Gia Lai<br /> Ngoài tỉnh Bình Định (19 miếu, chiếm (1), t. Bình Phước (1).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> ình . ỉ lệ phân bố số lượng miếu diễn ra hát bội Bình Định ở trong và ngoài tỉnh<br /> Bình Định.<br /> <br /> ỉ lệ phân bố số lượng miếu diễn ra ỉ lệ phân bố số lượng miếu<br /> hát bội Bình Định diễn ra hát bội Bình Định<br /> ở trong tỉnh Bình Định ở ngoài tỉnh Bình Định<br /> Tây Phù Mỹ Bình<br /> Sơn 2% Gia Lai Phước<br /> 10% Vũng 5% 5%<br /> Phù Cát Tuy Tàu<br /> 10% Phước 11%<br /> 32% Quảng Phú Yên<br /> Quy Ngãi 42%<br /> Nhơn An 11%<br /> 17% Nhơn Khánh<br /> 29% Hòa<br /> 26%<br /> ình 8. ỉ lệ phân bố số lượng miếu diễn ra ình 9. ỉ lệ phân bố số lượng miếu diễn ra<br /> hát bội Bình Định ở trong tỉnh Bình Định. hát bội Bình Định ở ngoài tỉnh Bình Định.<br /> <br /> <br /> Miếu thường nằm ở khoảng đất trống hướng đối diện miếu để cho thần thánh<br /> trong mỗi xóm. Trong buổi hát đầu tiên để cùng người dân xem.<br /> dâng cúng thần thánh, diễn viên hát ngay Giờ khởi ca trong buổi hát bội cúng<br /> trước cửa miếu. Trong không gian diễn miếu hiện nay thường là 0 giờ, hoặc 3 hay<br /> xướng này, cả diễn viên và khán giả đều ấp 4 giờ sáng, hoặc 14 giờ chiều. Giờ hát khởi<br /> ủ lời cầu xin, lòng tạ ơn, chúc tụng các vị ca sẽ thay đổi tùy từng năm, từng miếu và<br /> thần thánh, các cô bác... trong miếu để tùy vào giờ tốt. Thời gian diễn ra hát bội<br /> được các vị phù hộ, ban ơn. Các buổi hát Bình Định trong lễ hội cúng miếu thường<br /> tiếp theo, người ta thường dựng rạp hát bội kéo dài từ 3 đến 4 đêm (trong tỉnh) hoặc từ<br /> cách mặt đất khoảng 2m, mặt sân khấu 5 đến 7 đêm (ngoài tỉnh).<br /> <br /> <br /> 73<br /> Những vở hát thứ lễ (khởi ca) thường Các miếu ở các tỉnh lân cận như Gia<br /> là các vở truyền thống, được ban tổ chức Lai, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên,<br /> của miếu yêu cầu để phù hợp với các vị Ninh Thuận, Bình Thuận... thường mời các<br /> thần thánh thờ trong miếu. Chẳng hạn, ở đoàn hát bội Bình Định đến diễn khi tế lễ.<br /> miếu Ông - thường hát “Quan Công phò Riêng các miếu ở Nam bộ thường không<br /> Nhị Tẩu”, “Cổ thành”...; ở miếu Bà – hát diễn hát bội mà diễn Bóng rỗi, Chặp địa<br /> “Huê Thần Nữ dâng ngũ linh kỳ”... Các vở nàng... Còn các tỉnh Bắc bộ thì thường là<br /> diễn của những đêm hát tiếp sau sẽ do Hát xoan, Hát quan họ, Ca trù, Chầu văn,<br /> người dân địa phương chọn, thường là các Xẩm... Trừ vài miếu ở Bắc bộ thì có hát<br /> tuồng tiểu thuyết: “Bóng đen nghĩa hiệp”, bội như ở: hội đền bà Chúa Kho (miếu<br /> “Tái sanh kỳ ngộ”... Giảng Võ) ở Hà Nội...<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Thanh Minh Tự (cạnh đình Hát bội (đoàn Sao Mai) trong Hát bội thứ lễ tại lễ hội Vía Bà<br /> Vinh Thạnh) (x. Phước Lộc, h. lễ cúng Thanh minh ở KV1, năm Nhâm Thìn (2012)(10)<br /> Tuy Phước, t. Bình Định, ph. Quang Trung, TP. Quy<br /> 11g16 ngày 06/4/2014)(8) Nhơn(9)<br /> <br /> ình 1 . Miếu và hát bội trong dịp tế lễ ở miếu<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> ình 11. Hát bội cúng miếu rung An (đoàn rần Quang Diệu) ở xóm Nam, thôn<br /> rung ín 1, h. uy Phước, t.t. uy Phước, Bình Định;<br /> Ảnh: Châu Tuấn, ngày 4/3 ÂL (2015).<br /> <br /> 5. Kết luận nôi của dòng hát bội miền Trung, là đất hát<br /> Nếu như ở miền Bắc, hát Chèo, hát bội có lượng khán giả say mê, am hiểu hát<br /> Quan họ... phổ biến khắp vùng nông thôn; bội nhiều hơn nên cũng là không gian diễn<br /> miền Nam có Cải lương, thì miền Trung, xướng thuận lợi để hát bội tồn tại lâu bền<br /> đặc biệt là Bình Định, hát bội rộn rã khắp hơn các tỉnh khác.<br /> nơi vào dịp tế lễ, hội hè. Bình Định là cái<br /> <br /> 74<br /> Trong không gian thiêng (308 địa dân gian) cũng chỉ diễn nhiều vào dịp cúng<br /> điểm biểu diễn hát bội Bình Định), không đình miếu, khoảng vài chục suất.(12) Gánh<br /> gian miếu là chiếm tỉ lệ cao nhất (59%), hát bội Đồng Thinh (ở Vĩnh Long) diễn<br /> tiếp theo là lăng (24%), sau đó đến đình gần 70 suất.(13) Còn với hơn 7 đoàn hát bội<br /> (9%) và thấp nhất là đền và chùa (2%). Bình Định, mỗi đoàn thường diễn trung<br /> Không gian diễn xướng đình, miếu của hát bình khoảng 100 đến 150 suất mỗi năm.<br /> bội Bình Định không chỉ giới hạn về mặt Như vậy, qua các hoạt động của các đoàn<br /> địa lý (trong tỉnh Bình Định) mà còn mở hát bội Bình Định cho thấy, không gian<br /> rộng ra các tỉnh khu vực duyên hải Nam diễn xướng hát bội Bình Định là rất rộng<br /> trung bộ đến Bà Rịa, Vũng Tàu. Nhờ sự di (cả trong và ngoài tỉnh) và phong phú nhất.<br /> dân từ miền Trung vào Nam trong nhiều Hát bội Bình Định là một trong những<br /> giai đoạn lịch sử nên tục hát bội phục vụ ở phong cách tiêu biểu của loại hình nghệ<br /> các cơ sở thờ tự trở nên phổ biến. Ngoài ra, thuật sân khấu hát bội truyền thống Việt<br /> ở Bình Định, lực lượng các đoàn hát bội Nam. Không gian diễn xướng là một trong<br /> vẫn còn nhiều và mạnh hơn các tỉnh khác. những yếu tố quan trọng góp phần quyết<br /> Hiện nay, tuy số lượng đoàn hát bội ở Bình định sự tồn tại của hát bội Bình Định.<br /> Định đã giảm hơn nhiều so với trước Đình, miếu là nơi thường xuyên tổ chức<br /> nhưng với hơn 6 đoàn hát bội dân gian và 1 các tế lễ thờ cúng các vị: Thành hoàng<br /> đoàn chuyên nghiệp (được nhà nước đầu làng, bà Thiên Hậu, bà Mụ (bà Chúa thai<br /> tư) hoạt động mạnh nhất trong và ngoài sanh)... Hát bội luôn có mặt trong các dịp<br /> tỉnh, như các đoàn hát bội: Phước An, An cúng tế này. Thời gian tổ chức hát bội Bình<br /> Nhơn, Tuy Phước, Ánh Dương, Trần Định ở đình miếu diễn ra hằng năm (từ<br /> Quang Diệu, Sông Côn, Nhơn Hưng, Nhà tháng 1 đến tháng 8 âm lịch) và tập trung<br /> hát tuồng Đào Tấn. Theo thông tin từ các nhất là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch; biểu<br /> trưởng đoàn hát bội Bình Định, mỗi đoàn diễn từ 3 đến 7 đêm liền.<br /> biểu diễn ít nhất là 100 suất hát trong một Hát bội Bình Định không chỉ diễn ra<br /> năm. Riêng các đoàn hát bội dân gian, mỗi giới hạn trong tỉnh Bình Định mà còn mở<br /> đoàn diễn trung bình khoảng 150 suất/ năm rộng ra các tỉnh ven biển khác như Quảng<br /> (mỗi suất là 3 tiếng đồng hồ; giá hiện nay Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận,<br /> (2015) khoảng 5 – 7 triệu/suất)(11). Trong Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình<br /> suốt mùa lễ hội, nhất là từ tháng 1 đến Phước, TP. Hồ Chí Minh... Nhờ các phong<br /> tháng 8 âm lịch hàng năm, các đoàn hát bội tục, tập quán cúng tế... ở đình miếu của<br /> Bình Định biểu diễn khắp nơi trong tỉnh và người dân Bình Định nói riêng và ngư dân<br /> mở rộng không gian diễn xướng ra ngoài vùng duyên hải Nam trung bộ nói chung,<br /> tỉnh. Các đoàn hát bội ở các tỉnh khác cũng hát bội Bình Định có thêm điều kiện tốt để<br /> có nhiều suất diễn hàng năm nhưng không được lưu truyền, tồn tại phổ biến đến ngày<br /> nhiều bằng các đoàn Hát bội Bình Định. nay. Trong không gian diễn xướng này, hát<br /> Chẳng hạn, Đoàn hát bội TP. Hồ Chí Minh bội Bình Định có thêm điều kiện để tồn tại<br /> hằng năm diễn khoảng 150 suất theo chỉ và phổ biến trong đời sống của người dân<br /> tiêu của nhà nước nhưng họ chỉ diễn nhiều Bình Định nói chung và người dân vùng<br /> vào dịp cúng đình làng Nam bộ (gần 30 duyên hải Nam trung bộ nói riêng. Từ đó,<br /> suất diễn). Đoàn hát bội Ngọc Khanh (đoàn góp phần hình thành phong cách hát bội<br /> <br /> 75<br /> Bình Định. Như vậy, việc duy trì và phát 12) Theo Thanh Hiệp, 8/8/2015, “Sân khấu hát<br /> huy không gian diễn xướng đình, miếu của bội sẽ đi về đâu”: http://sankhau.com.vn/<br /> news/san-khau-hat-boi-se-di-ve-dau.aspx<br /> hát bội Bình Định là một trong những việc<br /> làm quan trọng, cấp bách, để hát bội Bình 13) Theo Phạm Thị Bình, 22/2/2013, “Bầu Răng,<br /> người tâm huyết với gánh hát bội Đồng<br /> Định luôn trường tồn. Thinh”: http://baotintuc.vn/doi-song-van-hoa/<br /> Chú thích bau-rang-nguoi-tam-huyet-voi-ganh- hat-boi-<br /> dong-thinh-20130222082249803.htm<br /> 1) Theo Huỳnh Kim Bửu (2-9-2009), “Đình làng”:<br /> http://www.phatgiaobaclieu.com/content/view/ TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 882/51/<br /> 1. Phạm Thị Bình (22/02/2013), Bầu Răng,<br /> 2) Theo Văn Hiến (17-01-2012), “Đình làng người tâm huyết với gánh hát bội Đồng<br /> An Định (An Nhơn, Bình Định)”:<br /> Thinh: http://baotintuc.vn/doi-song-van-hoa/<br /> http://vntimes.com.vn/danh-lam/dinh-chua/<br /> bau-rang-nguoi-tam-huyet-voi-ganh-hat-boi-<br /> 883-dinh-lang-an-dinh-an-nhon-binh-dinh.<br /> html dong-thinh-20130222082249803.htm<br /> <br /> 3) Theo Đinh Bá Hòa (2012): Văn hóa – Xã 2. Huỳnh Kim Bửu (02/9/2009), Đình làng:<br /> hội Bình Định. – Nxb Văn hóa Thông tin Hà http://www.phatgiaobaclieu.com/content/view<br /> Nội, tr.257, 258. /882/51/<br /> <br /> 4) Ảnh: Huỳnh Chương Hưng, 04/7/2014, “Đình 3. Huỳnh Kim Bửu, Kiến trúc ở làng quê Bình<br /> Vinh Thạnh”: http://www.huynhchuong hung. Định: http://vanhoaphatgiaoblog.com/nghien-<br /> com/2014/07/anh-inh-vinh-thanh-xa-phuoc- cuu/kien-truc-o-lang-que-binh-dinh.html<br /> loc-huyen.html 4. Tuần Lý Huỳnh Khắc Dụng (1970), Hát<br /> 5) Theo Lưu Đức Hải (19-1-2014), “Phong tục Bội, Kim Lai ấn quán, Sài Gòn, tr. 249.<br /> thờ cúng cộng đồng ở Cao Lao Hạ”:<br /> 5. Lưu Đức Hải (19/1/2014), Phong tục thờ cúng<br /> http://caolaoha.com/?language=vi&nv=news<br /> cộng đồng ở Cao Lao Hạ: http://caolaoha.<br /> &op=thong-cao-bao-chi/Phong-tuc-tho-cung-<br /> cong-dong-o-Cao-Lao-Ha-147 com/?language=vi&nv=news&op=thong-<br /> cao-bao-chi/Phong-tuc-tho-cung- cong-dong-<br /> 6) Theo Phạm Trình – Trần Minh (biên soạn) o-Cao-Lao-Ha-147<br /> (2012), Hành Trình lễ hội Việt Nam, NXB.<br /> Đồng Nai; tr.149, 153, 191. 6. Văn Hiến (17/01/2012), Đình làng An Định<br /> (An Nhơn, Bình Định): http://vntimes.com.<br /> 7) Theo Huỳnh Kim Bửu: “Kiến trúc ở làng quê vn/danh-lam/dinh-chua/883-dinh-lang-an-<br /> Bình Định”: http://vanhoaphatgiaoblog.com/ dinh-an-nhon-binh-dinh.html<br /> nghien-cuu/kien-truc-o-lang-que-binh-dinh.<br /> html 7. Thanh Hiệp (08/8/2015), Sân khấu hát bội<br /> sẽ đi về đâu: http://sankhau.com.vn/news/<br /> 8) Ảnh: Huỳnh Chương Hưng, 04/7/2014, “Đình<br /> san-khau-hat-boi-se-di-ve-dau.aspx<br /> Vinh Thạnh”: http://www.huynhchuonghung.<br /> com/2014/07/anh-inh-vinh-thanh-xa-phuoc- 8. Đinh Bá Hòa (2012), Văn hóa – Xã hội Bình<br /> loc-huyen.html Định, Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội, tr.<br /> 9) Ảnh sưu tầm: http://www.baobinhdinh.com.vn/ 257-258.<br /> viewer.aspx?macm=18&macmp=18&mabb=2113 9. Huỳnh Chương Hưng (04/7/2014), Đình<br /> 10) Ảnh: H. Khá: http://annhon.binhdinh.gov.vn/ Vinh Thạnh: http://www.huynhchuonghung.<br /> listdetail.php?listid=84&id=90 com/2014/07/anh-inh-vinh-thanh-xa-phuoc-<br /> loc-huyen.html<br /> 11) Thông tin từ các trưởng đoàn Hát bội dân<br /> gian Bình Định (năm 2014, 2015). 10. H. Khá, Lễ hội vía Bà: http://annhon.binhdinh.<br /> gov.vn/listdetail.php?listid=84&id=90<br /> <br /> <br /> 76<br /> 11. Trần Văn Khải (1970), Nghệ thuật Sân khấu 13. Trần Minh – Phạm Trình (biên soạn) (2012),<br /> Việt Nam – Hát Bội, Cải lương, Thoại kịch, Hành trình lễ hội Việt Nam, Nxb Đồng Nai,<br /> Thanh Trung Tư Xã, Sài Gòn, tr. 2-3. tr.149-153-191.<br /> 12. Sao Ly (13/4/2013), Vào mùa thanh minh: 14. Đoàn Nồng (1942), Sự tích và Nghệ thuật<br /> http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.asp Hát Bội, Mai Linh xuất bản, tr. 9.<br /> x?macm=18&macmp=18&mabb=2113<br /> <br /> <br /> Ngày nhận bài: 07/12/2015 Biên tập xong: 15/02/2016 Duyệt đăng: 20/02/2016<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 77<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2