intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả kết hợp gương trị liệu trong phục hồi chức năng vận động bàn tay trên bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thủy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

102
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết phân tích đánh giá kết quả phối hợp gương trị liệu trong phục hồi chức năng vận động bàn tay trên bệnh nhân liệt nửa người ở giai đoạn hồi phục do nhồi máu não.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả kết hợp gương trị liệu trong phục hồi chức năng vận động bàn tay trên bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> HIỆU QUẢ KẾT HỢP GƯƠNG TRỊ LIỆU<br /> TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG BÀN TAY<br /> TRÊN BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI DO NHỒI MÁU NÃO<br /> Vũ Thị Tâm1, Nguyễn Thị Kim Liên2<br /> 1<br /> <br /> Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, 2Trường Đại học Y Hà Nội<br /> <br /> Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả kết hợp gương trị liệu trong phục hồi chức năng bàn tay ở bệnh<br /> nhân liệt nửa người do nhồi máu não. 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là nhồi máu não được chia<br /> ngẫu nhiên thành 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng, dùng thang điểm của Carr J.H và Shepherd R.B về vận<br /> động để đánh giá chức năng vận động bàn tay liệt và về mức độ khéo léo để đánh giá chức năng khéo léo<br /> bàn tay liệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy chức năng vận động bàn tay liệt sau 1 tháng, ở nhóm can thiệp<br /> mức 4 đạt 46,7%, mức 5 đạt 16,6%, nhóm chứng mức 4 đạt 6,7% và không có bệnh nhân đạt mức 5<br /> (p < 0,05). Sau 3 tháng ở nhóm can thiệp mức 5 đạt 33,4%, mức 6 đạt 20%, nhóm chứng mức 5 đạt 16,6%,<br /> không có bệnh nhân đạt mức 6 (p < 0,05). Chức năng khéo léo sau 1 tháng, ở nhóm can thiệp mức 4 đạt<br /> 13,35%, nhóm chứng 3,35% (p > 0,05). Sau 3 tháng, ở nhóm can thiệp mức 4 đạt 20%, mức 5 đạt 6,7%,<br /> nhóm chứng không có bệnh nhân đạt mức 4 và mức 5 (p < 0,05). Hiệu quả phục hồichức năng bàn tay<br /> nhóm ứng dụng gương trị liệu có cải thiện rõ rệt về chức năng bàn tay liệt so với nhóm chứng. Trong đó,<br /> chức năng vận động tay liệt tăng lên rõ rệt sau 1, 3 tháng với độ tin cậy trên 95% (p < 0,05). Chức năng<br /> khéo léo bàn tay được cải thiện rõ sau 3 tháng với độ tin cậy trên 95% (p < 0,05).<br /> Từ khóa: bàn tay, tai biến mạch máu não, nhồi máu não, gương trị liệu<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Tai biến mạch máu não là một vấn đề thời<br /> sự cấp thiết của y học. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ tai<br /> biến mạch máu não mắc mới hàng năm vào<br /> khoảng 700.000 đến 750.000 người, tử vong<br /> vào khoảng 130.000 người. Bệnh gây tiêu tốn<br /> chi phí cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở<br /> nhóm bệnh nhân này lên đến 70 tỷ đôla Mỹ<br /> mỗi năm [1]. Việt Nam là một trong những<br /> quốc gia có tỉ lệ tàn tật cao nhất. Hiện có<br /> 486.400 người bị mất sức lao động, tàn tật do<br /> tai biến. Sau tai biến mạch máu não để lại rất<br /> nhiều di chứng nặng nề đặc biệt là di chứng<br /> về vận động làm ảnh hưởng đến chất lượng<br /> <br /> cuộc sống của bệnh nhân. Theo thống kê của<br /> Bộ Lao Động – Thương binh – Xã hội (2005)<br /> cả nước có khoảng 5,3 triệu người tàn tật,<br /> khuyết tật vận động là cao nhất chiếm tỷ lệ<br /> 51,9% [2]. Trong đó di chứng làm giảm và mất<br /> vận động của chi trên chiếm tỉ lệ lớn. Theo<br /> nghiên cứu của Desrosiers (2006) các di<br /> chứng ở chi trên và bàn tay chiếm 69% [3].<br /> Chính vì vậy, cải thiện chức năng vận động<br /> của chi trên và bàn tay là mục tiêu hàng đầu<br /> trong phục hồi chức năng sau đột quỵ.<br /> Phương pháp gương trị liệu là một phương<br /> pháp đã được áp dụng trên Thế giới và đã<br /> được chứng minh là có hiệu quả rõ rệt trong<br /> việc cải thiện chức năng bàn tay [4 - 6]… Tuy<br /> <br /> Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Kim Liên, Bộ môn Phục hồi<br /> chức năng, Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Email: lienrehab@yahoo.com<br /> Ngày nhận: 29/9/2015<br /> Ngày được chấp thuận: 25/12/2015<br /> <br /> 80<br /> <br /> nhiên, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên<br /> cứu nào. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành<br /> nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu: Đánh giá<br /> kết quả phối hợp gương trị liệu trong phục hồi<br /> <br /> TCNCYH 98 (6) - 2015<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> chức năng vận động bàn tay trên bệnh nhân<br /> <br /> 2.2. Cách đánh giá<br /> <br /> liệt nửa người ở giai đoạn hồi phục do nhồi<br /> máu não.<br /> <br /> - Lượng giá chức năng vận động bàn tay<br /> liệt: bảng đánh giá vận động bệnh nhân tai<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> biến mạch máu não (Carr J.H và Shepherd<br /> <br /> 1. Đối tượng<br /> Nghiên cứu 60 bệnh nhân được chẩn đoán<br /> là tai biến nhồi máu não có kết luận trên phim<br /> MRI, sau khi được khám, đánh giá có giảm<br /> chức năng bàn tay bên liệt tại Trung tâm Phục<br /> hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai từ tháng<br /> 12/2013 đến 9/2014.<br /> - Tiêu chuẩn lựa chọn<br /> Liệt nửa người do tai biến nhồi máu não<br /> <br /> R.B). Tiến hành xác định mức độ thực hiện<br /> vận động ở mức khó tăng dần trong bảng từ 0<br /> - 6 điểm. Trong đó mức 0 là chức năng vận<br /> động bàn tay kém nhất và mức 6 là chức<br /> năng vận động bàn tay tốt nhất [7].<br /> - Xác định chức năng khéo léo của bàn tay:<br /> bảng đánh giá của Carr J.H và Shepherd R.B.<br /> Xác định mức độ thực hiện chức năng khéo<br /> léo bàn tay ở mức khó tăng dần trong bảng từ<br /> 0 - 6 điểm. Trong đó mức 0 là chức năng khéo<br /> léo bàn tay kém nhất và mức 6 là chức năng<br /> <br /> lần đầu tiên, có thể giao tiếp được. Bệnh nhân<br /> không bị rối loạn nhận thức, có giảm chức<br /> <br /> khéo léo bàn tay tốt nhất [7].<br /> <br /> năng của chi trên bên liệt nhưng nâng được<br /> vai và ngửa được cổ tay: điểm Fugl - Meyer<br /> <br /> năng<br /> <br /> Arm Test từ 10 điểm trở lên.<br /> - Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Bệnh nhân có bệnh khớp cổ tay, bàn ngón<br /> tay, hoặc chấn thương khớp cổ tay, bàn ngón<br /> tay trước khi nhồi máu não, phụ nữ có thai.<br /> 2. Phương pháp<br /> 2.1. Thiết kế nghiên cứu<br /> Bằng phương pháp nghiên cứu dọc, can<br /> thiệp có đối chứng. So sánh hiệu quả điều trị<br /> sau 1 và 3 tháng. 60 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn,<br /> tiến hành bốc thăm xem bệnh nhân thuộc<br /> nhóm 1 và nhóm 2 (mỗi nhóm có 30 bệnh<br /> nhân).<br /> Nhóm 1 (nhóm can thiệp): Được phục hồi<br /> chức năng bằng biện pháp: liệu pháp gương,<br /> đặt tư thế đúng, tập vận động và hoạt động trị<br /> liệu tại trung tâm phục hồi chức năng.<br /> Nhóm 2 (nhóm chứng): Được phục hồi<br /> chức năng bằng biện pháp: đặt tư thế đúng,<br /> tập vận động, hoạt động trị liệu tại trung tâm<br /> phục hồi chức năng.<br /> TCNCYH 98 (6) - 2015<br /> <br /> 2.3. Quy trình tập luyện phục hồi chức<br /> Nội dung các bài tập chung cho nhóm can<br /> thiệp và nhóm chứng<br /> Người điều trị hướng dẫn bệnh nhân luyện<br /> tập, đặt tư thế vai, tay liệt đúng. Các bài tập<br /> vận động cho tay liệt ở các tư thế nằm, ngồi,<br /> đứng với sự trợ giúp của tay lành. Tập phòng<br /> co rút khớp vai. Tập xoay ngửa cẳng tay, tập<br /> duỗi cổ tay và nghiêng quay trong vị thế ngồi.<br /> Tập dồn trọng lượng lên tay liệt. Tập chức<br /> năng bàn tay liệt: tập gấp duỗi, dang khép các<br /> ngón, đối chiếu ngón cái với ngón khác, tập<br /> nắm và buông đồ vật…Tập luyện các chức<br /> năng sinh hoạt hàng ngày: cách mặc và cởi<br /> quần áo, đánh răng, rửa mặt chải đầu, cách<br /> tự xúc ăn, đi vệ sinh....Các bài tập được tiến<br /> hành trong thời gian 60 phút/ngày, 5 ngày/<br /> tuần, trong 3 tháng.<br /> Tiến hành can thiệp liệu pháp gương cho<br /> nhóm can thiệp<br /> * Phương tiện điều trị: Hộp gương có kích<br /> thước 40 x 40cm, bóng mềm. Can thiệp trong<br /> thời gian 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần, trong 3<br /> tháng. Người điều trị hướng dẫn để tay lành<br /> 81<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> của bệnh nhân sẽ được đặt đối diện với<br /> <br /> - Với bệnh nhân tham gia nghiên cứu: thái<br /> <br /> gương. Tay liệt đặt phía đằng sau gương.<br /> Trong suốt thời gian tập, bệnh nhân sẽ quan<br /> <br /> độ tôn trọng, đặt phẩm giá và sức khỏe của<br /> đối tượng lên trên mục đích nghiên cứu, đảm<br /> <br /> sát cử động của tay lành qua gương, luôn<br /> tưởng tượng tay cử động trong gương chính<br /> <br /> bảo các thông tin do đối tượng nghiên cứu<br /> cung cấp được giữ bí mật.<br /> <br /> là tay liệt. Đồng thời, cố gắng cử động tay liệt<br /> theo tay lành mặc dù trên thực tế tay liệt chỉ<br /> <br /> - Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao<br /> sức khỏe cho cộng đồng và bệnh nhân không<br /> <br /> cử động được rất ít. Các bài tập cho bàn tay<br /> <br /> gây hại và tạo công bằng cho tất cả bệnh<br /> <br /> và cổ tay như sau: Thực hiện các cử động<br /> bình thường của bàn tay như gập duỗi, dang<br /> <br /> nhân. Tất cả gia đình bệnh nhân trong nhóm<br /> nghiên cứu đều được thông báo, giải thích rõ<br /> <br /> khép các ngón tay, đối chiếu ngón cái với các<br /> ngón tay khác. Các cử động cổ tay như gập<br /> <br /> ràng về mục đích, yêu cầu của nghiên cứu và<br /> họ tự nguyện tham gia nghiên cứu.<br /> <br /> duỗi, nghiêng trụ, nghiêng quay cổ tay. Tăng<br /> sức mạnh bàn tay như bóng cao su hoặc<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> <br /> miếng mút.<br /> <br /> 1. Đặc điểm chung của bệnh nhân<br /> <br /> 3. Xử lý số liệu<br /> Kết quả nghiên cứu được xử lý theo phần<br /> mềm SPSS 16.0.<br /> 4. Đạo đức nghiên cứu<br /> Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này,<br /> chúng tôi luôn đảm bảo các nguyên tắc sau:<br /> - Tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung<br /> thực, áp dụng các nguyên lý và đạo đức nghiên<br /> cứu cũng như phổ biến kết quả nghiên cứu.<br /> <br /> 1.1. Tuổi: độ tuổi 60 - 69 chiếm tỷ lệ cao<br /> nhất (40%). Tuổi trung bình là 65,3 ± 10,7; tuổi<br /> thấp nhất là 25; tuổi cao nhất là 86.<br /> 1.2. Giới: giới nam chiếm 65%, giới nữ<br /> chiếm 35%. Tỷ lệ nam/nữ là 1,85/1.<br /> 2. Kết quả phục hồi chức năng vận<br /> động bàn tay liệt<br /> * Kết quả vận động tay liệt sau 1 tháng<br /> điều trị<br /> <br /> Biểu đồ 1. Kết quả vận động tay liệt sau 1 tháng điều trị<br /> Không có bệnh nhân mức 6 ở 2 nhóm. Nhóm can thiệp mức 5 có 5 bệnh nhân (16,6%). Nhóm<br /> chứng không có bệnh nhân mức 5. Khác biệt về vận động tay liệt sau 1 tháng giữa 2 nhóm là có<br /> ý nghĩa thống kê, p < 0,05.<br /> <br /> 82<br /> <br /> TCNCYH 98 (6) - 2015<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> * Kết quả vận động tay liệt sau 3 tháng điều trị<br /> <br /> Biểu đồ 2. Kết quả vận động tay liệt sau 3 tháng điều trị<br /> Có sự tăng lên rõ rệt về mức vận động tay liệt ở cả hai nhóm. Nhóm chứng mức 3 chiếm tỉ lệ<br /> cao 46,7%, nhóm can thiệp mức 5 chiếm tỉ lệ cao nhất 33,4%. Sự khác biệt về kết quả này là có<br /> ý nghĩa thống kê, p < 0,05.<br /> 3. Kết quả phục hồi chức năng về mức độ khéo léo bàn tay liệt<br /> * Kết quả chức năng khéo léo bàn tay liệt sau 1 tháng<br /> <br /> Biểu đồ 3. Kết quả chức năng khéo léo bàn tay liệt sau 1 tháng<br /> Sau 1 tháng, mức 0 và mức 1 ở nhóm can thiệp giảm hơn lúc vào. Mức 2 tăng hơn chiếm<br /> 23,3%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05.<br /> * Kết quả chức năng khéo léo bàn tay liệt sau 3 tháng<br /> <br /> Biểu đồ 4. Kết quả chức năng khéo léo bàn tay liệt sau 3 tháng<br /> TCNCYH 98 (6) - 2015<br /> <br /> 83<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Sau 3 tháng chức năng khéo léo bàn tay liệt được cải thiện. Nhóm can thiệp có 26,7% ở mức<br /> 4,5. Nhóm chứng không có bệnh nhân nào ở mức 4,5. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.<br /> <br /> IV. BÀN LUẬN<br /> <br /> lại ở bệnh nhân tai biến mạch máu não thì<br /> <br /> Nghiên cứu 60 bệnh nhân có 39 nam<br /> 1,85/1.<br /> <br /> mức vận động khá chiếm tỷ lệ cao 66,7%.<br /> Nhóm chứng thì mức trung bình chiếm tỉ lệ<br /> <br /> Bệnh gặp nhiều ở độ tuổi 60 - 69 (40%). Tuổi<br /> trung bình 65,3, tuổi thấp nhất 25, tuổi cao<br /> <br /> cao 63,3%. Tuy nhiên, kết quả chúng tôi khác<br /> với Lê Huy Cường, Vũ Thị Kim Thanh (2012)<br /> <br /> nhất 86. Nguyễn Thị Kim Liên (2011) tuổi 45<br /> trở lên chiếm 94%, tuổi trung bình 59,2; nam/<br /> <br /> đều cho thấy mức chênh lệch về vận động<br /> bàn tay trong 1 tháng là không đáng kể (p ><br /> <br /> nữ 2,5/1. Nhìn chung các tác giả thống nhất<br /> tai biến gặp ở nam nhiều hơn nữ.<br /> <br /> 0,05). Sự khác biệt là do ngoài việc tập luyện<br /> <br /> (65%), 21 nữ (35%), tỷ lệ nam/nữ<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu hiệu quả phục hồi<br /> <br /> phục hồi chức năng cho 2 nhóm bằng các<br /> phương pháp chung như vận động trị liệu,<br /> <br /> chức năng vận động bàn tay bằng kết hợp<br /> phương pháp gương trị liệu cho thấy:<br /> <br /> hoạt động trị liệu, thì nhóm can thiệp chúng tôi<br /> còn sử dụng thêm phương pháp gương.<br /> <br /> - Khi vào viện, phần lớn vận động bàn tay<br /> ở mức 2,3. Không có bệnh nhân ở mức 0; 1<br /> <br /> Phương pháp gương có tác dụng làm phục<br /> hồi và tăng cường hoạt động của vỏ não chi<br /> <br /> và mức 5,6. Sau 1 tháng, nhóm can thiệp<br /> <br /> phối vận động của bên liệt thông qua các<br /> <br /> không có bệnh nhân mức 1, có 6,7% ở mức 2<br /> giảm hơn rất nhiều so với lúc vào viện. Có sự<br /> <br /> hình ảnh vận động chức năng và kích thích<br /> sự hoạt động tế bào thần kinh gương soi<br /> <br /> gia tăng rõ rệt ở mức 4 (46,7%) và mức 5<br /> (16,6%), nhóm chứng thì mức 4 rất thấp 6,7%,<br /> <br /> giúp phục hồi vận động tay liệt. Nhiều nghiên<br /> cứu đã chứng minh phương pháp gương làm<br /> <br /> không có mức 5. Điều này cho thấy có sự tiến<br /> bộ về chức năng vận động bàn tay của hai<br /> <br /> tăng hiệu quả của các phương pháp khác.<br /> - Sau 3 tháng ở nhóm can thiệp không có<br /> <br /> nhóm sau 1 tháng. Sự khác biệt này có ý<br /> <br /> bệnh nhân mức 2, còn mức 3 và mức 4 có<br /> <br /> nghĩa thống kê. Kết quả sau 1 tháng của<br /> chúng tôi phù hợp với Yavuzer (2008) trên 40<br /> <br /> 46,6%, mức 5 có 33,4%, mức 6 có 20%. Còn<br /> nhóm chứng mức 2 có 16,7%, chủ yếu ở mức<br /> <br /> bệnh nhân chia làm 2 nhóm, một tập với<br /> phương pháp gương trong 1 tháng tại viện, 6<br /> <br /> 3 có 46,7%, mức 5 có 16,6% và không có<br /> bệnh nhân mức 6. Sự chênh lệch giữa hai<br /> <br /> tháng tại gia đình, 30 phút một lần tập, 5 ngày/<br /> tuần. Kết quả có sự tiến bộ về chức năng vận<br /> <br /> nhóm có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Nguyễn<br /> Thị Kim Liên thấy mức độ vận động của nhóm<br /> <br /> động bàn tay ở nhóm dùng gương trị liệu qua<br /> <br /> can thiệp tăng nhanh sau 3 tháng độ tin cậy<br /> <br /> thang điểm FMI [5]. Stevens dùng phương<br /> pháp gương cho bệnh nhân đột quỵ giai đoạn<br /> <br /> trên 99%. Vũ Thị Kim Thanh cho thấy vận<br /> động bàn tay ở mức tốt chiếm 32,6%, mức<br /> <br /> mạn tính cho thấy có sự gia tăng thang điểm<br /> Fugl – Meyal từ 34 điểm lúc vào tăng lên 44<br /> <br /> kém chiếm 22,1%. Hầu hết các báo cáo đều<br /> cho thấy khả năng phục hồi chức năng của chi<br /> <br /> điểm sau 1 tháng [8]. Trần Việt Hà (2013) cho<br /> thấy có sự cải thiện rõ rệt ở nhóm can thiệp<br /> <br /> trên và bàn tay diễn ra nhanh nhất trong vòng<br /> 3 tháng đầu. Harris nghiên cứu 258 bệnh<br /> <br /> khi điều trị theo chương trình GRASP là<br /> <br /> nhân được tập luyện trong vòng 1 đến 79<br /> <br /> chương trình luyện tập bổ sung vận động chi<br /> trên có chọn lọc bằng các bài tập được nhắc<br /> <br /> ngày sau đột quỵ cho thấy kết quả phục hồi<br /> chức năng của tay liệt cao [9]. Sở dĩ nghiên<br /> <br /> 84<br /> <br /> TCNCYH 98 (6) - 2015<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2