intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiểm họa ô nhiễm độc tố trong thực phẩm

Chia sẻ: Nhungmon Nhungmon | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

286
lượt xem
83
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những vấn đề không chỉ của riêng ai! Bạn sẽ thờ ơ hay lên tiếng cảnh tỉnh với bạn bè người thân của mình. Hãy cứu lấy chính chúng ta và con em của chúng ta sau này. Chưa có lúc nào người nội trợ phải lo lắng và lúng túng trước nạn ô nhiễm độc chất trong rau quả, thịt cá, các loại hàng chế biến phổ biến trong đời sống hàng ngày như sự kiện nước tương “đen” hay nước mắm chứa tạp chất, thuốc trừ sâu đã trở thành vấn đề nghiêm trọng trong mấy tháng qua.......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiểm họa ô nhiễm độc tố trong thực phẩm

  1. HIỂM HỌA Ô NHIỄM ĐỘC TỐ TRONG THỰC PHẨM (KỲ I) Posted: 23 Mar 2008 04:36 PM CDT Đối với các cơ sở nước tương vi phạm VSATTP… Biện pháp đầu tiên là phải đóng cửa nơi sản xuất chứ không chỉ tập trung vào việc thu hồi sản phẩm hay phạt hành chính…" Ông Đỗ Tất Thắng (Phó chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam) Trách nhiệm thuộc về ai? Chưa có lúc nào người nội trợ phải lo lắng và lúng túng trước nạn ô nhiễm độc chất trong rau quả, thịt cá, các loại hàng chế biến phổ biến trong đời sống hàng ngày như sự kiện nước tương “đen” hay nước mắm chứa tạp chất, thuốc trừ sâu đã trở thành vấn đề nghiêm trọng trong mấy tháng qua. Hầu hết đều bối rối và bị động vì chỉ được biết sau khi đội (đoàn) thanh tra, phòng dịch phát hiện và công bố kết quả kiểm nghiệm trên phương tiện thông tin đại chúng quá muộn màng (6 năm sau!), không ngăn chặn hay “phòng dịch” trước khi việc ngộ độc thực phẩm đã xảy ra. Nếu việc nhiễm độc đến tức thời, gây thương vong ngay thì người dân còn có thể biết nhưng nếu đó là những độc tố gây suy thận, viêm gan, hoại tủy, teo cơ… có thể dẫn đến tai biến, gây nên các chứng ung thư cho người tiêu dùng, len lỏi vào hệ miễn dịch, di truyền cho nhiều thế hệ tiếp nối thì trách nhiệm thuộc về ai, chi phí chữa trị và nuôi bệnh nhân sẽ là những gánh nặng khủng khiếp lên gia đình người bị phơi nhiễm. Không ai có thể né tránh vì chất độc trong lương thực ngày càng bị lạm dụng đến mức tối đa, các cơ quan chức năng về vệ sinh thực phẩm, thị trường, y tế… luôn bị bó tay trước nạn chồng chéo của bộ máy quản lý, và cuối cùng chỉ cần một lời xin lỗi hay đổ tội cho cơ chế hoặc khôn ngoan vin vào lý do “khoa học” chưa xác minh (!) để tránh né trách nhiệm và sự phê phán của công luận. Đã có 11 cơ quan nhảy vào cuộc trong sự kiện nước tương có 3-MCPD nhưng rồi… mọi việc vẫn trở về nơi xuất phát, một lời “xin lỗi”của Giám đốc Sở Y tế TPHCM là xem như “kết thúc” trong khi nước tương đen là một mặt hàng đang có mặt khắp nơi trên cả nước. 1
  2. Ô nhiễm vi khuẩn, vi sinh và độc chất “nội ngoại” khắp nơi: Rau muống nhiễm thuốc trừ sâu, kí sinh gây bệnh đường ruột, thương hàn có mặt khắp các chợ, thực phẩm đông lạnh với dư lượng kháng sinh, hàng chế biến thì tràn lan thuốc nhuộm, phẩm màu, hóa chất tạo màu mùi và có cả các loại hóa chất bảo quản độc hại nói chi đến Gạo là lương thực cơ bản đã nhiễm các loại thuốc như Semicarbazide, Acetamipri… được sử dụng để chống nấm mốc, sâu mọt mà cơ quan kiểm dịch Nhật bản đã phát hiện trong gạo nhập từ nước ta? Việc kiểm tra, kiểm soát các loại hàng thực phẩm nhập khẩu từ Trung quốc, Thái lan thậm chí từ các nước phát triển còn bỏ ngõ, phó mặc cho người tiêu dùng trong khi nạn lạm dụng hóa chất tẩy trắng, bảo quản… đang được các cơ quan kiểm dịch nước ngoài lên tiếng cảnh báo, cương quyết loại trừ chúng ra khỏi thị trường nội địa. Không khó khăn gì trong việc tìm kiếm các loại bột nêm, gia vị, tạo ngọt nồng độ cao của TQ trên thị trường Việt nam, chỉ cần 1 gói bột lẩu Thái hay Trung quốc có giá từ 3.000- 6.000 đồng là có thể có một lượng nước dùng cho vài chục tô, rất được các tiệm, xe bán hủ tiếu, phở, mì Gõ… ưa chuộng (thay vì phải dùng xương) hay các loại bột tổng hợp để sát trùng, bảo quản rau củ quả, trái cây lâu ngày… được sử dụng khá phổ biến ở các đại lý, cửa hàng trái cây. Kết quả kiểm tra sơ bộ đã cho thấy độ nhiễm bẩn hầu hết ở các loại thịt tươi sống 90-100% không kể hàn the, formol, muối diêm có trong thực phẩm chế biến như giò, chả, bánh phở, mì sợi, bún… rất phổ biến. Trung tâm y tế dự phòng TPHCM cho biết 94% không đạt chỉ tiêu vi sinh, chỉ tiêu hóa lý là 47% trong đợt kiểm tra năm 2005, đồng thời cảnh báo thực phẩm chế biến ăn ngay có tỷ lệ nhiễm vi sinh vật cao gấp 3-4 lần mẫu thực phẩm có bao gói sẵn! Trong đợt kiểm tra 6 tháng đầu năm 2007, rau có độc tố tại chợ đầu mối là 71/2060 tức (3.43%) mẫu, trong khi mẫu rau ở siêu thị nội thành chiếm 4.81% (65/905 mẫu), 57/90 mẫu thịt ở lò giết mổ có vi sinh, khuẩn gây bệnh như E.Coli, S.Aureus, Samonella và 21/90 mẫu không đạt chỉ tiêu về tồn dư kháng sinh, kim loại nặng và hóa chất bảo vệ thực vật (phân xanh, thuốc trừ sâu gốc Chlor hữu cơ…), đã có 633/2.293 cơ sở vi phạm Vệ sinh an toàn thực phẩm và cả nước là 3000 cơ sở vi phạm. Điều tra của TS Bùi Cách Tuyên, nguyên hiệu trưởng Đại học Nông Lâm TPHCM cho biết nhân dân thành phố đang tiêu thụ các loại rau thủy sinh có hàm lượng độc tố ghê gớm như hàm lượng Kẽm trong rau muống ở huyện Bình Chánh cao hơn mức cho phép 30 lần, ao rau nhút ở phường Thạnh Xuân quận 12 có hàm lượng Chì gấp 35 lần, Sen ở Đông Thạnh (Hóc Môn) có hàm lượng Chì gấp 14 lần… nghĩa là diện điều tra mở rộng tới đâu thì phát 2
  3. hiện mức độ ô nhiễm độc tố “lan” nhanh tới đó. Một số hộ nông dân trồng rau ngoại thành thành phố HCM xem việc phun thuốc trừ sâu và cả thuốc diệt cỏ 2.4 D (có khả năng gây ung thư gan, lá lách…) để ngâm rau muống, giữ gìn độ xanh, bắt mắt của rau, cho biết loại thuốc diệt cỏ (cấm sử dụng) này được các công ty bán kèm với thuốc bảo về thực vật khác! Thứ trưởng Bùi Bá Bổng bộ NN-PTNT thừa nhận “Thực phẩm ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất độc hại đang là vấn đề tồn tại lớn” nhưng hiện nay vẫn còn nhiều lúng túng chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn mặc dù vấn đề này đã được quốc hội quan tâm. Đến bao giờ người nội trợ được yên tâm nuôi dưỡng con cái, gia đình mình bằng những thực phẩm bỗ dưỡng, trong “lành” như hằng mong đợi. Câu hỏi vẫn còn ở phía trước. Một số dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt mức cho phép. * Chất độc gốc tự nhiên: Tetrodotoxin trong một số thủy sản như cá nóc, mực xanh..., glycozit cyanogen trong một số thực phẩm như măng, khoai mì, độc tố sinh học biển ASP, DSP, PSP trong nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. * Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt: - Aflatoxin trong các loại hạt như bắp, đậu phộng, pistachio (hạt dẻ). - Ochratoxin trong cà phê. - Histamin trong hải sản. * Chất độc thải ra từ các bao bì: Phtalat hóa dẻo. Chất độc sinh ra trong quá trình chế biến, nấu nướng: - 3 – MCPD và 1.3 – DCP trong nước tương (chất gây ung thư). - Acrylamid trong chiên, xào, nướng. * Chất độc sinh ra từ công thức pha chế: - Benzen sinh ra từ các loại nước ngọt, nước tăng lực có đồng thời vitamin C và muối Benzoat hiện diện. * Chất độc gốc môi trường: Kim loại nặng (Chì, Mangan, Thủy ngân…), PCB, Dioxin. Nguồn tin: Trung tâm Đào tạo & Phát triển SK TP.HCM - Sức khỏe đời sống. 3
  4. HIỂM HỌA Ô NHIỄM ĐỘC TỐ TRONG THỰC PHẨM (KỲ II) Posted: 26 Mar 2008 04:53 PM CDT Thói quen sử dụng chất kích thích, hormone tăng trọng Đáng lo ngại nhất là hiện tượng các nhà sản xuất thức ăn gia súc gia cầm sử dụng thức ăn có hàm lượng kích thích tố tăng trưởng như Dexamethasone (giữ nước, muối, gây tụ mỡ), testoterone (trong thịt heo), hormone tăng trọng nguy hiểm như Clenbutyrol (tăng tỷ lệ nạc, giảm mỡ cho heo, bò), Estradiol (Gà, kháng sinh, tăng trọng), hormone tổng hợp nguy hiểm Diethylstilestrol (gây ung thư)… phát tán khắp nơi bên cạnh các loại thịt nhiễm bệnh, lở mồm long móng được bày bán ở các quầy nhỏ lẻ góc phố hoặc cung cấp cho các quán phở, mì, cháo… hàng rong mà đối tượng chính là trẻ em và học trò các trường trung tiểu học ở thành thị cũng như nông thôn.. Khuynh hướng này ngày càng tăng thông qua số ngộ độc thực phẩm càng nhiều, rõ rệt hơn trong năm 2007 và càng có qui mô lớn hơn vì bếp ăn tập thể hay công ty chế biến cung cấp cho những khu công nghiệp không đảm bảo vệ sinh chất lượng như vụ 200 công nhân ngộ độc thực phẩm ở TpHCM trong tháng 6/2007. Điều đáng lo ngại là những loại kích thích tăng trưởng, tăng trọng như Dexamethasone có hầu hết trong các loại thịt (gà, bò, heo…) tươi sống và thức ăn gia súc cho thấy việc lạm dụng ngày càng phổ biến, trở thành một thói quen hay “bí quyết” thần dược để rút ngắn thời gian và chi phí vỗ béo. Chỉ riêng Dexamethasone là hóa chất Corticoid có tác dụng kháng viêm nếu sử dụng lâu dài sẽ dẫn đến việc tích lũy trong cơ thể con người gây xáo trộn nội tiết của tuyến thượng thận, hại thần kinh, gây kích động, làm cho cơ thế béo phì, tăng huyết áp hay các chứng bệnh mãn tính về xương và cơ. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp cảnh báo “75% mẫu thịt và 70% mẫu gan của gia súc gia cầm có mức tồn dư các chất kích thích tăng trưởng và kháng sinh như hiện nay vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ngộ độc mãn tính”. Thật vậy, vấn để sử dụng các loại kháng sinh cũng như Hormone kích thích này đã được sử dụng hơn 20 năm nay trong ngành chăn nuôi gia súc gia cầm, trở thành một thói quen không thể thiếu để trục lợi. Theo báo cáo của Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm Sài gòn thì trong những năm 1999-2000 số lượng mẫu thịt gà, heo, thức ăn gia súc có hàm lượng Dexamethasone vượt chuẩn là 80-99% chứng tỏ từ lâu người tiêu dùng đã bị phơi nhiễm độc tố mà không hề hay biết. Hơn thế nữa gần đây người ta còn phát hiện các loại “thần dược” mới có xuất xứ Trung quốc như “Bạch Nhật Đại”, “Khai Vị”, “Tăng gia phức đại” (không rõ thành phần hóa chất) với giá rẻ 3.000-6.000 đồng/gói… hay hỗn hợp tăng trọng, tỷ lệ sinh sản cao bất bình thường pha trộn hóa chất cấm vào thức ăn gia súc. Hơn thế nữa, việc sử dụng chất Clenbuterol – hormone tăng trưởng bị cấm – đang được sử dụng tràn lan, trong 500 mẫu thịt lợn tại TPHCM có 30% mẫu dương tính trong 4
  5. cuộc điều tra của Chi cục thú y thành phố năm 2005, lượng hóa chất này tồn dư 100% trong cơ thế động vật, 60% tồn lưu trong Gan, Thận ngay cả khi nấu chín hay chiên và đây là nguồn gây ung thư, run cơ, suy tim… hiện nay vẫn ngang nhiên có mặt trên thị trường. Đáng ngạc nhiên là ngay trong sản phẩm thức ăn gia súc của một số công ty nổi tiếng trong nước vẫn tìm cách pha loại “thần dược”này vào hoặc khôn ngoan hơn là gói sẵn trong một bao bì riêng và hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi tự pha chế để trốn tránh trách nhiệm lẫn kiểm tra của cơ quan chức năng…và đã làm phá sản những nông dân tại tỉnh Đồng Nai khi mặt hàng chăn nuôi của họ bị cơ quan thú y phát hiện phơi nhiễm Clenbutyrol, Salbutamol từ thức ăn gia súc của công ty Uni-President VN (Bình Dương). Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp của các công ty sản xuất và mua bán thức ăn gia súc đã xảy ra gần đây ở các tỉnh phía Nam. Tại thị trường miền Bắc người ta còn phát hiện một số thuốc kháng sinh trị bệnh được dùng để kích thích tăng trọng khác như Tetracycline, Neomycine, Zine, Bactacin… khuyến cáo chỉ được dùng cho gia súc từ 14-42 ngày trước khi giết mổ nhưng trên thực tế thì các hộ vẫn sử dụng tận đến giờ xuất chuồng, và khi chữa bệnh kháng sinh liều cao vẫn không khỏi, gia súc bị chết thì họ trà trộn chung với thịt gia súc khỏe mạnh để tiêu thụ! Đặt lại vấn đề Vệ sinh an toàn thực phẩm từ gốc. Những con số cũng như tình trạng ô nhiễm độc tố không còn là hiện tượng đặc thù mà đã trở thành một nạn đại dịch trong đời sống hằng ngày của nhân dân, việc tăng cường biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải được hệ thống hóa thành một cơ chế quản lý nghiêm khắc với khung hình phạt thỏa đáng không chỉ để răn đe như từ trước đến nay mà nhằm mục đích triệt hạ mối nguy hiểm gây tai họa cho bao người. Hiện tượng trẻ nít, người lớn béo phì bất thường, mang các chứng bệnh ung thư (Báo cáo của Bộ Y tế cho biết tại nước ta số người chết vì ung thư đã lên đến 200.000 người/năm trong đó 150.000 ca tử vong và 35% là ung thư do thực phẩm độc hại gây nên) hay hiện tương vô sinh, tỷ lệ tinh trùng giảm trong nam giới là những hậu quả tai hại từ những độc tố mà các nước phát triển đã trãi qua. Những dị biến hay đột biến trong tế bào con người do hóa chất độc hại gây nên đã được các nhà khoa học lên tiếng từ hơn 10 năm nay khi xét nghiệm cơ thể của con người ngày nay hấp thụ và tích lũy quá nhiều độc tố hóa chất mang tình hủy diệt lâu dài do chính cuộc sống “văn minh” tạo ra. Chạy theo lợi nhuận bất kể sức khỏe của người tiêu dùng là một tội ác có tổ chức, hành động giết người cần phải có qui định chế tài đích đáng chứ không thể dừng lại ở mức phạt hành chính hay tạm đóng cửa để “chấn chỉnh” và lấy cớ “quá ít cán bộ kiểm dịch” hay “không đủ phương tiện”… để lẩn tránh trách nhiệm của người quản lý. Đã đến lúc cần phải có một bộ luật hoàn chỉnh về An toàn Lương thực, thực phẩm cũng như qui chế thanh, kiểm tra, khống chế việc mua - bán sử dụng trái phép mọi loại hóa chất độc hại một cách có hệ thống. Điều này sẽ tiết giảm được chi phí phòng - chữa 5
  6. bệnh ngày càng tăng trong đời sống nhân dân, bảo vệ sức khỏe của toàn dân trước hiểm họa ô nhiễm trầm trọng hiện nay. Bộ máy kiểm dịch và thanh tra một cách cơ động, quyết liệt việc mua bán, sử dụng hóa chất cấm dùng trong thực phẩm là một đòi hỏi bức thiết, ngăn chặn kịp thời việc nhập lậu các loại “thần dược”từ biên giới là một trong những việc “cần làm ngay”. Phải chăng đây là những điều kiện cơ bản để cải thiện chất lượng “sống” của nhân dân trong quá trình phát triển, không thể chấp nhận nền kinh tế tăng trưởng nhanh và hệ quả của nó lại là ô nhiễm độc tố tràn lan trong môi trường và bữa cơm gia đình ngày càng không “sạch” một cách tệ hại? * Hóa chất không được phép sử dụng: Formal, hàn the, màu công nghiệp trong chế biến thực phẩm, đặc biệt phẩm Sudan I- IV, para Red, Rhodamin B, Orange II. Clenbuterol, Salbutamol, Dexamethasone và các dẫn xuất trong chăn nuôi. Chloramphenicol, Nitrofuran, Fluoroquinolon, Malachite green, Leuco malachite green, Ure trong nuôi chế biến thủy sản. * Hóa chất cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng không được dùng quá hàm lượng cho phép: Chống mốc: Benzoic axit và các muối, Sorbic axit và các Sorbat... Chống ôxy hóa: BHT, BHA, Sulfit. Nguồn tin: Trung tâm Đào tạo & Phát triển SK TPHCM/SKDS Hồng Lê Thọ hoahocvietnam.com 6
  7. HIỂM HỌA Ô NHIỄM ĐỘC TỐ TRONG THỰC PHẨM (KỲ CUỐI) Posted: 02 Apr 2008 04:32 PM CDT Ô nhiễm độc tố trong thực phẩm Thông báo mới nhất trong tháng 5/2007 của Cơ quan quản lý Thuốc và thực phẩm Hoa kỳ (FDA) cho biết hơn 50 mặt hàng thực phẩm (mì ăn liền, hồ tiêu, bánh, rau quả muối, hạt điều, bún gạo…) thủy hải sản đông lạnh (tôm, cá mực, cua…) có xuất xứ từ Việt Nam không đạt tiêu chuẩn về bao bì, đóng gói và dư lượng kháng sinh, độc tố, vi khuẩn Salmonella gây bệnh tiêu chảy, thương hàn bị nghiêm cấm trong thực phẩm. Số hàng này của hơn 40 cơ sở trong nước được FDA công bố để cảnh cáo và cấm đưa vào tiêu thụ trên toàn lãnh thổ Hoa kỳ. Chúng ta thường nghe thấy chính phủ Nhật bản đã nhiều lần phát hiện dư lượng kháng sinh Chloramphenicol trong nhiều lô hàng thủy sản của Việt nam và buộc phải thiêu hủy đồng thời đe dọa sẽ tiếp tục kiểm soát gắt gao hàng của một số xí nghiệp chế biến trong nước đã vi phạm. Công bố của phía Mỹ là bước mở đầu cho thấy thế giới sẽ theo dõi nghiêm nhặt việc quản lý chất lượng và hạn chế hàng không đạt tiêu chuẩn vào lãnh thổ của họ nhằm bảo vệ người tiêu dùng, đe dọa đến thị trường hàng thủy sản và thực phẩm của Việt Nam trong khi khối lượng thủy hải sản xuất khẩu của nước ta ngày càng phát triển, đạt hơn mức 3,5 tỷ đô la/năm. Đây là một thực tế cho thấy các công ty khai thác cũng như nuôi trồng thủy hải sản, chế biến lương thực ở trong nước xem thường việc quản lý chất lượng, đồng thời thiếu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan có chức năng kiểm dịch và chất lượng trước khi hàng được đưa ra thị trường hoặc xuất khẩu. Lan tràn trên thị trường trong nước. Trong tháng triển khai chiến dịch an toàn thực phẩm vừa qua, các đội kiểm tra vệ sinh thực phẩm đã phát hiện không ít cửa hàng bán phở ngay tại thủ đô Hà nội, có trên 60% bánh phở chứa formol, hàn the(borax) hay thịt tươi sống có tẩm các loại phụ gia, hóa chất chống thối, giữ cho thịt có màu đỏ tươi… các loại thịt gia cầm, gia súc (bò, lợn…) chưa qua kiểm dịch trong khi bệnh cúm gà và lở mồm long móng vẫn còn tiếp diễn. Đó là chưa kể đến các loại phẩm màu, chất bảo quản độc hại trong các sản phẩm lương thực ăn sẵn, chế biến… không rõ nguồn gốc và công thức đang được bán lan tràn tại chợ, thịt lợn nuôi bằng hormone tăng trọng nguy hiểm. Hiện tượng chất Sudan gây ung thư trong tương ớt nhập, kem đánh răng có chất Diethylen Glycol làm hư thận, gây suy hô hấp hay thuốc chống sốt rét giả có xuất xứ Trung quốc là một vài thí dụ điển hình cho thấy nước ta và nhiều nước nghèo trên thế giới là nơi tiêu thụ vô tội vạ những sản phẩm rẻ tiền, gây bệnh, ngoài vòng kiểm soát của cơ quan chức năng. 7
  8. Người dân ngày càng hoang mang, nghi ngờ khi nguồn lương thực thủy hải sản, thực phẩm chế biến cũng như thuốc trị bệnh có chứa hóa chất “dỏm”, độc tố ngày càng nhiều, không thấy những cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đưa ra những tiêu chuẩn cũng như danh sách, hạng mục và công bố những nhà sản xuất vi phạm rõ ràng và cập nhật để người dân được biết. Hơn thế nữa biện pháp chế tài (phạt hành chính lẫn thu hồi) không đủ để răn đe việc vi phạm, chỉ theo sau sự việc đã rồi, không thể nào kiểm soát nổi. Ngày 23/5/2007 Chánh thanh tra Sở Y tế TpHCM công bố 20 trong 30 cơ sở (được kiểm nghiệm) chế biến nước tương vi phạm tiêu chuẩn 3-MCPD cho phép từ 2 lần đến 2.215 lần (Hai nghìn hai trăm mười lăm lần - tôi nhấn mạnh) và có sản phẩm lên tới 4000 lần hơn. Thực tế, số cơ sở chế biến nước tương trong thành phố là bao nhiêu, thanh tra của Sở cũng không nắm được, “chỉ biết là dưới 70” và tất cả có bao nhiêu sản phẩm nước tương đang lưu hành trên thị trường? Nói khác đi 2/3 vi phạm chỉ là con số biểu kiến, sự thật còn có thể cao hơn nhiều, khắp nơi ngoài phạm vi thành phố vì vậy “việc thu hồi nước tương có 3-MCPD không đơn giản… sau 2-3 tuần có kết quả (kiểm nghiệm) thì…lô đó đã được bán hết hoặc đưa đi khắp nơi tiêu thụ rồi”. Rút cuộc tình trạng “rượt đuổi” này không biết đến bao giờ mới kết thúc cũng như thuốc chữa bệnh giả, dỏm không đạt chất lượng chỉ có thể biết được sau khi hàng đã được phát tán khắp nơi. Theo thông báo thì Sở Y tế TPHCM đã phạt hành chính tổng cộng 110 triệu đồng với 20 cơ sở vi phạm. Số tiền này liệu có đủ sức “răn đe” không hay cũng chỉ “giơ cao đánh khẽ” trong khi đó, công ty Vitecfood – nơi sản xuất nước tương Chin-su – treo giải thưởng 1 tỷ đồng cho người phát hiện nước tương của hãng này không đạt chuẩn như một thách thức dư luận và cơ quan quản lý nhà nước. (Chin-su cũng là một trong 20 sản phẩm vi phạm lần này). Thông tin mới nhất cho biết trong nhiều năm liền Viện Vệ sinh Y tế Công Cộng đã phát hiện nhiều loại nước tương vựơt mức cho phép đến 11.000 đến 18.000 lần, tỷ lệ vi phạm nồng độ 3-MCPD lên đến 80% mẫu xét nghiệm nhưng tất cả đều bị “ém nhẹm” chìm trong bóng tối suốt 6 năm qua và các đơn vị chủ quản bỏ mặc “không làm thương tổn doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không vi phạm”… Lãnh đạo của Sở Y tế TPHCM tâm sự “thời gian qua mỗi khi phát hiện cơ sở nào vi phạm, sở đều có xử phạt… tuy nhiên luật có những bất cập mà nhiều khi ngành y tế không thể làm khác được..!” Đã qua rồi thời kỳ phân biệt nội, ngoại . Trong thời kỳ nước ta đã gia nhập WTO, thị trường trong và ngoài nước đều cạnh tranh ngang nhau thì thử hỏi 50 mặt hàng thực phẩm và thủy hải sản của Việt Nam mà FDA Hoa kỳ cấm nhập vào nội địa nước Mỹ nêu trên không hề được tiêu thụ trong nước (Việt Nam)? hay vẫn có nhưng nhà nước và người tiêu dùng không hề biết là chứa độc tố, vi khuẩn gây bệnh. Vấn đề này cần phải được giải quyết tận gốc để hàng tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu được đảm bảo cùng một chất lượng. Đã qua rồi thời kỳ hàng xuất khẩu và hàng nội địa có sự chênh lệch về chất lượng và giá cả như hai mươi năm trước. Liệu tôm, cá mực… mà người dân trong nước tiêu thụ 8
  9. mỗi ngày có ai kiểm tra chưa hay “bình chân như vại”, chỉ có Mỹ, Nhật là “làm khó” ta thôi ?! Đối với những nhà sản xuất vi phạm, các nước này chắn chắc sẽ cấm chỉ việc giao dịch và nhập khẩu thì tại sao các cơ quan chủ quản của nứớc ta không thể có biện pháp “tạm “rút giấy phép kinh doanh, buộc cơ sở sản xuất phải đóng cửa một thời gian để cảnh cáo và chấn chỉnh khi vi phạm vượt mức về phẩm chất và sản lượng theo một qui định cụ thể, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự của người đứng đầu cơ sở sản xuất. Thật đau lòng khi nghe Ông Nguyễn Đức An, Chánh thanh tra Sở Y tế TPHCM tiết lộ “Chúng ta chưa có một phòng kiểm nghiệm thực phẩm đạt chuẩn và có tính pháp lý cao nhất để kết luận và công nhận kết quả kiểm nghiệm nào chính xác”. Điều này cũng tương tự như sự kiện Vaccine ngừa viêm gan siêu vi B cho trẻ sơ sinh, khi có 4 trẻ bị tử vong người ta mới biết lô thuốc này của LG (Hàn quốc) chưa được kiểm nghiệm, vì (vào thời điểm nhập khẩu) chúng ta cũng chưa có qui định, “chỉ thử bằng cách tiêm vào chuột” đơn giản và 5 năm mới xét nghiệm một lần về tiêu chuẩn hóa lí. Thực tế đau lòng này cũng gợi mở cho những nhà khoa học Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước cùng hợp tác xây dựng cơ sở nghiên cứu và kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn được các tổ chức quốc tế công nhận kết quả và phù hợp với qui định của nhà nước Việt nam đáp ứng nhu cầu về kiểm phẩm của cơ sở sản xuất ngày càng phát triển như hiện nay. Sức khỏe của người dân đang bị “đùa giỡn” hay phó mặc cho những tay “đồ tể”, giết người để mưu cầu lợi nhuận bằng những sản phẩm độc hại, gieo rắc cái chết không báo trước mà sự kiện “Nước tương” là một trường hợp điển hình. Những độc tố này không những gây bệnh hiểm nghèo dẫn đến tử vong cho những người đang sống mà còn tác hại lên thế hệ con cháu qua di truyền, tỷ lệ trẻ sơ sinh biến dạng, tật nguyền sẽ tiếp tục tăng cao trong lúc chất độc màu da cam vẫn là nỗi lo sợ ám ảnh và khoa học ngày nay chưa có biện pháp ngăn ngừa như Dioxin mỗi khi đã nhiễm vào cơ thể con người. Đã đến lúc không thể thờ ơ được nữa, sự lên tiếng cảnh báo vẫn chưa đủ mà chúng ta đòi hỏi cơ quan chức năng phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời và quyết liệt hơn bằng một đạo luật bảo vệ sự sống của người dân trước hiểm họa “ô nhiễm” nghiêm trọng của thuốc trị bệnh giả, dỏm và thực phẩm độc hại trọng trong đó vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm tươi sống cũng như sản phẩm chế biến được xem là ưu tiên hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên lên cơ thể và sức khỏe con người. Hồng Lê Thọ hoahocvietnam.com TO LIVE – TO FLY ! Family – Lifestyle – People F.L.P – Sống là để bay cao và vươn xa! Họ và tên: Khúc Trường Hưng Địa chỉ Email: khuctruonghung03_01_1985@yahoo.com Điện thoại: 095 575 6497 hoặc 04(6) 296 3185 Website: http://flpvietnam.com/ hoặc http://foreverliving.com/ Mã số FLP: 840-000-436421 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2