intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện trạng chung phát triển các cực công nghệ và công nghệ cao ở Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

58
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu đề cập 2 nội dung chính: Hiện trạng chung phát triển các cực công nghệ và công nghệ cao ở Việt Nam; Phân tích SWOT cho Đà Nẵng; Một số gợi suy cho lựa chọn định hướng và mô hình phát triển không gian công nghệ Đà Nẵng; Hình thành điểm hút cho công nghiệp sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện trạng chung phát triển các cực công nghệ và công nghệ cao ở Việt Nam

 <br /> I. Hiện trạng chung phát triển các cực công nghệ và công nghệ cao ở Việt Nam<br />  <br /> Trước khi bàn về khả năng để Đà Nẵng phát triển trở thành một cực (pole) hoặc đầu mối chủ đạo (hub) về<br /> công nghệ và công nghệ cao, chúng ta điểm qua tình hình phát triển ở một số địa phương khác. Qua các<br /> cuộc làm việc, khảo sát với các địa phương cho thấy hiện đang tồn tại nhiều bất cập trong việc phát triển các<br /> khu công nghệ cao (CNC), là một loại cực công nghệ, hoặc đầu mối công nghệ của quốc gia hoặc của vùng.<br /> Thứ nhất, quan niệm về các loại hình khu CNC, chức năng, vai trò và hoạt động của các khu này không<br /> thống nhất. Thứ hai, điều kiện cần và đủ cho việc thành lập và hoạt động của các khu chưa được nhận thức<br /> đầy đủ. Thứ ba, có xu hướng thành lập khu CNC tràn lan khi chưa đủ điều kiện, dẫn tới nguy cơ một số khu<br /> CNC thành lập ra có thể không đi vào hoạt động hoặc hoạt động với hiệu quả kém.<br /> Khó khăn chung của hai khu cấp quốc gia hiện nay là Khu CNC Hòa Lạc và Khu CNC TP Hồ Chí Minh là:<br /> 1) thiếu giải pháp khả thi cho công tác giải phóng mặt bằng, 2) thiếu các nguồn lực để phát triển, xây dựng<br /> và vận hành khu CNC… do phải xây dựng mới hoàn toàn, không khai thác được cơ sở hạ tầng và nguồn<br /> nhân lực hiện có. Khu CNC TP Hồ Chí Minh được đánh giá là thực hiện nhanh hơn so với Khu CNC Hòa<br /> Lạc, một phần do những lợi thế về vị trí - địa điểm và giải phóng mặt bằng.<br /> Ngoài ra, một số tỉnh, thành phố cũng đã và đang thành lập các đặc khu theo kiểu vườn ươm công nghệ,<br /> trung tâm/công viên phần mềm và khu nông nghiệp CNC, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,<br /> Cần Thơ... Trong đó, một số khu đã đi vào hoạt động được vài năm, nhưng tính chất hoạt động và chức năng<br /> còn rất sơ sài, chủ yếu tập trung vào dịch vụ cho thuê đất, phòng ốc và một số tiện ích cơ bản. Một số khu<br /> này đều chưa có chức năng ươm tạo doanh nghiệp CNC.<br />  <br /> 1.1. Khu CNC Hòa Lạc<br />  <br /> 1.1.1. Hiện trạng<br /> Tiến độ thực hiện Dự án Khu CNC Hòa Lạc chậm so với kế hoạch và thiết kế ban đầu, mặc dù một số năm<br /> gần đây đã có những bước tiến đáng kể trong việc giải phóng mặt bằng và thu hút đầu tư. Nguyên nhân chủ<br /> yếu là do quá trình triển khai xây dựng dự án này gặp nhiều khó khăn, đặc biệt liên quan đến giải phóng mặt<br /> bằng và phân công, phân cấp trách nhiệm cũng như việc phối hợp thực hiện giữa các cơ quan liên quan.<br />  <br /> Sau hơn 10 năm từ khi thành lập, một số dự án hạ tầng quan trọng mới bắt đầu được triển khai, trong đó có<br /> dự án Trường Đại học FPT, dự án đầu tư mở rộng quy mô phòng thí nghiệm trọng điểm-Bể thử mô hình tàu<br /> thuỷ-Vinashin, Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dữ liệu Viettel-IDC... Với diện tích 30ha, nằm trong khu<br /> giáo dục và đào tạo, Trường Đại học FPT cung cấp cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế<br /> nhằm phục vụ việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu cho các sinh viên, giảng viên của Trường Đại học FPT<br /> đạt kết quả cao nhất, với tổng số sinh viên là 10.000 (giai đoạn 1: 3.000, giai đoạn 2: 7.000).<br /> Hiện tại dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học FPT (thuộc khu giáo dục và đào tạo) đang đi vào xây dựng<br /> giai đoạn 1 với diện tích đất sử dụng là 91.000m2. Nằm trong Khu nghiên cứu và triển khai với diện tích<br /> 25ha, dự án đầu tư mở rộng quy mô phòng thí nghiệm trọng điểm-Bể thử mô hình tàu thuỷ-Vinashin cũng<br /> đã được chuẩn bị. Dự án được Viện Khoa học công nghệ tàu thuỷ đầu tư, với tổng mức đầu tư là 1.498,964<br /> tỷ đồng đang triển khai thăm dò nền móng địa chất công trình phục vụ thi công. Dự án đầu tư xây dựng<br /> Trung tâm Dữ liệu Viettel-IDC đang được triển khai.<br /> Ban Quản lý Khu CNC Hoà Lạc đã cấp phép cho hơn 20 dự án sản xuất công nghiệp CNC, trong đó 18 dự<br /> án của các doanh nghiệp Việt Nam, khoảng dưới 10 dự án của nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan...<br /> Như vậy, số dự án đầu tư của nước ngoài vào khu CNC Hòa Lạc hầu như chưa đáng kể, kể cả từ Nhật Bản,<br /> nơi mà Chính phủ đã có những tuyên bố cam kết ủng hộ mạnh mẽ việc phát triển khu này. Khoảng 50% các<br /> <br /> dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ điện tử - viễn thông.<br />  <br /> 1.1.2. Khó khăn<br /> Trong quá trình nghiên cứu khả thi và quy hoạch tổng thể Khu CNC Hòa Lạc, không ít chuyên gia đã cảnh<br /> báo về những thách thức sẽ gặp phải, đặc biệt liên quan đến lựa chọn địa điểm tối ưu và sự linh hoạt trong<br /> mô hình hoạt động của Khu CNC. Thực tế đến nay, đây là nhũng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự kém hiệu<br /> quả, đặc biệt là trong nhiều năm đầu của quá trình hình thành và phát triển. Có thể tóm tắt một số khó khăn<br /> chủ yếu sau đây:<br /> - Phải xây dựng mới toàn bộ hệ thống hạ tầng từ đầu (kể cả hạ tầng bên ngoài Khu) nên chi phí đầu tư rất<br /> lớn.<br /> - Công tác giải phóng mặt bằng tốn nhiều chi phí và thời gian nên ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thi công của<br /> nhiều công trình.<br /> - Khó tận dụng được nguồn lực sẵn có của Hà Nội, bao gồm nguồn nhân lực CNC và hạ tầng kỹ thuật cho<br /> nghiên cứu, đào tạo và sản xuất CNC.<br /> - Cách trung tâm thành phố khỏang hơn 40 km, trong khi điều kiện giao thông hạn chế, hệ thống hạ tầng<br /> dịch vụ còn thiếu thốn nên nhiều nhà khoa học, tổ chức khoa học và doanh nghiệp chưa muốn di chuyển đến<br /> làm việc tại Khu CNC Hòa Lạc.<br />  <br /> 1.1.3. Thuận lợi<br /> Về cơ bản, quá trình nghiên cứu, thành lập lập Khu CNC Hòa Lạc có một số thuận lợi nhất định. Theo nhiều<br /> chuyên gia, đây là điều kiện quan trọng giúp Khu CNC phần nào khắc phục được một số khó khăn ban đầu.<br /> Có thể kể đến một số thuận lợi chủ yếu như sau:<br /> - Là Dự án phát triển khu CNC đầu tiên của Việt Nam, được sự chỉ đạo trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ.<br /> - Được hỗ trợ vốn ODA của Nhật và các chuyên gia Nhật Bản (JICA) ngay từ giai đoạn nghiên cứu khả thi<br /> và quy hoạch tổng thể.<br /> 1.2. Khu CNC thành phố Hồ Chí Minh<br /> So với Khu CNC Hòa Lạc, Khu CNC TP Hồ Chí Minh có một số lợi thế nhất định. Về địa điểm, Khu này<br /> chỉ cách trung tâm thành phố, cảng Sài Gòn và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 15km, nằm ở giữa 43<br /> khu công nghiệp và khu chế xuất, gần Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và các viện nghiên cứu công nghệ.<br /> Về nhu cầu sản xuất công nghiệp CNC, Khu CNC TP Hồ Chí Minh đã thu hút được sự quan tâm của nhiều<br /> doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.<br /> Triển vọng thu hút đầu tư CNC vào Khu CNC là rõ ràng và sáng sủa - nhất là sau khi Tập đoàn Intel quyết<br /> định đầu tư vào Khu CNC. Hiện nay, có hơn 40 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn khoảng hơn 1 tỷ USD và<br /> 85 ha đất. Ngoài việc thu hút các dự án sản xuất công nghiệp CNC, một số tập đoàn, công ty lớn cũng có ý<br /> định đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ CNC trong Khu CNC.<br />  <br /> 1.2.1. Khó khăn<br /> Dù được đánh giá là có sức hấp dẫn hơn so với Khu CNC Hòa Lạc, nhưng quá trình hình thành và phát triển<br /> kể từ khi thành lập cũng gặp nhiều khó khăn khiến các nhà đầu tư quan ngại. Một số khó khăn chủ yếu có<br /> thể kể đến như sau:<br /> <br /> - Mặc dù TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất của cả nước,<br /> nhưng chất lượng và số lượng nhân lực CNC vẫn còn nhiều bất cập. Theo Ban Quản lý Khu CNC, hoạt động<br /> chủ yếu của nhiều nhà đầu tư lớn hiện đang đầu tư trong Khu CNC, kể cả Intel, NIDEC... vẫn là lắp ráp đơn<br /> giản; nhân lực được tuyển dụng chủ yếu vẫn là trình độ tay nghề thấp. Nếu không có điều chỉnh theo hướng<br /> tăng dần tỷ trọng các hoạt động có hàm lượng CNC thì rất có thể Khu CNC TP Hồ Chí Minh sẽ không tạo ra<br /> sự khác biệt với các khu công nghiệp truyền thống.<br />  <br /> - Trong khi thuận lợi về hạ tầng (gần gũi về không gian), nhưng hiệu quả huy động nguồn lực vẫn hạn chế,<br /> kể cả vốn đầu tư xây dựng hạ tầng và nhân lực CNC. Điều này cho thấy, khâu tổ chức - quản lý còn yếu<br /> kém, thiếu cơ chế thích hợp cho luân chuyển, phối hợp nguồn nhân lực CNC, vốn đã eo hẹp, giữa các tổ<br /> chức khoa học và công nghệ (KH&CN) quanh khu và Khu CNC.<br /> 1.2.2. Thuận lợi<br /> - Nằm cách trung tâm thành phố 15 km, ở giữa 43 khu công nghiệp, khu chế xuất của vùng kinh tế trọng<br /> điểm phía nam, sát Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh là lợi thế lớn để phát triển.<br /> - Hạ tầng giao thông tương đối phát triển.<br /> II. Một phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) cho Đà Nẵng<br /> Trên cơ sở khảo sát và nghiên cứu tình hình thực tiễn ở Đà Nẵng nói riêng và trong khu vực miền Trung nói<br /> chung (kể cả Huế và Quảng Nam), nhóm nghiên cứu của chúng tôi có thể đưa ra một số phân tích SWOT<br /> như sau cho Đà Nẵng trong việc phát triển công nghệ và CNC nói chung và thiết lập các đầu mối hoặc cực<br /> công nghệ (hub hoặc pole) nói riêng.<br />  <br /> 2.1. Điểm mạnh<br /> - Tiềm năng phát triển khu vực: vị thế trung tâm kinh tế vùng của thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương<br /> - Lối ra biển có sẵn của Hành lang kinh tế Đông - Tây đã được đưa vào quy hoạch phát triển vùng Đông<br /> Nam Á của nhiều nước trong khu vực (Lào, Thái Lan, Việt Nam) và các tổ chức quốc tế như ADB<br /> - Hạ tầng tốt của khu vực miền Trung nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng: đô thị, sân bay, cảng biển<br /> nước sâu, đường, cầu cảng, bến bãi, viễn thông, Internet...<br /> - Môi trường sống tốt của dải ven biển gần Đà Nẵng: cảnh quan biển - núi, du lịch nghỉ dưỡng đang được<br /> triển khai mạnh qua nhiều dự án bất động sản cao cấp<br /> - Khu vực miền Trung, kể từ Huế vào đến Mỹ Sơn tập trung nhiều di sản văn hoá tạo sức hút của địa<br /> phương đối với nhân lực từ nơi khác đến làm việc và sinh sống<br /> - Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch, bất động sản lớn, với nhiều dự án cao cấp, hứa hẹn đem lại một<br /> động lực mới cho phát triển các ngành và dịch vụ liên quan<br /> - Đại học Đà Nẵng đã bước đầu có kinh nghiệm vă năng lực trong việc triển khai các dự án nghiên cứu và<br /> phát triển, đào tạo ở trình độ cao, và tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội. Một số trường đại học<br /> khác cũng bắt đầu hoạt động và thành lập như Duy Tân, FPT... Ngoài ra, Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc<br /> thành lập Đại học Quốc tế chất lượng cao ở Đà Nẵng với sự hợp tác của Chính phủ Anh và một số đại học ở<br /> Anh.<br />  <br /> <br /> - Thế mạnh nổi trội trong vùng trong một số lĩnh vực: CNTT-TT (960 tỉ doanh thu, 5,5 triệu đôla xuất khẩu<br /> phần mềm), cơ điện tử - tự động hoá, năng lượng.<br /> 2.2. Hạn chế<br /> - Hoạt động nghiên cứu còn ở mức độ vừa phải, mang tính ứng dụng là chủ yếu<br /> - Chỉ phát triển một số lĩnh vực CNC (CNTT, năng lượng), các lĩnh vực khác chưa được như mong muốn<br /> (công nghệ sinh học, vật liệu...)<br /> - Chưa có liên kết mạnh giữa đại học và nghiên cứu với sản xuất, thị trường, người sử dụng; yếu tố lan toả<br /> thấp<br /> - Vai trò doanh nghiệp chưa nổi bật, còn thụ động<br /> - Thiếu nguồn nhân lực cho CNC, ít nhất là trong 5 năm tới<br /> - Liên kết khu vực chưa mạnh: Đà Nẵng - Huế, Đà Nẵng - TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng - Hà Nội, thiếu cơ chế<br /> chung cho liên kết (chương trình, mạng lưới trung tâm xuất sắc)<br /> - Đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp còn hạn chế, và vào công nghiệp CNC hầu như chưa có gì.<br /> 2.3. Cơ hội<br /> - Các chủ trương, chính sách về phát triển Đà Nẵng thành Trung tâm KH&CN vùng của Chính phủ và đặc<br /> biệt là việc thành lập Khu CNC tại Đà Nẵng<br /> - Hiện nay quy hoạch Khu CNTT với 131 ha, đang đi vào kế hoạch, và sẽ bao gồm cả Khu phần mềm. Đây<br /> sẽ là cú hích mạnh cho phát triển công nghệ thông tin của khu vực<br /> - Chính phủ thông qua Bộ GDĐT đã có đề án thành lập đại học đẳng cấp quốc tế (đại học quốc tế) trong khu<br /> vực được dự kiến giành cho Khu CNC. Đại học này được sự hỗ trợ với vốn đầu tư của Chính phủ và một số<br /> tổ chức quốc tế và nước ngoài như Vương quốc Anh.<br /> - Trong giai đoạn sắp tới, kinh tế hậu khủng hoảng sẽ tạo các cơ hội liên kết, mạng lưới mới về kinh doanh<br /> với doanh nghiệp CNC lớn trên thế giới (ví dụ, một số doanh nghiệp lớn đa quốc gia đã bắt đầu đầu tư tại<br /> Việt Nam (Renesas, Intel) và đang có ý định triển khai ra miền Trung như IBM vùng…)<br /> - Các khu dân cư và đô thị mới cao cấp dọc bờ biển sẽ mang đến lượng lớn số người có thu nhập cao, có tri<br /> thức, vốn, kinh nghiệm và quan hệ, tạo ra một tầng lớp những người lao động tri thức, lao động có kỹ năng<br /> cao, thu nhập cao.<br /> 2.4. Thách thức<br /> - Sự cạnh tranh gay gắt cả trong nước và quốc tế về nguồn vốn đầu tư cả trong nước và quốc tế cũng như về<br /> nguồn nhân lực. Kết quả khảo sát một số tổ chức đại học và nghiên cứu miền Trung cho thấy Huế cũng đang<br /> nổi lên như một khu vực thu hút đầu tư, kể cả các dự án phát triển về khoa học và CNC. Về mặt truyền<br /> thống đại học và nghiên cứu, Huế còn có khả năng vượt trội ở một số lĩnh vực nhất định so với Đà Nẵng, ví<br /> dụ như y sinh và công nghệ sinh học.<br /> - Trong nước: sự phát triển ồ ạt dọc bờ biển của các cảng nước sâu, các khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc<br /> khu kinh tế mở từ Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An) vào đến Quảng Ngãi, Bình Định (kiểu như Khu<br /> Kinh tế mở Chu Lai hay Thành phố sáng tạo Tuy Hòa) có thể làm giảm sức hút của Đà Nẵng<br /> <br /> - Ngoài nước: cạnh tranh vốn đầu tư ngày càng trở nên gay gắt trong giai đoạn hậu khủng hoảng, nhiều nền<br /> kinh tế như Thái Lan, Malaysia, Singapore đang có những thay đổi về chính sách, về thể chế cần thiết và<br /> hấp dẫn để khôi phục lại sau khủng hoảng. Đây sẽ là một thách thức không nhỏ nếu Việt Nam không kịp<br /> thời có những điều chỉnh phù hợp.<br /> - Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu vực Đà Nẵng cho đến nay chủ yếu là dịch vụ, đầu tư xây dựng dự án<br /> bất động sản như khu nghỉ dưỡng, khách sạn, du lịch và chưa có nhiều các dự án đáng kể về phát triển sản<br /> xuất và chuyển giao công nghệ. Do vậy có thể nói tác động lan toả về công nghệ của các dự án đầu tư nước<br /> ngoài còn thấp.<br /> - Trong các dự án đầu tư, chỉ có một số ít dự án về sản xuất (78/168 dự án), còn lại chủ yếu là hoạt động gia<br /> công đơn giản, giá trị gia tăng thấp, chưa có nhiều hàm lượng công nghệ, nhất là CNC.<br /> - Một thách thức lớn cho phát triển Khu CNC Đà Nẵng là tư duy phát triển “toàn diện và ngay lập tức” của<br /> Khu CNC. Một số tư tưởng trong hoạch định kế hoạch phát triển có thể đòi hỏi phải nhanh chóng có được<br /> đầy đủ các bộ phận cấu thành của một Khu CNC hiện đại và việc chọn các thứ tự ưu tiên thường dựa vào<br /> các lĩnh vực CNC “theo thông lệ” (kiểu như công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông, mà nơi nào cũng<br /> muốn phát triển). Một số tư duy khác có thể là xây Khu mới hoàn toàn, tách khỏi những yếu tố tiềm lực đã<br /> có sẽ gây những khó khăn không cần thiết và bỏ phí các nguồn lực sẵn có.<br /> - Một tư duy phát triển khác cũng có thể sẽ là thách thức cho việc hình thành các cơ sở CNC ở Đà Nẵng là<br /> tư duy phát triển “đóng”, mang tính cục bộ. Bằng cách chỉ tính đến những gì của riêng mình, có thể Đà<br /> Nẵng sẽ khó kéo/hút được nguồn lực và liên kết khu vực (thậm chí ngay cả trong khu vực miền Trung từ<br /> Huế) và sẽ có nguy cơ chỉ dựa vào nhân lực của Đà Nẵng.<br /> III. Một số gợi suy cho lựa chọn định hướng và mô hình phát triển không gian công nghệ Đà Nẵng<br /> Trên cơ sở những phân tích SWOT như trên, có thể có một số phân tích định hướng cho việc xây dựng và<br /> phát triển các hoạt động công nghệ nói chung và CNC nói riêng ở Đà Nẵng như sau:<br /> 3.1. Đà Nẵng có tiềm năng trở thành một trung tâm du lịch - kinh tế lớn nhất Việt Nam<br /> Đà Nẵng có cơ hội và nên trở thành không chỉ thuần tuý là một trung tâm du lịch biển như Nha Trang ở<br /> trong nước hay Phuket ở Thái Lan hay Bali ở Indonesia, mà đồng thời còn là trung tâm kinh tế đa ngành<br /> (trong đó du lịch chỉ là một mũi nhọn), gắn với công nghiệp, các ngành dịch vụ khác, giao thông vận tải…,<br /> vừa tạo điều kiện, tạo nguồn cung cho các hoạt động công nghệ, vừa tạo ra nhu cầu, kích thích sự phát triển<br /> của các hoạt động công nghệ. Như vậy, Đà Nẵng có thể phát triển theo mô hình thành phố du lịch lớn thứ<br /> hai của nước Pháp (Nice) hay Hongkong, tạo điều kiện cho việc phát triển thành công một trung tâm công<br /> nghệ và CNC. Theo các mô hình kiểu này, một số trung tâm đô thị dựa trên phát triển du lịch sẽ là nguồn<br /> cung (nhân lực, tài lực, hạ tầng kỹ thuật) và điểm tạo cầu cho các hoạt động dịch vụ công nghệ. Ví dụ tại<br /> Pháp, Nice là trung tâm của cả vùng Bờ biển Xanh miền nam nước Pháp (Cote d’Azur) nổi tiếng với các<br /> trung tâm du lịch, văn hóa, điện ảnh (Canne) khác và tất cả đều gắn với nền của Khu CNC Sophia-Antipolis.<br /> Các điều kiện về thiên nhiên, vị trí địa lý và quy hoạch tại Đà Nẵng đều cho thấy hội đủ các điều kiện tương<br /> đồng này.<br /> 3.2. Để phát triển một khu tập trung về công nghệ, Đà Nẵng nên chọn hướng phát triển Khu CNC chứ<br /> không chỉ là Khu Công nghiệp CNC<br /> Sự khác biệt căn bản giữa Khu công nghiệp CNC và Khu CNC là mối tương quan giữa các hoạt động sản<br /> xuất công nghiệp CNC và nghiên cứu - phát triển (R&D). Mô hình Khu công nghiệp CNC cho phép dễ khả<br /> thi trong ngắn hạn, dễ thu hút đầu tư hơn trong giai đoạn đầu, trong xu thế thu hút các dòng vốn đầu tư nước<br /> ngoài còn tương đối thuận lợi ở Việt Nam.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2