intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện trạng dự báo tài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng và sông Mê Kông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết sẽ phân tích đánh giá tình hình thực hiện công tác dự báo thông báo tài nguyên nước vào Việt Nam trên lưu vực Sông Hồng và sông Mê Kông, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác dự báo và thông báo tài nguyên nước trên hai lưu vực sông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện trạng dự báo tài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng và sông Mê Kông

  1. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Doi: 10.15625/vap.2021.0117 HIỆN TRẠNG DỰ BÁO TÀI NGUYÊN NƢỚC TRÊN LƢU VỰC SÔNG HỒNG VÀ SÔNG MÊ KÔNG Lưu Thị Hồng Linh, Nguyễn Phương Anh, Phạm Thị Thu Huyền Viện Khoa học tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường Tóm tắt Hơn 60 % lượng nước mặt của Việt Nam đều có nguồn gốc từ nước ngoài chảy vào. Tài nguyên nước hai lưu vực Sông Hồng và Mê Kông chịu tác động mạnh mẽ bởi khai thác sử dụng nước ở các quốc gia phía thượng lưu. Vào mùa cạn, đến trên 90 % lượng nước vào ĐBSCL có nguồn gốc từ ngoài Việt Nam. Trên Sông Hồng phía Trung Quốc có rất nhiều hồ chứa khai thác mạnh mẽ từ sau 2010. Cảnh báo, dự báo và thực hiện thông báo TNN và đánh giá các tác dộng do khai thác sử dụng nước phía thượng lưu cho các lưu vực sông liên quốc gia có ý nghĩa cực k quan trọng. Cần có nghiên cứu, đúc kết các phương pháp dự báo TNN hiện thời, đề xuất các phương pháp mới phù hợp với tình hình thực tế là cần thiết. Tiến tới thực hiện thông báo TNN trong mùa cạn cho các sông lớn liên quốc gia phục vụ công tác khai thác sử dụng nước một cách chủ động, nhằm phục vụ việc tham mưu, đề xuất đối sách về nguồn nước và xử lý kịp thời các vấn đề liên quan. Bài báo sẽ phân tích đánh giá tình hình thực hiện công tác dự báo thông báo tài nguyên nước vào Việt Nam trên lưu vực Sông Hồng và sông Mê Kông, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác dự báo và thông báo tài nguyên nước trên hai lưu vực sông. Từ khóa: Dự báo tài nguyên nước. 1. Mở đầu Dự báo tài nguyên nước là một bài toán mang tính đa ngành, phức tạp, thể hiện mối liên quan chặt chẽ giữa các yếu tố khí tượng, tài nguyên nước mặt, nước dưới đất và hải văn; được thực hiện trên các lưu vực sông tại mỗi quốc gia quản lý với yếu tố dự báo là tổng lượng nước đến lưu vực sông, tổng lượng nước tại cửa ra của lưu vực hoặc tại điểm kiểm soát và được so sánh với giá trị trung bình nhiều năm (TBNN) để đánh giá mức độ nhiều hay ít của nguồn nước. Nguồn nước được dự báo từ thượng lưu tới hạ lưu của lưu vực sông có xét đến vấn đề sự dụng nước trên lưu vực. Dự báo tài nguyên nước và dự báo thủy văn gần như không có sự tách biệt rõ ràng. 102 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
  2. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Việc xác định và dự báo được diễn biến tài nguyên nước (nước mặt và nước dưới đất) cả về số lượng và chất lượng nước theo tháng, mùa, năm để thông báo và xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn nước cho các hộ khai thác sử dụng là một bài toán khó mang tính chất liên hoàn và phức tạp thể hiện mối liên quan chặt chẽ giữa các yếu tố khí tượng, khí hậu, hải văn, khai thác sử dụng nước với nguồn nước mặt, nước dưới đất. Trong những năm gần đây, thiên tai lũ lụt và hạn hán trên các hệ thống sông suối của Việt Nam liên tiếp diễn ra. Trong một năm có thể vừa xảy ra hạn hán vừa xảy ra lũ lụt nghiêm trọng trên nhiều lưu vực sông. Lũ lụt diễn ra với nguyên nhân hình thành chính là do mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn. Lũ lụt gây ngập úng khiến nhiều nơi thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và con người. Hạn hán là một thiên tai tổng hợp. Hạn hán diễn ra từ từ và làm thoái hoá đất, gây giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo nguy cơ hoang mạc hoá, sa mạc hoá, gây khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế và xã hội ở các vùng chịu ảnh hưởng, đặc biệt với sản xuất nông nghiệp ở các vùng từ Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá các phương pháp, công nghệ đang được áp dụng để dự báo, cảnh báo, thông báo diễn biến tài nguyên nước theo tháng, mùa, năm phục vụ điều hành hợp lý hệ thống hồ chứa, xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng nước của các ngành kinh tế và giúp các nhà quản lý điều hành nguồn nước hợp lý trên các lưu vực sông nói chung và dự báo, cảnh báo, thông báo tài nguyên nước vào sông Mê Kông, Sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng. 2. Hiện trạng dự báo, thông báo tài nguyên nƣớc vào Sông Hồng và sông Mê Kông trên lãnh thổ Việt Nam 2.1. Công tác dự báo, thông báo tài nguyên nước vào Sông Hồng Hiện nay trên lưu vực Sông Hồng chỉ có 2 cơ quan thực hiện công tác dự báo, thông báo tài nguyên nước là: Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia và Viện Quy hoạch Thủy lợi. Tuy nhiên, về đối tượng, thời gian, phương pháp thực hiện của các cơ quan khác nhau, cụ thể như sau: 2.1.1. Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia Đặc điểm dự báo: trên website của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ năm 2010, các dự báo tháng được thực hiện thường xuyên, dự báo đặc trưng lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình của dòng chảy và so sánh VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 103
  3. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” với giá trị TBNN trên một số trạm chính thuộc các sông Bắc Bộ, chủ yếu chỉ dự báo một đặc trưng của nguồn nước như mực nước hoặc lưu lượng lớn nhất hoặc nhỏ nhất và so sánh với TBNN. Phương pháp dự báo, độ tin cậy: Dự báo tiềm năng nguồn nước mặt thượng lưu Sông Hồng dựa trên 2 phương pháp: - Phương pháp phân tích thống kê khách quan hoặc hồi quy tuyến tính nhiều biến yếu tố dự báo đặc trưng dòng chảy theo tháng, mùa, năm với các nhân tố dự báo sau: + Nhân tố dự báo đại diện tính chất biến đổi khí hậu mang tính địa phương và khu vực gồm: nhiệt độ lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình, bốc hơi, số ngày mưa, tổng lượng mưa, độ ẩm lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình theo thời kỳ tháng, mùa, năm của các năm trước thời kỳ cần dự báo; + Nhân tố dự báo đại diện tính chất biến đổi chế độ nguồn nước trên lưu vực sông gồm: lưu lượng lớn nhất, nhỏ nhất, lưu lượng trung bình theo tháng, mùa năm của các năm trước thời kỳ cần dự báo tại vị trí điểm dự báo; + Nhân tố dự báo đại diện tính chất biển đổi trên quy mô lớn của các hoàn lưu khí quyển và sự dao động của chế độ mực nước biển: hiện tượng ENSO (độ lớn được biểu thị qua trường chuẩn sai nhiệt độ nước biển SSTA), chỉ số áp cao Thái Bình Dương (ACTBD) của các năm trước thời kỳ cần dự báo. - Phương pháp mô hình: Vận hành mô hình NAM sử dụng dữ liệu đầu vào là trị số mưa dự báo theo thời kỳ tháng, mùa, nhằm tính toán dòng chảy trên lưu vực. Mưa dự báo được lấy theo sản phẩm dự báo mưa số trị của Trung tâm Dự báo Hạn vừa châu Âu - The European Centre for Medium - Range Weather Forecasts (ECMWF), Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thuộc Cục Quản lý khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ (NOAA). Đối tượng dự báo: Các trạm thủy văn trên sông. Vị trí bắt đầu dự báo trên các sông trên Sông Đà bắt đầu dự báo từ hồ Hòa Bình, Sông Lô tại trạm thủy văn Tuyên Quang, trên Sông Thao tại trạm thủy văn Yên Bái. Thời hạn dự báo: Dự báo hạn ngắn 3 ngày, hạn vừa 10 ngày, hạn dài 1 tháng và dự báo mùa. 2.1.2. Viện Quy hoạch Thủy lợi Đặc điểm dự báo: Bảng tin tổng hợp tuần, bản tin tuần, bản tin tháng và báo cáo tuần của vùng Bắc Bộ về dự báo nguồn nước và kế hoạch sử dụng nước trong các công trình thủy lợi, các bản tin tư vấn lấy nước vùng Bắc Bộ. Ngoài ra Viện Quy hoạch Thủy lợi thực hiện các đề tài đưa ra các bản tin 104 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
  4. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” tuần, tháng dự báo nguồn nước của các lưu vực sông vùng Bắc Bộ, trong đó có lưu vực Sông Hồng: - Dự báo nguồn nước phục vụ vận hành công trình thủy lợi cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh vùng hạ du Sông Hồng; - Dự báo nguồn nước phục vụ vận hành công trình thủy lợi cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên lưu vực Sông Đà; - Dự báo nguồn nước phục vụ vận hành công trình thủy lợi cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên lưu vực Sông Thao; - Dự báo nguồn nước phục vụ vận hành công trình thủy lợi cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên lưu vực sông Lô Gâm. Phương pháp sử dụng, độ tin cậy: Để dự báo các yếu tố khí tượng Viện Quy hoạch Thủy lợi đã khai thác sản phẩm dự báo theo thời gian thực từ các mô hình số trị GFS, CFS, ICON, ECMWF. Trong đó, số liệu dự báo phục vụ tính toán dự báo nguồn nước (tính toán mưa dòng chảy và cân bằng nước) được khai thác từ mô hình GFS (Global Forecast System). Với số liệu dự báo mưa 5 ngày (bước thời gian 1 h), 10 ngày (bước thời gian 3 h). Đối tượng dự báo: Các hồ chứa thủy lợi. Thời hạn dự báo: Dự báo 5 ngày. 2.2. Công tác dự báo, thông báo tài nguyên nước vào sông Mê Kông Sông Mê Kông là con sông lớn nhất ở Đông Nam châu Á, đứng thứ 12 trên thế giới về tổng lượng dòng chảy năm, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng Trung Quốc chảy qua lãnh thổ của 6 nước là Trung Quốc (tỉnh Vân Nam), Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Sông Mê Kông có chiều dài 4.880 km, tổng diện tích 795.000 km2 và được chia thành 2 phần chính: Phần thƣợng lƣu gồm phần diện tích lưu vực nằm trên lãnh thổ của Trung Quốc (tỉnh Vân Nam) và Myanma có diện tích 189.000 km2 (chiếm 24 % diện tích toàn lưu vực). Phần hạ lƣu của lưu vực, tính từ Tam Giác Vàng - biên giới chung của 3 nước Thái Lan, Lào và Myanma ra Biển Đông nằm trong lãnh thổ của 4 nước Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam có tổng diện tích là 606.000 km2 (chiếm 76 % diện tích toàn lưu vực). Phần thượng nguồn Mê Kông chảy trong lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Sông Lan Thương (hay còn gọi Lạng Xang, Lạng Cang tùy theo phiên âm). Dòng chính sông Mê Kông, phần hạ lưu có một số đoạn chảy theo đường biên giới giữa Thái Lan và Lào, phần còn lại sông chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Lào, Campuchia và Việt Nam. VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 105
  5. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Dự báo lũ hạ lưu sông Mê Kông là nhiệm vụ thường xuyên của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia và Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Bộ, các đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh khu vực Nam Bộ phát bản tin dự báo phục vụ tỉnh, ngoài ra Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam phát bản tin dự báo nguồn nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long. 2.2.1. Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia Đặc điểm dự báo: Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia đưa bản tin dự báo nguồn nước hạn ngắn (07 ngày), hạn vừa (15 ngày), hạn dài (01 tháng) đối với các sông Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Phương pháp sử dụng: sử dụng phần mềm SPSS trong việc xây dựng mô hình hồi quy bội dự báo mực nước lớn nhất ngày các trạm và kết hợp sử dụng mô hình Fews để dự báo mực nước các trạm thủy văn 2.2.2. Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam Đặc điểm dự báo: Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam đưa các bản tin tuần dự báo nguồn nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ chỉ đạo sản xuất và điều hành cấp nước vụ Đông Xuân (dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn mùa khô, đề xuất chống hạn vùng ĐBSCL vụ Đồng Xuân và Hè Thu). Phương pháp dự báo, độ tin cậy: Việc dự báo nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long do Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam thực hiện dựa trên: - Bộ mô hình thủy động lực ĐBSCL dựa trên phần mềm MIKE; - Kết quả nghiên cứu về dòng chảy lưu vực Mê Kông của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam và các tổ chức quốc tế, trong đó có Ủy ban Mê Kông quốc tế, Ủy ban Mê Kông Việt Nam. Các yếu tố chính được xem xét trong dự báo: - Dòng chảy tại Kratie; - Mực nước Biển Hồ (Campuchia); - Các yếu tố khí tượng, mưa dự báo được lấy theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia. 2.2.3. Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam Đặc điểm dự báo: Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam dự báo nguồn nước Đồng bằng sông Cửu Long tại các trạm từng vùng thuộc ĐBSCL để có kế hoạch phục vụ sản xuất nông nghiệp. Có các bản tin dự báo mùa lũ, dự báo kỳ (5 ngày), dự báo ngày. Ngoài ra, còn có các bản tin đột xuất do bão. 106 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
  6. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Phương pháp dự báo, độ tin cậy: - Mưa dự báo trên lưu vực sông Mê Kông. Theo kết quả dự báo của Trung tâm Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), mưa dự báo trên vùng ĐBSCL được khai thác từ mô hình GFS-NOAA; - Dự báo mực nước thượng lưu tại Kratie, tại Prek Kdam lấy theo Ủy ban Mê Kông quốc tế (MRC); - Dự báo mực nước nội đồng trên vùng ĐBSCL cho 70 trạm, gồm 4 trạm trên dòng chính và 66 trạm ở vùng nội đồng. Trạm Tân Châu (trên Sông Tiền), Châu Đốc (trên Sông Hậu), do Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia thực hiện dự báo. Trạm Mỹ Thuận (trên Sông Tiền), và Cần Thơ (trên Sông Hậu) và 66 trạm nội đồng do Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam dự báo. 2.2.4. Ủy hội sông Mê Kông quốc tế Đặc điểm dự báo: Dòng chảy trên sông chủ yếu do mưa, chuyển động của nước dọc dòng chính chủ yếu do tác động của dòng chảy tuyến trên. Đối với phần hạ lưu sông Mê Kông, hàng năm lũ thượng nguồn về mang đến nhiều lợi ích cho đời sống dân sinh, kinh tế của cư dân. Ngoài những lợi ích do lũ mang lại, những thiệt hại nặng nề do lũ là rất khó lường. Do đó, các quốc gia có sông Mê Kông chảy qua rất quan tâm đến việc dự báo lũ sông Mê Kông. Không chỉ có các hoạt động độc lập, xuất phát từ sáng kiến của Chính phủ Việt Nam, được các quốc gia khác trong Ủy hội sông Mê Kông quốc tế ủng hộ, Chiến lược quản lý lũ của Ủy hội được thông qua năm 2001; sau đó Chương trình Quản lý và Giảm nhẹ lũ (FMMP) được ra đời từ năm 2004 với mục tiêu chung là “ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại về người và của do lũ gây ra, nhưng vẫn duy trì được những lợi ích do lũ mang lại”. Đầu năm 2005, MRC được sự đồng ý của các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mê Kông (Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam) đã thành lập Trung tâm quản lý và giảm nhẹ lũ vùng (RFMMC) đặt tại Camphuchia với nhiệm vụ chính là cảnh báo, dự báo lũ cho toàn hệ thống sông Mê Kông, nhằm quản lý và giảm thiểu các thiệt hại do lũ gây ra trong lưu vực. Nhiệm vụ dự báo lũ sông Mê Kông: Với đặc tính dòng chảy, hệ thống đo đạc cũng như các công cụ (phần mềm, mô hình toán…) phục vụ dự báo tác nghiệp hiện có của RFMMC. Trong mùa lũ, lưu vực sông Mê Kông, RFMMC có nhiệm vụ dự báo thủy văn tác nghiệp cho 22 trạm đo dọc dòng chính sông Mê Kông với các thời gian dự kiến hạn ngắn (01 - 05 ngày), trung hạn (6 - 15 ngày) và dài hạn (> 16 ngày). VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 107
  7. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Phương pháp dự báo, độ tin cậy: Ngay sau khi được thành lập, Trung tâm quản lý và giảm nhẹ lũ vùng đã nghiên cứu xây dựng và vận hành thử nghiệm hệ thống cảnh bảo, dự báo lũ với tên gọi là “Hệ thống cảnh báo lũ Ủy hội sông Mê Kông” (MRC’s Flood Forecasting System). Hệ thống này đã tích hợp liên hoàn việc khai thác số liệu (thủy văn, khí tượng, vệ tinh), vận hành (chạy) mô hình thủy văn, thủy lực, phát bản tin dự báo, cảnh báo lũ và đánh giá dự báo cho sông Mê Kông FEWS (Forecasting, Evaluation and Early Warning System). Từ năm 2008 đến nay, hệ thống chính thức được vận hành và sử dụng trong dự báo tác nghiệp cho toàn hệ thống sông Mê Kông. Cấu trúc của hệ thống được mô tả trong Hình 1: Hình 1. Sơ đồ mô tả hệ thống FEWS cho sông Mê Kông 3. Đề xuất một số phƣơng án nhằm cập nhật dự báo, thông báo tài nguyên nƣớc từ ngoài chảy vào Việt Nam của lƣu vực Sông Hồng và sông Mê Kông Dựa trên các hiện trạng dự báo trên, báo cáo đề xuất một số phương án cập nhật dự báo, cảnh báo thông báo tài nguyên nước như sau: - Cập nhật, nâng cao công nghệ dự báo với mục tiêu tính toán, dự báo nguồn tài nguyên nước vào Việt Nam. Để thực hiện công tác này cần phải: 108 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
  8. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” + Liên tục cập nhật, các công nghệ tính toán, đo mưa vệ tính, đánh giá cập nhật, các sai số của mưa vệ tinh so với thực tế nhằm nâng cao hơn hiệu quả dự báo. + Cập nhật, bổ sung thông tin, nâng cao hiệu quả của các mô hình thủy văn phân bố dựa trên mưa vệ tinh. + Yêu cầu phân tích các dữ liệu từ ảnh vệ tinh hồ chứa sử dụng mạng trí tuệ nhân tạo để phân tích đánh giá nhận định dòng chảy từ ngoài lãnh thổ. + Các bản tin dự báo tài nguyên nước mới chỉ làm trong nước cần bổ sung thêm thông tin tài nguyên nước ngoài lãnh thổ vào Việt Nam. - Phối hợp với các quốc gia thượng nguồn cung cấp số liệu quan trắc trên lưu vực sông, cũng như các đối tượng lớn khai thác sử dụng nước trên sông; - Bổ sung thêm các vị trí dự báo, thông báo tài nguyên nước trên sông; - Cập nhật hệ thống giám sát hồ chứa. 4. Kết luận Từ thực trạng về công tác dự báo, thông báo tài nguyên nước từ ngoài vào Việt Nam trên lưu vực Sông Hồng và sông Mê Kông, có thể nhận thấy, các thông báo tài nguyên nước mới chỉ dừng ở bản word, đồ thị, chưa đưa ra dưới dạng bản đồ. Hiện nay, chưa có đơn vị nào thực hiện cảnh báo, dự báo tài nguyên nước từ nước ngoài vào Việt Nam. Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia chỉ dự báo thủy văn với các đặc trưng lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình của dòng chảy so với giá trị TBNN trên một số trạm chính trên lưu vực Sông Hồng, ĐBSCL. Viện Quy hoạch Thủy lợi dự báo nguồn nước trong các hồ chứa thủy lợi vùng Bắc Bộ trong đó có lưu vực Sông Hồng. Các bản tin với tiêu chí phục vụ công tác và kế hoạch sử dụng nước trong các công trình thủy lợi. Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam dự báo nguồn nước ĐBSL để phục vụ chỉ đạo sản xuất và điều hành cấp nước cho sản xuất nông nghiệp cho mùa kiệt, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước cho ĐBSCL trong mùa lũ. Tất cả các bản tin chỉ phục vụ công tác dự báo nhiệm vụ của các đơn vị chưa dự báo, nhận định cụ thể tình hình tài nguyên nước từ ngoài lãnh thổ vào Việt Nam. Một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong dự báo tiềm năng nguồn nước đó là các trạm quan trắc tài nguyên nước. Hệ thống mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên nước mặt trên toàn bộ các lưu vực sông ở Việt Nam đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng thiết lập chưa hoàn thiện. Phần lớn các quan trắc tài nguyên nước mặt đều kết hợp lồng ghép với trạm thủy văn và giám sát môi trường không khí và nước. Ngoài ra, việc VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 109
  9. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” quan trắc tài nguyên nước cũng được các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tại các công trình đầu mối thủy lợi hoặc Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện quan trắc tài nguyên nước mặt tại đầu nguồn khi thiết kế các công trình thủy điện. Trong khuôn khổ hợp tác giữa Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia và Ủy hội sông Mê Kông phần mềm trao đổi số liệu Hydmet và một bộ công cụ dự báo FEWS được cài đặt và sử dụng như những công cụ rất thuận lợi trong dự báo mực nước đầu nguồn sông Cửu Long. Tuy nhiên, các công cụ này không được vận hành trên một hệ thống mà chỉ được sử dụng rời rạc từng phần mềm riêng biệt với rất nhiều bước thực hiện thủ công. Tài liệu tham khảo 1. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương. Các bản tin dự báo trên website: nchmf.gov.vn/web/vi-VN/69/148/Default.aspx. 2. Viện QHTL Miền Nam. Các bản tin dự báo trên website: siwrp.org.vn/news/duong-qua-trinh-lu-dong-chinh-me-cong_581.html. 3. Mekong River Commission. http://www.mrcmekong.org/mekong- flood-forecasting. 110 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
  10. Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” OVERVIEW OF FORECAST - INFORMED WATER RESOURCES FLOW INTO VIETNAM IN THE RED RIVER BASIN AND THE MEKONG RIVER BASIN Luu Thi Hong Linh, Nguyen Phuong Anh, Pham Thi Thu Huyen Water Resources Institute - Ministry of Natural Resources and Environment Abtracts More than 60 % of Vietnam's surface water comes from foreign countries. Especially, the water resources of the two Red River and Mekong River basins are strongly influenced by the exploitation and use of water in the upstream countries. In the dry season, over 90 % of the water in the Mekong Delta comes from outside Vietnam. On the Red River in China, there are many reservoirs with strong exploitation since 2010. Warning, forecast and implementation of water resources notification and assessment of impacts due to exploitation and use of upstream water for basins International Rivers are extremely important. It is necessary to study and summarize current water resources forecasting methods and propose new methods suitable to the actual situation. Proceeding with the implementation of notice of water resources in the dry season for large rivers in the country to serve the active exploitation and use of water in order to serve the advisory, proposing water resource policies and timely handling related issues. The paper will analyze and assess the status of implementation of forecasting and announcing water resources into Vietnam in the Red and Mekong River basins. From there, propose some solutions to improve the efficiency of forecasting and announcing water resources in the two river basins. Keywords: Water resources forcasting. VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 111
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2