intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

145
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vĩnh Yên là đô thị phát triển nhanh nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, có nhiều thuận lợi cho việc phát triển đô thị nhờ có hệ thống sông hồ rất phong phú, có Đầm Vạc với diện tích mặt nước khoảng 255 ha là thuỷ vực điều hoà không khí và làm đẹp cảnh quan, đồng thời là nơi tiếp nhận, điều hoà, xử lý nước mưa và nước thải chính của thành phố.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý

Đồng Minh Hùng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 113(13): 83 - 87<br /> <br /> HIỆN TRẠNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CỦA<br /> THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO<br /> CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ<br /> Đồng Minh Hùng*, Nguyễn Thế Hùng<br /> Trường Đại học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Vĩnh Yên là đô thị phát triển nhanh nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, có nhiều thuận lợi cho việc phát triển<br /> đô thị nhờ có hệ thống sông hồ rất phong phú, có Đầm Vạc với diện tích mặt nước khoảng 255 ha<br /> là thuỷ vực điều hoà không khí và làm đẹp cảnh quan, đồng thời là nơi tiếp nhận, điều hoà, xử lý<br /> nước mưa và nước thải chính của thành phố. Nước thải sinh hoạt chủ yếu đã được xử lý trước khi<br /> xả vào Đầm Vạc và một số ao hồ trong nội thị hoặc tự thấm vào đất. Ngoài ra, một số khu tập<br /> trung đông dân cư chưa có hệ thống thu gom và xử lý nên nước thải thường xuyên chảy tràn và<br /> gây ra ô nhiễm môi trường ở một số nơi. Từ thực trạng của hệ thống thoát nước thải của địa<br /> phương cho thấy sự Vĩnh Phúc cần nâng cao công tác quản lý, đầu tư bài bản và đồng bộ hơn nữa<br /> cho hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh yên.<br /> Từ khóa: Nước thải, Nước thải sinh hoạt, Thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt, Môi trường,<br /> Vĩnh Yên.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Trong những năm qua, Vĩnh Yên đang dành<br /> sự ưu tiên cho hệ thống cấp nước phục vụ nhu<br /> cầu thiết yếu về sinh hoạt của người dân. Hệ<br /> thống thoát nước mới chỉ được đầu tư cục bộ<br /> theo dự án và theo công trình. Đặc biệt về mặt<br /> xử lý nước thải, hiện tại chỉ mới có các bể tự<br /> hoại là công trình duy nhất xử lý nước thải<br /> sinh hoạt của các hộ gia đình và công trình<br /> công cộng dịch vụ mà hoàn toàn chưa có<br /> công trình xử lý nước thải đảm bảo yêu cầu<br /> về môi trường. Hơn nữa các bể tự hoại cũng<br /> được xây dựng không theo tiêu chuẩn và<br /> không có cơ quan nào quản lý nên chất lượng<br /> nước thải ra môi trường không kiểm soát<br /> được. Hệ thống cấp nước ở thành phố đã<br /> được cải thiện một cách đáng kể là động lực<br /> để người dân sử dụng công trình vệ sinh dội<br /> nước, cải thiện được môi trường sống nhờ<br /> giảm được hố xí khô nhưng lại làm tăng<br /> lượng nước thải xả ra môi trường.<br /> Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước<br /> thải mặc dù có được quan tâm nhưng vẫn còn<br /> <br /> *<br /> <br /> Tel: 0982056429; Email: hungjbicpmu78@gmail.com<br /> <br /> lạc hậu, xây dựng chắp vá không đồng bộ,<br /> chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển của<br /> thành phố. Sự lạc hậu về hệ thống thoát nước,<br /> thu gom và xử lý nước thải đang tạo ra những<br /> rủi ro lớn về sức khỏe của người dân, đến môi<br /> trường đô thị, cản trở sự phát triển kinh tế xã<br /> hội của thành phố.<br /> Với tình trạng xả thải bừa bãi đã tác động xấu<br /> đến môi trường sinh thái của thành phố Vĩnh<br /> Yên, nguồn nước ngầm và khí hậu ngày càng<br /> bị ô nhiễm nặng nề. Bên cạnh đó, dân số của<br /> thành phố liên tục tăng nhanh, nguồn nước<br /> thải xả ra ngày càng nhiều, người dân sẽ dễ<br /> phát sinh các loại bệnh về hô hấp, tiêu hoá...<br /> úng ngập cũng sẽ gây ảnh hưởng đến đời<br /> sống sinh hoạt của dân cư, giao thông ùn tắc,<br /> hàng năm ngân sách và người dân phải trả phí<br /> để giải quyết hậu quả của việc ngập úng gây<br /> lên sự tốn kém.<br /> Để có phương hướng khắc phục tình trạng<br /> trên, việc đánh giá tình hình thoát nước và xử<br /> lý nước thải sinh hoạt thành phố Vĩnh Yên là<br /> hết sức cần thiết để từ đó đưa ra những giải<br /> pháp khắc phục nâng cao chất lượng quản lý<br /> cũng như đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý<br /> nước thải được đồng bộ.<br /> 83<br /> <br /> Đồng Minh Hùng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> HIỆN TRẠNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ<br /> NƯỚC THẢI CỦA THÀNH PHỐ VĨNH YÊN<br /> Các loại hình thoát nước thải<br /> Thoát nước thải xung quanh nhà<br /> Đối với các khu dân cư kiểu cũ, lâu năm, diện<br /> tích đất ở rộng, nước thải sinh hoạt thường<br /> được chảy tràn tự do ra xung quanh nhà sau<br /> đó nước thải tự thẩm thấu xuống đất mà<br /> không có hệ thống cống thu gom.<br /> Thoát nước thải ra cống xây phía sau nhà<br /> Đối với các khu dân cư mới có quy hoạch hệ<br /> thống thoát nước thải phía sau nhà, nước thải<br /> sinh hoạt một phần được xử lý qua bể tự hoại<br /> rồi đấu nối với cống xây phía sau nhà. Một<br /> phần nước thải khác được thải trực tiếp ra hệ<br /> thống cống này.<br /> Thoát nước qua hệ thống ống thu gom uPVC<br /> Một số khu dân cư xây dựng mới thuộc<br /> phường Khai Quang, do địa chất yếu, đất ở<br /> được quy hoạch trên những khu vực đất<br /> trũng, được đầu tư hệ thống ống thu gom<br /> nước thải bằng ống nhựa uPVC được đỡ bởi<br /> các trụ bêtông cốt thép. Nước thải của mỗi hộ<br /> gia đình được đấu nối vào ống thu gom qua<br /> Tê chờ sẵn.<br /> Thoát nước trực tiếp ra ao/hồ<br /> Đối với các hộ ở gần ao, hồ, đầm, nước thải<br /> sinh hoạt được thoát trực tiếp ra đây, thậm chí<br /> không qua xử lý bằng bể tự hoại.<br /> Thoát nước qua hệ thống mương hở/mương<br /> xuống cấp<br /> <br /> 113(13): 83 - 87<br /> <br /> Một số khu vực nội thành cũ phường Đống Đa,<br /> Ngô Quyền, cống thu gom nước thải được xây<br /> dựng từ lâu, không được cải tạo và nâng cấp,<br /> đầu tư chắp vá nên nước thải được thu gom<br /> qua ống cống nhưng cũng được thải tự do ra<br /> mương hở bên ngoài gây nên ô nhiễm môi<br /> trường nghiêm trọng và mất mỹ quan đô thị.<br /> Mặt khác, do chất lượng xây dựng kém nên<br /> nước thải trong cống rò rỉ ra ngoài lẫn nước<br /> mưa, rác thải tạo nên mùi hôi thối khó chịu.<br /> Thoát nước thải chung với hệ thống thoát<br /> nước mưa.<br /> Một số khu vực thuộc phường Liên Bảo, hệ<br /> thống cống được đầu tư xây dựng thoát nước<br /> mưa chung với thoát nước thải. Nước thải<br /> sinh hoạt được thu gom chung và pha loãng<br /> với nước mưa khi lượng mưa lớn và được<br /> tách riêng bằng các giếng tách khi không mưa<br /> hoặc lượng mưa nhỏ.<br /> Hiện trạng thoát nước thải sinh hoạt hộ gia<br /> đình và hiện trạng hệ thống thoát nước tổ dân<br /> phố được thể hiện trên bảng 1 và 2.<br /> NHẬN XÉT<br /> Hệ thống thoát nước thải hiện trạng ở thành<br /> phố Vĩnh Yên là hệ thống cống chung thoát<br /> nước mưa và thoát nước thải, tập trung chủ<br /> yếu tại trung tâm thành phố cũ và đưa đến các<br /> điểm xả. Các hộ gia đình đấu nối nước thải<br /> trực tiếp tới hệ thống thoát nước hoặc đấu nối<br /> vào các mương thoát nước phía sau nhà. Các<br /> hộ gia đình gần các ao, hồ, đầm xả trực tiếp<br /> vào nguồn tiếp nhận.<br /> <br /> Bảng 1. Hiện trạng hệ thống thoát nước của hộ gia đình<br /> <br /> Các chỉ số<br /> Mương xây<br /> có tấm đan<br /> Hệ thống<br /> thoát nước<br /> chung kiên cố<br /> Tự thấm,<br /> chảy tràn<br /> HT khác<br /> <br /> Khai Quang<br /> Tỷ lệ<br /> Số hộ<br /> (%)<br /> <br /> Các phường nghiên cứu<br /> Liên Bảo<br /> Đống Đa<br /> Tỷ lệ<br /> Tỷ lệ<br /> Số hộ<br /> Số hộ<br /> (%)<br /> (%)<br /> <br /> Ngô Quyền<br /> Tỷ lệ<br /> Số hộ<br /> (%)<br /> <br /> 75<br /> <br /> 34.9<br /> <br /> 71<br /> <br /> 15.9<br /> <br /> 56<br /> <br /> 22.9<br /> <br /> 22<br /> <br /> 11.3<br /> <br /> 224<br /> <br /> 20.3<br /> <br /> 113<br /> <br /> 52.6<br /> <br /> 322<br /> <br /> 72.0<br /> <br /> 163<br /> <br /> 66.5<br /> <br /> 166<br /> <br /> 85.1<br /> <br /> 764<br /> <br /> 69.3<br /> <br /> 20<br /> <br /> 9.3<br /> <br /> 38<br /> <br /> 8.5<br /> <br /> 19<br /> <br /> 7.8<br /> <br /> 5<br /> <br /> 2.6<br /> <br /> 82<br /> <br /> 7.4<br /> <br /> 7<br /> <br /> 3.3<br /> <br /> 16<br /> <br /> 3.6<br /> <br /> 7<br /> <br /> 2.9<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1.0<br /> <br /> 32<br /> <br /> 2.9<br /> <br /> (Nguồn: Báo cáo Kết quả điều tra KTXH dự án Thoát nước và XLNT Vĩnh Yên năm 2012)<br /> <br /> 84<br /> <br /> Tổng cộng<br /> Tỷ lệ<br /> Số hộ<br /> (%)<br /> <br /> Đồng Minh Hùng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 113(13): 83 - 87<br /> <br /> Bảng 2. Hiện trạng hệ thống thoát nước tổ dân phố<br /> Các phường nghiên cứu<br /> Các chỉ số<br /> <br /> Ống cống<br /> bằng bê tông<br /> Rãnh đào đất<br /> Mương hở<br /> Tự thấm<br /> tràn ra đất<br /> Hình thức khác<br /> <br /> Khai Quang<br /> Số<br /> Tỷ lệ<br /> hộ<br /> (%)<br /> <br /> Liên Bảo<br /> Số hộ Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> Đống Đa<br /> Số hộ Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> Ngô Quyền<br /> Số hộ Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> Tổng cộng<br /> Số hộ<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> 180<br /> <br /> 83.7<br /> <br /> 358<br /> <br /> 80.1<br /> <br /> 207<br /> <br /> 84.5<br /> <br /> 182<br /> <br /> 93.3<br /> <br /> 927<br /> <br /> 84.1<br /> <br /> 6<br /> 8<br /> <br /> 2.8<br /> 3.7<br /> <br /> 10<br /> 41<br /> <br /> 2.2<br /> 9.2<br /> <br /> 7<br /> 10<br /> <br /> 2.9<br /> 4.1<br /> <br /> 4<br /> 2<br /> <br /> 2.1<br /> 1.0<br /> <br /> 27<br /> 61<br /> <br /> 2.5<br /> 5.5<br /> <br /> 4.7<br /> <br /> 20<br /> <br /> 4.5<br /> <br /> 12<br /> <br /> 4.9<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1.0<br /> <br /> 44<br /> <br /> 4.0<br /> <br /> 5.1<br /> <br /> 18<br /> <br /> 4.0<br /> <br /> 9<br /> <br /> 3.7<br /> <br /> 5<br /> <br /> 2.6<br /> <br /> 43<br /> <br /> 3.9<br /> <br /> 10<br /> 11<br /> <br /> (Nguồn: Báo cáo Kết quả điều tra KTXH dự án Thoát nước và XLNT Vĩnh Yên năm 2012)<br /> <br /> + Các khu đô thị mới phần nào đã được lắp<br /> đặt hệ thống cống chung, đặc biệt là những<br /> khu vực có cơ quan hành chính cấp tỉnh.<br /> Hệ thống thoát nước thải hộ gia đình được<br /> xây kiên cố chiếm 69,3%. Nước thải hộ gia<br /> đình dẫn vào rãnh/mương có xây tấm đan<br /> chiếm 20,3%, tự thấm/chảy tràn và hình thức<br /> khác là 10,3%. Đây chính là một trong những<br /> nguy cơ khá lớn trong việc lây lan mầm bệnh<br /> ra môi trường xung quanh.<br /> + Đối với hệ thống thu gom nước thải tại địa<br /> bàn cho thấy 84,1% có cống bê tông để nước<br /> thải chảy vào nhưng không có nắp đậy vì vậy<br /> đã gây mùi khó chịu cho người dân. Có 2,5%<br /> số người được hỏi cho rằng thoát nuớc ra rãnh<br /> đất và 5,5% là cho ra mương hở, và 4% số hộ<br /> cho nước thải của gia đình tự chảy ra ngoài<br /> đường để đất tự thẩm thấu.<br /> Từ thực trạng của hệ thống thoát nước thải<br /> của địa phương cho thấy sự đầu tư bài bản và<br /> đồng bộ hệ thống thoát nước và xử lý nước<br /> thải sinh hoạt là rất cấp thiết, đặc biệt khi mật<br /> độ dân số ngày càng gia tăng.<br /> NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT<br /> LƯỢNG QUẢN LÝ<br /> Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý<br /> + Cụ thể hóa các Thông tư, Nghị định hoặc<br /> các quy định của tỉnh về lĩnh vực thoát nước<br /> và xử lý nước thải sinh hoạt và gửi cho<br /> UBND các xã/phường, các tổ dân phố;<br /> <br /> + Thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà<br /> nước về hệ thống thoát nước, xử lý nước thải<br /> và bảo vệ môi trường. Xác định rõ trách<br /> nhiệm, phân cấp quản lý, phân công rõ chức<br /> năng nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác<br /> quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước<br /> thải sinh hoạt từ cấp tỉnh, cấp sở, thành phố,<br /> UBND các xã/phường và Tổ dân phố.<br /> + Thành lập một tổ/đội chuyên trách để quản<br /> lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Tổ<br /> này cần được trang bị một số dụng cụ kiểm<br /> tra chất lượng nước thải, chất lượng hệ thống<br /> thoát nước, đề xuất với UBND thành phố cho<br /> thực hiện nâng cấp, nạo vét hay sửa chữa<br /> cống thoát nước thải.<br /> + Tăng cường công tác kiểm tra, khơi thông<br /> nạo vét tránh tình trạng ngập úng gây ô nhiễm<br /> môi trường. Tần suất thực hiện công việc này<br /> cần tăng lên từ 2-3 lần/năm.<br /> + Tăng cường thanh tra, kiểm tra, có chế tài<br /> xử lý vi phạm đối với những trường hợp xả<br /> nước thải bừa bãi hoặc có hành vi hủy hoại hệ<br /> thống thoát nước thải gây ô nhiễm môi trường<br /> + Báo cáo định kỳ và đột xuất với cán bộ<br /> quản lý của UBND thành phố về tình hình<br /> thoát nước thải để nạo vét, khơi thông tránh<br /> tình trạng ứ tắc, ngập úng;<br /> + Đề xuất xây dựng mới các khu vực chưa có<br /> hệ thống đường ống thoát nước và thu gom<br /> nước thải, nâng cấp hoặc cải tạo, sửa chữa hệ<br /> thống cống thoát nước cũ xuống cấp.<br /> 85<br /> <br /> Đồng Minh Hùng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Đẩy mạnh giám sát thực thi Luật Bảo vệ<br /> Môi trường/Luật Xây dựng<br /> + Tổ chức tập huấn, thông báo những quy<br /> định mới của nhà nước với người dân hiểu<br /> ảnh hưởng của thoát nước và xử lý nước thải<br /> môi trường và đối với con người;<br /> + Thường xuyên kiểm tra, giám sát, có hướng<br /> dẫn cụ thể sử dụng nước sạch và thoát nước<br /> thải sinh hoạt để hạn chế lượng nước thải thải<br /> ra môi trường;<br /> + Cụ thể hóa các quy định xử phạt, khen<br /> thưởng. Thực tế, để thực hiện việc xử phạt là<br /> rất khó khăn<br /> + Cần có chính sách hỗ trợ các hộ gia đình<br /> (cho vay) để xây dựng công trình xử lý nước<br /> thải, hệ thống thoát nước thải sinh hoạt đạt<br /> tiêu chuẩn.<br /> Đẩy mạnh các giải pháp kỹ thuật<br /> + Thực hiện các đồ án quy hoạch đô thị tổng<br /> thể, quy hoạch đô thị chi tiết từng khu vực,<br /> từng lĩnh vực. Trên cơ sở quy hoạch được<br /> duyệt thì các cơ quan chuyên môn triển khai<br /> các lĩnh vực của mình phụ trách.<br /> + Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý<br /> nước thải sinh hoạt tập trung, đồng bộ theo<br /> quy hoạch chung đô thị, quy hoạch sử dụng<br /> đất và quy hoạch môi trường.<br /> + Đầu tư hệ thống máy móc chuyên dụng,<br /> thiết bị hiện đại, máy thông tắc, nạo vét và<br /> thường xuyên kiểm tra khơi thông theo định<br /> kỳ 2 tháng/lần.<br /> + Thành lập các đơn vị, tổ, đội sửa chữa, nạo<br /> vét hệ thống thoát nước thải ở các khu dân cư,<br /> kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra.<br /> + Đối với các khu vực có địa hình trũng, thấp<br /> thì cần xây dựng các bể thu gom có bơm<br /> (trạm bơm chuyển bậc nước thải) để đưa nước<br /> thải về nhà máy xử lý tập trung.<br /> + Cần có sự thống nhất về mẫu thiết kế, kích<br /> thước công trình xử lý phù hợp với số khẩu<br /> của từng gia đình để chất lượng nước thải<br /> sinh hoạt sau xử lý sẽ cơ bản đáp ứng được<br /> tiêu chuẩn đưa ra.<br /> <br /> 86<br /> <br /> 113(13): 83 - 87<br /> <br /> Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức<br /> của người dân<br /> + Quán triệt, phổ biến rộng rãi các quan điểm,<br /> mục tiêu, các chủ trương đường lối, chính<br /> sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về công<br /> tác bảo vệ môi trường đến toàn thể cán bộ,<br /> đảng viên, công nhân viên và đông đảo quần<br /> chúng nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên.<br /> Tạo thành dư luận xã hội lên án nghiêm khắc<br /> đối với các hành vi xả nước thải bừa bãi gây<br /> mất vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường, xử<br /> phạt nghiêm đối với người vi phạm.<br /> + Xây dựng tiêu chí chuẩn mực về vấn đề<br /> thoát nước và xử lý nước thải liên quan đến ô<br /> nhiễm môi trường để đánh giá mức độ bảo vệ<br /> môi trường của từng gia đình, khu phố, tập<br /> thể, cá nhân, cán bộ, đảng viên...<br /> + Nâng cao năng lực công tác tuyên truyền<br /> thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt của hộ<br /> gia đình, cơ sở xản xuất kinh doanh của mình;<br /> đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước<br /> thải hợp vệ sinh với mục tiêu bảo vệ bảo vệ<br /> chính mình và bảo vệ cộng đồng; có sự phối<br /> kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng<br /> với Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể<br /> trong nhân dân với các cơ quan thông tin đại<br /> chúng nhằm tuyên truyền rộng rãi trong cán<br /> bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên...sử dụng<br /> nước tiết kiệm, vừa tiết kiệm nguồn tài<br /> nguyên thiên nhiên có hạn, vừa hạn chế lượng<br /> nước thải ra môi trường.<br /> + Tuyên truyền để người dân nâng cao tinh<br /> thần tự giác, giữ gìn, khơi thông dòng chảy,<br /> khơi thông hệ thống thoát nước xung quanh<br /> khu vực mình sinh sống, hình thành và phát<br /> triển các điển hình tiên tiến trong hoạt động<br /> bảo vệ môi trường. Cần chú trọng xây dựng<br /> và thực hiện hương ước, quy định, cam kết<br /> bảo vệ môi trường; phát triển các mô hình<br /> cộng đồng dân cư tự quản hệ thống thoát<br /> nước và xử lý nước thải.<br /> <br /> Đồng Minh Hùng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường:<br /> http://www.monre.gov.vn<br /> [2]. Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc:<br /> http://www.vinhphuc.gov.vn<br /> [3]. Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc năm<br /> 2010 “Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh<br /> Phúc” năm 2010.<br /> <br /> 113(13): 83 - 87<br /> <br /> [4]. UBND tỉnh Vĩnh Phúc “Dự án Cải thiện Môi<br /> trường Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” năm 2011.<br /> [5]. UBND thành phố Vĩnh Yên “Báo cáo tổng<br /> hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội<br /> thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020 và tầm nhìn<br /> đến năm 2030”.<br /> <br /> SUMMARY<br /> CURRENT STATUS OF WATER AND LIVING WASTEWATER TREATMENT<br /> OF VINH YEN CITY, VINH PHUC PROVINCE SOLUTIONS AND IMPROVE<br /> QUALITY MANAGEMENT<br /> Dong Minh Hung*, Nguyen The Hung<br /> College of Agriculture and Forestry – TNU<br /> <br /> Vinh Yen is the fastest growing city of Vinh Phuc province, has many advantages for urban<br /> development through systematic abundant lakes, has Dam Vac with area of approximately 255 ha<br /> of water surface area for air regulation, is a beautiful scenery of the city and the region. Currently,<br /> Dam Vac is a place to receive rainwater and wastewater of the city. Domestic wastewater is mostly<br /> discharged into Dam Vac and lakes in urban of the city or self-absorbed into the soil. In addition, a<br /> number of densely populated areas have no sewerage and wastewater system, domestic wastewater<br /> often runoff and causes serious environmental pollution. Sewerage and wastewater treatment<br /> system of Vinh Yen city plays an important role for people's living environment, contributing<br /> significantly in the socio-economic development of the city.<br /> Keywords: Wastewater, Wastewater, Sewerage and waste water treatment, Environment, Vinh Yen.<br /> <br /> Ngày nhận bài: 02/7/2013; Ngày phản biện: 22/8/2013; Ngày duyệt đăng: 18/11/2013<br /> Phản biện khoa học: TS. Hà Xuân Linh – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> *<br /> <br /> Tel: 0982056429; Email: hungjbicpmu78@gmail.com<br /> <br /> 87<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2