intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện trạng và giải pháp của việc học và dạy văn trong nhà trường hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

28
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả khảo sát về hiện trạng đời sống văn học Đồng bằng sông Cửu Long cho biết, hiện nay học sinh và phụ huynh học sinh ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không thích học văn. Từ kết quả khảo sát và tình hình thực tế ở một số trường phổ thông và địa phương Đồng bằng sông Cửu Long, bài viết đề xuất giải pháp cho việc học và dạy văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện trạng và giải pháp của việc học và dạy văn trong nhà trường hiện nay

  1. HIỆN TRẠNG VÀ Trung tâm Văn học và GIẢI PHÁP CỦA Ngôn ngữ học, Viện Khoa VIỆC HỌC VÀ học xã hội vùng Nam Bộ DẠY VĂN TRONG NHÀ TRƢỜNG Điện thoại: 0903 883 823 HIỆN NAY Email: (Từ kết quả khảo sát nguyenkhasg@gmail.com ở các tỉnh Đồng bằng TS. NGUYỄN VĂN KHA sông Cửu Long) TÓM TẮT Kết quả khảo sát về hiện trạng đời sống văn học Đồng bằng sông Cửu Long cho biết, hiện nay học sinh và phụ huynh học sinh ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không thích học văn. Từ kết quả khảo sát và tình hình thực tế ở một số trƣờng phổ thông và địa phƣơng Đồng bằng sông Cửu Long, bài viết đề xuất giải pháp cho việc học và dạy văn. Từ khoá: học và dạy văn, đồng bằng sông Cửu Long ABSTRACT The status quo and solutions to Literature learning and teaching in schools (based on the result from surveys in Mekong Delta region) The result from surveys carried out in Mekong Delta region shows that the local students and their parents are not interested in the idea of learning Literature and Language arts. Predicated on the result and the practical situation in some regional high schools, the article suggests measures for teaching and learning the subject of Literature and Language arts. Key words: Teaching and learning Literature and Language arts, Mekong Delta region 1. Việc dạy Văn là việc của nhà trƣờng, điều này ai cũng rõ. Môn Văn đƣợc đƣa vào làm môn học chính trong nhà trƣờng phổ thông vừa đáp ứng yêu cầu về tri thức (“Văn học là nhân học”) vừa gắn với truyền thống văn chƣơng của dân tộc Việt Nam. 802
  2. Sự sa sút của việc dạy Văn và học Văn trong nhà trƣờng đã dẫn đến sự khuyết hãm về tri thức khoa học nhân văn của thế hệ trẻ đƣợc đào tạo trong nhà trƣờng. Đây sẽ là một thiếu hụt không bù đắp nổi, làm yếu đi nguồn nhân lực của đất nƣớc trong thực tế đào tạo nguồn nhân lực của nƣớc ta hiện nay. Kết quả khảo sát về hiện trạng đời sống văn học Đồng bằng sông Cửu Long[1] của nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ[2], thăm dò bằng bảng hỏi với 828 ngƣời tại 4 địa phƣơng ở tiểu vùng ĐBSCL, bao gồm Bến Tre, An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ cho biết: hỏi chuyện 58 học sinh trung học cơ sở (THCS) và 106 học sinh trung học phổ thông (THPT), chỉ có 13 học sinh THCS (22,4%) và 31 học sinh THPT (29,2%) thích thú đọc thêm các tác phẩm văn học. Số học sinh có đọc thêm tác phẩm văn học nhƣng đọc rất ít chiếm tỉ lệ 36,2 % (THCS) và 47, 2% ( THPT). 6,9% học sinh THCS không quan tâm đến tác phẩm văn học ngoài chƣơng trình (xem Bảng 1. a,b). Sở thích đọc truyện tranh của các em qua tham dò với con số đáng lƣu ý: 14/58 (THCS – 24,1%) và 13/106 (THPT – 12,3%). Các em càng lớn càng ít đọc truyện tranh, đọc tác phẩm văn học tăng lên. Trong tƣơng quan chung giữa đọc tác phẩm văn học với niềm say mê (thích thú khi đọc) với việc có đọc nhƣng chỉ đọc ít (không say mê, hứng thú), giữa đọc sách văn học và đọc truyện tranh, số liệu thống kê cho thấy học sinh BSCL ít say mê đọc sách văn học. Ít đọc sách văn học không phải các em không có thì giờ. Số em cho biết, muốn đọc nhƣng không có thì giờ chỉ chiếm 7,5 đến 10,3%. Nguyên nhân chính yếu nhất là học sinh không thích học Văn. Cô Loan, giáo viên dạy Văn ở trƣờng THCS xã Cẩm Sơn (huyện Mỏ cày, tỉnh Bến Tre) cũng có một nhận xét tƣơng tự. Theo cô Loan, học sinh ở địa phƣơng không thích học Văn. Thời gian rỗi, học sinh thƣờng vào mạng internet. Bố mẹ học sinh cũng không thích cho con học Văn[3]. Họ đầu tƣ cho con học các môn tự nhiên để sau này theo học các ngành kỹ thuật kiếm đƣợc nhiều tiền. Từ quan niệm của các bậc phụ huynh, đến tác động của môi trƣờng, dẫn đến việc dạy và học Văn thiếu sinh khí. Hệ quả là kết quả học tập của học sinh ĐBSCL về môn Văn thấp. Kết quả thi tốt nghiệp năm học 2008 – 2009 ở một số trƣờng ở khu vực ĐBSCL nhƣ Đồng Tháp, An Giang đã phản ánh trung thực tình trạng học văn của học sinh khu vực này. Bảng 1: Môn Văn có giúp tìm đọc tác phẩm ngoài chƣơng trình? a. Học sinh THCS Giới tính Total 803
  3. Nam Nữ n % n% n% Việc học môn thích thú đọc văn có giúp em thêm các tác 725.0% 620.0% 13 22.4% tìm đọc các tp phẩm văn hoc vh Có đọc thêm 1 932.1% 40.0% 21 36.2% nhƣng rất ít 2 Chỉ đọc thêm 725.0% 723.3% 14 24.1% truyện tranh Muốn đọc nhƣng không có 310.7% 310.0% 6 10.3% thì giờ Không quan tâm đến tp vh 27.1% 2 6.7% 4 6.9% ngoài chƣơng trình Total 2 3 100.0% 100.0% 58 100.0% 8 0 Nguồn: Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ (2008 – 2010), Hiện trạng đời sống văn học Đồng bằng sông Cửu Long (đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ). b. Học sinh THPT Giới tính Total Nam Nữ % % % Việc học môn Thích thú đọc 1 1 văn có giúp em thêm tp vh 28.6% 29.8% 31 29.2% 4 7 tìm đọc tp vh 804
  4. Có đọc thêm tp 2 46.9% 27 47.4% 50 47.2% vh nhƣng rất ít 3 Chỉ đọc thêm 816.3% 5 8.8% 13 12.3% truyện tranh Muốn đọc nhƣng không có 2 4.1% 6 10.5% 8 7.5% thì giờ Không quan tâm đến tp vh 2 4.1% 2 3.5% 4 3.8% ngoài chƣơng trình Total 4 100.0% 57 100.0% 106 100.0% 9 Nguồn: Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ (2008 – 2010), Hiện trạng đời sống văn học Đồng bằng sông Cửu Long (đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ). Việc chán học Văn, thậm chí coi thƣờng môn Văn trong nhà trƣờng hiện nay đã dẫn đến một hậu quả không hiếm gặp là, có ngƣời đã tốt nghiệp đại học mà viết Văn còn sai lỗi chính tả, viết câu còn sai. Thậm chí có những sinh viên học ngành tự nhiên, khi làm khóa luận tốt nghiệp lại không viết nổi lời cảm ơn ở trang đầu của khóa luận. Thậm chí viết đơn xin làm khóa luận lại thành lời cảm ơn thầy giáo đã giúp mình hoàn thành khóa luận. Tình hình dạy và học Văn sa sút nhƣ trên nhƣng hiện nay nhà trƣờng vẫn chƣa có giải pháp hữu hiệu để lấy lại sinh khí cho môn học, mang lại hứng thú cho ngƣời học về môn học vốn gắn với truyền thống trọng văn chƣơng của dân tộc Việt Nam. Lạ thật! Trong khi ai cũng nhận thấy là môn Văn dẫu không thể làm cho ngƣời ta kiếm nhiều tiền, nhƣng ai cũng thấy “Văn” (trong nghĩa rộng) đƣợc ứng dụng rất phổ biến. Dẫu xã hội hiện đại mọi thủ tục văn bản đã đƣợc đơn giản hóa, có các biểu mẫu làm sẵn nhƣng ai cũng thấy rằng để thăng tiến trong xã hội, không thể “mù tịt” về “Văn”. Từ yêu cầu thực tế đơn giản nhất là soạn thảo một văn bản cũng cần sự sáng sủa rõ ràng về văn vẻ, đến kiến thức khoa học kỹ thuật cũng cần sự diễn đạt của câu chữ, của “Văn”. Và hiểu nhƣ thế thì “Văn” đâu phải không cần thiết cho con ngƣời trong hoàn cảnh kinh tế thị trƣờng? 2. 805
  5. Nền kinh tế thị trƣờng tạo ra sự cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa (trong đó có hàng hóa là sản phẩm văn hóa nghệ thuật). Giữa biển thông tin của thị trƣờng sách văn học, sự quảng bá của đội ngũ thầy cô giáo, trong đó các thầy cô giáo dạy Văn, những ngƣời đƣợc đào tạo tử tế, có hiểu biết căn bản về văn chƣơng là một kênh quảng bá rất đáng tin cậy. Trong cuộc điều tra về tình hình thƣởng thức văn học của công chúng ĐBSCL, hỏi chuyện 828 ngƣời về nguồn ảnh hƣởng để bản thân tìm đến với văn học, có đến 45,5% ngƣời đƣợc hỏi cho rằng thầy cô giáo là nhân tố chủ yếu truyền cho họ tình yêu văn học. Đây là một thông in rất đáng lạc quan trong tình hình thƣởng thức và tiếp nhận văn học trong cơ chế thị trƣờng. Hiểu nhƣ thế, trong tình hình phức tạp của thị hiếu tiếp nhận văn học của công chúng, trong đó có học sinh các bậc học ở trƣờng phổ thông, vai trò của ngƣời giáo viên dạy Văn hết sức quan trọng. Trong thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với nhiều giáo viên từ cấp 2 đến cấp 3. Điều nhận đƣợc trƣớc tiên từ tâm sự của những ngƣời đứng trên bục giảng để giữ ngọn lửa tình yêu văn chƣơng cho học sinh là sự đam mê, tâm huyết với văn chƣơng. Có ngƣời là hội viên câu lạc bộ (CLB) văn học trong nhà trƣờng phổ thông, có ngƣời tốt nghiệp cao đẳng rồi tự học để lấy bằng cử nhân văn chƣơng, có ngƣời là hội viên hội văn học nghệ thuật ở địa phƣơng. Đồng lƣơng nhà giáo eo hẹp nhƣng họ vẫn dành dụm tiền để mua sách văn học, hoặc đi học thêm qua các khóa đào tạo (nhƣ đào tạo từ xa của Đại học Huế, chƣơng trình đào tạo thạc sĩ của các trƣờng đại học tại TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đại học Vinh,…). Chí tiến thủ trong nghề nghiệp của các giáo viên dạy Văn ở ĐBSCL đã nói lên một điều: trong hòan cảnh mới, ngƣời giáo viên dạy Văn vẫn là ngƣời chiến sĩ tiên phong trên măt trận văn hóa. Ý thức đƣợc sức mạnh của văn chƣơng trong việc bồi dƣỡng tâm hồn, tình cảm, xây dựng nhân cách con ngƣời Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập với thế giới, càng thấy quý trọng những con ngƣời thầm lặng đứng trên bục giảng hôm nay để nói về văn chƣơng, đánh thức tình cảm lành mạnh, trong sáng của học sinh trƣớc những quan hệ đời sống dễ bề cuốn hút tuổi trẻ chạy theo thị hiều tầm thƣờng, thiển cận. Tình hình dạy và học Văn vừa qua ở khu vực ĐBSCL và một số nơi khác trong cả nƣớc có sa sút (kết quả kỳ thi tốt nghiệp phổ thông tháng 7 năm 2009 ở các địa phƣơng nhƣ Đồng Tháp, An Giang đã chứng tỏ điều này) là một vấn đề cần báo động về dạy và học Văn. Một tình trạng đáng buồn là việc dạy Văn, học Văn hiện nay trong nhà trƣờng chỉ một mình giáo viên Văn chèo chống, không có sự phối hợp với các bộ môn khác, lại càng không tìm đƣợc sự ủng hộ của bên ngoài xã hội. 3. 806
  6. Một vùng đất giàu tiềm năng văn chƣơng nhƣ ĐBSCL không thể nói là học sinh không có năng lực học Văn. Vậy thì hƣớng giải quyết cho vấn đề dạy và học Văn hiện nay nhƣ thế nào? Đây là vấn đề vƣợt quá khả năng của tác giả bài viết, nếu không nói là “lực bất tòng tâm”. Tác giả thử đề xuất giải pháp cho sự bế tắc của việc dạy và học Văn ở trƣờng phổ thông. Theo chúng tôi, phải xã hội hóa môn Văn. Nếu nhƣ môn Lịch sử ở trƣờng phổ thông cần đựợc chấn hƣng thì môn Văn trong nhà trƣờng hiện nay cần phải đƣợc xã hội hóa. - Việc xã hội hóa môn học này, thứ nhất, không nên bó hẹp việc học Văn chỉ ở việc giảng dạy trên lớp. Quá chú trọng việc giảng dạy trên lớp dẫn đến nhồi nhét kiến thức sách vở. Cho nên cần đa dạng hóa hình thức học (sinh hoạt CLB, sáng tác, giao lƣu với nhà văn…). Cách làm này ở trƣờng phổ thông đã áp dụng nhƣng chƣa phát huy hiệu quả trong thực tế. - Thứ hai, nhƣ trên đã trình bày thì dạy Văn (theo nghĩa rộng) không chỉ dạy về tri thức văn chƣơng mà dạy cả cách diễn đạt, dạy về hành văn,… để ngƣời học biết cách diễn đạt hay, sinh động về điều mình muốn nói. Hiểu theo nghĩa này thì học Văn là học suốt đời. Bởi vì cuộc sống cần giao tiếp, cần diễn đạt để hiểu nhau, để nắm thông tin thì Văn là phƣơng tiện luôn luôn đồng hành cùng cuộc sống con ngƣời. Các cụ nói “văn ôn võ luyện” cũng có cách hiểu là nhƣ thế. Hiểu nhƣ thế thì không nên phó thác việc dạy Văn, rèn về văn chƣơng cho thầy cô giáo dạy môn Văn mà các giáo viên trong nhà trƣờng, cả xã hội đều phải có ý thức rèn giũa về Văn cho con em của mình. Ngƣời giáo viên trong nhà trƣờng phải ý thức đƣợc rằng nếu học sinh tốt nghiệp phổ thông mà không viết nổi một bức thƣ cho bạn, hay không viết đƣợc một lá đơn xin việc thì đó là lỗi của nhà trƣờng chứ không chỉ là lỗi của giáo viên phụ trách bộ môn Văn. Vì sao vậy, bởi vì ngƣời không biết cách diễn đạt tình cảm của mình, nguyện vọng của mình trong một bức thƣ hay một lá đơn thì họ cũng không biết cách diễn đạt phần lý thuyết để giải một bài Toán, không thể trình bày rõ ràng kiến thức về các môn học nhƣ Sinh vật, Lịch sử, Địa lý… Thế thì tại sao họ lại tốt nghiệp đƣợc[4]? Từ thực tế trên đây, rõ ràng để học sinh học tốt môn Văn rất cần sự nghiêm khắc của giáo viên trong nhà trƣờng với các lỗi về văn phạm của học sinh. - Thứ ba, chƣơng trình văn học ở trƣờng phổ thông hiện nay đã có một phần chƣơng trình dành cho Văn học địa phƣơng. Nếu biết vận dụng tốt chƣơng trình này thì đây là nơi nhà trƣờng có dịp xã hội hóa môn Văn. Thực tế hiện nay, có Sở Giáo dục triển khai chƣơng trình này chỉ phó thác cho giáo viên phụ trách bộ môn, để mặc họ muốn dạy ai (tác giả), dạy thế nào (cách trình bày) thì dạy. Trong khi ở mỗi địa phƣơng hiện nay có một Hội Văn học nghệ thuật, lực lƣợng sáng tác văn học rất đông đảo. Sở 807
  7. Giáo dục cần đặt vấn đề dạy Văn học địa phƣơng với Phân hội Văn học để phối hợp, cùng nghĩ cách làm, tạo hứng thú cho học sinh từ hoạt động này Trong dịp đi thực tế ở thị xã Châu Đốc (tỉnh An Giang), chúng tôi đƣợc nghe kể lại cách làm của Trƣờng THPT Thủ Khoa Nghĩa về việc xã hội hóa môn Văn trong nhà trƣờng rất hay. Từ hoạt động sáng tác, sinh hoạt văn học ở một CLB (lúc đầu do một vài giáo viên trong trƣờng khởi xƣớng), phong trào sáng tác và hoạt động văn học (diễn kịch, ngâm thơ…) do CLB của trƣờng phát động đã tạo hứng thú về việc học môn Văn cho học sinh trong toàn trƣờng. Học sinh tham gia CLB văn học đông đảo, cổ vũ lẫn nhau, tạo ra không khí sôi nổi, thích thú trong sáng tác và các sinh họat văn học. Không chỉ thầy cô giáo dạy Văn thăm gia sáng tác và sinh hoạt trong CLB văn học mà còn có sự tham gia của các thầy cô giáo bộ môn khác trong nhà trƣờng. Cách làm của giáo viên và học sinh Trƣờng THPT Thủ Khoa Nghĩa làm cho không khí học tập và sáng tác văn học đƣợc lan rộng. Học sinh cũng nhƣ giáo viên không còn coi thƣờng môn Văn. Câu lạc bộ của trƣờng đƣợc sự ủng hộ của Phân hội Văn học nghệ thuật thị xã Châu Đốc, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh An Giang. Chính giải thƣởng Thủ Khoa Nghĩa của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh An Giang bây giờ đƣợc bắt đầu từ giải thƣởng của CLB văn học Trƣờng THPT Thủ Khoa Nghĩa. Môn Văn trong Trƣờng THPT Thủ khoa Nghĩa với hoạt động nhƣ trên đã mang lại hứng thú cho giáo viên, học sinh trong trƣờng. Chất lƣợng học Văn của học sinh trƣờng Thủ Khoa Nghĩa vì thế đƣợc nâng lên. Đây chỉ là cách làm của Trƣờng THPT Thủ Khoa Nghĩa kết hợp với Hội văn học nghệ thuật tỉnh An Giang. Có thể còn có nhiều cách làm hay của các trƣờng khác, nhằm tạo ra hứng thú, khơi dậy niềm đam mê học Văn cho học sinh. Trƣớc thực tế môn Văn trong nhà trƣờng không gây hứng thú cho con em khi học trên lớp, chất lƣợng học sinh học môn Văn sa sút nghiêm trọng nhƣ hiện nay, môn Văn cần đƣợc sự ủng hộ, đồng thuận của toàn xã hội để lấy lại sinh khí cho môn học, mang lại hiệu quả thiết thực cho việc đào tạo nguồn nhân lực của đất nƣớc trong hoàn cảnh mới. Chú thích: 1 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ do Tiến sĩ Nguyễn Văn Kha làm chủ nhiệm, thực hiện từ 2008 – 2010. 2 . Nay là Viện Khoa học xã hội Vùng Nam Bộ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 3 Trả lời câu hỏi “Thƣởng thức văn học giúp thu họach gì?”, chỉ có 52/827 ngƣời (6.3%) cho rằng thƣởng thức văn học là để yêu và học tốt môn Văn. 808
  8. 4 Chuyện học sinh không đạt chuẩn ở trƣờng phổ thông vẫn tốt nghiệp còn nhiều lý do khác mà vừa qua Bộ Giáo dục và đào tạo đã chấn chỉnh với chủ trƣơng “2 không”. 809
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2