intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện tượng lóng trên báo chí nhìn từ bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

69
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, dư luận xã hội quan tâm nhiều đến tình hình phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là cách dùng tiếng Việt của giới trẻ. Để thích nghi được với sự năng động của cuộc sống, tiếng Việt buộc phải mở rộng và phát triển vốn từ sẵn có. Đây là một xu hướng của ngôn ngữ nói chung. Hiện nay, trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có một dạng ngôn ngữ xuất hiện khá phổ biến đó là tiếng lóng (Slang).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện tượng lóng trên báo chí nhìn từ bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa

Phạm Thị Thu Hoài<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 80(04): 25 - 30<br /> <br /> HIỆN TƯỢNG LÓNG TRÊN BÁO CHÍ<br /> NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA<br /> Phạm Thị Thu Hoài*<br /> Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Hiện nay, dư luận xã hội quan tâm nhiều đến tình hình phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là cách dùng<br /> tiếng Việt của giới trẻ. Để thích nghi được với sự năng động của cuộc sống, tiếng Việt buộc phải<br /> mở rộng và phát triển vốn từ sẵn có. Đây là một xu hướng của ngôn ngữ nói chung. Hiện nay,<br /> trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có một dạng ngôn ngữ xuất hiện khá phổ biến đó là tiếng<br /> lóng (Slang). Kể từ khi hình thành, tiếng lóng đã bị coi là “lệch chuẩn” không được khuyến khích<br /> sử dụng. Nhưng đến nay lối nói “lóng hoá” đang có cơ hội phát triển rộng rãi. Trong phạm vi bài<br /> viết này, chúng tôi chỉ xin luận bàn về “hiện tượng lóng” nhìn từ bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa<br /> xuất hiện trên báo chí dành cho giới trẻ.<br /> Từ khóa: ngôn ngữ, báo chí, tiếng lóng, lệch chuẩn, ngữ pháp và ngữ nghĩa<br /> <br /> 1. Qua khảo sát các chuyên mục tin tức cập<br /> nhật, văn học nghệ thuật, thông tin giải trí,<br /> …và các chuyên mục khác cho thấy: với số<br /> lượng 165 số báo Hoa học trò và 85 số báo<br /> Thế giới học đường đã thống kê được 602<br /> hiện tượng lóng. Trong đó hiện tượng lóng<br /> xuất hiện nhiều dưới dạng cấu tạo ngôn từ<br /> bao gồm từ, cụm từ, câu với số lượng 551, và<br /> dưới dạng mật mã là 23 ký tự ( tương ứng với<br /> 23 chữ cái trong tiếng Việt), và 28 ký hiệu lóng<br /> biểu hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau.*<br /> Bảng 1. Thống kê các dạng thức của hiện tượng lóng<br /> Từ<br /> <br /> Cụm<br /> từ<br /> 98<br /> <br /> Câu Mật mã<br /> <br /> Hiện<br /> 431<br /> 22<br /> 23<br /> tượng<br /> lóng 71,6 % 16,3 % 3,65% 3,8 %<br /> <br /> Ký<br /> hiệu<br /> 28<br /> 4,65%<br /> <br /> Việc các nhà báo trẻ sử dụng các hiện tượng<br /> lóng với tần số khác nhau, điều này không phải<br /> là một sự ngẫu nhiên mà là một việc làm có<br /> chủ ý, nhằm đạt được mục đích diễn đạt. Qua<br /> khảo sát, thống kê chúng tôi tiến hành tìm hiểu<br /> cấu tạo ngữ pháp của hiện tượng lóng.<br /> 1.1 Hiện tượng lóng trên báo chí nhìn từ<br /> bình diện ngữ pháp<br /> 1.1.1 Hiện tượng lóng có cấu tạo là từ, cụm từ<br /> Qua số liệu khảo sát cho thấy, con số hiện<br /> tượng lóng cấu tạo là từ, cụm từ lên tới 529,<br /> *<br /> <br /> trong đó hiện tượng lóng cấu tạo là từ chiếm<br /> 431 tương ứng với 71,5 %. Tiếp tục phân tích<br /> chúng tôi nhận thấy trong 431 hiện tượng<br /> khảo sát được có tới 262 hiện tượng được cấu<br /> tạo bởi các từ đơn, chiếm 43,52%.<br /> Bảng 2. Thống kê hiện tượng lóng cấu tạo là từ<br /> Kiểu loại<br /> từ vựng<br /> Danh từ<br /> Động từ<br /> Tính từ<br /> Đại từ<br /> Tổng<br /> <br /> Số lượng<br /> khảo sát<br /> <br /> Chiếm tỷ lệ (%)<br /> 59<br /> 103<br /> 89<br /> 11<br /> 262<br /> <br /> 22,5 %<br /> 39,3 %<br /> 34 %<br /> 4,2 %<br /> 100 %<br /> <br /> Qua bảng khảo sát cho thấy, với cấu tạo là các<br /> từ đơn, hiện tượng lóng là động từ có tỷ lệ %<br /> cao nhất với 103 từ chiếm 39,3 %<br /> Ví dụ: “Trong lúc hai đứa vẫn còn đang tám<br /> đủ thứ chuyện…”. (HHT,Số 732, T43,2007);<br /> (tám: bàn tán đủ thứ chuyện không có chủ đề<br /> rõ ràng).<br /> Đứng ở vị trí thứ 2 là các hiện tượng lóng<br /> được cấu tạo bởi các tính từ, với số lượng 89<br /> từ chiếm tỷ lệ 34 %.<br /> Ví dụ: “Nó không tồ, gà thì càng không”.<br /> (HHT,Số 681, T15,2007); (gà = ngốc nghếch,<br /> không biết gì).<br /> Ví dụ: “Thầy cứ cật lực tua mặc cho những<br /> khuôn mặt thẫn thờ mệt mỏi…”(TGHĐ,Số<br /> 69, T11, 2009) (tua = tốc độ nói không ngừng<br /> nghỉ, không để ý đến đối tượng tiếp nhận).<br /> 25<br /> <br /> Phạm Thị Thu Hoài<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Hiện tượng lóng có cấu tạo là danh từ với số<br /> liệu thống kê được là 59 từ chiếm 22,5 %.<br /> Ví dụ: “ Dế càng xịn càng làm chủ máy dễ<br /> xao nhãng trong lớp học”.(HHT,Số 725, T13,<br /> 2007); (dế : điện thoại di động).<br /> Ví dụ: “ Theo sao vào quán…” (TGHĐ,Số 59,<br /> T33,2009); (sao: người nổi tiếng).<br /> Hiện tượng lóng là đại từ xuất hiện hạn chế<br /> hơn cả, với số liệu thu thập được là 11 từ<br /> chiếm 4,2 %.<br /> Ví dụ: Chuyên mục “Sao sáng học đường” :“<br /> …9x sống trẻ nghĩ lớn”. (TGHĐ,Số 59,<br /> T6,2009); (9X: thế hệ sinh năm từ 1990 -1999).<br /> Bên cạnh hiện tượng lóng được cấu tạo bởi<br /> các từ đơn, trong cách diễn đạt của ngôn ngữ<br /> báo chí hiện tượng lóng xuất hiện khá phong<br /> phú dưới hình thức là những từ ghép. Kết quả<br /> khảo sát thu được có 137 từ ghép, chiếm tỷ lệ<br /> 22,75%.<br /> Ví dụ: “ Bạn đã từng bị gọi là quá nhạy cảm,<br /> thậm chí là mít ướt hoặc mèo ướt”. (HHT,Số<br /> 728, T14,2007); (“mít ướt” hoặc “mèo ướt”:<br /> hay khóc nhè).<br /> - Xét về mặt hình thức cấu tạo, hiện tượng<br /> lóng còn được cấu tạo dưới dạng các phương<br /> thức láy (có thể là láy bộ phận hoặc láy toàn<br /> bộ). Qua khảo sát, trong 602 hiện tượng thu<br /> thập được trên báo chí, có 32 từ được cấu tạo<br /> bằng các từ láy chiếm 5,31 % và phổ biến là<br /> láy phụ âm đầu.<br /> Ví dụ: Chuyên mục Những trái tim đang lớn:<br /> “Thực ra thì tý hon có hơi rung rinh một<br /> tẹo”.(HHT,Số 733, T10,2007); (rung rinh =<br /> thích thích).<br /> Trường hợp láy toàn bộ như:<br /> Ví dụ: “Nội dung cần điền xiêm xiêm nhau<br /> mà”.(TGHĐ,Số107, T12,2010); (xiêm xiêm =<br /> gần giống).<br /> Cùng với hiện tượng lóng được cấu tạo là từ,<br /> các hiện tượng lóng được cấu tạo là cụm từ<br /> cũng được sử dụng phổ biến, tuy nhiên về số<br /> lượng thống kê cụm từ lóng hiện đang tồn tại là<br /> chưa cao. Các hiện tượng lóng này được cấu tạo<br /> dưới hai hình thức: cụm từ lóng đẳng lập và<br /> cụm từ lóng chính phụ. Trong đó cụm đẳng lập<br /> chiếm 6,32 %, cụm chính phụ chiếm 9,97 %.<br /> 26<br /> <br /> 80(04): 25 - 30<br /> <br /> Cụm từ ghép chính phụ:<br /> Ví dụ: “Bạn đã có quân sư quạt điện mách<br /> nước vui vui về những cơ hội thành công<br /> chưa nhỉ? ”(TGHĐ,Số 86, T6,2009); (quân sư<br /> quạt điện = người tư vấn). Trong đó: “quân<br /> sư” là thành tố chính, “quạt điện” thành tố<br /> phụ tạo nên từ ghép.<br /> Cụm từ ghép đẳng lập:<br /> Ví dụ: “ Những ai chạy theo xu hướng đã phải<br /> rửa tay gác bút dành lại thị trường cho những<br /> nhạc sĩ trẻ”.( TGHĐ,Số 47, T32,2009); “rửa<br /> tay” và “gác bút” có quan hệ ngang hàng về mặt<br /> ngữ pháp, mang ý nghĩa tạm dừng hành động).<br /> Bảng 3. Thống kê hiện tượng lóng cấu tạo là từ, cụm từ<br /> Từ<br /> <br /> Cụm từ<br /> Cụm<br /> Cụm<br /> Từ đơn Từ ghép Từ láy<br /> đẳng lập chính phụ<br /> Hiện<br /> 262<br /> 137<br /> 32<br /> 38<br /> tượng<br /> lóng 43,52 % 22,75 % 5,31% 6,32 %<br /> <br /> 60<br /> 9,97 %<br /> <br /> 1.1.2 Hiện tượng lóng có cấu tạo là câu<br /> Dựa vào mục đích thông báo, hiện tượng lóng<br /> có thể tồn tại dưới nhiều hình thức: câu trần<br /> thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán,<br /> câu tỉnh lược.<br /> 1.1.2.1 Hiện tượng lóng có dạng câu trần thuật<br /> Hiện tượng lóng dưới dạng câu trần thuật<br /> chiếm tỷ lệ khá cao. Ngoài những câu trần<br /> thuật thông thường, còn sử dụng kết hợp<br /> nhiều phương thức không theo khuôn mẫu, để<br /> nhấn mạnh; giải thích và tránh sự nhàm chán.<br /> Tuyệt đại đa số các câu trần thuật có sử dụng<br /> ngôn từ “lóng” thường ở dạng khẳng định,<br /> phủ định là rất hiếm.<br /> Ví dụ : Trang truyện ngắn, HHT,697<br /> “Trường mới có thêm một hotboy học trên<br /> Nam một lớp, hotboy trông siêu ku – te…”<br /> (HHT,Số 697, T18,2007); (siêu ku-te = quá<br /> dễ thương).<br /> 1.1.2.2 Hiện tượng lóng có dạng câu hỏi<br /> Hiện tượng này xuất hiện trên báo chí với tần<br /> xuất không nhỏ. Những câu hỏi này thường<br /> có tính chất như một câu trần thuật khẳng<br /> định, thể hiện niềm hy vọng, sự băn khoăn,<br /> ngờ vực,... và thường xuất hiện ở các bài bình<br /> luận hay phóng sự. Bao gồm các dạng:<br /> <br /> Phạm Thị Thu Hoài<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> - Câu có sử dụng trợ từ tình thái đi kèm<br /> Ví dụ: Chuyên mục “Những trái tim đang<br /> lớn”, HHT,841<br /> “…Tụi tui tính gần hết Tết sẽ viết thư pháp<br /> bán<br /> đó.<br /> Bà<br /> thấy<br /> được<br /> hôn?”<br /> (HHT,841,T9,2010); (được hôn = được<br /> không).<br /> - Câu không sử dụng trợ từ tình thái đi kèm<br /> Ví dụ: “ Các cậu ấm cô chiêu của mình sẽ còn<br /> khiến các bậc phụ huynh bị dắt mũi tới bao<br /> giờ? (TGHĐ, Số 107, T9,2009)<br /> (dắt mũi = tin theo, nghe theo)<br /> 1.1.2.3 Hiện tượng lóng có dạng câu mệnh lệnh<br /> Đây là những câu biểu đạt yêu cầu, nguyện<br /> vọng, khuyên bảo, sai khiến. Khi nói ngữ điệu<br /> thường nhấn mạnh vào những từ mang nội<br /> dung mệnh lệnh.<br /> Ví dụ: “ Teen muốn toả sáng thì còn chờ gì<br /> nữa, xí ngay một tấm vé tham gia đi<br /> nha!”(HHT,841,T21,2010); (xí = nhận ngay,<br /> lấy ngay).<br /> Trên văn bản báo chí dạng câu này thường<br /> xuất hiện trong phong cách hội thoại, thường<br /> bắt gặp ở các bản tin ngắn.<br /> Ví dụ: Chuyên mục “Teen hãy chia sẻ để<br /> sống cân bằng”, HHT, Số 788<br /> “Lát nữa làm bài nhớ phím cho tao nhé!”<br /> (HHT, 788,T 41, 2008); (phím = nhắc bài, ý<br /> muốn nói thao tác nhanh như vi tính).<br /> 1.1.2.4 Hiện tượng lóng có dạng câu cảm thán<br /> Câu cảm thán là câu ngoài biểu thị nội dung<br /> còn đi kèm thể hiện cảm xúc. Câu cảm thán<br /> thể hiện trạng thái vui mừng, sợ hãi, âu yếm,<br /> nũng niu, ca tụng, tiếc rẻ, khinh bỉ, căm<br /> giận,… được sử dụng với tần số khá cao trên<br /> báo chí, góp phần biểu hiện tâm tư, tình cảm<br /> của giới trẻ. Đối với ngôn ngữ có đi kèm hiện<br /> tượng “lóng” thì nó là cách thể hiện tâm lý<br /> lứa tuổi.<br /> Ví dụ: Chuyên mục “Bạn đọc H2T đang làm<br /> gì nhỉ?”, HHT, 671<br /> “Trước mặt là chú búp bê đeo nơ mang biếng<br /> cận vô cùng đẹp trai !…” (HHT, Số 671,<br /> T9,2008); (biếng cận = kính cận).<br /> <br /> 80(04): 25 - 30<br /> <br /> Ví dụ: “Phóng sự nóng”, HHT,743<br /> “…Mỗi lần sạc cảm giác thôi rồi, phê phê,<br /> bay bay (…) Cái cảm giác lúc bắn xong khó<br /> tả lắm!” (HHT,Số 743, T10-11,2008); (sạc =<br /> dùng ; bắn = hút)<br /> 1.1.2.5 Hiện tượng lóng có dạng câu tỉnh lược<br /> Theo PGS.TS Phạm Văn Tình: Ở những câu<br /> mà chủ ngữ, hoặc vị ngữ, hoặc có khi cả chủ<br /> ngữ + vị ngữ đều bị tỉnh lược. Yếu tố hiện<br /> diện trên văn bản chỉ là một ngữ, một từ. Bản<br /> thân nó chưa đủ cơ sở để xác lập quan hệ cú<br /> pháp nội bộ. Muốn hiểu được nghĩa, người<br /> nghe bắt buộc phải tự tìm ra một cấu trúc giả<br /> định khả dĩ đáp ứng được việc tiếp nhận phát<br /> ngôn đó. Cấu trúc giả định như vậy, nhiều khi<br /> đơn giản nhưng nhiều khi khá phức tạp, phụ<br /> thuộc nhiều vào dụng ý phát ngôn của người<br /> nói hoặc do tính mơ hồ đa nghĩa của cấu trúc.<br /> Trong cấu trúc của một phát ngôn thì tỉnh<br /> lược đồng sở chỉ và tỉnh lược đồng chức năng<br /> được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều<br /> nhất. Các ngữ đoạn tỉnh lược ở đây được gọi<br /> là các ngữ đoạn hồi chỉ zéro. Hiện tượng này<br /> thường bắt gặp trong giao tiếp, và gần đây nó<br /> xuất hiện khá phổ biến trên báo chí, do nhu<br /> cầu của giới trẻ phát ngôn nhanh gọn nhưng<br /> vẫn đảm bảo nghĩa gốc. Việc giản lược không<br /> những nhằm vào các từ loại giữ vai trò thứ<br /> yếu, không có ý nghĩa từ vựng, mà nó còn cả<br /> những từ có chức năng như thành phần chính<br /> trong câu.<br /> Ví dụ: Chuyên mục “ Hot hifi 100 độ C”,<br /> HHT, Số 685, “ [zero] cũng là dân 8X. Ngoại<br /> hình [zero] đủ làm trái tim phe kẹp nơ rung<br /> rinh…”. (HHT, Số 685, T32,2007) ; (phe kẹp<br /> nơ = phái nữ ; rung rinh = thích thích).<br /> Ví dụ: “ [zero] Học hành lớt phớt mà điểm<br /> vẫn topten.[zero] Đáng mặt dân chơi học<br /> đường.(TGHĐ, 2010).<br /> Yêu cầu tất cả các câu đều đảm bảo đầy đủ<br /> các thành phần chính và phụ là một điều khó<br /> thực hiện với ngôn ngữ báo chí. Bởi yêu cầu<br /> truyền tải một khối lượng thông tin lớn,<br /> nhưng dung lượng cho một bài báo có hạn,<br /> nên việc tỉnh lược thành phần là điều thường<br /> xuyên bắt gặp.<br /> 27<br /> <br /> Phạm Thị Thu Hoài<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 1.2 Hiện tượng lóng trên báo chí nhìn từ<br /> bình diện ngữ nghĩa<br /> 1.2.1 Sử dụng từ tượng hình, tượng thanh<br /> Từ tượng hình là những từ có tác dụng gợi tả<br /> hình ảnh, dáng điệu của sự vật, sự việc: lom<br /> khom, lừng lững, lụp xụp, lung linh,…<br /> Ví dụ: “ Truyền hình thực tế” HHT, 753<br /> “ Nhưng đến đây cả bọn bắt đầu liểng xiểng<br /> xém té mấy lần vì các thành viên mỗi người<br /> co chân một kiểu” (HHT,753,T31,2008);<br /> (xém té = ngã, đổ nghiêng đổ ngả).<br /> Ví dụ: “…Cười xòe xoẹt như bông thược<br /> dược…” (HHT,683,T20,2006); (xòe xoẹt =<br /> xòe: tươi quá mức cho phép).<br /> Từ tượng thanh là các từ dùng chất liệu ngôn<br /> ngữ để mô phỏng, bắt chước các âm thanh có<br /> trong tự nhiên và trong đời sống xã hội, được<br /> dùng để biểu hiện sự vật về mặt âm thanh như<br /> các từ: ùng, oàng, khúc khích, leng keng,…<br /> Ví dụ: “Đáng ngạc nhiên, phức tạp với ngăn<br /> sau, ngăn trước xủng xoẻng với gần chục cái<br /> khoá khéo”. (HHT,675,T13,2006).<br /> Ví dụ: …” Đi học lại đã hơn tuần nhưng dư<br /> âm của ngày Tết vẫn đì đùng trong một số sân<br /> trường ở thành phố Hồ Chí Minh”.<br /> (HHT,846,T22,2010).<br /> 1.2.2 Sử dụng từ toàn dân với ý nghĩa khác<br /> - Từ toàn dân hay còn gọi là từ thường dùng<br /> là những từ sử dụng hàng ngày, chung cho<br /> mọi người trong một dân tộc, một quốc gia,<br /> thường mang ý nghĩa từ vựng tích cực.<br /> Ví dụ: “Ngày thứ 30...Vui nhưng mệt nhoài,<br /> tính ra còn vài (chục) đám nữa cần phải làm<br /> lễ “rửa chân” trước khi “bước sang ngang”,<br /> cấp I, cấp II, lớp Anh ngữ!”. (HHT,Số 663,<br /> T10,2006). Nghĩa của từ toàn dân đã có sự<br /> thay đổi: “rửa chân” (liên hoan), “bước sang<br /> ngang” (lên lớp, chuyển cấp)<br /> 1.2.3 Sử dụng từ Hán Việt với ý nghĩa hiện đại<br /> Từ Hán Việt là kết quả của một quá trình tiếp<br /> xúc Việt – Hán kéo dài ít nhất là hai thiên<br /> niên kỉ. Trước mắt chúng ta quá trình này<br /> đang diễn biến trong một khung cảnh hết sức<br /> phức tạp. Thực tế cho thấy hiện nay trên các<br /> báo dành cho giới trẻ từ Hán Việt xuất hiện<br /> khá phong phú, ẩn sau vỏ bề ngoài của ngôn<br /> từ là nét nghĩa mang tính chất hiện đại.<br /> 28<br /> <br /> 80(04): 25 - 30<br /> <br /> Ví dụ: Chuyên mục “Cá chép hóa rồng”<br /> HHT, 710: “ Ngày 26/6 vừa qua, Sở GDĐT<br /> TP.HCM cũng đã công bố kết quả chấm phúc<br /> khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, có<br /> 16/211 trường hợp được thêm điểm sau phúc<br /> khảo, trong đó có 3 teen rớt thành đậu xếp<br /> loại trung bình, 3 trường hợp khác được nâng<br /> từ khá lên giỏi, 5 trường hợp từ trung bình lên<br /> khá, 4 trường hợp không thay đổi kết quả tốt<br /> nghiệp và 1 trường hợp dù thêm điểm nhưng<br /> vẫn không qua được “vũ môn”. Xin chúc<br /> mừng các teen đã vượt vũ môn giờ chót thành<br /> công nhé!” (HHT,710,T6,2007); (vượt vũ<br /> môn = đỗ tốt nghiệp).<br /> Ví dụ: “Cấp cứu bạn bè bị virut 7 love tấn<br /> công”.(TGHĐ,Số 80,T6,2009); (7 = thất;<br /> “virut 7 love” có nghĩa là thất tình).<br /> 1.2.4 Sử dụng kèm từ tố với nghĩa của từ<br /> Tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Giáo trình<br /> Việt ngữ - tập 2” cũng đưa ra cách định nghĩa<br /> của mình về từ tố: “ Từ tố là những yếu tố<br /> chứa đựng ý nghĩa từ hội là ý nghĩa ngữ pháp<br /> cấu tạo nên từ. Từ tố là yếu tố nhỏ nhất của<br /> từ, nếu chia nhỏ các từ tố, ta chỉ gặp các âm<br /> vị không biểu thị ý nghĩa nào hết…”<br /> Ví dụ: Chuyên mục “5 TV - Một hiện tượng<br /> tâm lý thú vị”<br /> “Con trai bối rối: Hình như trái tim con trai<br /> “lóng ngóng” và ngốc xít hơn trái tim con<br /> gái…” (HHT, 683,T15,2006); (ngốc xít =<br /> ngốc : ngốc nghếch không biết gì)<br /> Ví dụ: “Thông minh như bà mà không làm<br /> được cái bài dễ ợt này à!”.“Thì cậu lại chu<br /> môi lên và cạch te tớ”. “Tớ thề là tớ đang có ý<br /> khen cậu mà”. (HHT,683,T15,2006); (cạch te<br /> = cạch : không chơi cùng, không nhìn mặt)<br /> Bản thân từ “xít”, “te” trong hai ví dụ trên<br /> mang ý nghĩa từ vựng, song không có khả<br /> năng đứng độc lập trong phát ngôn, chúng<br /> được hiểu là những từ tố.<br /> 1.3. Một số biểu hiện thường gặp của hiện<br /> tượng lóng<br /> 1.3.1 Hiện tượng đồng âm<br /> Những đơn vị đồng âm là những đơn vị giống<br /> nhau về hình thức ngữ âm nhưng lại khác<br /> nhau về ý nghĩa. Tuy nhiên, ngôn ngữ khi có<br /> <br /> Phạm Thị Thu Hoài<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> sự góp mặt của hiện tượng “lóng” thì những<br /> quy chuẩn chung nhất cũng có sự biến đổi.<br /> Một số biểu hiện cụ thể:<br /> Dùng từ hoặc tổ hợp từ có sẵn, có chứa đơn vị<br /> đồng âm với từ muốn nói như: a kay - chim cú<br /> = cay cú, cá kiếm = kiếm, ca mơ run = run …<br /> Ví dụ: “ Mỹ Xuân cười tít mít: cũng nhờ đều<br /> đặn mò tới các triển lãm giáo dục mà chân tớ in<br /> bóng hầu hết các khách sạn nổi tiếng rồi đấy<br /> New World, Sheraton, Rex, Equatorial,<br /> Duxton…oách - xà - lách chưa!”<br /> (HHT,683,T15,2006); (oách - xà - lách = oách).<br /> Ví dụ: Trang “Ẩm thực hẻm” HHT,853:<br /> “Quang cảnh tuyệt cú mèo, chưa kể nếu bạn<br /> biết chơi piano có thể chơi ngay tại<br /> quán”(HHT,853,T18,2010); (tuyệt cú mèo =<br /> tuyệt đẹp).<br /> Tạo nên đơn vị từ ngữ mới có chứa các yếu tố<br /> đồng âm với nhau.<br /> Ví dụ: ghét như con bọ chét (ghét), ngất ngây<br /> con gà tây (thích thú), tinh vi sờ ti con gà<br /> ri…cách sử dùng ngôn từ như vậy nhằm mục<br /> đích nhấn mạnh, mang sắc thái biểu cảm.<br /> Ví dụ: “Từ chuyện xích mích nhỏ như con<br /> thỏ lẽ ra có thể hòa giải bằng nụ cười…”<br /> (TGHĐ, Số 107,T8,2010); (nhỏ như con thỏ<br /> = chuyện nhỏ).<br /> Ví dụ: “ …Táo Lê đã làm nên một cuộc bứt<br /> phá ngoạn mục, trở thành 1 trong 3 thí sinh<br /> giành giải nhất học sinh giỏi quốc gia môn<br /> văn năm học 2009 với điểm số “ ngất ngây<br /> con gà tây”: 18… ”. (TGHĐ, Số<br /> 64,T14,2009); (ngất ngây con gà tây = cao<br /> đến khó tả).<br /> Hiện tượng đồng âm con chữ với con số, đây<br /> là một cách thể hiện sự linh hoạt, cá tính của<br /> giới trẻ như “G9” = good night: chúc ngủ<br /> ngon…<br /> Ví dụ: Chuyên mục “Chuyển động học<br /> đường”: “ Nhìn lại 6 sự kiện giáo dục “ nóng”<br /> năm 2K9 ”.(TGHĐ, Số 98,T10,2010); (năm<br /> 2K9 = năm 2009).<br /> 1.3.2. Hiện tượng biến âm<br /> Yếu tố phân biệt các âm có cùng một vị trí<br /> trong vở âm thanh của một hình vị trong<br /> những trường hợp sử dụng khác nhau. Đây là<br /> biện pháp tạo ra các nghĩa khác nhau của từ<br /> bằng cách biến đổi các nguyên âm bên trong<br /> gốc từ của từ đó.<br /> <br /> 80(04): 25 - 30<br /> <br /> Hiện tượng biến âm là hiện tượng phổ biến<br /> trong ngôn ngữ lóng, được thể hiện sinh động<br /> dưới nhiều hình thức như:<br /> Dùng từ hoặc tổ hợp từ có sẵn theo lối nói<br /> chệch âm.<br /> Ví dụ: “ Cũng nhờ học quyền anh mà anh chàng<br /> này chia tay luôn cái tính nhát hít” (HHT, Số<br /> 754, T16,2008); (nhát hít = nhút nhát).<br /> Ví dụ: “ Mí lí, dù chữ có xấu thì đọc được là được”<br /> (HHT, Số 675,T13,2006); (Mí lí = mới lại).<br /> Dùng từ hoặc tổ hợp có sẵn đọc biến âm theo<br /> cách nói của địa phương như: hết rồi - hết<br /> roài, thế nhé - ừ hén, không đâu mà – hem<br /> đâu mừ, tôi bảo – tui biểu…<br /> Ví dụ:<br /> “Bả cứa ngồi trong nhà<br /> hoài…”(HHT,Số 745,T27,2008); (Bả = bà)<br /> 1.3.3 Hiện tượng biến thể tự do<br /> Hiện nay phổ biến trong ngôn ngữ, cách sử<br /> dụng văn phong của của giới trẻ là biến cái<br /> sai thành thói quen, sử dụng một cách có hệ<br /> thống để trở thành cái đúng. Sự thay đổi tùy<br /> tiện nguyên âm và phụ âm dẫn đến hiện tượng<br /> lệch chuẩn ngôn ngữ biểu hiện ở một trường<br /> hợp như: nguyên âm “i” biến đổi thành “j”,<br /> phụ âm đầu “b” biến đổi thành “p”; hay “c”<br /> biến đổi thành “k”…Ví dụ: hok bit gì mờ bì<br /> đek = không biết gì mà bày đặt, teo mí đi lèm<br /> dzìa = tao mới đi làm về,…<br /> Ví dụ: “các teen đều cho rằng chương trình<br /> này xem vô cùng thú<br /> dzị…”(TGHĐ, Số<br /> 686, Tr3, 2009); (thú dzị = thú vị).<br /> Ví dụ: Tổng đài Teen: “ Tặng bạn một dấu<br /> hỏi….kí rì?” (TGHĐ, Số 40, Tr4, 2008); (kí rì<br /> = cái gì).<br /> 1.3.4 Hiện tượng pha tạp tiếng nước ngoài<br /> (hình thức Việt hóa)<br /> Từ của một ngôn ngữ này được nhập vào một<br /> ngôn ngữ khác và được bản ngữ hoá, tức là<br /> thích nghi với các quy tắc hoạt động, hành<br /> chức của các từ thuộc ngôn ngữ đó. Trên báo<br /> chí hiện nay không chỉ có sự thâm nhập, vay<br /> mượn tiếng nước ngoài, mà đã có sự pha tạp<br /> trộn lẫn… tạo nên nên một cách thức mới<br /> được gọi là hình thức Việt hoá ngôn ngữ.<br /> Ví dụ:“… Bọn con trai cũng chóng cả mặt<br /> mày khi con gái chuyên văn cũng lừa bóng,<br /> chuyền banh, đội đầu. Pro chẳng kém gì con<br /> trai”. (HHT,671,T16,2008) (pro = đẳng cấp)<br /> Ví dụ:” Không tốn một xu nào lại vừa được đi<br /> 29<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2