intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệp định TPP và những thách thức đối với hoạt động của dịch vụ tài chính ở Việt Nam sau năm 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã kết thúc đàm phán và có thể được ký kết trong Quí 1- 2016. Việc thực thi Hiệp định này mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức lớn đối với ngành dịch vụ tài chính của Việt Nam. Bài viết phân tích những thách thức đối với dịch vụ tài chính của Việt Nam trước bối cảnh hội nhập TPP, nhằm giúp các bên liên quan có những điều chỉnh phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệp định TPP và những thách thức đối với hoạt động của dịch vụ tài chính ở Việt Nam sau năm 2015

  1. HIỆP ĐỊNH TPP VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM SAU NĂM 2015 TS. Ngô Tuấn Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã kết thúc đàm phán và có thể được ký kết trong Quí 1- 2016. Việc thực thi Hiệp định này mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức lớn đối với ngành dịch vụ tài chính của Việt Nam. Bài viết phân tích những thách thức đối với dịch vụ tài chính của Việt Nam trước bối cảnh hội nhập TPP, nhằm giúp các bên liên quan có những điều chỉnh phù hợp. Từ khóa: TPP, dịch vụ tài chính, ngân hàng. 1. Giới thiệu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện bao gồm 12 nước thành viên, bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản, Ngày 5/10/2015, 12 nước TPP đã tuyên bố kết thúc đàm phán Hiệp định và sẽ tiến hành rà soát pháp lý và hoàn tất các công việc kỹ thuật, dự kiến sẽ được ký kết trong Quí 1 năm 2016. Hiệp định TPP là một Hiệp định theo mô hình FTA thế hệ mới không chỉ tập trung vào tự do hóa đối với lĩnh vực thương mại hàng hóa mà còn mở rộng đối với lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, trong đó có các ngành dịch vụ tài chính. Các nước TPP phải cam kết tuân thủ các nghĩa vụ mở cửa thị trường dịch vụ theo cách tiếp cận chọn bỏ, ngoại trừ những lĩnh vực được đưa vào danh mục bảo lưu có chọn lọc. Theo Bộ Tài chính (2015), Các cam kết thuộc Chương Dịch vụ tài chính của Hiệp định TPP tạo ra 3 thành tố cơ bản hướng tới đẩy mạnh sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính ở Việt Nam gồm: (i) Mở rộng cam kết về mở cửa thị trường đi kèm với cơ chế minh bạch hóa tạo cơ hội tiếp cận thị trường tốt hơn cho các 581
  2. nhà đầu tư nước ngoài; (ii) Áp dụng cơ chế bảo hộ đầu tư nhằm đảm bảo đầy đủ lợi ích của các nhà đầu tư; (iii) Đảm bảo không gian chính sách để thực hiện các biện pháp quản lý thận trọng nhằm xây dựng một nền tài chính vĩ mô ổn định. Cụ thể như sau: - Về mở rộng cam kết về mở cửa thị trường đi kèm với cơ chế minh bạch hóa: So với cam kết WTO, Việt Nam cam kết mở cửa bổ sung đối với một số loại hình dịch vụ mới nhằm tạo cơ hội tiếp cận thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như: (i) mở cửa dịch vụ nhượng tái bảo hiểm qua biên giới; (ii) dành đối xử quốc gia cho các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài đối với một số dịch vụ như xử lý dữ liệu tài chính qua biên giới; dịch vụ tư vấn và các dịch vụ phụ trợ qua biên giới liên quan tới giao dịch tài khoản tự doanh hoặc tài khoản của khách hàng; (iii) mở cửa dịch vụ quản lý danh mục đầu tư qua biên giới. - Về cơ chế bảo hộ nhà đầu tư nước ngoài: mở cửa thị trường dịch vụ tài chính kết hợp với nghĩa vụ bảo hộ đầu tư thông qua việc bổ sung các nghĩa vụ cam kết liên quan đến bảo hộ đầu tư như cơ chế giải quyết tranh chấp, nguyên tắc đối xử tối thiểu MST. Trong đó, cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định chi tiết theo các cấp độ: Nhà nước với Nhà nước với Nhà đầu tư với Nhà nước, đặc biệt cơ chế Nhà đầu tư với Nhà nước cho phép đảm bảo đầy đủ quyền lợi của các nhà đầu tư khi tham gia thị trường. Quy trình giải quyết tranh chấp được quy định rõ ràng, cụ thể đảm bảo tính minh bạch, có hiệu quả. - Về việc đảm bảo không gian chính sách để thực hiện các biện pháp quản lý thận trọng cho các nước: TPP cho phép các nước áp dụng các ngoại lệ cần thiết, tạo ra không gian chính sách gồm các biện pháp thận trọng, các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, quyền lợi và thông tin cá nhân; chính sách về tỷ giá, tiền tệ nhằm đảm bảo một môi trường đầu tư ổn định, an toàn. Bên cạnh đó, TPP ràng buộc nghĩa vụ các nước thành viên phải tuân thủ nguyên tắc “chỉ tiến không lùi” trong việc điều hành chính sách đối với các ngành dịch vụ, theo đó nếu Việt Nam điều chỉnh, sửa đổi quy định pháp luật trong nước theo hướng tự do hóa hơn, thông thoáng hơn so với mức cam kết ban đầu thì sẽ tự động trở thành nghĩa vụ ràng buộc, không được ban hành chính sách quay trở lại mức cam kết ban đầu. Bên cạnh đó, các nước TPP phải đảm bảo thực hiện các quy trình thủ tục cấp phép nhanh chóng và thuận tiện, tuân thủ thời gian phê duyệt hồ sơ cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài không quá 120 ngày. 582
  3. 2. Những thách thức, cơ hội đối với dịch vụ tài chính 2.1. Những thách thức Thứ nhất, đối mặt với sự cạnh tranh không cân sức với các ngân hàng nước ngoài, nguy cơ mất thị trường là rất lớn Với việc Việt Nam chính thức hội nhập TPP, sẽ có nhiều tập đoàn, ngân hàng lớn của 11 quốc gia cùng tham gia TPP có dịch vụ tài chính ngân hàng phát triển nhất thế giới như Mỹ, Nhật Bản... sẽ tham gia thị trường. Các ngân hàng nội địa sẽ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không cân sức nếu các ngân hàng nội địa không có chiến lược kinh doanh hợp lý. Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, việc dần xóa bỏ các điều kiện thị trường lại trở thành thách thức do hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Về tiếp cận dịch vụ ngân hàng, tuy đã có những tiến bộ nhưng vẫn ở mức thấp so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này làm tăng cơ hội cho các ngân hàng nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Khối ngân hàng ngoại còn có khả năng thu hút khách hàng là các doanh nghiệp địa phương dựa vào uy tín thương hiệu trên thị trường cũng như sức mạnh tài chính mà các ngân hàng nội không dễ cạnh tranh được. Nhiều thành viên của TPP là những nước có thị trường tài chính, ngân hàng rất phát triển (Hoa Kỳ, Australia, Singapore), hoặc đã mở cửa đáng kể cho sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài (New Zealand), hoặc là lợi ích sẽ không bị tác động đáng kể bởi việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng (Brunei), sẽ là thách thức rất lớn đối với các ngân hàng của Việt Nam thời gian tới. Một số nghĩa vụ cam kết chính bao gồm không phân biệt đối xử giữa nhà cung cấp dịch vụ tài chính trong nước và nước ngoài, cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài cung cấp dịch vụ tài chính qua biên giới trên một số lĩnh vực, sản phẩm tài chính, bảo hộ nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tài chính, nghĩa vụ về minh bạch hóa sẽ được xác lập, và chắc chắn Việt Nam sẽ đối mặt với những cam kết quá tầm. TPP cũng cho phép việc bán dịch vụ tài chính cụ thể qua biên giới sang một thành viên TPP từ một nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên TPP khác mà không yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải thành lập cơ sở hoạt động tại một nước khác để bán các dịch vụ của mình - nhưng cho phép một thành viên TPP yêu cầu đăng ký hoặc được ủy quyền của nhà cung cấp dịch vụ tài chính qua biên giới ở nước TPP khác nhằm giúp đảm bảo việc quản lý và giám sát thích hợp. 583
  4. Thứ hai, đối diện với nhiều bất ổn tiềm tàng Rủi ro từ việc phụ thuộc và vốn ngoại sẽ tăng lên cho nền kinh tế Việt Nam. Với tỷ lệ nợ nước ngoài (cả nợ công và nợ tư nhân) ngày một tăng lên của Việt Nam, cộng với tầm quan trọng của tỷ trọng FDI trên cán cân thanh toán và sự mở cửa hơn nữa của thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng ta đang ngày càng phụ thuộc vào vốn ngoại. Trong bối cảnh đó, khi thị trường tài chính toàn cầu gặp những cú sốc lớn khiến dòng vốn quốc tế biến động mạnh, nền kinh tế Việt Nam sẽ càng dễ tổn thương. Một cú sốc khiến vốn ngoại ngưng vào hoặc chảy ra sẽ tác động khó lường tới sức ép phá giá ngoại tệ và sự ổn định của hệ thống tài chính. Sức ép bị thâu tóm và chi phối có thể tăng mạnh đối với lĩnh vực ngân hàng. Và điều này có thể xảy ra khi vẫn chưa đưa ra được bài toán giải quyết rõ ràng cho vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng Việt Nam. Nguy cơ không cạnh tranh được, mất thị trường vào tay các ngân hàng nước ngoài, điều đó sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ trong hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường. Đó là hiện tượng chuyển giá sẽ ngày càng gia tăng và không thể quản lý vì các ngân hàng nước ngoài thường đi theo các doanh nghiệp nước họ khi đầu tư ra nước ngoài, các nước như Nhật Bản (thành viên TPP) đang là một trong những quốc gia đứng đầu về viện trợ phát triển và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam… sẽ rất khó khăn cho Việt Nam trong đối phó với các vấn đề tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài như chuyển giá, bất ổn về an ninh tiền tệ, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. TPP sẽ tạo điều kiện cho dòng vốn đầu tư gián tiếp luân chuyển giữa các quốc gia với nhau. Tuy nhiên, sự gia tăng dòng vốn, đặc biệt từ nước ngoài vào cũng làm gia tăng nguy cơ về bong bóng giá tài sản và vấn đề rút vốn đột ngột có thể sẽ gây mất ổn định cho quốc gia nhận vốn. Một hạn chế nữa là vấn đề quản trị rủi ro tại các ngân hàng Việt Nam còn nhiều bất cập, thể hiện thông qua các vụ án xảy ra vừa qua như ACB, Huyền Như… và nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng gia tăng. Một số ngân hàng có năng lực quản lý yếu kém, vi phạm các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro sẽ là nguy cơ lớn hơn. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), hệ số an toàn vốn của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam tuy đã có sự cải thiện, đứng ở mức 13,6% (đầu năm 2014) nhưng vẫn thấp so với trung bình các nước trong khu vực như Thái Lan (15,7%), Philippines (15,2%), Malaysia (14,7%), Phillipines (18,5%). Thứ ba, quản lý nhà nước trong lĩnh vực này sẽ đối diện với thách thức lớn Thời gian qua với hàng loạt các vi phạm diễn ra lâu dài trong lĩnh vực ngân hàng đã bộc lộ năng lực hạn chế về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, và lớn 584
  5. hơn nữa là sự phối kết hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác yếu kém đã dẫn đến thị trường bất động sản có nợ xấu và tồn kho lớn, vốn không đến được những địa chỉ cần thiết, có hiện tượng lợi ích nhóm chi phối trong lĩnh vực ngân hàng. Điều này là dĩ nhiên trong các nền kinh tế, tuy nhiên nó sẽ càng trầm trọng hơn đối với Việt Nam khi chưa có được tính minh bạch trong hoạch định và thực thi chính sách, thể chế kinh tế thị trường còn đang hoàn thiện. 2.2. Cơ hội Thứ nhất, là cơ hội để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới. Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và tiếp cận với các nguồn vốn ủy thác trên thế giới với chi phí thấp hơn, có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn ủy thác trên thế giới với chi phí thấp hơn do vị thế của Việt Nam sẽ cải thiện nhiều sau khi gia nhập TPP. Thứ hai, nhiều cơ hội thu hút thêm dòng vốn nước ngoài vào ngành dịch vụ tài chính - một ngành cần vốn, công nghệ và năng lực quản lý điều hành cao. Việc tham gia sâu rộng của nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tạo điều kiện mở rộng hợp tác, nâng cao năng lực quản trị và tài chính cho các ngân hàng nội địa. Cùng với việc tăng cường hiện diện của các thể chế tài chính nước ngoài tại Việt Nam sẽ đem lại cho Việt Nam một lượng vốn cần thiết. Việt Nam có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ, kỹ năng quản trị, đây sẽ là động lực để phát triển nếu tận dụng hiệu quả. Thứ ba, Các cam kết trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các cơ hội đầu tư, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính ở Việt Nam. Hơn nữa, các cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm trong các hiệp định thương mại trong đó có TPP đã và sẽ góp phần thúc đẩy hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào các thị trường lớn có mức độ bảo hộ cao như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. 3. Kết luận Việc thực thi các cam kết với TPP thời gian tới là cơ hội đối với Việt Nam nói chung và ngành dịch vụ tài chính nói riêng nếu tận dụng được các lợi thế do TPP mang lại. Tuy nhiên, đó cũng có thể trở thành những thách thức lớn nếu không tận dụng hiệu quả, đặc biệt sau khi gia nhập WTO và các FTA đang thực hiện đã thể hiện rõ những thua thiệt của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, cụ thể như thị trường nội địa vào tay các doanh nghiệp nước ngoài, tăng trưởng GDP 585
  6. chủ yếu do các doanh nghiệp FDI, hiện tượng chuyển giá và gian lận thương mại diễn ra phổ biến gây thất thu cho ngân sách nhà nước, và ngành dịch vụ tài chính, nắm huyết mạch của nền kinh tế cần phải cẩn trọng, có sự chuẩn bị nguồn lực nhằm tận dụng cơ hội và ngăn ngừa những rủi ro trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 17. Bộ Tài chính (2015), Tài liệu họp báo cam kết TPP trong lĩnh vực tài chính ngày 09/11/2015, Hà Nội. 18. Tác động của TPP đến ngành ngân hàng Việt Nam, truy cập ngày 04/12/2015 từ http://www.sbv.gov.vn. 19. ADB (2015). Vietnam Private Sector Assessment. Viet Nam Resident Mission, Hanoi. 586
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2