intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệp định về các sự cố trên Biển Đông

Chia sẻ: Rose_12 Rose_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

80
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo GS Carl Thayer, cách tốt nhất để ngăn chặn những va chạm và căng thẳng trở thành vũ lực là đưa tất cả hải quân liên quan đàm phán một hiệp định về các sự cố trên biển. Hiệp định có thể đi liền với các cơ chế có thể được áp dụng nếu xảy ra vũ lực: đường dây nóng, ủy ban kiểm soát khủng hoảng... Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệp định về các sự cố trên Biển Đông

  1. ***** Hiệp định về các sự cố trên Biển Đông? Tác giả: PHƯƠNG LOAN Vietnam Net: 07/06/2011 06:00 GMT+7 Theo GS Carl Thayer, cách tốt nhất để ngăn chặn những va chạm và căng thẳng trở thành vũ lực là đưa tất cả hải quân liên quan đàm phán một hiệp định về các sự cố trên biển. Hiệp định có thể đi liền với các cơ chế có thể được áp dụng nếu xảy ra vũ lực: đường dây nóng, ủy ban kiểm soát khủng hoảng... Biển Đông trong tổng thể chiến lược của Trung Quốc Đặt trong chiến lược tổng thể của Trung Quốc, những hành động mang tính quyết đoán của Trung Quốc ở vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Philippines nên nhìn nhận như thế nào, thưa ông? GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia: Trung Quốc muốn giành vị thế là một cường quốc ở Châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc đặt ưu tiên trong việc thống nhất Đài Loan và đạt được sự thừa nhận về "chủ quyền không thể tranh cãi" của Trung Quốc với Biển Đông. Sức mạnh quốc gia tổng hợp của Trung Quốc dựa trên sức mạnh kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nhập khẩu, dầu và khí. Các quan chức Trung Quốc thường xuyên đưa ra các dự đoán về trữ lượng dầu khí ở Biển Đông lớn hơn nhiều so với tính toán của các công ty dầu khí và chính phủ phương Tây. Do đó, Trung Quốc muốn kiểm soát nguồn t ài nguyên này, bởi vì nó phong phú và gần nhà hơn rất nhiều so với dầu từ Trung Đông. Hải quân Trung Quốc cũng có thể bảo vệ đường biển mà dầu từ Biển Đông sẽ được vận chuyển. 1
  2. Nói cách khác, Biển Đông chỉ là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Trung Quốc nhằm đảm bảo nguồn cung cho an ninh năng lượng trên thế giới nhằm phục vụ nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao. Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông dựa trên bản đồ 9 đoạn hình chữ U. Đường chữ U này cắt vào vùng đặc quyền kinh tế mà Philippines và Việt Nam tuyên bố. Trung Quốc không thừa nhận chủ quyền của các quốc gia khác, nơi mà có sự chồng lấn với tuyên bố của Trung Quốc. Trung Quốc cũng xem việc khai thác và sản xuất dầu và khí của Philippines và Việt Nam là hành động đánh cắp tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc và vi phạm chủ quyền của nước này. Nhiều người đánh giá các hành động vừa qua của Trung Quốc là phép thử của nước này đối với ASEAN, Mỹ và các thể chế quốc tế. Quan điểm của ông? Trung Quốc muốn chia rẽ các quốc gia thành viên ASEAN bằng việc xem Biển Đông là vấn đề song phương. Trung Quốc muốn kéo dài các cuộc thảo luận về việc hướng dẫn thi hành DOC cũng như COC để tăng cường sức mạnh của mình. Trung Quốc muốn xây dựng khu vực an ninh Đông Á không có Mỹ. Phương tiện chính để đạt được điều đó là thông qua tiến trình ASEAN+3. ASEAN đã đáp trả bằng việc mở rộng thành viên của Cấp cao Đông Á gồm cả Mỹ và Nga. Bài toán với ASEAN là duy trì vai trò trung tâm của nó trong cấu trúc an ninh khu vực. Trung Quốc đang thử Mỹ, đặc biệt là Hiệp định An ninh Song phương với Philippines. Hiệp định được kí năm 1954, hai năm trước khi Philippines tuyên bố chủ quyền với cụm 2
  3. đảo mà họ gọi là Kalayaan. Mỹ nói rằng Hiệp định an ninh song phương không bao phủ vùng đất sau năm 1954. Nhưng Mỹ nói nếu các tàu quân sự của Philippines bị tấn công, Mỹ sẽ tới để hỗ trợ Philippines. Vào tháng 3, hai tàu chở dầu của Trung Quốc yêu cầu một tàu thăm dò địa chấn của Philippines rời khỏi vùng biển xung quanh Reed Bank. Tàu của Trung Quốc không phải là tàu chiến và không một viên đạn nào được bắn ra, do đó Philippines không thể kêu gọi hỗ trợ của Mỹ. Lập ủy ban kiểm soát khủng hoảng? Liệu cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ảnh hưởng như thế nào tới vấn đề Biển Đông? Cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ chủ yếu tập trung vào vai trò của mỗi bên ở Châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc xem Mỹ là một cường quốc bên ngoài. Trung Quốc đặc biệt quan ngại về vị trí vượt trội của hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là việc Mỹ ủng hộ Đài Loan. Hai bên cũng khác biệt trong quan điểm về việc luật quốc tế áp dụng như thế nào đối với vùng đặc quyền kinh tế EEZ. Mỹ cho rằng Công ước Luật biển cho phép tàu quân sự được đi qua và tiến hành các thăm dò. Trung Quốc thì khăng khăng rằng luật của nước này hạn chế các hoạt động như vậy là tuân thủ luật quốc tế. Mỹ vẫn tiếp tục tiến hành các nhiệm vụ hải giám tại EEZ của Trung Quốc và Trung Quốc đáp trả bằng rất nhiều hình thức đe dọa khác nhau. Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Một nước có biên giới biển có thể tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý. Quốc gia ven biển có chủ quyền đối với tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế. Mỹ bác bỏ bất kì tuyên bố biên giới biển nào không dựa trên đất liền. Và do đó, Mỹ phủ nhận cơ sở tuyên bố "chủ quyền không thể chối cãi" của Trung Quốc. Mỹ quan tâm đến an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông. Trung Quốc không trực tiếp đe dọa đến những lợi ích này. 3
  4. Mỹ có lợi ích trong việc ngăn chặn bất ky quốc gia nào, mà Trung Quốc là ví dụ, thực hiện bá quyền ở Biển Đông Mỹ có lợi ích trong việc ngăn chặn bất kì quốc gia nào, mà Trung Quốc là ví dụ, thực hiện bá quyền ở Biển Đông. Do đó, sự đối đầu Mỹ - Trung ảnh hưởng tới mỗi quốc gia ở Đông Nam Á và quan hệ của họ với các nước lớn. Trung Quốc muốn làm xói mòn quan hệ đồng minh của Mỹ với Philippines và Thái Lan. Trung Quốc cũng muốn làm xói mòn ảnh hưởng chính trị của Mỹ. Mỹ muốn ngăn chặn sự xói mòn ảnh hưởng chính trị của mình. Liệu những căng thẳng có leo thang thành xung đột vũ trang trên Biển Đông? Ngăn chặn cách nào? Khả năng về các sự cố vũ trang giữa các tàu hải quân hai nước luôn có thể xảy ra. Nhưng không có vẻ gì nó sẽ leo thang trở thành xung đột vũ trang. Các sự cố trên biển dễ ngăn chặn hơn là trên biên giới đất liền bởi vì nó cô lập hơn và liên quan ít lực lượng hơn. Cách tốt nhất để ngăn chặn những va chạm và căng thẳng trở thành vũ lực là đưa tất cả hải quân liên quan đàm phán một hiệp định về các sự cố trên biển. Nó có thể trở thành một bộ quy tắc quy định cách thức hành xử của các tàu chiến khi đối đầu. Một hiệp định như vậy có thể đi liền với các cơ chế có thể được áp dụng nếu xảy ra vũ lực: đường dây nóng, ủy ban kiểm soát khủng hoảng... ASEAN đoàn kết để kìm Trung Quốc “Mỹ bác bỏ bất kì tuyên bố biên giới biển nào không dựa trên đất liền. Và do đó, Mỹ phủ nhận cơ sở tuyên bố "chủ quyền không thể chối cãi" của Trung Quốc”. Vai trò của ASEAN, mỗi thành viên ASEAN, của Mỹ và Trung Quốc trong xung đột ở Biển Đông? ASEAN từng đưa ra 2 tuyên bố quan ngại đáp trả hành động va chạm do Trung Quốc gây ra. Lần đầu tiên là năm 1992 và lần thứ 2 là năm 1995 sau sự kiện Mischief Reef. Năm 2002, ASEAN cũng đàm phán DOC với Trung Quốc. ASEAN cũng thông qua Hiệp định Thân thiện và hợp tác mà Trung Quốc, Mỹ và các nước lớn khác đều kí. Hiệp định này yêu cầu các bên kí kết không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ. Vai trò của ASEAN là duy trì quyền tự quản của mình ở ĐNA và vùng biển của mình khỏi sự can thiệp của nước lớn. ASEAN cần thể hiện một mặt trận đoàn kết trước nước lớn như Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. ASEAN cũng đóng vai trò đặc biệt theo Hiến chương LHQ với tư cách một hiệp hội khu vực. Theo Hiến chương, ASEAN có trách nhiệm hành động một khi xung đột nổ ra. 4
  5. ASEAN do đó nên thảo luận trực tiếp về Biển Đông với Trung Quốc và nếu vi phạm vẫn tiếp tục, cần báo cáo lên HĐBA LHQ. Mỗi thành viên ASEAN có quan hệ song phương khác nhau với Trung Quốc. Nhưng trong vấn đề Biển Đông, chỉ có 4 quốc gia thành viên không nêu vấn đề này tại ARF 17 diễn ra tháng 7/2010: Myanmar, Thái Lan, Lào, và Campuchia. Mỗi nước trong nhóm này có liên kết kinh tế mạnh với Trung Quốc. Trường hợp Brunei thì chưa rõ ràng. Nhưng những quốc gia có lợi ích trực tiếp ở Biển Đông: Indonesia, Philippines, Singapore và Việt Nam đều nêu vấn đề. Các nước muốn Mỹ duy trì can dự để cân bằng với Trung Quốc. Và muốn ASEAN duy trì một mặt trận thống nhất để đối phó với Trung Quốc. Vai trò của Mỹ là đóng góp vào trật tự khu vực bằng việc duy trì nguyên trạng và cung cấp sự ủng hộ về mặt ngoại giao cho các quốc gia đang chịu sức ép từ Trung Quốc. Mỹ đã đề xuất sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ chế đa phương giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Chỗ đứng của Trung Quốc là thuyết phục các nước ĐNA về việc Trung Quốc thay thế Mỹ với tư cách là cường quốc vượt trội ở khu vực và các quốc gia khu vực nên xếp hàng với Bắc Kinh và/hoặc chấm dứt chính sách gây hại đến lợi ích của Trung Quốc. Lựa chọn chính sách tốt nhất cho Việt Nam? Việt Nam phải xử lý vấn đề này ở 3 cấp độ:  Thứ nhất là, làm mình mạnh lên. Việt Nam cần đưa ra một chiến lược và nguồn lực để xây dựng năng lực quản lý và thực hiện quyền chủ quyền ở vùng đặc quyền kinh tế. Đồng thời, Việt Nam cần duy trì sự đoàn kết trong nước.  Hai là, Việt Nam phải dựa vào ngoại giao cấp cao với Trung Quốc, bao gồm các cuộc gặp thượng đỉnh để thảo luận và đưa ra biện pháp ngăn chặn các sự cố như việc cắt cáp dầu khí của tàu Bình Minh 02 vừa qua. Lãnh đạo hai nước nên chỉ đạo nhóm làm việc chung thông qua một hướng dẫn phù hợp.  Ba là, Việt Nam cần cùng với Indonesia, nước Chủ tịch ASEAN để duy trì thống nhất và cách tiếp cận chung đối với Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam cần vận động hành lang các thành viên khác của ASEAN. ***** Tranh chấp Biển Đông tiếp tục gây chú ý tại Đông Nam Á, thế giới VOA - Thứ Tư, 08 tháng 6 2011 5
  6. Người dân Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 5 tháng 6, 2011 - Hình: Reuters Giữa lúc Trung Quốc, Philippines và Việt Nam tái khẳng định chủ quyền của mình tại Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông, và tiếp tục lời qua tiếng lại đổ lỗi cho nhau là đã làm tăng căng thẳng trong khu vực, những diễn tiến mới trong cuộc tranh chấp đã thu hút sự chú ý của truyền thông thế giới. Tờ The Wall Street Journal, số ra ngày hôm nay, thuật lại những sự kiện gần đây trong vùng biển Đông và những phản ứng tại Việt Nam, với hàng trăm người tham gia biểu tình tại Hà Nội vào cuối tuần qua để phản đối các hành động của Trung Quốc. Báo này nói những cuộc biểu tình hay tập hợp của công chúng hiếm khi diễn ra ở Việt Nam, cho nên khi dân chúng biểu t ình, thì đây là một dấu hiệu cho thấy nhà nước Việt Nam coi vấn đề đủ nghiêm trọng để cho phép các cuộc tập hợp như thế. The Wall Street Journal nói mặc dù những tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông từ lâu vẫn gây căng thẳng trong khu vực, trong vài năm trở lại đây, ngoại giao đã chuyển hướng để trở nên đối nghịch hơn, ngay cả trước khi Bắc Kinh tuyên bố vùng biển này là 'quyền lợi cốt lõi' của họ. Theo tờ báo này thì trước chiều hướng đó, Hà Nội phần lớn vẫn giữ im lặng. Vietnam Net Bridge đã đăng một bài phỏng vấn Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh tại diễn đàn an ninh Shrangri-La, Singapore, trong đó Phó Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói rằng sự kiện mới đây ở Biển Đông không đủ nghiêm trọng để Việt Nam phải củng cố lực lượng hải quân một cách quá vội vã. Trả lời câu hỏi của một nhà báo, hỏi rằng Việt Nam sẽ làm gì để bảo vệ các hoạt động dò tìm dầu hỏa tại Biển Đông, Tướng Nguyễn Chí Vịnh xác nhận Việt Nam không dò tìm dầu hỏa trong các khu vực tranh chấp mà chỉ trong các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Và ông đơn cử trường hợp tàu Bình Minh 2, sau khi đươc sửa chữa, đã tiếp tục các hoạt động dò tìm của mình. Trong suốt chiều dài lịch sử, giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn xảy ra nhiều cuộc đối 6
  7. đầu, mặc dù quan hệ đã cải thiện trong nhiều năm qua với nước láng giềng phương Bắc vẫn được coi là kẻ thù truyền thống của Việt Nam, đã khiến Hà Nội giờ đây ngại ngần, không tỏ ra quyết liệt hơn liên quan tới cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Dưới hàng tít 'Việt Nam và Con Rồng', ám chỉ Trung Quốc, bài báo ghi thêm tiêu đề: Đông Nam Á cần sự hỗ trợ của Hoa Kỳ để chống chọi với hành động hiếp đáp của Trung Quốc. Trong thời gian qua, nhiều nhà hoạt động tích cực, và các blogger chỉ trích chính sách ngoại giao mềm mỏng đó của Hà nội đối với Bắc Kinh, đã bị bắt bớ và tống giam. Nhưng tờ The Wall Street Journal nhận định rằng giờ đây, dường như Hà nội đang chuẩn bị để kêu gọi sự chú ý rộng rãi hơn của công luận quốc tế về vấn đề này. Tờ báo nói từ bỏ chính sách ngoại giao ôn hòa đó để công khai hậu thuẫn t ình cảm bài Trung Quốc của công chúng là 'tự sát', trừ phi Hà nội có lý do để tin rằng Việt Nam có nhiều đồng minh hậu thuẫn mình. Lên tiếng hồi cuối tuần, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã góp tiếng cùng các vị tương nhiệm Philippine và Malaysia, tiếp tục nhấn mạnh rằng cuộc tranh chấp với Trung Quốc phải được giải quyết mà không có sự can thiệp của các bên thứ Ba. Tuy nhiên, mới đây dường như đang có khuynh hướng ủng hộ một vai trò cho các bên thứ Ba đặc biệt là Hoa Kỳ, trong các nỗ lực nhằm giải quyết cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Tại Diễn Đàn An Ninh Châu Á ở Singapore hồi cuối tuần, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates nói giải pháp tốt nhất để giải quyết vụ tranh chấp hiện nay là nhờ đến một bên thứ Ba đứng ngoài làm trung gian điều giải. Ông Robert Gates nói ông lo sợ rằng nếu không phác họa ra luật chơi một cách rõ ràng, và đồng thuận về hướng tiếp cận để xử lý vấn đề, thì các vụ đụng độ khác sẽ tiếp tục xảy ra trong vùng tranh chấp ở Biển Đông. Những cố gắng của ASEAN cho tới nay đã tỏ ra không mấy hữu hiệu. Tờ báo nói với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, ASEAN sẽ có thể đưa ra một mặt trận thống nhất hơn, để có thể giúp các nước hội viên tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, đối đầu ngang hàng hơn trước thái độ cứng rắn hơn của Trung Quốc liên quan tới cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Nguồn: The Wall Street Journal, VietnamNet ***** Biển Đông: Úc nghiêng về đâu? Việt Hà – RFA - 2011-06-09 7
  8. Tàu Trung Quốc tiếp tục cắt cáp thăm dò của tàu Viking của Petro Việt Nam sáng 9 tháng 6 tiếp sau vụ tàu Bình Minh 2 hôm 26 tháng 5. Vụ xung đột có ảnh hưởng thế nào đối với các nước lớn khác trong khu vực như Úc? F-111 của Úc đánh chìm tàu Bắc Hàn chở ma túy-2006 - AFP photo Diễn đàn Đối thoại Shangri La tại Singapore đã kết thúc, giữa lúc những căng thẳng trên biển Đông đang khiến nhiều nước quan ngại. Vụ tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Viking của Petro Việt Nam đã là vụ thứ nhì. Việt Hà phỏng vấn giáo sư Nick Bisley dạy môn quan hệ quốc tế tại trường đại học La Trope của Úc. Giáo sư Bisley cũng là thành viên của Hội đồng an ninh và hợp tác châu Á Thái Bình Dương, và đã có mặt tại diễn đàn đối thoại Shangri La vừa qua ở Singapore. Cơ cấu kiềm chế xung đột Việt Hà: Xin ông cho biết những căng thẳng trên biển Đông có ảnh hưởng thế nào đối với Úc? Nick Bisley: quan điểm của Úc cũng giống như nhiều nước khác quan tâm đến các diễn biến trên biển Đông. Mối quan ngại lớn nhất là những xung đột rõ ràng tại biển Đông, nơi quyền lợi của các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc cùng một số nước khác tại Đông nam Á lại trùng hợp nhau. Những đụng độ xẩy ra thường xuyên xuất phát từ nguyên nhân do mối lợi bị va chạm thì sẽ không chỉ là những đụng độ nhỏ trên biển mà có thể xảy ra những xung đột lớn hơn. Ngoại trưởng Úc Kevin Rudd - AFP photo 8
  9. “kể cả Trung Quốc và Mỹ đều không muốn đi theo hướng mà họ cho là có thể ràng buộc những họat động của họ trong một quá trình đa phương” GS Nick Bisley Quan điểm của Úc cũng như một số nước khác trong khu vực là cần tạo ra một cơ cấu để có thể kiểm soát và kiềm chế được các xung đột này, tránh các xung đột có thể leo thang thành xung đột lớn hơn. Nhưng vấn đề mà chúng tôi gặp phải, cũng được thể hiện ở Shangri La, là kể cả Trung Quốc và Mỹ đều không muốn đi theo hướng mà họ cho là có thể ràng buộc những họat động của họ trong một quá trình đa phương. Cho nên ASEAN, Úc, Nhật, Hàn Quốc đã nhiều lần đưa ra các đề nghị nhiều bên để kiểm soát và kiềm chế những xung đột trên biển, hay khi xày ra khủng hoảng, thậm chí đề nghị một bộ quy tắc ứng xử. Tuy nhiên cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều không muốn bị ràng buộc bởi cơ chế này. Úc cũng như nhiều nước khác cũng có quyền lợi gián tiếp liên quan đến những sự kiện tại biển Đông nhưng không thể làm được gì nhiều bởi những ảnh hưởng mạnh từ hai cường quốc, mà họ không sẵn sàng thay đổi lập trường để phù hợp với một quá trình đa phương. Úc nghiêng phía nào? Việt Hà: ông có nghĩ có một lúc nào đó Úc sẽ trực tiếp can thiệp vào những căng thẳng trên biển Đông ? Nếu có là trong trường hợp nào? Mức độ ra sao? Nick Bisley: tôi nghĩ rất khó có khả năng Úc sẽ can thiệp vào những sự kiện đụng độ nhỏ trên biển Đông, Úc không muốn tham gia về mặt quốc phòng vào các khu vực nhạy cảm như biển Đông. Úc sẽ rất miễn cưỡng trong chuyện này trừ khi có sự hậu thuẫn của Liên Hiệp Quốc hay đa quốc gia. “nếu Mỹ cần sự đóng góp của Úc t hì Úc sẽ không thể không tham gia dù khó khăn” GS Nick Bisley Ngoại lệ duy nhất là khi xảy ra xung đột nghiêm trọng giữa Trung Quốc với Mỹ. Trong trường hợp đó, vị trí của Úc là rất khó khăn vì Úc là đồng minh của Mỹ, tôi cho là sẽ không có một hành động can thiệp quân sự nào của Mỹ mà Úc không tham gia. Về mặt chính trị thì cũng sẽ rất khó cho Úc để nói “không” với Mỹ. Tôi nói một ví dụ về Đài Loan, dù đây không phải là biển Đông nhưng cũng gần đó, và đây là một bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc. Tôi nghĩ Úc sẽ rất khó khăn khi phải chọn lựa giữa một bên là đồng minh Mỹ và một bên là một nước nhập khẩu lớn của Úc, đối tác thương mại lớn của Úc là Trung Quốc. Có rất nhiều lý do mà Úc muốn tránh can thiệp nhưng cuối cùng nếu Mỹ cần sự đóng góp của Úc thì Úc sẽ không thể không tham gia dù khó khăn, kể cả vấn đề về biển Đông. Trung Quốc không đáp ứng 9
  10. Việt Hà: Vậy theo ông chính phủ Úc sẽ làm gì trong thời gian sắp tới và phải làm gì để thúc đẩy quá trình đưa đến việc tìm ra một giải pháp cho vấn đề biển Đông? Nick Bisley: đối với Úc, cách duy nhất để Úc có thể đạt được mục đích về chính sách trong khu vực là tìm đối tác để cùng làm việc. Úc một mình chỉ là nước nhỏ và không muốn đơn độc một mình, mà muốn làm việc với các nước khác có cùng quan điểm để t ìm ra một cơ chế đa phương. Thái độ của Úc như tôi biết được qua sự tiếp xúc với giới chức chính phủ lúc này là đồng hành với ASEAN để đạt được bộ quy tắc về ứng xử trên biển Đông, hay có thể là một tuyên bố mạnh hơn bản tuyên bố năm 2002. Cho nên Úc đang cố gắng hết sức mình để làm việc cùng ASEAN hầu tìm ra cách kiểm soát các vấn đề về biển Đông. Nhưng viễn ảnh đạt được kết quả như mong muốn thì thực sự không sáng sủa lắm. Theo tôi bên ngoài ASEAN mọi người muốn nhìn thấy Úc thành công trong việc thực hiện được một điều gì đó để cuối cùng ASEAN, Úc, Nhật, Hàn quốc có thể tạo dựng được một cách để kiềm chế khủng hoảng trên biển Đông. Nhưng tất cả còn lệ thuộc vào sự hưởng ứng của Mỹ và Trung Quốc. Trong hai nước lớn này, nước có vẻ sẵn sàng hơn trong việc ủng hộ sự thành hình những quy định chung cho biển Đông là Mỹ. Chính bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã nói tại Shangri-la là nếu không có một quy định chung như vậy thì khả năng căng thẳng leo thang là có thể xảy ra. Quả bóng đang ở bên sân của Trung Quốc nhưng với những gì mà tôi quan sát thì tôi không nghĩ Trung Quốc sẽ có những chuyển động tích cực đáng nói trong vấn đề này. May lắm chỉ đạt một thời biểu Một góc chợ Việt Nam ở Sydney-AFP photo Việt Hà: Ông có nói đến việc đưa ra một cơ chế đa phương cho vấn đề biển Đông. Chúng ta đã có tuyên bố về ứng xử của các bên và đang mong đợi một bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông, theo ông đâu là khó khăn cho ASEAN trong việc tiến tới một bộ quy tắc như vậy? Nick Bisley: tôi nghĩ là khả năng của Asean để nhất trí với nhau về vấn đề này là rất hạn chế. Chúng ta thấy một ví dụ điển hình là xung đột đang diễn ra giữa Thái lan và Campuchia cho thấy khả năng giải quyết vấn đề của ASEAN giữa các thành viên hạn chế thế nào. Rõ ràng là ASEAN cũng làm được những điều có lợi cho các nước thành viên nhưng trong các vấn đề về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thì ASEAN còn hạn chế. Và việc mà chúng ta đang làm là thiết lập được COC cho ASEAN và Trung Quốc. Điều này đang tạo ra một khó khăn kép cho ASEAN. 10
  11. “do sự khác biệt giữa các nước mà một COC có tính ràng buộc là rất khó đạt được” GS Nick Bisley Thứ nhất là sự khác biệt giữa các nước thuộc khối, họ cũng có tranh chấp. Thứ hai là với Trung Quốc rồi còn Mỹ. Cho nên khó mà có thể hy vọng vào một COC phát xuất trước từ ASEAN có tính ràng buộc và làm nguội tình hình trong tương lai gần. ASEAN theo đuổi con đường ngoại giao và điều có thể xảy ra theo tôi có lẽ là một dạng giữa COC và tuyên bố về cách ứng xử của các bên, có thể là một thỏa thuận giữa các bên về một quá trình tiến tới để đạt được COC. Tôi nghĩ do sự khác biệt giữa các nước mà một COC có tính ràng buộc là rất khó đạt được, nhưng rõ ràng là đã 9 năm rồi và vấn đề chỉ càng trở nên phức tạp hơn ngay cả trong trường hợp ASEAN muốn giữ thể diện của mình mà nói rằng muốn làm được cái gì đó để có thể cho mọi người thấy. Tôi nghĩ là rất có thể chúng ta sẽ nhìn thấy cái gì đó như là một tiến trình, một thời biểu thôi, vì ASEAN thì thích cái gọi là quá trình nhưng tôi không tin là một COC có thể thỏa mãn được tất cả các bên có thể sớm thành hình. Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho đài Á châu tự do buổi phỏng vấn này. Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. ***** Căng thẳng ở biển Đông có thể dẫn đến xung đột quân sự Việt Hà, phóng viên RFA - 2011-06-11 Trong loạt bài tìm hiểu ý kiến giới quan sát quốc tế về vấn đề Biển Đông, Việt Hà tiếp tục có bài phỏng vấn ông Ian Storey, một chuyên gia về Đông Nam Á. Bộ ngoại giao Phillipines cho phổ biến ảnh tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế gần đảo chính Palawan của nước này hôm và 24 tháng 5, 2011 - AFP Ông Storey cũng là người tham dự diễn đàn đối thoại Shangri La ở Singapore vừa qua, và đã có những bài viết về vấn đề xung đột trên Biển Đông. Hung hăng hăm dọa 11
  12. Việt Hà: Trước hết xin ông cho biết đánh giá của mình về hành động mới đây nhất của Trung Quốc cắt cáp một tàu thăm dò khác của Việt Nam vào ngày 9 tháng 6, chỉ vài ngày sau Shangri La và không lâu sau vụ thứ nhất. Mức độ nguy hiểm của hành động mới này thế nào? Ian Storey: Đây là một trong một loạt các hành động đã xảy ra trong vài tháng qua không chỉ bao gồm Việt Nam mà còn bao gồm cả Philippines. Trung Quốc đã trở nên mạnh mẽ hơn trong việc đòi chủ quyền trên biển Đông trong vài năm qua. Chỉ trong vài tháng qua thì hành động của Trung Quốc thêm hung hăng để tìm cách khiến các nước khác không thể khai thác nguồn lợi về dầu khí trên biển Đông. 12 thuyền đánh cá Trung Quốc cột dây thừng với nhau thành hàng ngang để ngăn chặn nỗ lực bảo vệ bờ biển của tàu Hàn Quốc - AFP photo. Việt Hà: Nguyên nhân nào Trung Quốc lại trở nên hung hăng hơn trong các tháng vừa qua? Ian Storey: Nó có nhiều lý do khiến Trung Quốc trở nên hung hăng hơn trong vài tháng qua, thứ nhất là Trung Quốc có khả năng về quân sự để tạo sức ép khi đòi chủ quyền trên biển Đông. Chúng ta có cơ hội về chính trị vào năm tới khi có đại hội đảng nhưng không một lãnh đạo Trung Quốc nào tỏ ra mềm mỏng đối với vấn đề chủ quyền. Ngo ài ra tôi cũng cho rằng Trung Quốc đang muốn thử các nước đòi chủ quyền khác trong khu vực và cả Mỹ nữa, vốn là nước đã lên tiếng quan ngại về căng thẳng trên Biển Đông trong vòng 18 tháng qua. Việt Hà: Các nước Việt Nam, Philippines đều đã có những phản ứng phản đối Trung Quốc về mặt ngoại giao và thậm chí căng thẳng trên Biển Đông còn được đưa ra các hội nghị quốc tế mà gần đây nhất là diễn đàn đối thoại Shangri La nơi có cả Mỹ và nhiều nước khác, dường như các phản ứng như vậy chưa đủ mạnh với Trung Quốc với bằng chứng là hành động gần đây nhất của Trung Quốc với tàu Viking của Việt Nam? “Họ nói là họ cam kết đảm bảo sự ổn định trên Biển Đông và tuân thủ tuyên bố chung của các bên về ứng xử trên biển Đông được ký năm 2002 nhưng hành động của họ thì vẫn tiếp tục mạnh mẽ và hung hăng với các nước khác”. 12
  13. Ian Storey Ian Storey: Trong năm 2010 một loạt nước tại diễn đàn khu vực ASEAN vào tháng 7 và hội nghị quốc phòng ASEAN vào tháng 10 đã đưa ra các thông điệp tới Trung Quốc là họ không hài lòng và quan ngại với thái độ của Trung Quốc không chỉ trên biển Đông mà còn cả các vùng biển khác. Có mong đợi là nếu có những chỉ trích đồng loạt như vậy thì Trung Quốc sẽ xem xét lại chính sách của mình nhưng thực tế họ đã không làm vậy. Tôi không thấy các dấu hiệu này. Họ nói là họ cam kết đảm bảo sự ổn định trên Biển Đông và tuân thủ tuyên bố chung của các bên về ứng xử trên biển Đông được ký năm 2002 nhưng hành động của họ thì vẫn tiếp tục mạnh mẽ và hung hăng với các nước khác. Hiện đại hóa quân đội Việt Hà: Ông đánh giá thế nào về mức độ quan ngại và sự chuẩn bị của các nước trước các hành động của Trung Quốc? Ian Storey: Tôi nghĩ là các nước trong khu vực và thậm chí là cả vùng đông bắc là Nhật Bản rất lo ngại về đòi hỏi của Trung Quốc về lãnh thổ trên biển. Họ phản ứng thế nào? Họ theo đuổi một loạt các chiến lược, họ theo đuổi con đường ngoại giao, họ nói chuyện với Trung Quốc song phương và cả đa phương. Một vài nước còn hiện đại hóa quân đội như để bảo vệ mình trước Trung Quốc. Ví dụ điển hình là Việt Nam mua máy bay chiến đấu và tàu ngầm từ Nga. Một vài nước trong vùng Đông Nam Á đang tiến gần hơn với Mỹ vì Mỹ là nước duy nhất có thể cân bằng với Trung Quốc trên Biển Đông. Mỹ cam kết có mặt BT Quốc phòng Mỹ Robert Gates và BT Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á lần thứ 10 tại Singapore ngày 3 tháng 6 năm 2011 Việt Hà: Có phân tích gia cho rằng Mỹ chỉ có thể đưa ra lời nói mà không thể có hành động vì Mỹ đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong và ngoài nước, đặc biệt là thâm hụt ngân sách. Vì vậy khả năng Mỹ can thiệp quân sự vào xung đột trên biển Đông khi có những đụng độ quân sự là rất khó xảy ra. Theo ông thì sao? 13
  14. Ian Storey: Tôi nghĩ còn hơn là lời nói từ phía Mỹ, mặc dù đúng là thực tế nước Mỹ đang phải đối mặt với khó khăn về kinh tế và ảnh hưởng tới ngân sách của họ. Nhưng Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates đã nói rõ là Mỹ cam kết về mặt quân sự trong khu vực, sẽ tăng thêm sự có mặt của mình tại khu vực, và thắt chặt quan hệ với các nước khác trong khu vực. Theo tôi mặc dù Mỹ không phải là một nước tranh giành trực tiếp về chủ quyền trên biển Đông với Trung Quốc nhưng Mỹ thực sự quan ngại về sự ổn định trong khu vực và lo lắng về việc đi lại trong khu vực sẽ trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn. Cho nên theo tôi Mỹ sẽ tiếp tục theo dõi tình hình tại biển Đông và cho mọi người biết những quan ngại của mình. Việt Hà: Trong diễn đàn Shangri La, Philippines lên án việc Trung Quốc đổ vật liệu ở khu vực gần Reed Bank (Bãi Cỏ Rong) và ông có nói rằng đây là hành động vi phạm nghiêm trọng nhất kể từ khi DOC được ký vào năm 2002. Ông đánh giá mức độ vi phạm nghiêm trọng này thế nào trong bối cảnh Trung Quốc liên tục gây khó khăn cho các tàu của Việt Nam thời gian gần đây? “Nhưng tôi nghĩ những gì sẽ xảy ra trong vòng 6 tháng tới 1 năm nữa sẽ là sự gia tăng có mặt của hải quân Mỹ trong khu vực, và hy vọng điều này có thể làm các nước trong khu vực bình t ĩnh hơn”. Ian Storey Ian Storey: Có báo cáo cho biết là tàu Trung Quốc đã đổ vật liệu xây dựng tại Amy Douglas Reed vào cuối tháng 5 và theo tôi đây là hành động nghiêm trọng hơn nhiều các hành động cắt cáp tàu Việt Nam. Tuyên bố chung của các bên về ứng xử trên biển Đông hồi năm 2002 chỉ rõ là cấm các bên chiếm đóng các đảo và bãi chưa chiếm đóng. Từ năm 2002 tất cả các bên đều tuân thủ điều này. Nhưng nếu đúng là Trung Quốc đã đổ vật liệu và có dự định xây dựng trên đó thì cho đến giờ đó là hành động vi phạm DOC nghiêm trọng nhất kể từ năm 2002. Việt Hà: Với những căng thẳng tiếp tục gia tăng tại biển Đông và thái độ cứng rắn của Trung Quốc theo ông liệu Trung Quốc còn có thể đi xa đến mức độ nào trong việc đòi chủ quyền trên biển? Ian Storey: Những sự kiện gần đây liên quan đến các tàu cá và tàu thăm dò có thể leo thang thành những xung đột vũ trang nghiêm trọng hơn. Nói ví dụ là vụ 26 tháng 5, sau đó tàu Việt Nam có quay lại và tôi đọc báo và thấy nói là có tàu hộ tống. Chẳng hạn những tàu này gặp tàu Trung Quốc trong tương lai và bắn nhau thì trên thực tế không có cơ chế nào ngăn chặn những hành động này và đây là mối nguy hiểm thực sự tại biển Đông, gây thiệt mạng, mất ổn định trong khu vực, và gia tăng căng thẳng. 14
  15. Khu trục hạm USS Chung-hoon của Hoa Kỳ Photo courtesy of Wikipedia Việt Hà: Trong trường hợp như vậy, liệu có thể hy vọng Hoa Kỳ sẽ can thiệp? Ian Storey: Như tôi đã nói là Hoa Kỳ không theo bên nào nhưng theo đuổi một giải pháp hòa bình theo luật quốc tế, phản đối các hành động sử dụng vũ lực, và đe dọa vũ lực. Nhưng tôi nghĩ những gì sẽ xảy ra trong vòng 6 tháng tới 1 năm nữa sẽ là sự gia tăng có mặt của hải quân Mỹ trong khu vực, và hy vọng điều này có thể làm các nước trong khu vực bình t ĩnh hơn. Việt Hà: ASEAN bị chia rẽ và nhiều người lo ngại rằng sau Indonesia, các nước khác làm chủ tịch là nước nhỏ, chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và không có quyền lợi trên Biển Đông thì Trung Quốc sẽ lấn át hơn nữa, bây giờ họ chỉ đợi hết nửa năm nữa là hết nhiệm kỳ của Indonesia. Theo ông trong vòng 3 đến 4 năm nữa, với tình hình như vậy, điều gì sẽ xảy ra với xung đột trên Biển Đông? Ian Storey: Khó để nói điều gì sẽ xảy ra trong vòng 4 năm nữa, nhưng rõ ràng là khi Việt Nam là chủ tịch ASEAN vào năm ngoái, Việt Nam đã rất quan tâm đến việc đưa vấn đề này vào nghị sự, Indonesia cũng nói là sẽ cho vấn đề này vào ưu tiên khi làm chủ tịch dù không quan tâm nhiều như Việt Nam. Tôi nghĩ là khi Campuchia là chủ tịch ASEAN, vì quan hệ mật thiết giữa Campuchia và Trung Quốc tôi không cho rằng ASEAN sẽ quan tâm đến vấn đề Biển Đông lắm. Việt Hà: Xin cảm ơn ông. ***** Việt Nam phải hành động kiên quyết hơn để bảo vệ chủ quyền biển đảo RFI - Chủ nhật 12 Tháng Sáu 2011 15
  16. Bản đồ yêu sách lãnh hải tại biển Đông, trong đó có yêu sách của Trung Quốc mang t ên gọi "đường lưỡi bò", hay hình chữ U - Nguồn : eia.doe.gov Lê Phước Chủ đề Biển Đông và thái độ trịch thượng của Trung Quốc đối với các nước láng giềng đã thu hút mạnh mẽ báo chí thế giới. Tạp chí Courrier International nhận định, ngày 26/5, tàu Trung Quốc đã tấn công tàu Việt Nam trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, sự việc gây phẫn nộ cho báo giới địa phương. Minh chứng cho nhận định này, Courrier International dẫn lại bài của báo Thanh Niên (Việt Nam) với dòng tựa “Một hành động quá đáng của Trung Quốc”. Theo Thanh Niên, từ nhiều năm nay, mỗi khi tàu đánh cá Việt Nam bị tàu ngoại quốc tấn công, Việt Nam thường cho rằng đó là những “tên cướp biển lạ”, và phải chờ đợi điều tra để xác định chính xác thủ phạm. Thế nhưng, sau sự việc diễn ra ngày 26/5 chỉ nằm cách bờ biển Việt Nam có 120 hải lý, hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sự nghi ngờ không còn có chỗ đứng nữa. Nhân dạng và mục đích của kẻ tấn công đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Tàu tuần tra Trung Quốc đã ngang nhiên xâm nhập vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam và còn cắt cáp tàu Bình Minh II thuộc tập đoàn dầu khí quốc gia Petrovietnam đang thăm dò dầu hỏa. Trung Quốc yêu sách 80% diện tích Biển Đông, vì thế mới hành động như vậy. Hành động đó đã vi phạm chủ quyền đã được thiết lập vững chắc của một quốc gia. Theo nhiều chuyên gia, những yêu sách của Trung Quốc dựa trên bản đồ chín đoạn, hay “đường lưỡi bò” là hoàn toàn thiếu căn cứ. Hành động vừa rồi của Trung Quốc đã cho thấy tham vọng bá quyền và quyết tâm thách thức dư luận quốc tế của nước này. Hơn nữa, hành động đó còn đi ngược lại tất cả các thhỏa thuận trong bản Tuyên bố về ứng xử tại Biển Đông được ký kết giữa Trung Quốc và các nước Asean hồi năm 2002. Báo Thanh Niên kêu gọi, ngày nay người Việt Nam phải phản ứng chính thức và khẳng định quyết tâm. Nhiều năm qua, hàng chục tàu các Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc tấn công trong khi hoạt động trong lãnh hải Việt Nam và không hề vi phạm luật lệ gì. Thế mà, Việt Nam đã không phản ứng mạnh. Trong khi đó, Trung Quốc đã tỏ ra khinh nhờn và lợi dụng sự kiềm chế của Việt Nam.Trung Quốc đã tiếp tục cư xử một cách vô trách nhiệm. 16
  17. Tờ báo kết luận: Do không phản ứng kiên quyết, hiện tại chúng ta có nguy cơ phải chịu nhiều tổn thất về kinh tế, và nếu cứ như vậy, phẩm giá của dân tộc ta sẽ bị xúc phạm. Nhận định về phản ứng mạnh mẽ của báo giới địa phương, Courrier International cho biết, Hà Nội thường có thái độ nhường nhịn trước việc xâm phạm lãnh hải của tàu Trung Quốc, thế nhưng lần này, Việt Nam đã không tiếp tục im lặng nữa. Đây là một sự kiện hiếm hoi, và minh chứng là bài xã luận của báo Thanh Niên vừa nêu trên. Courrier International cũng nhắc lại việc ngày 5/6 hàng trăm người Việt Nam đã biểu t ình phản đối Trung Quốc trước tòa Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. ***** GS Carle Thayer: TQ cắt cáp: một lần là sự cố, hai lần là hành động có hệ thống GS Carle Thayer trả lời phỏng vấn của Scribd, Ngọc Thu dịch. Ðàn Chim Việt - 03:41:pm 12/06/11 | Tác giả: Ngọc Thu GS Carle Thayer - Ảnh On the net Hỏi: Phản ứng của ông về việc sách nhiễu liên tục của Trung Quốc trong vấn đề này là gì, đặc biệt chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Lương Quang Liệt, cam kết sẽ duy trì hòa bình trên Biển Đông tại đối thoại Shangri-La? Đáp: Sự cố lần thứ hai này rõ ràng là xuất hiện sự lặp đi lặp lại, nhờ đó có thể thấy rõ ràng rằng Trung Quốc quyết tâm khẳng định chủ quyền của họ một cách mạnh mẽ tr ên biển Đông. Đây là một hành động cố ý khiêu khích, được thiết kế để tách Việt Nam ra, đe doạ và chia rẽ giữa Việt Nam và các thành viên ASEAN khác. Nếu Việt Nam phản ứng quá mạnh, sẽ được xem như là kẻ gây sự, không phải là nạn nhân. Hỏi: Các nhà quan sát cho rằng sự hiếu chiến ngày càng tăng của Trung Quốc trên biển Đông, là do ý định của họ đòi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong toàn bộ khu vực bên trong cái gọi là hình chữ U, hoặc đường chín đoạn, xuất hiện trên hầu hết các 17
  18. bản đồ của Trung Quốc. Ông có nghĩ rằng chiến thuật của Trung Quốc sẽ có tác dụng hay là phản tác dụng trong vấn đề này? Vì sao nó có tác dụng hay vì sao phản tác dụng? Đáp: Trung Quốc không có cơ sở luật pháp quốc tế để đòi thềm lục địa và hoặc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Những khu vực này chỉ có thể được đòi từ đất liền. Trung Quốc chiếm những bãi đá ở biển Đông và không có cơ sở theo Công ước LHQ về Luật biển để đòi vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Thật ra, Trung Quốc đòi chủ quyền trên tất cả các bãi đá ở biển Hoa Nam (biển Đông) và vùng biển lân cận. Hơn nữa, Trung Quốc tuyên bố rằng luật pháp quốc gia của họ cho họ thẩm quyền trên biển Hoa Nam (biển Đông). Chiến thuật của Trung Quốc sẽ có phản ứng ngược bởi vì các tuyên bố của họ, nếu không bị phản đối, sẽ cho Trung Quốc quyền bá chủ trên biển Hoa Nam và kiểm soát các tuyến đường vận chuyển thương mại hoặc giao thông trên biển. Nhưng khi Trung Quốc hành động một cách cương quyết, như họ đã làm trước hội nghị các lãnh đạo Mỹ-ASEAN lần thứ hai tại New York hồi năm ngoái, một số nước thành viên ASEAN đã lập luận rằng không đề cập đến việc thực hiện bản tuyên bố chung về biển Hoa Nam (biển Đông) vì điều này sẽ cô lập Trung Quốc. Trung Quốc đang tính đến sự chia rẽ ASEAN để thúc đẩy yêu sách của họ. Các hành động của Trung Quốc sẽ bảo đảm rằng vấn đề biển Hoa Nam sẽ được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN và Diễn đàn khu vực ASEAN vào tháng 7. Hỏi: Sự nhấn mạnh về chính sách ngoại giao hòa bình sẽ có hiệu lực như thế nào đối với Việt Nam với nguyên trạng này? Đáp: Hiện Trung Quốc đang sử dụng các t àu dân sự, không phải tàu quân sự, để khẳng định chủ quyền của họ. Điều này khó cho Việt Nam để ứng phó trong việc bảo vệ t àu dân sự thăm dò dầu khí. Việt Nam phải tiếp tục dựa vào chính sách ngoại giao để giữ đoàn kết trong ASEAN. Trung Quốc đang tính đến thực tế là nhiều thành viên ASEAN sẽ phản đối trực tiếp với Trung Quốc. Việt Nam phải dùng tất cả các con đường hòa bình, nếu không Trung Quốc sẽ lập luận rằng Việt Nam là nguyên nhân của vấn đề (kẻ gây sự). Mục đích của ngoại giao là kiểm tra xem các lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đã chấp thuận này làn sóng mới của hành động quyết đoán hung hăng của Trung Quốc hay là các hành động của Trung Quốc là sản phẩm cụ thể nào đó của cơ quan Quản lý Đại dương của Trung Quốc và / hoặc của chính quyền địa phương. Mục đích ngoại giao là cho các lãnh đạo Trung Quốc thời gian để ngẫm nghĩ đến hậu quả hành động của họ. Nhưng ngoại giao phải đi kèm với quyết tâm của Việt Nam trong việc phòng thủ và bảo vệ chủ quyền của mình. Đây là một trò chơi tinh vi. Bây giờ Việt Nam phải hộ tống tàu thăm dò dầu khí để bảo đảm sự an toàn. Hỏi: Vì sao ông nghĩ rằng Trung Quốc tiếp tục cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam? Có cách nào ngăn chặn hành động này của Trung Quốc? 18
  19. Đáp: Sự cố xảy ra lần thứ hai, rõ ràng Trung Quốc đã quyết định khẳng định chủ quyền trên biển Đông một cách mạnh mẽ, bằng cách nhắm vào Việt Nam. Trung Quốc nhắm tới việc thử khí phách của lãnh đạo Việt Nam và sự thống nhất của ASEAN. Nếu Việt Nam thoái lui, sẽ không thể có một mặt trận ngoại giao thống nhất trong ASEAN mạnh mẽ chống lại Trung Quốc. Ngay cả khi Việt Nam kháng cự, một số thành viên ASEAN có thể thoái lui trong việc bày tỏ sự đe doạ của Trung Quốc và để cho họ được thuận lợi (tức để cho Trung Quốc có những gì họ muốn). Lúc này là vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam. Hai sự cố cắt cáp liên quan đến các tàu giám sát dân sự của Trung Quốc, không phải t àu chiến hải quân. Hành động của Trung Quốc sẽ làm cho các công ty thăm do dầu khí nước ngoài suy nghĩ hai lần khi làm ăn với Việt Nam. Và hành động của Trung Quốc đưa Việt Nam vào một tình thế khó xử về cách nào để phản ứng tốt nhất. Việt Nam phải huy động dư luận quốc tế cả trong trong khu vực Đông Nam Á lẫn các nước lớn. Việt Nam cũng phải tiếp tục thúc giục Trung Quốc về một giải pháp ngoại giao. Nhưng trước hết Việt Nam phải ra quyết định khó khăn để bảo vệ chủ quyền của mình bằng cách cung cấp sự hộ tống thích hợp cho t àu thăm dò dầu khí của mình. Chính những con tàu này có thể ở giữa tàu Trung Quốc và tàu thăm dò. Nếu không có sự hộ tống, Trung Quốc sẽ kéo băng đảng đến một t àu thăm dò dầu khí và cắt cáp. Nguồn: http://www.scribd.com/doc/57491115/Thayer-China%E2%80%99s-Cable- Cutting-Once-is-an-Incident-Twice-is-a-Pattern © Ngọc Thu © Đàn Chim Việt ***** Trung Quốc tiếp tục bị chỉ trích Chủ Nhật, 12/06/2011, 11:03 (GMT+7) TT - Hành động của TQ trên biển Đông tiếp tục vấp phải phản ứng kịch liệt từ cộng đồng khu vực và quốc tế. Sau Bộ Quốc phòng, đến lượt Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố cảm thấy “bất an” về những căng thẳng tại biển Đông do TQ gây ra. 19
  20. Thượng nghị sĩ Jim WebbẢnh: Reuters AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner: “Những sự kiện trên biển Đông trong thời gian qua chỉ gây căng thẳng và không đóng góp vào hòa bình, an ninh khu vực. Chúng tôi ủng hộ tiến trình ngoại giao hợp tác và kêu gọi các nước đòi chủ quyền tuân thủ luật pháp quốc tế”. Ông Toner nhấn mạnh Mỹ và cộng đồng quốc tế chia sẻ lợi ích trong việc duy tr ì an ninh hàng hải khu vực. Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb, chủ tịch Tiểu ban các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, cũng ra thông cáo báo chí bày tỏ sự quan ngại đối với hành vi gây hấn của Trung Quốc. “Chuỗi hành vi mang tính hăm dọa của Trung Quốc là mối quan ngại lớn. Mỹ có lợi ích chiến lược trong việc tạo điều kiện cho một phương thức tiếp cận đa phương, hòa bình để giải quyết các tranh chấp kể trên, đảm bảo tự do thông thương theo luật pháp quốc tế”. Ngày 13-6, thượng nghị sĩ Webb sẽ đệ trình lên Thượng viện Mỹ một nghị quyết lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ lực ở biển Đông và kêu gọi một giải pháp hòa bình, đa phương cho các tranh chấp lãnh hải ở Đông Nam Á. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2